BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LUẬN VĂN KHOA HỌC
HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI NHÀ
KHẢO SÁT TẠI TỈNH KIấN GIANG
HỌC VIÊN CK 1 – YHGĐ: NGUYỄN TUẤN QUANG
HÀ NỘI, 7 – 2009
BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LUẬN VĂN KHOA HỌC
HIỆN TRẠNG VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y HỌC GIA ĐÌNH TẠI NHÀ
KHẢO SÁT TẠI TỈNH KIấN GIANG
HỌC VIÊN CK 1 – YHGĐ: NGUYỄN TUẤN QUANG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHƯƠNG HOA
HÀ NỘI, 7 - 2009
2
LỜI CẢM ƠN
Là một Bác sỹ cụng tác tại tuyến y tế cơ sở. Có nhiệm vụ chăm súc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân. Tôi thấy mụ hỡnh Bác sỹ gia đình là rất quan trọng và cần thiết
để nõng cao sức khỏe cộng đồng một cách toàn diện liờn tục và bền vững.
Thật vinh dự và may mắn tôi được theo học lớp chuyên khoa I chuyờn ngành y
học gia đỡnh khoá V tại trường Đại học y Hà Nội. Trong hai năm học tôi đã được trang
bị rất nhiều kiến thức để phục vụ cụng tác chăm súc sức khỏe ban đầu cho nhõn dõn.
Và đến nay khi chuẩn bị thi tốt nghiệp lại được tham gia một phần nhỏ trong đề tài cấp
Bộ với các thầy, cô trường Đại học y Hà Nội “Đỏnh giá thực trạng và nhu cầu chăm
súc sức khỏe tại gia đình, đề xuất giải phỏp phỏt triển mạng lưới y học gia đình”. Sử
dụng số liệu của đề tài để viết luận văn.
Tôi xin cám ơn TS. Nguyễn Phương Hoa là thầy hướng dẫn của tôi, cảm ơn
PGS. TS. Phạm Nhật An là chủ nhiệm đề tài, các thầy cô tham gia Đề tài và các thầy
cô thuộc bộ môn Y học gia đình đã tận tỡnh giỳp đỡ cho tôi trong quỏ trỡnh học tập và
hoàn thành luận văn này.
3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT : Bảo hiểm y tế
BV : Bệnh viện
CK1 : Chuyờn khoa 1
CSSK : Chăm súc sức khỏe
HGĐ : Hộ gia đình
KCB : Khám chữa bệnh
SPSS : Statistical Package for Social Sciences – Phần mềm thống kê
TTYT : Trung tõm y tế
TYT : Trạm Y tế xã
YHGĐ : Y học gia đình
4
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
I.ĐẶT VẤN ĐỀ 7
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10
2.1. Kinh tế - xã hội ở Kiờn Giang: 10
2.2. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình 11
2.4. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế 16
2.5. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam 18
2.6. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà 22
2.7. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà 25
2.7.1. Khắc phục nỗi e ngại đi thǎm khám tại nhà 25
2.7.2. Khởi đầu việc thǎm khám tại nhà 26
2.7.3. Những kỹ nǎng cụ thể để thǎm khám tại nhà 27
2.7.4. Quan tâm đến người chǎm sóc 30
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 30
3.2. Phương pháp nghiên cứu 31
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu 31
3.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu và phương pháp thu thập số liệu 31
3.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 36
3.2.4. Đạo đức trong nghiên cứu 36
4.1. Phân bổ hộ gia đình theo xã điều tra và giới tính người trả lời phỏng vấn 37
4.2. Tuổi trung bình của đối tượng được phỏng vấn ở hộ gia đình 37
4.3. Trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn ở hộ gia đình 38
4.4. Nghề nghiệp của đối tượng được phỏng vấn ở hộ gia đình 38
4.5. Bình quân số phụ nữ mang thai mỗi hộ gia đình phân bổ theo cỏc xó điều tra 39
4.6. Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở hộ gia đình được điều tra 40
4.7. Khoảng cách từ nhà đến các cơ sở y tế theo địa lý và thời gian tiếp cận 40
4.8. Kiến thức về chính sách y tế 41
Bảng 6: Kiến thức về chính sách y tế 41
4.9. Kiến thức về vệ sinh 41
4.10. Phòng một số bệnh hay gặp. phát hiện sớm. xử lý sớm tại nhà 43
Bảng 8: Phòng một số bệnh hay gặp. phát hiện sớm. xử lý sớm tại nhà 43
4.11. Kiến thức phụ nữ sắp có thai. đang mang thai hay đang nuôi con nhỏ < 1 tuổi 44
45
4.12. Môi trường trong và ngoài nhà 45
4.13. Nguồn nước ăn hiện nay của gia đình 45
4.14. Chất lượng nước sinh hoạt tại chum. vại. bể chứa. giếng 46
4.15. Vệ sinh. nuôi dưỡng trẻ 46
4.16. Thông tin về dự phòng bệnh 47
5
4.17. Thực trạng sức khỏe và nhu cầu KCB 48
4.17.1. Cơ sở khám chữa bệnh 48
4.17.2. Lí do đến các cơ sở khám chữa bệnh 48
4.18. Đánh giá chất lượng dịch vụ trạm y tế xã 49
4.19. Chăm sóc phụ nữ có thai 49
4.20. Chăm sóc trẻ nhỏ 51
4.20. Chăm sóc người bệnh mãn tính 52
V. BÀN LUẬN 53
5.1. Kiến thức của người dân về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe 53
5.2. Thực hành chăm sóc sức khỏe của người dân 58
5.2. Chăm sóc sức khỏe tại nhà: 59
VI. KẾT LUẬN 61
VII. KHUYẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
6
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trạm y tế xã là công tác tuyến đầu tiếp xúc với
người bệnh cho thấy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng được tăng
cao. Người nghèo, vựng sõu, vựng xa, khó khăn, ít được tiếp xúc với dịch vụ y tế. Do
đó người dân cần được chắm sóc sức khỏe theo hướng tốt hơn là làm cho dịch vụ phải
được phổ biến, gần, sát người dân, tới tận ngừ xúm, gia đình, tận mỗi cá nhân. Y học
gia đình là một chuyên ngành hướng tới mục tiêu này.
Hình thành từ khi hòa bình lập lại, trải qua thời kỳ chiến tranh và đến thời bao
cấp, hệ thống Trạm y tế xã (TYT) Việt Nam luôn được Quốc tế đánh giá cao và trong
hội nghị Alma Ata năm 1978 còn được khuyến cáo là một mô hình chăm sóc sức khỏe
ban đầu thành công đi trước nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, từ năm 1986, khi Việt Nam bắt
đầu cải cách kinh tế, hệ thống trạm y tế xã chịu tác động mạnh mẽ bởi quá trình chuyển
đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Do thiếu cơ chế khuyến khích về chuyên môn và tài chính, rất nhiều trạm y tế xã/
phường xuống cấp. Người bệnh không tin tưởng vào chất lượng dịch vụ y tế tuyến ban
đầu, tìm đến các cơ sở y tế tuyến trên và gây quá tải ở đây. Điều này không những là
một vấn đề lớn của ngành y tế mà còn là một bức xúc chung của toàn xã hội. Kiện toàn
mạng lưới cơ sở, do vậy, được đưa vào Luật Bảo vệ sức khỏe Nhân dân và luôn được
đặc biệt quan tâm trong các văn kiện, chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của các trạm y tế xã được qui định trong Quyết định
58/TTg, Quyết định 131/TTg. Đây là cơ sở y tế công lập tuyến đầu có nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát hiện sớm và phòng chống dịch bệnh,
đỡ đẻ thông thường, cung ứng thuốc thiết yếu, vận động nhân dân thực hiện các biện
pháp kế hoạch hóa gia đình và tăng cường sức khỏe. Các dịch vụ kỹ thuật liên quan
7
đến KCB được phép thực hiện tại TYT theo quy định về phân tuyến kỹ thuật do Bộ Y
tế ban hành (Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30-8-2005).
Quán triệt nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị về công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Bộ Y tế định hướng đẩy
mạnh công tác khám chữa bệnh tại các trạm y tế xã để nâng cao tính công bằng, hiệu
quả và phát triển trong chăm sóc sức khỏe nhân dân trong lộ trình tiến tới BHYT toàn
dân. Định hướng phát triển các trạm y tế xã cần dựa trên các bằng chứng được phân
tích kỹ, có chú ý đến nguyên tắc cung cầu và điều tiết của thị trường. KCB có hiệu quả
tại các trạm y tế xã thông qua BHYT giúp giảm tải các tuyến trên, tiết kiệm chi phí cho
người bệnh nói riêng và toàn hệ thống nói chung.
Khi nhiều vấn đề còn cần tìm phương hướng đề giải quyết thì công tác chăm sóc
sức khỏe tại hộ gia đình trong mô hình y học gia đình cần được mô tả rõ hơn như được
sơ đồ hóa phần nào ở hình sau:
Hình 1: Sơ đồ lý thuyết nghiên cứu
8
Cán bộ y tế:
- Tuyến cơ sở
- Y tế tư nhân
Các câu hỏi được đặt ra là:
o Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại nhà ở Kiên Giang?
o Đề xuất phát triển y học gia đình trong đó chú trọng phát triển chăm sóc tại nhà
ở Kiên Giang?
Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, nghiờn cứu khảo sát đặt ra 2 mục tiêu chính là:
1- Mô tả nhu cầu chăm sóc sức khỏe (CSSK) tại nhà ở Kiờn Giang năm 2008.
2- Đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới y học gia đình (YHGĐ) phục vụ cho
CSSK tại nhà ở Kiờn Giang.
9
-Thực trạng CSSK Hộ
gia đình
- Nhu cầu CSSK Hộ Gia
đình
- Giải pháp phát triển
mạng lưới YHGĐ
Người dân, hộ
gia đình
Cán bộ chính quyền, ban ngành, đoàn thể
tuyến xã, huyện
- Tài liệu thống
kê.
- Công trình
nghiên cứu
khoa học liên
quan
- Cán Bộ Đào tạo về YHGĐ tuyến tỉnh
và TW.
- Cán bộ họach định chính sách, quản lý
liên quan tới CSSK hộ gia đình/YHGĐ
tuyến tỉnh và TW.
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Kinh tế - xã hội ở Kiờn Giang:
Kiên Giang có vị thế giáp biển, trông ra Vịnh Thái Lan, là tỉnh rất giàu tiềm năng về
thủy sản, khoáng sản, lâm sản và du lịch…
Vị trí địa lý và phân bố dân cư
Kiên Giang là vùng đất tận cùng ở phía Tây Nam của Tổ quốc. Phía Đông và
Đông Nam giáp với tỉnh An Giang và Cần Thơ, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và Bạc
Liêu, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp Cam-pu-chia.
Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.269 km
2
, dân số gần 1,7 triệu người. Trong đó
dân tộc Kinh: 84,41%; Khmer: 12,23%; Hoa: 2,97%. Dân số của tỉnh phân bố không
đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo.
Theo kế hoạch dân số, phấn đấu hạ tỷ lệ sinh hàng năm từ 0,5-0,6‰ giai đoạn 2001-
2005 và giảm 0,4‰ giai đoạn 2006-2010 thì qui mô dân số toàn tỉnh đến 2005 là
1.689.745 người và đến năm 2010 hơn 1.834.000 người.
Kiên Giang là tỉnh có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp vật
liệu xây dựng và du lịch.
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội VII và Kế hoạch
5 năm 2001-2005 đề ra. Nền kinh tế của tỉnh thời gian qua vẫn duy trì được khả năng
tăng trưởng cao, bình quân 5 năm đạt 11%, cơ bản đạt mục tiêu đề ra của Đại hội VII
Đảng bộ tỉnh. Trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn thách thức, tăng trưởng kinh tế
hàng năm của tỉnh đều tăng và bình quân 5 năm (2001-2005) tăng cao hơn 3% so với
kế hoạch 5 năm trước là một thành tựu to lớn. Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất
lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm
nền kinh tế của tỉnh năm 2005 đạt 10.835 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2000, GDP bình
10
quân đầu người 9,7 triệu đồng tương đương 592 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan
tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn húa-xó hội quan trọng, xã hội hoá đạt được
kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực.
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản, to lớn và
khá toàn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc sau hơn 20 năm đổi mới, đời sống
nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà quan trọng cho sự
phát triển sắp tới. Song, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy khá nhanh nhưng chưa
ổn định và thiếu tính vững chắc, nhiều tiềm năng, lợi thế chưa được phát huy tốt, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật còn yếu và chưa đồng bộ, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, nguồn
nhân lực còn thiếu và yếu trên nhiều mặt.
2.2. Khái niệm và nguyên tắc Y học gia đình
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là chăm sóc thiết yếu cho mỗi cá nhân,
mỗi thành viên trong xã hội. Thực hiện tốt CSSKBĐ ngay tại gia đình và cộng đồng có
ý nghĩa to lớn về nhân văn, kinh tế, văn hóa và xã hội (Tuyên ngôn Hội nghị Alma Ata-
1978 tại Nước Cộng hòa Cazacxtan). CSSKBĐ cũng là nội dung cơ bản của Y học gia
đình.
Y học gia đình (YHGĐ) được coi là một dịch vụ cung cấp kỹ thuật chăm sóc
sức khỏe đầy đủ, toàn diện, liên tục và bền vững cho cá nhân và gia đình, không phân
biệt tuổi, giới, hay bệnh tật, trong sự lồng ghép giữa sinh học, y học lâm sàng và các
khoa học hành vi (Định nghĩa của AAFP). Y học gia đình làm giảm tối đa tỉ lệ mắc,
chết các bệnh, tai nạn, thương tích, tăng cường sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
YHGĐ không đơn thuần là bệnh viện hay phòng khám ngồi chờ người dân tới
để phục vụ. YHGĐ chủ động mang dịch vụ CSSK tới tận gia đình, từng cá nhân với
chất lượng cao và giá thành hợp lý. Thầy thuốc YHGĐ là thầy thuốc của mọi nhà, có
thể được coi như một đối tác rất tin cậy và đồng cảm sâu sắc, cung cấp cả dịch vụ y tế
11
và dịch vụ phi y tế (Theo Department of Public Health- Public Health Initiatives,
State of Connecticut, Children & Youth with Special Health Care Needs and
Connecticut's Regional Medical Home Support Center System of Care – Improved
Quality of Care vía the Medical Home).
Với cách hiểu và cách tiếp cận như trên, YHGĐ đòi hỏi Sáu nguyên tắc quan
trọng là:
- Chăm sóc toàn diện: Con người là một thực thể của xã hội, sinh trưởng và phát triển
trong một môi trường đa dạng, có nhiều mối quan hệ. Chính vì vậy con người cần sự
chăm sóc toàn diện không những về y tế (như khám chữa bệnh, phòng bệnh) mà còn
đòi hỏi về chăm sóc ngoài y tế nữa (tâm lý, mối quan hệ…). Như vậy người thầy thuốc
gia đình xem xét tổng thể cỏc cỏc cá nhân trong khuôn khổ các nhu cầu tổng thể của họ
(của người bệnh). Người thầy thuốc gia đình xem xét tất cả các yếu tố này khi lập kế
hoạch chẩn đoán hoặc điều trị (Theo Edward J. Canady) Y học gia đình không xuất
phát đơn thuần từ việc chẩn đoán bệnh và chữa bệnh mà xuất phát từ việc chẩn đoán
trường hợp bệnh và xử trí trường hợp bệnh. Người bác sĩ gia đình tập trung hơn vào
con người bệnh, không chỉ đơn thuần phát hiện ra bệnh chính và chữa bệnh chính của
bệnh nhân, khi bệnh nhân khỏi là hết trách nhiệm mà còn tìm hiểu vấn đề của bệnh
nhân và cùng với bệnh nhân xử trí vấn đề của họ. Người bệnh được xem xét không chỉ
dưới góc độ sinh học mà còn cả về mặt tâm lý và xã hội. Nhu cầu tổng thể của cá nhân
được đặt vào kế hoạch chẩn đoán và điều trị.
- Chăm sóc liên tục: Bình thường thì mỗi đợt ốm là một bệnh và khi chăm sóc chỉ tập
trung vào bệnh đó, phương pháp chăm sóc truyền thống là như vậy - song đó không
phải là hoạt động của YHGĐ vì không chăm sóc liên tục và lâu dài. Chăm sóc liên tục
là nguyên tắc quan trọng nhất của YHGĐ. Các thầy thuốc YHGD được giao nhiệm vụ
chăm sóc bệnh nhân toàn diện cùng gia đình họ một cách liên tục, lâu dài. Thời gian
chăm sóc dài là công cụ hữu hiệu của YHGĐ. Đó là điểm khác cơ bản giữa YHGĐ và
12
chăm sóc truyền thống, vốn thấy của hệ thống y tế hiện nay (Theo Edward J.
Shahady). Liên tục ở đây là liên tục về thời gian và về qui trình từ phát hiện bệnh, chẩn
đoán, điều trị đến phục hồi chức năng. Người bác sĩ gia đình có thể biết người mình
chăm sóc sức khỏe từ lúc sinh đến lúc chết. Người bác sĩ gia đình phát hiện bệnh,
chuyển người bệnh lên tuyến trên cho chẩn đoán và điều trị một phần ở bệnh viện và
sau khi ra viện lại trở lại điều trị với anh ta một cách liên tục.
- Chăm sóc phối hợp: “Người thầy thuốc gia đình giống như một nhạc trưởng trong
việc chǎm sóc cho từng bệnh nhân. Người thầy thuốc gia đình còn xác định những
người cung ứng và các nguồn chǎm súc sức khỏe khác cần thiết để hỗ trợ cho việc
chǎm sóc chung cho bệnh nhân. Những nguồn này bao gồm các chuyên gia bên ngoài
cũng như những cán bộ chuyên môn y tế khác bên trong phụng khoản của thầy thuốc
gia đình. Hướng dẫn bệnh nhân tiếp cận với hệ thống chǎm sóc sức khỏe là trách
nhiệm của thầy thuốc gia đình” (Theo Edward J. Shahady). Cũng theo tác giả này,
người thầy thuốc gia đình phải am hiểu sâu sắc gia đình người bệnh về mọi khía cạnh.
Tổ chức cho gia đình người bệnh phối hợp tốt trong chăm sóc và điều trị người bệnh.
Người thầy thuốc gia đình còn phải vẽ được sơ đồ gia đình và bản đồ gien của người
bệnh. Vì vậy, các nghiên cứu về YHGĐ giống như các nghiên cứu chăm sóc sức khỏe
thông thường song cần nghiên cứu thêm về các yếu tố gia đình như kinh tế, văn hóa,
mối quan hệ huyết thống, lịch sử bệnh tật…
- Quan tâm tới phòng bệnh: Phòng bệnh chủ động và tích cực như vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm, xử lý chất thải, tiêm chủng, phòng chống các tác
nhân, nguy cơ gây bệnh và các tai nạn, thương tớch…nõng cao sức khỏe…Bỏc sĩ gia
đình không những chỉ chữa bệnh mà còn phải giúp bệnh nhân của mình phòng chống
các nguy cơ bệnh tật. Phòng bệnh bao gồm yếu tố nguy cơ mắc bệnh, làm chậm lại các
hậu quả của bệnh tật, khuyến khích lối sống lành mạnh, dự đoán các vấn đề sẽ ảnh h-
ưởng đến sức khỏe nội tâm của bệnh nhân và gia đình. Phòng bệnh không chỉ giới hạn
13
vào việc bảo mọi người không hút thuốc lá, phải tập thể dục và ăn uống đúng cách mà
còn là việc nhận ra các yếu tố nguy cơ đối với việc mắc bệnh và sử dụng các phương
tiện sàng lọc để phát hiện bệnh ngay từ các giai đoạn đầu.
- Hướng cộng đồng: “Nghệ nghiệp, vǎn hóa và môi trường là những khía cạnh của
cộng đồng tác động đến việc chǎm sóc bệnh nhân. Sự hiểu biết về những bệnh nào
hoặc những vấn đề sức khỏe nào có tỷ lệ mắc cao nhất trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng
đến những chẩn đoán của các bác sĩ gia đình và giúp họ đưa ra những quyết định về
việc giáo dục cộng đồng và cung ứng dịch vụ. Ngoài vai trò là cụng cụ chẩn đoán,
cộng đồng còng là tác nhân trị liệu. Trong cộng đồng có nhiều nguồn mà bác sĩ gia
đình có thể sử dụng để cung ứng chǎm sóc tối ưu cho bệnh nhõn” (Theo Edward J.
Shahady). Nghề nghiệp, văn hóa và môi trường là những khía cạnh của cộng đồng tác
động đến sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Những hiểu biết về nguyên nhân
gây bệnh và cơ chế ảnh hưởng đến cộng đồng sẽ giúp thầy thuốc gia đình trong công
tác giáo dục cộng đồng và cung cấp dịch vụ y tế.
- Hướng gia đình: “Cỏc bác sĩ gia đình coi bệnh nhân như những thành viên chưa có hệ
thống gia đình và thừa nhận ảnh hưởng của bệnh tật đến gia đình cũng như ảnh hưởng
của gia đình đến bệnh tật. Chúng ta được đào tạo để làm việc với các gia đình vỡ họ
cần thích ứng với những giai đoạn chuyển tiếp có thể dự đoán trước của cuộc sống và
với các bệnh tật bất ngờ. Các bác sĩ gia đình hiểu sự khác nhau giữa gia đình hoạt động
bình thường và không bình thường và sử dụng sự hiểu biết này trong cả hai việc chẩn
đoán và điều trị bệnh nhân. Chúng ta đang nói về một hệ thống hỗ trợ bệnh nhân khi
định nghĩa các gia đình. Bệnh nhân không cần là một bộ phận của một gia đình truyền
thống mà thường là cũn cú sự hỗ trợ nào đó, dù hôn nhân có tồn tại hay không. Một gia
đình được định nghĩa rộng rãi như là những cá nhân mà bệnh nhân trông mong ở họ sự
hỗ trợ với nhận thức rằng sự hỗ trợ này có cả quá khứ và tương lai” (Theo Edward J.
Shahady, Các nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe gia đình).
14
Người bác sĩ gia đình coi bệnh nhân là một thành viên của gia đình họ, thừa nhận ảnh
hưởng của bệnh tật đến gia đình và ngược lại. Họ nắm bắt được những yếu tố của gia
đình để phục vụ cho phát hiện bệnh, chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng. Một
gia đình được định nghĩa rộng rãi là nơi mà người bệnh có thể trông mong hỗ trợ ở quá
khứ, hiện tại và tương lai.
2.3. í nghĩa và tầm quan trọng của Y học gia đình
YHGD mang dịch vụ CSSK tới từng cá nhân và từng gia đình cho nên mang ý
nghĩa rất lớn về y học cũng như xã hội.
Về y học, YHGĐ cung cấp dịch vụ CSSK gần dân nhất nên rất sát với nhu cầu
về CSSK của từng người dân và gia đình. Trước hết YHGD cung cấp các dịch vụ về
truyền thông- giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) như cung cấp các kiến thức về chính sách
y tế của nhà nước/ địa phương, kiến thức về vệ sinh cá nhân và cộng đồng, kiến thức
về dự phòng các bệnh hay gặp tại cộng đồng, kiến thức về phòng chống các bệnh, dịch,
tai nạn thương tích YHGĐ còn cung cấp cho người dân kiến thức về phát hịện sớm
các bệnh, tật, xử lý sớm và ban đầu các bệnh, tật hay các cấp cứu tại nhà và cộng đồng.
Chính vì vậy mọi người dân và gia đình luôn đạt được tình trạng sức khỏe tốt nhất có
thể có, giảm được nhiều số lượng cũng như tỉ lệ mắc, chết của bệnh, tật hay tai nạn,
thương tích ngay tại gia đình và cộng đồng. YHGĐ giúp người dân tự bảo vệ và chăm
sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình (Theo American Acdemy of Family Physicians
– Clinical care & Research, ngày 8-11-2006).
Người cung cấp dịch vụ YHGD (như bác sĩ, hộ sinh, điều dưỡng ) phát hiện
sớm các nguy cơ có hại cho sức khỏe của người dân tại gia đình và cộng đồng (như
nước chưa hợp vệ sinh, thực phẩm có hại cho sức khỏe, thói quen, hành vi không tốt
cho sức khỏe ) rồi bàn bạc với từng gia đình và cộng đồng giải quyết, loại trừ các yếu
tố nguy cơ. Người cung cấp dịch vụ YHGĐ còn trực tiếp thực hiện khám phát hiện
sớm bệnh, tật cũng như trực tiếp điều trị sớm các bệnh, tật, các cấp cứu tại gia đình và
15
cộng đồng (trong khả năng cho phép). Do vậy giảm được nhiều số lượng cũng như tỉ lệ
các bệnh tật và cấp cứu không phải nhập viện hay chuyển tuyến trên (Theo American
Family Physician - A peer reviewed journal of the American Academy of Family
Physicians, ngày 8-11-2006).
Bác sĩ chuyên khoa YHGĐ tham gia hay trực tiếp quản lý sức khỏe cho mọi cá
nhân, hộ gia đình và toàn cộng đồng, do vậy cần có kiến thức và kĩ năng lồng ghép, xã
hội hóa hoạt động YHGĐ. Trước hết biết cùng người dân xác định vấn đề sức khỏe ưu
tiên của cộng đồng, tìm giải pháp và nguồn lực hợp lý giải quyết các vấn đề ưu tiên đó
và thực hiện quản lý được sức khỏe của mọi người dân trong phạm vi phụ trách
(Introduction to AAFP Summary of Recommendations for Clinical Preventive Services,
American Academy of Family Physicians – Clinical care & Research, ngày 8-11-
2006).
Về mặt xã hội, Y học gia đình giúp tiết kiệm được nhiều công sức và tiền của
của cá nhân và gia đình và xã hội vì được dự phòng tại ngay hộ gia đình nên nhiều
bệnh tật không phát sinh. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm là giảm gánh nặng chi phí
so với bệnh ở giai đoạn muộn. Ngoài ra, hình thức chăm sóc giúp mang lại hạnh phúc
và nguồn vui lớn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng vì có sức khỏe tốt hơn và giảm
chi phí lớn. Bên cạnh đó, chuyên ngành mang ý nghĩa nhân văn lớn, đảm bảo cho phát
triển kinh tế và xã hội bền vững (Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989).
2.4. Phát triển của Y học gia đình ở quốc tế
Y học gia đình phát triển từ rất sớm. Chuyên ngành có bề dày về lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn quý giá, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tổ chức hiệp hội nghề
nghiệp có Hội Y học gia đình thế giới, Hội khu vực và Hội của từng quốc gia.
Có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về nhu cầu YHGĐ của người dân. Tại
Hoa kỳ, cứ 1000 người thỡ cú 800 người được báo cáo là có triệu chứng của bệnh, tuy
nhiên chỉ có 217 người là đi thăm khám ở các cơ sở y tế (chiếm 27,1%), 21 người đi
16
khám ở phòng khám ngoại trú thuộc các bệnh viện (2,6%). Dịch vụ y học gia đình chỉ
phục vụ có 14 người (1,75%) (Theo N Engl J Med, Vol. 344, No. 26 • June 28, 2001).
Số liệu này cho thấy tại Hoa kỳ, một đất nước công nghiệp phát triển mạnh nhưng nhu
cầu khám chữa bệnh (KCB) của người dân rất lớn. YHGĐ đã phát triển từ lâu nhưng
mới đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu này. Tỉ lệ 72,9% có biểu hiện triệu chứng lâm
sàng chưa đi khám ở bất kì nơi nào là một nhu cầu rất lớn mà YHGĐ chưa tiếp cận
được. Theo một tác giả khác - Ken White nghiên cứu tại Anh và Hoa Kỳ, cho thấy
trong tổng số 250 người bệnh đến thầy thuốc thỡ cú 94% số này được chăm sóc ngay
tại nơi làm việc của họ bởi thầy thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu tức thầy thuốc gia
đình. Số ít còn lại mới phải vào bệnh viện hay các phòng khám của trung tâm y tế. Rõ
ràng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe của người dân là rất lớn, vấn đề là cần xác định
được nhu cầu đó và tổ chức các dịch vụ YHGĐ đáp ứng với nhu cầu này.
Cũng tại Hoa kỳ, trong một khám sàng lọc đã phát hiện ra 14,1% người lớn đó
cú ít nhất một giai đoạn uống rượu (một giai đoạn được xác định là uống trên 5 lần liên
tục) trong 30 ngày gần đây, 7,5% được chẩn đoán bị các biến chứng của uống rượu
trong thời gian qua và đã được điều trị. Một can thiệp bằng biện pháp của CSSKBĐ chỉ
phục vụ được 40% số có biểu hiện rối loạn về rượu (nhóm chứng chỉ có 20%) (Theo
American Academy of Family Physicians – Clinical care & Research, ngay 8-11-
2006, Public Health Issues: Brief Alcohol Screening and Intervention in Family
Medicine). Cho thấy còn một tỉ lệ lớn (60% ở nhóm can thiệp và 80% ở nhóm chứng)
là chưa được chăm sóc y tế. Đây là nhu cầu rất lớn, phải chăng có sự thiếu hụt về dịch
vụ YHGĐ. Một nghiên cứu khác cũng tại Hoa kỳ cho thấy có tới 6- 9 triệu trẻ em và
vị thành niên cú cỏc biểu hiện của rối loạn tâm thần, đó là một nhu cầu không nhỏ, tuy
nhiên đa số các trẻ em này không nhận được chăm sóc y tế (Theo Ingenda Connect,
ngày 9-11-2006, Geller, Jeffrey1; Biebel, Kathleen, The Premature Demise of Public
Child and Adolescent Inpatient Psychiatric Beds: Part I: Overview and Current
Conditions, Psychiatric Quarterly, Volume 77, Number 3, September 2006, pp. 251-
17
271(21)). Trong một nghiên cứu khác cho thấy có tới 20% trẻ em và vị thành niên tại
Mỹ có biểu hiện rối loạn hành vi và rối loạn tâm lý. 2/3 số trẻ này không nhận được
chăm sóc y tế. YHGĐ có nhiệm vụ mang dịch vụ cho những trẻ em này (Theo Evans,
Mary E, Integrating Nursing Care into Systems of Care for Children with Emotional
and Behavioral Disorders, Journal of Child and Adolescent Psychiatric Nursing,
Volume 19, Number 2, May 2006, pp. 62-68(7). Một nghiên cứu khỏc thỏng 9 năm
2005 cho thấy khoảng 6000 những người di cư Hurricane Katrina tới bang Colorado,
Hoa kỳ. Các quan chức y tế bang Colorado quyết định cung cấp dịch vụ y tế cho những
người này thông qua xây dựng một phòng khám. Số liệu thống kê tại phòng khám này
cho thấy vô số người mang bệnh do độ cao gây ra, các bệnh về hệ thống tiờu hoỏ, viêm
phổi, bệnh ngoài da, đồng thời cũng phát hiện ra một nhu cầu tư vấn và giáo dục sức
khỏe, vệ sinh phòng bệnh rất lớn cho số người di cư này. 28,4% bị các bệnh mãn tính
gồm cả cao huyết áp, 23,2% bị các bệnh suy nhược hay rối loạn tâm thần, 21,1% bị các
bệnh phổi và hen suyễn, 17,9% bị các bệnh tim-mạch. Trong một điều tra tại hộ gia
đình cho thấy 60,2% số hộ gia đình có ít nhất một người cần được kê đơn điều trị bệnh
trong đó 38,8 % không được điều trị gì. Đặc biệt trong cơn bão Catrina, có tới 42,7%
số người có nhu cầu nhưng không được điều trị và chăm sóc y tế (Theo L Dippold,
MPH, JL Patnaik, MHS, RL Vogt, MD, Tri-County Health Department, Greenwood
Village; K Gershman, MD, S Burnite, Colorado Dept of Public Health and
Environment. T Ghosh, MD, W Bamberg, MD, EIS officers, CDC, Illness Surveillance
and Rapid Needs Assessment Among Hurricane Katrina Evacuees- Colorado,
September 1 23, 2005).
2.5. Phát triển của Y học gia đình ở Việt Nam
Danh từ Y học gia đình mới du nhập vào nước ta khoảng 10 năm trở lại đây.
Danh từ thì còn mới nhưng về thực hành thỡ khụng mới. Trên thực tế, từ ngàn năm nay
nhân dân ta vẫn có một mạng lưới y tế phục vụ CSSK một cách tự phát và hoàn toàn
do nhu cầu CSSK của người dân quyết định sự tồn tại và phát triển của nó. Các ông
18
lang, bà mế, bà đỡ, cỏc phũng chẩn trị y học cổ truyền, thầy thuốc tư…đó tạo ra mạng
lưới chăm sóc sức khỏe sát với người dân và cộng đồng nhất và hoàn toàn tự phát.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu, báo cáo thống kê về nhu cầu CSSKBĐ tại
Việt Nam còng như sự thiếu hụt của nhu cầu đó do chưa được hệ thống y tế đáp ứng:
Lĩnh vực Nội dung/hoạt động Tỉ lệ Nguồn số liệu
Kiến thức
phòng
bệnh- Giáo
Hộ gia đình không được nghe tuyên
truyền về sử dụng an toàn hóa chất bảo
vệ thực vật
45,0% Báo cáo kết quả
điều tra y tế quốc
gia 2001-2002,
trang 140
Người chưa được tuyên truyền về
HIV/AIDS trong 6 tháng qua
21,0% nt
trang 138
Người mẹ có con < 5 tuổi không liệt kê
được 6 bệnh phải tiêm chủng
75,9% nt
trang 122
Người từ 15 tuổi trở lên không tập thể
dục hay tập không thường xuyên 5
buổi/tuần
82,6% nt
trang 94
Môi trường
Hộ gia đình ở nông thôn sử dụng hố xí
chưa vệ sinh
51,0% nt
Trang 110
Dân sử dụng nước gíêng khơi để ăn,
uống
Hơn
1/3
nt
trang 106
Dân sử dụng nước giếng khơi ăn, uống
không qua xử lý
23,4% nt
trang 106
Hộ gia đình có người hút thuốc lá 63,0% nt
trang 84
Trẻ < 5 tuổi bị ốm các loại 52% nt
trang 21
Suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi trẻ
< 5 tuổi
25,2% Niên giám thống kê
y tế, Bộ Y tế, 2005
Người độ tuổi lao động ốm, đau, tai nạn
các loại
37,1% Báo cáo kết quả
điều tra y tế quốc
gia 2001-2002,
trang 28
Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS/ 100 000 dân 1,2525 Niên giám thống kê
y tế, Bộ Y tế, 2005
19
Theo bảng trên ta thấy nhu cầu của người dân là rất lớn. Gần một nửa số hộ gia
đình không được nghe tuyên truyền về sử dụng an toàn hóa chất bảo vệ thực vật, 1/5
số người chưa được tuyền truyền về HIV/AIDS trong 6 tháng qua, hơn 3/4 số bà mẹ
có con < 5 tuổi không liệt kê được 6 bệnh phải tiêm chủng- đây là một tỉ lệ tồn tại rất
lớn, hơn 3/4 người từ 15 tuổi trở lên không tập thể dục hay tập không thường xuyên 5
buổi/tuần cho thấy sức khỏe của người dõn là không đảm bảo là có cơ sở khoa học vì
đại đa số không rèn luyện sức khỏe hay rèn luyện không thường xuyên. Về môi trường
cũng có nhiều vấn đề nổi cộm: Hơn nửa số hộ gia đình dùng nước chưa hợp vệ sinh,
gần 3/4 số hộ gia đình có người hút thuốc lá. Phải chăng đây là sự thiếu hụt đáp ứng
lớn của hệ thống y tế mà trong đó sự thiếu hụt đáp ứng của dịch vụ YHGĐ là chủ yếu.
Với những hành vi và yếu tố tác động trên làm cho sức khỏe của người dân bị tác động
lớn như mô tả tỉ lệ mắc của một số bệnh tại bảng trên. Kết quả của Điều tra y tế quốc
gia trên đây rất có giá trị, tuy nhiên đã 5 năm về trước. Hiện nay nhu cầu của người dân
về CSSK đã thay đổi nhiều do tác động của nhiều yếu tố:
- Công nghiệp và du lịch phát triển, nhiều ngành nghề mới ra đời nên mô hình bệnh tật
thay đổi.
- Sự giao lưu trong nước và quốc tế lớn, nhiều bệnh được du nhập vào nước ta (SARS,
cúm H5N1, H1N1 )
- Nhiều loại hóa chất ra đời gây nhiều bệnh mới và thúc đẩy tăng mạnh các bệnh
không nhiễm trùng như ung thư, suy tủy, rối loạn miễn dịch
Vì vậy việc nghiên cứu nhu cầu CSSK cho người dân là việc làm có tính chất
cấp thiết, đặc biệt nhu cầu CSSK mức cá nhân và gia đình (tức mức tối thiểu, ban đầu)
thì còn thiếu nhiều các công trình nghiên cứu ở nước ta. Việc nghiên cứu lại nhu cầu
CSSK của người dân nước ta là rất cần thiết, nhất là nhu cầu mức cá nhân, gia đình và
cộng đồng theo quan niệm của YHGĐ.
20
Một số công trình nghiên cứu khoa học khác cho thấy từ khi Nhà nước có chủ
trương phát triển y tế tư nhân, chăm sóc sức khỏe tại nhà đã góp phần to lớn giải
quyết nhiều vấn đề sức khỏe cho nhân dân. Người dân có điều kiện tiếp cận dịch vụ y
tế nhiều hơn kể cả phòng bệnh- giáo dục sức khỏe và phát hiện bệnh sớm cũng như
điều trị sớm, có hiệu quả đồng thời giảm chi phí cho người dân. Số liệu minh chứng cụ
thể là một người dân trung bình có 1,8 lần/năm sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, với y tế
tuyến xã là 1,2 và y tế công tại bệnh viện chỉ có 0,8. Tuy nhiên, màng lưới và nhân lực
y tế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, nhất là
vùng núi, vựng sõu, vựng có nhiều người nghèo hay đồng bào dân tộc thiểu số. Rất
nhiều lý do khiến người dân chưa tiếp cận được với dịch vụ y tế cơ bản như:
- Quá nghèo, không có tiền chi phí cho ăn, ở, đi lại và người nhà đi theo phục vụ (hay
xảy ra trên vùng núi, dân nghèo).
- Đường đi tới cơ sở y tế quá xa xôi, khó đi, thiếu phương tiện giao thông (hay xảy ra
ở vùng núi cao).
- Tập quán lạc hậu, chỉ cúng bái khi bị ốm đau (hay xảy ra ở vùng nông thôn hẻo lánh,
vùng núi, dân tộc ít người).
- Nguyên nhân về phía y tế: Mạng lưới y tế nhà nước tại cơ sở chưa rộng khắp, chưa
phát triển mạng lưới y tế tư nhân ở nông thôn và miền núi, y tế thôn bản quá mỏng và
quá yếu kém. Theo số liệu của Vụ Tổ chức cán bộ- Bộ Y tế, tới đầu năm 2006, cả nước
ta đó cú khoảng hơn 70% số trạm y tế xó cú bác sĩ về công tác. Đây là một dấu hiệu tốt
lành cho dịch vụ YHGĐ phát triển. Tuy nhiên nhiều cuộc khảo sát cho thấy tại tuyến
xã, người có chuyên môn cao nhất về KCB là BS. Nhưng người BS này thường làm
trưởng trạm (theo chủ trương của hầu hết các địa phương), do vậy rất nặng công tác
quản lý và sự vụ hành chính (70% - 80% thời gian dành cho đi họp, tập huấn, làm sổ
sách, tiếp khỏch…) và thời gian làm chuyên môn thực sự còn khoảng 20- 30%. Đó
cũng là lý do quan trọng làm cho y tế xó khụng đáp ứng được với nhu cầu KCB của
21
nhân dân. Những lỗ hổng lớn về việc đáp ứng của y tế cơ sở cho thấy cần thiết phải
phát triển YHGĐ. Vì chỉ nhờ các dịch vụ YHGĐ, người dân mới có điều kiện tiếp cận
nhiều hơn với dịch vụ CSSK với giá thành chấp nhận được. Đặc biệt khi YHGĐ thực
hiện tốt 6 nguyên tắc của nó, người dân mới được CSSK đầy đủ, liên tục, toàn diện và
đảm bảo chất lượng.
Y học gia đình mới thực hiện ở Việt Nam trong khoảng 5-6 năm mang tính chất
thực hành là chính, thiếu nhiều cơ sở lý luận và thiếu cả các cơ sở khoa học dựa trên
nhu cầu thực tế của người dân.
- Chưa có các công trình nghiên cứu khoa học chuyờn sõu về YHGĐ tại Việt
Nam: Về nhu cầu, nội dung, phương pháp
- Công tác đào tạo chưa dựa trên nhu cầu thực tiễn do chưa có các công trình nghiên cứu
hỗ trợ.
2.6. Chăm sóc Y học gia đình tại nhà
Chǎm sóc tại nhà ngày nay đã trở thành đồng nghĩa với các dịch vụ của các cơ
quan chǎm sóc sức khỏe tại nhà và không phải là các dịch vụ thầy thuốc chǎm sóc
người bệnh ở tại nhà. Chǎm sóc sức khỏe tại nhà là phần tǎng trưởng nhanh nhất của
lĩnh vực sức khỏe trong những nǎm gần đây. Các dịch vụ tại nhà chuyên nghiệp này
bao gồm chǎm sóc điều dưỡng, trị liệu vật lý, chữa bệnh nghề nghiệp, trị liệu ngôn ngữ
và hoạt động xã hội. Những dịch vụ khác là trợ giúp sức khỏe tại nhà, thợ giúp việc
vặt, những bữa ǎn trên xe lǎn, vận tải, và các loại nhân viên tình nguyện cộng đồng (thí
dụ những người làm việc sửa chữa tại nhà). Sự lớn mạnh ghê gớm mới đây của chǎm
sóc tại nhà đã chiếm chỗ phổ biến mà không có sự tham gia của thầy thuốc, ngoài yêu
cầu gửi khám ban đầu. Khi bệnh nhân cần gặp thầy thuốc, thông thường họ được
chuyển bằng xe cứu thương tới một trung tâm y học để được gặp một bác sĩ chuyên
khoa. Thầy thuốc này ít khi có thời giờ, trình độ hoặc quan tâm điều trị thỏa đáng một
cách toàn diện cho bệnh nhân.
22
Thực tế, những cuộc thǎm tại nhà của thầy thuốc đã bị giảm sút, trong khi đó
các khía cạnh khác của chǎm sóc tại nhà thì lại tǎng lên rất nhiều. Chẳng có gì phải
ngạc nhiên. Các thầy thuốc gia đình và những nhân viên thực hành đa khoa thường có
tần suất thǎm tại nhà cao nhất, ngay cả trong trường hợp chỉ là những cuộc viếng thǎm
không thường xuyên như qui định. Các bác sĩ mới tốt nghiệp thường ít đến thǎm tại
nhà hơn là các bác sĩ lớn tuổi . Mở phòng mạch chi phí cao, đi thǎm bệnh nhân tại nhà
thì hiệu xuất thấp, được trả giá thấp và những ý nghĩ là chất lượng bị tổn hại thường
được kể là những trở ngại cho các thầy thuốc thǎm tại nhà.
Tuy vậy, những người bệnh biết giá trị của chǎm sóc tại nhà bao gồm cả thǎm
khám bệnh tại nhà của các thầy thuốc. Những người già cả muốn được chǎm sóc tại
nhà riêng của họ hơn là phải đến các cơ sở, chưa tính đến những khó khǎn vô vàn để đi
đến được nơi đó. Hơn nữa, những người bệnh trẻ hơn thường coi mỗi cuộc thǎm viếng
tại nhà như là một sự kiện tạo sự ràng buộc của họ với một thầy thuốc, những thầy
thuốc đã đến thǎm khám chữa bệnh tại nhà thường hiểu biết người bệnh sâu hơn. Trong
tương lai, khi số người già tǎng lên, việc chǎm sóc tại nhà của thầy thuốc có thể sẽ lại
phát triển. Gần đây Medicare trả thù lao chǎm sóc y tế cho các dịch vụ thầy thuốc tại
nhà tǎng lên có lẽ sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển theo chiều hướng này.
Có ba loại thǎm khám bệnh của thầy thuốc cho bệnh nhân ở tại nhà: thǎm khám
để đánh giá, thǎm khám để tiếp tục chǎm sóc và thǎm khám bệnh cấp tính. Các cuộc
thǎm khám để đánh giá nói chung diễn ra một lần và có thể thường bao gồm một số
nhân viên của đội chǎm sóc sức khỏe. Các bệnh nhân già đặc biệt thích hợp với những
cuộc thǎm khám đánh giá ở tại nhà. Thǎm khám để tiếp tục chǎm sóc có nghĩa là một
thầy thuốc đến nhà đều đặn để chǎm sóc bệnh nhân. Nói chung, loại hợp đồng chǎm
sóc tại nhà này được thực hiện cho những người bệnh phải nằm tại giường, thường là ở
giai đoạn cuối của một bệnh mãn tính. Thǎm khám bệnh cấp tính thường xảy ra nhiều
hơn vì loại thǎm khám này thuận tiện hơn đối với người thầy thuốc đến thǎm ở gia
23
đình. Một ví dụ điển hình là 1 bệnh nhân bị sốt ở gần thầy thuốc và người đó lại không
có phương tiện giao thông.
Trong số các loại bệnh nhân mà bạn có thể xem như các đối tượng cho thǎm khám tại
nhà có:
- Các cặp vợ chồng mới sinh con: Nói chung, một đôi vợ chồng vừa sinh thêm một
đứa con sẽ thường bị mệt mỏi và cǎng thẳng trong những tuần lễ đầu tiên sau khi sinh
nở. Nếu họ là những người lần đầu làm cha mẹ thì họ thường có một loạt câu hỏi cho
người thầy thuốc. Đến thǎm gia đình (tốt nhất là khoảng 2 tuần lễ sau khi đẻ) sẽ cho
phép bạn quan sát một cách cẩn thận hơn tác động của đứa trẻ mới sinh đối với gia
đình. Thǎm khám tại nhà cũng tạo ra một bầu không khí thuận tiện để nói về việc làm
cha làm mẹ. Vì vậy, thǎm khám trẻ mới đẻ có thể được tiến hành rất thành công tại
nhà.
- Các bệnh nhân đau lưng cấp tính: Một người bệnh đau lưng cấp tính mà phải đi
đến bệnh viện hoặc phòng khám của thầy thuốc thì thực là vô cùng bất tiện. Vì nghỉ
ngơi và thuốc men thường làm cho bệnh đỡ nhanh nên thǎm khám, chữa tại nhà là cách
tốt nhất để bắt đầu điều trị những bệnh nhân được lựa chọn.
- Các bệnh nhân khó hiểu hoặc có vấn đề tâm lý xã hội: Một điều hiển nhiên phổ
biến trong y học gia đình là khi một bệnh nhân đang thất vọng thì người thầy thuốc
phải tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của bệnh nhân đó. Đến thǎm tại nhà thường là cách
tốt nhất để thu thập thông tin này.
- Những người bị tàn tật vĩnh viễn, đặc biệt là những người phải nằm tại giường:
Hầu hết các thầy thuốc gia đình chǎm sóc cho những người họ đến thǎm ở nhà là do rất
khó đưa những người này vào bệnh viện. Các bệnh nhân bị đột quỵ nặng, sơ cứng rải
rác tiến triển, các bệnh thoái hóa như loạn dưỡng cơ đều cần phải chǎm sóc lâu dài tại
giường. Những người sǎn sóc trong gia đình thường không tiếc gì để giữ người thân
của họ ở nhà sẽ rất cảm kích khi một thầy thuốc đến thǎm nhà mình.
24
- Những bệnh nhân mới cao tuổi bị mắc nhiều bệnh tật: Các cuộc thǎm khám ở tại
nhà cho người già gúp thờm một tầm cỡ quyết định đối với việc đánh giá bệnh. Nhìn
vào tủ thuốc và bàn để cạnh giường thường là cách tốt nhất để biết được người bệnh
đang uống thuốc gì. Nói chuyện với những người sǎn sóc bệnh nhân và các thân nhân
trong gia đình có thể phát hiện những vấn đề và những điều hữu ích bất ngờ. Cuối
cùng, một cuộc thǎm hỏi tại nhà là cách duy nhất tìm ra những nguy cơ có thể làm cho
dễ ngã.
- Những bệnh nhân bị sa sút trí tuệ: Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer và bệnh
nhân sa sút trí tuệ từ chối đến bác sĩ khám bệnh hoặc trở nên kích động ở môi trường
bệnh viện không quen thuộc. Những cuộc thǎm khám tại nhà ít ồn ào hơn cho phép bạn
quan sát người bệnh ở môi trường sống của họ, cho bạn một cơ may tuyệt vời để gặp
gỡ với gia đình.
- Nghi ngờ có lạm dụng: Lạm dụng trẻ em và người già đều không phải là hiếm. Hiện
nay ở hầu hết các bang đều có luật khuyến khích hoặc bắt buộc phải báo cáo những
trường hợp nghi ngờ lạm dụng hoặc bị bỏ rơi. Thầy thuốc cần am hiểu khả nǎng có lạm
dụng hoặc bỏ rơi và biết những thủ tục yêu cầu cơ quan chức nǎng tham gia điều tra.
Thường có một nhân viên công tác xã hội cùng đến thǎm để cùng đánh giá sự lạm
dụng.
- Trên đây là một số tình huống mà việc đến thǎm khám tại nhà thường có kết quả nhất.
Để cho việc chǎm sóc tại nhà là một phần hành nghề của mình, bạn cần phải phát triển
những kỹ nǎng để thực hiện những cuộc thǎm khám tại nhà có hiệu quả.
2.7. Kỹ năng cần thiết cho chăm sóc Y học gia đình tại nhà
2.7.1. Khắc phục nỗi e ngại đi thǎm khám tại nhà
Các sinh viên y khoa thường được phân công phụ trách một bệnh nhân ở gia
đình để thǎm khám tại nhà trong nǎm học đầu tiên. Các cuộc thǎm khám này có
khuynh hướng xã hội và dễ thực hiện. Tuy nhiên, do việc đào tạo sinh viên ngày càng
tiến triển nên sinh viên và thầy thuốc thường trú thường ngại các cú điện thoại mời đến
25