Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo kinh tế và đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.21 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay, báo chí có vai trò vô cùng
quan trọng. Thậm chí ở một số nước phương Tây như Mỹ, Anh ,… Báo chí còn
được tôn thờ như một thứ “quyền lực thứ tư” , sánh ngang với các quyền lực
tuyệt đối như lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Với trọng trách xã hội là thông tin sự kiện, phát hiện vấn đề, phản biện
xã hội, tạo dư luận xã hội, báo chí luôn có những tác động mạnh mẽ tới đời
sống. Báo chí có thể làm đổi thay nhiều việc. Và những nhà báo tài năng có
thể góp phần làm xã hội biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn… Cũng
chính vì vậy, báo chí và những nhà báo chân chính luôn được xã hội tôn vinh
và trân trọng.
Ở Việt Nam, Báo chí chính là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước,
của các tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội và là diễn đàn của toàn Nhân
dân. Báo chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử đề ra, là cánh tay vươn
dài của Đảng. Trong mỗi lĩnh vực, Báo chí bằng tài hoa của mình, đã phản
ánh, nhìn nhận sâu trong bản chất của vấn đề, qua đó đưa ra những góc nhìn
độc đáo, mới mẻ , sinh động và tràn đầy hiện thực.
Tính chất cơ bản và cũng là chủ chốt của Báo Chí chính là , Báo chí là
phương tiện truyền thông đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, có
thể giải quyết, định hướng mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Chính vì thế
không quá khi nói rằng, Báo chí là một lĩnh vực toàn diện nhất, năng động
nhất mà không một hình thái xã hội nào có thể đạt được.
Để có thể có được những tác phẩm Báo chí thì chính bản thân Báo chí là
một hình thái tồn tại có tổ chức nhất định. Tùy thuộc và quy mô , vị trí và
nhiệm vụ chính trị của từng loại hình Báo Chí mà tổ chức cơ cấu tòa soạn Báo
chí phù hợp với nhu cầu thực tiễn .
Trên còn đường của mình, Báo chí mau chóng trở thành lực lượng xung
kích, tiên phong trên mặt trận thông tin bởi không ngừng cập nhật, không
ngừng thông tin, tìm tòi và khám phá cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Báo chí
là máu thịt, là một phần không thể tách rời của lịch sử. Khoa học kỹ thuật


ngày càng phát triển chính là cơ hội đầy thách thức thúc đẩy Báo chí ngày
càng vươn cao vươn xa hơn, khẳng định “quyền lực” của mình về mặt cung
cấp và phân tích thông tin đầy đủ chiều sâu. Báo chí biến hóa như một lăng
kinh vạn hoa. Kể từ khi xuất hiện dưới hình thái đơn giản thô sơ nhất là Báo
in, ngày nay Báo chí đã sinh sôi thêm biết bao loại hình từ nguồn cội ấy. Báo
truyền hình, Báo điện tử, Báo phát thanh, Báo chí đa phương tiện đều là
những sản phẩm mà Báo chí đã sinh ra. Mỗi loại hình đều đáp ứng được nhu
cầu cập nhật tin tức của công chúng, linh hoạt cho từng nhóm đối tượng
tham gia.
Mỗi loại hình báo chí nói chung và cơ quan báo chí nói riêng cần lựa
chọn cho mình một phương hướng phát triển sao cho toàn diện nhất. Mỗi cơ
quan Báo chí phải không ngừng vận động đi lên phù hợp với tiến trình thay
đổi của xã hội. Do đó, em đã chọn đề tài “ Hướng đi mới của báo Kinh Tế & Đô
Thị năm 2015 ” , khảo sát tại báo Kinh Tế & Đô Thị ( Hà Nội ) .
2. Mục đích nghiên cứu :
Nghiên cứu đề tài này em muốn hiểu được tầm quan trọng của hoạt
động Báo chí sâu hơn, sẽhiểu hơn về cơ cấu tổ chức của một tòa soạn mà điển
hình là tòa soạn báo KT&ĐT. Từ đó, đưa ra những giải pháp , định hướng
trong tổ chức cơ cấu của báo trong thời gian sắp tới.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơ cấu tổ chức hoạt động của
một cơ quan Báo chí.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát cơ cấu tổ chức hoạt động của báo
KT&ĐT năm 2013-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu :
Dựa trên cơ sở lý luận đã được giảng dạy và nghiên cứu, để hoàn thành
tốt khảo sát của mình, em kết hợp các phương pháp đã có như : tổng hợp,
phân tích, đánh giá , nhận xét về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo
chí, đồng thời cũng nghiên cứu và đánh giá dựa trên các tài liệu chuyên
ngành Báo chí đã có.

5. Kết cấu của tiểu luận :
Ngoài phần Mở đầu thì tiểu luận này gồm có ba chương :
Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Chí .
Chương II: Cơ cấu tổ chức hoạt động của báo Kinh tế và Đô Thị .
Chương III : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của báo
Kinh tế và Đô Thị .
NỘI DUNG
Chương I : Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tòa soạn Báo Chí
1. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí
1.1. Khái niệm :
- Báo chí : Là một phương thức truyền thông , lấy chất liệu từ đời sống để tạo
ra các tác phẩm báo chí làm thay đổi tâm tư, nhận thức của công chúng, từ
đó định hướng , thay đổi nhận thức của công chúng đúng đắn hơn.
- Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là cơ quan ngôn luận của các tổ
chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ
chức) ; là diễn đàn của nhân dân.
- Báo chí bao gồm các loại hình như Báo in, báo điện tử, báo truyền hình, báo
phát thanh và báo đa phương tiện.
- Cơ quan báo chí : “là nơi thực hiện một số loại hình báo chí như : báo in, báo
điện tử, các cơ quan phát thanh-truyền hình ở Trung ương và địa phương…”
(Luật Báo chí – 6/1999)
- Cơ quan báo chí (Tòa soạn) là cơ quan ngôn luận của Đảng, chính quyền,
các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội lập ra theo đúng luật pháp . Nó có
nhiệm vụ là cơ quan ngôn luận của tổ chức đó, thực hiện đúng tôn chỉ mục
đích mà cơ quan đó đặt ra.
1.2. Điều kiện thành lập một cơ quan báo chí.
Luật Báo chí (1989) nước ta quy định rõ các điều kiện để thành lập cơ
quan báo chí như sau :
“1- Có người đủ tiêu chuẩn để đứng đầu cơ quan báo chí theo quy định

tại Điều 13 của Luật này ;
2- Xác định rõ tên gọi, tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi
phát hành chủ yếu, công suất, thời gian, tần số, phạm vi toả sóng và ngôn ngữ
thể hiện của cơ quan báo chí ;
3- Có trụ sở chính và có các điều kiện cần thiết khác bảo đảm cho hoạt
động của cơ quan báo chí.”
(Điều 18- Chương V – Luật Báo chí )
Điều 13. Người đứng đầu cơ quan báo chí
1- Người đứng đầu cơ quan báo chí là Tổng biên tập (báo in) hoặc Tổng giám
đốc, Giám đốc (đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở thực hiện chương trình
nghe - nhìn thời sự) ;
2- Người đứng đầu cơ quan báo chí phải là người có quốc tịch Việt Nam, có địa
chỉ thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn chính trị, đạo đức và nghiệp
vụ báo chí do Nhà nước quy định ;
3- Người đứng đầu cơ quan báo chí lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi
mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách
nhiệm trước thủ trưởng cơ quan chủ quản và trước pháp luật về mọi hoạt
động của cơ quan báo chí.
Ngoài ra cần có các điều kiện sau :
- Đối với đài phát thanh – truyền hình ngoài các điều kiện trên thì việc sử dụng
máy phát công suất . thời gian, phạm vi tỏa sóng , tần số vô tuyến điện thì bắt
buộc phải có giấy phép do nhà nước cấp.
- Đối với các báo đài địa phương thì phải có giấy phép của chính quyền sở tại.
1.3. Điều kiện hoạt động của cơ quan báo chí :
Để cơ quan báo chí có thể đi vào hoạt động cần có những điều kiện
chính sau :
- Cơ quan báo chí phải hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ,
cũng như tuân thủ mọi hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, Luật Báo chí , tôn
chỉ, mục đích của cơ quan chủ quản . Phải có cơ chế hoạt động hơp lý, đúng
định hướng.

- Có đội ngũ lãnh đạo, nhà báo, phóng viên, biên tập viên có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có trình độ chuyên môn nghiệp
vụ cao, sử dụng thành thạo các phương tiện tác nghiệp báo chí (máy ảnh,
máy quay phim, máy ghi âm…)
- Luôn đảm bảo nguồn tin phong phú, hấp dẫn, thời sự, chính xác, bám sát vào
thực tế đời sống xã hội – những gì mà công chúng hướng tới và quan tâm.
- Đảm bảo tính tương tác giữa báo chí và công chúng.
- Trong tòa soạn phải có sự tương tác giữa các phòng ban , hoạt động đồng bộ,
nhịp nhàng và có hiệu quả.
- Đảm bảo môi trường tác nghiệp tốt cho đội ngũ người làm báo.
2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tòa soạn:
Tùy theo quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí
Trung ương, địa phương , các Bộ, Ngành và tổ chức đoàn thể xã hội để thiết
kế bộ máy tòa soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính tòa
soạn đó.

2.1. Mô hình chung của tòa soạn báo in :
- Ở Việt Nam, các cơ quan báo chí bao gồm: Báo Nhân dân, Tạp chí cộng sản,
Đài Truyền hình Việt Nam, Thông Tấn xã Việt Nam , Đài tiếng nói Việt Nam
được quản lý bởi Bộ Biên tập.
- Các tòa soạn khác gọi là Ban biên tập.
- Bộ (Ban biên tập) là cơ quan đầu não của một cơ quan báo chí, là bộ phận
lãnh đạo và quản lý toàn soạn do cơ quan chủ quản và tòa soạn lập ra để điều
Bộ phận ngoài tòa
soạn
- Nhà in
- Văn phòng
đại diện
- Phóng viên
thường trú

Bộ phận hành
chính – dịch vụ
- Văn phòng
- Thư viện
- Tổ chức cán
bộ
- Quảng cáo
và phát hành
- Tài vụ
- Các ban khác
Các ban / phòng
chuyên môn
- Ban xây dựng
Đảng
- Ban nội chính
- Ban kinh tế
- Ban văn hóa
xã hội
- Ban Quốc tế
- Ban khoa giáo
- Ban thể thao
- Ban bạn đọc
- Ban thư ký
- Ban quản lý
phóng viên
Bộ (Ban biên tập)
- Tổng biên tập
- Các Phó tổng biên tập
- Thư ký tòa soạn
- Các ủy viên

hành hoạt động tòa soạn. Về chức năng , khái niệm thì không khác nhau
nhưng trong cơ cấu, vị trí và mức độ quan trọng của Bộ biên tập thì khác biệt
lớn so với Ban biên tập.
- Bộ biên tập là cơ quan trực thuộc trung ương, có Tổng giám đốc điều hành
chính, giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc. Sau đó là các
Giám đốc khu vực chịu trách nhiệm từng đơn vị sự nghiệp. Các trưởng ban
phụ trách ban quan trọng và thư ký tòa soạn.
- Với Ban biên tập thì đứng đầu là Tổng biên tập chịu trách nhiệm chính, cùng
với các Phó tổng biên tập giúp việc, Thư ký tòa soạn .
- Thư ký tòa soạn là “cánh tay phải của Tổng biên tập”, chịu trách nhiệm biên
tập chính trong tòa soạn, cùng với TBT kiểm duyệt tin, bài chặt chẽ trước khi
đem đi in.
- Đứng đầu các phòng ban chuyên môn là các Trưởng ban, chịu trách nhiệm
nội dung chính của ban mình. Trong ban gồm có Phó ban, các phóng viên,
biên tập viên chuyên viết bài theo ban của mình.
- Phòng hành chính – dịch vụ là nơi chịu trách nhiệm về in ấn, phát hành và
dịch vụ, đồng thời cũng là nơi giao lưu bạn đọc, là cầu nối giữa bạn đọc và tòa
soạn.
- Bộ phận ngoài tòa soạn là “cánh tay vươn dài” của tòa soạn. Các tòa soạn có
thể có trụ sở ở các thành phố lớn, nhằm đưa thông tin tới công chúng nhanh
chóng hơn, chính xác hơn và phù hợp với nhu cầu công chúng tùy theo vị trí
địa lý. Ví dụ : TTXVN có văn phòng đại điện ở 61 tỉnh thành, VTV có 6 kênh
VTV khu vực….
2.2. Tòa soạn hội tụ :
- Trở về những năm trước, hầu hết các tòa soạn trên thế giới đều vận hành
theo mô hình tòa soạn riêng biệt, đứng đầu là một người và các phóng viên
chỉ tập trung làm theo một loại hình báo chí. Tuy về chuyên môn, điều này sẽ
đạt được hiệu quả cao nhất trong loại hình báo chí nhất định, tuy nhiên lại
không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh tổng hợp cũng như theo đà phát
triển của xã hội. Internet xuất hiện chính là cú huých mạnh mẽ, thúc đẩy các

tòa soạn báo trên thế giới lần lượt “trở mình”. Các tòa soạn muốn đưa công
nghệ vào tác phẩm báo chí, kết hợp nhiều loại hình vào tác phẩm của mình để
đưa đến cái nhìn đa chiều, toàn diện và sống động hơn tới công chúng. Từ đó,
mô hình tòa soạn hội tụ đã được hình thành, tập hợp đủ những ưu thế mà mô
hình tòa soạn trước đây không đáp ứng được. Đó là sự kết nối, sự nhanh
chóng, toàn cầu hóa và chạy đua từng nanomet.
- Tòa soạn hội tụ là mô hình tòa soạn bao gồm tất cả các loại hình báo chí hiện
có, gọi chung là “báo chí đa phương tiện”. Công chúng sẽ không chỉ đọc những
bài báo dày đặc toàn chữ, mà thay vào đó sẽ có những hình ảnh chân thực
được chụp từ hiện trường bài viết, thậm chí là cả âm thanh, hình ảnh vô cùng
sống động.
- Ở tòa soạn hội tụ, các phóng viên có sự tương tác rất cao. Họ cùng làm việc
trên một mặt phẳng, lấy trung tâm sản xuất và phân phối tin tức đa phương
tiện làm trung tâm.
- “Hội tụ” ở đây bao gồm về Không gian ( tất cả đều cùng làm việc trên một mặt
phẳng rộng lớn, lấy tin tức làm trung tâm); về Phương thức tác nghiệp ( tất
cả cùng tham gia vào công cuộc làm tin, bài chứ không phải chỉ cá nhân như
trước); về Nhân lực ( Phóng viên cùng lúc phải thực hiện được “đa năng” như
vừa viết bài, vừa có thể sử dụng thành thạo các thiết bị kỹ thuật báo chí) ; về
Nội dung (các tác phẩm báo chí được trình bày dưới dạng đa phương tiện,
kết hợp chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video, link dẫn tới các trang có liên
quan, keyword ….) Và cuối cùng chính là hội tụ giữa báo chí và công chúng,
tận dụng tối đa nguồn tin từ chính công chúng, thời đại mà “ai cũng có thể là
nhà báo”.
- Hiện nay, trên thế giới đã vươn tới mô hình tòa soạn hội tụ 3.0.
Trong cuốn Mô hình hội tụ truyền thông (Media Convergence Models),
Kevin L.McCrudden viết: “Hội tụ truyền thông là sự giao thoa giữa mô hình
truyền thông mới và truyền thông truyền thống”. Theo ông . mô hình truyền
thông hội tụ là lấy mạng Internet làm hạt nhân và Internet là phương tiện
truyền thông mạnh mẽ nhất , có “quyền lực” nhất. Điều đó đã khiến báo in,

phát thanh và truyền hình từng bước bị Internet “soán ngôi”, và trong môi
trường hội tụ truyền thông đó, công chúng có thể tự do tìm kiếm thông tin
một cách nhanh nhất theo cách họ muốn tiếp cận.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giáo dục Truyền thông
Medienhaus Vienna (Áo) cho thấy, mô hình tòa soạn hội tụ là từ khóa cho một
trong những tiến trình thay đổi của các phương tiện thông tin đại chúng hiện
nay. Và, mô hình tòa soạn hội tụ đang có xu hướng lan rộng trong các cơ quan
truyền thông trên thế giới. Điều quan trọng hơn, mô hình tòa soạn hội tụ đã
và đang tạo ra sự thay đổi trong thói quen làm việc thường nhật của các nhà
báo.
“Có thể thấy, tòa soạn hội tụ là một “chiến lược biên tập”, nhằm thúc
đẩy công chúng có thể sử dụng bất cứ thiết bị nào để tiếp cận thông tin. Tuy
nhiên, tòa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào các quy định cũng như luật báo chí
của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa học và công nghệ, cũng như văn
hóa tòa soạn. Do đó, sự ra đời và phát triển tòa soạn hội tụ là một tất yếu
khách quan của đời sống truyền thông hiện đại. Và sự tích hợp giữa các
phương tiện truyền thông mới và cũ trong cùng một tòa soạn là đặc điểm nổi
bật nhất của tòa soạn hội tụ. Có người cho rằng, sự tích hợp này giống như
như một cuộc “hôn nhân”, bao gồm nhiều chủ thể: báo in, báo mạng, phát
thanh, truyền hình và tạp chí. Các chủ thể phải điều tiết lẫn nhau, kết hợp linh
hoạt với nhau để tạo ra “những đứa con tinh thần” mà công chúng dễ dàng
đón nhận trong bất kỳ hình thức nào.” (TS Nguyễn Thành Lợi)
CHƯƠNG II : CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BÁO KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
.
1. Giới thiệu khái quát về báo Kinh tế và Đô Thị.
2. Mô hình về cơ cấu tổ chức của báo Quảng Bình.
Báo Kinh Tế và Đô Thị
ĐC : 21 Huỳnh Thúc Kháng – Hà Nội
Cơ quan chủ quản : UBND Thành Phố Hà Nội.
Web : và

CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CỦA BÁO KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ.
Trong những năm qua, báo Kinh tế & Đô thị đã đạt được những thành
tựu trong công tác tuyên truyền, quản lý, giám sát xã hội, luôn bám sát thực
tiễn của từng huyện trong toàn Thành phố. Luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng duy trì và phát huy hiệu quả các chuyên mục hiện có, mở
thêm các chuyên mục mới để gần gũi với nhân dân hơn. Đổi mới chất lượng
trong từng tin, bài luôn là mục tiêu phấn đấu của báo.
1. Một số hạn chế
2. Một số giải pháp
Cùng với xu hướng phát triển tòa soạn trên toàn thế giới, thay đổi từ
một tòa soạn mô hình truyền thống trở thành một tòa soạn đa phương tiện ,
với báo KT&ĐT còn gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu nguồn nhân lực , thiếu
trang thiết bị hiện đại và một không gian rộng lớn đang làm vấn đề mà ban
lãnh đạo của báo KT&ĐT luôn trăn trở. Đi lên là điều tất yếu, thế nhưng trước
khi thay đổi , cần có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về các mặt phụ trợ, để sự thay
đổi được hoàn thiện nhất.
2.1 Thay đổi về cơ sở vật chất cho tòa soạn
Thực tế hiện nay cho thấy, cơ sở vật chấ, trang thiết bị phương tiện làm
việc, kĩ năng thu thập, xử lý thông tin của báo KT&ĐT còn nhiều hạn chế, bất
cập. Khắc phục điều này trước hết cần sự quan tâm, hỗ trợ của UBND TP Hà
Nội. Để có thể xây dựng được một tòa soạn hội tụ giống như các tờ báo khác
trên thế giới, cần có những trang thiết bị máy móc hiện đại làm báo. Cần xác
định rõ, việc thay đổi một tòa soạn truyền thống thành một tòa soạn hội tụ
đúng tiêu chuẩn cần rất nhiều kinh phí cũng như sự quan tâm sát sao, chặt
chẽ.
Hiện tại, trụ sở của báo tọa lạc trên số 21 Huỳnh Thúc Kháng, là một tòa
nhà 5 tầng còn đơn sơ. Vì vậy, cần có một không gian rộng lớn theo đúng
chuẩn một tòa soạn hội tụ - tất cả đều làm việc trên một mặt phẳng. Cần có
máy vi tính, các thiết bị quay phim, chụp ảnh, ghi âm đều phải được trang bị

đầy đủ và hiện đại nhất.
2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, PV, BTV
Yêu cầu đặt ra đối với các cơ quan báo chí nói chung , Báo KT&ĐT nói
riêng là không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ
cán bộ, phóng viên,biên tập viên, đặc biệt là đào tạo và đào tạo lại về chuyên
môn nghiệp vụ cho các PV. Việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, PV, BTV có thể được
tiến hành bằng nhiều cách : cho dự các lớp đào tạo dài ngày, các lớp bồi
dưỡng ngắn ngày, dự hội thảo Tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân PV có
thể phát huy hết khả năng trên mọi chuyên mục …
Ngoài ra, điều quan trọng nhất để có thể xây dựng một tòa báo hội tụ,
đó là các PV, BTV phải được trang bị đầy đủ kiến thức về đa phương tiện.
Ngày trước, nếu như một PV chỉ phụ trách một mảng (viết, phát thanh, quay
phim, chụp ảnh…) thì bây giờ, các PV, BTV đều có thể sử dụng thành thạo các
kỹ năng của công nghệ làm báo hiện đại.
Đó là sự hòa nhập, đổi mới căn bản nhất. Bản thân các PV, BTV có thể sử
dụng đc các trang thiết bị phụ trợ như vậy thì hiệu quả công việc sẽ tăng lên
đáng kể, phù hợp với xu hướng phát triển báo chí ngày nay. Nhà báo cần là
những người đa-năng , có thể làm bất cứ mảng nào khi được yêu cầu. Như
vậy chất lượng bài viết sẽ sống động hơn, chính xác hơn và hấp dẫn công
chúng hơn.
Nâng cao chất lượng cộng tác viên
Lực lượng cộng tác viên đông đảo, rộng khắp và có chất lượng sẽ tạo
được sự phong phú, đa dạng, sự khoa học , hấp dẫn của báo. Trong cơ chế thị
trường, người nắm giữ thông tin ở các nguồn quan trọng là một đối tượng
nhiều báo cạnh tranh để độc quyền cung cấp thông tin. Do vậy, để xây dựng
được một cách thường xuyên CTV ở các đầu nguồn thông tin, cần có chế độ
đãi ngộ hợp lý, dùng uy tín tờ báo, các mối quan hệ để thu hút cộng tác viên.
Các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, những người làm công tác
chuyên môn về lĩnh vực kinh tế là lực lượng cộng tác viên quan trọng, giữ vai
trò quyết định đến chất lượng về nội dung của báo. Tòa soạn nên có các hình

thức đa dạng thu hút đối tượng này tham gia tích cực, cộng tác chặt chẽ với
các tạp chí.

×