Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

nghiên cứu tác dụng điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue độ i và độ ii của viên nang thạch cam ngưu giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.43 KB, 43 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh truyền nhiễm
cấp tính, gây dịch do vi rút Dengue gây nên. Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa
dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh có đặc điểm là sốt, xuất
huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối
loạn đụng mỏu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ
dẫn đến tử vong.
Bệnh sốt xuất huyết trở thành một bệnh dịch lưu hành ở Việt Nam . Hiện
nay đã phân lập được 4 týp vi rút Dengue gây bệnh : DEN 1 , DEN 2 , DEN
3 , DEN 4. Vi rút Dengue được truyền từ người bệnh sang người lành do
muỗi Aedes đốt. Ở nước ta, có hai loại muỗi Aedes gây bệnh chủ yếu là
Aedes aegypti và Aedes albopictus . Bệnh SD/SXHD phát trển theo mùa và
cũng có sự khác biệt giữa các miền: Miền Nam và miền Trung bệnh
SD/SXHD xuất hiện quanh năm, tần suất mắc nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng
10 . Miền Bắc bệnh thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 9, những thỏng khỏc
bệnh ít xảy ra vì thời tiết lạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát triển
của muỗi Aedes.
Sự lan tràn về mặt địa lý của cả véc tơ truyền bệnh là muỗi và vi rút đã đưa
đến sự tăng cao tỷ lệ bệnh trong vòng 25 năm qua. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) , bệnh SD/SXHD hiện đang lan truyền ở nhiều nước trên thế giới với
khoảng 50 – 100 triệu người mắc bệnh và khoảng 500.000 trường hợp sốt xuất
huyết Dengue phải nhập viện , trong đó chủ yếu là trẻ em. Tỷ lệ tử vong đến 5%,
thậm chí cao hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bất chấp những nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi của các nhà khoa học, y
học trên thế giới và của Việt Nam trong các lĩnh vực dịch tễ, cơ chế bệnh
2
sinh, vắc xin, thuốc điều trị …. Song sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn
chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, hơn nữa muỗi
Aedes aegypti đó khỏng một số thuốc diệt côn trùng …. do đó càng làm cho
dịch lưu hành và phát triển. Vì vậy SD/SXHD vẫn đang là vấn đề thời sự,


đang thách thức tất cả những người công tác trong lĩnh vực y. dược nói
chung và cỏc bác sỹ lâm sàng nói riêng . Vài năm trở lại đây, tại các tỉnh miền
Trung và Tõy Nguyờn SD/SXHD có những diễn biến hết sức phức tạp. Đặc
biệt, tập quán lưu trữ nước sử dụng trong sinh hoạt trong nhân dân từ rất lâu
đời , nhiều người còn tận dụng những dụng cụ bỏ đi để lưu trữ nước ở ngoài
vườn… làm cho dịch SD/SXHD thường xuyên xảy ra và gây ảnh hưởng lớn
đến sức khỏe và kinh tế của người dân .
Nhằm phát huy vai trò và tiềm năng to lớn của Y học cổ truyền trong
phòng và chữa bệnh bằng dược liệu trong nước , xuất phát từ bài thuốc cổ
phương Lục nhất tán – là một trong bốn bài thuốc của Y học cổ truyền đã
được Bộ Y tế đưa vào phác đồ điều trị SD/SXHD độ I ,II , trong những năm
gần đây, Viện Y học Cổ truyền Quân đội đã sử dụng bài thuốc Lục nhất tán
kết hợp với vị thuốc Thủy ngưu giác (thành bài thuốc Thạch cam ngưu giác)
để điều trị SD/SXHD độ I và độ II thu được nhiều kết quả khả quan. Để đánh
giá tác dụng của bài thuốc một cách khách quan và khoa học chúng tôi đưa đề
tài “nghiên cứu tác dụng điều trị sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue độ I và
độ II của viên nang Thạch cam ngưu giỏc trờn lâm sàng” vào nghiên cứu với
mục tiêu sau :
1. Đánh giá tác dụng điều trị bệnh SD/SXHD độ I và độ II của viên
“Thạch cam ngưu giác” trên lâm sàng.
2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của viên nang “Thạch cam
ngưu giỏc” trên lâm sàng .
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG
1.1.1. Tình hình SD/SXHD trên Thế giới và Việt Nam
Những vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào những năm 1778-1780 ở Châu Á,
Châu Phi và Bắc Mỹ, khu vực Đông Nam Á, Dengue xuất huyết xuất hiện đầu
tiên ở Philipin vào năm 1954, nhưng đến năm 1970 bệnh đã trở thành nguyên

nhân nhập viện và tử vong thường gặp của trẻ em vùng này. Tỷ lệ mắc bệnh trên
toàn thế giới đã gia tăng mạnh mẽtrong những năm gần đây và hiện đã trở thành
dịch tại trên 100 quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực phía đông Địa Trung
Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong đó Đông Nam Á và Tây
Thái Bình Dương là khu vực chiu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ở Việt Nam, vụ dịch đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào năm 1958 và
năm 1960 ở miền Nam. Từ đó đến nay, dịch lưu hành ở hầu hết các tỉnh trong
cả nước. Ở nước ta, SD/SXHD chia thành 3 vùng:
-Vựng 1:Cú bệnh quanh năm, phát triển dịch mạnh vào mùa thu, gặp
chủ yếu ở trẻ em( Ở những vùng nhiệt độ >20
o
C: Đồng bằng song Cửu Long,
ven biển miền Trung…)
-Vùng 2: Không có bệnh vào những thỏng rột nhưng phát thành dịch
vào mựa mưa-núng, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn( Khu Bốn, đồng
bằng Bắc bộ…)
-Vùng 3:Bệnh tản phát ở vài tháng mưa nóng, thường không thành
dịch( Tõy Nguyờn và miền núi phía Bắc…)
1.1.2.Vi rút gây bệnh:
Các vi rút Dengue thuộc giống Flavivirus và thuộc Flaviviridae. Những vi
rút này kích thước nhỏ(50nm) mang một chuỗi ARN.
4
1.1.3. Véc tơ:
Vi rút Dengue truyền từ người này sang người khác do muỗi Aedes đốt,
muỗi này thuộc phân giống Stegomyia. Muỗi Aedes agypti là véc tơ gây dịch
quan trọng nhất, nhưng các loài khác Aedes albopictus , Aedes polynesiensis
được xếp là véc tơ phụ.
1.1.4. Vật chủ
Vi rút Dengue gây nhiễm cho người và một số loài động vật linh trưởng.
Con người là vật chủ chính ở đô thị và đồng thời cũng mang ý nghĩa dịch tễ

rất quan trọng. Các chủng VR Dengue có thể phát triển tốt trong nuôi cấy mô
của côn trùng và tế bào động vật có vú.
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH:
Chúng ta đã biết bệnh SD/SXHD bởi bất cứ týp nào trong 4 týp vi rút
Dengue gây nên. Nhưng chúng ta chưa biết rõ vì sao khi VR vào cơ thể người
thì ở người này biểu hiện lâm sàng nhẹ còn ở cá thể khác biểu hiện lâm sàng
lại ồ ạt, đôi khi rất nặng và có thể gây tử vong. Ngày nay, nhờ những tiến bộ
của y học cũng như sinh học phân tử đã đưa ra những giả thuyết đáng tin cậy
và hợp lý:
Giả thuyết thứ nhất : SD/SXHD có thể nhiễm đồng thời cả 2 týp huyết
thanh khác nhau của VR Dengue( do Hammon nêu lên). Giả thuyết này phù
hợp với bệnh SD/SXHD có kháng thể có ở vùng dịch lưu hành mà thường
xuyên có 4 týp VR Dengue. Tuy nhiên người ta chưa phân lập được 2 týp VR
ở cùng một mẫu huyết thanh vì thế chưa có bằng chứng nhiễm đồng thời 2 týp
VR gây nên SD/SXHD.
Giả thuyết thứ hai: Do Leon Rosen cho rằng nguyên nhân của SD/SXHD
là do những chủng VR đó cú mónh độc mạnh. Tác giả thấy hầu hết các chủng
5
VR có sự khác nhau về độc lực, dựa vào tính chất nội sinh như khả năng nhân
lên, ly giải tế bào sinh miễn dịch , tớnh mónh độc phù hợp vơi một số vụ dịch
do týp 2 gây nên có nhiều trường hợp nặng và tử vong cao. Nhưng những
thông tin về dịch tễ ở một số nước ca mắc bệnh nặng không phải chỉ riêng ở
týp 2 mà có thể gặp ở các týp khác.
Giả thuyết thứ ba : Thuyết tăng cường miễn dịch của Halstead, trẻ em ở
Thái Lan có hiệu giá kháng thể rất cao. Đó là kết quả đáp ứng nhớ lại do bị tái
nhiễm với một týp huyết thanh khác của VR Dengue. Halstead nhận thấy hầu
hết trẻ em đó bị SD/SXHD ở lần nhiễm VR thứ hai, chứ không phải là ở lần
thứ nhất hay ba ,bốn. Nhiễm VR lần thứ ba, bốn rất hiếm gặp vì sau lần
nhiễm VR lần thứ hai, đã để lại kháng thể rất cao và kéo dài đủ để bảo vệ.
Vậy trẻ em hiệu giá kháng thể thấp là thuộc loại nào? Không phải trẻ em lớn

vỡ chỳng đó sống nhiều năm trong vùng dịch lưu hành cao nên có thể bị
nhiều lần nhiễm Dengue nờn chỳng cú hiệu giá kháng thể cao và kéo dài,
cũng không phải là trẻ sơ sinh vì trẻ sơ sinh ở Thái Lan đều có hiệu giá kháng
thể IgG chống Dengue cao từ mẹ truyền sang.
Như vậy trẻ có nguy cơ mắc SXHD rõ ràng tương ứng với lứa tuổi ở trong
vùng dịch lưu hành đó cú kháng thể chống Dengue ở mức độ thấp, hoặc
kháng thể ở mẹ truyền sang nhưng kháng thể đã giảm, hoặc do kháng thể bị
nhiễm lần đầu nhưng đã bị giảm dần, nhưng sau đó lại bị nhiễm VR Dengue
lần hai.
1.3. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CÁC THỂ BỆNH SD/SXHD VÀ BIẾN
CHỨNG:
1.3.1. Sốt Dengue(Dengue cổ điển)
- Nung bệnh: từ 3-15 ngày.
- Khởi phát: những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi:
6
+ Trẻ còn bú mẹ và trẻ nhỏ có thể có triệu chứng sốt và phát ban không
đặc hiệu.
+Ở trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột ngột kèm theo nhức đầu, đau nhức
hai bên hố mắt, đau khắp người, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn.
- Toàn phát: Sốt cao 39-40
o
C, kèm theo các triệu chứng:
+ Xuất huyết ở củng mạc mắt, đau nhức quanh nhãn cầu.
+ Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
+ Sưng hạch bạch huyết.
+ Phát ban ngoài da,ban dát sẩn hoặc ban kiếu sởi.
+ Đôi khi có xuất huyết ở dưới da,niờm mạc.
+ Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ.
+ Số lượng tiểu cầu bình thường đôi khi hơi hạ.
+ Hematocrit không tăng.

1.3.2. SXHD thể nhẹ, không điển hỡnh(tương đương SXHD độ I):
-Sốt, nhức đầu
-Đau cơ, khớp (ít hoặc nhiều)
-Giãn mạch ngoại vi
-Dấu hiệu dây thắt dương tính
-Bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm nhẹ, hematocrit tăng nhẹ, chẩn đoán
huyết thanh Dengue dương tính.
-Không có sốc, hôn mê
-Không có xuất huyết
1.3.3. SXHD thể thông thường điển hình:
-Sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày.
-Biểu hiện xuất huyết: thường xảy ra vào ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh
dưới nhiều hình thái như:
7
+Nhẹ nhất là dấu hiệu dây thắt dương tính.
+Xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc, hoặc vết bầm tím ở quanh nơi
tiờm chớch.
+Xuất huyết ở da: chấm xuất huyết, thường ở mặt trước cẳng chân và
mặt sau cánh tay, đùi, bụng, mạng sườn, hoặc đám xuất huyết, mảng bầm tím.
+ Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu mũi, chân răng, đôi khi xuất huyết ở
kết mạc.
+ Xuất huyết phủ tạng: đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất
hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết tiờu hoỏ như nôn ra máu, đại
tiện ra máu. Xuất huyết tiờu hoỏ nhiều thường là biểu hiện nặng của bệnh.
∗ Các triệu chứng khác :
+ Gan to, đau bụng (trẻ em gặp nhiều hơn người lớn), một số có rối loạn
tiêu hóa như ỉa lỏng hoặc táo bón, bụng chướng…
+ Nhức đầu, đau mỏi cơ khớp, hạch ngoại vi to, mạch nhiệt phân ly, biến
đổi điện tâm đồ, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi bội nhiễm, rối loạn điện
giải…

∗ Cận lâm sàng:
+ Tiểu cầu giảm ≤100.000 tế bào/mm
3
(trên thực tế thường hay thấy
tiểu cầu giảm từ ngày thứ hai trở đi).
+ Biểu hiện mỏu cụ: hematocrit tăng ≥20% so với giá trị bình thường
(bình thường 36% - 40%).
1.3.4. Sốt xuất huyết Dengue có sốc:
1.3.4.1. Dấu hiệu tiền sốc
+ Gồm một số triệu chứng như sau:
8
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng dữ dội.
- Da sung huyết đỏ.
- Tay chân lạnh.
- Tiểu ít.
+ Xét nghiệm:
- Hematocrit tăng cao.
- Tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Ở những bệnh nhân có dấu hiệu tiền sốc cần chú ý theo dõi mạch,
huyết áp, nhiệt độ và làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu thường xuyên để xử
trí kịp thời.
1.3.4.2. Hội chứng sốc Dengue
Bao gồm tất cả triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue kèm
theo các triệu chứng:
- Mạch nhanh, nhỏ, khó bắt.
- Tụt huyết áp (HATĐ < 90 mmHg) hoặc huyết áp kẹt (HATĐ – HATT
≤ 20 mmHg).
Triệu chứng sốc thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ sáu của
bệnh.

1.3.5. Sốt xuất huyết Dengue thể xuất huyết phủ tạng:
Thường gặp là xuất huyết tiêu hóa, tử cung, đái ra máu. Ít gặp hơn là ho
ra máu, xuất huyết não
1.3.6. Sốt xuất huyết Dengue thể khác:
9
- SXHD cú đỏi huyết cầu tố: Cơ chế chưa rõ, có thể là biến chứng của
SXHD hoặc là tai biến dị ứng trên cơ địa những bệnh nhân thiếu hụt men G6PD.
- SXHD thể suy gan cấp: bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD,
kèm theo: gan to hoặc teo, men SGOT và SGPT tăng cao, vàng da - niêm
mạc, bilirubin cao, tỉ lệ prothrombin thấp, N-NH
3
cao, rối loạn ý thức do suy
gan
- SXHD thể não: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SXHD, kèm theo một hội
chứng não cấp lan tỏa, ít định khu, hôn mê xuất hiện sớm (không phải thứ
phát sau sốc hoặc xuất huyết nặng). Nguyên nhân có thể do tác động đơn
thuần hoặc phối hợp của rối loạn vi tuần hoàn trong não, của xuất huyết đốm
rải rác trong tổ chức não, của hội chứng não cấp do mất nước và rối loạn điện
giải
1.3.7. Biến chứng của sốt xuất huyết Dengue:
∗ Biến chứng chính (do tăng tính thấm thành mạch và rối loạn đụng
mỏu):
+ Sốc
+ Hôn mê và hội chứng não cấp, phự nóo nặng
+ Xuất huyết phủ tạng nặng, ở giai đoạn muộn do đụng mỏu nội mạch
(DIC).
∗ Biến chứng khác
+ Phổi: tràn dịch màng phổi, phù phổi cấp.
+ Tim: phù nề khe tim, xuất huyết cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, suy
mạch vành, rối loạn dẫn truyền

+ Thận: suy thận cấp.
10
+ Ngoài ra: tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tinh hoàn (hay gặp ở trẻ
em), phù thiểu dưỡng, xảy thai- đẻ non (ở phụ nữ có thai)
1.4. PHÂN ĐỘ LÂM SÀNG:
Phân độ sốt xuất huyết Dengue dựa theo bảng phân độ của tổ chức y tế
thế giới 2004 :
- Độ I: Sốt, dấu hiệu dây thắt dương tính, không có xuất huyết tự nhiên,
tiểu cầu giảm, hematocrit tăng.
- Độ II: Như sốt xuất huyết Dengue độ I và có xuất huyết tự nhiên dưới
da, niêm mạc, phủ tạng.
- Độ III: Như sốt xuất huyết Dengue độ II và có mạch nhanh nhỏ, huyết
áp tụt (HATĐ< 90 mmHg) hoặc kẹt (HATĐ–HATT≤ 20 mmHg).
- Độ IV: Như độ II và mạch không bắt được (mạch = 0) + huyết áp
không đo được (HA= 0).
1.5. XÉT NGHIỆM
1.5.1. Xét nghiệm cơ bản:
- Hồng cầu
- Tiểu cầu
- Hematocrit
- Bạch cầu
1.5.2. Một số xét nghiệm khác:
- Men gan
- Các yếu tố đụng mỏu
- Protein huyết tương
- Điện giải đồ
1.5.3. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định
11
1.5.3.1. Chẩn đoán huyết thanh để tìm hiệu giá kháng thể kháng vi rút
 Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (Heamaglutination Inhibition - HI):

 Sắc ký miễn dịch:
 Phản ứng MAC-ELISA:
1.5.3.2. Xét nghiệm RT-PCR (Reverse-Trancriptasa - Polymerase Chain
Reaction)
1.5.3.3. Phân lập vi rút Dengue
1.6.CHẨN ĐOÁN:
1.6.1. Lâm sàng: Dựa vào tiêu chuẩn của WHO năm 1997 như sau:
1. Sốt cao: đột ngột, liên tục 2-7 ngày
2. Xuất huyết :
o Dấu hiệu dây thắt (+)
o Chấm xuất huyết đưới da, vết xuất huyết, bầm chỗ chích.
o Chảy máu mũi, chảy máu nướu răng.
o Ỉa ra máu, tiêu ra máu.
3. Gan to
4. Sốc : thường xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6, biểu hiện bởi trẻ
bứt rứt , da lạnh ẩm, thời gian hồi phục màu da tăng > 2 giây, mạch
nhanh nhẹ và huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp.(*)
(*) Tụt huyết áp (Hypotension) : khi huyết áp tâm thu <80mmHg ( ở trẻ <5
tuổi), <90 mmHg ( ở trẻ ≥ 5 tuổi ). Huyết áp kẹp được ghi nhận sớm trong
quá trình sốc, ngược lại tụt huyết áp được ghi nhận trễ hơn hoặc ở các bệnh
nhi bị xuất huyết nặng.
1.6.2.Cận lâm sàng:
12
• Dấu hiệu thất thoát huyết tương : biểu hiện bởi cô đặc máu( dung tích
hồng cầu (Hct) tăng ≥20% giá trị bình thường ); hoặc tràn dịch màng
bụng;tràn dịch màng phổi.
• Tiểu cầu giảm : ≤ 100.000/mm 3 .
Chẩn đoán :
• SXHD : Sốt, xuất huyết, cô đặc máu và tiểu cầu giảm.
• Sốc SXHD : Tất cả tiêu chuẩn trên + sốc

1.7.ĐIỀU TRỊ:
1.7.1. Nguyên tắc chung: Điều trị triệu chứng là chính
• Hạ nhiệt khi có sốt cao nhưng không hạ tích cực vì dễ biến chứng trụy
tim mạch, không dùng các thuốc như Aspirin,Salicylat vì dễ gây toan
huyết và làm xuất huyết, không cần dùng kháng sinh.
• Bồi phụ nước và điện giải theo đường uống.
• Khi có rối loạn tuần hoàn và sốc: bồi phụ nhanh chóng khối lượng tuần
hoàn bằng các chất điện giải và dung dịch keo.
• Khi có xuất huyết nặng dựa vào Hematocrit và số lượng tiểu cầu để có
thể truyền máu và khối tiểu cầu.
• Không di chuyển bệnh nhân khi đang sốc.
1.7.2. Điều trị SXHD không sốc (Độ I và độ II)
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế
cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm
sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
a) Điều trị triệu chứng
13
- Nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc hạ nhiệt, lau mát bằng nước ấm.
- Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều từ 10-
15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ.
- Chú ý: Tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.
- Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị
vì có thể gây xuất huyết, toan máu.
b) Bù dịch sớm bằng đường uống:
Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội,
nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …) hoặc nước cháo loãng với muối.
c) Truyền dịch:
- Nờn xem xét truyền dịch nếu người bệnh ở độ I và II mà không uống
đuợc, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao; mặc dù
huyết áp vẫn ổn định.

- Dịch truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9%.
1.7.3. Điều trị SXHD có sốc (Độ III và độ IV)
Biện pháp điều trị quan trọng nhất là thay thế dịch và cần phải truyền
dịch ngay bằng đường tĩnh mạch để bù lại lượng huyết tương đã mất đi. Bệnh
nhân phải được theo dõi chặt 24/24h,.điều trị nhanh chóng ra khỏi sốc trong
thời gian muộn nhất là 48h.
+ Khẩn trương trị thay thế huyết tương:
+ Những rối loạn điện giải và chuyển hóa cần được điều trị đặc hiệu:
+ Theo dõi và điều trị sốc: phải thường xuyên ghi lại dấu hiệu sống và
hematocritdeer đánh giá kết quả điều trị
14
+ Các tiêu chuẩn để bệnh nhân SD/SXHD xuất viện:
1.8. QUAN ĐIỂM CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BỆNH SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE:
1.8.1. Tóm tắt lịch sử phát triển của ôn bệnh:
1.8.2. Bệnh nguyên của ôn bệnh:
1.8.3. Cơ chế bệnh sinh và chứng trạng lâm sàng:
1.8.3.1. Bệnh ở phần vệ
Theo Nội kinh, vệ khí có công năng bảo vệ ở ngoài, và có tác dụng ôn
phần cơ nhục, sung bì phu, phì tấu lý. Ôn tà xâm nhập vào cơ thể, thì trước
hết phạm vào vệ phận. Vệ khí mất công năng bảo vệ và không điều hoà được
nóng, lạnh trong cơ thể nên sinh ra phát nóng, sợ lạnh. Vệ khí mất chức năng
mở, đóng lỗ chân lông, nên biểu hiện trên lâm sàng là không ra mồ hôi hoặc
Ýt ra mồ hôi. Vệ khí thông với phế, vệ khí bị ôn tà ngăn trở, phế khí không
truyền đạt được nên sinh ra ho. Ôn tà phạm vệ, nhiệt khí bốc lên đầu nên đau
đầu. Ôn tà làm bệnh, dễ thương tân dịch nên miệng khát. Ôn tà ở vệ phận nên
mạch phù, nhiệt tà xâm nhập nên mạch sác. Ôn tà còn ở vệ phận chưa vào khí
phận nên rêu lưỡi trắng mỏng mà rìa lưỡi đỏ. Như vậy chứng hậu của vệ phận
có các chứng trạng phát nóng sợ lạnh, miệng hơi khát, ho, mạch phù sác, rêu
lưỡi trắng mỏng, rìa lưỡi đỏ. Trong đó chứng phát nóng sợ lạnh mà khát là

chứng tạng chính của ôn tà ở phần vệ.
1.8.3.2. Bệnh ở phần khí
Theo Nội kinh, khí là động lực của sinh mệnh có công năng làm cho
ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, bách cốt hoạt động: nhờ có khí phế mới thở điều hoà
hô hấp, tâm mới đập, điều hoà mạch quản, tỳ vị mới tiêu hoá, tay chân mới cử
động, huyết mới lưu thông.v.v Nghĩa là nhờ có khí các tạng phủ và tứ chi
15
bách cốt mới làm tròn được công năng sinh lý của chúng. Nếu ôn tà vào khí
phận, mà chứng hậu của vệ phận hết thì không sợ lạnh nữa mà chỉ phát nóng,
rêu lưỡi chuyển từ sắc trắng sang sắc vàng, nước tiểu chuyển từ trong sang
vàng, đỏ. Ba chứng trạng: phát nóng, không sợ lạnh, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi
vàng là những chứng trạng chính của ôn bệnh ở khí phận.
Nhưng phạm vi chứng trạng của khí phận rất rộng, tuỳ theo ôn tà phạm
vào tạng phủ nào là chính mà có những chứng trạng tiêu biểu cho tạng phủ
đó:
- Nếu ôn tà ở phế, phế khí không thông lợi thời hiện ra các chứng mình
nóng, miệng khát, rêu lưỡi vàng.v.v mà có thêm ho xuyễn.
- Nếu ôn tà ở cách khí phận không thông sướng sinh các chứng: mình
nóng, rêu lưỡi vàng mỏng, trong ngực phiền muộn không yên.v.v
- Nếu ôn tà ở Dương minh vị, nhiệt thịnh ở vị sinh ra các chứng trạng
nhiệt mồ hôi nhiều, thở mạnh, nước tiểu vàng đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch
hồng đại.v.v là hiện tượng nhiệt thịnh tân thương.
- Nếu ôn tà kết ở trường đạo sinh ra các chứng triều nhiệt, tiện bí hoặc
ỉa ra nước trong mà thối, bụng đầy, cứng đau, rêu lưỡi vàng dày, khô ráo,
hoặc đen như bị cháy và nổi gai, mạch trầm thực, hữu lực là chứng trạng của
hiện tượng nhiệt thịnh lý thực.
- Nếu ôn tà uất ở Thiếu dương đởm do các chứng nóng lạnh qua lại,
nóng nhiều lạnh Ýt, miệng đắng, sườn đau, đầy hơi, buồn nôn, rêu lưỡi vàng
hoặc nhớt, mạch huyền, sác là chứng trạng của ôn tà ở khí phận của Thiếu
dương đởm. Nếu ôn tà lưu trệ lâu ngày không khỏi phạm tới thiếu dương Tam

tiêu, thì công năng hoá khí lợi thuỷ của tam tiêu thất thường, thuỷ đình trệ
sinh thấp, thì nhiệt với thấp tương tác sinh ra các chứng nóng lạnh lúc phát
16
lúc không, trong ngực rạo rực (bệnh ở thượng tiêu), bụng trên đầy hơi (bệnh ở
trung tiêu) nước tiểu Ýt (bệnh ở hạ tiêu) rêu lưỡi vàng.v.v
- Nếu thấp nhiệt bệnh độc xâm nhập khí phần mà ảnh hưởng đến tỳ thì
mình nóng Ýt đầy hơi, buồn nôn, mình nặng, chân tay mỏi rời, mạch nhu
hoãn.
1.8.3.3. Bệnh ở phần dinh
Ôn tà vào dinh phận thì dinh âm bị thương tổn, sinh ra các chứng
mình nóng, nóng về đêm nặng hơn, miệng khát nhưng khát vừa vừa, mạch tế
sác là chứng trạng của nhiệt tà nung đốt dinh âm. Dinh là tiền thân của
huyết, tà vào dinh phận thì liên luỵ đến huyết phận, nên có các chứng: chất
lưỡi đỏ tươi, ban chẩn lờ mờ dưới da. Dinh khí thông với tâm nên ôn tà ở dinh
phận thì tâm thần rối loạn, sinh ra tâm phiền không ngủ, bệnh nặng có khi nói
lảm nhảm (thiềm ngữ) hoặc mê man không nói, hoặc nói ngọng nghịu. Nhiệt
tà bé tắc ở trong mình nóng như đốt, nhiệt cực sinh hàn, nên chân tay giá
lạnh. Dinh khí thông với tâm bào thì lưỡi cũng hiện sắc đỏ tươi.
1.8.3.4. Bệnh ở phần huyết
Ôn tà vào huyết phận thì hiện chứng lưỡi đỏ thẫm, tâm thần rối loạn, là
những chứng trạng chính của ôn tà ở huyết phận.
Huyết lưu thông ở trong mạch, nếu ôn tà vào huyết phận, bức huyết
vọng hành thì sinh ra các chứng thổ huyết, nục huyết, tiện huyết, niệu huyết
và ban chẩn rõ ràng.
Nếu ôn tà vào huyết mà phạm tới Thiếu âm thận thì nhiệt tổn chân âm,
âm tinh hao tổn sinh ra các chứng: mình nóng mặt đỏ, lòng bàn chân bàn tay
nóng hơn lưng bàn chân bàn tay, miệng ráo, họng khô, mạch hư, thần trí lờ
đờ, dáng điệu mệt mỏi, hoặc tâm phiền không ngủ.
17
Nếu ôn tà vào huyết phận mà phạm đến Quyết âm can thì sinh ra các

chứng nh phong nội động. Vì can thuộc mộc chủ cân mạch, chủ phong, nhờ
thận thuỷ hàm dưỡng, nếu nhiệt tà lưu trệ lâu ngày, chân âm bị hao tổn, cân
mạch không được nuôi dưỡng sinh ra co quắp, nặng thì chân tay run rẩy hoặc
co giật, tâm đập mạnh mà rung động…. Chứng động phong ở đây là do âm
tinh hư tổn mà sinh ra, khác với chứng động phong do thực nhiệt sinh ra.
Nh vậy, chứng hậu của huyết phận gồm các chứng trạng của nhiệt tà
bức huyết vong hành, nhiệt thương thận âm và của ôn tà phạm Quyết âm can
đã nói ở trên, nhưng các chứng trạng chính của ôn tà ở huyết phần là lưỡi đỏ
thẫm và tâm thần rối loạn.
1.8.4. Điều trị SXHD theo Y học Cổ truyền:
Điều trị SD/SXHD bằng y học cổ truyền theo biện chứng luận trị. Pháp
điều trị chung là: Thanh nhiệt , lương huyết, chỉ huyết, nâng cao thể trạng.
1.8.4.1. Chữa bệnh ở phần vệ
1.8.4.2. Chữa bệnh ở phần khí
1.8.4.3. Chữa bệnh ở phần dinh và phần huyết
1.8.4.4. Điều trị thời kỳ phục hồi
∗ Một số vị thuốc, bài thuốc đã được nghiên cứu để chữa SD/SXHD:
- Nguyễn Văn Toại nghiên cứu tác dụng hạ sốt của cây Cúc tần trong
điều trị Dengue xuất huyết, tác dụng hạ sốt diễn ra từ từ, không dẫn
dến tai biến do hạ nhiệt độ đột ngột gây nên. Viên Cúc tần có thể
dùng cho những trường hợp sốt xuất huyết độ I và II.
- Đỗ Trung Đàm, Nguyễn Thị Dung và cộng sự - Viện dược liệu
dã nghiên cứu tác dụng hạ sốt của cây Cỏ mật thấy rằng cỏ mật
có tác dụng hạ sốt vừa phải nhưng kéo dài
18
- Kiều Đình Khoan đã nghiên cứu tác dụng của nhóm thuốc thanh
nhiệt lương huyết điều trị sốt xuất huyết có tác dụng hạ sốt, cầm
máu, chống xuất huyết. Có tác dụng tốt trong điều trị sốt xuất
huyết độ I và II.
- Vũ Xuõn Bỡnh đó nghiên cứu tác dụng điều trị bệnh sốt xuất

huyết Dengue của bài thuốc số 2 trong phác đồ điều trị của Bộ Y
tế. Có tác dụng hạ sốt,cầm máu và cải thiờn cỏc triệu chứng cơ
năng. Có tác dụng tốt trong điều trị SD/SXHD độ I và II.
1.9. TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC NGHIÊN CỨU
1.9.1. Xuất xứ của bài thuốc:
Bài thuốc được xây dựng trên cơ sở của bài Lục nhất tán, là một trong 4
bài thuốc dùng điều trị sốt xuất huyết theo phác đồ của Bộ Y tế, thêm vị
Ngưu giác (sừng trâu )
1.9.2. Thành phần của viên nang:
+ Hoạt thạch
+ Cam thảo
+ Ngưu giác
1.9.3. Công dụng của viên nang: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết.
1.9.4. Phân tích tác dụng của viên nang
1.10. SƠ BỘ VỀ CÁC VỊ THUỐC TRONG BÀI THUỐC
1.10.1. Hoạt thạch
Còn gọi là ngạnh hoạt thạch, hoạt thạch phấn, nguyên hoạt thạch
- Tên khoa học: Talcum.
- Thành phần: Magie silicat 3MgO.4SiO
2
.H
2
O
19
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính hàn, không có độc. Vào 2 kinh: vị và
bàng quang.
- Tác dụng: thẩm thấp, trừ thấp nhiệt ở tam tiêu
1.10.2. Cam thảo
Còn gọi là bắc cam thảo, sinh cam thảo, cam thảo, quốc lão.
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch và Glycyrrhiza glabra L.

(G.glandulifera Waldst et Kit ).
- Thành phần: glucoza, sacaroza, tinh bột, tinh dầu, asparagin, vitamin C,
gôm, nhựa, nhưng thành phần chính là glyxyridin: là muối canxi và kali
của axớt glyxyric ( là một Saponin tritecpenic).
- Tính vị quy kinh: vị ngọt, tớnh bỡnh; vào 12 đường kinh.
- Tác dụng: bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt giải độc, điều hòa các vị
thuốc. Dùng sống có tác dụng thanh hỏa. Thường dùng trong các
trường hợp: Tỳ vị hư nhược, ho khan, đau họng, viêm họng, đinh nhọt
sưng đau, giải độc thuốc, thức ăn
1.10.3. Ngưu giác
Còn gọi là sừng trâu
- Tên khoa học: Cornu Bubali
- Tính vị quy kinh: vị đắng, tính hàn; vào kinh tâm, can, và vị.
- Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, lương huyết.Thường dùng dể điều trị:
Hôn mê do sốt cao, các trường hợp ban chẩn, nôn ra máu, chảy máu
cam, trẻ em sốt cao co giật, viêm hầu họng
20
CHƯƠNG 2
CHẤT LIỆU - ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CHẤT LIỆU:
2.1.1. Công thức viên nang:
Xây dựng công thức của dựa vào thành phần của bài thuốc “Lục nhất
tỏn“ gia thêm bột thủy ngưu giác theo tỷ lệ hợp lý. Công thức của viên nang
0,5g gồm:
+ Bột ngưu giác 0,15g
+ Hoạt thạch 0,30g
+ Cam thảo 0,05g
2.1.2. Dạng thuốc:
- Trình bày: Viên nang cứng,
- Hàm lượng : 0,5g

2.1.3. Nơi sản xuất: khoa Dược viện Y học cổ truyền Quân đội
Thuốc đã được Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương thẩm định đạt tiêu
chuẩn cơ sở và nghiên cứu độc tính cấp,độc tớnh bỏn trường diễn kết luận rất
ít độc đủ điều kiện sử dụng trên lâm sàng.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
• Bệnh nhân được nhận vào điều trị tại bệnh viện Quân y 268-Thành phố Huế
• Có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán SD/SXHD độ I, II theo hướng dẫn của Tổ
chức y tế Thế giới
• Những bệnh nhân không thuộc tiêu chuẩn loại trừ
21
2.2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán
2.2.2.1. Theo Y học hiện đại:
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới như sau:
Sốt Dengue:
 Bệnh nhân có tiền sử đi vào vùng dịch trong phạm vi 2 tháng
trước đó
 Khởi phát: Sốt cao đột ngột, kèm theo nhức đầu, đau nhức hai hố
mắt, đau khắp ngườ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
 Toàn phát: Sốt cao 39-40
o
C, kèm theo các triệu chứng:
• Xung huyết ở củng mạc mắt, đau nhức quanh nhãn cầu.
• Đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn.
• Sưng hạch bạch huyết.
• Phát ban ở ngoài da, ban dát sẩn hoặc ban kiểu sởi.
• Đôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc.
• Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ, tiểu cầu bình
thường.
• Hematocrit bình thường( không có biểu hiện cô đặc máu).

• Xét nghiệm huyết thanh: tìm kháng thể kháng virus
Dengue.
Sốt xuất huyết Dengue:
 Được chẩn đoán xác định sốt Dengue kèm theo các triệu chứng:
 Hội chứng nhiễm trùng
22
 Hội chứng thần kinh:
 Hội chứng xuất huyết
 Biểu hiện cô đặc máu do sự thoát huyết tương: hematocrit

20%so với bình thường( bình thường từ 36-40%); hoặc protein
máu giảm, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.
 Số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000 tế bào/mm
3
.
 Số lượng bạch cầu giảm.
2.2.2.2. Theo Y học cổ truyền:
Dụa vào các chứng trạng, theo mức độ nhiệt độc tà khí xâm phậm vào
cơ thể từ nhẹ đến nặng và thăm khám bệnh nhõn dựng tứ chẩn và bát cương
để chẩn đoán quy nạp tính chất, mức độ nụng sõu và xu thế chung nhất của
bệnh từ đó phân ra 4 giai đoạn bệnh:
 Ôn tà ở phần vệ: Bệnh nhân phát sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc
cú ỏnh vàng, rìa lưỡi đỏ, mạch phự sỏc.
 Ôn tà ở phần khí: Bệnh nhân không còn sợ lạnh, phát sốt, khát nước,
đại tiện táo, nước tiểu vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
 Ôn tà ở phần dinh: phát sốt, phiền khát, tiểu tiện đỏ, ban chẩn mọc lờ
mờ, nếu bẹnh nhân sốt quá cao có thể nói lảm nhảm, chất luoix đỏ tươi,
rêu lưỡi vàng, mạch sác.
 Ôn tà ở phần huyết: Bệnh nhõn mỡnh núng, mặt đỏ, miệng ráo, họng
khô, thần chí lờ đờ, ban chẩn mọc rõ ràng, có thể nục huyết, tiện huyết,

chất lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng hoặc xám đen
2.2.2.3. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân khỏi diện nghiên cứu:
• Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
• Trẻ em dưới 14 tuổi.
23
• Tiền sử dị ứng thuốc.
• Mắc các bệnh nặng như: tim, gan, thận, bệnh hệ thống
• Người mắc bệnh tâm thần
• Bệnh nhân không tuân thủ theo quy trình nghiên cứu
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu tiến cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng
mở,so sánh kết quả điều trị của bài thuốc “Thạch cam ngưu giác „ với kết quả
điều trị SD/SXHD độ I,II theo phác đồ của y học hiện đại.
2.3.2.Cỡ mẫu nghiên cứu:
Chọn 100 bệnh nhân được chẩn đoán SD/SXHD độ I,II theo bảng phân độ
của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1997 và chọn ngẫu nhiên và chia thành 2 nhóm
Nhóm nghiên cứu: gồm 50 bệnh nhân được điều trị bằng viên nang
“Thạch cam ngưu giác „ 0,5g, uống 4 viờn/lần x 5 lần/ngày (trung bình 3 giờ
uống 1 lần) khi sốt trên 38,5
o
C,uống đủ nước và theo dõi tại Viện
Nhóm đối chứng: gồm 50 bệnh nhân được dùng thuốc hạ sốt loại
Paracetamol khi sốt trên 38,5
o
C, truyền dịch, điều trị theo phác đồ của
YHHĐ.
Cả 2 nhóm được theo dõi và xử lý theo phương pháp sau:
• Nếu có xuất huyết nặng và rối loạn đông máu trầm trọng , cần phải

truyền máu tươi hoặc khối tiểu cầu.
• Oxy liệu pháp trong trường hợp hạ oxy máu, sốc.
24
• Theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, nhất là trong giai đoạn bắt đầu hạ nhiệt
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Tất cả những bệnh nhân thuộc diện nghiên cứu đều được khám kỹ, làm
bệnh án, được chẩn đoán theo YHHĐ và YHCT (Có mẫu bệnh án theo dõi riêng)
- Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng được đánh giá trước và sau điều trị
2.3.4. Nghiên cứu lâm sàng:
• Triệu chứng cơ năng: Sốt, đau đầu, đau nhức cơ, đau mỏi xương
khớp, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn
• Triệu chứng thực thể: khám gan, hạch ngoại vi, các biểu hiện
xuất huyết ngoài da, làm dấu hiệu dây thắt để đánh giá mức độ
bền vững của thành mạch.
• Cặp nhiệt kế thủy ngân ở nách theo dõi tỡnh trạng sốt,sau khi
uống thuốc 3 giờ đầu( mỗi giờ cặp nhiệt độ 1 lần)
2.3.5. Nghiên cứu cận lâm sàng:
- Lấy máu xét nghiệm ngay khi bệnh nhõn nhập viện. Theo dừi cỏc chỉ
số: số lượng hồng cầu, bạch cầu và công thức bạch cầu, số lượng tiểu
cầu, hematocrit
- Đối với số lượng tiểu cầu và hematocrit làm lại khi bệnh nhân hết sốt
hoặc khi bệnh nhân có diễn biến nặng, chuyển độ.
2.3.6. Cách dùng thuốc:
Viờn nang cứng “ Thạch cam ngưu giỏc“ 0,5g
Uống 4 viờn/lần x 5 lần/ngày (trung bình 3 giờ uống 1 lần) khi sốt trên
38
o
5C,uống đủ nước và theo dõi tại viện
2.3.7.Các chỉ tiêu quan sát trong quá trình nghiên cứu
2.3.7.1. Y học hiện đại:

25
Theo dõi từ khi bệnh nhân bắt đầu điều trị cho tới khi bệnh nhân ra viện
 Lâm sàng:
- Sốt
- Đau đầu, đau mình, mồ hôi, tình trạng xuất huyết
- Mạch và huyết áp.
 Cận lâm sàng:
- Hồng cầu
- Bạch cầu và công thức bạch cầu
- Số lượng tiểu cầu
- Hematocrit
2.3.7.2. Y học cổ truyền:
Theo dõi tỡnh trạng:phỏt sốt, sợ lạnh, đau mình , mồ hôi, ,hỏo khỏt,
xuất huyết , ăn uống , đại tiểu tiện, chất lưỡi, rêu lưỡi, mạch.
2.3.8. Quan sát tác dụng không mong muốn của thuốc:
 Đau bụng, đầy bụng, nôn
 Đại tiện táo hoặc ỉa chảy
 Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ
 Dị ứng
2.3.9.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả:
2.3.9.1.Nghiên cứu tác dụng hạ sốt chung của thuốc.
2.3.9.2. Đánh giá tác dụng hạ sốt theo các mức độ sốt:
Có thể phân loại bệnh nhân sốt theo các mức độ sau:
+ Sốt nhẹ : Nhiệt độ từ 37
o
1C đến 37
o
9C
+ Sốt vừa : Nhiệt độ từ 38
o

C đến 39
o
C

×