Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán và điềutrị một số bệnh lý phần mềm bàn tay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.43 KB, 35 trang )

Đặt vấn đề
Bệnh lý phần mềm ở cổ tay và bàn tay là một nhóm bệnh rất thường gặp,
bao gồm các tổn thương tại chỗ của gân, bao gân, dây trằng và túi thanh dịch .
Trong nhóm bệnh này viêm gân và bao gân là thưòng gặp nhất. Tuy nhiên
bệnh không gây tàn phế song thường gây ra nhiều khó chịu, hạn chế các động
tác hàng ngày , giảm khả năng lao động của bệnh nhân.
Bệnh lý phần mềm ở cổ tay và bàn tay có thể xẩy ra ở mọi lúa tuổi song
gặp chủ yếu ở những người trung niên hoặc lớn tuổi. Trong bệnh lý phần mềm ở
cổ tay và bàn tay thì hội chứng de Quervain và dấu hiệu lò so thương gây khó
chịu cho bệnh nhân. Theo Hà Xuân Tịnh 2006 Viêm bao gân De Quervain là
22,9 %, ngón tay lò xo 17,8 %, bệnh ảnh hưởng đến mức độ vận động trừ nhẹ
đến vừa . Tiêm corticoid tại chỗ là một trong những biện pháp điều trị, tuy
nhiên đây là tiêm mù, kết quả nghiên cứu chưa được đánh giá đầy đủ.
Theo nghiên cứu của J Radiol 2008 trong sè 22 bệnh nhân mắc hội
chứng de Quervain thì thấy chiều dầy của gân dựa vào siêu âm là lớn hơn 2
mm có ở tÊt cả các bệnh nhân. Theo Kamel M, Moghazy k, Eid H Maunsour
R. 2002 sau khi diều trị tiêm tại chỗ băng steroid một tuần thì chiều dầy của
gân 1.7 mm
Ở việt nam hiện nay sử dụng siêu âm để phát hiện các tổn thương trong
viêm khớp vai, nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm khớp dạng
thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay [ 9], Đánh giá độ đầy của da và mô
dưới da ở bệnh nhân xơ cứng bì toàn thể bằng siêu âm [10] Siêu âm trong
chẩn đoán kén kheo chân (kén Baker) [10]. Tuy nhiên chưa có công trình
nghiên cứu nào áp dụng siêu âm trong chẩn đoán và điều trị hội chứng de
1
Quervain, dấu hiệu lò so. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài :
"Nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán và điềutrị một số bệnh lý
phần mềm bàn tay" nhằm hai mục tiêu
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và siêu âm trong một số
bệnh lý phần mềm bàn tay.
2. Đánh giá giá trị của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị một số


bệnh lý phần mềm bàn tay.
2
Chương 1
Tổng quan
1.1. Sơ lược về giải phẫu bàn tay
1.1.1. Giải phẫu định khu khung xương cổ tay
- Khớp cổ tay dược tạo nên bởi các xương trong khối xương cổ tay ,
đàu dưới xương quay, xương trụ và đầu gần các đốt xương bàn tay.
- Khối xương cổ tay bao gồm tám xương xếp thành hai hàng: hàng gần
di từ xương quay đến xương trụ lafg các xương thuyền, nguyệt, tháp đậu .
Hàng xa là các xương thang, the, cả móc.
- Đầu dưới xương quay hình một khối to và dẹt, mặt trong lõm hình
tam giác , có mặt khớp với xương trụ, mặt dưới có mặt khớp với xương cổ tay
. Mặt khớp ngoài hình tam giác thiếp khớp với xương thuyền, mặt khớp ở
trong hình vuông tiếp khớp với xương nguyệt, riêng xương đậu do vị trí nằm
trước xương tháp nên không có mặt khớp với xương này.
- Đầu dưới xương trụ: Tròn và lồi, bao gồm vành khớp của xương trụ tiếp
xúc với khuyết trụ của xương quay, mỏm trâm trụ ở phía sau trong của chỏm .
1.1.2 Giải phẫu định khu khung xương bàn tay
- Khung xương bàn tay gồm 5 đốt xương bàn và 14 xương đốt ngón.
+ Năm đốt xương bàn tay, được đánh số thứ tự từ ngoài vào trong là :
xương đốt bàn I , II , III, IV, V. Tất cả các xương bàn đề thuộc loại xương dài
gồm một thân và hai đầu
+ 14 xương đốt ngón tay (Mỗi ngón có 3 đốt, riêng ngón cái có 2 đốt).
Mỗi đốt trong nhóm lại được đánh số: đốt I (hay đốt gần); đốt II (hay đốt
3
giữa) ; đốt III (hay đốt xa). Riêng ngón cái chỉ có hai đốt là đốt gần và đốt xa
(đốt I va II).
Ngoài các xương nói trên , bàn tay còn có các xương vừng là những
xương nhỏ mằm trong bề dầy của các gân cơ hoặc trong các khớp xương .

Thường gặp các xương vừng ở mặt gan tay làm dài thêm các cánh tay
đòn cho các cơ bám vào chúng , làm tăng thêm sức mạnh cho các cơ và độ
vững chắc của các khớp .
1.1.3. Giải phẫu các khớp bàn tay
- Đặc điểm chung nhất của các khớp ở bàn tay: Giữa các diện khớp có
một khoang khớp hay ổ khớp để cử động được thuận lợi.
- Thành phần của mỗi khớp bàn tay bao gồm: diện khớp, sụn khớp, bao
khớp, các dây trằng và bao hoạt dịch.
+ Diện khớp: Là nơi các xương tiếp xúc với nhau. Trên mặt diện khớp
có một.
• Diện khớp quay – trô xa nối đầu xương quay và xương trụ .
• Diện khớp quay – cổ tay nối đầu dưới xương quay với các xương cổ
tay .
• Diện khớp giữa cổ tay liên kết giữa hai hàng xương cổ tay, diện
khớp phức tạp hình thể không đều .
• Diện khớp cổ tay - đốt bàn liên khết giữa các xương hàng dưới cổ tay
với nền các xương đốt bàn tay ( từ đốt bàn I đến đốt bàn V )
• Diện khớp đốt bàn tay và các đốt ngón tay .
+ Sụn khớp: bao bọc các đầu xương và viền quanh các hõm khớp, có
tác dụng bảo vệ đầu xương, làm tăng bề mặt tiếp xúc các diện khớp, là vùng
vô mạch .
+ Màng hoạt dịch bao phủ toàn bộ mặt trong của khớp, đó là một màng
mỏng rất giầu các mạch máu và hạch bạch huyết. Mặt hướng vào khoang
4
khớp nhẫn bóng, có lớp tế bào biểu mô bao phủ . các tế bào này có nhiệm vụ
tiết ra dịch khớp. Chất dịch khớp có tác dụng bôi trơn ổ khớp, làm giảm ma
sát giữa các diện khớp và dinh dưỡng cho ổ khớp. Thành phần của dịch khớp
chủ yếu là chất mucin (Hyaluronic acid ) và các chất dinh dưỡng them từ
huyết tương.
+ Bao khớp là một bao xơ bám vào dìa ngoài chu vi các diện khớp.

Thực chất bao cốt là ngoại cốt của xương. Các khớp ở cổ – bàn – ngón tay
chủ yếu là các khớp gấp duỗi nên bao khớp thường dầy ở phía trước, mỏng ở
phía sau và chắc khoẻ ở hai bên .
+ Dây chằng khớp
Dây chằng và bao khớp đều là phương tiện nối khớp .
• Khớp quay cổ tay có 4 dây chằng
Trước: dây tràng quay – cổ tay – gan tay
Sau: dây trằng quay – cổ tay – mu tay
Hai bên: dây chằng quay bên và dây trằng trụ bên
• Khớp quay cổ tay: được trằng buộc với nhau nhờ các dây trăng quay
cổ tay và các dây trằng liên khớp cổ tay.
• Khớp quay cổ bàn tay: được tăng cường bằng các dây chằng mu tay,
gan tay và dây trằng liên khớp.
• Khớp bàn ngon tay và các khớp ngón tay với nhau dược tăng cường
bằng dây trằng gan tay và hai dây trằng bên. Riêng khớp bàn ngón tay còn có
dây trằng ngang – sau gan tay tăng cường .
1.1.4 Hệ thống bao hoạt dịch gân ở cổ tay và bàn ngón tay
- Phía gan tay có bao gân của cơ gấp ngón cái dài conf gọi là bao hoạt
dịch quay. Bao hoạt dịch trụ bao bọc các gân gấp nông và sâu các ngón tay.
các bao hoạt dịch ngón tay bọc gân gấp ngón 2, 3 , 4 .
5
- Phía ngoài mỏn châm quay có bao hoạt dịch De Quervain bao bọc gân
cơ dạng dài và gân cơ duỗi ngắn ngón cáI .
- Mặt mu tay có các bao gân bọc gân cơ duỗi cổ tay quay dài, duỗi cổ
tay quay ngắn, bao gân bao bọc chung các gân cơ duỗi ngón 2 , 3 , 4 bao gân
duỗi ngón út và bao gân cơ duỗi cổ tay trô .

1.2 Gân cơ bình thường và bệnh lý
1.2.1 Gân bình thường
a- Đại Thể

- Gân là tổ chức tiếp nối giữa cơ và xương. Quan sát bằng mắt thường
gân có mầu trắng sáng, mật độ chắc .
b – Vi Thể
CÊu tạo cơ bản của gân bao gồm các bó sợi collagen, tế bào gân, chất
nền và nước. Mỗi gân gồm nhiều bó sợi collagen ngan cách nhau bởi vách
liên kết. Bọc ngoài gân là một màng gọi là cân, gồm nhiều sợi tạo keo tạo
thành nhiều lớp chồng lên nhau, các sợi trên – dưới có hướng thẳng góc với
nhau.
6
- Các bó sợi collagen xếp song song khác nhau theo một trật tự chặt chẽ
và phản chiếu dưới ánh sáng phân cực. Giữa các bó collagen có thưa thớt các
tế bào gân, không thấy có nguyên bào sợi.
- Tế bào gân hình dạng mảnh khảnh uốn lượn, bào tương nghèo lưowis
nội bào có hạt , nhân mỏng, nằm thưa thớt, rải rác và xép theo trục của sợi
gân và song song với nhau. Tế bào gân (tế bào sợi) dược coi là trạng thái đã
hoàn thành quá trình tổng hợp chất, khi bị kích thÝch sẽ trở thành nguyên bào
sợi.
- Không thấy chất nền bắt mầu .
- Gân được cấp máu bởi mạng lưới mao mạch nhỏ song song với
hướng các sợi collagen trong gân. Dinh dưỡng cho gân dựa vào them thấu từ
quanh gân hơn là từ mạch máu của gân .
1.2.2 Gân bệnh lý
a- Đại Thể
- Gân mầu xám , mờ dục hoặc nâu nhẹ , mật độ mền .
b -Vi Thể
- Thoái hoá gân (Tendinois) : là tình trạng không có biểu hiện đáp ứng
viêm trên mô bệnh học. Thoái hoá gân có thể kết hợp với viêm quanh gân.
Trên kính hiển vi nhìn thấy các sợi collagen mất phương hướng, xắp xếp lộn
xộn, giảm chu vi các bó sợi và giảm mật độ toàn bộ của collagen bị tách rời
hoặc đứt nhỏ uốn lượn không đều và lỏng lẻo . Tổn thương có thể có mặt

hồng cầu, fibrin và lắng động fibronectin. Tăng sinh chất nền và mạch máu.
Các dạng thoái hoá bao gồm: thoái hoá trong, dạng nhầy, mỡ, fibrin,
can xi hoá .
- Viêm gân (Tendinitis): Viêm gân là tình trạng có đáp ứng viêm trong
gân đó, bao gồm xuất hiện thâm nhiễm các tế bào viêm và hình thành mô hạt.
7
- Viêm quanh gân: Trong viêm quanh gân mãn tính, nguyên bào sợi
xuất hiện cùng với thâm nhiễm limpho quanh các mạch máu . Mô quanh gân
dầy lên. Sự tăng sinh mạch máu, thay đổi viêm thấy rõ ở trên 20% các động
mạch. Các tế bào viêm thấy được cả trong gân và trong lòng mạch.
Viêm quanh gân kết hợp với thoái trong gân: Thoái háo nhầy trong gân
kemf hoặc không kèm hoặc không kềm xơ hoá, tế bào viêm rải rác ở mô
quanh gân.
8
1.3. Hội chứng De Quervain
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh
Bình thường cơ dạng dài và cơ duỗi ngắn ngón cái trượt dễ dàng trong
bao gân trong đường hầm cổ tay. Khi bao gân này bị viêm sẽ sưng phồng lên
làm chèn Ðp lẫn nhau gây đau và hạn chế vận động ngón cái
1.3.2. Triệu chứng .
Viêm bao gân De Quervain thường gặp nhất trong nhóm bệnh viêm gân
vùng cổ tay và bàn tay. Thường gặp ở nữ tuổi 30 đến 50 tuổi
+ Sưng đau vùng mỏm châm quay, đau tăng khi vận động ngón cái đau
liên tục nhất là về đêm. Đau có thể lan ra ngón cái và lan lên cẳng tay .
+ Sờ thấy bao gân dầy lên, có khi có nóng, đỏ, Ên vào đau hơn .
+ Khi vận động ngón cái có thể nghe thaays tiếng kêu kot két .
+ Test Finkelsein: Gấp ngón cái vào trong lòng bàn tay. Nắm các ngón
tay trùm nên ngón cái. Uốn cổ tay về phía trụ. NÕu bệnh nhân thấy đau chói
vùng gân dạng dài và gân duỗi ngắn ngón cái hoặc ở gốc ngón cái là triệu
chứng của viêm bao gân De Quervain .

+ Siêu âm
• Thấy gân dầy lên
• Dịch quanh gân
1.3.3. Chẩn đoán phân biệt :
+ Viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay .
+ Thoái hoá khớp giữa thương thang và khớp bàn một : Test
Finkelstein âm tính.
+ Viêm bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn và gân cơ duỗi cổ
tay quay dài: Sưng đau phía trong bao gân De Quervain, đau tăng khi duỗi cổ
tay có đối lực, Test Finkelstein đau Ýt .
9
+ ChÌn Ðp nhánh nông thần kinh quay: đau mặt ngoài đầu dưới xương
quay, kèm theo tê, rối loạn cảm giác mặt mu các ngón 1, 2, 3 và nửa dọc ngón 4
1.3.4. Điều trị
+ Giảm hoặc ngừng vận động cổ tay và ngón tay cái (thường 4 – 6
tuần). Trường hợp sưng đau nhiêu nên làm băng nẹp cổ tay và ngón cái liên
tục 3 – 6 tuần ở tư thế cổ tay để nguyên, ngón cái dạng 45 độ so với trục
xương quay và gấp 10 độ
+ Chườm lạnh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nostreroit (uống
hoặc bôi tại chỗ).
+ Tiêm taicorticoid trong bao gân De Quervain.
+ Thuốc Hydrocortison acetat hoặc Depo – Medrol liều 0,5 ml/mỗi
lần tiêm. Điểm tiêm tại mỏn châm quay hướng dọc lên trên , kim gần như tiếp
tuyến với mặt da, mục đích là tiêm thuốc vào trong bao gân De Quervain.
1.4. Ngón tay “lò xo”
1.4.1 Cơ chế bệnh sinh .
- Tình trạng viêm gân, bao gân gấp ngón tay gây phì đại và quá sản sụn
sợi ở bề mặt tiếp súc của gân và bao gân (chủ yếu ở vị trí đầu gần của ròng
rọc) làm cho bao gân dầy lên, hình thành cục xơ ở gân, làm chít hẹp dường
hầm của gân. Vì vậy sự di động của gân qua ròng rọc khó khăn, và cuối cùng

bị kẹt lại làm ngón tay không cử động được. Do lực gấp ngón tay thường
thắng được sự mắc kẹt và ngược lại lực duỗi không thắng được mắc kẹt nên
ngón tay thường ở tư thế gấp. NÕu cố duỗi hoặc duỗi thụ động thì sẽ thấy
tiếng “ bật ” khi cục xơ vượt qua chỗ ngẹt và ngón tay được duỗi ra như kiểu
ngón tay có lò xo .
1.4.2 Triệu chứng lâm sàng .
10
- Đau gốc ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại cục xơ, khó cử đọng
ngón tay. Triệu chứng này nặng hơn vào buổi sáng và cải thiện hơn vào ban
ngày .
- Bệnh nhân cảm giác được tiếng “ bật “ ở gân khi gấp hoặc duỗi ngón tay
- Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gập vò lòng bàn tay hoặc ruỗi thẳng .
- Ngón tay có thể có sưng, sờ dọc gân gấp có thể thấy cục xơ nhỏ dọc
trên gân gấp ngón tay. Thường sờ thấy cục xơ ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay.
Cục xơ di động khi gấp, duỗi ngón tay .
- Siêu âm thấy:
+ Dịch quanh gân
+ Chiều dầy của gân tăng
1.4.3. Chẩn đoán phân biệt .
- Co cứng Duypuytren giai đoạn sớm thường gây co cúng ngón 4, sau
đó đến các ngón 5, 3và 2. Thường bị cả hai tay do xơ hoá dải cân bàn tay.
- Viêm khớp bàn ngón tay: đau vùng gốc ngón tay nhưng không có
hiện tượng ngón lò xo.
1.4.4. Điều trị .
- Giảm vận động ngón tay có gân tổn thương, nẹp duỗi ngón tay về
đêm để tránh đau do co cấp ngón tay khi ngủ .
- Thuốc CVKS, giảm đau .
- Tiêm Corticoid tại chỗ .
+ Hướng mũi tiêm 30 độ theo hướng vào gân gấp, hút kiểm tra không
có máu, bơm vào nhẹ tay thì bơm thuốc vào từ từ. Trong khi tiêm thuốc cho

bệnh nhân gấp duỗi ngón tay nhẹ, nếu kim tiêm di động cùng với ngón tay tức
là kim đã cắm vào gân, khi đó phải rút nhẹ trở lại 1 – 2 mm để tránh tiêm vào
trong gân .
1.5. Tổng quan về siêu âm trong bệnh lý phần mềm bàn tay
11
1.5.1. Khái niệm cơ bản về siêu âm
- Siêu âm là những sóng dao động cơ học có tần số cao trên 16000 Hz
tai người không nghe được .
1.5.2 Giải phẫu của siêu âm phần mền
- Cơ :
+ Cắt dọc :
• Hình dạng lông chim, điển hình của các vách xơ cơ, các dải cân tăng
âm . Còn các sợi cơ giảm âm nằm ở giữa .
+ Cắt ngang
• Hình chấn lốm đốm
- Gân
Tăng âm, sợi xơ dài, giới hạn rõ, bờ tăng âm, xung quanh âm có giảm
âm nhẹ do lớp mỡ xung quanh .
1.5.3. Triệu chứng học của siêu âm phầm mền bàn tay
- Gân : Tăng âm
- Cơ : Đồng Âm
- U : Giảm âm
12
- Mì : Không Tách biệt mỡ bình thường ở xung quanh
- Máu tụ: Tăng âm sau chuyển sang trống âm (Dịch do tiêu cục máu)
1.5.4. Các nghiên cứu về siêu âm trong bệnh lý phần mềm bàn tay
- Vai trò của siêu âm trong viêm bao gân de Quervan
+ Siêu âm thấy được bao gân dầy lên và có dịch bao quanh
+ Chẩn đoán phân biệt với viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay. Viêm
bao hoạt dịch gân cơ duỗi cổ tay quay ngắn và gân cơ duỗi cổ tay dài.

+ Đánh giá giá trị của siêu âm trong chuẩn đoán hội chứng de Quervan
và giám sát những thay đổi sau khi tiêm steroid dưới hướng dẫn của siêu âm .
- Vai trò của siêu âm trong ngón tay lò so
+ Siêu âm thấy được bao gân dầy lên và có dịch bao quanh .
+ Chẩn doán phân biệt với viêm màng hoạt chịch các khớp ngón tay
13
Chương 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khoảng 90 người, chia làm hai nhóm, nhóm :
- 60 bệnh nhân mắc bệnh lý phàn mềm bàn tay, được chẩn đoán (theo
tiêu chuẩn nào), điều trị nội hay ngoại trú tại khoa cơ xương khớp bệnh viện
bạch mai.
- 30 người bình thường khỏe mạnh.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .
- Địa điểm phòng khám bệnh và khoa cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
- Thời gian nghiên cứu từ 01/ 01/ 2010 đến 01/ 11/ 2010
2.3. Chọn mẫu
Các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn theo các tiêu chuẩn sau:
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng đến khám bệnh và điều trị
tại khoa cơ xương khớp bệnh viện bạch mai .
- Các biểu hiện theo các triệu chứng như
+ Sưng đau ở vùng mỏm châm quay
+ Đau gốc ngón tay .
+ Bệnh nhân cảm giác được tiếng bật ở gân khi gấp hoặc duỗi .
* Tiêu chuẩn loại trừ :
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
14
2.4. phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế ngiên cứu
- Tiến cứu, mô tả cắt ngang
2.4.2 Kỹ thuật và cụng cụ thu thập thông tin
* Kỹ thuật: Thông tin sẽ được thu thập thông qua khám, siêu âm
* Dụng cô:
Máy siêu âm
* Kỹ Thuật siêu âm
+ Chuẩn bị bệnh nhân
+ Chuẩn bị dụng cụ
. Máy siêu âm
. Đầu dò siêu âm
2.4.3. Đánh giá lâm sàng
Thông tin chung về đối tựơng nghiên cứu: tuổi, giới, , nghề nghiệp .
- Triệu chứng lâm sàng
+ Thời gian mắc bệnh
+ Tính chất đau, đau liên tục hay không liên tục
+ Cường độ đau Theo thang điểm VAS ( Visual Analog scales )
+ Tính chất sưng, nóng, đỏ đau .
+ Ảnh hưởng đến vận động
- Đánh giá các thống số siêu âm
+ Đậm độ âm vang của gân
15
+ Chiều dầy của gân
+ Độ liên tục.
+ Dịch quanh gân, bề đầy lớp dịch
+ khích thước gân
+ Đậm độ âm
+ Dịch quanh gân
+ Đứt gân bán phần không
+ Tình trạng calci hoá

2.4.4. Phân tích số liệu
- Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 8.0
2.4.5 Đạo đức nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích rõ và ký giấy đồng ý tham gia
nghiên cứu
- Có thể rút khỏi nghiên cứu bất cứ khi nào
- Các thông tin được đảm bảo giữ bí mật và chỉ dùng cho mục dích
nghiên cứu .
16
2.4.6. Sơ đồ nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu
Bệnh nhân đau khu trú ở
mỏm chân quay hoặc
dọc gân tổn thương
Ngưòi khoẻ mạnh , không có
điểm đau khư trú ở mỏn chân
quay hoặc dọc gân tổn thương
Chẩn đoán sơ bộ
Đủ tiêu nghiên cứu
Siêu âm đánh giá
tình trạng gân và tổ
chức quanh gân
Siêu âm đánh giá
tình trạng gân và
tổ chức quanh gân

So sánh giữa triệu
chứng lâm sàng , x
quang và siêu âm
So sánh rót ra sự chên

lệch của gân khi bị
tổn thương
Đánh giá trị của siêu âm trong
chẩn đoán và điều trị một
số bệnh lý phần mềm bàn tay
Chương 3
Mô tả triệu
chứng lâm sàng,
cận lầm sàng,
xquang
17
Dự kiến kết quả
3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Chiều dầy bình thường của gân ở bàn tay của người khoẻ mạnh
Hình ảnh siêu âm
Gân
Chiều dầy của gân
n
X
± SD
Bao gân De Quervain
Ngân ngón tay
3.1.2 Dịch quanh gân ở người khoẻ mạnh
Hình ảnh siêu âm
Gân
n Dịch quanh gân %
Có Không
Bao gân De Quervain
Ngân ngón tay
18

3.2. Đặc điểm hình ảnh siêu âm bàn tay trong một số bệnh lý phần mềm bàn
tay.
Hình ảnh siêu âm
Thể bệnh
Chiều dầy của gân
Chiều dầy dịch quanh
gân
n
X
± SD n
X
± SD
Viêm bao gân De Quervain
Ngón tay lò so

Với P > 0,05
Nhận xét:
3.3. So sánh hình ảnh siêu âm với các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và
Xquang.
3.3.1 So sánh hình ảnh siêu âm với các triệu chứng lâm sàng
Mức độ đau
Hình
ảnh siêu âm
Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng
n
X
± SD n
X
± SD n
X

±
SD
Chiều dầy của gân
Dịch quanh gân
19
3.3.2. So sánh tổn thương gân của siêu âm với tổn thương gân của x quang
Có biểu hiện lâm sàng tổn thương gân Tổng
Siêu âm phát hiện
X quang phát hiện
3.3.3. Liên quan giữa chiều dầy của gân và thời gian mắc
Thời gian mắc
Hình
ảnh siêu âm
< 1 Tháng
Từ 1đến 2
tháng
Từ 2đến 3
tháng
> 3 Tháng
n
X
± SD
n
X
± SD
n
X
± SD
n
X

± SD
Chiều dầy của gân
Dịch quanh gân
3.3.4. Liên quan giữa chiÒu dầy của gân và diễn biến của bệnh
Phân loại
Hình
ảnh siêu âm
Mới
mắc lần đầu
Tái phát lần 1 Tái phát lần 2
Tái phát
trên 2 lần
n
X
±
SD
n
X
±
SD
n
X
±
SD
n
X
± SD
Chiều dầy của gân
Dịch quanh gân
20

3.3.5 Liên quan giữa chiều dầy của gân và mức độ đau theo thang điểm VAS
Mức độ đau
Hình
ảnh siêu âm
Đau nhẹ Đau trung bình Đau nặng
n
X
± SD
n
X
± SD
n
X
± SD
Chiều dầy của gân
Dịch quanh gân
3.3.6 Liên quan giữa chiÒu dầy của gân và biểu hiện viêm
DÊu hiệu viêm
Hình
ảnh siêu âm
Sưng Nóng Đỏ
Có Không Có Không Có Không
n
X
±
SD
n
X
± SD
n

X
±
SD
n
X
±
SD
n
X
± SD
n
X
± SD
Chiều dầy của gân
Dịch quanh gân
3.4. Đánh giá kết quả điều trị của tiêm tại chỗ corticoid dưới sự hướng dẫn của
siêu âm
3.4.1 Đánh giá bằng siêu âm sau 10 ngày điều trị
Hình ảnh siêu âm
Thể bệnh
Chiều dầy của gân
Chiều dầy dịch quanh
gân
n
X
± SD n
X
± SD
Viêm bao gân De Quervain
Ngón tay lò so

Chương 4
dự kiến bàn luận
21
Bàn luận theo kết quả thu được

dự kiến kết luận
Kết luận theo 2 mục tiêu
Kiến nghị
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1 Trần Ngọc Ân (1999) Bệnh thấp khớp . Nhà xuất bản y học . Tr 271 – 27
2 Trường đại học y ha nội ( 1998 ) Dược lý học , NXBYH , Tr 490 - 498
3 Phan Thanh Địch ( 1998 ) , Mô học , NXBYH , Tr 117 – 118
4 Phan Văn Địch , Trịnh Bình ( 2002 ) Mô học , NXBYH , Tr 146 – 155
5 Netter.F , người dịch Nguyễn Quang Quyền (1997 ) Atlas giải phẫu
người , NXBYH , hình 464 , 465 , 468 ,472
6 Đào Hùng Hạnh ( 1995 ) Sử dụng siêu âm để phát hiện các tổn thương
trong viêm quanh khớp vai . Luận văn thạc sỹ y học , trường đại học y
Hà Nội .
7 Nguyễn Thị Ngọc Lan , Trần Ngọc Ân ( 2004) “ Viêm quanh khớp vai
và bệnh lý phần mềm quanh khớp “ Bửnh học nội khoa tập 1 ,NXBYH ,
Tr 431 – 472
8 Nguyễn Thị Ngọc Lan , Trần Ngọc Ân ( 2004) Tiêm nội khớp và cạnh
khớp . Bệnh học nội khoa tập 1 . NXBYH . tr 501 – 505
9 Nguyễn Thị Ngọc Lan Siêu âm trong chẩn đoán kén kheo chân ( kén
Baker ) . Công trình nghiên cứu khoa học 1995 – 1996 NXBYH . T . I
.Tr 68 - 76
10 Lê Thị Liễu ( 2008 ) Nghiên cứu các giai đoạn tiến triển của bệnh viêm
khớp dạng thấp qua lâm sàng và siêu âm khớp cổ tay . Luận văn thạc sỹ y

học , trường đại học y Hà Nội .
11 Nguyễn Thị Nga ( 2000 ) Đánh giá độ dầy của da và mô dưới da ở bệnh
nhân xơ cứng bì toàn thể băng siêu âm . Luận văn bác sỹ chuyên khoa
cấp II , trường đại học y Hà Nội .
12 Nguyễn Phước Bảo Quân (2002) “ Nguyên lý siêu âm “ , siêu âm bụng
tổng quát , Trường dại học y Huế NXBYH , tr 1 – 44
13 Đỗ Thị Su ( 1997 ) Nghiên cứu hình ảnh X quang khớp bàn tay trên
bệnh nhân viêm khớp dạng thấp . Luận văn thạc sỹ y học , trường đại học
y Hà Nội .
14 Vũ Thị Thanh Thuỷ , Nguyễn Thị Ngọc Lan ( 2009 ) Chẩn đoán và điều
trị những bệnh cơ xương khớp thường gặp . Nhà xuất bản y học . Trang
193 - 202
15 Hà Xuân Tịnh ( 2006 ) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị một số
bệnh phần mền quanh khớp . Luận văn thạc sỹ y học , trường đại học y
Hà Nội . 15 Trường đại học y hà nội ( 1998 ) Dược lý học , NXBYH
,Tr 490 – 498
16 Trường đại học y hà nội ( 1992 ) Giải phẫu học tập 1 , NXBYH ,Tr 31 –
32 , 45 - 60 ,139 – 141 , 338 – 340 , 340- 341 , 382 -382
TIẾNG ANH
17 Azúcar P. Sonography of the hand: tendon pathology, vascular disease,
and soft tissue neoplasms. J Clin Ultrasound 2004; 32:470-80.11.
18 Anderson BC, Manthey R, Brouns MC. Treatment of De Quervain’s
tenosynovitis with corticosteroids. A prospective study of the response to
local injection. Arthritis Rheum 1991;34:793– 8.
19 Bianchi S, Martinoli C, Abdelwahab IF. Highfrequency ultrasound of the
wrist and hand. Skeletal Radiol 1999;28:121–129.
20 Bruno D. Fornage, M.D. Francois L. Schernberg, M.D. Matthew D.
Rifkin, M.D. Ultrasound Examination of the Hand1
21 Bianchi S, Martinoli C, Abdelwahab IF. Ultrasound of tendon tears. Part
1: general considerations and upper extremity. Skeletal Radiol

2005;34:500–12.
22 Carlton A. Richie III, DO, and William W. Briner, Jr, MD Corticosteroid
Injection for Treatment of de Quervain’s Tenosynovitis: A Pooled
Quantitative Literature Evaluation
23 CanosoJ (1998) ‘’ Regional pain syndromes : diagnosis and
Managememt ‘’ , American college of Rheumatology , pp 3-15
24 D C M, Wansaicheong G K L, Tsou I Y Y . Ultrasonography of the hand
and wristWong 2009; 50(2) : 219
25 E. G. McNally Ultrasound of the small joints of the hands and feet:
current status
26 Fam A.G ( 1998 ) “ The wrist and hand “ , Rheumatology , Voll ( 4 ) , 9.1
– 9.8
27 Fenwick S.A , Hazleman BL , Riley GP (2002 ) “ The vasculature and its
role in the damaged and healing tendon “ Arthritis Res ; 4(4) : 252- 260
28 Fornage BD. Ultrasonography of muscles and tendons: examination
technique and atlas of normal anatomy of the extremities. New York:
Springer-Verlag, 1988.
29 Giovagnorio F, Andreoli C, De Ciccoidence ML. Ultrasonographic
evaluation of de Quervain disease. J Ultrasound Med 1997;16:685-9.

×