Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

xây dỰNG mô HÌNH TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG các BON RỪNG TRỒNG KEO LAI ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.15 KB, 6 trang )


1

XÂY DỰNG MÔ HÌNH TÍNH TOÁN TRỮ LƯỢNG CÁC BON RỪNG TRỒNG
KEO LAI Ở VIỆT NAM

Vũ Tấn Phương
1
, Nguyễn Viết Xuân
1


Tóm tắt
Kết quả nghiên cứu là một phần kết quả thuộc đề tài cấp bộ “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam”.
Nghiên cứu tiến hành đo đếm sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai tại miền Bắc,
miền Trung và miền Nam nhằm xây dựng mô hình tính toán trữ lượng các bon. Sử dụng phương pháp
điều tra sinh khối và xác định trữ lượng các bon của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu - IPCC
(IPCC, 2003) và xây dựng các mô hình toán dựa trên đường kính ngang ngực (DBH) để ước tính trữ
lượng các bon của rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tương quan chặt nhất giữa DBH và trữ lượng
các bon được thể hiện dưới dạng hàm mũ. Các mô hình toán đã xác lập cho từng vùng nghiên cứu
gồm tương quan giữa DBH với lượng các bon trong sinh khối thân, sinh khối trên mặt đất và tổng
sinh khối có tương quan chặt (với r > 0,9). Trên cơ sở phân tích tương quan, mô hình tính toán trữ
lượng các bon trong sinh khối theo các vùng nghiên cứu và cho toàn quốc được xác định. Các mô
hình toán này là cơ sở khoa học quan trọng cho việc kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực lâm nghiệp
và đặc biệt là tính toán trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai trong các dự án trồng rừng và tái
trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam.
Từ khoá: Các bon, CDM, Keo lai, sinh khối, Việt Nam.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên rõ ràng và là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Nguyên
nhân gây ra biến đổi khí hậu được khẳng định là do sự gia tăng nhanh chóng nồng độ khí nhà kính


(chủ yếu là khí CO
2
) trong khí quyển (UNFCCC, 2007). Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Công ước
khung của Liên hiệp quốc về biến đối khí hậu (1992) và Nghị định thư Kyoto (1997) đã được phê
chuẩn. Đây là các cơ sở pháp lý quan trọng thể hiện sự cam kết của cộng đồng quốc tế trong việc cắt
giảm khí nhà kính và ngăn ngừa biến đổi khí hậu.
Trong nỗ lực này, bảo vệ và tái tạo rừng được coi là một trong những giải pháp an toàn và hiệu
quả đối với việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc
(FAO, 2005), lượng các bon được lưu giữ trong sinh khối rừng, vật rơi rụng, rễ và đất chiếm trên 50%
tổng lượng CO
2
trong không khí. Cũng theo báo cáo này, tổng lượng các bon được lưu giữ trong sinh
khối rừng trên thế giới vào khoảng 283 tỷ tấn. Tuy nhiên trong giai đoạn 1990 – 2005, hàng năm trên
phạm vi toàn cầu phát thải do phá rừng hoặc chuyển đổi mục đích là khoảng 1,1 tỷ tấn các bon.
Nhiều nghiên cứu đã xác định lượng các bon và các bon hấp thụ ở nhiều loại rừng khác nhau.
Brown và Pearce (1994) đưa ra các số liệu đánh giá trữ lượng các bon và lượng phát thải ở rừng nhiệt
đới. Nghiên cứu cho rằng trữ lượng các bon của 1 hécta rừng nguyên sinh là khoảng 280 tấn và nó sẽ
gây phát thải 200 tấn các bon nếu bị chuyển thành đất nương rẫy và lượng phát thải sẽ cao hơn nếu
được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon
và trữ lượng các bon của rừng sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển sang canh tác nông nghiệp.


1
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng


2

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm 1994 và Nghị
định thư Kyoto năm 2002. Cho đến nay, việc thực hiện các dự án liên quan đến cơ chế phát triển sạch

(CDM) đã được triển khai ở nhiều bộ, ngành. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, các nghiên cứu cơ sở về vấn
đề này đã được quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu gồm nghiên cứu trữ lượng các bon trong các
thảm thực vật như cỏ tranh, lau lách và cây bụi (Vũ Tấn Phương và cs, 2005); trữ lượng các bon của
rừng trồng keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn urophylla (Ngô Đình Quế và cs, 2006; Vũ Tấn
phương và cs, 2007); Thông ba lá (Nguyễn Ngọc Lung và cs, 2004).
Keo lai là loài cây được gây trồng khá phổ biến ở nhiều địa phương hiện nay do có khả năng sinh
trưởng nhanh, đặc biệt keo lai có khả năng sinh trưởng khá tốt trên các lập địa nghèo kiệt và thoái
hóa. Do vậy, Keo lai là loài cây phù hợp cho các vùng đất thoái hóa trong các dự án trồng rừng theo
cơ chế phát triển sạch và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu về sinh khối và trữ lượng các
bon về keo lai hầu như chưa được đề cập. Do vậy, nghiên cứu được tiến hành nhằm xây dựng mô
hình xác định trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai. Việc xây dựng các cơ sở khoa học này có ý
nghĩa quan trọng trong việc kiểm kê khí nhà khí và thực hiện các dự án trồng rừng theo cơ chế phát
triển sạch ở Việt Nam.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng rừng trồng keo lai ở các tuổi từ 2-6, ở các điều kiện lập địa
khác nhau tại miền Bắc (Phú Thọ), miền Trung (Thừa Thiên Huế và Bình Định) và miền Nam (Gia
Lai và Đồng Nai). Trữ lượng các bon rừng trồng keo lai được giới hạn là phần trữ lượng trong
sinh khối cây sống. Trữ lượng các bon trong các bể chứa khác như trong thảm mục, trong đất
và trong sinh khối tầng cây bụi và thảm tươi dưới tán rừng không thuộc phạm vi nghiên cứu.
2. Phương pháp
Xác định sinh khối được thực hiện theo phương pháp giải tích cây tiêu chuẩn (IPCC, 2003). Cây tiêu
chuẩn được lựa chọn đại diện cho các điều kiện lập địa, khí hậu, tuổi rừng và kỹ thuật thâm canh.
Sinh khối cây tiêu chuẩn được xác định cho các bộ phận gồm thân, cành, lá và rễ. Đo đếm sinh khối
tươi được xác định trực tiếp bằng cân có độ chính xác 0,1 gam và sinh khối khô được xác định theo
phương pháp tủ sấy ở nhiệt độ 80 – 85
O
C.
Lượng các bon trong sinh khối được tính toán thông qua việc sử dụng hệ số mặc định của IPCC
(IPCC, 2003). Theo đó, trữ lượng các bon trong sinh khối được tính bằng 1/2 khối lượng sinh khối

khô.
Sử dụng phần mềm Excel (Tool-Data Analaysis- Regression) để thiết lập mô hình toán và phân
tích tương quan giữa đường kính ngang ngực (DBH) với trữ lượng các bon trong sinh khối theo các
bộ phận (thân, cành, lá, rễ, sinh khối trên mặt đất và tổng sinh khối). Phương trình tương quan được
lập dưới dạng hàm mũ, parabol, đường thẳng và từ đó xác định mô hình tối ưu dựa trên phân tích các
chỉ số thống kê. Phương trình tương quan sẽ được sử dụng để ước tính trữ lượng các bon của cây đơn
lẻ và từ đó tính cho toàn lâm phần.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sinh khối của rừng trồng keo lai
Sinh khối của rừng trồng tính bằng sinh khối khô, nghĩa là khối lượng khô kiệt của cây rừng trên một
đơn vị diện tích (thường tính bằng tấn/ha). Nghiên cứu đã tiến hành chặt hạ, đo đếm và lấy mẫu từ 54
cây tiêu chuẩn có tuổi 2 đến 6 ở các điểm nghiên cứu khác nhau, đại diện cho các điều kiện lập địa, kỹ
thuật canh tác. Sinh khối rừng được tính cho các bộ phận khác nhau gồm sinh khối trên mặt đất -
TMĐ (là tổng sinh khối của thân, lá và cành) và sinh khối dưới mặt đất – DMĐ (là sinh khối rễ). Kết
quả cho thấy, sinh khối khô biến động rất khác nhau giữa các tuổi và trong cùng một tuổi cũng có sự

3

biến động khá lớn. Kết quả xác định sinh khối khô của rừng trồng keo lai ở các khu vực nghiên cứu
được tổng hợp trong biểu 1.
Có thể nhận thấy sinh khối của rừng tỷ lệ thuận với tuổi, sinh trưởng và mật độ của rừng. Sinh
khối của rừng nhìn chung cao nhất là ở miền Nam, tiếp đến là miền Bắc và thấp nhất là ở miền Trung.
Sinh khối rừng trồng keo lai tuổi 4 là khoảng 67 tấn/ha ở miền Bắc (mức biến động là 41%), khoảng
68 tấn/ha ở miền Trung (mức biến động là 20%) và 96 tấn/ha ở miền Nam (mức biến động 13%). Với
tuổi 5, sinh khối của rừng là khoảng 73 - 100 tấn/ha (mức biến động từ 19 – 32%). Ở tuổi 6, rừng
trồng keo lai có sinh khối là khoảng 110 – 118 tấn /ha (mức biến động 13 – 20%).
Bảng 1. Sinh khối của rừng trồng keo lai
Sinh khối (tấn khô/ha) Khu vực Tuổi
(năm)
Mật độ

(cây/ha)
DBH
(cm)
TMĐ DMĐ Tổng S%

R/S
4 1.060 11,27 56,50 10,68 67,18 41,36 0,19
5 970 12,99 76,31 16,73 93,04 32,56 0,21
Miền Bắc
6 930 14,88 93,21 17,18 110,38 20,43 0,19
2 2.000 6,52 16,70 3,74 20,44 19,47 0,23
3 1.500 9,48 34,31 7,56 41,87 18,33 0,22
4 1.500 10,99 56,65 11,49 68,15 19,98 0,20
Miền
Trung
5 1.050 13,93 62,71 16,03 78,74 27,74 0,27
3 1.600 7,69 26,08 6,03 32,11 15,79 0,23
4 1.300 12,99 83,88 12,84 96,72 13,18 0,15
5 1.500 12,88 85,56 16,28 101,83 19,57 0,19
Miền
Nam
6 1.200 13,54 99,81 16,07 118,76 13,00 0,16
Tỷ lệ R/S là tỷ lệ giữa sinh khối khô của rễ và tổng sinh khối khô trên mặt đất (gồm thân, cành và lá).
Khi biết được tỷ lệ này, có thể suy đoán sinh khối khô dưới mặt đất dựa trên trữ lượng trên mặt đất
của rừng. Tỷ lệ R/S ở tuổi 2 và 3 dao động từ 0,22 ÷ 0,23; ở tuổi 4 là khoảng 0,15 ÷ 0,2 và ở tuổi 5 và
6 là từ 0,16 ÷ 0,27. Điều này cho thấy tỷ lệ R/S không tuân theo một quy luật rõ ràng và không phụ
thuộc tuổi của lâm phần.
2. Trữ lượng các bon rừng trồng keo lai
Sử dụng hệ số mặc định về trữ lượng các bon trong sinh khối khô (hệ số này là 0,5) để tính toán trữ
lượng các bon trong sinh khối theo các bộ phận và của cả lâm phần (IPCC, 2003). Dựa trên kết quả

giải tích và phân tích sinh khối khô của 54 cây tiêu chuẩn tại các điểm nghiên cứu, kết quả tính toán
trữ lượng các bon của rừng trồng keo được tổng hợp như sau:
Bảng 2. Trữ lượng các bon trong sinh khối rừng trồng keo lai
Trữ lượng các bon (tấn C/ha) Khu vực Tuổi
(năm)
Mật độ
(cây/ha)
DBH (cm)
TMĐ DMĐ Tổng
4 1.060 11,27 28,25 5,34 33,59
5 970 12,99 38,15 8,37 46,52 Miền Bắc
6 930 14,88 46,60 8,59 55,19
2 2.000 6,52 8,35 1,87 10,22
3 1.500 9,48 17,16 3,78 20,93
4 1.500 10,99 28,33 5,75 34,07
Miền Trung
5 1.050 13,93 31,35 8,02 39,37
3 1.600 7,69 13,04 3,01 16,05
4 1.300 12,99 41,94 6,42 48,36
5 1.500 12,88 47,34 9,06 56,40
Miền Nam
6 1.200 13,54 54,87 8,86 63,74

4

Kết quả cho thấy trữ lượng các bon trong sinh khối rừng tăng dần theo tuổi rừng ở tất cả các điểm
nghiên cứu. Khả năng hấp thụ các bon cao nhất là ở miền Nam, bình quân mỗi năm 1 ha rừng trồng
keo lai mật độ 1.200 – 1.600 cây/ha, tuổi từ 3-6, hấp thụ khoảng 10 tấn các bon (tương đương với 36
tấn CO
2

e). Tiếp đến là miền Bắc, khả năng hấp thụ bình quân của rừng keo lai là khoảng 9 tấn/ha/năm
(tương đương với 33 tấn CO
2
e/ha/năm). Khả năng hấp thụ các bon thấp nhất là rừng keo lai trồng ở
miền Trung, bình quân là 7 tấn các bon/ha/năm (tương đương với 26 tấn CO
2
e/ha/năm).
Xét về phân bố trữ lượng các bon theo các bộ phận cho thấy, trữ lượng các bon chủ yếu tập trung
ở trong sinh khối trên mặt đất (gồm lá, cành và thân), chiếm 80 – 86 % tổng trữ lượng các bon trong
sinh khối rừng.
3. Xây dựng mô hình tính toán trữ lượng các bon rừng trồng keo lai
Dựa trên kết quả đo đếm và tính toán trữ lượng các bon các cây tiêu chuẩn, tương quan giữa DBH và
trữ lượng các bon trong sinh khối của từng bộ phận được thiết lập dưới dạng liên hệ đường thẳng,
hàm logarit, hàm parabol bậc 2 và 3, hàm mũ. Kết quả cho thấy, tương quan giữa DBH và trữ lượng
các bon trong sinh khối có quan hệ chặt nhất ở dạng hàm mũ. Kết quả xây dựng tương quan giữa trữ
lượng các bon (Y) trong sinh khối theo các bộ phận (thân, cành, lá, tổng sinh khối trên mặt đất, sinh
khối dưới mặt đất và tổng sinh khối) và đường kính ngang ngực (DBH) được tổng hợp ở biểu sau.
Bảng 3. Tương quan giữa trữ lượng các bon (Y) trong sinh khối các bộ phận của rừng trồng keo
lai và đường kính ngang ngực (DBH)
Chỉ số thống kê Khu
vực
Tương quan giữa
trữ lượng các bon
trong sinh khối
các bộ phận với
DBH
Dạng phương
trình
b a r Pb Pa P
1. Thân Y = a*DBH

b
2,413 0,057 0,95 <0,01 <0,01 <0,01
2. Cành Y = a*DBH
b
1,436 0,155 0,56 0,02 0,21 <0,01
3. Lá Y = a*DBH
b
1,995 0,017 0,82 <0,01 <0,01 <0,01
4. TMĐ Y = a*DBH
b
2,229 0,123 0,94 <0,01 <0,01 <0,01
5. DMĐ Y = a*DBH
b
2,170 0,027 0,77 <0,01 <0,01 <0,01
Miền Bắc

6. Tổng sinh khối Y = a*DBH
b
2,222 0,150 0,93 <0,01 <0,01 <0,01
1. Thân Y = a*DBH
b
2,467 0,030 0,93 <0,01 <0,01 <0,01
2. Cành Y = a*DBH
b
2,178 0,018 0,90 <0,01 <0,01 <0,01
3. Lá Y = a*DBH
b
1,681 0,039 0,87 <0,01 <0,01 <0,01
4. TMĐ Y = a*DBH
b

2,293 0,070 0,93 <0,01 <0,01 <0,01
5. DMĐ Y = a*DBH
b
2,294 0,015 0,94 <0,01 <0,01 <0,01
Miền Trung

6. Tổng sinh khối Y = a*DBH
b
2,296 0,085 0,94 <0,01 <0,01 <0,01
1. Thân Y = a*DBH
b
3,489 0,003 0,98 <0,01 <0,01 <0,01
2. Cành Y = a*DBH
b
1,606 0,073 0,63 0,054 0,18 0.054
3. Lá Y = a*DBH
b
-0,382 4,325 0,25 0,49 0,29 0,49
4. TMĐ Y = a*DBH
b
2,551 0,045 0,95 <0,01 <0,01 <0,01
5. DMĐ Y = a*DBH
b
2,066 0,027 0,94 <0,01 <0,01 <0,01
Miền Nam

6. Tổng sinh khối Y = a*DBH
b
2,472 0,065 0,96 <0,01 <0,01 <0,01
(Ghi chú: Trong các phương trình này, trữ lượng các bon tính bằng kg và DBH tính bằng cm).


Có thể thấy các giữa trữ lượng các bon trong sinh khối các bộ phận nghiên cứu với DBH luôn tồn tại
quan hệ và mối tương quan này là rất khác nhau. Phân tích tương quan cho thấy:

5

Tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối thân với DBH là rất chặt chẽ ở cả 3 vùng
nghiên cứu. Hệ số tương quan (r) của phương trình ở miền Bắc, Trung và Nam lần lượt là 0,95; 0,93
và 0,98. Các hệ số thống kê kiểm tra sự tồn tại của tham số a, b và phương trình (là Pa, Pb và P) đều
nhỏ hơn 0,05 cho thấy các tham số này và phương trình tồn tại.
Tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối cành với DBH ở miền Bắc và miền Nam
không tồn tại do giá trị Pa và Pb đều lớn hơn 0,05. Tuy nhiên, ở miền Trung, phương trình tương
quan này tồn tại (do Pa, Pb và P đều nhỏ hơn 0,05) và hệ số tương quan r là 0,90.
Tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối lá với DBH ở miền Bắc và miền Trung tồn tại
(do Pa, Pb, P < 0,05) và mối tương quan khá chặt (r = 0,82 - 0,87). Tuy nhiên tương quan này lại
không tồn tại ở miền Nam (Pa, Pb và P đều lớn hơn 0,05).
Tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối trên mặt đất (TMĐ), trong sinh khối dưới mặt
đất (DMĐ) và tổng sinh khối với DBH đều tồn tại (giá trị Pb, Pb và P nhỏ hơn 0,05) và thể hiện mối
tương quan chặt chẽ (r = 0,93 – 0,95) ở cả 3 vùng nghiên cứu.
Nhằm đơn giản hóa mô hình tính toán trữ lượng các bon của rừng keo lai, tiến hành xây dựng mô
hình chung cho cả 3 vùng nghiên cứu bằng cách kiểm tra sự thuần nhất nhiều hệ số hồi quy (hệ số χ
2

của Pearson; Nguyễn Hải Tuất và cs, 2006) cho các phương trình được lập ở 3 vùng khác nhau để gộp
các phương trình này thành phương trình chung. Kết quả cho thấy:
Đối với tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối thân (Y
t
) và DBH, phương trình
chung được gộp có dạng Y
t

= 0,021*DBH
2,72
với r = 0,951. Tuy nhiên kiểm tra các hệ số hồi quy đều
cho thấy không có sự thuần nhất (hệ số χ
2
= 11,67 của phương trình lớn hớn hệ số χ tra bảng: χ
2
tb
=
5,99). Do vậy không tồn tại phương trình tương quan chung cho cả 3 vùng từ các phương trình của
từng vùng.
Đối với các phương trình tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối rễ (Y
r
) và DBH ở 3
vùng nghiên cứu được gộp lại và có dạng: Y
r
= 0,0197*DBH
2,19
với hệ số tương quan r = 0,88. Kiểm
tra sự thuần nhất cho thấy hệ số χ
2
=0,44 nhỏ hơn χ
2
tb
= 5,99 với bậc tự do k = 2 do đó phương trình
tồn tại.
Với các phương trình tương quan giữa trữ lượng các bon trong tổng sinh khối (Y
ts
)với DBH ở cá
khác vực nghiên cứu tại miền Bắc, Trung và Nam, phương trình gộp chung có dạng:


Y
ts
= 0,095*DBH
2,31
. Phương trình này có quan hệ rất chặt (r = 0,94) và tồn tại (hệ số χ
2
= 0,52 nhỏ
hơn hệ số χ
2
tb
= 5,99 với bậc tự do k =2).
IV. KẾT LUẬN
Sinh khối và trữ lượng các bon trong sinh khối rừng trồng keo lai tỷ lệ thuận với sinh trưởng và
tuổi rừng. Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng biến động khá mạnh trong cùng tuổi rừng và giữa
các khu vực nghiên cứu. Sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai cao nhất ở miền Nam,
tiếp đến là miền Trung và thấp nhất là ở miền Bắc. Lượng các bon do rừng keo lai hấp thụ là từ 7 -10
tấn các bon/ha/năm (tương đương với 26 – 36 tấn CO
2
e/ha/năm).
Các mô hình toán về tương quan giữa trữ lượng các bon trong sinh khối và DBH được lập cho
từng vùng nghiên cứu và lập chung cho cả 3 vùng. Mối quan hệ giữa trữ lượng các bon trong sinh
khối các bộ phận: thân, rễ, sinh khối trên mặt đất và tổng sinh khối với DBH luôn tồn tại và có quan
hệ chặt chẽ với nhau ở cả 3 vùng nghiên cứu.
Có thể sử dụng các mô hình toán đã lập riêng cho từng vùng hoặc phương trình chung cho toàn
quốc để tính toán trữ lượng các bon của rừng trồng keo lai trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng
theo cơ chế CDM và kiểm kê khí nhà kính.






6

ESTABLISHING CARBON ACCOUNTING MODELS FOR ACACIA HYBRID
PLANTATION IN VIETNAM

The research is implemented as a part of the ministerial level research project titled “Research on forest pricing
in Vietnam”. In this research, the measurement of biomass and carbon stock of Acacia hybrid plantations were
implemented in the northern, central and southern areas of Vietnam to establish allometric equations for carbon
accounting. The method used for biomass and carbon measuement is followed by Intergovernmental Panel on
Climate Change (IPCC, 2003) and modelling relationship between carbon stock in biomass and diameter breast
height (DBH) for estimating carbon stock of the stand. The research results shown that the allomeric equations
in the form of logarithmic function equations always have hight correlation coefficients (r), which explain a
strongly close relationship between DBH and carbon stock in biomass. In all 3 research regions, allomeric
equations between carbon stock of stem biomass, above ground tree biomass and total biomass and DBH
showed high correlation (r > 0,9). Based on the analysis of allomeric equations, general carbon accounting
models for all research areas are established. The models are of great important scientific basis for accounting
greenhouse gasses in forestry sector and expecially, for estimating carbon stock of Acacia hybrid platations in
Reforestation and Afforestation projects by Clean Mechanism Development (AR CDM) in Vietnam.
Tài liệu tham khảo
Brown, J and Pearce, D.W, 1994. The economic value of carbon storage in tropical forests, in J.Weiss
(ed), The Economics of Project Appraisal and the Environment, Cheltenham: Edward Elgar, 102-
23.
Brown, S, 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests. A primer. FAO Forestry
Paper, 134. Rome, FAO
IPCC, 2003. Good practice guidance for land uses, land use change and forestry. IPCC National
Greenhouse Gas Inventories Programme.
Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Tường Vân, 2004. Thử nghiệm tính toán giá trị bằng tiền của rừng
trồng trong cơ chế phát triển sạch. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT,

Hà Nội. 12/2004 (1747- 1749).
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Tiến Hinh và Ngô Kim Khôi, 2006. Phân tích thống kê trong lâm nghiệp.
Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Ngô Đình Quế và cs, 2006. Khả năng hấp thụ CO
2
của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam.
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, số 7/2006.
Vũ Tấn Phương, 2006. Nghiên cứu trữ lượng các bon của thảm tươi và cây bụi: cơ sở xác định đường
các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng/tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt
Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội, 8/2006 (81-84).
Vũ Tấn Phương và Ngô Đình Quế, 2005. Báo cáo đánh giá đất đai, lựa chọn cây trồng và xác định
trữ lượng cácbon cho khu vực thử nghiệm thuộc dự án Rừng vàng tại A Lưới (tiếng Anh).
Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng và tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), Hà
Nội.
Vũ Tấn Phương và cs, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu lượng giá kinh tế giá trị môi trường
và DVMT của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam". Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi
trường rừng (RCFEE). Hà Nội
Vũ Tấn Phương và cs, 2008. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam”. Trung
tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), Hà Nội.
UNFCCC, 1997. United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC).

UNFCCC, 1997. Kyoto protocol to the Framework Convention on Climate Change (UNFCCC).

UNFCCC, 2007. Fact sheet: Climate change science.

Người phản biện: PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn

×