Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề cương lịch sử báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.7 KB, 35 trang )

Câu 1. Xu hướng phát triển của báo in và truyền hình.
1. Xu hướng phát triển của báo in:
1. Thay đổi về cách trình bày
a) Khổ báo:
- Quan điểm truyền thống, những tờ báo khổ lớn là đại diện cho dòng
báo chất lượng cao. Nhưng việc đi tiên phong trong việc thu hẹp khổ của tờ
báo trong những năm vừa qua đã chứng minh một điều: mọi quan điểm
truyền thống đều có thể thay đổi.
- Những tờ báo tiên phong là những tờ nổi tiếng như The Telegraph,
Finalcial Times (Anh), tờ Metro (Tàu điện ngầm)… 85 tờ báo đã chuyển đổi
sang báo khổ nhỏ từ 2001 đến năm 2005 có 28 tờ báo nữa đã chuyển sang
dạng báo khổ nhỏ hơn đăng tin vắn tắt.
- Ở Việt Nam đã có nhiều tờ báo có sự đổi mới về mặt thiết kế, trình
bày tiêu biểu như “Tạp chí người làm báo”, từ số tháng 6-2004 đã thay đổi
kiểu chữ, măng – set mới và đổi khổ từ khổ cũ là 19x27cm sang khổ mới là
20x30 cm nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bạn đọc và hội viên hội Nhà
báo cả nước. Ngày 1/3/2005 báo Lao động ra bộ mới với những thay đổi từ
măng – sét đến cơ cấu trang.
b) Tranh ảnh:
Đã xưa rồi cách làm báo chỉ có chữ và chữ. Những trang báo khô
khan bây giờ đã được thổi vào một luồng gió mới đó là sự xuất hiện những
tranh ảnh, bảng, biểu đồ. Tranh có thể vẽ bằng tay hay bằng máy vi tính.
Chính hình thức mới này đã tạo cho tờ báo những mảng khối sống động và
ấn tượng. Tuy nhiên, một số tờ báo lợi dụng quá đà sự đa dạng về màu sắc,
dẫn đến tình trạng rối mắt cho độc giả.
c) Thay đổi trong tin, bài:
Cuộc sống hiện đại đòi hỏi chúng ta phải phân chia thời gian ít ỏi cho
rất nhiều công việc và do đó nếu báo in vẫn giữ mãi những “khuôn khổ
không xê dịch” đó thì không thể cạnh tranh được công chúng với các loại
hình truyền thông khác. Những cột đen đặc chữ giờ đây đã được thay bằng
một bài báo ngắn nhưng thông tin sâu, nhiều chiều, cho độc giả nhiều cách


tiếp cận. Thông tin đưa đến độc giả phải là thông tin có giá trị nhất, thông tin
đến cùng, dùng nhiều hình thức minh họa để người đọc lập tức hiểu nội
dung câu chuyện diễn ra như thế nào. Điển hình của sự thay đổi này là các tờ
nhật báo lớn, trong đó có Le Monde, Liberation và Le Figaro vốn được coi
là chuẩn mực của nhật báo tiếng Pháp và nổi danh với những bài phân tích
sâu sắc cùng những cột đen đặc chữ.
2. Xu hướng báo giá rẻ, báo miễn phí, báo đọc nhanh
- Sự ra đời và phát triển của dòng báo giá rẻ giữa thế kỉ 19 là mốc phát
triển quan trọng của lịch sử báo chí thế giới. Báo đã đến được với nhiều
người và do đó vị thế, tầm ảnh hưởng của nó ngày càng lớn hơn. Xu hướng
báo chí thế giới đó là giá ngày càng giảm xuống, thông tin ngày càng nhiều
hơn, phong phú hơn, hấp dẫn hơn.
- Sự ra đời của những tờ báo giá rẻ đã tạo điều kiện cho báo miễn phí
ra đời. Sự ra đời của báo miễn phí đọc nhanh đồng thời còn giải quyết được
bài toán là làm thế nào để công chúng tiếp nhận thông tin một cách nhanh
nhất trong một khoảng thời gian ngắn nhất.
- Tập đoàn Metro International của Thụy Điển có trụ sở đặt tại Anh là
tập đoàn đi đầu trong trào lưu báo miễn phí. Năm 2003 Tờ Metro quốc tế,
nhà xuất bản đặt tại Thụy Điển phát không cho những người đi làm hàng
ngày, đã xuất bản 5,5 triệu bản in mỗi ngày tại 16 nước năm 2003. Năm
2006 Metro xuất bản 7 triệu bản mỗi ngày, tại 81 thành phố chính ở 18 quốc
gia với 17 thứ ngôn ngữ.
- Sự phát triển và phổ biến của tờ báo miễn phí này đã đạt đến tầm thế
giới. Báo miễn phí đang tăng nhanh ở một số thị trường. Theo thống kê của
các Hiệp hội báo chí thế giới thì hiện nay báo miễn phí đã có mặt tại 38 quốc
gia. Tổng cộng có 169 tờ báo miễn phí hàng ngày có lượng phát hành là 27,9
triệu hàng ngày, với 18,6 triệu bản phân phối tại châu Âu. Tại vương quốc
Anh sự phân phối báo phát không đã tăng từ 237.000 bản năm 1999 lên
864.000bản năm 2003.
- Tại Việt Nam, tờ Thế giới thương mại là tờ báo in miễn phí đầu tiên.

Thế giới thương mại là ấn phẩm do báo Thương mại phát hành. Và những
ngày cuối tháng 6/2006, độc giả Thủ đô Hà Nội khá tò mò khi nhận được
những tờ báo in dày dặn, thông tin hấp dẫn với những chuyên mục khá tiện
ích và hoàn toàn miễn phí. Tờ báo đã chọn một hướng đi đó là tự mình tìm
đến với độc giả qua kênh phát hành miễn phí. Và những gì mà nó thu được
là đánh dấu bước đầu thành công. Mỗi kỳ phát hành 2 vạn bản tại các tuyến
phố buôn bán sầm uất như Bạch Mai, Hàng Đào, các tụ điểm ẩm thực, các
quán cà phê, các trung tâm thương mại lớn… Những cuộc điện thoại về tòa
soạn đã chứng tỏ sự quan tâm của độc giả tới tờ báo. Và số lượng độc giả là
5 vạn, một con số rất lớn đối với một tờ báo chưa phải là lớn như báo
Thương mại. Hướng đi này của báo Thương mại đã chuẩn bị cho sự hội
nhập báo chí thế giới. (Theo Người làm báo 2006). Tuy rằng là báo miễn
phí, nhưng các tờ báo này vẫn đảm bảo nguồn thu nhờ quảng cáo.
3. Quốc tế hóa báo chí
Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí
được phát hành ở nhiều quốc gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được
bán ở quốc gia khác.
Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in
• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước
trên thế giới.
• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo
của Trung quốc, tạp chí Tuyển tập (Readers Digest)
• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo
• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài
• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với
ngôn ngữ của khu vực đó.
4. Thương mại hóa báo chí
- Hiện nay những nguồn thu chủ yếu của mọi ấn phẩm đều gồm: -
Những khoản thu tài chính từ quảng cáo - Những khoản thu nhờ bán báo. -
Những khoản thu từ các hoạt động thương mại dưới các hình thức khác -

Những khoản tiền đóng góp từ bên ngoài. Và nền tảng cho những khoản thu
bằng tiền này là khoản thu từ quảng cáo đem lại. Bất kì một tờ báo nào, một
tạp chí hoặc một ấn phẩm niên giám nào cũng dành một vài trang cho quảng
cáo. Hiện tại, chính quảng cáo là nguồn thu chủ yếu của ấn phẩm. Tùy thuộc
vào điều kiện phát hành, truyền thống dân tộc và tình hình kinh tế, ở từng
nước các khoản thu từ quảng cáo của các phương tiện thông tin đại chúng có
khác nhau. Ở Tây Ban Nha là khoảng 80%, ở Mỹ là 75% và ở Pháp là
khoảng 60% 5. Xu hướng báo chí đa phương tiện
Trước đó, các loại hình báo chí truyền thống (báo in, phát thanh,
truyền hình) phát triển tương đối độc lập, mỗi loại hình có những ưu thế
riêng không bị lấn át. Nhưng internet ra đời kéo theo sự ra đời của báo
mạng, thông tin được cung cấp cho công chúng theo hình thức đa phương
tiện sinh động, hấp dẫn hơn và đang là sự lựa chọn số 1 của lớp công chúng
trẻ. Theo hình thức truyền thông thông thường (media), thông tin được
truyền – phát đi bằng cách nghe, nhìn. Ví dụ một bản tin được đăng trên báo
in, công chúng đọc tờ báo và tiếp nhận thông tin ấy. Nhưng cũng cùng thông
tin ấy, khi thể hiện chúng trên Website, ngoài bản text còn đính kèm hình
ảnh, đoạn video có liên quan,… Công chúng tiếp nhận thông tin bằng nhiều
giác quan khác nhau, với những hình thức thông tin khác nhau, đó là truyền
thông đa phương tiện. Các công ty truyền thông như viễn thông, truyền hình
cáp và các khối giải trí đang tranh giành nhau để có chân trong “thị trường”
tích hợp các phương tiện truyền thông mới. Ví dụ: Những công ty phát hành
báo lớn bao gồm New York Times Co. (www.nyt.com) và Tribune Co., nhà
xuất bản của tờ Chicago Tribune (www.tribune.com), chuyển tin chủ yếu
qua mạng Internet. Ở Việt Nam, ta có thể dễ dàng thấy được đa số các tờ báo
giấy uy tín đều có báo mạng đi kèm. Ví dụ như báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ,
An ninh Thủ đô,
2. Xu hướng phát triển của truyền hình:
a) Khái quát:
- Truyền hình là 1 loại hình phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải

thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Đê thực hiên 1 tin tức truyền
hình cần ít nhất 2 người là biên tập viên và quay phim. Ngày nay, truyền
hình phát triển nhanh chóng và ngày càng giữ vai trò quan trọng, là 1 bộ
phận không thể thiếu trong mợi sinh hoạt hàng ngày. Truyền hình đã làm
thay đổi phương thức sinh hoạt, phương thức tư duy của mọi con người.
chúng ta có thể thấy công nghệ truyền hình không ngừng thay đổi.
- Năm 1927: chương trình truyền hình đầu tiên qua dây dẫn được thực
hiện giữa 2 thành phố lớn của Mỹ là Oa - sinh - tơn và NewYork
- Năm 1936, BBC bắt đầu thực hiện chương trình truyền hình phát thường
xuyên đầu tiên trên thế giới, 2h/ngày.
- Ngày 30/4/1939: tại NewYork, con người chúng kiến 1 chương trình
truyền hình trực tiếp
- Năm 1992, truyền hình kĩ thuật số bắt đầu trên thị trường.
b) Xu hướng phát triển:
- Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ
internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng
được yêu cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân
mình. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát
sóng… thì mọi yêu cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được
những chương trình mới hấp dẫn khán giả. Ta có thể thấy được một vài
thay đổi của truyền hình trong tương lai: truyền hình kỹ thuật số (thu
được sóng từ dây anten, vệ tinh), TV độ nét cao (cho phép người xem
có những hình ảnh sắc nét, chân thực độ tương phản cao, âm thanh sắc
nét nhờ thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm), máy ghi hình cá nhân
PVR (người xem có thể ghi trực tiếp và PC để xem lại sau đó), xem
video theo yêu cầu ( người xem có thể xem danh sách các chương trình
muốn xem, không bị bó buộc bởi thời gian xem), kết hợp giữa ti vi và
máy tính, truyền hình di động (nhờ kết nối 3g có thể tải các gói dịch vụ
trực tiếp trên di động tiện lợi hơn bao giờ hết).
- Truyền hình theo yêu cầu: Truyền hình theo yêu cầu là dịch vụ mà khán

giả có thể tự mình lựa chọn chương trình yêu thích để xem mà không
phải phụ thuộc vào giờ phát hành của đài truyền hình. Từ năm 1991,
Microsoft đã muốn đưa máy điện toán vượt xa các loại máy PC thường,
hướng đặc biệt về truyền hình tương tác mà họ rất thích khả năng thực
hiện việc xem video theo yêu cầu. Hậu quả tức thì của việc này là làm
cho các cửa hàng thuê băng đĩa bị lỗi thời phải đóng cửa. Năm 1995,
tập đoàn Time warner của ông Ted Turner đã đưa ra biểu diễn một mô
hình thí nghiệm truyền hình tương tác có thể vừa được các chương
trình hình, vừa có thể yêu cầu chiếu những bộ phim khá yêu thích, vừa
có thể mua vé máy bay… những việc này thực hiện nhờ bộ phận thiết
bị server (cho phép truy cập dữ liệu trực tiếp) và nhờ hộp setton đặt trên
máy thu hình. Nếu như không lâu trước đây, truyền thông đại chúng là
sự thống trị của một tam giác đầu chế gồm báo in, truyền hình và phát
thanh thì hôm nay với sự ra đời và tương hỗ của internet, đường truyền
băng thông rộng và công nghệ không dây, thế giới đang chứng kiến sự
soán ngôi của một tam đầu chế mới trong truyền thông, đó là truyền
hình, internet, mobile. May mắn thay những đặc thù về truyền hình ảnh
và khả năng thích ứng cao cho tương tác. Đế chế truyền hình vẫn và sẽ
luôn là một kênh thông tin quan trọng bâc nhất trong bộ ba này. Hơn
thế nữa, khác với giai đoạn phân mảnh trước đây với báo in, với phát
thanh, truyền hình ngày càng hoàn toàn có thể kết nối , dùng chung tập
khán giả và phân chia quyền lợi với hai hình thức nhìn mới thấy này,
hoàn toàn có thể dùng chung tập khán giả và phân chia quyền lợi với
hai hình thức nghe nhìn này.
- + Truyền hình theo yêu cầu itv IPTV (Internet protocol television) là
dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuât số tới người sử dụng qua giao thức
internet với kết nối băng thông rộng ADLS. Nó thường được cung cấp
kết hợp với VoIP và truyền dữ liệu nên còn được gọi là công nghệ tâm
giác (dữ liệu, âm thanh và hình ảnh).
- + Tính tương tác cao: Bên cạnh các kênh truyền hình như các loại

truyền hình analog và truyền hình cáp khác, IPIV cho phép cung cấp
các dịch vụ kèm theo như video theo yêu cầu, truyền hình theo yêu cầu,
đọc báo trên tv, âm nhạc theo yêu cầu, phát thanh trực tuyến, lưu trữ
trực tuyến, gửi tn qua tv.
- + Truyền hình dễ dàng theo dõi lịch phát sóng: Người dùng có thể xem
lịch phát sóng trực tiếp hôm đó, đồng thời có thể dẽ dàng xem hiển thị
tên chươngtrình đang phát cũng như ngày giờ bắt đìnhu kế tiếp chương
trình.
- + Phim truyền hình theo yêu cầu: Đây là dịch vụ theo yêu cầu, với kho
phim ảnh chương ình các loại được lưu giữ trên máy chủ của nhà cung
cấp. Dịch vụ này có những ưu điểm vượt trội như khả năng cung cấp
lượng phim ảnh không hạn chế, chọn lựa phim mình muốn, có thể tua
hoặc dừng lại.
- Truyền hình tương tác: Truyền hình tương tác là khả năng cung cấp các
chương trình có thể tác động trực tiếp đến khán giả. Tức là người xem
có thể can thiệp vào nội dung của chương trình truyền hình. Truyền
hình tương tác thực chất là nói về thể loại đàm luận chuyên đề. Trong
đó, những người tham gia có thể là các vị khách mời hay đơn thuần chỉ
là những người xem bình thường. Tất cả đài truyền hình này đều có vài
ba chương trình tương tác khác nhau. Ý kiến của khán giả đóng góp
làm nên thành công cho chương trình xu hướng báo chí khách quan.
Điều đó cần thiết cho một chương trình truyền hình tương tác.
- Công nghệ truyền hình tương tác bằng tin nhắn không còn là yếu tố mới mẻ ở Việt
Nam nhưng có thể nói là 1 chiêu hút khán giả nhất ở các kênh truyền hình. Ở Việt
Nam khỏi đầu là các chương trình như khởi nghiệp, làm giàu không
khó, sức sống mới, nói là làm, chào buổi sáng, chúng tôi và chúng ta…
-
- Truyền hình thực tế: Truyền hình thực tế là những show truyền hình mà
người tham gia là những người không chuyên, được quay cảnh đời
sống thật và trong một mức độ nào đó không có bàn tay của đạo diễn

can thiệp. Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển, đặc
biệt là ở Mỹ. Để tạo ra cảm xúc thật và mới lạ cho công chúng, các đài
truyền hình tiến hành xây dựng các chương trình, trong đó người tham
gia sẽ thể hiện cảm xúc thật, hành động thật như trong đời thường mà không
chịu sự chi phối của đạo diến. Có thể hiểu là người tham gia sẽ quên đi sự hiện diện
của máy quay và sống như cuộc sống thường ngày. Những hình ảnh đó được trực
tiếp máy ghi hình và phát tới quần chúng. Ví dụ: American idol của fox
(11/6/2002) trở thành chương trình ăn khách. Ở Việt Nam, cũng mua
bản quyền từ các chương trình truyền hình thực tế từ nước ngoài như
Việt Nam idol, Việt Nam gotalent…
Câu 2. Tìm hiểu về nền báo chí Mỹ
1. Giới thiệu chung:
- Diện tích 9.364.000 km2
- Dân số 305.000.000 người
2. Báo in:
- 5 nhật báo đứng đầu, lớn nhất hiện nay là: The Wall Street Journal, The
New York Times, USA Today, Los Angeles và Washington Post.
- The Wall Street Journal: là tờ kinh tế chính trị có ảnh hưởng lớn đến
giới tài phiệt và kinh doanh. Do công ty thông tin tài chính thương mai
– Dow Jones Company xuất bản ở New York. Ra ngày 8-7-1889, mỗi
số có 80 trang, chia làm 3 phần:
+ Phần đầu gồm những tin bài quan trọng, có liên quan đến các vấn đề kinh
tế, các hoạt động, cùng những thay đổi trong các công ty, những tin tức
tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong ngày. Phần này còn
đăng tin thế giới.
+ Phần thị trường tập trung vào chiến lược cạnh tranh của các công ty,
phương án tiếp thị, yếu tố công nghệ trong kinh doanh.
+ Phần tiền tệ và đầu tư bao gồm những tin tức về hoạt động, đầu tư và
những thống kê thu thập từ thị trường chứng khoán, đầu tư ở trong và
ngoài nước.

+ Nhật báo có 18 nhà máy in nằm ở các vùng trung tâm và 3 nhà in ở châu
Á, 3 nhà in ở châu Âu. Gần đây báo được mua lại bởi trùm truyền
thông R.Murdoch thuộc tập đoàn News Corp.
- The New York Times: ra ngày 18-9-1851 tại New York, ban đầu chỉ 4
trang. Phát hành khaongr 1.150.000 bản/ ngày. Sau đó số ra hàng ngày
dao động từ 65-112 trang và nhiều nhất là 128 trang. Báo chủ nhật
lượng phát hành 1,7 triệu bản dày khoảng 270 trang.
3. Phát thanh
- Đài phát thanh quốc gia có 310 chi nhánh. Hệ thống phát thanh tư
nhân hơn 10.000 đài, trong đó có 1.300 đài không nhằm mục đích
kinh doanh chủ yếu là các đài phát thanh của các trường đại học, viện
nghiên cứu khoa học, các tổ chức đoàn thể xã hội, tôn giáo…
- Từ năm 1964, Mỹ có 650 đài truyền hình và 50.000 đài phát thanh.
Sau đó nhiều trong số đài này hợp thành 3 tập đoàn: NBC, ABC, CBS.
4. Truyền hình
- Hệ thống truyền hình có sự đan xen giữa truyền hình cáp và truyền hình
phát sóng, truyền hình của nhà nước, tư nhân và của các công ty, tổ
chức khác nhau. Hiện nay Mỹ có 4 hãng truyền hình lớn: ABC, CBS,
NBC, CNN.
- Ngày nay, kinh doanh thương mại là mục tiêu cơ bản của báo chí. Thu
thập cơ quan báo chí chủ yếu dựa vào quản cáo. Năm 1994, thu từ
quảng cáo báo in là 39 tỷ USD, tạp chí là 6,3 tỷ USD, truyền hình là
21,5 tỷ, phát thanh là 7 tỷ USD.
- Từ năm 1970 trở đi, xu hướng tập trung ngày càng cao, các công ty báo
chí gắn bó chặt chẽ với các hãng công nghiệp độc quyền, các ngân hàng
lớn trong nước với các công ty xuyên quốc gia. Các tổ chức báo chí rất
mạnh. Chuyện mua đi bán lại, sáp nhập cơ quan báo chí thường xuyên
diễn ra.
- Năm 1960, 70% báo hàng ngày ở Mỹ thuộc các cơ quan báo chí độc
lập. đến năm 1983 còn 30% và còn 20% năm 1992.

5. Báo mạng internet:
- Mỹ là nơi cho ra đời tờ báo mạng đầu tiên được biết đến trên thế giới:
Online Journal (1992). Đây là tờ báo điện tử đầu tiên có văn abnr dâyd
đủ và hình ảnh sinh động. vào những năm 1994, 1995 đa phần các tờ báo
mạng đầu tiên được ra đời ở Mỹ, chiếm 54% trên toàn thế giới.
- Năm 1995, thị trường báo in ở Mỹ có nhiều biến động. số lượng bản in
giảm cùng với số người đặt mua. Các loại máy tính tốc độ cao, giá thành
rẻ xuất hiện cùng chi phí truy cập mạng Internet thấp đã thúc đẩy sự phát
triển của báo mạng điện tử ở Mỹ và các mạng thông tin trực tuyến.
- Vào giữa những năm 1996, hầu hết các nhật báo lớn ở Mỹ đều chuyển
sang dạng siêu văn bản. chỉ tính riêng về báo thương mại, trong vòng 9
tháng đã tăng từ 154 tờ lên 768 tờ. ngoài ra còn có 317 tờ có site quảng
cáo trên mạng.
- Năm 1995, độc giả Newslink đã bình chọn CNN là mạng thông tin trực
tuyến được ưa chuộng nhất, kế đến là CNET Central của mạng USA.
- Mỹ luôn là nước dẫn đầu trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ
thuật mới nhất vào sản xuất và xuất bản báo chí, đặc biệt là báo mạng
điện tử. sự phát triển của máy tính cá nhân cũng như các phương tiện
liên lạc truyền thông đã giúp cho các phóng viên có thể truy cập nhanh
chóng vào các cơ sở dữ liệu hay các trang chủ thông tin để cung cấp
nhanh chóng thông tin cho các cơ quan báo chí. Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ
của phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại, những hạn chế về không
gian và thời gian truyền tin ở báo mạng điện tử của Mỹ gần như bị xóa
bỏ.
6. Xu hướng phát triển của báo chí Mỹ:
- Trong thời kì nguyên tin học, các tập đoàn truyền thông báo chí Mỹ
đều có xu hướng phát triển cả chiều dọc lẫn chiều ngang về quy mô,
cơ cấu tổ chức nhằm tập trung mọi tiềm lực về nhân lực, tài chính,
khoa học công nghệ, sức kinh doanh… chẳng hạn như sự kết hợp giữa
công nghiệp truyền thông và công nghiệp giải trí. Hãng phim Walt

Disney đã bỏ ra 19 tỷ USD để mua hãng truyền hình ABC và hợp nhất
lại thành tập đoàn truyền thông giải trí vào cỡ lớn nhất thế giới. đây là
sự kết hợp giữa công nghiệp truyền thông với thương mại trong 1
ngành công nghệ mang đậm tính đa phương tiện.
- Một số tập đoàn báo chí muốn độc quyền kinh doanh thông tin không
chỉ trong nước Mỹ mà vươn sang các châu lục khác. Đây là 1 biểu
hiện lớn của khuynh hướng chính trị - xã hội cực đoan và chủ nghĩa
thương mại. họ muốn các khách hàng bị ảnh hưởng mạnh bởi những
giá trị tin tức mà các tập đoàn đó cung cấp. khách hàng của nền công
nghiệp thông tin báo chí sẽ trở thành những người thụ động; trong bối
cảnh thế giới có xu hướng toàn cầu hóa thì họ vẫn phái chịu thân phận
bị động đối với việc lựa chọn thông tin. Đây là 1 thách thức đặt ra cho
các quốc gia đặc biệt là các nước chậm phát triển.
- Khoa học công nghệ xâm nhập và ứng dụng ngày càng nhiều vào các
mass media: in ấn mới, truyền hình số, V.chip, báo điện tử, siêu lộ
thông tin…xu hướng xây dựng 1 thế giới trong đó ti vi, máy điện
thoại và máy tính có thể kết hợp với nhau cho phép người xem có thể
yêu cầu chương trình yêu thích, truy cập thông tin qua internet, gửi
thư điện tử, mua bán hàng hóa…
- Nhiều báo chí ủng hộ tư tưởng mà theo đó thông tin đơn thuần là chưa
đủ, báo chí còn hướng cho công dân mong muốn được tham gia tích
cực vào đời sống cộng đồng và hành động có hiệu quả về vấn đề thiết
yếu mà báo chí đặt ra.
- Về quan hệ giữa báo chí và chính quyền Mỹ: trong hệ chính quyền
nhà nước tam quyền phân lập thì cơ quan hành pháp cao nhất là Phủ
Tổng Thống. Phủ Tổng Thống có riêng 1 bộ phận giúp đỡ về thông tin
báo chí. Thư kí báo chí của Tổng thống có mối quan hệ chặt chẽ với
Trung tâm thông tin báo chí, là người phát ngôn của Tổng thống và
giúp soạn thảo các bài phát biểu. thư kí báo chí còn góp phần đắc lực
điều tiết mối quan hệ giữa báo chí với Tổng thống, Chính phú Mỹ và

ngược lại. Riêng Chính Phủ Mỹ đã tạo ra khoảng 100.000 báo cáo
hàng năm, 450.000 bài báo, sách, tạp chí.
Câu 3. Tìm hiểu về nền báo chí Nhật Bản.
1. Giới thiệu chung:
- Diện tích: 337.00 km2
- Dân số: 126.000.000 người.
2. Báo in
- Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, Nhật bản được mệnh
danh là cường quốc báo chí, phát triển vào hàng bậc nhất trên thế giới.
- Sự ra đời sớm của ngành in và xuất bản sách ở Nhật vào thế kỉ XV đã
giúp Nhật có điều kiện để phát triển ngành báo in. những tờ báo đầu
tiên của Nhật ra đời chủ yếu ở các thành phố lớn như Kyoto hay
Tokyo.
- Báo in là phương tiện truyền thông thu hút được nhiều độc giả nhất ở
Nhật Bản. Nhật Bản là 1 trong số những cộng đồng người đọc báo lớn
nhất thế giới. Người Nhật rất chịu khó đọc, vì vậy mà báo in rất phát
triển, với hơn 600 bản báo/ nghìn dân.
- Nhật Bản đã khéo léo áp dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại vào
khâu xuất bản và in ấn báo chí khiến cho việc phát hành báo thuận
tiện và nhanh chóng. Phóng viên được trang bị máy móc hiện đại, làm
việc 1 cách độc lập và sáng tạo.
- Nhật Bản đã biết tận dụng sức trẻ, sử dụng lực lượng sinh viên để giao
báo, và dùng nhiều hình thức khác để khuyến khích mua báo (như
Khuyến mãi đi nghỉ dài, hoặc mua báo sẽ được trúng sổ số…) để từ
đó nâng thương hiệu của mỗi tiền báo.
- Hiện nay, báo chí Nhật Bản đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đặc biệt
là loại hình báo in. Năm 2004, Nhật Bản là 1 trong những nước đứng
đầu thế giới về phát hành báo chí (70,4 triệu ấn bản mỗi ngày), 64%
dân chúng mua báo trong khi ở Mỹ, con số này chỉ chiếm 23%.Đến
10-2005, số lượng người đọc báo chiếm hơn 90% dân số.

- Đây là 3 tờ báo đứng đầu châu Á về số lượng phát hành: Yomiuri
Shimbun ( hơn 14 triệu bản/ngày), Ashi Shimbun ( hơn 8 triệu bản
mỗi ngày), Mainichi Shimbun (4 triệu bản/ngày).
- Tổ chức các tòa soạn báo được thiết kế theo doanh nghiệp, cơ quan
báo chí thường có 3 công ty con: công ty phụ trách biên tập, công ty
phụ trách phát thanh, công ty phụ trách quảng cáo. Chính phủ không
có chức năng quản lý báo chí nhưng hiệp hội báo chí lại phát huy
chức năng giám sát.
- Do Nhật có nhiều đảo và các vùng, địa phương đều phát triển nên báo
địa phương có vị trí quan trọng, được người Nhật quan tâm. ở Nhật,
có nhiều tuần báo và tạp chí có nội dung tổng hợp về chính trị - xã
hội. Có 2 loại báo chí ra bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh): loại phổ
thông phục vụ đông đảo công chúng và loại chuyên sâu.
- Báo chí Nhật Bản không phụ thuộc vào quảng cáo mà phụ thuộc vào
lượng phát hành. Đặc trưng nổi bật của báo Nhật bản là được xuất bản
ở nhiều địa phương khác nhau trong cả nước, những tờ báo của trung
ương và địa phương cùng song song tồn tại, và hầu hết các báo đều
được phát đến tận nhà hoặc văn phòng – có bảo buổi sáng và báo buổi
tối. Năm 2003, Nhật có 123 tờ báo các loại, trong đó có 45 loại báo có
cả bản buổi sáng và tối, 64 tờ chỉ có bản buổi sáng và 14 bản tờ chỉ có
bản buổi tối.
- Người Nhật rất thích đọc báo. Ước tính mỗi gia đình người Nhật phải
chi trả hơn 400$ 1 năm để được giao báo tận nhà. Trên đường phố,
các bến tàu, xe, trong tàu điện ngầm… mọi người đều đọc. những
người khôgn có chỗ ngồi vẫn khéo léo tìm cách để đọc báo. Người
Nhật gọi đó là văn hóa “đọc đứng”. Điều này đã phần náo lí giải được
Nhật Bản là quốc gia có lượng xuất bản báo chí lớn nhất như vậy.Và
nó trở thành cường quốc báo chí, đặc biệt là nhật báo.
3. Phát thanh, truyền hình
- Bên cạnh báo in, phát thanh, truyền hình cũng đóng vai trò quan trọng

trong truyền thông Nhật Bản.
- Công ty phát thanh lớn nhất của Nhật là NHK trực thuộc Nhà Nước.
ngoài ra, Nhật còn có 180 công ty truyền hình tư nhân điều hành các
đài phát thanh truyền hình tư nhân.
- NHK ra đời năm 1925, đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực phát thanh.
Hiện tại, NHK có 9 đài phát thanh, phát ra nước ngoài bằng 22 thứ
tiếng.
- NHK là đài của nhà nước, do đó nó có quyền nhận tài trợ của các tổ
chức cá nhân trong và ngoài nước. NHK hạch toán kinh tế bằng cách
thu lệ phí của người xem truyền hình. NHK có 54 trung tâm sản xuất
phủ sóng 100% lãnh thổ.
- Đài truyền hình Nhật Bản NHKphát sóng các chương trình truyền
hình và phát thanh quốc tế trên kênh NHK World, cung cấp những
thông tin mới nhất của Nhật Bản và thế giới cho khán giả truyền hình.
NHK có 3 dịch vụ cơ bản là: NHK World TV, NHK World Premium,
NHK World Radio Japan.
- Các chương trình của truyền hình NHK đều được sản xuất trên công
nghệ cao. Hầu hết đã đáp ứng được nhu cầu của công chúng xem
truyền hình.
- Ra đời muộn hơn so vơi báo in nhưng hiện nay phát thanh và truyền
hình của Nhật đã có sự phát triển vượt bậc, chiếm ưu thế cùng với sự
hỗ trợ của khoa học công nghệ.
4. Báo mạng điện tử:
- 8-1995, báo Asahi Shimbun cho ra đời tờ báo điện tử đầu tiên của
Nhật Bản với địa chỉ: www.asahi.com. Tờ báo mạng này dần phát
triển trở thành 1 trang web tin tức hàng đầu tại Nhật.
- Sau 10 năm, Asahim Shimbun Online đã đạt được con số 200 triệu
độc giả, hàng tháng có 8,3 triệu người truy cập, cung cấp thông tin
bằng tiếng Nhật và tiếng Anh
- Asahim Shimbun Online là trang web cung cấp những thông tin quan

trọng, thiết yếu một cách nhanh chóng khi các sự kiện khủng bố, dịch
bệnh, tai nạn xảy ra hay khi đưa tin về các sự kiện văn hóa – thể thao
lớn như vận hội Olympic, World Cup…
- có hơn 900.000 độc giả sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin qua điện
thoại của Asahim Shimbun.
- Cùng trong năm đó, “đối thủ lớn” của Asahim Shimbun là Yomiuri
Shimbun cũng đưa ấn phẩm của mình lên mạng internet với địa chỉ
www.Yomiuri.com. Yomiuri Shimbun đưa thông tin bằng 2 ngôn ngữ
Anh và Nhật. có 200 thông tin trên tramg web mỗi ngày và được cập
nhật 1 cách liên tục. khoảng 80% những tin tức trên mạng được lấy từ
báo in Yomiuri Shimbun.
- Nối tiếp thành công của 2 tờ báo trên, không chỉ các tờ báo trung
ương mà cả tờ báo địa phương cũng đua nhau cho ra tờ báo điện tử.
tháng 12-1996, Nhật Bản có hơn 50 tờ báo mạng điện tử.
- 8-2005, hãng phát thanh IBC của Nhật lần đầu tiên cho phép người
dùng đăng kí trước những chương trình radio ưa thích trên máy tính
để có thể tự động ghi lại chương trình phát thanh. Số lượng người
nghe, đăng kí dịch vụ của hãng đã thành công vượt mước 10.000
người. chắc chắn phát thanh qua internet sẽ còn phải phát triển chóng
mặt khi máy iPod vẫn đang là cơn sốt của Nhật Bản.
- 3-2005, Nhật Bản có 19,5 triệu thuê bao internet, trung bình cứ 5 hộ
gia đình thì có 2 hộ có nối mạng. đặc biệt, người dân Nhật Bản có thể
vào mạng ở bất cứ nơi đâu: ở nhà, ở trường, công sở, điểm kinh doanh
công cộng…theo ước tính của Hiệp hội internet Nhật Bản, hiện nay có
½ dân số Nhật sử dụng internet, đây là tỉ lệ cao so với mặt bằng chung
của thế giới.
- 3-2006, các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông phát triển nhất và các
hãng quảng cáo ở Nhật đã đưa váo dịch vụ cung cấp các chương trình
truyền hình trực tiếp trên mạng.
- Hiện nay, hầu hết các tờ báo ở Nhật đều có phiên bản trên mạng. ngày

càng có nhiều người cao tuổi sử dụng mạng internet. Theo thôngd kê
của các cơ quan quản lí công nghệ thông tin ở Nhật bản thì trong năm
2005, có 26% người trên 50 tuổi sử dụng internet, tăng 10% sơ với
năm 2001, càng về những năm sau thì số lượng người sử dụng internet
ngày càng tăng cao.
- Sự phát triển của internet kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các loại hình
khác có liên quan đến internet: truyền hình internet, thể thao
internet…
- ở Nhật có rất nhiều hãng sản xuất các loại máy móc, thiết bị điện tử
nổi tiếng. Chính vì thế mà các cơ quan báo chí đã có sự hợp tác với
các tập đoàn điện tử này để đưa những thiết bị hiện đại phục vụ trong
quá trình tác nghiệp, trong quá trình sản xuất các chương trình.
- Có rất nhiều các cơ quan báo chí phát triển đồng thời cả truyền hình
và báo mạng. Việc phát triển song song cả truyền hình và internet là 1
bước đi nhằm nâng cao uy tín, khả năng của tòa soạn về công nghệ
thông tin.
Câu 4. Gia định báo và nhà báo Trương Vĩnh Ký.
1. Gia Định báo (1865)
- Gia Định báo là tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, được ra mắt
ngày 15.04.1865 tại Sài Gòn, do 1 người Pháp là Ernest Potteau
chịu trách nhiệm xuất bản và phát hành (theo nghị định ngày
1/1/1865 của Thống đốc chỉ huy trưởng Nam Kỳ)
- Thời gian đầu báo ra 4 trang khổ 25x32 cm, mỗi tháng 1 kỳ vào
ngày 15, sau báo tăng lên mỗi tháng 2 kỳ, rồi đến mỗi tuần 1 kỳ
vào ngày thứ 3. Các làng buộc phải xuất công quỹ ra mua báo.
- Người đọc chue yếu là công chức làm việc trong bộ máy của chính
quyền thực dân.
- Mục đích: nhằm phổ biến trong dân chúng những kiến thức tiến bộ
về văn hía và nông nghiệp.
- Chính quyền thực dân đã trợ cấp hàng năm cho tờ báo để dịch ra

chữ quốc ngữ và đăng lên các văn kiện, nghị định của chính quyền
thực dân.
- Trong những năm đầu tử tháng 4/1865 đến 9/1869, người đứng đầu
tờ báo là ông En – nét Pốt – tô. Sau đó, được chuyển sang cho ông
Trương Vĩnh Ký làm Chánh Tổng tài (giám đốc) theo nghị định
của đô đốc Ohier ký ngày 16/9/1869 và chủ bút là Huỳnh Tịnh
Của.
- Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) sinh tại Bà Rịa, biết thông thạo chữ
Hán và chữ Pháp. Năm 1861, ông làm đốc phủ sứ và giám đốc
phòng phiên dịch.
- Dưới tên báo có hàng chữ “Ai muốn mua thì cứ đến dinh quan
thượng lại”. ngày 2/6/1900, tiền mua báo được sửa lại bằng đồng
bạc Đông Dương, mỗi năm 8 đồng.
- Trong những năm đầu, báo gồm 2 phần: công vụ và tạp chợ,
- Trong phần công vụ, tờ báo đăng những tin hoạt động của bọn cầm
quyền Pháp và tay sai, những bài nhằm phổ biến và giải thích các
văn kiện chính thức của “ phủ thông đốc Nam Kỳ” . Trong phần
tạp trở, báo đăng những tin ở Sài Gòn và các tỉnh, thỉnh thoảng
đăng vài tin thế giới.
- Từ năn 1869 sau khi Trương Vĩnh Ký phụ trách nội dung có phần
phong phú hơn. Ngoài các công văn nghị định, báo còn đăng các
bài nghiên cứu về lịch sử, thơ, truyện cổ tích…bên canhj việc
khích lệ sáng tác sưu tầm còn chú trọng truyền bá chữ quốc ngữ.
- Ngoài ra, Trương Vĩnh Ký còn chủ trương “ viết như nói thường,
chống viết theo lối cổ để mõi tần lớp có thể hiểu được”.
- Ngoài Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, những người viết cho
Gia Định Báo còn có Tôn Thọ Tường, Trương Minh Ký…và
những công chức làm trong bộ máy nhà nước do Pháp bảo hộ.
- Gia Định Báo là tờ báo đầu tiên ở Việt Nam đăng những mẩu tin
ngắn của hãng dây thép Havas cung cấp.

- Báo trở thành tờ báo cổ động cho lối học mới, cổ động phát triển
chức quốc ngữ.
- Trong những năm cuối trước khi đình bản, nó hoàn toàn chuyển
thành tờ công báo như hồi đầu, đăng nhưng văn kiện chính thức
của phủ thống đốc Nam Kỳ.
- Khuynh hướng chung của Gia Định Báo là phản ánh tính chất xâm
lược của TDP và tính chất đầu hàng bán nước của bộ phận phong
kiến bản xứ hợp tác với giặc Pháp.
- Nội dung chủ yếu ca ngợi “ công ơn khai hóa” của bọn thực dân và
bào chữa cho chính sách đầu hàng và hành động phản quốc của
bọn Việt gian. ( trích dân trang 28 tác giả Hồng Chương).
- Gia Định Báo trở thành diễn dàn chung cho giới trí thức ở miền
Nam quan tâm đến chữ quốc ngữ, chấn hưng cổ học, dung hòa
giữa cái cũ và cái mới. Nhờ đó mà tiếng Việt có điều kiện phát
triển. Tuy nhiên do chịu sự quản lí của người Pháp nên về mặt
chính trị báo vẫn bộc lộ khuynh hướng thân chính quyền, đề cao
chính sách cai trị của Pháp, chỉ trích những người chủ chiến. Sau
năm 1872 Trương Vĩnh Ký thôi giữ chức giám đốc tờ báo lại trở về
tính chất công báo như hồi đầu.
- Tuy còn nhiều điểm hạn chế như: chưa phân biệt rõ văn phong nói
và viết nên tính chất nôm na, khẩu ngữ khá đậm nét, hình thức mỹ
thuật chưa đẹp nhưng với nội dung giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc, phổ biến, cổ vũ chữ quốc ngữ, cung cấp những kiến thức,
thông tin mọi mặt cho nhân dân, Gia Định báo đã hoàn thành sứ
mệnh lịch sử của mình, xứng đáng là tờ báo tổng hợp có giá trị cao
và tạo tiền đề cho báo chí Việt Nam phát triển.
- Năm 1909 tờ báo đình bản.
2. Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898)
- Trương Vĩnh Ký sinh tại thôn Cái Mơn, xã Vĩnh Thanh, huyện Tân
Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre)

trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa.
- Thuở nhỏ, ngoài học chữ Nho, chữ Quốc ngữ và La tinh với Cố
Long, ông còn học thêm nhiều ngoại ngữ khác.
- Gia đình đông, Vĩnh Ký là con út cha có uy tiens trong triều nhưng
nhà nghèo.
- Nhờ một cha cố đến Vinh Long ( người từng chịu ơn cha của Vĩnh
Ký) nhận nuôi, Trương Vính Ký học được chứ, sang Capuchia học
8 tháng. Về nước giúp việc cho triều đình, thấy Vính Ký thông
minh, cha nuôi lại cho Vĩnh Ký sang Pê- nang ( Malaysia) học 8
năm nữa. Được thu nhiều kiến thức hiện đại, Vĩnh Ký thạo nhiều
ngoại ngữ : Hi Lạp, TBN, Anh Pháp và biết 27 thứ tiếng, ông đã
viết 11 cuốn sách dạy ngôn ngữ.
- Năm 1863, ông cùng với Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình
Huế qua Pháp thương thuyết.
- 1866- 1868 ông dạy học tại trường Thông Ngôn.
- 1869 ông trở thành giảm đốc của Gia Định Báo.
- Ông được bầu là 1 trong 18 nhà bác học toàn cầu.
- Trương Vĩnh Ký là người viết báo bằng tiếng Việt đầu tiênnn ở
nước ta.
- Ông đã làm phiên dịch trong các cuộc đàm phán, giữa triều đình
Huế và chính phủ Pháp.
- Toàn bộ cuộc đời ông để lại 118 cuốn sách trong đó có 11 cuốn
sách dạy về ngôn ngữ.
- Với Gia Định Báo, Vính Ký đã thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc
( ông dũng cảm làm tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ lần đầu tiên ) ông
không ngừng truyền bá chữ quốc ngữ- công cụ văn hóa cho người
Việt
Câu 5. Đông Dương tạp chí với Nguyễn Văn Vĩnh và Nam Phong tạp chí
với Phạm Quỳnh.
1. Nguyễn Văn Vĩnh và Đông Dương Tạp chí:

a) Nguyễn Văn Vĩnh
- Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936). Có thể coi ông là linh hồn của
Đông Dương tạp chí vì hầu hết các bài bình luận trên báo này đều
do Nguyễn Văn Vĩnh viết.
- Nguyễn Văn Vĩnh có biệt hiệu là Tân Nam Tử, sinh ngày
15/6/1882 tại làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông.
- Năm 1898, ở tuổi 16, ông tốt nghiệp trường thông ngôn Hà Nội.
Sau khi ra trường, ông làm việc cho chính phủ Pháp ở Bắc Kì. Sau
khi từ Pháp về, ông xin từ chức và bắt đầu làm thương mại. lúc đầu
ông hợp tác với 1 người Pháp để mở 1 nhà in.
- Là 1 người rất thông minh và say mê văn hóa phương Tây, ông đã
đánh giá cao vai trò của báo chí.
- Năm 1931, Nguyễn Văn Vĩnh đã cho xuất bản 1 tờ báo tiếng Pháp
lấy tên là “An Nam mới” để có dịp tranh luận với Phạm Quỳnh,
chủ bút của tờ “Nam phong tạp chí” về chế độ trực trị và chế độ
quân chủ lập hiến.
- Năm 1906, trong chuyến đi đầu tiên sang Pháp, ông đã bắt đầu học
báo chí. Sau khi về nước ông cộng tác với Đỗ Thuận giữ phần chữ
quốc ngữ của tờ “Đăng Cổ Tùng Báo” (từ ngày 28/3/1907). Ngoài
ra, ông còn chịu khó học hỏi, nghiên cứu kỹ thuật về ngành in ở
Bắc Kì.
- 1913, với tư cách chủ bút của Đông Dương tạp chí, ông đã biến
Đông Dương tạp chí thành 1 tờ nhật báo và đến năm 1919, ông đã
khiến cho tờ báo trở thành tờ Học Báo, tức là tờ báo có tính cách
sư phạm.
- Chẳng những điều khiển, trông nom nhiều tờ báo, ông còn viết
nhiều bài xã luận, đến những trang tiểu thuyết hay dịch thuật từ
Pháp văn ra Việt văn với nhiều bút danh khác. Có thể nói Nguyễn
Văn Vĩnh là người đầu tiên biết lợi dụng và phát triển ngành báo
chí xuất bản ở nước ta.

- 1919, trước sự lớn mạnh của tờ “Nam Phong tạp chí” , “Đông
Dương tạp chí” buộc phải nhường chỗ cho người bạn đồng nghiệp
của mình tiếp tục làm công việc “ca tụng nước Đại Pháp và xây
dựng cho 1 nền văn hóa mới”.
- Đến năm 1936, Nguyễn Văn Vĩnh đã cùng với 1 số người bạn
Pháp sang Lào để tìm vàng. Và ông đã bị bệnh và chết ở Lào năm
1936.
b) Đông Dương tạp chí (1913-1919)
- Sau khi thành lập xong tờ “Lục tỉnh tân văn” vào 1907 ở Nam Kì,
Nguyễn Văn Vĩnh đã ra Bắc Kì. Sờ-nai-đơ, 1 nhà tư bản Pháp bảo
hộ giao cho ông xuất bản 1 tờ báo khác bằng tiếng Việt lấy tên là
Đông Dương Tạp chí.
- Đông Dương tạp chí được ra đời với tư cách là phụ chương của
tờ Lục tỉnh tân văn xuất bản ở Sài Gòn. Trên tít của tờ báo, ta thấy
có ghi: “Ấn bản đặc biệt của Lục Tỉnh Tân Văn cho Bắc Kỳ và
Trung Kỳ”.
- Số đầu tiên ra ngày 15-5-1913 tại Hà Nội. Số cuối cùng ra ngày
15 tháng 9 năm 1919. Tính ra, Đông Dương tạp chí tồn tại được 6
năm 4 tháng thì đình bản.
- Chủ nhiệm là nhà tư bản Pháp Sờ - nai – đơ, chủ bút là Nguyễn
Văn Vĩnh.
- Xuất bản ở Hà Nội, mỗi tuần 1 lần, 16 trang, đăng những bài có
liên quan đến tin tức, những phong trào chính trị trong nước,
những bài có tính cách triết học, văn chương, tiểu thuyết…
- Ngay trong số dầu tiên, “Đông Dương tạp chí” đã nói lên mục đích
của mình “Đem các thuật hay nghề mới của phương Tây mà dạy
phổ thông cho người An Nam”
- Trong giai đoạn đầu, tờ báo có khuynh hướng đề cập đến nhiều
vấn đề chính trị và thời thượng trong nước.
- Bước sang giai đoạn thứ hai, tờ báo có khuynh hướng đề cập nhiều

hơn đến văn học như những tiểu thuyết của Pháp được dịch ra
tiếng Việt hay những bài văn của những nhà văn nổi tiếng lúc bấy
giờ.
- ĐDTC phản ánh quan điểm của thực dân Pháp và bọn tay sai của
chúng.
- Tờ tạp chí này dùng nhiều thể văn bình luận, chỉ đăng 1 ít tin thế
giới và trong nước, và giành trang cuối để đăng quảng cáo.
- Dưới bút danh là Tân Nam Tử, Nguyễn Văn Vĩnh đã ca ngợi công
ơn khai hóa của thực dân Pháp và gọi những người yêu nước Việt
Nam là mấy đứa bàn nhảm xúi cản.
- Thực dân Pháp đặc biệt dùng tờ báo này để nhồi sọ giáo viên, học
sinh. Chính quyền thực dân buộc tất cả các trường làng, trường
tổng ở Bắc Kì phải mua đọc và coi “Đông Dương tạp chí” như là
kim chỉ nam trong các trường học.
- Tản Đà tham gia viết cho tờ này và có 1 mục riêng lấy tên là “Tản
Đà văn tập”.
- Đông Dương tạp chí trải qua 2 lần thay đổi khuôn khổ và nội dung.
Lần thứ nhất là vào 1-1915, từ cỡ lớn sang chữ nhỏ và đóng thành
quyển sách, ra hàng tuần và đăng những tác phẩm được dịch từ
chữ nước ngoài sang chữ quốc ngữ. Lần thứ 2 là 7-1919, tờ báo
này đổi tên thành “Học báo” , nội dung và hình thức hoàn toàn
khác với “Đông Dương tạp chí” trước đó. Và coi như “Đông
Dương tạp chí” ngừng xuất bản vào 1919.

×