Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tài liệu chuyên đề kế toán: Công cụ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.45 KB, 26 trang )

A. TÀI SẢN TÀI CHÍNH
I. Ngoại tệ, vàng
1. Đo lường
Ở Việt Nam, theo công văn số 7404/NHNN-KTTC ngày 29/08/2006 của
NHNN thì ngoại tệ ghi nhận lần đầu theo giá trị giao dịch, và sau đó thường
xuyên được đánh giá lại, ghi nhận trên sổ sách kế toán theo hoặc gần đúng theo
giá trị hợp lý thị trường; đồng thời kết quả (lãi/ lỗ) của tổ chức tín dụng được
xác định hợp lý, hạn chế bớt tình trạng lãi giả, lỗ thật hoặc lãi thật, lỗ giả.
Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39), tất cả các tài sản
tài chính phải được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý.
2. Ghi nhận:
Nợ Có
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng,
bạc nhập quỹ;
- Số tiền mặt, ngoại tệ thừa ở quỹ phát
hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối
với tiền mặt ngoại tệ).
Số dư bên Nợ:
Các khoản tiền mặt, ngoại tệ còn tồn
quỹ tiền mặt
- Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại
tệ, vàng xuất quỹ;
? - Số tiền mặt, ngoại tệ thiếu hụt ở quỹ
phát hiện khi kiểm kê;
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do
đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối
với tiền mặt ngoại tệ).
3. Phản ánh trên BCTC: Ngoại tệ và vàng được phản ánh vào TK Tiền - Mã
hiệu 111


+ Ngoại tệ được ghi nhận ở TK 1112: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và
tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam. Ngoại tệ được kế
toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 “Ngoại tệ các loại” (Tài khoản
ngoài Bảng cân đối kế toán).
+ Vàng, bạc, đá quý được ghi nhận ở TK 1113: phản ánh giá trị vàng bạc, kim khí quý,
đá quý nhập, xuất, thừa thiếu, tồn quỹ tiền mặt.
Đối với vàng bạc, đá quý phản ánh ở tài khoản tài sản bằng tiền chỉ áp dụng cho
các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Vàng,
bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá
trị của từng thứ, từng loại. Giá vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế
(giá hóa đơn hoặc giá thanh toán).
II . Các khoản phải thu: 131,136,138,331 (ứng trc)
1. Đo lường
- Ở Việt Nam, theo VAS01, các khoản phải thu được đo lường theo giá gốc.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 _ Chuẩn mực chung :”Tài sản phải được ghi nhận
theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả,
phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá
gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.”
- Ở quốc tế, theo IAS39, đối với TSTC loại này thì giá trị ban đầu được xác
định là giá trị hợp lý thỏa thuận giữa 2 bên, ngay khi nghiệp vụ phát sinh.
Sau thời điểm ghi nhận ban đầu thì các khoản nợ phải thu được đo lường
theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực.
2. Ghi nhận
a. TK 131 – Phải thu khách hàng
Nợ Có
+ Khoản “phải thu khách hàng” mua về
trong công cụ tài chính.
+Số tiền phải thu khách hàng mua chịu
vật tư, hàng hóa dịch vụ của doanh
nghiệp.

+ Xóa sổ khoản phải thu khách hàng mà
không thu được
+ Chênh lệch do điều chỉnh tỉ giá hối
đoái
Số dư bên Nợ: Khoản phải thu khách
hàng chưa thu được.
+ Số nợ “phải thu của khách hàng” đã
thu được
+ Nợ phải thu giảm bớt do chấp nhận
giảm giá,chiết khấu hoặc do khách hàng
trả lại hàng đã bán.
+ Chênh lệch do điều chỉnh tỉ giá hối
đoái
b. TK 136 – Phải thu nội bộ
Nợ Có
+ Số vốn kinh doanh đã giao cho đơn vị
cấp dưới (bao gồm vốn cấp trực tiếp và
cấp bằng các phương thức khác)
+ Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị cấp
trên, cấp dưới;
+ Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về,
các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp;
+ Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về,
các khoản cấp trên phải giao xuống;
+ Số tiền phải thu về bán sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị cấp trên,
cấp dưới, giữa các đơn vị nội bộ
Số dư bên Nợ:
Số nợ còn phải thu ở các đơn vị nội bộ.
+ Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên;

+ Quyết toán với đơn vị thành viên về
kinh phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng;
+ Số tiền đã thu về các khoản phải thu
trong nội bộ;
+ Bù trừ phải thu với phải trả trong nội
bộ của cùng một đối tượng.
c. TK 138 – Phải thu khác
Nợ Có
+ Giá trị tài sản tài chính thiếu chờ giải + Kết chuyển giá trị tài sản tài chính
quyết
+ Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và
ngoài đơn vị) đối với tài sản tài chính
thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có
biên bản xử lý ngay
+ Mua khoản “phải thu” về các khoản
phát sinh khi cổ phần hoá công ty nhà
nước;
+ Phải thu về tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận
được chia từ các hoạt động đầu tư tài
chính;
+ Các khoản nợ phải thu khác.
Số dư bên Nợ:
Các khoản nợ phải thu khác chưa thu
được.
Tài khoản này có thể có số dư bên Có.
Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều
hơn số phải thu (Trường hợp cá biệt và
trong chi tiết của từng đối tượng cụ
thể).
thiếu vào các tài khoản liên quan theo

quyết định ghi trong biên bản xử lý;
+ Kết chuyển các khoản phải thu về cổ
phần hoá công ty nhà nước;
+ Số tiền đã thu được về các khoản nợ
phải thu khác.
d. TK 331 - Ứng trước cho người bán
Nợ Có
SDĐK: Số tiền ứng trước cho người bán
còn đầu kỳ.
+ Ứng trước cho người bán hàng trong

SDCK: Số tiền ứng trước cho người bán
còn cuối kì.
+ Giá trị hàng hóa nhận được từ người
bán trừ vào tiền ứng trước.
+ Nhận lại tiền ứng trước thừa từ người
bán
Ví dụ: Ông An mua trái phiếu có mệnh giá 1000 USD, trong đó tổ chức phát
hành sẽ trả hết trong ba năm. Trái phiếu có lãi suất coupon là 5%, lãi được
trả vào cuối mỗi năm. Ông An mua trái phiếu với giá $ 900, là giảm 100
USD so với mệnh giá 1000 USD. Cùng thời điểm đó ông tiến hành đưa toàn
bộ số trái phiếu trên làm vốn góp liên doanh với công ty X, nhưng ông lại
chưa chuyển giao các giấy tờ có liên quan đến trái phiếu đó nên được ghi
vào tài khoản 138 (1388).
+ Theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực:
Tại thời điểm ban đầu:
Nợ “Nợ phải thu khác”: 900
Có Tiền: 900
Cuối mỗi năm 1, 2, 3 công ty nhận được một khoản lãi là = Mênh giá * lãi
suất coupon = 1000*5% = 50$

Ngoài ra, cuối năm 3 công ty còn nhận được khoản gốc là 1000$
= >thu nhập tài chính từ khoản đầu tư này trong 3 năm = 50*3 + (1000 –
900) = 250
= > Cần phân bổ thu nhập tài chính này bằng cách:
Tính “tỷ lệ lãi suất thực r”
900 = 50/(1+r) + 50/(1+r)^2 + 50/(1+r)^3 + 1000/(1+r)^3
Hay NPV = [ 50/(1+r) + 50/(1+r)^2 + 50/(1+r)^3 + 1000/(1+r)^3] - 900
Để giải phương trình này sử dụng phương pháp nội suy (IRR, như trong
chứng khoán)
Thay r = 8.5% => NPV = 10.6092
Thay r = 9% => NPV = -1.2518
= > r= 8.5% + (10.6092/(10.6092+1.2518)) * ( 9% - 8.5%)
= > r = 8.95%
Thu nhập tài chính của công ty trong 3 năm như sau :
Thu nhập Năm 1 = 900*8.95% = 81
Nhưng vì công ty chỉ nhận được 50$ tiền mặt, nên chênh lệch 31$ được
phân bổ vào gốc của tài sản tài chính( ở đây chính là trái phiếu coupon)
= > cuối năm 1, giá trị thuần của khoản trái phiếu mà công ty nắm giữ hay
chính là giá trị có phân bổ của trái phiếu này (amortised cost) là: 900 – 50
+81 = 931
Thu nhập Năm 2 = 931*8.95% = 83
= > Giá trị thuần của khoản trái phiếu mà công ty nắm giữ hay chính là giá
trị có phân bổ của trái phiếu này cuối năm 2 = 900 – 50*2 + (81+83) = 964
Thu nhập Năm 3 = 964 * 8.95% = 86
= > Giá trị thuần của khoản trái phiếu mà công ty nắm giữ hay chính là giá
trị có phân bổ của trái phiếu này cuối năm 3 = 900 – 50*3 + (81+83+86) =
1000
+ Theo giá gốc:
Thời điểm ghi nhân sau ban đầu được ghi theo thời điểm ghi nhận ban đầu:
Nợ “ Nợ phải thu khác” 900

Có “Tiền” 900
3. Phản ánh trên BCTC
a. TK131
+ Căn cứ vào tổng dư Nợ chi tiết TK131 về các khoản có thời hạn thanh
toán dưới 1 năm thì ghi vào mục Phải thu khách hàng (Mã 131)
+ Căn cứ vào chi tiết số dư Nợ TK131 có thời hạn thanh toán trên 1 năm ghi
vào Phải thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211)
b. TK136
Về trinh bày trên báo cáo tài chính:Tk 136 được ghi nhận ở chỉ tiêu Các
khoản phải thu nội bộ ngắn hạn (Mã hiệu 133) và Phải thu dài hạn nội bộ
(Mã hiệu 213) trong BCTC
c. TK138
Trên bảng cân đối kế toán tài khoản 138 được trình bày ở chỉ tiêu:
+ Các khoản phải thu ngắn hạn thuộc tài sản ngắn hạn, mã số 135
+ Các khoản phải thu dài han thuộc tài sản dài han, mã số 218
d. TK331
Được trình bày trên khoản mục A.III.2. Trả trước cho người bán (mã số132)
trên BCĐKT
(Và kết hợp với 1 số dư cuối kì 1 vài TK khác hình thành nên khoản mục
I.2.Tiền chi trả cho hoạt động nghiệp vụ và người cung cấp hang hóa, dịch
vụ (mã số 02) trên BC lưu chuyển tiền tệ)
III.Các khoản đầu tư 121,128,228
1.TK121: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
a. Đo lường: Chứng khoán đầu tư ngắn hạn phải được ghi sổ kế toán theo giá
thực tế mua chứng khoán (giá gốc), bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí
mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ
phí và phí ngân hàng.
+ Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua vào để bán
ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong thời hạn không quá một năm.
+ Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm xuống

thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn.
+ Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn mà đơn vị
đang nắm giữ (Theo từng loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán có giá trị khác nhau; Theo từng
đối
tác đầu tư; Theo từng loại mệnh giá và giá mua thực tế).
b. Ghi nhận:
Nợ Có
Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn
hạn mua vào.
Số dư bên Nợ:
Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn
hạn do doanh nghiệp đang nắm giữ.
Trị giá thực tế chứng khoán đầu tư ngắn
hạn bán ra
c. Phản ánh trên BCTC:
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của tài khoản 121 “Đầu tư chứng khoán
ngắn hạn” và 128 “Đầu tư ngắn hạn khác” trên sổ cái sau khi trừ đi phần đã ghi
vào mục “Các khoản tương đương tiền”
2.TK128 - Đầu tư ngắn hạn khác
a. Đo lường:kế toán ghi nhận theo giá gốc với các khoản đầu tư bằng tiền, còn
đối với khoản mục đầu tư ngắn hạn bằng các loại tài sản tài chính khác (1288)
kế toán ghi nhận theo giá trị hợp lý tức là giá đã có sự thoả thuận thống nhất
giữa các bên liên quan dựa trên cơ sở tham khảo giá trên thị trường.
b. Ghi nhận:
Nợ Có
Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác
tăng:
+ khi dùng vốn bằng tiền để đầu tưngắn
hạn
+ khi đầu tư bằng các loại tài sản tài

chính khác và thời gian nắm giữ các
khoản đầu tư đó dưới 1 năm
Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư
ngắn hạn khác hiện còn chưa thu hồi.
Giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn khác
khi thu hồi
VD: ngày 2/3/ N doanh nghiệp A đầu tư mua một hợp đồng quyền chọn mua (call
option) một lượng hàng hoá của công ty B vào ngày 15/10/N với mức phí là 150
triệu đồng. trên thị trường cũng loại hợp đồng này với loại tài sản như nhau và thời
gian chọn mua giống nhau đang được định giá là 155 triệu đồng.
Theo chế độ kế toán việt nam ghi nhận tại thời điểm mua theo giá gốc:
Nợ TK 1288: 150tr
Có TK 111: 150tr
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS39 ghi nhận theo giá hợp lý chênh lệch so với
giá gốc hạch toán vào lỗ lãi ngay tại thời điểm ban đầu:
Nợ TK 1288: 155tr
Có TK 111 150tr
Có TK 515: 5tr
c. Phản ánh trên BCTC:Trên bảng cân đối kế toán tài khoản 128 được ghi
nhận ở chỉ tiêu “Đầu tư ngắn hạn “ mã hiệu 121
3.TK228 - Đầu tư dài hạn khác
a. Đo lường: Kế toán ghi nhận theo giá gốc với các khoản đầu tư bằng tiền
Đối với khoản đầu tư dài hạn khác bằng các loại tài sản tài chính khác kế
toán ghi nhận theo giá tri hợp lí
b.Ghi nhận:
Nợ Có
Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác
tang:
+ Khi cho đơn vị khác vay vốn có thời
hạn thu hồi trên một năm

+ Mua trái phiếu của một đơn vị khác
với thời hạn trái phiếu trên một năm
+ Khi doanh nghiệp đầu tư mua cổ
Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác
giảm:
+ Thu hồi giá gốc trái phiếu khi đến
hạn thanh toán
+ Bán cổ phiếu, hoặc thanh lý phần vốn
góp đầu tư dài hạn khác
phiếu hoặc góp vốn nhưng chỉ nắm giữ
dưới 20% quyền biểu quyết
+Khi doanh nghiệp góp vốn bằng tài
sản vào một doanh nghiệp khác nhưng
chỉ nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết
và không có quyền đồng kiểm soát, thì
căn cứ vào giá đánh giá lại vật tư, hàng
hoá, TSCĐ
c. Phản ánh trên BCTC:
Tài khoản này được trình bày trên khoản mục B, IV, 3 Đầu tư dài hạn khác
(mã số 258) trên BCĐKT
B.NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH
I. Khái quát nợ phải trả tài chính
1. Khái niệm
A financial liability is basically as contracual abligation to deliver cash (or other
financial asset) or to exchange financial assets or financial liabilities under
conditions that are potentially unfavourable
Nợ phải trả tài chính là một nghĩa vụ ghi trong hợp đồng phải thanh toán tiền
hoặc thanh toán bằng tài sản tài chính hoặc phải trao đổi tài sản tài chính, nợ phải
trả tài chính trong điều kiện bất lợi cho đơn vị
Các khoản nợ phải trả tài chính có thể là: vay ngắn hạn và dài hạn ngân hàng,

phải trả nội bộ…
2. Đo lường
Theo IFRS 9 (Chapter 5—Measurement Initial measurement )
“Financial asset liability shall be initially measured at its fair value” – “Nợ phải
trảtài chính ban đầu đươc đo theogiá trị hợp lýcủa nó”
“Subsequent measurement of financial liabilities:
- Financial liabilities held for trading are measured at fair value through profit
or loss,
- And all other financial liabilities are measured at amortised cost unless the fair
value option is applied”
“Đotiếp theo củakhoản nợ tài chính:
- Khoản nợ tài chínhnắm giữ để kinh doanhđược xác định theogiá trị hợp
lýthông qua cáchoạt động kinh doanh,
- Và tất cả cáckhoản nợ tài chínhkhácđược xác định theogiá trị phân bổtrừ
khitùy chọngiá trị hợp lýđược áp dụng”
Tùy theo trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giá trị hợp lý hay giá trị phân bổ, vì
giá trị phân bổ chỉ trong trường hợp doanh nghiệp ko mang những khoản vay,
khoản phải trả đó đi trao đổi, buôn bán.
Tại Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc cơ bản của kế toán
Việt Nam. Giá trị hợp lý lần đầu được đề cập đến trong Chuẩn mực kế toán số 14 –
Doanh thu và thu nhập khác. Nó mới được sử dụng để ghi nhận giá trị ban đầu của
tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh. Và vai trò của
nó tại Việt Nam còn khá mờ nhạt.
Giá trị hợp lý và việc sử dụng Giá trị hợp lý tại Việt Nam tuy đã có những bước
khởi đầu nhất định, song vẫn mang tính chắp vá, chưa có một định hướng rõ ràng.
Mặt khác, Giá trị hợp lý mới được sử dụng chủ yếu cho việc ghi nhận ban đầu,
chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đo chưa đạt
được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị
trường

Ví dụ :Dòng tiền dự kiến cho một khoản phải trả 1000 trong 5 năm, lãi suất 2%,
trả lãi hàng năm, năm cuối trả cả gốc và lãi
Trong đó: đánh giá lại Nợ phải trả theo giá trị hợp lý: Tính bằng cách chiết khấu
dòng tiền với lãi suất hợp lý (Lãi suất áp dụng cho các khoản nợ tương tự, hay lãi
suất trên thị trường hiện tại,…)
Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền +1000 -20 -20 -20 -20 -
1020
Giá trị hiện tại
của khoản phải
trả tính về hiện
tại
20/1.02+
20/1.02^2
+
20/1.02^3
+
20/1.02^4
+
1020/1.02
^5
20/1.02+
20/1.02^2
+
20/1.02^3
+
1020/1.02
^4
20/1.02+
20/1.02^2

+
1020/1.02^
3
20/1.02+1020/1.0
2^2
1020/1.0
2
0
Nếu lãi suất hợp lý sau năm 1 là 3%/năm thì
Năm 0 1 2 3 4 5
Dòng tiền +1000 -20 -20 -20 -20 -1020
Giá trị hiện tại của
khoản phải trả tính về
hiện tại
20/1.02+
20/1.02^2+
20/1.02^3+
20/1.02^4+
1020/1.02^5
20/1.02+
20/1.02^2+
20/1.02^3+
1020/1.02^4
20/1.03+
20/1.03^2
+
1020/1.03
^3
20/1.03+
1020/1.03

^2
1020/1
.03
0
Chênh lệch giữa giá trị hiện tại của các năm 2,3,4,5 tính theo lãi suất ban đầu và
tính theo lãi suất hợp lý ghi vào 635 hoặc 515.
3. Ghi nhận
TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ Có
Số tiền đã trả về các khoản vay
ngắn hạn
Số tiền vay ngắn hạn
Số tiền còn nợ về các khoản vay
ngắn hạn chưa trả.
TK 341- Vay dài hạn
Nợ Có
Số tiền đã trả nợ của các khoản vay
dài hạn
Số tiền vay dài hạn phát sinh trong
kỳ
Số dư vay dài hạn còn nợ chưa đến
hạn trả.
TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ Có
- Số tiền đã trả cho người bán
- Số tiền người bán chấp thuận giảm
giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao
theo hợp đồng
- Các khoản chiết khấu mà doanh
nghiệp được giảm trừ vào nợ phải trả

cho người bán
- Số tiền phải trả cho người
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá
tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số
vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận,
khi có hoá đơn hoặc thông báo giá
chính thức.
Phản ánh số tiền số đã trả nhiều hơn
số phải trả cho người bán (nếu có)
Số tiền còn phải trả cho người bán,
người cung cấp, người nhận thầu xây
lắp.
TK 336 – Phải trả nội bộ
Nợ Có
- Số tiền đã trả cho đơn vị trực thuộc,
phụ thuộc;
- Số tiền đã nộp cho Tổng công ty,
Công ty;
- Số tiền đã trả về các khoản mà các
đơn vị nội bộ chi hộ, hoặc thu hộ đơn
vị nội bộ;
- Số tiền phải nộp cho Tổng công ty,
Công ty;
- Số tiền phải trả cho đơn vị trực
thuộc, phụ thuộc;
- Số tiền phải trả cho các đơn vị khác
trong nội bộ về các khoản đã được
đơn vị khác chi hộ và các khoản thu
hộ đơn vị khác.
Số tiền còn phải trả, phải nộp, phải

cấp cho các đơn vị trong nội bộ
doanh nghiệp.
TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Nợ Có
- Số phân bổ chênh lệch tỷ giá hối
đoái phát sinh và đánh giá lại các
khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
- Số phân bổ chênh lệch giữa giá
đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ
- Số chênh lệch giữa giá bán cao
hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và
thuê lại của giao dịch bán và thuê lại
TSCĐ là thuê tài chính;
- Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn
giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê
lại của giao dịch bán và thuê lại
TSCĐ là thuê hoạt động;
- Các khoản phải trả khác.
Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều
hơn số phải trả, phải nộp.
(nếu có)
- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp;
4. Trình bày chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, các khoản
phải trả được trình bày như sau:
Nợ phải trả (Mã số 300)
Vay và nợ ngắn hạn (Mã số 311)
Vay và nợ dài hạn (Mã số 334)
Phải trả người bán (Mã số 312)
Phải trả nội bộ (Mã số 317)

Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác (Mã số 319)
II. Trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi:
1. Khái niệm:
Theo Nghị định 90/2011/NĐ-CP giải thích về trái phiểu chuyển đổi như sau:
“Trái phiếu chuyển đổi” (convertible bond) là loại trái phiếu do công ty cổ
phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp
phát hành theo điều kiện đã được xác định trong phương án phát hành trái phiếu.
Trái phiếu chuyển đổi là một công cụ tài chính phức hợp, có cả thành phần nợ
phải trả tài chính (thỏa thuận mang tính bắt buộc phải chi trả tiền hoặc tài sản tài
chính) và công cụ vốn chủ sở hữu (quyền chuyển đổi thành CP trong một khoảng
thời gian nhất định).
2. Đo lường:
Giá trị ghi sổ ban đầu của trái phiếu chuyển đổi (công cụ tài chính phức hợp)
được phân bổ cho thành phần nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Giá trị của trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu (giá trị hợp lý của phần
nợ phải trả) + Giá trị của quyền chuyển đổi (phần vốn chủ sở hữu)
- Giá trị của trái phiếu được hiểu là giá trị hiện tại của các dòng tiền thanh toán
gốc và lãi trái phiếu trong suốt kỳ hạn của trái phiếu, thông qua một lãi suất chiết
khấu. Lãi suất chiết khấu này được quyết định dựa vào lãi suất chung trên thị
trường và biên độ rủi ro tín dụng của chủ thể phát hành cũng như các tài sản đảm
bảo của trái phiếu (nếu có).
- Giá trị quyền chuyển đổi thành cổ phiếu (phần vốn chủ sở hữu) thường được
xác định là giá trị còn lại của công cụ tài chính sau khi trừ đi giá trị hợp lý của
phần nợ phải trả
Giá trị quyền chuyển đổi cổ phiếu phụ thuộc trước hết vào giá cổ phiếu. Khi giá
cổ phiếu tăng thì quyền mua càng có giá trị và ngược lại. Giá trị của quyền chuyển
đổi còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Thời hạn thực hiện quyền: Thời hạn này càng dài thì quyền càng có giá trị và
ngược lại. Điều này là do khi thời hạn còn dài thì cơ hội tăng giá cổ phiếu cao hơn,
làm tăng giá trị nội tại của quyền mua.

- Mức độ biến động thường xuyên của giá cổ phiếu: Giá cổ phiếu có mức độ
biến động mạnh thì cơ hội tăng giá (và giảm giá) càng cao, do đó giá trị quyền mua
càng cao và ngược lại.
- Lãi suất trên thị trường: Lãi suất càng giảm thì giá trị quyền mua càng cao và
ngược lại, do tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại của giá trị nội tại sẽ tăng.
3. Ghi nhận:
Tại việt nam đến thời điểm hiện nay mới chỉ có TT 210 ban hành ngày
6/11/2009 hướng dẫn áp dụng chuẩn mực quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và
thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính áp dụng từ năm 2011 trở đi. Trong
TT 210 việc hạch toán kế toán phần giá trị vốn chủ sở hữu và phần nợ phải trả
trong TP chuyển đổi vẫn chưa được đề cập.
Dự thảo thông tư sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp được Bộ Tài chính ban
hành năm 2012, điều 17 đã hướng dẫn rất cụ thể cách ghi nhận các nghiệp vụ liên
quan đến Trái phiếu chuyển đổi, cụ thể như sau:
TK 343 – Trái phiếu phát hành
Nợ Có
- Thanh toán trái phiếu khi đáo hạn;
- Chiết khấu trái phiếu phát sinh
trong kỳ;
- Phân bổ phụ trội trái phiếu trong
kỳ.
- Trị giá trái phiếu phát hành theo
mệnh giá trong kỳ;
- Phân bổ chiết khấu trái phiếu trong
kỳ;
- Phụ trội trái phiếu phát sinh trong
kỳ.
Trị giá khoản nợ vay do phát hành
trái phiếu đến thời điểm cuối kỳ.
TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi

Nợ Có
- Thanh toán nợ gốc trái phiếu khi đáo
hạn nếu người nắm giữ trái phiếu không
thực hiện quyền chọn chuyển đổi thành
cổ phiếu;
- Kết chuyển nợ gốc trái phiếu để ghi
tăng vốn chủ sở hữu nếu người nắm giữ
trái phiếu thực hiện quyền chọn chuyển
đổi thành cổ phiếu.
- Trị giá phần nợ gốc trái phiếu ghi nhận
tại thời điểm phát hành;
- Giá trị được điều chỉnh tăng phần nợ
gốc trái phiếu trong kỳ.
Giá trị phần nợ gốc trái phiếu tại thời
điểm báo cáo
TK 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Nợ Có
- Kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu
vào doanh thu hoạt động tài chính để xác
định kết quả kinh doanh nếu người nắm
giữ trái phiếu không thực hiện quyền
chọn chuyển đổi thành cổ phiếu khi đáo
hạn ;
- Kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu
để ghi tăng thặng dư vốn cổ phần nếu
người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền
chọn chuyển đổi thành cổ phiếu.
Trị giá quyền chọn cổ phiếu của trái
phiếu chuyển đổi ghi nhận tại thời điểm
phát hành.

Trị giá quyền chọn cổ phiếu của trái
phiếu chuyển đổi tại thời điểm báo cáo
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi
tại thời điểm báo cáo. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng
loại trái phiếu chuyển đổi theo từng loại kỳ hạn, lãi suất và mệnh giá.
Tại thời điểm phát hành, kế toán xác định giá trị phần nợ gốc và quyền chọn cổ
phiếu của trái phiếu chuyển đổi bằng cách chiết khấu giá trị danh nghĩa của khoản
thanh toán trong tương lai về giá trị hiện tại, ghi:
Nợ TK 111, 112 (tổng số thu từ phát hành trái phiếu chuyển đổi)
Có TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi (phần nợ gốc)
Có TK 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu (chênh lệch giữa
số tiền thu được và nợ gốc trái phiếu chuyển đổi)
Định kỳ, kế toán ghi nhận chi phí tài chính hoặc vốn hoá đối với số lãi trái phiếu
phải trả tính theo lãi suất của trái phiếu tương tự không có quyền chuyển đổi hoặc
tính theo lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường đồng thời điều chỉnh giá trị phần
nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (nếu vốn hoá)
Có TK 335 – Chi phí phải trả (số lãi trái phiếu phải trả trong kỳ tính
theo lãi suất danh nghĩa
Có TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi (phần chênh lệch giữa lãi trái
phiếu được ghi nhận vào chi phí tài chính (hoặc vốn hoá) và số lãi trái phiếu phải
trả trong kỳ tính theo lãi suất danh nghĩa)
Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu không thực hiện
quyền chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, doanh nghiệp hoàn trả gốc trái
phiếu, ghi:
Nợ TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi
Có các TK 111, 112
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào
thặg dư vốn cổ phần, ghi:

Nợ TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
Khi đáo hạn trái phiếu, trường hợp người nắm giữ trái phiếu thực hiện quyền
chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, kế toán ghi giảm phần nợ gốc của trái
phiếu chuyển đổi và ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 3432 – Trái phiếu chuyển đổi
Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (theo mệnh giá)
Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá trị
cổ phiếu phát hành thêm tính theo mệnh giá và giá trị nợ gốc trái phiếu chuyển đổi)
Đồng thời kết chuyển giá trị quyền chọn cổ phiếu của trái phiếu chuyển đổi vào
thặng dư vốn cổ phần, ghi:
Nợ TK 4113 - Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu
Có Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần
4. Ví dụ
Công ty A phát hành 2.000 trái phiếu chuyển đổi tại ngày 1/1/2011. Số trái
phiếu này có thời hạn4 năm với lãi suất danh nghĩa là 6%/năm, được phát hành
theo mệnh giá là 1.000.000 VNĐ mỗi trái phiếu (tổng số tiền thu được từ phát
hành trái phiếu là 2.000.000.000 VNĐ), tiền lãi được trả hàng năm vào ngày 31/12.
Mỗi trái phiếu có thể chuyển đổi thành 25 cổ phiếu thường với mệnh giá 10.000
VNĐ. Lãi suất thị trường của các trái phiếu tương tự nhưng không có điều khoản
chuyển đổi là 9%/năm.
Như vậy trái chủ sẽ nhận được tiền lãi hàng năm là 120.000.000 VNĐ và được
thanh toán theo mệnh giá trái phiếu là 2.000.000.000 VNĐ (nếu không chuyển đổi
sang cổ phiếu thường).
Bài làm
Tại thời điểm phát hành
Giá trị phần nợ của trái phiếu (giá trị của trái phiếu chuyển đổi) được xác định
là giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trên:
2.000.000 x 1/(1+9%)^4 + 120.000 x [1/(1+9%) + 1/(1+9%)^2 + 1/(1+9%)^3 + 1/
(1+9%)^4] = 1.805.626,4 (nghìn đồng)

Giá trị phần vốn chủ sở hữu của trái phiếu chuyển đổi:
2.000.000 – 1.805.626,4= 194.373,6 (nghìn đồng)
Bút toán phản ánh nghiệp vụ phát hành trái phiếu như sau (đơn vị: nghìn đồng):
Nợ TK 111: 2.000.000
Có TK 3432: 1.805.626,4
Có TK 4113: 194.373,6
Định kỳ, kế toán phản ánh việc thanh toán lãi trái phiếu và ghi nhận chi phí tiền
lãi theo lãi suất thực của trái phiếu, khoản thặng dư vốn về quyền chọn chuyển đổi
trái phiếu không thay đổi trong toàn bộ vòng đời của trái phiếu chuyển đổi.
Việc phân bổ trái phiếu được thực hiện theo bảng tính toán sau:
(đơn vị:1000Đ)
Ngày
01/01/2011
31/12/2011
31/12/2012
31/12/2013
31/12/2014
Ngày 31/12/2011, khi thanh toán tiền lãi năm thứ nhất công ty A sẽ ghi nhận
chi phí tiền lãi (giả sử khoản chi phí đi vay này không được vốn hoá) theo lãi suất
thực là 9% trên số dư nợ gốc trái phiếu đầu kỳ là 162.506 nghìn đồng (1.805.626,4
x 9%). Tiền lãi công ty thanh toán theo lãi suất danh nghĩa là 120.000 nghìn đồng
nên khoản chiết khấu trái phiếu phân bổ là 162.506 – 120.000 = 42.506 nghìn
đồng.
Bút toán phản ánh việc trả lãi và phân bổ chiết khấu trái phiếu như sau:
Nợ TK 635: 162.506
Có TK 335: 120.000
Có TK 3432: 42.506
Giá trị ghi sổ của tài khoản Trái phiếu chuyển đổi tại thời điểm cuối năm 2011
là 1.805.626,4+ 42.506 = 1.848.132,4 nghìn đồng. Giá trị ghi sổ của trái phiếu sẽ
bằng với mệnh giá của trái phiếu khi trái phiếu được phân bổ hết phần chiết khấu

tại thời điểm trái phiếu đáo hạn (21/12/2014).
Mua lại trái phiếu khi đáo hạn
Nếu trái phiếu chuyển đổi không được chuyển đổi thành cổ phiếu, công ty A
phải thanh toán cho các trái chủ mệnh giá của trái phiếu. Bút toán như sau:
Nợ TK 3432: 2.000.000
Có TK 111: 2.000.000
Đồng thời công ty chuyển khoản Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi sang
khoản Thặng dư vốn – Cổ phiếu thường bằng bút toán:
Nợ TK 4113: 194.373,6
Có TK 4112: 194.373,6
Chuyển đổi trái phiếu khi đáo hạn
Nếu trái phiếu được chuyển đổi thành cổ phiếu thường khi đáo hạn, công ty A
thực hiện các bút toán sau tại thời điểm chuyển đổi 31/21/2014:
Phản ánh mệnh giá của trái phiếu chuyển đổi được chuyển đổi thành cổ phiếu
thường:
Nợ TK 3432: 2.000.000
Có TK 4111: 500.000
Có TK 4112: 1.500.000
Chuyển khoản Thặng dư vốn – Quyền chọn chuyển đổi sang khoản Thặng dư
vốn – Cổ phiếu thường:
Nợ TK 4113: 194.373,6
Có TK 4112: 194.373,6
Tổng mệnh giá của số cổ phiếu thường được chuyển đổi là 2.000 x 25 x 10 =
500.000 VNĐ, Thặng dư vốn là chênh lệch giữa ghi sổ của trái phiếu tại thời điểm
chuyển đổi (mệnh giá trái phiếu) và mệnh giá cổ phiếu thường. Công ty không sử
dụng giá trị hợp lý của cổ phiếu thường tại thời điểm chuyển đổi để hạch toán và
do vậy không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào từ việc chuyển đổi được ghi nhận.
Phương pháp này gọi là phương pháp giá ghi sổ vì giá ghi sổ của trái phiếu và
khoản quyền chọn chuyển đổi liên quan được sử dụng để xác định giá trị của cổ
phiếu thường (Tổng giá trị của cổ phiếu thường là 2.194.373,6 = 2.000.000 (giá ghi

sổ trái phiếu) + 194.373,6 ( giá ghi sổ của quyền chọn chuyển đổi)).
5. Trình bày trên Báo cáo tài chính:
Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, Trái
phiếu phát hành trình bàytrên khoản mục:
“Vay và nợ dài hạn” (Mã số 334)
Theo điều 50 dự thảo thông tư sửa đổi chế độ kế toán doanh nghiệp được Bộ
Tài chính ban hành năm 2012, Bộ Tài chính đã quyết định bổ sung thêm chỉ tiêu
Trái phiếu chuyển đổi” (Mã số 340)
C. CÔNG CỤ VỐN CHỦ SỞ HỮU
I, CỔ PHIẾU THÔNG THƯỜNG
Cổ phiếu phổ thông (Cổ phiếu thường) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của
cổ đông đối với công ty và xác nhận cho phép cổ đông được hưởng các quyền lợi
thông thường trong công ty.
1, Ghi nhận:
- Mệnh giá cổ phần là giá trị danh nghĩa của mỗi cổ phần được ghi trên cổ
phiếu. Mệnh giá cổ phần do công ty phát hành cổ phần lần đầu tiên để huy
động vốn.
Giá trị kế toán của một cổ phần phổ thông được tính bằng cách lấy giá trị tài sản
ròng chia cho tổng số cổ phần phổ thông đang lưu hành.
Giá trị kế toán mỗi CP
phổ thong
= Tổng tài sản - nợ phải trả - CP ưu đãi
Tổng số CP phổ thông đang lưu hành
- Giá trị thị trường của cổ phần là giá mà cổ phần được mua bán trên thị
trường trong các phiên giao dịch. Giá thị trường của cổ phần thường xuyên
biến động, phụ thuộc vào các nhân tố như: kinh tế, chính trị, an ninh, xã
hội… Đây là những nhân tố tác động đến quan hệ cung cầu của mỗi loại cổ
phần trên thị trường do vay tác động đến giá cả của chúng.
Giá phát hành cổ phần có thể khác với mệnh giá ghi trên cổ phần.việc phát hành
theo giá nào phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng quản trị của công ty.

Lãi cơ bản trên cổ phiếu
 Doanh nghiệp phải tính lãi cơ bản trên cổ phiếu theo các khoản lợi nhuận hoặc
lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu được tính bằng cách chia lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ
cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ (tử số) cho số lượng
bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ (mẫu
số).
 Lãi cơ bản trên cổ phiếu cung cấp số liệu đánh giá lợi ích từ kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà mỗi cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ
mang lại.
 Để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu, số phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ
thông của công ty mẹ là các khoản lợi nhuận hoặc lỗ sau thuế phân bổ cho công
ty mẹ sau khi được điều chỉnh bởi cổ tức của cổ phiếu ưu đãi, những khoản
chênh lệch phát sinh do thanh toán cổ phiếu ưu đãi và những tác động tương tự
của cổ phiếu ưu đãi đã được phân loại vào vốn chủ sở hữu.
Lãi suy giảm trên cổ phiếu
 Doanh nghiệp tính giá trị lãi suy giảm trên cổ phiếu dựa trên số lợi nhuận
hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ.
 Doanh nghiệp phải điều chỉnh lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu
cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ và số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ
thông đang lưu hành do ảnh hưởng của các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có
tác động suy giảm để tính lãi suy giảm trên cổ phiếu.
 Việc tính lãi suy giảm trên cổ phiếu là nhằm đảm bảo tính nhất quán với lãi
cơ bản trên cổ phiếu, cung cấp thước đo lợi ích của mỗi cổ phiếu phổ thông
trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp khi tính tới tác động của các cổ
phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đang lưu hành trong kỳ.
Việc làm này dẫn đến:
• Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông
của công ty mẹ tăng bằng khoản cổ tức và lãi ghi nhận trong kỳ dành
cho cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm và được điều

chỉnh các thay đổi về thu nhập hoặc chi phí do chuyển đổi cổ phiếu
phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm; và
• Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng bằng
số bình quân gia quyền các cổ phiếu bổ sung sẽ được lưu hành nếu
như tất cả các cổ phiếu phổ thông tiềm năng có tác động suy giảm đều
được chuyển đổi
2, Đo lường:
- Khi nhận tiền mua cổ phiếu của các cổ đông phát hành cao hơn mệnh giá, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Mệnh giá cổ phiếu
Có TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch.
- Khi công ty cổ phần mua lại cổ phiếu để hủy bỏ ngay tại ngày mua lại, ghi:
+ Nếu giá mua cao hơn mệnh giá:
Nợ TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Mệnh giá cổ phiếu
Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch.
Có TK 111, 112: Giá mua lại
+ Nếu giá mua nhỏ hơn mệnh giá:
Nợ TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Mệnh giá cổ phiếu
Có TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch.
Có TK 111, 112: Giá mua lại.
- Bổ sung vốn góp do trả cổ tức trả cho cổ đông bằng cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 412 – Lợi nhuận chưa phân phối
Nợ TK 4112- Thặng dư vốn cổ phần: phần chênh lệch giảm
Có TK 4111 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu: Mệnh giá cổ phiếu
Có TK 4112 – Thặng dư vốn cổ phần: Phần chênh lệch tăng.
3, Trình bày trên BCTC
Doanh nghiệp trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lãi cơ bản
trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu từ lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ
đông sở hữu cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ trong kỳ đối với mỗi loại cổ phiếu
phổ thông có quyền nhận lợi nhuận khác nhau cho kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phải

trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu cho tất cả các kỳ
báo cáo.
Lãi trên cổ phiếu được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh cho tất cả các kỳ
báo cáo.Nếu lãi suy giảm trên cổ phiếu được trình bày cho ít nhất 1 kỳ báo cáo, thì
số liệu này cũng phải được báo cáo cho các kỳ khác nêu trong báo cáo, kể cả khi
lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng với lãi cơ bản trên cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể
trình bày chung một số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nếu lãi cơ
bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu bằng nhau.
Doanh nghiệp trình bày lãi cơ bản trên cổ phiếu và lãi suy giảm trên cổ phiếu kể cả
trong trường hợp giá trị này là một số âm (Lỗ trên cổ phiếu).
II, CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
1, Đo lường
Theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam, các khoản ĐTTC phát sinh lần đầu
tiên tại doanh nghiệp đều được ghi nhận theo giá gốc. Khi doanh nghiệp tiến hành
mua cổ phiếu với mục đích đầu tư ngắn hạn hay dài hạn thì giá trị của khoản chứng
khoán đầu tư sẽ được ghi sổ kế toán theo giá thực tế mua chứng khoán (giá gốc),
bao gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí môi giới, giao
dịch, cung cấp thông tin, thuế, lệ phí và phí ngân hàng.
Khi kết thúc kỳ kế toán, giá trị của các khoản ĐTTC của doanh nghiệp được trình
bày trên báo cáo tài chính (BCTC) mà cụ thể là Bảng cân đối kế toán theo giá gốc
– giá trị ban đầu. Nếu các khoản chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá
hoặc giá trị các khoản ĐTTC bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang
đầu tư vào bị lỗ, thì doanh nghiệp sẽ phải trích lập dự phòng theo quy định. Còn
ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của doanh nghiệp tăng lên do giá cổ phiếu
tăng, thì khoản chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi nhận
2. Ghi nhận
+ Đứng trên góc độ DN là chủ thể phát hành:
TÀI KHOẢN 411
NGUỒN VỐN KINH DOANH
Bên nợ Bên có

- Hoàn trả vốn góp cho các chủ sở
hữu vốn;
- Giải thể, thanh lý doanh nghiệp;
- Bù lỗ kinh doanh theo quyết
định của Đại hội cổ đông (Đối với công
ty cổ phần);
- Mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ (Đối
với công ty cổ phần).
Các chủ sở hữu đầu tư vốn (Góp
vốn ban đầu và góp vốn bổ sung);
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh
doanh;
- Phát hành cổ phiếu cao hơn
mệnh giá;
- Giá trị quà tặng, biếu, tài trợ
(Sau khi trừ các khoản thuế phải nộp)
làm tăng nguồn vốn kinh doanh
Số dư bên Có:
Nguồn vốn kinh doanh hiện có
của doanh nghiệp.
a, Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi:
Phản ánh số vốn cam kết:
Nợ 138: phải thu của cổ đông
Có 4118: phản ánh theo giá phát hành – gá trị hợp lý
Phản ánh quá trình góp vốn:
Nợ 111, 112, 153, 2111, 2113,
Có 138
Kết chuyển vốn góp:
Nợ 4118 : giá phát hành – giá trị hợp lý
Nợ/ Có 4112 : phần chênh lệch

Có 4111 : mệnh giá cổ phiếu
Khác với cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ
đông nắm giữ, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá cổ phiếu thường
chỉ có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong
việc chia cổ tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ lệ
cố định trên mệnh giá. Cổ đông nắm cổ phiếu ưu đãi luôn được nhận cổ tức đầu
tiên và khi công ty bị phá sản thì họ cũng là những người được công ty trả trước
phần tài sản còn lại, sau đó mới đến cổ đông thường. Hơn nữa, cổ phiếu phổ thông
không thể chuyển đổi thành cổ phiếu ưu đãi, trong khi cổ phiếu ưu đãi có thể
chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo quyết định của ĐHCĐ.
Cổ phiếu ưu đãi có mức cổ tức thấp để bù đắp lại việc doanh nghiệp bán cổ phiếu
ưu đãi ở mức giá có chiết khấu, hoặc có mức cổ tức cao để bù đắp cho nhà đầu tư
do việc mua cổ phiếu ưu đãi ở mức giá có phụ trội. Các khoản chiết khấu hoặc phụ
trội khi phát hành lần đầu cổ phiếu ưu đãi lãi suất tăng dần được phân bổ vào lợi
nhuận giữ lại theo phương pháp lãi thực và được coi như cổ tức ưu đãi khi tính lãi
cơ bản trên cổ phiếu.
b) Kế toán mua lại cổ phiếu ưu đãi do chính công ty đã phát hành:
- Khi công ty đã hoàn thành các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát
hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ động theo
giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:
Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp đến
việc mua lại cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ
Có các TK 111, 112,. . .
c) Tái phát hành cổ phiếu quỹ, huỷ bỏ cố phiếu quỹ, chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ
giống cổ phiếu phổ thông
d) Chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu phổ thông
Doanh nghiệp có thể khuyến khích việc chuyển đổi trước thời hạn cổ phiếu ưu đãi

có thể chuyển đổi bằng điều kiện có lợi hơn điều kiện chuyển đổi ban đầu hoặc
bằng số tiền thanh toán thêm. Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý của cổ
phiếu phổ thông hoặc các khoản thanh toán khác theo điều kiện chuyển đổi có lợi
tại thời điểm thanh toán với giá trị hợp lý của cổ phiếu phổ thông được phát hành
theo điều kiện chuyển đổi gốc là lợi ích của người sở hữu cổ phiếu ưu đãi. Khoản
chênh lệch này được trừ vào lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ
phiếu phổ thông của công ty mẹ.
* Đứng trên góc độ DN là nhà đầu tư tài chính:
TÀI KHOẢN 221
ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON
Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gố, bao gồm Giá mua
cộng (+) Các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và
phí Ngân hàng. . .
Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh
giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con. . .
Bên nợ Bên có
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào
công ty con tăng.
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào
công ty con giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào
công ty con hiện có của công ty mẹ.
TÀI KHOẢN 223
ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT
Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính
riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá gốc. Khi kế toán khoản
đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư không
được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư mua thêm
hoặc thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư đó hoặc nhận được các khoản

lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.
Giá gốc khoản đầu tư được xác định như sau:
- Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm Phần vốn góp hoặc giá
thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) Các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới,
giao dịch. . .
- Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ, vật tư, hàng hoá thì giá gốc
khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất đánh giá.
Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị đánh giá
lại được ghi nhận và xử lý như sau:
+ Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá
được hạch toán vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn
giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác;
+ Khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được
hạch toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá
lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác.
Bên nợ Bên có
Giá gốc khoản đầu tư tăng. - Giá gốc khoản đầu tư giảm do nhận lại
vốn đầu tư hoặc thu được các khoản lợi
ích ngoài lợi nhuận được chia;
- Giá gốc khoản đầu tư giảm do bán,
thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản
đầu tư.
Số dư bên Nợ:
Giá gốc khoản đầu tư vào công ty liên
kết hiện đang nắm giữ cuối kỳ.
TÀI KHOẢN 228
ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC
Trường hợp nhà đầu tư mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà nhà đầu tư chỉ nắm
giữ dưới 20% quyền biểu quyết thì kế toán phải phản ánh khoản đầu tư vào tài
khoản này và theo dõi chi tiết từng loại mệnh giá cổ phiếu, từng đối tượng phát

hành cổ phiếu.
Trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng
không có quyền đồng kiểm soát mà nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết trong liên
doanh thì hạch toán phần vốn góp vào TK 228 “Đầu tư dài hạn khác” theo giá gốc.
Bên nợ Bên có
Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác
tăng.
Giá trị các khoản đầu tư dài hạn khác
giảm.
Số dư bên Nợ:
Giá trị khoản đầu tư dài hạn khác hiện
có.
a) Khi mua cổ phiếu ưu đãi
Giá trị khoản đầu tư được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, tức là toàn bộ chi phí
thực tế bỏ ra để có được khoản đầu tư đó bao gồm giá mua, chi phí đầu tư, chi phí
môi giới, dịch vụ phí ngân hàng, thuế, lệ phí, giá mua có thể là mệnh giá cổ
phiếu, cũng có thể là giá thỏa thuận kh mua.
Nợ 1211, 2281: giá phí đầu tư thực tế hay giá gốcchứ không ghi theo mệnh giá
Có 111, 112, 331, 311, 341,
b) Định kỳ khi nhận được thông báo chia cổ tức
Mặc dù người có cổ phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn
nhưng họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường.Khác với cổ
tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và
thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu
hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
Nợ 111, 112, 1388,
Có 515 – lãi đầu tư chứng khoán
Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định,và cổ đông ưu đãi cũng vẫn được nhận cổ tức
khi công ty làm ăn không có lợi nhuận (thua lỗ)
c) Nhượng bán cổ phiếu giống cổ phiếu phổ thông

d) Trong quá trình cầm giữ cổ phiếu ưu đãi, nếu có phát sinh các khoản chi, kế
toán ghi vào chi phí tài chính tại kỳ phát sinh
Nợ 635 : chi phí tài chính
Có 111, 112, 331, 338,
3,Trình bày trên BCTC:
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC
Trình bày trên bảng cân đối kế toán
Tài sản :
tài sản ngắn hạn  các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tài sản dài hạn  các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Nguồn vốn:
Vốn chủ sở hữu  vốn đầu tư của chủ sở hữu
Trình bày trên bản thuyết minh BCTC  Thông tin bổ sung cho các khoản mục
trình bày trong Bảng cân đối kế toán  vốn chủ sở hữu 
Cổ tức
- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu phổ thông:
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi:
- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:
Cổ phiếu Cuối năm Đầu năm
- Số lượng cổ phiếu đăng ký phát hành
- Số lượng cổ phiếu đã bán ra công chúng
+ Cổ phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu ưu đãi
- Số lượng cổ phiếu được mua lại
+ Cổ phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu ưu đãi
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Cổ phiếu phổ thông
+ Cổ phiếu ưu đãi





















* Mệnh giá cổ phiếu đang lưu hành :
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác
- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
Cuối năm



Đầu năm




Note: Tình hình mua bán cổ phiếu ưu đãi ở Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp đưa ra quyết định phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ chủ
chốt và công nhân viên như một hình thức tăng cường sức mạnh tập thể, sự gắn bó
và nỗ lực làm việc của mọi người trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu ưu đãi có những ưu và nhược điểm nhất định
tác động lên giá cổ phiếu đang được giao dịch, làm ảnh hưởng phần nào đến quyền
lợi của các cổ đông hiện hữu.
Có ba hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi chính, thường được áp dụng ở các nước
phát triển như cấp quyền mua cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi và cấp cổ phiếu.
Cấp quyền mua cổ phiếu là việc công ty cho các cán bộ điều hành và nhân viên
chủ chốt quyền được mua một số lượng cổ phiếu nhất định theo một giá nhất định,
thông thường đó là giá thị trường tại ngày cấp. Các cán bộ chỉ được thực hiện
quyền này sau một thời gian nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Họ
sẽ chỉ phải trả theo giá tại ngày cấp quyền. Như vậy nếu giá thị trường của cổ
phiếu tại ngày họ thực hiện quyền mua cao hơn giá tại ngày cấp, họ sẽ thực hiện
quyền mua cổ phiếu của mình và được hưởng một khoản lợi nhuận từ việc mua
thấp hơn giá thị trường. Nếu giá thị trường thấp hơn giá tại ngày cấp, họ có quyền
bỏ và không thực hiện quyền của mình.
Cổ phiếu ưu đãi là hình thức công ty cho phép cán bộ mua cổ phiếu với giá ưu đãi
thấp hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thị trường. Các nước có TTCK
phát triển đều quy định tỷ lệ giảm giá tối đa so với giá thị trường. Thông thường,
thời gian mua được xác định trước, số lượng cổ phiếu hoặc giá trị cổ phiếu cũng
được xác định trước.
Cấp cổ phiếu là việc công ty sẽ cấp một số lượng cổ phiếu nhất định không mất
tiền cho các cán bộ chủ chốt. Thực ra đây là một hình thức thưởng hoặc trả lương
bằng cổ phiếu. Nhưng người thụ hưởng chỉ được nhận hoặc có quyền sở hữu sau
một thời gian nhất định. Số cổ phiếu này chỉ được chuyển cho người thụ hưởng

vào ngày cam kết và cũng chỉ từ ngày này, người thụ hưởng mới có quyền bán
và/hoặc được chia cổ tức.
Thông thường, hình thức phát hành cổ phiếu ưu đãi ở Việt Nam áp dụng mô hình
thứ 2. Nhìn chung, các mô hình này có mục đích là khuyến khích các cán bộ, nhân
viên trong công ty cố gắng hơn, gắn bó và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển
của công ty, qua đó, làm tăng thu nhập của chính họ.
III, CỔ PHIẾU QUỸ
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính
công ty phát hành, nhưng nó không vị huỷ bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong
khoảng thời gian theo quy định của pháp luật về chứng khoán. Các cổ phiếu quỹ do
công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia
chia phần tài sản khi công ty giải thể. Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ
phiếu quỹ đang do công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán.
Cổ phiếu quỹ được ghi nhận trên tài khoản 419, Tài khoản này dùng để phản
ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm của số cổ phiếu do các công ty
cổ phần mua lại trong đó số cổ phiếu do công ty đó đã phát hành ra công chúng để
sau đó sẽ tái phát hành lại (gọi là cổ phiếu quỹ).
1,Về đo lường:
Giá trị cổ phiếu quỹ được phản ánh trên tài khoản này theo giá thực tế mua lại
bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu,
như chi phí giao dịch, thông tin. . .
→ theo giá trị hợp lý
2,Về ghi nhận:
° Kết cấu và nội dung phản ánh:
- Bên Nợ:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua vào.
- Bên Có:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành, chia cổ tức hoặc huỷ bỏ.
- Số dư bên Có:
Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang do công ty nắm giữ.

° Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1. Kế toán mua lại cổ phiếu do chính công ty đã phát hành:
- Khi công ty đã hoàn thành các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty
phát hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ động
theo giá thoả thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:
Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ (giá mua lại cổ phiếu)
Có các TK 111, 112,. . .
- Trong quá trình mua lại cổ phiếu, khi phát sinh chi phí liên quan trực tiếp
đến việc mua lại cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 419 - Cổ phiếu quỹ
Có các TK 111, 112,. . .
2. Tái phát hành cổ phiếu quỹ:
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái
phát hành cao hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu).
- Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ ra thị trường với giá thấp hơn giá thực tế
mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá tái phát
hành thấp hơn giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).
3. Khi huỷ bỏ cố phiếu quỹ, ghi:
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4111 - Mệnh giá của số cổ phiếu huỷ
bỏ)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112 - Số chênh lệch giữa giá thực tế
mua lại cổ phiếu lớn hơn mệnh giá cổ phiếu bị huỷ)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Giá thực tế mua lại cổ phiếu).
4. Khi có quyết định của Hội đồng quản trị (Đã thông qua Đại hội cổ đông)

chia cổ tức bằng cổ phiếu quỹ:
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao
hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành cổ phiếu) hoặc
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu)
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá thực
tế mua lại cổ phiếu thấp hơn giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ
phiếu).
- Trường hợp giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp
hơn giá thực tế mua vào cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Theo giá phát hành cổ phiếu) hoặc
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)
Nợ TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (4112) (Số chênh lệch giữa giá thực tế
mua vào cổ phiếu quỹ cao hơn giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ
phiếu)
Có TK 419 - Cổ phiếu quỹ (Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu).
3,Về trình bày trên báo cáo tài chính:
Cổ phiếu quỹ được ghi nhận ở chỉ tiêu “cổ phiếu quỹ”, mã hiệu 414 trên
BCTC.
(Mã số 414 (cổ phiếu quỹ): là số dư Nợ của Tài khoản 419 trên Sổ cái
hoặc Nhật ký-sổ cái).
Nợ TK 421 hoặc 338 (3388): theo giá phát hành cổ phiếu
Nợ TK 411 (4112-Thặng dư vốn cổ phần): Số chênh lệch giữa giá thực
tế mua lại cổ phiếu cao hơn giá phát hành cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng
cổ phiếu.
Có TK 419: theo giá thực tế mua lại cổ phiếu
====> Ảnh hưởng của nghiệp vụ kế toán cổ phiếu quỹ đến Báo cáo tài
chính của doanh nghiệp
Qua phương pháp kế toán cổ phiếu quỹ mà chế độ kế toán Việt Nam quy

định trong quyết định số 15, có thể thấy rằng: Cổ phiếu quỹ là một khoản mục
được ghi âm phần vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán. Các nghiệp vụ mua
lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ và giảm tài sản (khoản mục tiền) theo giá trị

×