Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.87 KB, 40 trang )

PHÒNG GD & ĐT LỆ THỦY
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THUỶ


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT VÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 GIẢI TOÁN CÓ


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp 2, tôi thấy giải toán có lời văn có vị
trí rất quan trọng trong chương trình toán ở tiểu học và đặc biệt dạy học theo
mô hình VNEN. Các em làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt
ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính, chúng ta thấy rằng đây là một
khó khăn lớn đối với các em. Đọc một đề toán đang còn là khó với các em vậy


mà còn phải tiếp tục tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề toán, đặt câu lời giải, viết phép
tính, ghi đáp số. Trong việc dạy học theo mô hình VNEN học sinh làm bài một
cách độc lập theo từng cá nhân. Chính vì điều ấy mà tôi luôn băn khoăn trăn trở
làm sao tất cả các em đều làm đúng phép tính, ghi lời giải chuẩn xác và ghi đáp
số rõ ràng.
Thực tế trong một tiết hoạt động thực hành ở môn Toán, chúng ta thường
thấy có dạng toán có lời văn mà học sinh lớp 2 thì nêu câu trả lời không được
nhiều và học sinh thì chưa thành thạo khi đọc đề toán vả lại phải tự các em mày


mò theo kiểu dạy học mới này nên đó cũng là lí do mà các em chưa có kĩ năng


làm bài tập với dạng toán có lời văn.
Do tâm lý chung của học sinh lớp 2 còn ham chơi, bên cạnh đó nhiều gia
đình thiếu sự quan tâm nên việc học hành của các em còn nhiều hạn chế.
Từ thực trạng trên, bản thân tôi đã trăn trở, mình cần phải làm gì để giúp
học sinh lớp 2 nắm và có kĩ năng giải được các dạng toán có lời văn đồng thời
khi làm bài các em mạnh dạn và tự tin không cần sự hổ trợ của các nhóm trưởng
hay của cô giáo. Chính vì điều đó nên ở mọi nơi, mọi lúc tôi luôn tìm tòi,học hỏi


để áp dụng một số biện pháp, một số kinh nghiệm vào trong giảng dạy giải toán
có lời văn đối với học sinh lớp 2.Với sự nhiệt tình của tôi khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm này, qua một thời gian tôi thấy các em có sự tiến bộ rõ rệt và hơn
nữa những em yếu dạng toán này từng bước hình thành được lời giải và làm
đúng phép tính. Chính vì thế năm học 2016- 2017 này tôi chọn đề tài:
“ Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ”, nhằm góp
phần nâng cao chất lượng học học tập của các em nói riêng và chất lượng học tập
trong trường nói chung theo mô hình VNEN.
2. Phạm vi áp dụng sáng kiến:


Sáng kiến “ Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ” được
áp dụng đối với học sinh lớp 2 theo chương trình VNEN.


B. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng
a. Về phía học sinh
Lớp 2B có 28 học sinh. Đa số các em là con gia đình nông dân thuộc hộ
nghèo, hộ cận nghèo, cha mẹ ít quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Thực sự đây là lớp mà GV chủ nhiệm nào khi gặp cũng cần có sự quan tâm và lo

lắng. Nhìn chung phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học


Toán nói chung và việc giải toán có lời văn nói riêng của học sinh nên phụ huynh
chưa có sự đầu tư đúng mức. Đầu năm học, đối với chương trình môn toán lớp 2.
Nhìn chung các em đều thực hiện được các phép tính cộng, trừ có nhớ trong
phạm vi 100, nắm được tên gọi, thành phần và kết quả phép cộng, trừ, hay tìm x
trong bài toán, nhưng ở phần giải toán có lời văn thì lớp 2B có 59,3% học sinh
giải và trình bày được, 10% các em biết tóm tắt bài toán, ghi đúng lời giải nhưng
thực hiện phép tính thì sai. 30,7% các em chưa biết ghi lời giải của bài toán, chưa
có em nào có sáng tạo hay có lời giải hay hơn, gọn hơn. Đặc biệt là những em


trung bình, yếu, việc đọc, viết đã chậm thì giải toán có lời văn lại càng khó khăn
hơn rất nhiều như các em: ( Giang, Toàn, Lê Huy … )
b. Về phía giáo viên
Trong quá trình dạy học theo mô hình VNEN người giáo viên chưa có sự
chú ý đúng mức tới việc làm thế nào để học sinh nắm vững được lượng kiến
thức, đặc biệt là dạng giải toán có lời văn. Nguyên nhân là do giáo viên mới tiếp
cận với chương trình dạy học theo kiểu mới này. Thời gian dành nghiên cứu, tìm
tòi những phương pháp dạy học mới này còn hạn chế. Bên cạnh đó việc ý thức


về tầm quan trọng của việc giải toán có lời văn của các em chưa đầy đủ. Từ đó
dẫn đến tình trạng học sinh lên lớp 3 vẫn còn nhiều em chưa ghi được lời giải và
phép tính đúng cho một bài toán.
2. Giải pháp giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
2.1. Chuẩn bị cho việc giải toán:
Để giúp học sinh có kĩ năng trong việc giải toán có lời văn thì chúng ta
không những hướng dẫn các em trong giờ học toán khi các em cứu trợ mà còn

luyện cho các em kĩ năng nói trong các tiết học ở môn Tiếng Việt.


Chúng ta đã biết các em còn nhỏ, còn rụt rè chưa tự tin trong giao tiếp.
Chính vì vậy khi dạy chương trình VNEN các em được hoà đồng cùng bạn bè,
học hỏi ở bạn bè và mạnh dạn đưa thẻ cứu trợ khi làm bài chưa được. Giáo viên
gần gũi với học sinh, khuyến khích các em trong giao tiếp, tổ chức các trò chơi để
các em luyện nói nhiều để giúp các em có vốn từ lưu thông. Bên cạnh đó người
giáo viên phải chú ý nhiều đến kĩ năng đọc và phần tìm hiểu bài của phân môn
Tiếng Việt để từ đó các em có kĩ năng phán đoán yêu cầu cơ bản mà bài tập đề ra.
2. 2. Giúp học sinh nắm được trình tự của việc giải một bài toán có lời văn:


a) Tìm hiểu nội dung bài toán: Đọc đề, tìm hiểu đề bài.
Đây là một bước rất quan trọng, giáo viên cần nhắc nhở cho học sinh đọc kĩ
đề, đọc nhiều lần (đọc thầm trong nhóm) để hiểu rõ đề toán cho biết gì? Như đã
cho biết điều kiện gì? Bài toán hỏi cái gì ? Bài toán thuộc dạng nào ? Khi đọc bài
toán phải hiểu thật kĩ một số từ, thuật ngữ quan trọng chỉ rõ tình huống Toán học
được diễn đạt theo ngôn ngữ thông thường .


Trong đề tài này tôi không thể trình bày được hết phần thực nghiệm và đánh
giá kết quả thực nghiệm của tôi trong năm qua, chỉ xin mô tả một vài bài thực
nghiệm ở chương trình toán 2 để chứng minh phần lý luận đã nêu .
Chẳng hạn “ Một giàn có 46 quả gấc” bài 4/65 SHD. Hay “ Bạn Tú cân nặng 32
kg...” 5/86 SHD vv.... Mỗi học sinh trong nhóm cần đọc nhẩm nhiều lần đề toán
đã cho.
Cần dùng bút chì gạch chân hoặc ghi vào vở nháp những điều kiện đã biết và cái
phải tìm.



Ví dụ : Bài toán : Mảnh vải màu xanh dài 34 dm, mảnh vải màu tím ngắn hơn
mảnh vải màu xanh 15 dm. Hỏi mảnh vải màu tím dài bao nhiêu dm ?
+ Học sinh đọc đề, tìm hiểu và có thể gạch chân như trên. Sau đó học sinh
có thể nêu được ( có thể cho các em tự hỏi đáp nhau )
* Bài toán cho biết gì ? ( Mảnh vải xanh : 34 dm, mảnh vải tím ngắn hơn
mảnh vải xanh : 15 dm ).
* Bài toán hỏi gì ? ( Mảnh vải tím dài bao nhiêu dm ? ).
+ Cho học sinh phân tích ngược :


* Bài toán hỏi gì ? ( Mảnh vải tím dài bao nhiêu dm ? )
* Bài toán cho biết gì ? ( Mảnh vải xanh : 34 dm , mảnh vải tím ngắn hơn
mảnh vải xanh : 15 dm )
b) Tìm tòi cách giải toán :
a/ Chọn phép tính giải thích hợp
-Sau khi các em đã xác định được đề toán như cái gì đã cho và cái gì phải tìm
cần giúp học sinh chọn phép tính thích hợp: Chọn “ PHÉP CỘNG” nếu bài toán


yêu cầu: “ Nhiều hơn” hoặc “ gộp”, “ Tất cả”. Chọn tính trừ nếu đề toán ra là “
bớt” hoặc “tìm phần còn lại” “ ngắn hơn” hay là “ ít hơn” “ trong đó”
- Lập kế hoạch giải toán nhằm xác định trình tự giải quyết, thực hiện phép tính.
Từ tóm tắt đề toán, một lần nữa cho học sinh nắm lại mối liên hệ giữa đề toán đã
cho và cái cần tìm.
Trong lớp GV phải quan sát, nếu có một nhóm đưa thẻ cứu trợ thì ta đến nhóm đó
để hướng dẫn . Trường hợp nếu có nhiều nhóm cùng đưa thẻ cứu trợ thì giáo viên
nên cho các em cùng quay mật lên bảng để giáo viên hướng dẫn.



Ta có thể hướng dẫn cho học sinh suy luận từ câu hỏi bài toán đến dữ kiện đã
cho.
+ Bài toán hỏi gì ? ( Tấm vải tím dài mấy đề xi mét ).
+ Trong đó dữ kiện nào đã biết ? ( Tấm vải tím ngắn hơn tấm vải xanh 15dm )
+ Mà tấm vải xanh đề toán đã cho biết là bao nhiêu dm ?(Vải xanh dài 34 dm )
+ Vậy muốn biết tấm vải tím dài bao nhiêu dm ta thực hiện phép tính gì ?


( Thực hiện phép tính trừ 34 trừ đi 15 ) .
Cách khác : Học sinh chọn và nêu phép tính sau đó nêu lời giải.
+ Vậy kết quả cuối cùng có phải là đáp số của bài toán không ? (Đó là đáp
số của bài toán ).
c) Thực hiện cách giải quyết bài toán :
- Quá trình tìm tòi cách giải quyết, học sinh tự trình bày bài giải của mình
có thể làm vở ô li, vở nháp.


- Hoặc tạo sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh trong
nhóm, học sinh trong nhóm trao đổi ý kiến về cách làm bài hoặc giải bài toán.
- Giáo viên có thể lựa chọn nội dung cho thật tinh giản, xác định rõ các
kiến thức cơ bản, các thuật ngữ quan trọng trong bài, lời giải thích phải ngắn,
gọn, nhấn mạnh các chỗ cần thiết, minh họa bằng nhiều ví dụ quen thuộc ( gợi ý
một số đặc điểm riêng của đơn vị. Đối với bài toán này đơn vị của nó là dm).
- Sau khi đã hướng dẫn , giáo viên cho các nhóm làm bài vào vở. Bài toán
này có một phép tính nhưng có thể có nhiều lời giải khác nhau mà vẫn phù


hợp .Việc cho học sinh tự tìm nhiều lời giải khác nhau có tác dụng lớn trong việc
gây hứng thú cho học sinh, thúc đẩy các cố gắng tìm tòi, sáng tạo và rèn luyện óc
suy nghĩ linh hoạt, độc lập .

Học sinh có thể nêu lời giải như sau :
Số dm mảnh vải tím dài là ( Mảnh vải tím dài là / Chiều dài mảnh
vải tím là / Độ dài mảnh vải tím là ...)
34 – 15 = 19 ( dm ).
Đáp số : 19 dm.


d) Kiểm tra cách giải bài toán :
- Việc kiểm tra này nhằm phân tích cách giải đúng hay sai, sai chỗ nào để sửa
chữa. Giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại trình tự các bước giải thử lại
phép tính đã thực hiện trong bài giải ... Từ đó giúp các em có thói quen kiểm tra
đánh giá, sửa bài.
- Với kết quả bài toán trên có thể hướng dẫn học sinh kiểm tra xem mảnh
vải tím có phải là 19 dm không ?


- Hay khi cộng 19 dm của mảnh vải tím với 15 dm chiều dài tấm vải xanh
dài hơn có bằng chiều dài tấm vải xanh là 34 dm không ? Ta xét tính hợp lý của
đáp số.
Tóm lại :
Đối với mỗi bài toán, học sinh cần đọc thật kĩ đề bài, tìm hiểu đặc điểm
của bài toán : các dữ kiện đã có và vấn đề cần tìm. Sau đó tóm tắt đề toán bằng sơ
đồ minh họa hoặc bằng lời. Rồi tự suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm , tổ để tìm ra
hướng giải quyết bài toán, lựa chọn cách giải hay nhất ,phù hợp nhất .


- Khi giải xong cần kiểm tra thử lại kết quả có đúng và phù hợp không ?
- Khuyến khích học sinh tự đánh giá bài làm của mình , của bạn để khắc sâu
kiến thức .
- Đối với bài toán khó học sinh cần phải đọc đi , đọc lại nhiều lần, cố gắng

suy nghĩ tìm ra cách giải cho phù hợp
2. 3. Rèn cho học sinh những thói quen cần thiết trong quá trình học tập
môn Toán :


- Hình thành nề nếp học tập : Mọi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích
cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không quay cóp bài bạn, không
đưa thẻ cứu trợ khi chưa suy nghĩ và chưa đọc đề toán. Học sinh biết huy động
các kiến thức của mình tham gia tích cực vào việc giải quyết nội dung, yêu cầu
bài toán.
- Rèn cho học sinh tính cẩn thận chu đáo trong học tập như : Trước khi làm bài
phải nháp. Hay không hiểu thì nên hỏi nhóm trưởng hoặc các bạn khác trong
nhóm.


×