Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại xã bình phú, huyện thạch thất, tp hà nội giai đoạn 2006 – 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.23 KB, 57 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA: TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
TÊN CHUYÊN ĐỀ:
“Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại xã Bình Phú, huyện Thạch
Thất, TP Hà Nội giai đoạn 2006 – 2011”
Người thực hiện : NGUYỄN THỊ THƯ
Lớp : LT3QL
Ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Ngưới hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH CÔNG
Địa điểm thực tập: UBND xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
Thời gian thực tập: Từ 25/12/2011 đến 30/04/2012
HÀ NỘI - 2012
UBND Xã Bình Phú
Phòng Địa Chính
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Phú, ngày 11 tháng 4 năm 2012
GIẤY XÁC NHẬN
Kết quả thực tập
Kính gửi: - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
- Khoa Tài nguyên và Môi trường
Trong thời gian thực tập từ ngày 25 tháng 12 năm 2011 đến ngày 30 tháng
04 năm 2012, sinh viên Nguyễn Thị Thư, lớp LT3QL, chuyên ngành quản lý đất
đai- khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
Đã thực tập tốt nghiệp tại phòng Địa Chính – UBND xã Bình Phú, huyện
Thạch Thất, TP Hà Nội với đề tài: “ Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại xã Bình Phú,
huyện Thạch Thất, TP Hà Nội giai đoạn 2006-2011”. Trong thời gian thực tập


( từ ngày 25 tháng 12 năm 2011 đến ngày 30 tháng 04 năm 2012) tại phòng Địa
Chính xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội, sinh viên Nguyễn Thị Thư
đã thực tập tổng hợp số liệu phục vụ đề tài tốt nghiệp và tham gia học hỏi các
lĩnh vực công tác chuyên môn với tinh thần trách nhiệm cao. Sinh viên Nguyễn
Thị Thư có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, chịu khó học hỏi và chấp hành đầy đủ
những nội quy, quy định của cơ quan.
Vậy, phòng Địa Chính – UBND xã Bình Phú đề nghị khoa Tài nguyên và
Môi trường; Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, tạo điều kiện giúp đỡ sinh
viên Nguyễn Thị Thư hoàn thành tốt luận văn của mình./.
TM. UBND Xã Bình Phú
LỜI CẢM ƠN
Trong 2 năm học tại trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong trường đặc
biệt là các thầy cô trong khoa Tài nguyên và Môi trường.Với tấm lòng cảm ơn
sõu sắc, em xin chõn thành cảm ơn các thầy, cô trong trường nói chung và trong
khoa Tài nguyên và Môi trường nói riêng.
Đặc biệt để hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và khoá luận tốt nghiệp
này, ngoài sự cố gắng nỗ lực, học hỏi không ngừng của bản thõn, em còn nhận
được sự quan tõm giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đình
Công – giảng viên khoa Tài nguyên và Môi trường – Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội cùng các cán bộ của phòng Tài nguyên và Môi trường của xã
Bình Phú, đồng thời với sự động viên quan tõm giúp đỡ của gia đình, ban bè đã
tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên em rất mong nhận
được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng các ban sinh viên để em có
thể vững bước hơn trong chuyên môn sau này.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo, các cán bộ phòng Địa chính
xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, gia đình, bạn bè luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và
đạt nhiều thành công trong công tác./.
Hà nội, ngày 11 tháng 4 năm 2012

Ký tên
Nguyễn Thị Thư
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DT : Diện tích
STT : Số thứ tự
GCN : Giấy chứng nhận
UBND : Uỷ ban nhân dân
CGCNQSDĐ : Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 - Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban
tặng cho loài người, bằng lao động trí tuệ của mình, con người tác động vào đất,
tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thõn mình. Trong sản xuất nông nghiệp,
ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất và là tư liệu sản xuất đặc biệt không
gì thay thế được. Đồng thời đất đai còn phục vụ cho nhiều mục đớch khác nhau,
trong cuộc sống con người đất đai còn là nền tảng cho mọi hoạt động kinh tế,
văn hoá, an ninh quốc phòng và các công trình công cộng, Vì vậy đất đai là cơ
sở để con người tồn tại và là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất và các hệ
thống sinh thái môi trường.
Trải qua ngàn đời dựng nước và giữ nước của dõn tộc Việt Nam biết bao
thế hệ đã đổ mồ hôi, nước mắt thậm chí cả xương máu của mình để giành và giữ
lấy từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc cho đến hôm nay. Do vậy, nhiệm vụ
của chúng ta ngày nay là phải biết quản lý và sử dụng đất đai một cách hợp lý
trên cơ sở khoa học, biết bảo vệ và cải tạo đất, sử dụng đất tiết kiệm và bền
vững.
Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng trong khi nhu cầu của con người
về lương thực, thực phẩm, nguyên nhiên liệu, ngày càng tăng. Chính vì vậy,
đòi hỏi mỗi quốc gia sử dụng đất phải dựa trên cơ sở và những nguyên tắc đúng
đắn, hợp lý trong việc quản lý tài nguyên đất, nõng cao hiệu quả sử dụng, bảo vệ
đất, trống xói mòn, thoái hoá đất, giảm độ phì nhiêu của đất do quá trình sử

dụng đất gõy ra.
Trong quá trình vận động và phát triển đời sống kinh tế, xã hội tất yếu dẫn
đến biến động đất đai ngày càng đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau như:
giao đất, thuê đất, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất, Để quản lý đất đai được tốt thì phải đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
1
quyền sử dụng đất nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với
người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo
pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất yên tõm đầu tư khai thác có hiệu quả
trên mảnh đất được giao và chấp hành tốt pháp luật đất đai.
Công tác theo dừi và đăng ký đất đai được đặt ra như là một trong những
nhiệm vụ quan trọng. Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về đất
đai thì việc đổi mới chính sách đất đai cho phù hợp với tình hình của đất nước là
cấp thiết và quan trọng hàng đầu.
Năm 1980 Chính phủ ban hành Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980
qui định nội dung quản lý Nhà nước đối với đất đai, tiếp đó là sự ra đời của
Luật đất đai năm 1988 đã đi vào cuộc sống của người dõn nhưng đã bộc lộ
nhiều thiếu sót. Do đó, Luật đất đai năm 1993 được ra đời trên nền tảng
Hiến pháp 1992, nhằm đưa ra những biện pháp cụ thể, khắc phục những hạn
chế của Luật đất đai 1988 và phù hợp với công tác quản lý đất đai trong thời
kỳ mới.
Việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
(CGCNQSDĐ) lập hồ sơ địa chính (HSĐC) là việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết hiện nay khi Nhà nước giao đất ổn định lõu dài cho các đối tượng sử
dụng đất. Đõy là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, được ghi
nhận tại Điều 6 của Luật đất đai năm 2003, là cơ sở pháp lý để Nhà nước nắm
chắc, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất đai của Quốc gia, để người sử dụng
đất yên tõm sử dụng đất và khai thác tiềm năng từ đất mang lại; Đất đai được sử
dụng tiết kiệm - hợp lý - hiệu quả đúng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

của Nhà nước.
Mặc dù công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính ở xã Bình Phú đã được các cấp, các ngành quan tõm.
Song kết quả, chất lượng còn gặp nhiều những hạn chế nhất định, do nhiều
2
nguyên nhõn khác nhau tác động. Việc tìm hiểu, đánh giá nội dung, kết quả
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã nhằm giúp Nhà
nước có những giải pháp hành chính tốt hơn trong việc đẩy mạnh tiến độ cấp
giấy chúng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính [1]
Từ thực tế trên, được sự phõn công của Khoa Tài Nguyên và Môi trường -
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và được sự đồng ý của phòng Địa Chính
xã Bình Phú, cùng với sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Đình Công tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu công tác đăng ký đất đai, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại xã Bình Phú, huyện
Thạch Thất, TP Hà Nội giai đoạn 2006-2011”.
2 Mục đớch, yêu cầu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục đớch
- Tìm hiểu cơ sở pháp lý, quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính.
- Tìm hiểu kết quả đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, lập hồ sơ địa chính của xã Bình Phú, huyện Thạch Thất,TP Hà Nội.
- Xác định được thuận lợi, khó khăn và đề xuất những giải pháp nhằm
khắc phục những tồn tại và phát huy mặt tích cực để thực hiện có hiệu quả trong
công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã
2.2 Yêu cầu
- Tìm hiểu và nắm được những quy định của pháp luật đất đai hiện hành.
- Số liệu phản ánh trung thực và khách quan tình hình đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất và đưa ra những kiến nghị mang tính pháp lý, phù hợp với thực

tiễn và giải quyết có hiệu quả.
3
PHẦN 2:
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận và căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ đia chính
2.1.1 Cơ sở lý luận của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính
Theo Julia Burger "đối với nhõn dõn, đất là nguồn sống của họ, là quà
tặng của trời. Đất nuôi sống nõng đỡ và giáo dục con người. Mặc dù phong tục
tập quán của mỗi dõn tộc và con đường của họ tác động lên đất có khác nhau
nhưng tất cả họ đều coi đất là Mẹ và đất luôn được tôn thờ. Mẹ - Đất là trung
tõm của vũ trụ, là thành phần của nền văn minh của họ, là nguồn gốc của mọi
tính cách. Đất nối liền quá khứ, hiện đại, tương lai ”
Còn đối với mỗi quốc gia, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phõn bố khu dõn cư,
xõy dựng cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng và đặc biệt là tư liệu
sản xuất không có gì có thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên
tài nguyên Đất đai có hạn về diện tích và cố định trong không gian, trong khi
nhu cầu và đất đai của con người ngày càng tăng. Do vậy, bất kỳ quốc gia nào
cũng đặt nhiệm vụ quản lý việc sử dụng đất lên hàng đầu.
Đối với nước ta, công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung, công tác
đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính nói
riêng giữ vai trò quan trọng. Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
một công cụ của nhà nước để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích cộng đồng cũng
như lợi ích công dõn.
4
Đối với nhà nước và xã hội việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và lập hồ sơ địa chính đem lại những lợi ích đáng kể như sau:
- Phục vụ thu thuế sử dụng đất, thuế tài sản, thuế sản xuất nông nghiệp,

thuế chuyển nhượng.
- Cung cấp tư liệu các chương trình cải cách đất đai trong đó việc triển khai
một hệ thống đăng ký đất đai cũng là một hệ thống pháp luật;
- Giám sát giao dịch đất đai;
- Phục vụ quy hoạch;
- Phục vụ quản lý trật tự trị an;…
Đối với công dõn việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
lập hồ sơ địa chính đem lại những lợi ích như:
- Tăng cường sự an toàn về chủ quyền đối với đất đai;
- Khuyến khích đầu tư cá nhõn;
- Mở rộng khả năng vay vốn;
- Giảm tranh chấp đất đai…
Với lợi ích mà công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
và lập hồ sơ địa chính đem lại đối với công dõn, đối với nhà nước và xã hội,
chúng ta thấy rằng việc thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và lập hồ sơ địa chính trên phạm vị toàn quốc đến từng thửa đất, mảnh
đất ở các địa bàn là một nhiệm vụ không thể thiếu được. Điều này giúp cho
người sử dụng yên tõm đầu tư khai thác những tiềm năng của đất và chấp hành
đầy đủ những quy định về đất đai. Việc đăng ký đất đại nhằm thiết lập hồ sơ,
làm cơ sở để nhà nước nắm chắc, theo dừi toàn bộ quỹ đất dựa trên nền tảng của
pháp luật.
Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa
chính là một trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, nhằm xác lập
quyền để người sử dụng đất có đủ cơ sở pháp lý để đầu tư sản xuất, khai thác hết
mọi tiềm năng của đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý
5
xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất, là một trong những
căn cứ pháp lý để xõy dựng hồ sơ địa chính [4]
2.1.2. Căn cứ pháp lý của công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.

Sau Cách mang tháng 8, kháng chiến chống thực dõn Pháp thắng lợi, cải
cách ruộng đất thành công (1957), hình thức đưa ruộng đất vào sở hữu tập thể
phát triển nhanh chóng. Do điều kiện thiếu thốn, chiến tranh kéo dài, hệ thống
hồ sơ chế độ cũ để lại không được chỉnh lý và không sử dụng được, hồ sơ đất
đai trong giai đoạn này chủ yếu gồm có: Sổ mục kê và bản đồ hoặc sơ đồ giải
thửa ruộng đất. Chỉ từ sau khi nhà nước ban hành Hiền Pháp, Quyết định, Chỉ
thị thì việc đăng ký đất đai mới được bắt đầu thực hiện trở lại ở Việt Nam đó là:
- Quyết định 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội Đồng Chính Phủ về thống
nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước.
- Chỉ thi 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác
đo đạc, phõn hạng đất và đăng ký thống kê ruộng đất.
- Quyết định số 56/ĐKTK ngày 05/11/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng
đất ban hành quy định về thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước.
Đặc biệt Hiến pháp 1980 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dõn do
Nhà nước thống nhất quản lý ”.
Đến năm 1988, trên cơ sở Hiến pháp 1980, Luật Đất đai đầu tiên ra đời.
Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhõn quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính được
ghi vào Luật Đất đai và trở thành một trong 7 nội dụng quản lý nhà nước về đất
đai. Công tác đăng ký đất đai vẫn được triển khai thực hiện theo tinh thần Chỉ
thị số 299/TTg năm 1980, Tổng quản lý ruộng đất đã ban hành quyết định số
201/ĐKTK ngày 14/7/1989 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
Thông tư 302/ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thực hiện quyết định này.
Quy định này đã tạo ra sự biến đổi lớn về chất cho hệ thống đăng ký đất đai của
Việt Nam.
6
Trước năm 1993, Nhà nước ta đã có những hệ thống văn bản pháp luật về
đăng ký đất đai để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội. Luật Đất
đai năm 1993 ra đời ngày 14/7/1993 đã đánh dấu một mốc quan trọng về sự đổi
mới chính sách đất đai của nhà nước ta với những thay đổi quan trọng như: Đất
đai được khẳng định có giá trị; Ruộng đất nông, lõm nghiệp được giao lõu dài

cho các hộ gia đình, các nhõn, người sử dụng đất được hưởng các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất…
Từ khi có Luật Đất đai năm 1993 đến năm 2003, để phù hợp với chính
sách sửa đổi chính sách đất đai, nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản
bao gồm:
- Công văn 434/CV - ĐC do Tổng cục Địa chính đã xõy dựng và ban hành
hệ thống sổ sách địa chính mới vào tháng 7/1993 để áp dụng tạm thời, thay thể
mẫu quy định tại quyết định 56/ĐKTK năm 1981.
- Nghị định 64/NĐ - CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về việc giao đất
nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhõn sử dụng đất ổn định lõu dài vào mục đớch
sản xuất nông nghiệp.
- Nghị định 60/NĐ - CP ngày 05/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền
sử dụng đất ở đô thị. Cùng ngày Chính phủ ban hành Nghị định 61/NĐ-CP về
mua bán và kinh doanh nhà.
- Quyết định số 499/QĐ-ĐC ngày 27/7/1995 đã sửa đổi và hoàn thiện sau
2 năm thử nghiệm theo công văn số 434/CV- ĐC của Tổng cục Địa chính về hệ
thống sổ sách địa chính.
- Thông tư số 346/1998/TT- TCĐC của Tổng cục Địa chính hướng dẫn
thủ tục đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
thay thế hoàn toàn Quyết định số 56/QĐ- ĐKTK năm 1981.
- Chỉ thị số 10/1998/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/02/1998
về đẩy mạnh và hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
7
- Nghị định số 14/1998/NĐ- CP ngày 6/3/1998 về việc quản lý tài sản nhà
nước.
- Luật sửa đổi một số điều của Luật đất đai 1993 ngày 02/12/1998.
- Quyết định số 20/1999/QĐ- BTC ngày 25/2/1999 của Bộ Tài chính
hưỡng dẫn thực hiện Nghị định số 14/1998/NĐ-CP.
- Nghị định số 176/1999/NĐ-CP ngày 21/12/1999 của Chính phủ quy
định về lệ phí trước bạ.

- Thông tư số 1442/2000/TTLT/BTC-TCĐC của liên Bộ Tài chính và
Tổng cục Địa chính hướng dẫn giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo Chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghị định số 19/2000/ NĐ-CP ngày 08/06/2000 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất.
- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luất Đất đai 1993 ngày
29/06/2001.
- Thông tư số 1990/2001/TT- TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa
chính hướng dẫn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 1993 đã xuất hiện nhiều vấn đề bất
cập, Luật đất đai 2003 ra đời thay thế cho Luật đất đai 1993, trong đó có nêu 13
nội dung quản lý nhà nước về đất đai và nội dụng đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính là một nội dung quan trọng được tái
khẳng định.
Trong những năm qua, cùng với quá trình xõy dựng, đổi mới chính sách,
pháp luật đất đai, các quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính cũng ngày càng được hoàn thiện. Đến nay, cùng với
việc ban hành Luật Đất đai năm 2003 đã có nhiều văn bản do các cơ quan có
thẩm quyền ở Trung ương và địa phương ban hành để làm cơ sở cho việc thực
hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa
8
chính
.[2.3]
2.1.3. Những quy định chung về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
2.1.3.1. Đăng ký quyền sử dụng đất.
Đăng ký quyền sử dụng đất là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước
thực hiện đối với các đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhõn sử dụng đất
( gọi chung là người sử dụng đất); là việc ghi nhận về quyền sử dụng đất đối với
một thửa đất xác định vào hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất cho những chủ sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp
lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời nhằm chính thức xác
lập quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; làm cơ sở để nhà nước nắm chắc và
quản lý chặt toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
người sự dụng đất.
Đăng ký quyền sử dụng đất có hai loại là: Đăng ký quyền sử dụng đất lần
đầu và đăng ký biến động về quyền sử dụng đất.
a/ Các đối tượng đăng ký quyền sử dụng đất.
Các đối tượng phải đăng ký quyền sử dụng đất theo điều 09 và điều 107
Luật Đất đai năm 2003 bao gồm:
- Các tổ chức trong nước.
- Hộ gia đình, cá nhõn trong nước;
- Cộng đồng dõn cư đang sử dụng đất (đối với đất nông nghiệp và công
trình tín ngưỡng).
- Cơ sở tôn giáo được nhà nước cho phép hạt động;
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà gắn liền với quyền
sử dụng đất ở;
9
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức và cá nhõn ở Nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam (đăng ký theo tổ chức kinh tế là pháp nhõn Việt
Nam).
Các đối tượng sử dụng đất này thực hiện đăng ký trong các trường hợp:
- Người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng thừa kế,
tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất.
- Người nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển quyền sử dụng đất, thay

đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi ranh giới thửa đất.
- Người được sử dụng đất theo bản ản hoặc quyết định của Toà án nhõn
dõn, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giả quyết tranh
chấp đất đai của cơ quan nhà nước đã thi hành.
Riêng đối với trường hợp: Người thuê đất dành cho công ích xã, nhận
khoán các tổ chức, cộng đồng dõn cư được giao đất để quản lý thi không thực
hiện đăng ký quyền sử dụng đất.
b/ Người chịu trách nhiệm việc đăng ký quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điều 2, khoản 1 điều 39 Nghị định 181 người chịu trách
nhiệm thực hiện việc đăng ký gồm có:
+ Người đứng đầu của tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài sử dụng
đất.
+ Thủ trưởng đợn vị quốc phòng, an ninh (tại khoản 3 điều 81/NĐ)
+ Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn cấp xã đối với đất do Uỷ ban nhõn đan cấp
xã sử dụng.
+ Chủ hộ gia đình sử dụng đất.
10
+ Cá nhõn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các nhõn nước ngoài
sử dụng đất.
+ Người đại diện cho cộng đồng dõn cư sử dụng đất được Uỷ ban nhõn
dõn cấp xã chứng thực.
+ Người đứng đầu cơ sở tôn giáo sử dụng đất.
+ Người đại diện cho những người sử dụng chung thửa đất.
Những người chịu trách nhiệm đăng ký đều có thể uỷ quyền cho người
khác theo quy định của pháp luật.
2.1.3.2. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
“ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng để bảo hộ cho quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất”, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp
pháp giữa nhà nước và người sử dụng đất.

Quá trình tổ chức việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là quá
trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề có liên quan
đến quan hệ về đất đai ( giữa nhà nước là chủ sở hữu với người sử dụng đất và
giữa người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật hiện hành.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay tồn tại 3 loại:
- Loại thứ 1: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo Luật đất
đai 1988 do Tổng cục Quản lý ruộng đất ( nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường)
phát hành theo mẫu quy định tại Quyết định 201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 của
Tổng cục Quản lý ruộng đất để cấp cho đất nông nghiệp, lõm nghiệp và đất ở
nông thôn có màu đỏ.
- Loại thứ 2: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất
ở tai đô thị do Bộ xõy dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/CP
ngày 05/07/1994 của Chính Phủ và theo luật đất đại 1993. Giấy chứng nhận có
hai màu: Màu hồng giao cho chủ sử dụng đất và màu Trắng lưu lại Sở Địa chính
( Nay là Sở Tài nguyên và Môi trường).
11
- Loại thứ 3: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được lập theo quy định
của luật Đất đai 2003, mẫu giấy theo Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày
01/11/2004 va quyết định 08/2006/QĐ- BTNMT ngày 21/07/2006 sửa đổi quyết
định số 24/2004/BTNMT. Giấy có hai màu: Màu đỏ giao cho chủ sử dụng đất và
màu trắng lưu lai cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, tỉnh.
- Theo điều 48 Luật Đất đai 2003 và Quyết định 24/2004/QĐ- BTNMT
ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường quy định về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho người
sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất, cấp theo
từng thửa đất và do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành.
/NĐ - CP ngày 29/10/2004.
2.1.3.3. Hồ sơ địa chính
Hồ sơ địa chính là các tài liệu được tạo lập, thành quả của việc đo đạc địa
chính và đăng ký đất đai, thể hiện các thông tin về từng thửa đất phục vụ yêu

cầu quản lý đất đai.
Hồ sơ địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và hướng dẫn
lập, chỉnh lý, quản lý. Theo quy định hiên hành hồ sơ địa chính có 2 dạng là hồ
sơ địa chính dạng giấy và hồ sơ địa chính dạng số, tuy nhiên trong quá trình xõy
dựng hồ sơ địa chính dạng số vẫn phải bao gồm các thông tin về thửa đất sau
đõy:
Nội dung của hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin về thửa đất sau đõy.
- Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí;
- Người sử dụng thửa đất;
- Nguồn gốc, mục đớch, thời gian sử dụng đất;
- Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực
hiện và chưa thực hiện;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền
sử dụng đất;
12
- Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác liên quan.
Việc lập hồ sơ địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn. Lập và chỉnh lý biến động cho từng thửa đất trên hồ sơ địa
chính được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định. Hồ sơ chỉnh lý được
luôn phải bảo đảm tính chính xác, thống nhất giữa các tài liệu sau đõy:
+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dừi biến động;
+ Giữa bản gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính;
+ Giữa hồ sơ địa chính với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hiện
trạng sử dụng đất.
a/. Hồ sơ địa chính dạng giấy
Các tài liệu của hồ sơ địa chính dạng giấy bao gồm:
- Bản đồ địa chính hoặc các loại bản đồ khác, sơ đồ, trích đo địa chính
thửa đất được sử dụng để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong đó bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các yên tố tự nhiên của thửa
đất các yếu tố địa lý có liên quan sử dụng đất, đựơc lập theo đơn vị hành chính

xã, phường, thị trấn. Nội dung bản đồ địa chính thể hiện các loaị thông tin như:
+ Thông tin về thửa đất bao gồm các thông tin về: vị trí, kích thước, hình
thể, số thứ tự, diện tích, mục đớch sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
+ Thông tin về hệ thống thuỷ văn bao gồm: sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
hệ thống thuỷ lợi gồm công trình dẫn nước, đê, đập, cống;
+ Thông tin về hệ thống giao thông như: đường bộ, cầu;
+ Đất chưa sử dụng không có ranh giới khép kín trên bản đồ;
+ Mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới và chỉ giới
quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm toạ độ địa chính, địa
danh và các ghi chú thuyết minh.
- Sổ mục kê đất đai là sổ về các đối tượng chiếm đất nhưng không có ranh
giới khép kín trên bản đồ. Muc đớch lập sổ là để quản lý thửa đất, tra cứu thông
13
tin thửa đất, thông kê và kiểm kê đất đai. Việc ghi thứ tự, nội dụng vào sổ mục
kê được ghi như đối với trường hợp có bản đồ địa chính.
- Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và các thông tin về thửa đất
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. Mục đớch lập sổ
địa chính là cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Nội dung các thông tin về người sử dụng đất và thửa đất được ghi theo nội dung
ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Số theo dừi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến
động đất đai được chỉnh lý trên sổ địa chính. Mục đớch lập sổ theo dừi tình hình
đăng ký biến động về sử dụng đất làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất
đai hàng năm.
Trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy được quy định như sau:
- Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
quản lý hồ sơ địa chính gốc và các tài liệu liên quan;
- Văn phòng đăng ký thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách
nhiệm quản lý bản sao hồ sơ địa chính và các tài liệu liên quan;
b/ Hồ sơ địa chính dạng số.

Hồ sơ địa chính dạng số là hệ thống thông tin được lậy trên máy tính chứa
toàn bộ thông tin về nội dung của hồ sơ địa chính (được gọi là hệ thống thông
tin đất đai).
Hồ sơ địa chính số khi lập phải đảm bảo các điệu kiện sau:
- Chỉnh lý, cập nhật được nội dung thông tin của bản đồ, sổ mục kê, sổ địa
chính, sổ theo dừi biến động đất đai.
- Từ hệ thống thông tin đất đai trên máy vi tính ra được các tài liệu:
+ Bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ theo dừi biến động đất
đai;
+ Trích lục hoặc trích đo, trích sao hồ sơ địa chính của thửa đất hoặc
nhóm thửa liền kề;
14
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai 2003.
- Tra cứu theo mã thửa đất, tên người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổvà
tìm được thửa đất trong vùng dữ liệu bản đồ địa chính;
- Từ mã thửa đất trong dữ liệu bản đồ địa chính tìm được thửa đất và
người sử dụng đất trong vùng dữ liệu sổ mục kê đất đai, sổ địa chính.
- Tìm được đầy đủ các thông tin về thửa đất và người sử dụng đất;
- Dữ liệu trong hệ thống thông tin đất đai được lập theo đúng chuẩn dữ
liệu đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.
Việc lập, quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai bao gồm những
công việc như sau:
- Lập cơ sở dữ liệu hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy gồm: lập bản đồ địa
chính số hoặc số hoá bản đồ địa chính và cập nhật thông tin thửa đất từ giấy
chứng nhận hoặc sổ địa chính, chúng được kết nối bằng mã thửa đất.
- Tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu bằng phần mền quản trị dữ liệu được lựa
chọn phù hợp với chức năng quản lý hệ thống thông tin đất đai;
- Lựa chọn các phần mềm ứng dụng phù hợp để xử lý, tìm kiếm, thống kê,
tổng hợp, phõn tích, thông tin đất đai phục vụ yêu cầu quản lý và cung cấp thông
tin đất đai;

- Tổ chức kết nối hệ thống thông tin đất đai của địa phương với: mạng
thông tin quản lý hành chính của địa phương, mạng thông tin đất đai quốc gia
mạng thông tin chuyên ngành liên quan như: về đấu từ, giá đất, bất động sản,
thuế, ngõn hàng, vvv
Hồ sơ địa chính dạng số do Văn phòng đăng ký thuộc Sở chịu trách nhiệm
lập, chỉnh lý, quản lý và cung cấp hồ sơ địa chính dạng số để thay thế bản sao hồ
sơ địa chính trên giấy cho phòng Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhõn dõn
cấp xã [4,5]
15
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
2.2.1. Tình hình thực hiện công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trong cả nước.
Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích
thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ để Nhà nước thực hiện việc quản lý thường xuyên
đối với đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm sản xuất trên mảnh
đất của mình, đảm bảo mỗi tấc đất đều được sử dụng hiệu quả và thực hiện mọi
nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Tổ chức ngành địa chính: Tổng cục địa chính được thành lập theo Nghị
định số 12/1994/NĐ-CP ngày 22/02/1994 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập
Tổng cục quản lý ruộng đất với Cục đo đạc bản đồ Nhà nước.
Nghị định số 34/1994/NĐ-CP ngày 13/4/1994 của Chính phủ ra đời cho
phép ngành Địa chính được tổ chức thành 4 cấp từ Trung ương đến địa phương.
Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trường, đến nay theo số liệu của Vụ Pháp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường số
cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường có khoảng trên 12.135 cán bộ, công
nhân viên đang công tác trong ngành Tài nguyên và Môi trường có trình độ từ
Trung cấp trở lên; Hiện nay đó cú 100% Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng
Tài nguyên và Môi trường ở các tỉnh; cỏc xó đều có cán bộ địa chính.

Theo Quyết định số 272/2007/QĐ-TTg ngày 27/02/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự
nhiên của cả nước là: 33.121.159 ha, trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp: 24.822.560 ha, chiếm 75% tổng diện tích tự nhiện,
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.232.715 ha, chiếm 10% tổng diện tích tự nhiện,
- Diện tích đất chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây: 5.065.884 ha, chiếm
15% tổng diện tích tự nhiện,
16
Sau gần 6 năm triển khai Luật Đất đai năm 2003, công tác đăng ký đất đai, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong cả nước đạt được những kết quả như sau:
Có 10 tỉnh trong cả nước cơ bản hoàn thàng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính. Bên cạnh đú cũn cú 10 tỉnh có kết
quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất chính đạt dưới 60%.
a) Đối với đất sản xuất nông nghiệp
Thực hiện Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ, Chỉ
thị số 18/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính Phủ đẩy mạnh
hoàn thiện việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Tính đến nay cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.504 ha
đạt 81,3% so với diện tích cần cấp, trong đó hộ gia đình, cá nhân là 13.388.099
giấy với diện tích 6.935.931 ha, cấp cho tổ chức 4.796 giấy với diện tích
477.573 ha. Đó cú 29 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho sản xuất nông nghiệp (đạt trên 90%); có 4 tỉnh đạt từ 80% đến
90%; có 16 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các tỉnh còn lại đạt được 70%; Lai Châu
(đạt 24,6%) Đắk Nông (đạt 24,4); Yờn Bỏi (đạt 46,2%).
b) Đối với đất lâm nghiệp
Tính đến nay cả nước đã cấp được 1.085.952 giấy với diện tích 7.739.894
ha, đạt 59,2% diện tích cần cấp giấy; trong đó có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành đạt
trên 90%, có 06 tỉnh đạt từ 85% đến 90%, có 07 tỉnh đạt từ 70% đến 85%; các
tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt cú cỏc tỉnh chỉ đạt dưới 30% như Tuyên
Quang, Bắc Kạn, Yờn Bỏi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Bà Rịa

Vũng Tàu, Cà Mau.
c) Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản
Tính đến nay cả nước đã cấp được 641.065 giấy với diện tích 478.000 ha,
đạt trên 68,73% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 07 tỉnh đã cơ bản
hoàn thành, đạt trên 90%, có 05 tỉnh đạt từ 70% đến 85%, các tỉnh còn lại đạt
dưới 70%, trong đó có 19 tỉnh đạt dưới 10%. Đa số đất nuôi trồng thuỷ sản mới
17
được hình thành gần đây, hầu như các thửa đất đều có quyết định giao đất, cho
thuê đất nên việc cấp giấy nhứng nhận không gặp nhiều khó khăn, nếu các tỉnh
tập trung sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn.
d) Đối với đất ở đô thị
Tính đến nay cả nước đã cấp được 2.698.161 giấy với diện tích 58.929 ha
đạt 56,9% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 07 tỉnh đã cơ bản hoàn thành
đạt trên 90%, có 18 tỉnh đạt trên 70% đến 85%, các tỉnh còn lại đạt dưới 30%. Từ
ngày 01/7/2006 loại đất này được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
e) Đối với đất nông thôn
Tính đến nay cả nước đã cấp được 6.997.345 giấy với diện tích 211.267ha
đạt 38% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 05 tỉnh đã cơ bản hoàn thành
đạt trên 90%, có 18 tỉnh đạt trên 50%, các tỉnh còn lại đạt dưới 50% trong đó có
26 tỉnh đạt dưới 30%; việc cấp giấy chứng nhận cho đất chuyên dùng còn đạt tỷ
lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện.
f) Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
Tính đến nay cả nước đã cấp được 9.504 giấy với diện tích 3.212 ha đạt
17% so với diện tích cần cấp giấy. Việc cấp giấy chứng nhận cho loại đất này
được thực hiện nhiều nhất ở các tỉnh như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh
Hoá, Nghệ An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ.
*. Kết quả lập hồ sơ địa chính trên địa bàn cả nước
Hệ thống hồ sơ địa chính đã lập còn nhiều xã lập theo mẫu quy định cũ
chưa chuyển đổi sang mẫu mới thống nhất hiện hành cụ thể là:
- Hệ thống hồ sơ địa chính được thực hiện theo quyết định số 56/QĐ-

ĐKTK( 1981) của Tổng cục Quản lý ruộng đất, loại sổ sách này chủ yếu được
lập trong giai đoại từ năm 1991- 1995.
- Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập theo thông tư 1990/2001/TT-ĐC
ngày 30/11/2001 của tổng cục địa chính.
18
- Hệ thống hồ sơ địa chính được thiết lập thông thông tư 29/2004/TT-
BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
*. Ngoài ra một số công tác khác cũng được các cấp, các ngành quan tâm
triển khai thực hiện.
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, 63 tỉnh, thành trong cả nước
đã hoàn thành kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và 100% các tỉnh đã hoàn
thành kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001 - 2005 và 57 tỉnh đã xây dựng xong
phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử
dụng đất năm năm kỳ cuối (2006-2010).
Việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất: Đến nay có 7.987dự án được giao
đất, cho thuê đất với diện tích hơn 18.4179 ha, trong đó có 89.654 ha đã được
giao không thu tiền sử dụng đất, còn 8.306 ha đất được giao có thu tiền, có
1.781 dự án xin chuyển mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 10.061 ha. Thu
hồi được 7.289 ha do vi phạm Luật Đất đai trong đó có 7.056 ha đất đã được thu
hồi do vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003, đạt 65%
diện tích đất phải thu hồi trong diện này.
Công tác thanh tra, kiểm tra: Trong các năm qua thanh tra các cấp đã tiến hành
hơn 12.000 cuộc thanh tra ở các tỉnh, thành phố, phát hiện 51.000 trường hợp vi
phạm pháp luật đất đai, xử lý 27.400 vụ, giải quyết 79% đơn thư khiếu nại, tố cáo.[7]
2.2.2. Kết quả công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Trong những năm gần đõy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường, nền kinh tế xã hội của Thành phố Hà Nội phát triển theo công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Nhiều năm trước đõy việc quản lý nhà nước về đất đai bị
buông lỏng nhất là trong khu vực đô thị. Trong những năm qua Thành phố Hà

Nội đã cố gắng, từng bước thiết lập lại kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất
đai [6]
19
2.2.2. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên
địa bàn Thành phố Hà Nội.
Tính đến ngày 31/12/2009. Toàn thành phố đã cấp được 92.415 giấy
chứng nhận cho đất ở đô thị với diện tích là 3.243 ha chiếm 91% tổng số giấy
cần cấp; đã cấp được 869.289 giấy chứng nhận cho đất ở nông thôn với diện
tích là 42.791 ha chiếm 88% tổng số giấy cần cấp.
Thực hiện Nghi định số 64/NĐ- CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về
giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhõn ổn định, lõu dài trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, UBND Thành
phố đã chỉ đạo thực hiện Nghị định số 64/NĐ-CP gắn với việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đến cuối năm 1998, Thành phố Hà Nội
hoàn thành việc giao đất nông nghiệp. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp cũng được tiến hành với kết quả đạt được như sau: đã cấp
11.520.890 giấy chứng nhận với diện tích là 9.410.223 ha chiếm 94,77% tổng số
giấy cần cấp.
Cùng với công tác cấp giấy chứng nhận đất ở và đất nông nghiệp Thành
phố Hà Nội đã cấp được 70.212 giấy chiếm 33% tổng số giấy cần cấp. Nhìn
chung, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong thời gian qua như
vậy là đáp ứng yêu cầu do Thành phố đặt ra.
Trên địa bàn toàn Thành phố hiện có 810 cơ sở tôn giáo (8 cơ sở tôn giáo
mới thành lập) đã sử dụng đất tại 902 vị trí trên 18 quận, huyện. Thực hiện Luật
đất đai và Thông tư 1646/2000/TTLT - TCĐC - TGCP ngày 30/10/2000 của
Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường ) và Ban Tôn giáo
Chính phủ hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích cơ
sở tôn giáo đang sử dụng, thời gian qua, được sự quan tõm chỉ đạo kịp thời của
Thành uỷ và Uỷ ban nhõn dõn Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban
dõn tộc Thành phố đã tích cực phối hợp với uỷ ban nhõn dõn các quận, huyện,

uỷ ban nhõn dõn các xã, phương, thị trấn có cơ sở tôn giáo đóng trên địa bàn để
20
đôn đốc, giải quyết các vướng mắc, hướng dẫn va thẩm định hồ sơ xin cấp giấy
cho các cơ sơ tôn giáo trên địa bàn Thành phố kết qủa như sau; Đã cấp 562 giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất chiếm 73 % tổng số giấy cần cấp.
Đối với đất an ninh, Thành phố đã cấp được 72 giấy chứng nhận với diện
tích 374 ha chiếm 96% tổng số giấy cần cấp; Đối với đất quõn đôi đã cấp được
232 giấy chứng nhận với diện tích 959 ha chiếm 81,98% tổng số giấy cần cấp.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhõn
thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhõn dõn các quận, huyện của Thành phố Hà Nội
đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiêp
sau khi tiến hành dồn thửa, đổi ruộng. Riêng đối với đất ở khu dõn cư Uỷ ban
nhõn dõn thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tích cực
hướng dẫn, đôn đốc bằng các công văn gửi Chủ tịch Uỷ ban nhõn dõn, Phòng
Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện đề nghị đẩy nhanh tiến độ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính tuy đã thực
hiện được nhiều việc nhưng vẫn còn thiếu sót, khuyết điểm là bản đồ địa chính
còn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số tài liệu bản đồ địa chính ở một số địa
phương trong Thành phố không được thường xuyên chỉnh lý biến động, không
còn phù hợp với thực tế, gõy khó khăn cho công tác quản lý đất đai hiện nay[13]
21

×