Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 162 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG




TẠ QUỐC ĐẠI



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT MẢNG BÁM
RĂNG TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI
Ở HỌC SINH 12 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở
NGOẠI THÀNH HÀ NỘI





LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC












Hà Nội – 2012



2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG





TẠ QUỐC ĐẠI




ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT MẢNG BÁM RĂNG
TRONG DỰ PHÒNG SÂU RĂNG, VIÊM LỢI Ở HỌC SINH
12 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG Ở NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Chuyên ngành : Dịch tễ học
Mã số : 62 72 01 17




LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
- PGS. TS. Trịnh Đình Hải
- TS. Đào Thị Dung






Hà Nội – 2012

3






LỜI CAM ĐOAN


























LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực
và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


Tác giả luận án



Tạ Quốc Đại



4






































Mục lục
L
ỜI CẢM
Ơ
N


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Tr
ịnh Đình Hải viện trưởng viện Răng Hàm Mặt quốc gia; TS. Đào Thị
Dung vi
ện phó viện Việt Nam – Cu Ba là người thầy, người cô đã tận tình ch
ỉ dạy,
hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. H
ồ Bá Do; TS. Nguyễn Thị Thuỳ Dương đã giúp đỡ và đóng góp cho tôi
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu v
à hoàn thành công

trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám đ
ốc bệnh viện đa khoa Tràng An, Ban giám đốc, phòng QL và TTKH
viện khoa học-BHXH Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
Đ
ảng uỷ, Ban giám đốc, phòng đào tạo và quản lý khoa học - Viện Vệ Sinh Dịch
Tễ Trung Ương về tất cả những gì tốt đẹp đã dành cho tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban chỉ đạo chương trình Nha Học Đường viện
R
ăng Hàm Mặt quốc gia, sở y tế Hà Nội, trung tâm ”P/S bảo vệ nụ cười Việt
Nam”, công ty Colgate Palmolive Vi
ệt Nam, trung tâm y tế, phòng giáo d
ục huyện
Quốc Oai, Gia Lâm, Ban giám hiệu, các thầy cô giáo trường trung học cơ sở
Đ
ồng Quang, Thạch Thán, thị trấn Quốc Oai, Đa tốn, Cổ Bi, thị trấn Trâu Quỳ đ
ã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn những người thân thương nhất: Bố mẹ, vợ con,
anh chị đã luôn dành cho tôi những tình cảm thương yêu nhất, hết lòng giúp đỡ
tôi từ tinh thần đến vật chất trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
này.
T
ạ Quốc Đại




5

Đặt vấn đề 1
Chương 1. Tổng quan tài liệu 4
1.1. Những hiểu biết về mảng bám răng, bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến thức, thái
độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng
miệng 4
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan bệnh răng miệng của chuyên
ngành răng hàm mặt 4
1.1.2. Những hiểu biết hiện nay về mảng bám răng 4
1.1.3. Bệnh sâu răng, viêm lợi 10
1.1.4. Tình hình sâu răng, viêm lợi 22
1.1.5. Kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc
răngmiệng 26
1.2. Các biện pháp kiểm soát mảng bám răng 29
1.2.1. Biện pháp dự phòng chung về sâu răng, viêm lợi 29
1.2.2. Biện pháp kiểm soát mảng bám răng 33
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 38
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 43
2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 44
2.2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu 45
2.2.5. Một số khái niệm, quy ước, cách tính các chỉ số trong nghiên cứu 49
2.2.6. Đánh giá kết quả 57
2.2.7. Phương pháp và công cụ đánh giá 59

2.3. Khống chế sai số 60
2.4. Xử lý số liệu 61
2.5. Vấn đề y đức 61
2.6. Hạn chế của đề tài 61
Chương 3. Kết quả nghiên cứu 63

6

3.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ thực
hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của
học sinh 63
3.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mảng bám răng ở học sinh 63
3.1.2. Kiến thức thái, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng
miệng 73
3.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức thái, thực hành của học sinh với bệnh sâu
răng, viêm lợi 78
3.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
của học sinh .80
3.2.1. Hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
của học sinh 80
3.2.2. Hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc
răng miệng 87
Chương 4. Bàn luận 99
4.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi, mảng bám răng, kiến thức, thái độ thực
hành về chăm sóc răng miệng và một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng của
học sinh 96
4.1.1. Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi và mảng bám răng ở học sinh 96
4.1.2. Kiến thức thái, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng - 105
4.1.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của học sinh với bệnh sâu răng,
viêm lợi 111

4.2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng, viêm lợi
của học sinh 113
4.2.1. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
viêm lợi của học sinh 113
4.2.2. Đánh giá hiệu quả đối với kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về
chăm sóc răng miệng 119
Kết luận 123
Khuyến nghị 125
Danh mục các công trình khoa học đã công bố 126
Tài liệu tham khảo 127
Tiếng việt 127
Tiếng anh 134

7

Phụ lục
Phụ lục I
Phụ lục II
Phụ lục III
Phụ lục IV


Phụ lục V
Phụ lục VI

Các chữ viết tắt

CPITN Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (Community Periodental
index of treatment needs)
CI-S Chỉ số cao răng đơn giản (Calculus index simplified)

CSCT Chỉ số can thiệp
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CSRM Chăm sóc răng miệng
CT Can thiệp
DI-S Chỉ số cặn bám đơn giản (Debris index simplified)
F Fluor
HS Học sinh
KAP Kiến thức, thái độ, thực hành (Knowledge, Attitude, Practice)
MBR Mảng bám răng
NHĐ Nha học đường
OHI – S Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản (Oral Hygiene index Simplified)
OR Tỉ suất chênh (Odds Radio)
RHM Răng hàm mặt
RM Răng miệng
SL Số lượng
SR Sâu răng
SMT Sâu, mất, trám răng vĩnh viễn
SRVV Sâu răng vĩnh viễn
THCS Trung học cơ sở
TL Tỷ lệ
VL Viêm lợi
VSRM Vệ sinh răng miệng
WHO Tổ chức Y tế Thế Giới (World Health Organization)

8






DANH MỤC BẢNG

B
ảng
2.1
Nội dung
Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Trang
44

2.2 Tỷ lệ sâu răng 57

2.3 Chỉ số SMT tuổi 12 57

2.4 Tỷ lệ % bệnh quanh răng 57

2.5 Chỉ số DI-S 58

2.6 Chỉ số CI-S 58

2.7
2.8
Chỉ số OHI-S
Chỉ số mảng bám PI
58
59

3.1 Chỉ số SMT ở nhóm học sinh nghiên cứu (theo huyện) 65

3.2 Chỉ số SMT ở nhóm học sinh nam và nữ 65


3.3 Số học sinh viêm lợi theo huyện 66

3.4 Chỉ số CPITN ở nhóm học sinh nam và nữ 66

3.5

3.6
3.7
Thực trạng chỉ số mảng bám PI ở nhóm học sinh nghiên cứu
theo huyện
Thực trạng chỉ số mảng bám PI ở nhóm học sinh nam và nữ
Thực trạng cặn bám ở nhóm học sinh nghiên cứu theo huyện

68
68
69

3.8 Thực trạng cặn bám ở nhóm học sinh nam và nữ 69

3.9
3.10
Thực trạng cao răng ở nhóm học sinh nghiên cứu theo huyện
Thực trạng cao răng ở nhóm học sinh nam và nữ
70
70

3.11
3.12
3.13


3.14
3.15
Chỉ số OHI-S ở nhóm học nghiên cứu theo huyện
Chỉ số OHI-S ở nhóm học sinh sinh nam và nữ
Tình trạng vệ sinh răng miệng ở nhóm học sinh nghiên cứu theo huyện
Tình trạng vệ sinh răng miệng ở học sinh nam và nữ
Điểm trung bình về kiến thức CSRM của nhóm học sinh nghiên cứu theo
huyện
71
71

72
72

73


9

3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22

Điểm trung bình về kiến thức CSRM của học sinh nam, nữ
Thái độ của HS về chăm sóc răng miệng (n=1022)

Thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày (n=1022)
Thực hành phương pháp chải răng (n=1022)
Thời gian chải răng và thời gian thay bàn chải (n=1022)
Loại bàn chải thường dùng và sử dụng kem đánh răng (n=1022)
Sử dụng nước súc miệng Fluor và sử dụng chi nha khoa để làm
sạch mặt bên của răng (n=1022)
73
74
75
75
76
76

77

3.23
¡n, uống các loại đồ ngọt và vệ sinh răng miệng
77

3.24 Đi khám chữa răng bác sĩ lần gần đây nhất (n=1022) 78

3.25 Mối liên quan giữa kiến thức và tình trạng vệ sinh răng miệng 78

3.26 Liên quan giữa số lần thực hành đánh răng trong ngày và tình trạng vệ sinh
răng miệng

79

3.27 Liên quan giữa tình trạng vệ sinh răng miệng và sâu răng vĩnh viễn
79


3.28 Liên quan giữa tình trạng vệ sinh răng miệng và viêm lợi 80

3.39
3.30
Chỉ số mảng bám PI ở hai nhóm học sinh
Số học sinh có cặn bám ở hai nhóm nghiên cứu
80
81

3.31 Số học sinh có cao răng ở hai nhóm nghiên cứu 82

3.32 Chỉ số OHI-S ở hai nhóm học sinh 83

3.33
3.34
Vệ sinh răng miệng chung ở hai nhóm học sinh
Chỉ số SMT ở hai nhóm học sinh
84
85
3.35
3.36
3.37
Số học sinh viêm lợi ở hai nhóm học sinh
Chỉ số CPITN ở hai nhóm học sinh
Số HS có ≥ 3 vùng lục phân lành mạnh ở hai nhóm nghiên cứu
85
86
87


3.38 Điểm trung bình về kiến thức CSRM của hai nhóm học sinh 87

3.39 Thái độ của hai nhóm học sinh về chăm sóc răng miệng 89
3.40 Thực hành vệ sinh răng miệng hàng ngày của hai nhóm học sinh 91

3.41 Thực hành phương pháp chải răng của hai nhóm học sinh 92

3.42 Thời gian chải răng và thời gian thay bàn chải của hai nhóm học sinh
93

3.43
¡n, uống các loại đồ ngọt và chăm sóc răng miệng sau khi ăn uống các loại
đồ ngọt của hai nhóm học sinh

94


10
3.44 Đi khám chữa răng bác sĩ lần gần đây nhất của hai nhóm học sinh 95


DANH MỤC HÌNH

Hình Nội Dung Trang
1.1 Các giai đoạn hình thành Biofilm 5
1.2 Sơ đồ cơ chế bệnh sinh sâu răng của Fejerskov và Manji 11
1.3 Sự hủy khoáng 12
1.4 Sự tái khoáng 12
1.5 Khuynh hướng phát triển của bệnh sâu răng 23
2.1 Lựa chọn răng và đánh giá chỉ số DI-S theo các mức độ 54



DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình Nội Dung Trang
2.1 Chọn mẫu và tổ chức nghiên cứu can thiệp 41

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội Dung Trang
3.1 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh nghiên cứu (theo huyện) 63
3.2 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở học sinh nam và nữ 64
3.4 Tỷ lệ học sinh nam và nữ có ≥ 3 vùng lục phân lành mạnh 67
3.4 Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở hai nhóm học sinh 84



11
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sâu răng, viêm lợi là hai bệnh rất phổ biến trong các bệnh răng miệng
(RM) trên thế giới cũng như ở nước ta. Năm 1986, Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) đã coi bệnh răng miệng là mối quan tâm lớn thứ ba của loài người sau
bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Bệnh mắc rất sớm, ngay từ khi răng mới mọc (6 tháng tuổi). Nếu không
được điều trị kịp thời bệnh gây biến chứng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng
đến sự phát triển về thể lực và thẩm mỹ của trẻ sau này. Do tính chất phổ biến
và tỷ lệ mắc bệnh cao trong cộng đồng nên chi phí cho chữa trị, phục hồi chức
năng nhai và thẩm mỹ rất lớn.
Trong 20 năm trở lại đây, nhờ sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật,

người ta đã tìm ra nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh răng miệng là
do mảng bám răng. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng bệnh thích hợp
và kết quả là sau khi áp dụng các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu này, bệnh
răng miệng đã giảm rõ rệt [81], [82], [119]. Phòng bệnh răng miệng là quá
trình tương đối đơn giản, không quá khó khăn, không đòi hỏi trang bị đắt tiền,
không đòi hỏi cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao và chi phí thấp, dễ thực
hiện ở cộng đồng, đặc biệt là ở các trường học.
Việt Nam là nước đang phát triển, những năm gần đây, do điều kiện
kinh tế, xã hội phát triển, chế độ dinh dưỡng có nhiều thay đổi như sử dụng
nhiều đường, sữa trong khi cộng đồng còn chưa nhận thức đầy đủ về nguy
cơ, tác hại cũng như việc phòng tránh bệnh răng miệng. Nhiều công trình
nghiên cứu đã cho thấy tại nhiều địa phương bệnh răng miệng có xu hướng
ngày càng tăng [36], [37]. Năm 2001 theo kết quả điều tra sức khoẻ răng
miệng toàn quốc có trên 90% dân số mắc bệnh răng miệng, trong khi hoạt
động của mạng lưới phòng chống bệnh răng miệng còn chưa đáp ứng được
yêu cầu. Vì vậy hiện nay công tác phòng chống bệnh răng miệng là nhiệm vụ
trọng tâm của ngành răng hàm mặt.

12
Để giải quyết tình trạng này, ngành răng hàm mặt nhiều năm qua đã thực
hiện tích cực nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu mà trọng tâm
là công tác nha học đường (NHĐ) với 4 nội dung: Giáo dục nha khoa cho học
sinh, dùng nước súc miệng có flour 0,2% hàng tuần tại trường học, trám bít
hố rãnh, khám phát hiện và điều trị sớm các bệnh răng miệng tại trường học.
Tuy nhiên việc thực hiện và hiệu quả của công tác này có khác nhau ở từng
địa phương, từng thời gian, một phần nguyên nhân là do kiến thức, thái độ,
thực hành chăm sóc răng miệng của học sinh khác nhau ở từng lứa tuổi, từng
nơi.
Ở Hà Nội, kết quả điều tra sức khỏe răng miệng năm 2007 - 2008 ở học
sinh tiểu học và trung học cơ sở cho thấy tỷ lệ bệnh răng miệng ngày càng

tăng theo lứa tuổi. Trong những năm qua chương trình nha học đường của
khu vực Hà Nội đã bước đầu có hiệu quả và các hoạt động đi vào nề nếp, tuy
nhiên chất lựơng chưa đồng đều giữa các trường. Gia Lâm là một huyện ngoại
thành của Hà Nội đã triển khai chương trình nha học đường nhưng hiệu quả
hoạt động còn chưa cao nên bệnh răng miệng của học sinh vẫn phổ biến. Năm
2008, Hà nội đã được mở rộng cả về diện tích và dân số thêm 15 quận huyện
mới, qua khảo sát khu vực Hà Tây trước đây, các trường chưa triển khai hoạt
động nha học đường. Quốc Oai là một huyện ngoại thành của Hà Tây, do việc
phòng và chữa bệnh RM chưa được quan tâm đúng mức vì vậy bệnh răng
miệng rất phổ biến.
Để đẩy mạnh chương trình nha học đường, cũng như tìm những biện
pháp mới kết hợp với chương trình nha học đường nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả phòng bệnh răng miệng cho học sinh, trong khuôn khổ của dự án
“Đánh giá hiệu quả hoạt động Nha Học Đường tại Hà Nội năm 2009 – 2010
của viện Răng Hàm Mặt Quốc gia”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành Hà Nội” nhằm
mục tiêu:

13
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi,
mảng bám răng và kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc răng
miệng ở học sinh 12 tuổi tại một số trường trung học cơ sở huyện Gia
Lâm, huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội năm 2009.
2. Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự phòng sâu răng,
viêm lợi của học sinh 12 tuổi tại 4 trường trung học cơ sở của 2 huyện
nghiên cứu.


14


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Những hiểu biết về mảng bám răng, bệnh sâu răng, viêm lợi và kiến
thức, thái độ, thực hành của học sinh về chăm sóc răng miệng.
1.1.1. Một số khái niệm, định nghĩa liên quan đến bệnh răng miệng của
chuyên ngành Răng Hàm Mặt [9].
- Bệnh RM: Là các bệnh về tổ chức cứng của răng (sâu răng), tổ chức quanh
răng và niêm mạc miệng (viêm lợi, viêm quanh răng). Trong đó hai bệnh thường
găp là bệnh sâu răng và bệnh viêm quanh răng (ở lứa tuổi học sinh là bệnh viêm
lợi).
- Chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn (SMT) là số răng sâu, răng mất, răng
trám (hàn) trung bình ở mỗi cá thể trong cộng đồng.
Chỉ số này được WHO sử dụng làm chỉ số đánh giá tình trạng sâu răng của
mỗi nước, mỗi khu vực hay toàn cầu và cũng dùng để đề ra mục tiêu phòng
chống bệnh sâu răng.
- Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (CPITN) có các mức chỉ
mức độ của viêm quanh răng được dùng để đánh giá là:
Chảy máu lợi (CPITN 1), cao răng (CPITN 2), túi lợi (CPITN 3)
1.1.2. Những hiểu biết hiện nay về mảng bảm răng
1.1.2.1. Sự hình thành và cấu trúc mảng bám răng
Mảng bám răng (Dental Plaque) hay gọi là màng sinh học (biofilm) là một
quần thể các vi khuẩn sống trong những cấu trúc có tổ chức ở giao diện giữa một
mặt cứng và chất lỏng tồn tại trên bề mặt răng [74], [83], [100].

15

Vi khuẩn trong mảng bám răng (MBR) sống thành từng vi cụm nằm gọn
trong một khuôn các chất polymer ngoại bào. Sử dụng các phương pháp nghiên

cứu sinh học phân tử trong đó có kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) đã
phát hiện tới 500 loài vi khuẩn khác nhau có trong mảng bám răng [71].
Nhìn chung MBR có các tính chất sau:
- Bảo vệ cơ thể vi sinh vật khỏi hệ thống phòng vệ của chính vật chủ hay
của vi sinh vật đối kháng. Chống lại sự mất nước.
- Chống lại các chất kháng khuẩn thông qua việc tạo kiểu hình mới có tốc
độ sinh trưởng giảm, hạn chế sự tiếp xúc và có khả năng bất hoạt hay trung hoà
các chất kháng khuẩn.
- Nồng độ các chất dinh dưỡng trong MBR tăng cao hơn so với môi
trường xung quanh. Những đặc điểm này mà các vi sinh vật sống trên MBR
thường có khả năng chống chịu cao với các chất kháng khuẩn so với tế bào vi
khuẩn sống tự do trong môi trường nuôi cấy. Độ chống chịu có thể cao gấp 1000
lần [31], [129].
Sự hình thành MBR bao gồm 3 giai đoạn chính [102], [103], [110].









Hình 1.1: Các giai đoạn hình thành MBR
Kháng sinh

Kháng thể
Màng sinh học tế bào
Tế bào vi khuẩn
Enzym thựcbào


16

- Giai đoạn mở đầu: (a)
Vi khuẩn bắt đầu bám vào bề mặt răng. Các mối tương tác đặc hiệu và
không đặc hiệu giữa bề mặt răng và tế bào xuất hiện dẫn đến sự tạo liên kết và sự
xâm chiếm dần dần.
- Giai đoạn bùng nổ tăng trưởng: (b)
Hình thành MBR đồng thời với sự sinh tổng hợp Polymer ngoại bào.
- Giai đoạn mất đi các tế bào trên mảng bám răng vào nước bọt: (c,d)
Thúc đẩy sự xâm nhập của các cơ thể vi sinh vật mới vào vị trí vừa được giải
phóng trên mảng bám răng.
Từ những hiểu biết mới về mảng bám răng, Marsh đưa ra quan niệm mới
về mảng bám răng: Mảng bám răng được xem như là màng sinh học trong đó
cộng đồng các vi khuẩn bám dính trên bề mặt răng được bao phủ bởi một khuôn
polymer ngoại bào của ký chủ hay vi khuẩn [57], [103].
Khả năng gây sâu răng của mảng bám phụ thuộc độ dính của chúng vào
răng, khả năng sinh acid từ đường C
12
và C
6
(các acid lactic, formic và acid
khác) và pH của môi trường miệng [23].
Cùng với các điều kiện môi trường trong khoang miệng, vị trí thuận lợi
cho mảng bám trên bề mặt răng (rãnh, núm, mặt nhai, mặt kẽ bên) cũng là
nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng sinh lý giữa răng và MBR dẫn đến mất
khoáng của răng. Ở vị trí lỗ sâu, các đặc tính chuyển hoá và lan truyền của màng
sinh học khác biệt đáng kể so với màng sinh học bao quanh các mặt răng lành
mạnh hoặc các mặt sâu răng không hoạt động [110], [114].
Mảng bám răng hình thành trên bề mặt thân răng ngay sau khi ăn, nó có

nguồn gốc từ nước bọt do men Carboxydase hay Neuramindase tác động lên axít
Sialic của Muxin trong nước bọt làm cho nó kết tủa trên bề mặt răng. Sau đó các
vi khuẩn xâm nhập, cố định và phát triển thành mảng bám vi khuẩn sau 2 giờ, ở

17

giai đoạn này các mảng bám vi khuẩn dễ dàng bị làm sạch bằng cách chải răng.
Sau 24 tiếng Streptococcus chiếm tới 95% các chủng vi khuẩn nuôi cấy được
trên mảng bám. Nếu ở người bình thường cứ chải răng sạch sau 24 giờ thì các
MBR mới lại hình thành, để lâu vài ngày chúng sẽ bám chặt vào bề mặt thân
răng và lúc này không thể làm sạch bằng bàn chải răng, nó trở thành cao răng
thường sau 7 ngày [19], [31].
Về mặt cấu trúc mảng bám vi khuẩn tụ tập các loại vi khuẩn sống và chết
trong một chất tựa hữu cơ giàu polysacharide và Glucoprotein tỷ lệ:
- 70% là vi khuẩn
- 30% là chất hữu cơ
Chiều dày của mảng bám vi khuẩn thay đổi từ 5 – 200 micromet. Theo
Theilade và Loe (1966) thành phần, số lượng của các vi khuẩn thay đổi theo thời
gian và vị trí của chúng. Ở các mảng bám răng trên lợi theo nghiên cứu của
Theilade và Loe (1960) lúc mới hình thành mảng bám ít vi khuẩn nhưng có
nhiều tế bào bong của niêm mạc rồi sau đó vi khuẩn tích tụ dần, có tới 90% là
cầu khuẩn và trực khuẩn Gr (+), 10% là cầu khuẩn Gr (-). Các cầu khuẩn và trực
khuẩn Gr (-) tăng dần lên tới ngày thứ 3, thứ 4 có các loại vi khuẩn hình thoi và
hình sợi từ ngày thứ 5 có xoắn khuẩn.
Sau 7 ngày Streptococcus là chủng vi khuẩn chiếm ưu thế, vi khuẩn sợi
yếm khí chiếm ưu thế ở ngày thứ 14. Các loại này không bám chắc vào răng nên
dễ làm sạch. Theo Ritz (1969) khi mảng bám vi khuẩn dày lên có nhiều lớp thì vi
khuẩn yếm khí và trực khuẩn Gr (-) tăng lên, lúc này là khởi điểm cho quá trình
viêm và thấy rõ trên lâm sàng. Theo các nhà vi khuẩn học: Viêm lợi xét về
phương diện vi khuẩn học chủ yếu là sự gia tăng, nhân lên số lượng vi khuẩn so

với lợi bình thường [31].

18

MBR theo vị trí, người ta chia MBR trên lợi và MBR dưới lợi. MBR được
coi là tác nhân ngoại lai quan trọng nhất trong bệnh sinh bệnh răng miệng, MBR
có khả năng gây hại bởi hai cơ chế tác động [57]:
Tác động trực tiếp: Thông qua các men và nội độc tố. Men làm mềm yếu
sợi keo, phân hủy tế bào, làm bong tách nhiều mô dính dẫn tới viêm. Nội độc tố
gây ra sự tiết prostaglandine làm tiêu xương ổ răng.
Tác động gián tiếp: Do vi khuẩn và chất tiết của vi khuẩn đóng vai trò là
kháng nguyên. Các kháng nguyên này kích thích các phản ứng miễn dịch tại chỗ
cũng như toàn thân. Từ đó, các sản phẩm trung gian của phản ứng miễn dịch gây
ra sự phá hủy tổ chức của lợi.
Cao răng được hình thành từ quá trình vô cơ hóa MBR hoặc do sự lắng cặn
muối can-xi trên bề mặt răng và cổ răng. Cao răng được cấu tạo bởi hai thành
phần. Thành phần hữu cơ gồm các vi khuẩn và các chất tiết của vi khuẩn. Thành
phần vô cơ: Được tạo bởi canxi-photphate, canxi-carbonate, magie-photphate.
Theo vị trí bám, người ta cũng phân ra hai loại cao răng: Cao răng trên lợi
và cao răng dưới lợi. Còn theo tính chất người ta lại chia ra: Cao răng nước bọt
và cao răng huyết thanh. Cao răng bám vào cổ răng và chân răng dẫn đến tình
trạng lợi mất chỗ bám dính, gây tụt lợi. Vi khuẩn trên bề mặt cao răng xâm nhập
bờ lợi, rãnh lợi gây viêm lợi [59].
1.1.2.2. Cách phát hiện mảng bám răng và các chỉ số
Trong những giai đoạn đầu mới hình thành MBR không có màu nên rất
khó phát hiện (sau 7 ngày trở thành cao răng thì dễ phát hiện hơn), chính vì vậy
để phát hiện MBR người ta áp dụng phương pháp nhuộm màu các MBR bằng
các chất màu vô hại như: Eosin, fucsin Các loại này được sử dụng dưới dạng
viên nhai, dung dịch
Trên lâm sàng đánh giá MBR thông qua các chỉ số:


19

- Chỉ số mảng bám PI
- Chỉ số cặn bám đơn giản (DI – S)
- Chỉ số cao răng đơn giản (CI – S)
1.1.2.3. Các nghiên cứu về mảng bám răng.
a. Thế giới: Năm 1976 Axelsson và cộng sự đã có thông báo về hiệu quả của
chương trình kiểm soát MBR ở trẻ em sau 2 năm nghiên cứu. Nhóm thử nghiệm
(I) được giáo dục về nha khoa và hướng dẫn vệ sinh răng miệng (VSRM) bao
gồm cả các biện pháp cơ học làm sạch mảng bám ở mặt bên phối hợp với áp
dụng monofluorophosphat tại chỗ. Nhóm đối chứng (II): Các em chải răng ở
trường với dung dịch fluor natri 0,2%, có giám sát hàng ngày nhưng không được
hướng dẫn VSRM.
Kết quả: Nhóm I trẻ em giảm đáng kể MBR, viêm lợi và sâu răng. Trái lại ở
nhóm II, tình trạng này lại tăng thêm [5].
- Teitelbaum AP và CS ở Braxin năm 2009 nghiên cứu kiểm soát cơ học
và hóa học MBR ở những bệnh nhân bị hội chứng Down lứa tuổi 7-13, chia làm
4 nhóm và sử dụng các loại kem đánh răng khác nhau (có chất kháng khuẩn:
chlorhexidine, fluor), nghiên cứu kéo dài 25 ngày. Kết quả nghi nhận kiểm soát
MBR làm giảm chảy máu lợi có ý nghĩa thống kê (p <0,01) [124].
- Chibinski AC và CS năm 2011 đánh giá lâm sàng của chlorhexidine cho
sự kiểm soát MBR trên lứa tuổi 7 – 12: Nghiên cứu mù đôi có đối chứng (có
dùng giả dược ở hai nhóm đối chứng)
Kết quả: Hai nhóm điều trị với chlorhexidine (gel và phun) đã giảm rõ rệt
mảng bám và chảy máu lợi có ý nghĩa thống kê ((p <0,0001). Hai nhóm điều trị
giả dược không đạt được sự khác biệt có ý nghĩa (p> 0,05) [73].
b. Việt Nam: Khảo sát tình trạng viêm lợi và đánh giá hiệu quả của biện pháp
giáo dục, chải răng có giám sát ở học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiền Phong


20

(Thái Bình). Kết quả nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ y học năm 2000 của
Nguyễn Tiến Vinh ghi nhận tỷ lệ viêm lợi của học sinh giảm từ 89,22% xuống
còn 60,88% [59].
- Nguyễn Bích Vân năm 2002 so sánh hiệu quả của thuốc súc miệng
givalex và eludril đối với mảng bám, viêm nướu, vết dính trên răng cho kết quả
như sau: Thuốc súc miệng givalex và eludril đều làm giảm mảng bám có ý nghĩa
thống kê (p< 0,001). Thuốc súc miệng givalex và eludril đều làm giảm viêm
nướu có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) [58].
- Tác giả Hồ Minh Ngọc và CS (2010), nghiên cứu tình trạng MBR, viêm
nướu và sâu răng của HS 10, 15 tuổi ở các quận trung tâm thành phố Đà Nẵng
cho thấy có sự liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng mảng bám và tình
trạng sâu răng ở HS 10 và 15 tuổi, điều đó chứng tỏ tỷ lệ HS mắc bệnh sâu răng
và viêm nướu cao chủ yếu do tình trạng VSRM còn kém [29].
- Hiện nay các nghiên cứu về kiểm soát MBR tại Việt Nam có rất ít và
chúng ta cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu về MBR hơn nữa.
1.1.3. Bệnh sâu răng, viêm lợi
1.1.3.1. Bệnh sâu răng
Hội nghị Quốc tế về thử nghiệm lâm sàng sâu răng 2003 đã thống nhất
định nghĩa bệnh như sau:
Tiến trình sâu răng xảy ra do sự tác động giữa MBR và bề mặt cũng như
dưới bề mặt răng. Tổn thương sâu răng biểu hiện một giai đoạn của tiến trình tại
một thời điểm nào đó. Tiến trình sâu răng xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa
khử khoáng và tái khoáng dẫn tới mất chất khoáng. Tái khoáng có thể làm ngừng
hoặc đảo ngược tiến trình bệnh sâu răng và có thể dẫn tới sự thay đổi chất lượng
của khoáng chất [28], [71], [112].

21


Ngày nay nhờ thiết bị Laser huỳnh quang người ta đã phát hiện, chẩn đoán
sâu răng sớm [38].
a. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh sâu răng
Sâu răng là bệnh do nhiều yếu tố gây nên. Sơ đồ Keyes (1960) về cơ chế
bệnh sinh sâu răng đã được Fejerskov và Manji bổ sung năm 1990 cho thấy mối
liên quan giữa yếu tố bệnh căn – lớp lắng vi khuẩn và các yếu tố sinh học quan
trọng ảnh hưởng tới sự hình thành thương tổn bề mặt răng. Ngoài ra còn có các
yếu tố thuộc về hành vi và kinh tế – xã hội, ảnh hưởng đến khả năng hình thành
thương tổn ở mức độ cá nhân và cộng đồng.

Hình 1.2. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh sâu răng của Fejerskov và Manji [82]

22

Hình 1.4: Sự tái khoáng
Hình 1.3: Sự hủy khoáng
Động học sinh lý bệnh quá trình sâu răng là
sự mất cân bằng giữa 2 quá trình huỷ khoáng
và tái khoáng. Khi đó các yếu tố gây mất ổn
định mạnh hơn các yếu tố bảo vệ cho mô
răng.
- Sự huỷ khoáng (Demineralization)
Sự chuyển muối khoáng quá nhiều từ men ra
dịch miệng trong thời gian dài sẽ gây tổn
thương tổ chức cứng của răng. Trên lâm sàng
và thực nghiệm đã chứng minh rằng ở giai đoạn này, khi các matrix protein chưa
bị huỷ thì thương tổn có khả năng hồi phục nếu muối khoáng từ dịch miệng và
cơ thể lắng đọng trở lại. Khi các matrix protein đã bị huỷ thì sâu răng là không
thể hồi phục được.
- Sự tái khoáng (Remineralization)

Nước bọt là nguồn cung cấp chất khoáng cho
sự tái khoáng.
Nếu sự tái khoáng mạnh, sẽ tạo được một lớp
rắn sâu vài micron có khả năng ngăn chặn các
yếu tố gây sâu răng. Vì vậy, vai trò của các
tuyến nước bọt là rất quan trọng [23]
Sau các bữa ăn, vi khuẩn (chủ yếu là
Streptococcus mutans, Lactobacille và
Antinomyces viscosus) lên men các loại
cacbonhydrat, làm tích tụ acid ở mảng bám răng và gây nên sự mất muối khoáng
của men răng. Song song với hiện tượng huỷ khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế
bảo vệ của nước bọt. Các acid đệm, các chất kháng khuẩn, calcium, phosphat

23

làm ngưng sự tấn công của acid và sửa chữa các thương tổn. Đó là sự tái khoáng
[81], [119].
b. Các yếu tố liên quan tới sâu răng [46].
* Tuổi, giới, chủng tộc
- Yếu tố tuổi
Trước đây người ta cho rằng sâu răng là bệnh của thời thơ ấu, nhưng nó
được chia làm 3 nhóm tuổi hay mắc: thời kỳ 4-8 tuổi, 9-11 tuổi và 55-65 tuổi.
Cùng với sự phát triển của các biện pháp dự phòng sâu răng như sử dụng fluor,
giữ gìn vệ sinh răng miệng ngày càng nhiều người trẻ trưởng thành tổn thương
sâu răng xuất hiện ở mặt nhai. Bệnh sâu răng đang trở thành bệnh của cả cuộc
đời, khi về già, khoảng trên 65 tuổi, bệnh sâu chân răng trở nên phổ biến, nguyên
nhân do sự co lợi dẫn đến: Bộc lộ chân răng, mòn cổ răng và giắt thức ăn, ngoài
ra việc vệ sinh răng miệng của người già cũng không còn được khéo léo nữa.
- Yếu tố giới tính
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng ở nữ cao hơn ở nam trong

suốt thời kỳ đến trường và cả giai đoạn đã trưởng thành. Tuy nhiên cũng có
nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Sự tăng khả
năng mắc sâu răng ở phái nữ có thể do các nguyên nhân: mọc răng sớm, phái nữ
ưa đồ ngọt hơn và sự thay đổi về hormone.
- Yếu tố loài hay chủng tộc
Chủng tộc chắc chắn có ảnh hưởng nhiều tới sự đề kháng với sâu răng,
điều này đã được nhắc tới từ rất lâu. Xuất phát từ những quan sát từ trước đó,
người ta tin rằng những tộc người châu Phi hay châu Á có sự miễn nhiễm với sâu
răng tốt hơn người châu Âu.



24

* Cơ địa:
- Yếu tố vi khuẩn
Bệnh sâu răng được khởi đầu bằng sự hình thành mảng bám răng.
Hydratcacbon trong thức ăn được chuyển hoá thành glucose sau đó được
polymer hoá thành dextran bởi enzym dextranase và glucosyltransferase.
Dextran có tính dính bám nên tạo điều kiện để các vi khuẩn khác và các mảnh
thức ăn dễ bám thêm vào. Sự dính bám còn được gia tăng bởi những protein trên
bề mặt vi khuẩn đang sinh sống tại đó và polysaccharide do chúng chuyển hoá
tạo ra như các glucan [13], [101]. Các vi khuẩn tham gia chủ yếu vào quá trình
này là Streptococcus mutans, Antinomyces viscosus, S.sobrinus và một số chủng
Lactobacillus [67], [96].

Streptococcus mutans lần đầu tiên được Clark mô tả năm 1924 sau khi
phân lập được nó từ vùng răng bị tổn thương. Tuy nhiên phải đến 1960, khi các
nhà khoa học tập trung nghiên cứu bệnh sâu răng từ giai đoạn sớm, vi khuẩn này
mới được chú ý đến nhiều. Streptococcus mutans được phát hiện ở tất cả các

mảng bám răng và có số lượng rất cao ở những vùng răng sâu. Streptococcus
mutans có những đặc điểm đặc biệt:
+ Có khả năng chuyển hoá được nhiều loại hydratcacbon khác nhau.
+ Chuyển hoá đường bằng cách lên men sinh ra rất nhiều axit lactic.
+ Có khả năng dùng đường sucroce tổng hợp chất polyglucans làm khung
(matrix) cho mảng bám vi khuẩn.
+ Chống chịu được pH rất thấp của môi trường.
Vì thế trong một thời gian dài, vi khuẩn này được coi là thủ phạm chính
của bệnh sâu răng [90], [96].

25

Nghiên cứu trên người đã tìm thấy trong mảng bám có ít nhất 3 loại
polyglucans được tổng hợp. Vì thế, vai trò gây sâu răng của Streptococcus
mutans ở người bắt đầu bị nghi ngờ [23].
Ở Việt Nam khi nghiên cứu từ MBR của người Việt Nam người ta đã
phân lập và nhận dạng hai chủng 74 và 94 thuộc chi Streptococus, có khả năng
sinh axit mạnh, có sức sống cao đối với tác dụng của một số chất diệt khuẩn thí
nghiệm [20], [21].
- Yếu tố di truyền
Răng đẹp hay xấu là từ gia đình. Những nghiên cứu về gia đình đó chỉ ra
rằng con cái có những đặc điểm giống cha mẹ chúng. Nếu cha mẹ ít bị sâu răng,
thì các con ít mắc sâu răng, ngược lại cha mẹ mắc sâu răng nhiều con cái cũng
sâu răng nhiều tương tự.
Mansbridge nghiên cứu [89] thấy những điểm giống nhau nhiều ở các cặp
anh em sinh đôi cùng trứng hoặc khác trứng hơn là những cặp trẻ em không có
mối liên quan.
* Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố chủ quan vì mỗi cá nhân, tùy thuốc sở thích mà lựa
chọn loại thức ăn phù hợp cho mình, có những người thích protein trong khi

nhiều người lại thích các thức ăn giàu carbonhydrate.
Lady May Mellanby (1943) [89] là người đầu tiên cho rằng sự thiếu hụt
Vitamin D là yếu tố nguyên nhân gây ra thiểu sản và phát triển sâu răng.
Các bằng chứng dịch tễ học cũng chỉ ra rằng sự thiếu hụt dinh dưỡng kéo
dài trong thời kỳ phát triển của răng có thể dẫn tới thiểu sản và dẫn đến sâu răng.
Do chế độ ăn ảnh hưởng lên sâu răng do tác động với bề mặt men răng và cung
cấp chất nền cho vi khuẩn gây sâu răng. Đường sucrose được cho là nguyên
nhân chính của bệnh sâu răng. Bằng chứng về mối liên quan của sâu răng và chế

×