Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh bắc ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.14 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
Làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử tồn tại từ hàng trăm năm nay, được
phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh và hoạt động hầu hết ở các ngành kinh tế
chủ yếu. Trong những năm qua, nhất là khi nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường, hội nhập dần vào nền kinh tế thế giới thì hoạt động làng nghề ở
Bắc Ninh đã có bước thay đổi lớn. Đến nay, Bắc Ninh có 62 làng nghề, chủ
yếu trong các lĩnh vực như đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu, sản xuất giấy, gốm, sắt,
thép tái chế, đúc đồng ; trong đó có 32 làng nghề truyền thống và 30 làng
nghề mới, chiếm khoảng 10% tổng số làng nghề truyền thống của cả nước.
Các làng nghề tập trung chủ yếu ở 3 huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình
(3 huyện này có 42 làng nghề, chiếm gần 68% số làng nghề của tỉnh). Nhiều
làng nghề của Bắc Ninh như: gỗ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng, đúc đồng Đại Bái,
tranh Đông Hồ có từ lâu đời và nổi tiếng cả trong và ngoài nước.
Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp ngân sách nhà nước, tạo việc làm
tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn
các vùng phụ cận. Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề
mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành hàng xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và
Chính phù về công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn.
Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 10% số làng
nghề truyền thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh có vị trí quan trọng
trong cuộc sống của nhân dân, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh
tế địa phương những năm qua (tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của
khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công
nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh).
1
Làng nghề đã góp phần tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở địa
phương. Tạo ra một khối lượng hàng hoá dồi dào, phong phú đa dạng, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Làng nghề phát triển đã cải


thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống.
[5]
Song cùng với sự phát triển kinh tế là nạn ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh
quan. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây từ 2005 đến 2009 cho thấy
các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác
nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản
xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng
than, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm
mạnh.
“Với định hướng phát triển của tỉnh đến năm 2020 là chủ động phát triển
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá gắn liền với bảo vệ môi trường, ngăn
chặn về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm, phục hồi suy thoái và nâng cao chất
lượng môi trường, làm cho mọi người dân được sống trong môi trường có
chất lượng tốt; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế; việc nghiên cứu xây dựng và lựa chọn các giải pháp xử
lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh là công việc
rất quan trọng để phát triển bền vững. [12]” Xuất phát từ thực tiễn này, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng
nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm”.
2
Chương 1 - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm về làng nghề
Đề tài nghiên cứu môi trường ở các làng nghề hay nói cách khác là môi
trường dưới tác động của các hoạt động sản xuất trong phạm vi các làng xã và
các vấn đề liên quan.
Làng nghề là những làng ở nông thôn có các ngành nghề phi nông
nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông.
Làng nghề được phân loại thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng

nghề truyền thống và làng nghề mới…
- Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một
nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệt đối. Ví dụ: làng gốm Bát
Tràng, giấy Dương ổ…
- Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra còn có một số nghề
thủ công nghiệp như: làng Ninh Hiệp, Đình Bảng…
- Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong
lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm
thậm chí hàng nghìn năm.
- Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan toả
của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời
kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển sang nền kinh tế thị trường.
1.2. Tổng quan làng nghề Việt Nam
1.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều
sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm
trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng những lao động dư
thừa lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng
ngàn năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và nông
3
nghiệp của đất nước. Ví dụ như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn
900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) có gần 500 năm tồn
tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc đá mỹ nghệ
Non Nước (Đà Nẵng) cũng đã hình thành cách đây hơn 400 năm,…Nếu đi
sâu vào tìm hiểu nguồn gốc của các sản phẩm từ các làng nghề đó, có thể thấy
rằng hầu hết các sản phẩm này ban đầu đều được sản xuất để phục vụ sinh
hoạt hàng ngày hoặc là công cụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu được làm
trong lúc nông nhàn. Kỹ thuật, công nghệ, quy trình sản xuất cơ bản để làm ra
các sản phẩm này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công

mà còn là điểm văn hóa của khu vực, của vùng. Làng nghề là nơi hội tụ
những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm
trong làng. Ngoài ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là
nơi tập trung những tinh hoa trong kỹ thuật sản xuất sản phẩm của làng. Các
mặt hàng sản xuất ra không chỉ để phục vụ sinh hoạt hàng ngày mà còn bao
gồm các sản phẩm mỹ nghệ, đồ thờ cúng, dụng cụ sản xuất,…nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tế của thị trường khu vực lân cận.
Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền
kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất tiểu thủ công phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển. Quá trình công nghiệp
hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề
nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề đã làm tăng mức thu nhập bình
quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày được áp dụng
phổ biến. Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được
khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm
và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn.
4
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự
nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự
phân bố và phát triên làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều,
Thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản
xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn. Trên cả nước, làng
nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng
60%); còn lại là ở Miền Trung (chiếm khoảng 30%) và Miền Nam (khoảng
10%) [1].
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số
dạng như sau:
- Theo làng nghề truyền thống và theo làng nghề mới
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ

- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên/nhiên liệu
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích
mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi
trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là
phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có
những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau,
nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau
đối với môi trường.
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường
nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta
ra thành 6 nhóm ngành nghề chính (Biểu đồ 1), mỗi ngành chính có nhiều
5
ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt
động sản xuất sẽ gây ảnh hưởng khác nhau tới môi trường.
Biểu đồ 1: Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp 2008)
* Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ
Có số làng nghề lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên
cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ
cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất
so với thời điểm hình thành làng nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương
thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như
nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh
gai,… với nguyên liệu chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu và thường gắn với
hoạt động chăn nuôi ở quy mô gia đình.
* Làng nghệ dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa,
mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt

may,…không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm
nghệ thuật được đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với
6
nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề
thường là lao động chính (chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp)
* Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá
Hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung
cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần như hoạt động
thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hóa thấp, ít thay
đổi. Khi đời sống được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình
ngày càng tăng, hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tràn
lan ở các vùng nông thôn. Nghề khai thác đá cũng phát triển ở những làng gần
các núi đá vôi được phép khai thác, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động
sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng.
* Làng nghề tái chế phế liệu
Chủ yếu các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển
nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải kim loại, giấy, nhựa, vải đã
qua sử dụng). Ngoài ra, các làng nghề cơ khí chế tạo và đúc kim loại với
nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu cũng được xếp vào loại hình
làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất đã
từng bước được cơ khí hóa.
* Làng nghề thủ công mỹ nghệ
Bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ; chạm khắc đá,
mạ bạc vàng, sản xuất mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt
chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần
40% tổng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao,
mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất
gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao,
chuyên môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo.
* Các nhóm ngành khác

7
Bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng,
liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan
lưới, làm lưỡi câu,…Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm
phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động
phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định.
1.2.2. Hiện trạng môi trường làng nghề Việt Nam
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, làm
suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người
dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có
một số đặc điểm sau:
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi
một khu vực (thôn, làng, xã,…).
Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là
loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
* Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản
xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm (Bảng 1) và tác động trực tiếp
tới môi trường nước, khí, đất trong khu vực.
Bảng 1: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình
sản xuất
Các dạng chất thải
Khí thải Nước thải Chất thải rắn Các dạng ô
nhiễm khác
1. Chế biến
lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi,
giết mổ
Bụi, CO,

SO
2
, NO
x
,
CH
4
BOD
5
, COD,
TSS, Tổng N,
Tổng P,
Coliform
Xỉ than, chất
thải rắn từ
nguyên liệu
Ô nhiễm
nhiệt
2. Dệt
nhuộm,
Bụi,CO, SO
2
,
NO
x
, hơi
BOD
5
, COD,
độ màu, Tổng

Xỉ than, tơ
sợi, vải vụn,
Ô nhiễm
nhiệt, tiếng
8
ươm tơ,
thuộc da
axit, hơi
kiềm, dung
môi
N, hóa chất,
thuốc tẩy,
Cr
6+
(thuộc
da)
cặn và bao bì
hóa chất
ồn
3. Thủ
công mỹ
nghệ: Gốm
sứ, sơn
mài, gỗ mỹ
nghệ, chế
tác đá
Bụi, SiO
2
,
CO, SO

2
,
NO
x
, HF
Bụi, hơi
xăng, dung
môi, oxit Fe,
Zn, Cr, Pb
BOD
5
, COD,
TSS, độ màu,
dầu mỡ công
nghiệp
Xỉ than (gốm
sứ), phế
phẩm, cặn
hóa chất
Ô nhiễm
nhiệt (gốm
sứ)
4. Tái chế:
giấy, kim
loại, nhựa
- Bụi, SO
2
,
H
2

S, hơi
kiềm
- Bụi, hơi
kim loại, hơi
axit, Pb, Zn,
HF, HCl
- Bụi, CO,
Cl
2
, HCl, hơi
dung môi
- pH, BOD
5
,
COD, TSS,
Tổng N, Tổng
P, độ màu
- Dầu mỡ,
CN
-
, kim loại
- Bụi giấy,
tạp chất từ
giấy phế liệu,
bao bì hóa
chất
- Xỉ than, rỉ
sắt, vụn kim
loại nặng
(Cr

6+
, Zn
2+
…)
Ô nhiễm
nhiệt
5. Vật liệu
xây dựng
và khai
thác đá
Bụi, CO,
SO
2
, NO
x
,
HF
TSS, Si, Cr Xỉ than, xỉ
đá, đá vụn
Ô nhiễm
nhiệt, tiếng
ồn, độ rung
(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp 2008)
* Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại các khu vực sản
xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.
9
Chất lượng môi trường tại hầu hết khu vực sản xuất trong các làng nghề
đều không đạt tiêu chuẩn. Các nguy cơ mà người lao động tiếp xúc khá cao:
95% người lao động có nguy cơ tiếp xúc với bụi, 85,9% tiếp xúc với nhiệt,
59,6% tiếp xúc với hóa chất. Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình

trong cả nước của Tổng cục môi trường năm 2008 cho thấy: 46% làng nghề
có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc
cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Các kết quả quan trắc
trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không
giảm mà còn có xu hướng gia tăng.
1.2.3. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khỏe cộng
đồng, kinh tế - xã hội
* Bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân suy giảm tại các làng nghề ô nhiễm.
Trong thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề tỷ lệ người mắc bệnh (đặc
biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng tăng cao. Theo
các kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ trung bình của người dân tại các
làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn
quốc và so với làng không làm nghề tuổi thọ này thấp hơn từ 5 - 10 năm.
So sánh giữa các khu vực làng nghề và không làm nghề cho thấy, tỷ lệ
mắc bệnh của các đối tượng làng nghề cao hơn hẳn so với khu vực làng thuần
nông. Điều này cho thấy mức độ ô nhiễm môi trường của làng nghề đã có ảnh
hưởng đáng kể tới sức khỏe cộng đồng dân cư. Mỗi nhóm làng nghề thường
có các yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường đặc trưng, vì vậy ảnh hưởng của
hoạt động làng nghề đến người dân cũng khác nhau.
Trong những năm qua, có rất ít các nghiên cứu liên quan đến mối quan
hệ giữa ô nhiễm môi trường làng nghề và tình hình sức khỏe, bệnh tật của
người dân. Tuy nhiên, kết quả một số ít nghiên cứu điển hình trong thời gian
10
ngắn cũng đã phản ánh một thực tế khác biệt về tình hình bệnh tật, sức khỏe
cộng đồng giữa làng nghề và làng không làm nghề.
* Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tổn thất đối với phát triển kinh tế
Ô nhiễm môi trường do sản xuất bao giờ cũng gây ra các thiệt hại kinh tế
dù lớn hay nhỏ. Xét riêng về ô nhiễm do sản xuất ở các làng nghề nước ta
hiện nay, các thiệt hại kinh tế chủ yếu là:
- Ô nhiễm môi trường làng nghề gây tác hại xấu tới sức khỏe người lao

động và cộng đồng dân cư, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng
suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm đau và chết non…
- Ô nhiễm môi trường không khí làng nghề, đặc biệt là khí thải từ các lò
nung gạch ngói, nung vôi thủ công, làm giảm năng suất sản xuất nông nghiệp
đối với các đồng ruộng, vườn tược xung quanh, nhất là khí thải vào đúng thời
kỳ cây trổ bông, đơm hoa kết quả. Ô nhiễm môi trường nước làng nghề đã
làm nhiều ao, hồ, sông ngòi vốn trước đây là nơi trồng rau, nuôi cá, nay phải
bỏ hoang…Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu lượng giá các thiệt hại
kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra đối với sản xuất nông nghiệp và thủy
sản.
- Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm sức thu hút đối với du lịch,
giảm lượng khách du lịch và dẫn tới các thiệt hại về kinh tế.
* Ô nhiễm môi trường làng nghề làm nảy sinh xung đột môi trường
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa các làng nghề và làng
không làm nghề hoặc quan hệ giữa các hộ làm nghề và các hộ không làm
nghề trong các làng nghề đã bắt đầu xuất hiện những rạn nứt bởi nguyên nhân
ô nhiễm môi trường. Việc xả thải chất thải trực tiếp ra môi trường không qua
xử lý đã gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, chất lượng không khí bị suy
giảm, giảm diện tích đất canh tác,…gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và
đời sống người dân. Vấn đề lợi ích kinh tế vẫn được đặt lên trên cả vấn đề bảo
11
vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, điều này đã dẫn tới những mâu thuẫn và
xung đột môi trường trong cộng đồng.
Các xung đột môi trường điển hình tại các làng nghề bao gồm:
- Xung đột giữa các nhóm xã hội trong làng nghề
- Xung đột giữa cộng đồng làm nghề và không làm nghề
- Xung đột giữa các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và hoạt
động nông nghiệp
- Xung đột giữa hoạt động sản xuất, mỹ quan và văn hóa
- Xung đột trong hoạt động quản lý môi trường

Có thể thấy, người dân làng nghề đóng cả hai vai trò người làm hại môi
trường và người bị hại. Trong nhiều trường hợp, người bị hại lại bị ràng buộc
bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại môi
trường. Để giải quyết các mâu thuẫn này, tại nhiều làng nghề người dân đã
dùng biện pháp thỏa hiệp hoặc đối thoại.
1.2.4. Những tồn tại trong quá trình phát triển làng nghề tác động đến
môi trường
Bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển hoạt động sản xuất tại làng
nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường. Những tồn
tại từ nhiều năm qua trong quá trình phát triển làng nghề có thể coi là một
trong những nguyên nhân làm cho chất lượng môi trường nhiều làng nghề
ngày càng suy giảm, ảnh hưởng không chỉ tới sự phát triển sản xuất bền vững
ở làng nghề, mà cả nền kinh tế đất nước. Đó là:
a, Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn quy mô ở hộ gia đình (chiếm 72% tổng
số cơ sở sản xuất)
Quy mô sản xuất tại nhiều làng nghề là quy mô nhỏ, khó phát triển vì
mặt bằng sản xuất chật hẹp xen kẽ với khu dân cư. Sản xuất càng phát triển
12
thì nguy cơ lấn chiếm khu vực sinh hoạt, phát thải ô nhiễm tới khu dân cư
càng lớn, dẫn tới chất lượng môi trường khu vực càng xấu đi.
b, Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân
đã ảnh hưởng mạnh tới sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm
môi trường
Không nhận thức được lâu dài của ô nhiễm, chỉ quan tâm đến lợi nhuận
trước mắt, các cơ sở sản xuất tại làng nghề thường lựa chọn quy trình sản xuất
thô sơ tận dụng nhiều sức lao động trình độ thấp. Hơn thế, nhằm hạ giá thành
sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, nhiều cơ sở sản xuất còn sử dụng các nhiên
liệu rẻ tiền, hóa chất độc hại (kể cả đã cấm sử dụng), không đầu tư phương
tiện, dụng cụ bảo hộ lao động, không đảm bảo điều kiện lao động nên đã tăng
mức độ ô nhiễm tại đây.

c, Quan hệ sản xuất mang tính đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc,
làng xã
Nhiều làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, sử dụng lao
động có tính gia đình, sản xuất theo kiểu “bí truyền”, giữ bí mật cho dòng họ,
tuân theo “hương ước” không cải tiến, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật, nên đã cản trở việc áp dụng giải pháp kỹ thuật mới, không khuyến
khích sáng kiến mang hiệu quả bảo vệ môi trường của người lao động.
d, Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá
Kiến thức tay nghề không toàn diện dẫn tới tiêu hao nhiều nguyên nhiên
liệu, làm tăng phát thải chất ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí, ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm và chất lượng môi trường. Trình độ kỹ thuật ở
các làng nghề chủ yếu là thủ công, bán cơ khí. Hoàn toàn chưa có nghề nào áp
dụng tự động hóa.
13
Bảng 2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề (Đơn vị tính: %)
Trình độ
kỹ thuật
Chế biến
nông, lâm,
thủy sản
Thủ công mỹ
nghệ và vật
liệu xây dựng
Các ngành
dịch vụ
Các ngành
khác
Thủ công,
bán cơ khí
61,51 70,69 43,90 59,44

Cơ khí 38,49 29,31 56,10 40,56
Tự động
hóa
0 0 0 0
(Nguồn: Tổng cục môi trường tổng hợp 2008)
e, Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề quá thấp, khó có
điều kiện phát triển hoặc đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi
trường
Sản xuất mang tính tự phát, không có kế hoạch lâu dài, nên khó huy
động tài chính và vốn đầu tư lớn từ các nguồn khác (quỹ tín dụng, ngân
hàng). Do đó, khó chủ động trong đổi mới kỹ thuật và công nghệ, lại càng
không thể đầu tư cho xử lý môi trường.
f, Trình độ người lao động, chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn
hóa thấp nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường
Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì chất lượng
lao động và trình độ chuyên môn kỹ thuật ở các làng nghề nhìn chung còn
thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, số lao động chỉ tốt nghiệp cấp tiểu học,
trung học chiếm trên 60%. Mặt khác đa số người lao động có nguồn gốc nông
dân nên chưa có ý thức về môi trường lao động, chỉ cần có việc làm và có thu
nhập cao hơn thu nhập từ nông nghiệp hoặc bổ sung thu nhập trong những lúc
nông nhàn, nên ngại học hỏi, không quan tâm đến bảo vệ môi trường.
g, Nhiều làng nghề chưa quan tâm tới xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho
bảo vệ môi trường
Cạnh tranh trong một số loại hình sản xuất đã thúc đẩy một số làng nghề
đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, đây không phải là
14
đầu tư cho kỹ thuật bảo vệ môi trường. Vì vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất
trong làng nghề đều không có các hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra
môi trường. Đây là một thách thức lớn vì để khắc phục điều này đòi hỏi nhiều
kinh phí và thời gian.

1.3. Tổng quan làng nghề Bắc Ninh.
1.3.1. Lịch sử phát triển làng nghề Bắc Ninh
Làng nghề thủ công Bắc Ninh xuất hiện từ rất sớm và tồn tại, phát triển
cùng với những bước thăng trầm của lịch sử đất nước. Hoạt động sản xuất
làng nghề đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc, mang đậm truyền thống của
làng quê Việt Nam.
Sự phát triển của các làng nghề đã và đang đóng góp một phần quan
trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn nói riêng và cả nước nói
chung.
Bảng 3: Số lượng làng nghề Bắc Ninh phân theo huyện
TT Huyện
Số
làng
nghề
Trong
đó số
làng
nghề
truyền
thống
Chia ra
Thuỷ
sản
Công
nghiệp
chế
biến
Xây
dựng
Thương

mại
Vận
tải
1 Từ Sơn 18 8 14 2 2
2 Tiên Du 4 2 2 2
3 Yên Phong 16 7 15 1
4 Lương Tài 6 2 5 1
5 Gia Bình 8 2 8
6 Thuận Thành 5 5 1 4
7 Quế Võ 5 4 5
Tổng 62 30 1 53 4 3 1
(Nguồn: Sở Công nghiệp Bắc Ninh-2009)
Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều nghề thủ công. Theo báo cáo
của Sở Tài nguyên và Môi trường thì Bắc Ninh có tổng số 62 làng nghề với
30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới. Thực tế, tổng số làng nghề
15
của Bắc Ninh lớn hơn nhiều so với thực tế do báo cáo sử dụng các làng nghề
lớn trong một vài xã để đại diện cho tất các làng nghề của xã [11].
Trong tổng số các làng nghề này thì 27 làng nghề ở huyện Tiên Sơn,
nằm cạnh Hà Nội nhưng có ranh giới là con đường huyết mạch 1A, con
đường nối Hà Nội, Lạng Sơn và biên giới Trung Quốc. Hơn nữa, các kiểu
làng nghề ở Bắc Ninh rất đa dạng, 4 xã tập trung nằm dọc theo đường 1A,
chiếm gần 1/3 tổng số, với con số là 21 làng. Những làng này sản xuất thép
xây dựng (xã Châu Khê), đồ nội thất (các xã Đồng Quang, Hương Mạc và
Phù Khê), giấy (xã Phong Khê và Phú Lâm) và cung cấp dịch vụ xây dựng
(các xã Nội Duệ và Tương Giang) [5].
Như vậy, các làng nghề ở Bắc Ninh tập trung dọc theo đường giao thông
chính và theo các cụm dân cư (xã) tập trung (hình 1) và có thể được phân loại
theo dạng sản phẩm như trong Bảng 4.
Hình 1: Sơ đồ phân bố làng nghề ở Bắc Ninh năm 2009

16
Bảng 4: Phân loại làng nghề Bắc Ninh theo sản phẩm
TT Nhóm sản phẩm Số lượng làng nghề Tỷ lệ (%)
1 Chế biến nông sản thực phẩm 14 22,7
2 Dệt 3 4,8
3 Đan lưới vó 1 1,6
4 Đồ gỗ dân dụng và mây, tre, nứa 10 16,1
5 Sản xuất giấy 2 3,2
6 Sản xuất tranh dân gian, giấy màu 1 1,6
7 Sản xuất đồ gốm 2 3,2
8 Sản xuất sắt thép 2 3,2
9 Sản xuất tơ tằm 2 3,2
10 Đúc nhôm, đồng 3 4,8
11 SX công cụ cầm tay bằng kim loại 1 1,6
12 Chế biến gỗ và mộc cao cấp 12 19,5
13 Thuỷ sản 1 1,6
14 Thương mại 3 4,8
15 Xây dựng 4 6,4
16 Vận tải 1 1,6
Cộng 62 100
(Nguồn: Sở Công nghiệp Bắc Ninh-2009)
Trước giai đoạn đổi mới, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà
nước giao kế hoạch và thu mua sản phẩm. Sản xuất được tập trung vào các
hợp tác xã thủ công nghiệp, lúc này các làng nghề của tỉnh có bước phát triển
mới. Song sự phát triển còn khó khăn, chưa có môi trường kinh doanh phù
hợp, chính sách giá cả không hợp lý đã làm cho sản xuất giảm sút, người thợ
thủ công không sống được bằng nghề nghiệp của mình, nhiều người phải đi
làm việc khác, các nghệ nhân và thợ tài hoa ngày một ít đi.
Thực hiện công cuộc đổi mới, các ngành nghề được khôi phục nhanh với
các nhóm nghề: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các mặt hàng tiêu

dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, sản xuất vật liệu xây dựng và các nghề dịch vụ
như: vận tải, thương nghiệp và các dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp.
Các ngành nghề được khôi phục và phát triển nhanh, tiêu biểu nhất là
huyện Từ Sơn, Yên Phong và Gia Bình. Số hộ gia đình tham gia sản xuất
17
ngày càng tăng, lan toả từ thôn xóm này sang thôn xóm khác, các sản phẩm
sản xuất ra được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, góp phần đáng kể
vào việc mở rộng ngành nghề và tăng kim ngạch xuất khẩu. Song từ năm
1990 do tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến động, các nước Đông
Âu và Liên Xô (cũ) tan rã đã tác động trực tiếp đến sản xuất của làng nghề,
nhất là hàng thủ công mỹ nghệ. Thị trường xuất khẩu hàng hoá hầu như
không còn nữa. Do đó, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, dẫn đến nhiều
nơi bị sa sút, người lao động gặp khó khăn [11].
Từ sau năm 1992 trở lại đây, do vươn lên tìm tòi và bám sát nhu cầu của
thị trường, nhạy bén trong việc cải tiến mẫu mã, thay đổi mặt hàng, đổi mới
công nghệ, làm cho hàng hoá thích ứng với thị trường về số lượng, chất lượng
cũng như chủng loại, sản xuất trong các làng nghề của tỉnh bắt đầu được phục
hồi. Các hình thức sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng, phong phú. Nhiều
làng nghề đã xác định được cách làm ăn mới, nắm được thông tin về thị
trường, đã biết áp dụng kĩ thuật mới trong từng công đoạn sản xuất. Đồng thời
đã tạo ra sản phẩm thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Chẳng hạn làng
mộc mỹ nghệ cao cấp Đồng Kỵ (Từ Sơn) có 100 thợ giỏi và 300 thợ lành
nghề chỉ đạo kĩ thuật [8].
Những hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp trong làng nghề nói chung và
làng nghề truyền thống nói riêng đều có thu nhập cao hơn hộ thuần nông. Thu
nhập từ ngành nghề này ngày càng đóng vai trò chủ yếu trong thu nhập của
các hộ gia đình. Sự phát triển của làng nghề đã làm cho mức sống của người
dân vùng nghề cao hơn hẳn so với thuần nông. Số hộ giàu ngày một tăng lên,
số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và không còn hộ đói. Như vậy phát triển làng
nghề là động lực làm chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng tăng

hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân và góp phần vào
công cuộc công nghiệp hoá nông thôn.
18
Làng nghề ở nông thôn phát triển đã tạo ra một khối lượng hàng hoá
đáng kể, đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của đời sống nhân dân, góp phần
quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương và tăng kim ngạch xuất
khẩu. Điển hình là làng nghề Đồng Kỵ, sản phẩm của làng nghề hiện nay đã
có hàng trăm mẫu mã khác nhau, được xuất khẩu sang các nước như: Cộng
hoà liên bang Đức, Pháp, Italia, Trung Quốc, Thái Lan [10].
Thị trường trong nước và ngoài nước được mở rộng đã có tác dụng kích
thích sản xuất phát triển. Cho đến nay đã có khá nhiều làng nghề được phục
hồi, thậm chí có những làng đã phát triển vượt bậc. Doanh thu của các làng
nghề có sự tăng trưởng với tốc độ khác nhau. Nhiều doanh nghiệp và hộ sản
xuất trong làng nghề đã kinh doanh đúng pháp luật, có hiệu quả và sản phẩm
đảm bảo chất lượng, uy tín cao trên thị trường trong nước và thế giới như: gỗ
mỹ nghệ Hương Mạc, Phù Khê; sắt Đa Hội; tơ tằm Vọng Nguyệt; đúc đồng
Đại Bái
Một thực tế là trong quá trình chuyển đổi theo hướng công nghiệp hoá và
hiện đại hoá, sản xuất ở các địa phương thường đi sau một bước về thế hệ
công nghệ, việc phát triển các ngành nghề cơ khí và bán cơ khí vẫn tận dụng
hệ thống thiết bị lạc hậu, chắp vá hoặc nhận thiết bị thải loại từ những nhà
máy, xí nghiệp của Trung ương. Nên định mức tiêu hao nguyên, nhiên liệu để
tạo ra một đơn vị sản phẩm thường lớn, giá trị sản phẩm làm ra có giá thành
cao khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường, mặt khác thiết bị chắp vá, thế
hệ công nghệ bị lạc hậu dẫn đến tỷ lệ hao hụt nguyên nhiên liệu nhiều, thất
thoát trong quá trình vận hành sản xuất tăng và đây là một trong những
nguyên nhân chính làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
ngày càng tăng.
1.3.2. Hiện trạng môi trường làng nghề Bắc Ninh
19

Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động
sản xuất theo ngành nghề, loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi
trường nước, không khí và đất trong khu vực dân sinh. Kết quả điều tra khảo
sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
trong những năm gần đây từ 2006-2010 cho thấy các mẫu nước mặt, nước
ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí
bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt
quy chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nguyên liệu hóa thạch.
Kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực làng nghề truyền thống
tại Bắc Ninh từ năm 2006 đến 2010 cho thấy so với QCVN 05:2009/BTNMT
hàm lượng bụi vượt 1,5-3,6 lần; tiếng ồn cao hơn 10-20dBA, hàm lượng SO
2
(tại Đại Bái, Đa Hội, Văn Môn) vượt 5-6 lần; hàm lượng NO
2
(tại Đại Bái, Văn
Môn, Đa Hội) vượt 5-5,2 lần [9].
Kết quả quan trắc chất lượng nước thải so với QCVN 24:2009/BTNMT
tiêu chuẩn B cho thấy hàm lượng các chất rắn lơ lửng cao hơn quy chuẩn cho
phép 4,5-11 lần; hàm lượng COD cao hơn 8-8,5 lần (như làng giấy Phong
Khê); hàm lượng BOD
5
cao hơn 6 lần (làng giấy Phong Khê); hàm lượng Pb
cao hơn quy chuẩn cho phép 5,5 lần (điển hình tại làng tái chế thép Đa Hội);
hàm lượng N tổng cao hơn 1,5 lần điển hình tại các cơ sở sản xuất giấy và các
hộ gia đình nấu rượu [9].
Do quy trình khai thác nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt của các làng nghề tuỳ tiện không đúng quy định, nên mực nước ngầm tại
một số khu vực có xu hướng xụt giảm, chất lượng nước ngầm tại một số địa
phương đã bị nhiễm khuẩn và các tác nhân độc hại. Kết quả phân tích mẫu
nước ngầm tại một số làng nghề trọng điểm cho thấy một số thông số đã vượt

quy chuẩn cho phép như hàm lượng Mn cao hơn so với quy chuẩn 1,5-2,5 lần;
20
số lượng coliform cao hơn quy chuẩn 10-30 lần điển hình tại Đại Lâm nước
ngầm bị nhiễm từ nước thải chăn nuôi [6].
Tại làng nghề tái chế kim loại Đa Hội: kết quả đo đạc phân tích chất
lượng không khí môi trường làng nghề này cho thấy, môi trường không khí
trong khu vực sản xuất tại làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm bởi bụi, các
khí CO, SO
2
. Trong khu vực sản xuất đặc biệt là tại các khu cán, đúc thép,
nồng độ CO trong không khí vượt quy chuẩn từ 1,1 - 1,2 lần, đối với CO, SO
2
vượt từ 5 - 6 lần. Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực đúc, cán hàm
lượng kim loại nặng khá cao, có giá trị từ 4,4 - 5,9 mg/m
3
, vượt quy chuẩn
cho phép thải từ 1,1 đến 1,5 lần. chỉ tiêu hơi Pb có giá trị 0,25 mg/m
3
, vượt
quy chuẩn Việt Nam tới 2,5 lần; tại các phân xưởng mạ, thông số gây ô nhiễm
chính là CN
-
với nồng độ vượt quy chuẩn Việt Nam là 1,3 đến 2 lần [4].
Bên cạnh tình trạng ô nhiễm khí, tại khu vực các xưởng cán, đúc thép
còn có hiện tượng ô nhiễm nhiệt. Nhiệt độ tại các phân xưởng này khá cao,
vượt quá nhiệt độ môi trường nền có nơi lên đến 14
0
C, cao hơn quy chuẩn cho
phép khoảng 9
0

C gây tác hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia
đình sinh hoạt gần đó. Nhiệt độ không khí xung quanh khu vực cao hơn nền
nhiệt độ chung trên 5
0
C.
Tại làng nghề tái chế giấy Phong Khê: cũng như nhiều làng nghề sản
xuất tiểu thủ công nghiệp khác, sản xuất ở đây cũng thải ra môi trường nhiều
dạng chất thải không được xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất và ô
nhiễm không khí. Trong đó đáng kể nhất là ô nhiễm nguồn nước do nước thải
của các nhà máy giấy. Với năng lực sản xuất như hiện nay, hàng ngày làng
nghề giấy Phong Khê thải ra môi trường một lượng nước thải khổng lồ, trung
bình 4.000m
3
/ngày. Hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước cũng vượt quy
chuẩn Việt Nam nhiều lần. Kết quả khảo sát phân tích mẫu nước thải tại một
số cơ sở sản xuất tại Phong Khê cho thấy: Nước thải tại làng nghề Phong Khê
21
có hàm lượng chất hữu cơ khá cao COD vượt quy chuẩn Việt Nam từ 8,1 đến
10 lần; hàm lượng chất lơ lửng nhiều (SS vượt quy chuẩn cho phép 1,8 đến
4,12 lần). Ngoài ra nước thải tại Phong Khê có độ màu, độ đục khá cao,
Colifrom vượt quy chuẩn cho phép 11 đến 18,7 lần. Đặc biệt tại bể ngâm
kiềm, nước thải có pH khá cao (đạt mức 12,6), vượt quy chuẩn cho phép 1,4
lần [7].
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là môi trường đất và môi
trường nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh:
+ Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội, Châu Khê - Từ Sơn - Bắc Ninh.

+ Làng nghề đúc nhôm chì Văn Môn, Văn Môn - Yên Phong - Bắc Ninh.
+ Làng nghề dệt nhuộm Tương Giang, Tương Giang - Từ Sơn - Bắc
Ninh.
+ Làng nghề tái chế giấy Phong Khê, Phong Khê - Yên Phong - Bắc
Ninh.
+ Làng nghề sản xuất giấy Phú Lâm, Phú Lâm - Tiên Du - Bắc Ninh.
+ Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, Đồng Quang - Từ Sơn -
Bắc Ninh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất phương án, giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ô nhiễm, từng
bước cải thiện chất lượng môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng sản xuất, hiện trạng môi trường
đất và nước tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Thu thập và xử lý thông tin về kết quả quan trắc chất lượng môi trường
đất, nước tại một số làng nghề mà đề tài nghiên cứu.
Thu thập và xử lý thông tin về làng nghề Việt Nam nói chung và làng
nghề Bắc Ninh nói riêng.
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu hiện trường, phân tích phòng thí nghiệm
Tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
23
- Các điểm quan trắc phải đại diện cho làng nghề, có tính đặc trưng, chú
trọng những làng nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô
nhiễm môi trường cao.
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường làng nghề tỉnh Bắc Ninh, đảm
bảo tính khách quan, thường xuyên, logic.

- Việc lấy mẫu hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được
tuân thủ theo các quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam hiện hành, theo
các yêu cầu của đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc
môi trường (QA/QC).
Các quy chuẩn hiện hành của Việt Nam được sử dụng trong đề tài gồm:
QCVN 24: 2009B/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải
công nghiệp.
QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
QCVN 03: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho
phép của kim loại nặng trong đất.
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng môi trường đất, nước tại một số làng nghề trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
24
3.1.1. Tình hình sản xuất và vấn đề môi trường đất, nước ở làng nghề sắt
thép Đa Hội
3.1.1.1. Hiện trạng sản xuất
Đa Hội thuộc xã Châu Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh nằm bên bờ bắc sông Ngũ
Huyện Khê dọc theo quốc lộ 1A. Đa Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là
1095 ha, trong đó đất thổ cư chiếm 415 ha; và dân số vào khoảng 6500 người
tương ứng với 1200 hộ gia đình (dân số Châu Khê: 12534 người và 2511 hộ).
Đa Hội là nơi có truyền thống sản xuất sắt thép, nghề truyền thống này
có từ cách đây hơn 400 năm và gắn liền với người dân Đa Hội qua nhiều thế
hệ. Do có vị trí địa lý khá thuận lợi, truyền thống lâu đời cũng như kinh
nghiệm và quyết tâm học hỏi để phát triển nghề nên sản xuất sắt thép ở Đa
Hội ngày càng phát triển.
Trước đây, chỉ có 20% số hộ làm nghề sản xuất sắt thép theo phương
pháp nguội với các sản phẩm đơn giản là các đồ dùng như dao, cuốc, bản lề,
then cửa, thì nay có đến gần 95% số hộ làm nghề, Đa Hội đã trở thành một

trung tâm tiểu thủ công nghiệp chuyên sản xuất các loại hàng cơ khí, xây
dựng và dân dụng.
Với nghề truyền thống của mình, Đa Hội đã có những đóng góp không
nhỏ như: tạo sản phẩm cho xã hội, góp phần tăng thêm tổng sản phẩm quốc
nội và đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu sắt xây dựng của thị trường
trong nước.
Theo số liệu cung cấp của Ủy ban nhân dân xã Châu khê, toàn làng Đa
Hội có khoảng gần 500 hộ sản xuất (150 hộ sản xuất lớn với năng suất trung
bình 100 tấn/tháng và 350 hộ sản xuất nhỏ với năng suất trung bình 10
tấn/tháng). Sản phẩm của làng nghề đa dạng.
- Phôi (đúc): 12000 - 15000 tấn/năm
- Sắt cán (tấm): 450 - 500.000 tấn/năm
25

×