TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT
LÊ THỊ MINH THU
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
“PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU XÉO”
Đồng nai, tháng 6 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
1
KHOA NGHỆ THUẬT
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ
SƯ PHẠM
“PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHẠC CHO HỌC SINH
TIỂU HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC CẦU XÉO”
Học viên: Lê Thị Minh Thu
Lớp: ĐHSP ÂM NHẠC K4 ĐỒNG NAI
GV hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Hương Giang
Đồng nai, tháng 6 năm 2014
2
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1/ Lí do chọn đề tài:
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài
người. Và là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mổi người, đặc biệt là
đối với trẻ thơ. Đối với trẻ âm nhạc là cả một thế giới kì diệu đầy xúc cảm với
những lời ca, giai điệu ngọt ngào, sự phong phú của giai điệu, sự uyển chuyển
của các động tác minh họa … tất cả tạo cho trẻ niềm say mê và yêu thích âm
nhạc. Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể
chất cho trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, góp phần làm đẹp
tâm hồn các em qua các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, tình yêu thương gia
đình, kính trọng thầy cô đoàn kết với bạn bè….
Với vai trò to lớn như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần thiết trong
chương trình giáo dục tiểu học, trong đó hoạt động dạy vận động theo nhạc củng
đóng vai trò hết sức quan trọng.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Âm nhạc là nhu cầu về tinh thần hết sức cần thiết đối với thiếu nhi, khi học
hát các em không chỉ được học lời ca, lắng nghe giai điệu bài hát mà còn được
biểu diễn bài hát bằng các hình thức vận động theo nhạc.
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc với các động tác
nhảy múa hoặc sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo nhạc. Hoạt động này giúp các
em phát triển tai nghe âm nhạc, có khái niệm nhịp, giúp các em khéo léo, uyển
chuyển có khả năng phản ứng nhanh nhẹn, rèn luyện cho các em sự tự tin và
mạnh dạn khi đứng trước đám đông.
Thực tế giảng dạy cho thấy các em học sinh rất thích được vận động theo
nhạc nhưng những kỹ năng của các em còn rất đơn điệu, chưa mang tính nghệ
thuật. Do trước đây giáo viên dạy nhạc không chuyên hoặc do chưa biết cách tổ
chức và chưa tạo điều kiện để các em vận động theo nhạc một cách nghệ thuật.
3
Từ những thực tế trên với mong muốn nâng cao kỷ năng vận động theo nhạc
cho các em, nên tôi đã nghiên cứu phương pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo
nhạc cho học sinh tiểu học, và bước đầu thực hiện áp dụng vào việc giảng dạy ở
các lớp.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
Qua một quá trình được học tập, nghiên cứu và hướng dẫn, cộng với thực tiễn
trong quá trình công tác. Các phương pháp giúp tôi tập trung vào nghiên cứu
chính là:
- Phương pháp điều tra giáo duc
- Phương pháp lấy ý kiến chuyến gia
- Phương pháp tổng hợp lý thuyết
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho học sinh
Tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu:
Môn âm nhạc cho học sinh Trường Tiểu học Cầu Xéo.
5/ Đóng góp của đề tài:
Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy học môn Âm
nhạc đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
Dùng làm tài liệu tham khảo cho các đồng nghiệp ở trường.
6/ Bố cục:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II: Phương pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho học sinh
tiểu học
4
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lí luận:
1.1.1. Mục tiêu dạy môn Âm nhạc ở Trường Tiểu học.
Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, đối với mỗi
người hoạt động ca hát là nguồn nuôi dưỡng tinh thần. Các giai điệu trầm bổng,
sự phong phú của tiết tấu ở các thể loại bài hát sẽ đưa chúng ta vào thế giới một
cách tươi đẹp, hấp dẫn và lý thú. Ca hát luôn luôn giúp chúng ta cảm nhận cuộc
sống tươi đẹp tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ
trẻ cũng có thể cảm nhận được ca hát một cách thụ động, phản ứng với âm nhạc
ngay lúc này. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã chúng minh
khi người mẹ mang thai 4 tháng rưỡi trở đi, nếu cho thai nhi nghe một cách gián
tiếp các thể loại âm nhạc sẽ giúp cho trí tuệ thai nhi phát triển ngay từ lúc còn
trong bào thai. Rồi khi lọt lòng, trẻ đã từng bước tiếp xúc với những câu hát ru
trìu mến, nhẹ nhàng đầy tình cảm.
Biết bao nhiêu tâm sự, bao điều dạy dỗ người mẹ gửi gắm cho con mình
qua những khúc hát ru. Lời ru cũng chính là tâm hồn của người mẹ, là giai điệu
của quê hương, là nguồn nuôi dưỡng tình cảm và nhân cách cho trẻ em sau này.
Rồi cùng với năm tháng khi trẻ lớn dần lên lại được tiếp xúc với những bài đồng
dao. Những bài hát này với nét nhạc vui tươi, dí dỏm, hồn nhiên gắn bó với trẻ
trong những trò chơi ngây thơ, hồn nhiên…như: Tập tầm vông, rồng rắn lên
mây…
Từ lúc trẻ thụ động nghe âm nhạc cho đến khi chủ động. Tìm đến với câu
hát vần điệu, kèm theo những điệu múa, trò chơi…, tất cả đều giúp cho trẻ lớn
lên là đặt nền tảng âm nhạc đầu tiên cho trẻ, đồng thời nó là yếu tố tác động đến
tình cảm và nhân cách cho trẻ sau này.
5
Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia
ca hát là được tự hoạt động đề nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình.
Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các
em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình
cảm, đạo đức thẩm mĩ và trí tuệ tốt nhất.
Âm nhạc là môn năng khiếu, tuy nhiên việc dạy nhạc không nhằm đào tạo
các em trở thành những người hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp, qua các bài
học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, biết một số kiến thức phổ
thông về âm nhạc… Tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hóa âm
nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho
các nội dung học tập ở nhà trường phổ thông có tính toàn diện, hài hòa các hoạt
động học tập của trẻ em.
Trong trường tiểu học, học âm nhạc là một quá trình liên tục rèn luyện tập
hát, phát triển khả năng nghe nhạc. Thông qua âm nhạc năng lưc cảm thụ bài hát
của các em dần được tăng lên. Qua việc học hát và vận dụng các hình thức vận
động theo nhạc, học sinh được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ âm nhạc, phát triển
nhạc cảm và tăng khả năng tập trung cao độ.
1.1.2. Các kỹ năng ca hát cho học sinh
Các kỹ năng hát cần rèn luyện cho học sinh gồm có:
- Tư thế hát:
- Trong quá trình học hát trước hết phải luyện tư thế hát, hát tập thể có thể tiến
hành ở tư thế đứng hoặc ngồi.
- Khi đứng hát: người thẳng, đầu không nghiêng, không so vai, hai tay buông
dọc theo thân thoải mái, toàn bộ thân thể dồn vào 2 chân đều nhau.
- Khi ngồi hát: đầu và thân người giống như khi đứng hát, hai tay đặt trên đầu
gối, lưng thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia.
6
- Tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi mà hô hấp là một việc rất
quan trọng trong quá trình ca hát.
- Hơi thở.
Trong ca hát hơi thở là một trong những vấn đề hết sức quan tâm, cách thở
đúng là biết cách hít vào một lượng hơi vừa đủ để hát hết một câu hát (câu hát có
thể dài ngắn khác nhau). Khi tập hít hơi vào không nên hít nhiều quá, hơi sẽ bị
căng phải lên gân không điều tiết được hơi. Giáo viên cần phải hướng dẫn học
sinh lấy hơi bằng mũi, không hít bằng miệng. Lấy hơi bằng miệng cổ họng
chóng bị khô, rát…
Khi hát các bài hát có nhịp độ chậm vừa phải, cần phải hướng dẫn cho các
em lấy hơi chậm hít bằng mũi, nên đánh dấu những chỗ lấy hơi trong bài hát để
học sinh có thể thực hiện đúng, biết cách lấy hơi, lấy hơi hợp lý mới có thể hát
ngân dài ở cuối câu hát.
- Hát chính xác:
Trong ca hát việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt. Hát chính xác có
nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của từng
học sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan phát
âm. Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh chậm
của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc thì khi giáo viên hát
mẫu các em có thể nhắc lại chính xác, nếu học sinh phải hát cao hơn hoặc thấp
hơn giọng trung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay tới việc hát chính
xác. Một trong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kĩ năng hát chính
xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của các em.
- Hát đồng đều:
Giáo viên cần dạy cho các em có kĩ năng hát đồng đều và hoà giọng, có
thể vận dụng một số biện pháp sau:
- Thu hút sự chú ý của toàn thể học sinh.
7
- Dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác chỉ huy hay nghe dạo nhạc hoặc nghe
giáo viên hát một câu ngắn rồi theo hiệu lệnh đến bắt vào bài.
- Theo động tác tay chỉ huy của giáo viên, học sinh có thể hát nhanh, chậm, to,
nhỏ, nhấn, nảy hoặc hát liền hơi.
- Giúp học sinh cách phát âm, nhả chữ đúng cũng làm cho giọng hát của các em
đồng đều, hoà hợp.
- Phát âm, nhả chữ, hát rõ lời :
Nhả chữ là sự cấu tạo rành rọt, chính xác về phương diện phát âm của từ.
Khi hát tập thể cũng như hát cá nhân rất cần quan tâm đến vấn đề này.
Hát rõ lời góp phần truyền cảm và thông tin chính xác nội dung ca từ của bài hát.
Những nguyên tắc phát âm lời ca trong ca khúc Việt Nam có liên quan chặt chẽ
đến sự vận động của 6 thanh điệu (thanh không dấu, thanh dấu sắc, thanh dấu
huyền, thanh dấu hỏi, thanh dấu ngã, thanh dấu nặng) trong ngữ âm tiếng Việt.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Khái quát về trường Tiểu học Cầu Xéo.
Trường Tiểu học Cầu Xéo là một trong ba Trường Tiểu học ở thị trấn
Long Thành, trường có từ trước ngày miền Nam giải phóng thống nhất đất nước
(30- 4 -1975) nhưng chỉ là một phân hiệu của Trường Long Thành I. Đến năm
1983 trường mới chính thức được tách thành một trường độc lập có tên là
Trường cấp I Cầu Xéo và đến năm 1993 đổi tên trường thành trường Tiểu học
Cầu Xéo. Hiện nay trường có hai điểm giảng dạy, điểm chính tại khu Cầu xéo thị
trấn Long Thành được xây dựng lại vào năm 2001. Tổng diện tích khuôn viên
nhà trường là 9.220 m
2
, trong đó có 24 phòng học và các phòng khác như: Thư
viện, Thiết bị, Phòng truyền thống đội, Phòng Hội đồng, Phòng Hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng, Hội trường. Ngoài ra trường còn có một điểm ở Khu Kim Sơn, được
xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2000, điện tích khuôn viên của điểm này là
1040m
2
gồm có 8 phòng học và một phòng giáo viên.
8
Số học sinh vào học tại trường chủ yếu là dân thường trú tại khu Cầu Xéo
và khu Kim Sơn, ngoài ra còn có một số học sinh là con em của những hộ dân
tạm trú tại các khu trong thị trấn, ở các xã lân cận vào học.
Thị trấn Long Thành là nơi có phong trào giáo dục phát triển rất mạnh
trong huyện Long Thành nên trường luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của
Đảng Ủy, HĐND, UBND Thị trấn Long Thành, Chi bộ, Ban Điều hành hai khu
Cầu Xéo và Kim Sơn, của Lãnh đạo Phòng GD&ĐT Long Thành và đặc biệt là
sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ tận tình của Ban đại diện CMHS trường.
1.2.2. Thực trạng việc dạy âm nhạc cho học sinh trường Cầu Xéo.
Dạy âm nhạc ở trường tiểu học không chỉ là dạy hát mà còn dạy nhân cách
và đạo đức cho các em. Các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ vì vậy là giáo viên
âm nhạc tôi đã suy nghĩ và lựa chọn phương pháp dạy phù hợp cho các em.
Ở cấp 1, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát. Dạy hát để giáo dục âm
nhạc:
- Phát triển tai nghe và giọng hát.
- Coi trọng việc luyện tập.
- Thông qua các trò chơi âm nhạc, vận động phụ họa, múa đơn giản để bồi
dưỡng khả năng hoạt động và năng lực biểu hiện âm nhạc của trẻ.
- Thông qua các bài học cụ thể, giáo dục các em những tình cảm trong sáng,
lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ làm cho đời sống tinh thần của trẻ
thêm phong phú.
Từ những thực tế trên, tôi đang ngày một cố gắng tìm hiểu và học tập các
phương pháp dạy học tích cực nhất để dạy cho học sinh của mình.
9
CHƯƠNG II:
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
2.1. Vận dụng linh hoạt các phương pháp vào quá trình dạy học.
2.1.1. Các tiêu chí chung của vận động theo nhạc.
Đối với môn âm nhạc ở tiểu học nếu giáo viên biết cách sử dụng các phương
pháp phù hợp sẽ làm tăng hứng thú cho học sinh từ đó tiết học hiệu quả hơn, các
em yêu thích môn học và phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Ngoài ra,
muốn đạt được hiệu quả cao nhất khi trình bày một bài hát kết hợp vận động theo
nhạc thì trước hết phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
- Hát tốt bài hát.
Trong ca hát việc hát chính xác có tầm quan trọng đặc biệt. Hát chính xác
có nghĩa là hát đúng giai điệu, tiết tấu của bản nhạc. Mức độ hát chính xác của
từng học sinh phụ thuộc vào khả năng nghe nhạc và khả năng của các cơ quan
phát âm. Nếu học sinh tập trung chú ý, phân biệt được rõ độ cao thấp, nhanh
chậm của âm thanh, ghi nhớ được giai điệu, tiết tấu của bản nhạc thì khi giáo
viên hát mẫu các em có thể nhắc lại chính xác, nếu học sinh phải hát cao hơn
hoặc thấp hơn giọng trung bình của bản thân thì có thể ảnh hưởng ngay tới việc
hát chính xác. Một trong những điều kiện để giúp cho học sinh phát triển kĩ năng
hát chính xác là việc lựa chọn giọng bài hát cho phù hợp với âm vực giọng của
các em.
Muốn thực hiện bất kì hoạt động nào tốt thì điều quan trọng nhất chính là
học sinh phải thuộc lời và hát đúng nhạc bài hát.
- Đúng nhạc.
Đây là một tiêu chí quan trọng hàng đầu vì vậy giáo viên phải hướng dẫn
học sinh hát và múa phụ họa đúng nhạc, đúng nhịp và tiêt tấu. Không quá nhanh
mà cũng không quá chậm điều này rất quan trọng vì hát và múa phụ họa không
10
đúng nhạc thì sẽ tạo cho người xem cảm giác nhàm chán không hào hứng, điều
này sẽ làm cho người xem và người biểu diễn không có sự hòa hợp. Hát đúng và
múa đúng sẽ giúp cho học sinh chủ động hơn, tự tin vào các hoạt động, các động
tác mới thể hiện đúng tình cảm và nội dung bài hát.
- Đúng động tác.
Múa đúng nhạc, đúng động tác không những làm cho bài hát hay hơn
thêm sinh động học sinh chủ động trong mọi hoàn cảnh mà còn làm cho người
xem hiểu được nội dung của bài hát làm cho người xem cảm nhận cái hay, cái
đẹp của bài hát.
Ví dụ:
Khi hát một bài hát dân ca Thái ở miền núi phía Bắc các động tác minh
họa sẽ khác với bài hát của dân tộc Êđê sống ở Tây Nguyên hay người Kinh ở
Đồng bằng…
- Sự diễn cảm.
Trong phương pháp dạy hát cho học sinh, bất cứ một người giáo viên nào
cũng phải nắm vững và tiến hành các bước trình tự trong dạy hát. Ta phải ghi
nhận rằng: âm nhạc vốn là môn nghệ thuật các em ham thích và hứng thú, có sức
thu hút mạnh đối với tuổi học sinh, nhưng việc giảng dạy truyền thụ như thế nào
để các em tiếp thu có hiệu quả cao nhất. Đó là: cử chỉ, nét mặt vui tươi, tự nhiên,
tâm hồn thoải mái…để đi vào nội dung bài giảng. Trong nội dung bài giảng gắn
kết hài hoà với sử dụng trực quan sinh động để minh hoạ ý tứ của bài giảng
nhằm thu hút học sinh dẫn dắt các em tiếp thu bài hát và cách biểu diễn của ca sĩ.
Bản thân việc thể hiện phần âm nhạc là sinh động và hấp dẫn, do vậy giáo viên
phải tận dụng triệt để sức mạnh đó làm cho giờ học thêm sinh động tạo thành
niềm say mê của học sinh.
Một yếu tố tưởng như đơn giản nhưng lại hết sức quan trọng trong âm
nhạc và là sự thể hiện diễn cảm trong bài hát. Dù học sinh có hát đúng, múa phụ
11
họa đúng theo nhạc đi chăng nữa nhưng nếu không có sự thể hiện, thả hồn vào
động tác múa, vào lời bài hát thì các động tác múa cũng trở nên vô hồn, tẻ nhạt
và cứng nhắc sẽ không thu hút được sự chú ý của người xem.
- Hình thức biểu diển .
Có rất nhiều hình thức vận động theo nhạc nhưng hình thức múa minh họa được
các em yêu thích nhất, hình thức múa được phổ biến và phát triển rộng rãi trong
đới sống hằng ngày của con người, ở mọi tầng lớp. Múa sinh hoạt được sử dụng
để miêu tả cuộc sống hằng ngày của các em ở trường, lớp ở đây thường là
những động tác múa đơn giản, vui nhộn. Múa sinh hoạt nâng cao đời sống tinh
thần cho con người nói chung và học sinh tiểu học nói riêng.
Đặc biệt với học sinh, múa sinh hoạt làm cho đời sống tinh thần của các
em phong phú hơn, khơi dậy sự thích thú và say mê học tập, giúp các em nhanh
nhẹn và tinh tế.
2.1.2. Lựa chọn loại hình vận động và xây dựng các động tác phù hợp.
Vận động theo nhạc là công cụ để giúp học sinh thể hiện bài hát, do đó với
mổi bài hát khi dạy cho các em tôi thường cùng các em phân tích nội dung, giai
điệu, cấu trúc của bài hát thật kĩ để lựa chọn loại hình phù hợp.
Với mổi bài hát có giai điệu vui tươi, tình cảm, tha thiết hay nhịp nhàng
khác nhau, thì có sự lựa chọn hình thức vận động khác nhau. Tuỳ theo mổi bài
mà chọn hình thức phù hợp như, gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu hay đứng
nhún chân nhịp nhàng…. Riêng với những bài hát có hình tượng nghệ thuật đẹp,
có giai điệu tình cảm tha thiết tôi thường lựa chọn hình thức múa minh họa. Sau
khi lựa chọn hình thức vận động, tôi cùng các em thực hiện.
Ví dụ:
- Trong giờ âm nhạc lớp 2 ở tuần 5, các em học ôn tập bài hát “Xòe hoa”
dân ca Thái. Như vậy đây là một bài hát dân ca của dân tộc ít người sinh
sống ở miền núi phía Bắc, sau khi phân tích tính chất bài hát tôi chọn hình
12
thức múa minh họa để giới thiệu các động tác đặc trưng của dân tộc Thái
và luyện tập cho các em.
- Còn với bài hát “Bài ca đi học” sáng tác nhạc sĩ Phan Trần Bảng, tôi lại
chọn hình thức vỗ đệm theo phách bài hát để tạo không khí vui tươi sôi
nổi và thúc giục các em đến trường tạo không khí phấn khởi nhiều niềm
vui.
- Đối với các tiết học hay ôn tập Tập đọc nhạc, tôi thường áp dụng trò chơi
vào phần củng cố. Những trò chơi đơn giản có tên gọi hấp dẫn như “
Thiên tài âm nhạc”: các em sẽ điền tên nốt còn thiếu vào bài Tập đọc nhạc
vừa học, hay “ Em tập làm nhạc sĩ”: giáo viên hướng dẫn các em tập viết
lời mới của bài hát…
2.1.3. Chính xác hóa các động tác vận động.
Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định
hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho các em được bộc lộ khả
năng sáng tạo của mình. Tùy theo độ tuổi ở các lớp mà các em có khả năng
riêng, với các em lớp 1, lớp 2 khả năng bắc chước củng như khả năng sáng tạo
còn hạn chế nên tùy vào tính chất mổi bài hát mà tôi thường chọn hình thức vỗ
đệm theo nhạc kết hợp nhún người nhẹ nhàng sang trái, phải đều nhau…, hay là
đưa ra một số động tác rồi cho các em thảo luận để chọn ra các động tác phù hợp
với bài hát và sắp xếp chúng để có bài hoàn chỉnh.
Đối với các em lớp 3, 4, 5 khả năng tiếp thu cao hơn, tính sáng tạo củng bắc
đầu bộc lộ rõ, tôi cho các em chia nhóm thảo luận với nhau tự nghỉ ra các động
tác, hoặc vận dụng một số động tác cô giáo đã hướng dẫn để áp dụng vào bài hát
sao cho phù hợp với tính chất và nội dung bài hát. Sau đó giáo viên sẽ gọi từng
nhóm lên biểu diễn, nhận xét và góp ý xem có phù hợp với lời hát và tính chất
âm nhạc không, sửa các động tác còn chưa đúng. Sau đó giáo viên sẽ sử dụng
một số động tác của các em để hệ thống thành một bài hoàn chỉnh.
13
Để các em thực hiện đúng chính xác tôi chia bài hát thành các câu hát, chọn
động tác phù hợp cho từng câu, mổi câu có mấy động tác và tập theo nhịp. Tập
kĩ từng câu sau đó ráp thành một bài hoàn chỉnh.
Ví dụ:
+ Với bài hát “ Chim chích bông” nhạc Văn Dung, âm nhạc lớp 2.
- GV làm mẫu 1 lần.
- Chia từng động tác theo từng câu hát. GV thực hiện mẫu từng câu, học
sinh thực hiện theo.
Khi nghe nhạc dạo, HS nhún chân theo nhạc.
Câu 1, 2: Làm động tác chim vỗ cánh bay (câu 1 làm 2 lần, câu 2 làm 4 lần).
Câu 3: Tay trái chống hông, tay phải làm động tác vẫy gọi chim.
Câu 4: Tay trái chống hông tay phải giơ cao làm động tác vẫy chào.
Câu 5: Như câu 4, HS đổi tay.
Câu 6: Làm động tác chim bay vỗ cánh 4 lần, riêng câu “thích thích thích, thích
thích thích” hai tay đưa lên miệng làm loa như chim kêu.
- GV cho học sinh thực hiện nhiều lần.
- Kiểm tra theo tổ, nhóm, cá nhân…
- Cả lớp hát hoàn chỉnh bài hát kết hợp các động tác vừa học.
+ Bài hát “Em vẫn nhớ trường xưa” nhạc và lời Thanh Sơn.
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ, giáo viên cho thời gian các em tự suy nghĩ
các động tác minh họa phù hợp với bài hát. Gọi từng nhóm lên biểu diễn và giáo
viên nhận xét đánh giá. Sau đó giáo viên sẽ sử dụng một số động tác của các em
để hệ thống thành một bài hoàn chỉnh tập cho cả lớp. Khi tập giáo viên củng
chia câu và tập theo nhịp để các em dễ tập và nhớ bài hơn.
2.1.4 Tạo sự hứng thú cho học sinh trong quá trình hoạt động.
Vận động theo nhạc là quá trình học sinh thực hành và cảm thụ nghệ
thuật, nhưng nếu tiết học nào củng lặp lại những hoạt động giống nhau sẽ làm
14
các em nhàm chán. Để hoạt động vui tươi hơn tôi thường hay tổ chức các trò
chơi thi đua giữa các tổ.
Ví dụ:
Khi học bài hát “Con chim non” (Dân ca Pháp, âm nhac lớp 3), tôi tổ chức
trò chơi âm nhạc cho cả lớp tham gia. Chia lớp thành các nhóm nhỏ và đặc tên
theo các loài chim hót hay, có ích như: chim họa mi, sơn ca, vành khuyên … để
tìm ra nhóm hát hay múa đẹp nhất. Qua việc tổ chức thi đua giữa các nhóm học
sinh sẽ hứng thú học tập và thêm yêu giờ học hát.
2.1.5 Bồi dưỡng, phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho học sinh.
Mổi học sinh có khả năng khác nhau, nhưng em nào củng đều yêu thích âm
nhạc, và thích biểu diễn. Để phát huy năng khiếu ở các em tôi thường cho học
sinh xem các bài biểu diễn của các em thiếu nhi qua băng đĩa bằng giáo án điện
tử. Trong các tiết học ôn luyện hay tiết hoc tập biểu diễn tùy vào trình độ tiếp thu
và năng khiếu mổi lớp mà tôi dành thời gian dạy các em các động tác múa cơ
bản như: đi quả trám, cuộn đèn, hái đào, mỏ mời, đi xuyến, xòe Thái…các em
rất thích thú và siêng năng luyện tập.
Giới thiệu các động tác múa cơ bản:
- Hái đào một tay:
Tính chất: mềm, nhẹ nhàng.
Chuẩn bị: Chân đứng thế 5 (kí ở cạnh chân trụ), tay bên chân trụ chống ngang
thắt lưng, người nghiêng và hơi cúi về bên chân kí, tay làm động tác.
Nhịp 1: Tay làm động tác để dọc theo người, bàn tay ngửa về phía
trước, tay từ từ đưa lên cao ngang thắt lưng và xế góc 45 độ, giữ
nguyên khuỷa tay.
Nhịp 2: Cổ tay guộn một vòng, sau đó dựng bàn tay.
Nhịp 3: Cánh tay úp và vuốt xuống sát bên đùi.
Nhịp 4: Lật bàn tay ngửa.
15
Khi tay vuốt lên, chân trụ đứng thẳng, tay vuốt xuống, chân nhún mềm.
Đầu hơi cúi xuống và ngẩng lên theo tay.
- Hái đào hai tay:
Tính chất: nhẹ nhàng, mềm.
Phân tích động tác:
Phần tay: Hai tay để thế 6b, guộn cổ tay và ngón tay rồi vuốt xuống, bàn tay
dựng, sau lại đưa lên vị trí cũ hoặc vuốt sang và đổi bên.
Phần chân: Đứng thế 5, chân kí ngược bên tay làm động tác.
Người trên: Lưng thẳng, người nghiêng bên chân kí, đầu mặt ngẩng theo tay.
Động tác làm kết hợp với nhún tại chỗ hoặc bước đi, cách kết hợp như hái đào
một tay.
Với bài hát này tôi chon bài “ ước mơ” co giai điệu nhẹ nhàng tình cảm để
các em thể hiện tình cảm của mình.
- Mõ mời
Tính chất vui nhộn.
Một chân làm trụ, đầu gối chùng, chân kia đặt gót chân xế trước 45 độ. Chân nào
đưa ra thì hai tay đưa về phía đó, bàn tay úp rồi cùng với lúc đưa chân ra hai bàn
tay gấp vào trong người rồi lật ngửa ra trước, tay ngoài thẳng, tay trong co, vị trí
của tay nằm giữa vai và thắt lưng, người nghiêng về bàn chân đưa ra.
Ví dụ như với bài hát “Cộc cách tùng cheng” tôi đã hướng dẫn các em học
sinh lớp 2/3 các động tác múa mỏ và các em rất thích thú, tập luyện tích cực và
kết quả các em hát tốt và múa đẹp, tôi thường xuyên cho các em biểu diễn bài
này trong chương trình văn nghệ.
- Xòe Thái:
Tính chất: uyển chuyển, nhịp nhàng.
16
Tư thế chuẩn bị: Người trên thẳng, chân đứng thế 1, hai tay buông thẳng.
Phần chân:
Phách 1: Bước một chân lên trước, cách chân trụ một bàn chân.
Phách 2: Chân dưới kéo lên kí ở cạnh chân trên, hai chân nhún
xuống.
Phách 3: Chân kí bước về vị trí ban đầu.
Phách 4: Chân trên rút về kí bên cạnh, hai chân nhún xuống.
Phần tay:
Phách 1: Hai tay thẳng, cánh tay úp, bàn tay cầm hai cành hoa, hai
cánh tay song song. Tay đưa lên cao gần đầu tạo thành góc 45 độ,
cẳng tay hơi gập lại vuông góc với cánh tay trên, hai khuỷa tay rộng
hơn vai.
Phách 2: Chân nhún, khủy tay của hai tay hạ xuống, bàn tay gần
chạm vai.
Phách 3: Chân bước lùi, cánh tay duỗi thẳng trở về song song như
ban đầu.
Phách 4: Tay trở về tư thế chuẩn bị ban đầu, khi chân nhún tay hơi
nhấn và kéo về phía sau người.
Ví dụ như với bài hát “ Xòe hoa” tôi đã hướng dẫn các em học sinh lớp 2/3 các
động tác múa xòe và các em rất thích thú, tập luyện tích cực và kết quả các em
hát tốt và múa đẹp.
- Sát còng:
Hai tay để thế 6b, bàn tay nắm hờ, hai khuỷa tay hơi nâng lên rồi nhấn xuống
theo nhịp nhún bật hoặc đi rung.
2.2. Hình ảnh minh họa.
- Hái đào một tay.
17
- Hái đào hai tay.
- Mõ mời.
18
- Sát còng.
- Điệu múa xòe khăn - Điệu múa xòe nón
19
PHẦN III: KẾT LUẬN
20
Qua việc áp dụng những kinh nghiệm của bản thân vào việc dạy và học Âm
nhạc tôi thấy tiết dạy trở nên sinh động và học sinh tích cực học tập hơn, các
em yêu thích tiết học âm nhạc và thuộc lời bài hát ngay trên lớp. Với các hoạt
động khác các em trở nên tích cực hơn nhiệt tình hăng say phát biểu và trở nên
mạnh dạn tự tin trước đám đông.
Các mức độ yêu cầu
Kết quả ở những lớp
không áp dụng phương
pháp
Kết quả ở những lớp
có áp dụng phương
pháp
Biết hát kết hợp với
vận động theo nhạc
75% 90%
Khả năng sáng tạo 65% 85%
Khi áp dụng phương pháp này tôi nhận thấy tình hình học tập môn Âm nhạc
tiến bộ rỏ rệt, các em yêu thích môn học hơn, có khả năng cảm thụ âm nhạc và
biểu diễn âm nhạc tốt hơn trước, tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn, các em
thuộc bài hát và các động tác minh họa hay hình thức vận động theo nhạc ngay
tại lớp. Không chỉ với môn Âm nhạc mà với các môn học khác các em củng
mạnh dạn và tự tin hơn khi lên bảng trả bài hay phát biểu trước lớp, trong giờ
học một số em biết nêu lên ý kiến riêng của mình, khi giáo viên đưa ra bài tập
khó các em đã tìm ra cách giải quyết mới và có những câu trả lời độc đáo. Tôi
thấy bước đầu đạt kết quả như vậy là rất phấn khởi, tôi sẽ mạnh dạn áp dụng và
ngày càng hoàn thiện phương pháp này tốt hơn để công tác giảng dạy đạt hiệu
quả.
Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời
mới”. Và bộ môn Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để đưa chúng ta đến
những chân trời mới lạ. “ Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm được bản thân mình
những sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc đời
trong những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần lí
21
tưởng về con người hoàn thiện, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
cộng sản chúng ta” – Đ.SôtxatacôVich.
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô
cùng quan trọng. Chúng ta những giáo viên âm nhạc, hơn ai hết chúng nhận thức
rất rõ điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, mà
tình yêu âm nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp chúng ta đem những chân
trời mới lạ trong từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài
sản quý giá mà mỗi người giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.
Là một giáo viên âm nhạc mới ra trường tôi nhận thấy để dạy tốt môn Âm
nhạc không chỉ có việc lên lớp dạy mỗi ngày mà người giáo viên phải thật sự có
lòng say mê và yêu nghề mến trẻ. Không ngừng bồi dưỡng những kiến thức mới
và học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp, làm sao cho các em thực sự yêu
thích môn học của mình. Muốn làm được điều này theo tôi cần phải đổi mới
phương pháp giảng dạy củ nếu không còn phù hợp, thay vào đó là những phương
pháp mới có tính khả quan hơn.
Bản thân tôi đã áp dụng phương pháp mới mà qua quá trình giảng dạy và
tham khảo từ đồng nghiệp đã rút ra được, tuy nhiên không tránh khỏi những sơ
suất, khiếm khuyết nên rất mong được sự góp ý chân thành, bổ sung của các
thầy, cô giáo để tôi ngày một tiến bộ và công tác giảng dạy tốt hơn.
NGƯỜI VIẾT ĐỀ TÀI
LÊ THỊ MINH THU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
1. SGK Âm nhạc – NXB Gíao dục
2. SGV Âm nhạc
3. Phương pháp dạy học Âm nhạc. NXB Gíao dục
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc ở Trường Tiểu Học -
NXB Gíao dục.
5. Đề cương bài giảng Múa Chất Liệu.
23