Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã thanh đồng - huyện thanh chương – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.65 MB, 101 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành quản lý đất
đai và trong suốt thời gian thực tập cuối khóa tại xã Thanh Đồng, huyện Thanh
Chương, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Các thầy, cô giáo trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tâm giảng
dạy, truyền thụ cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian theo học tại
trường.
- Các thầy cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Quang Học , người đã
trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy, dẫn dắt tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn
thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo, cán bộ địa chính xã Thanh Đồng đã giúp đỡ và cung cấp
những thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn tốt nghịêp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian qua.
Dù tôi đã cố gắng nhiều nhưng do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy
cô và các bạn để tôi hoàn thiện hơn khoá luận của mình.
Em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các bạn mạnh khoẻ, hạnh phúc!
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012
Sinh Viên
Vương Thị Tuyết Anh
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC BẢNG X
PHẦN I 1


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 2
2.1 .MỤC ĐÍCH 2
2.2. YÊU CẦU 3
PHẦN II 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
1.1.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VỂ ĐẤT ĐAI 4
1.1.2. NHỮNG LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
1.1.2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5
1.1.2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 6
1.1.2.3. SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT 8
1.1.2.4. TRÌNH TỰ NỘI DUNG LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI
TIẾT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU CỦA XÃ 9
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ 10
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN 11
1.3.1. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI 11
1.3.1.1. LIÊN BANG NGA 11
1.3.1.2. TỔ CHỨC FAO- UNESSCO 12
1.3.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG NƯỚC 12
1.3.2.1. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI VIỆT NAM 12
1.3.2.2. TÌNH HÌNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
15
ii
PHẦN III 16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 16
2.1.1. ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ

HỘI 16
2.1.1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 16
2.1.1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI 16
2.1.1.3. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 16
2.1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 16
2.1.3. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 17
2.1.4. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 17
2.1.5. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIẢI PHÁP 17
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, THU THẬP SỐ LIỆU,
TÀI LIỆU 17
2.2.2. PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ, TỔNG HỢP, PHÂN TÍCH ĐÁNH
GIÁ 18
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP MINH HỌA TRÊN BẢN ĐỒ 18
2.2.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THEO ĐỊNH MỨC 18
2.2.5. PHƯƠNG PHÁP ỨNG DỤNG TIN HỌC 18
2.2.6. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỰ BÁO 18
2.2.7. THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA 19
PHẦN IV 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI 20
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 20
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 20
1.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ 20
1.1.2. ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO 20
1.1.3. KHÍ HẬU 21
iii
1.1.4. THUỶ VĂN 22
1.2. CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN 22
1.2.1. TÀI NGUYÊN ĐẤT 22

1.2.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC 23
1.2.3. TÀI NGUYÊN RỪNG 23
1.2.4. TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN 23
1.2.5. TÀI NGUYÊN NHÂN VĂN 23
1.3. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 24
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI 24
2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
24
2.2.1. KHU VỰC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 24
2.2.2. KHU VỰC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 27
2.2.3. KHU VỰC KINH TẾ DỊCH VỤ 28
2.3. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 28
2.3.1. DÂN SỐ 28
2.3.2. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 28
2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 30
2.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 30
2.5.1. GIAO THÔNG 30
2.5.2. THUỶ LỢI 31
2.5.3. GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 32
2.5.4. CÔNG TÁC Y TẾ, CHĂM SÓC SỨC KHOẺ NHÂN DÂN 32
2.5.5. VĂN HOÁ, THỂ DỤC – THỂ THAO 32
2.5.6. NĂNG LƯỢNG, BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 35
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TƯ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
VÀ MÔI TRƯỜNG 35
3.1. THUẬN LỢI 35
3.2. KHÓ KHĂN 35
IV. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 36
iv
4.1 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 36
4.1.1 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP

LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 36
4.1.2. XÁC ĐỊNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH, LẬP BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH 36
4.1.3. KHẢO SÁT, ĐO ĐẠC, LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, BẢN ĐỒ HIỆN
TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT. 36
4.1.4. QUẢN LÝ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 36
4.1.5. QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT,
CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 37
4.1.6. ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, LẬP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 37
4.1.7. CÔNG TÁC THỐNG KÊ, KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI 37
4.1.8. THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT
ĐAI 38
4.1.9. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ ĐẤT ĐAI: GIẢI QUYẾT KHIẾU
NẠI, TỐ CÁO CÁC VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
ĐAI 38
4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT.38
4.2.1. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG CÁC LOẠI ĐẤT 38
4.2.1.1. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 38
4.2.1.2. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 39
4.2.1.3. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 39
4.2.1.4. ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 39
4.2.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 41
4.2.2.1. CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG
NGHIỆP 41
4.2.2.2. CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT
CHƯA SỬ DỤNG 41
v
4.2.2.3. CHUYỂN ĐỔI TỪ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP 41

4.2.2.4. CHUYỂN ĐỔI TRONG NỘI BỘ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP VÀ
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP CHUYỂN SANG ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 41
4.2.2.5. KHAI THÁC ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG VÀO SỬ DỤNG CHO CÁC
MỤC ĐÍCH 42
4.2.2.6. CHUYỂN ĐỔI ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 42
4.2.2.7. CHUYỂN ĐỔI KHÁC 42
4.2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, TÍNH
HỢP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 42
4.2.3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG CỦA
VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 42
4.2.3.2. TÍNH HỢP LÝ CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 43
4.2.4. NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT 44
V. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI 44
5.1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHỤC VỤ SẢN XUẤT
NÔNG, LÂM NGHIỆP 44
5.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, ĐÔ THỊ, XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ
NÔNG THÔN 44
5.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH 45
5.4. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI ĐỂ PHỤC VỤ CHO VIỆC
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ
TẦNG 45
VI. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 46
6.1 CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRONG THỜI KÌ
QUY HOẠCH 46
6.1.1. CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ 46
vi
6.1.2. CHỈ TIÊU QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ.46

6.1.2.1. KHU VỰC KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 46
6.1.2.2. KHU VỰC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP 46
6.1.2.3. KHU VỰC KINH TẾ DỊCH VỤ 46
6.1.3. CHỈ TIÊU DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP 46
6.1.4. CHỈ TIÊU PHÁT CÁC KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 47
6.1.5. CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT, HẠ
TẦNG XÃ HỘI 47
6.1.5.1. HẠ TẦNG KỸ THUẬT 47
6.1.5.2. HẠ TẦNG XÃ HỘI 48
6.2.PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 48
6.2.1. TỔNG HỢP VÀ DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT TRONG KỲ
QUY HOẠCH 48
6.2.1.1. NHU CẦU ĐẤT NÔNG NGHIỆP 48
6.2.1.2. NHU CẦU ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 49
6.2.1.3. ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 50
6.2.2. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG ĐẤT ĐAI
CHO NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 50
6.2.3. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT PHÂN BỔ CHO CÁC MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG 51
6.2.3.1. DIỆN TÍCH ĐẤT ĐỂ PHÂN BỔ CHO NHU CẦU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 51
6.2.3.1.1 Đất nông nghiệp 51
6.2.3.2. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 52
6.2.3.3. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 56
6.2.3.3. ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 56
6.2.4. DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG PHẢI XIN
PHÉP TRONG KỲ QUY HOẠCH 60
6.5. DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG TRONG
KỲ QUY HOẠCH 61
vii

III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI 63
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ KINH TẾ 63
3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VỀ XÃ HỘI 63
IV. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 63
4.1. PHÂN KỲ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT PHÂN BỔ CHO CÁC MỤC
ĐÍCH 63
4.2. PHÂN KỲ DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG 67
4.3. PHÂN KỲ DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ
DỤNG 69
V. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU 71
5.1. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẾN
TỪNG NĂM 71
5.1.1. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2011 73
5.1.2. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2012 74
5.1.3. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2013 75
5.1.4. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2014 76
5.1.5. CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2015 77
5.2. DIỆN TÍCH ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG PHẢI XIN PHÉP
THEO TỪNG NĂM KẾ HOẠCH 78
5.3. DIỆN TÍCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG ĐƯA VÀO SỬ DỤNG THEO
TỪNG NĂM KẾ HOẠCH 81
5.4. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, DỰ ÁN TRONG KỲ KẾ HOẠCH
81
VI. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ
DỤNG ĐẤT 83
6.1. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VỀ KINH TẾ 83
6.2. VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 84
6.3. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH SÁCH 84
PHẦN V 86

viii
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
1. KẾT LUẬN 86
2. KIẾN NGHỊ 87
- Đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan
xem xét, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Đồng giai đoạn 2011-2020
để UBND xã có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CẢM ƠN I
MỤC LỤC II
DANH MỤC CÁC BẢNG X
PHẦN I 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II 4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
PHẦN III 16
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
PHẦN IV 20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20
BẢNG 01: KẾT QUẢ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP QUA MỘT
SỐ NĂM 26
BẢNG 02: KẾT QUẢ CHĂN NUÔI QUA MỘT SỐ NĂM 27
BẢNG 04: HIỆN TRẠNG DÂN SỐ NĂM 2010 30
BẢNG 05: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VĂN HÓA - XÃ HỘI QUA MỘT
SỐ NĂM 33
BẢNG 6. DỰ BÁO DÂN SỐ, SỐ HỘ ĐẾN NĂM 2020 57
BẢNG 07. DỰ BÁO SỐ HỘ CÓ NHU CẦU ĐẤT Ở GIAI ĐOẠN 2010-

2020 59
PHẦN V 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
- Đề nghị UBND huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường và các ban ngành có liên quan
xem xét, phê duyệt phương án quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Đồng giai đoạn 2011-2020
để UBND xã có căn cứ tổ chức thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa
bàn xã 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
x
xi
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là cơ sở không gian của
quá trình sản xuất, là tư liệu sản xuất đặc biệt trong nông nghiệp, là thành phần
quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh va quốc phòng. Tuy nhiên
đất đai là tài nguyên có hạn về diện tích, cố định về vị trí và giới hạn về không
gian. Đất đai mang trong mình những tính chất đặc trưng khiến nó không giống
bất kỳ một tư liệu sản xuất nào. Nhưng đất đai lại có đặc điểm hạn chế là có hạn
về số lượng, cố định về vị trí và giới hạn về không gian điều đó tạo ra được sự
khác biệt về giá trị của các mảnh đất khác nhau. Đất đai là tư liệu sản xuất
không gì thay thế được. Đất đai cần thiết cho tất cả các nghành trong nền kinh tế
quốc dân.
Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch
và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Luật đất đai năm 2003 quy định "Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một
trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai" và "UBND các cấp lập quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa phương mình trình Hội đồng nhân dân

thông qua, trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn".
Điều đó cho thấy, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò rất quan
trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trong sự phát triển hài hoà,
cân đối của từng địa phương và của đất nước theo nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Nó còn là cơ sở để Nhà nước quản lý thống nhất toàn
bộ đất đai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm,
hợp lý và có hiệu quả.
1
Cùng với sự phát triển, nhu cầu về đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng phát
triển kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi phục vụ an sinh xã hội và nhu cầu
về đất ở tăng cao trong khi quỹ đất có hạn, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp và tạo
áp lực ngày càng lớn lên đất đai. Nhiệm vụ đặt ra là phải sắp xếp, sử dụng quỹ
đất hợp lý và có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và thúc đẩy
sự phát triển kinh tế của địa phương. Nâng cao trình độ dân trí, thu nhập và đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch sử dụng đất đối
với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như được sự đồng ý của ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường – trường Đại học Nông Nghiệp Hà
Nội đồng thời dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Quang Học. Tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “ Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011- 2020 xã Thanh
Đồng - huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An”
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
2.1 .Mục đích
Đánh giá đúng thực trạng và tiềm năng đất đai của xã, tạo ra tầm nhìn
tổng quát về phân bổ quỹ đất cho các ngành, các mục tiêu sử dụng đất đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 và xa hơn.
Khoanh định, phân bố đất đai phục vụ yêu cầu của các hoạt động kinh tế
trong thời gian tới, là cơ sở để giao đất, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm,
đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của xã, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả.

Làm định hướng cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
các ngành, tạo cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Tạo điều kiện cho việc thu hút các dự án đầu tư, hình thành các xã sản
xuất nông nghiệp, các trung tâm văn hoá - xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của xã đến năm 2020.
2
2.2. Yêu cầu
- Quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải dựa trên hiện trạng sử dụng đất ở
địa phương
- Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp trên và chiến lược phát
triển kinh tế xã hội
- Đáp ứng yêu cầu bảo vệ đất, bảo vệ môi trường, tôn tạo di tích lịch
sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
3
PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Những quan điểm vể đất đai
Theo quan điểm của V.V. Docutraev về đất đai: “ Đất như một thực
thể của tự nhiêncó lịch sử riêng biệt và độc lập, có quy luật phát sinh và phát
triển rõ ràng, được hình thành do tác động tương hỗ của nhân tố: Đá mẹ, địa
hình, khí hậu, nước, chất hữu cơ động thực vật và tuổi của địa phương”.[5]
Theo nhà khoa học thổ nhưỡngViliam: Đất đai là bề mặt tơi xốp của vỏ
lục địa có khả năng sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.[5]
Theo C.Mác: Đất là một phòng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp
các tư liệu lao động, vật chất, là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể. Khi
nói về vai trò của đất đối với nền sản xuất xã hội, Mác đã khẳng định: “ Lao
động không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ -
như Ưilliam Petti đã nói – lao động chỉ là cha của cải vật chất, còn đất là mẹ”.

[5]
Theo định nghĩa của tổ chức FAO thì: “ Đất đai là một tổng thể vật chất,
bao gồm cả sự kết hợp giữa địa hình và không gian tự nhiên của thực thể vật
chất đó”.[18]
Như vậy, đất đai là một phạm vi không gian, như một vật mang những
giá trị theo ý niệm của con người. Theo cách định nghĩa này, đất đai thường
gắn với một giá trị kinh tế được thể hiện bằng giá tiền trên một đơn vị diện
tích đất đai khi có sự chuyển quyền sở hữu. Cũng có những quan điểm tổng
hợp hơn cho rằng đất đai là những tài nguyên sinh thái và tài nguyên kinh tế,
xã hội của một tổng thể vật chất .
4
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Khái niệm về đất đai gắn liền với nhận thức của con người về thế giới tự
nhiên. Sự nhận thức này không ngừng thay đổi theo thời gian. Trong vòng 30
năm trở lại đây, trên nhiều diễn đàn người ta thừa nhận, đối với con người,
đất đai có những chức năng chủ yếu sau đây:
+Chức năng môi trường sống;
+ Chức năng sản xuất;
+Chức năng cân bằng sinh thái;
+Chức năng tàng trữ và cung cấp nguồn nước;
+Chức năng dự trữ;
+Chức năng không gian sự sống;
+Chức năng vật mang sự sống;
Vì vậy, đất đai là thành phần quan trọng, là nhân tố quyết định đến sự sinh
tồn của mọi sinh vật trên trái đất. Chính vì lẽ đó mà các nhà khoa học, các nhà
quy hoạch từ xa xưa cho tới ngày nay rất xem trọng vấn đề đất đai, đó là sứ
mệnh có ý nghĩa lịch sử của loài người.
1.1.2. Những lý luận về quy hoạch sử dụng đất

1.1.2.1. Những khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
 Ở nước ngoài:
- Theo hướng dẫn về quy hoạch sử dụng đất của FAO năm 1993: “Quy
hoạch sử dụng đất là việc đánh giá có hệ thống về tiềm năng đất và nước, đưa ra
các phương án sử dụng đất và điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm lựa chọn
và chỉ ra một phương án lựa chọn tốt nhất”.
- Thuật ngữ quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hoà Liên Bang Nga được định
nghĩa như sau: “Quy hoạch sử dụng đất là tổ chức sử dụng đất một cách hợp lý
và bảo vệ đất, thiết kế tổ chức lãnh thổ và sản xuất trong điều kiện phù hợp với
mối quan hệ đất đai”.
 Ở nước ta:
5
Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và
pháp chế của Nhà nước về việc tổ chức sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả
cao thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của cả nước, tổ chức sử
dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với
đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ
môi trường, [5].
1.1.2.2. Những đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất thuộc loại hình quy hoạch có tính lịch sử, xã hội,
tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận
hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kế hoạch quốc
dân. Các đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất được thể hiện như sau:
- Tính lịch sử - xã hội: Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của phương
thức sản xuất xã hội. Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của
quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản
xuất của xã hội thể hiện ở hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trong quan hệ đất đai luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất cũng như quan
hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố
thúc đẩy lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy quan hệ sản xuất. Vì vậy nó

là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
- Tính tổng hợp: Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa
học - kinh tế - xã hội (khoa học tự nhiên: địa hình, khí hậu,…; khoa học xã hội:
dân số, trình độ dân trí,…). Với đặc điểm này quy hoạch nhận trách nhiệm tổng
hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, xác định và điều phối phương hướng, phương
thức phân bố sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo
đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững.
- Tính dài hạn: Quy hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất để phát triển
kinh tế xã hội lâu dài. Cơ cấu và phương thức sử dụng đất được điều chỉnh từng
bước trong thời gian dài (cùng với quá trình phát triển dài hạn kinh tế xã hội)
cho đến khi đạt được mục tiêu dự kiến. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất
được quy định tại điều 24 Luật Đất đai năm 2003 là 10 năm.
6
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trung và dài hạn, quy
hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được những thay đổi phương hướng, mục
tiêu cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất là quy hoạch
mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch chỉ đạo mang tính vĩ mô, tính
phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như:
+ Phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của việc sử dụng đất
trong vùng;
+ Cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các ngành;
+ Điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất và phân bố đất đai trong vùng;
+ Phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất trong vùng;
+ Đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu và
phương hướng sử dụng đất.
- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính
chính trị và chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch phải quán
triệt các chính sách và quyết định có liên quan đến đất đai của Đảng và của Nhà
nước. Đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển
của nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy

định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường.
- Tính khả biến: Do sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước theo
nhiều phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những
biện pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển,
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các
dự kiến của quy hoạch sử dụng đất đai không còn phù hợp, việc chỉnh sửa bổ sung,
hoàn thiện và điều chỉnh biện pháp thực hiện là cần thiết cho việc quy hoạch. Điều
này thể hiện tính khả biến của quy hoạch. Quy hoạch sử dụng đất luôn là quy hoạch
động, một quá trình lặp lại theo chu kỳ “Quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại,
hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện” với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù
hợp ngày càng cao, [5].
7
1.1.2.3. Sự cần thiết của công tác lập quy hoạch sử dụng đất
Về thực chất, quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết
định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích
cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các mối quan hệ đất đai
và tổ chức sử dụng đất như là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao
hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài. Căn
cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến
hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; xác định sự ổn định về mặt pháp lý cho
công tác quản lý Nhà nước về đất đai; làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư
để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh,
văn hoá, xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước
nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai,

tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông
nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); ngăn chặn các hiện
tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái,
gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc sản xuất kìm hãm phát triển
kinh tế, xã hội và các hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh
quốc phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế
thị trường.
Luật Đất đai quy định hệ thống quy hoạch sử dụng đất của nước ta gồm 4
cấp:
Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước;
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh;
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện;
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được
gọi là quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
8
Lập quy hoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống và sau đó được bổ
sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối liên hệ ngược, trực tiếp và
chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữa trung ương và địa
phương trong hệ thống chỉnh thể, [5].
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đóng vai trò quan trọng trong quá trình quy
hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã giải quyết được những tồn tại
về ranh giới hành chính, ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở vững chắc để lập quy
hoạch phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ đất đai theo lãnh thổ.
Mặt khác quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch
sử dụng đất đai của cấp cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được lập chi tiết đến từng đơn vị sử dụng
đất nhằm giải quyết cụ thể việc giao cấp đất cho từng chủ sử dụng, tiến tới cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đó là mục tiêu được đặt ra trong ngành Tài
nguyên và Môi trường nói chung và là những yêu cầu, quy định trong Luật Đất
đai, [5].

Tuy nhiên, nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã không cố định. Nó
có thể được chỉnh lý, hoàn thiện cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã
hội, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cụ thể trên lãnh thổ hành chính của từng xã,
[5].
Như vậy việc đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
xã là việc cần thiết theo từng thời kỳ nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả
nhất, đảm bảo cho nhu cầu sử dụng đất hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho
việc thống nhất quản lý của Nhà nước về đất đai.
1.1.2.4. Trình tự nội dung lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng
đất kỳ đầu của xã
- Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của địa phương;
- Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa phương
đối với giai đoạn 10 năm trước;
9
- Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so
với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế xã hội, khoa học công
nghệ của địa phương;
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ trước;
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước;
- Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết;
- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
hoạch sử dụng đất;
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết;
- Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu;
- Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
- Xác định các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất chi tiết, [10].
1.2. Cơ sở pháp lý

- Điều 17, 18 của Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992;
- Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Chỉ thị số 01/2010/CT-BTNMT ngày 17/3/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
10
- Công văn số 2778/2009/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04/8/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015).
- Kế hoạch số 461/KH-UBND.ĐC ngày 17/11/2009 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Công văn số 937/UBND.ĐC ngày 24/02/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Công văn số 2959/UBND.ĐC ngày 24/5/2010 của UBND tỉnh Nghệ An về
việc đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
- Công văn số 1180/UBND – TNMT của UBND huyện Thanh Chương về
việc tiếp tục thực hiện lập Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 và Kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015).
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trên thế giới

1.3.1.1. Liên bang Nga
Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai của Liên bang Nga là hệ thống quản lý
từ vĩ mô đến vi mô và chúng được phân chia đến từng cấp lãnh thổ. Mỗi một cấp
có mục tiêu và nội dung cụ thể riêng. Trong quy hoạch sử dụng đất cũng vậy, việc
phân cấp lãnh thổ giúp cho chính quyền quản lý một cách chi tiết hơn công tác
quy hoạch đất của từng địa phương đồng thời cũng có một cái nhìn tổng hợp tình
hình chung và những xu thế của đất nước mình (quy hoạch tổng thể). Ngoài ra
quy hoạch sử dụng đất còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, chính vì vậy trong
mỗi cấp lãnh thổ nó còn có mối quan hệ chặt chẽ với các ngành của cấp mình
(xây dựng, giao thông, thủy lợi,…).
Quy hoạch sử dụng đất được chia ra làm hai cấp sau dựa trên quy mô của
lãnh thổ và yêu cầu của công việc:
- Quy hoạch tổng thể: Là những dự án, chương trình quy hoạch từ cấp tỉnh
trở lên, nó giúp cho các nhà quy hoạch xây dựng những mục tiêu phát triển kinh
11
tế, xã hội cho cả nước trong những năm tiếp theo. Đồ án quy hoạch tổng thể
thường được xây dựng cho thời hạn 15 năm trở lên.
- Quy hoạch chi tiết: Là chương trình quy hoạch sử dụng đất từ cấp huyện
trở xuống, nó mang ý nghĩa và nội dung chi tiết hơn, đây có thể coi là cấp quy
hoạch chi tiết, cấp quản lý vi mô của Nhà nước đối với đất đai. Quy hoạch sử
dụng đất ở các cấp này được xây dựng cho từng ngành cụ thể, [2].
1.3.1.2. Tổ chức FAO- UNESSCO
Năm 1993 tổ chức FAO- UNESSCO đã xây dựng quy trình lập quy hoạch
sử dụng đất đai gồm 10 bước như sau:
- Xây dựng mục tiêu và đề cương;
- Tổ chức và xây dựng kế hoạch thực hiện;
- Tổ chức điều tra nhanh, phân tích xác định các lợi thế và hạn chế chính;
- Lựa chọn sơ bộ các giải pháp và triển vọng;
- Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai;
- Đánh giá các phương án;

- Lựa chọn giải pháp tốt nhất;
- Soạn thảo quy hoạch sử dụng đất;
- Thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
- Theo dõi và sửa đổi quy hoạch sử dụng đất.
1.3.2. Tình hình quy hoạch sử dụng đất trong nước
1.3.2.1. Tình hình quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam
Ở nước ta công tác quy hoạch sử dụng đất đai được thực hiện theo ngành và
theo lãnh thổ ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các vùng chuyên
canh, nông lâm trường và liên xí nghiệp. Công tác quy hoạch sử dụng đất được
thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể như sau:
* Giai đoạn từ 1930 - 1945: Các quy hoạch sử dụng đất được tiến hành lẻ tẻ
ở một số đô thị, các khu mỏ, khai thác tài nguyên khoáng sản, một số vùng đồn
điền cao su, cà phê,…theo nhu cầu nội dung và phương pháp của người Pháp.
* Giai đoạn 1945 - 1975: Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện từng bước cải
cách ruộng đất đem lại ruộng đất cho dân nghèo, ước mơ ngàn đời của nhân dân
12
ta được thực hiện. Từ năm 1954 đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam -
Bắc, công tác quy hoạch sử dụng đất được tiến hành như sau:
- Miền Bắc đã thiết lập Bộ Nông trường chỉ đạo cho nông trường quốc
doanh lập quy hoạch bố trí sản xuất, trong đó có đề cập đến vấn đề quy hoạch
đất đai đối với nông lâm nghiệp. Tuy nhiên kết quả không được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt, do đó quy hoạch không mang tính pháp lý mà chỉ đáp ứng
phần nào cho nhu cầu sản xuất.
- Miền Nam năm 1972 chế độ cũ đã liên kết với các chuyên gia trong và
ngoài nước tiến hành lập quy hoạch thời hậu chiến gọi tắt là “Dự án hậu chiến”
với ý đồ chủ quan là sẽ phát triển xây dựng tại miền Nam sau chiến tranh. Dự án
này chứa một khối lượng tri thức khoa học lớn, đây là dự án tiền khả thi đã được
phê duyệt và có độ tin cậy cao. Nội dung của đề án có đề cập đến vấn đề phân bổ
quỹ đất.
* Giai đoạn 1975 - 1980: Đất nước thống nhất đòi hỏi phải lập công tác phân

vùng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kinh tế hoá nền kinh
tế quốc dân, định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội cho cả nước, vùng và
tỉnh. Hội đồng Bộ trưởng đã lập ra phương án phân vùng nông lâm, công nghiệp
chế biến, nông lâm thuỷ sản và lập ra phương án quy hoạch cho 7 vùng kinh tế
trong cả nước. Kết quả đã có 41 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã xây
dựng phương án quy hoạch và đã được Chính phủ phê duyệt phương án quy
hoạch sử dụng đất 7 vùng kinh tế (Miền núi và trung du phía Bắc, Đồng bằng Bắc
Bộ, Khu Bốn cũ, Duyên hải Trung Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng
bằng Sông Cửu Long).
Quy hoạch thời kỳ này là tiền đề cho sự phát triển kinh tế về sau nhưng
tính pháp lý của công tác quy hoạch chưa cao, thiếu tính toán đầu tư ở
phương án quy hoạch.
* Giai đoạn 1981 - 1986: Theo chỉ thị 242/HĐBT ngày 04/08/1983 của Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng, các tỉnh đã lập sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng
sản xuất thời kỳ 1986 - 2000 quy hoạch các vùng chuyên canh, chuyên môn hoá
13
và chỉ đạo các huyện triển khai lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. Kết quả,
cả nước có 100 huyện lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
* Giai đoạn 1987 - 1993: Năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên ra đời đánh dấu
một bước mới về công tác quy hoạch sử dụng đất và được định rõ ở điều 9 và
điều 11. Quy hoạch sử dụng đất đã có tính pháp lý.
* Giai đoạn 1993 - 2003: Thực hiện Luật Đất đai năm 1993, ngay từ đầu
Tổng cục Địa chính đã chỉ đạo triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất toàn
quốc ở cả 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã. Công tác quy hoạch sử dụng đất đã
đạt được một số kết quả sau:
- Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc đã hoàn thành năm 1996 và đã được
Quốc hội phê duyệt tháng 01/1997;
- Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được triển khai từ các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương. Trong đó có 6 tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt. Cùng
thời gian này 140 huyện khác trên toàn quốc đã được các địa phương triển khai

lập quy hoạch sử dụng đất;
- Có cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập quy hoạch các
cấp, thông qua đó loại hình quy hoạch sử dụng đất có cơ sở pháp lý cao nhất so
với các loại hình quy hoạch khác;
- Có quy trình lập quy hoạch thống nhất toàn quốc do Tổng cục Địa chính
ban hành tạo điều kiện cho công tác quy hoạch tiến hành rộng khắp.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Quy trình lập quy hoạch thống nhất toàn quốc nhưng chưa là quy trình
kinh tế kỹ thuật chặt chẽ mà chỉ là quy trình tổng quát, định mức dự báo quy
hoạch chưa được thống nhất;
+ Tính khoa học và thực tiễn quy hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế;
+ Văn bản hướng dẫn thực hiện quy hoạch về quy trình, quy phạm định
mức kinh tế kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh;
+ Thời gian triển khai quy hoạch kéo dài, phụ thuộc vào kinh phí của từng
địa phương.
* Giai đoạn từ năm 2003 đến nay: Luật Đất đai năm 2003 ra đời và có hiệu
14

×