Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

tình hình nhiễm bệnh cầu trùng trên đàn lợn nuôi tại huyện thanh ba, tỉnh phú thọ và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CHỬ ĐỨC TUYấN
TÌNH HÌNH NHIỄM BỆNH CẦU TRÙNG TRấN ĐÀN
LỢN NUễI TẠI HUYỆN THANH BA, TỈNH PHÚ THỌ
VÀ BIỆN PHÁP PHềNG TRỊ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số : 60 62 50
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THỌ
HÀ NỘI - 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tụi. Cỏc số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Chử Đức Tuyên
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn, với sự nỗ lực của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể, nhân dịp hoàn thành luận văn tốt nghiệp cho phép tôi được tỏ lòng
biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, ban Lónh đạo
Viện Đào tạo Sau đại học, ban Chủ nhiệm khoa Thú y, các thầy giáo, cô giáo
đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của
chương trình học.


Hoàn thành luận văn này tôi luôn luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Ký sinh trùng. Đặc biệt là Thầy
hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Thọ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu và xây dựng luận văn và hoàn thiện.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Thú y
huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ, cùng toàn thể đồng nghiệp cùng bạn bè đã
động viờn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp hoàn thành luận văn tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới gia đình, người thân cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động
viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2011
Tác giả luận văn
Chử Đức Tuyên
ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HèNH
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu của đề tài
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nghiên cứu về cầu trùng
2.2 Phân loại cầu trùng
2.3 Cầu trùng ký sinh gây bệnh ở lợn
2.4 Vòng đời phát triển của cầu trùng

2.5 Tình hình nghiên cứu cầu trựng trờn thế giới và trong nước
2.5.1 Trên thế giới
2.5.2 Nghiên cứu trong nước
2.6 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của lợn bị bệnh cầu trùng
2.6.1 Đặc điểm bệnh lý
2.6.2 Triệu chứng lâm sàng
2.6.3 Bệnh tích
2.7 Các phương pháp chẩn đoán bệnh cầu trùng lợn
2.8 Phòng và điều trị bệnh cầu trùng
2.8.1. Phòng bệnh
2.8.2. Điều trị bệnh
iii
PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.2 Đối tượng nghiên cứu
3.3 Nguyên liệu nghiên cứu
3.4 Nội dung nghiên cứu
3.4.1 Đánh giá tình hình nhiễm cầu trùng ở đàn lợn nuôi tại huyện
Thanh Ba tỉnh Phú Thọ
3.4.2 Theo dõi triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể lợn bị
mắc bệnh cầu trùng
3.5 Phương pháp nghiên cứu
3.5.1 Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu:
3.5.2 Phương pháp thu nhận mẫu
3.5.3 Phương pháp xét nghiệm mẫu phân
3.5.4 Phương pháp xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích:
3.5.5 Phương pháp xác định hiệu lực thuốc điều trị:
3.6 Bố trí thí nghiệm
3.6.1 Xác định loài cầu trùng ký sinh ở lợn

3.6.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng tại các điểm nghiên cứu

3.6.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô và
phương thức chăn nuôi
3.6.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo tưng lứa tuổi
3.6.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo mùa vụ
3.6.6 Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và bệnh tích lợn mắc cầu
trùng qua thực địa
3.6.7 Thử nghiệm thuốc điều trị
iv
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình nhiễm cầu trựng trờn đàn lợn tại huyện Thanh Ba, tỉnh
Phú Thọ
4.1.1 Thành phần loài cầu trùng ký sinh ở lợn
4.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo cỏc xó
4.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn
4.1.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô và
phương thức chăn nuôi
4.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo mùa vụ trong
năm
4.2 Một số đặc điểm bệnh lý chủ yếu của lợn mắc bệnh cầu trùng
4.2.1 Các triệu chứng lâm sàng
4.2.2 Bệnh tích ở lợn mắc bệnh cầu trùng
4.3 Kết quả phòng và điều trị bệnh bệnh 2 loại thuốc Nova-coc và
RTD-Cocsistop
4.3.1 Kết quả điều trị bệnh
4.3.2 Đề xuất biện pháp phòng, trị bệnh cầu trùng cho lợn
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận

5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa trong khóa luận
E Eimeria
I Isospora
Sp Species
g Gam
cs cộng sự
L Lít
VD Ví dụ
Nxb Nhà xuất bản
vi
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 4.1: Thành phần loài cầu trùng ký sinh trên đàn lợn tại huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo các xã
Bảng 4.3: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn
Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô,
phương thức chăn nuôi
Bảng 4.5: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở lợn theo mùa vụ
Bảng 4.6: Những triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu trùng
Bảng 4.7: Bệnh tích đại thể ở lợn mắc bệnh cầu trùng
Bảng 4.8: Kết quả điều trị cầu trùng bằng thuốc Nova-coc
Bảng 4.9: Kết quả điều trị cầu trùng bằng thuốc RTD-Cocsistop
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HèNH
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
PHẦN III: ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
vii
DANH MỤC HèNH
STT Tên hình Trang
Hình 2.1: Cấu trúc phân biệt noãn nang cầu trùng Eimeria và Isospora
Hình 2.2: Hình thái Oocyst cầu trùng qua các giai đoạn
Hình 2.3: Sơ đồ vòng đời phát triển của cầu trùng lợn
Hình 2.4: Cấu tạo Oocyst giống Eimeria gây bệnh
Hình 4.1: Thành phần loài cầu trùng ký sinh trên đàn lợn tại huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Hình 4.2: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo cỏc xó
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi của lợn
Hình 4.4: Biểu đồ tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo quy mô và phương
thức chăn nuôi
Hình 4.5: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng ở lợn theo mùa vụ trong năm
Hình 4.6: Một số hình ảnh triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh cầu
trùng
Hình 4.7: Một số hình ảnh về hình thái của oocyst cầutrựng qua các
giai đoạn phát triển ở trong phân và môi trường
Bichromate Kali 2,5%
viii

Hình 4.8: Một số hình ảnh bệnh tích của lợn mắc bệnh cầu trùng
ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta có những bước
phát triển đáng kể. Với những tiến bộ vượt bậc trong công tác giống, thức ăn,
thuốc phòng và trị bệnh đã từng bước đáp ứng một lượng thực phẩm lớn
cho nhu cầu thực phẩm trong nước và tiến tới xuất khẩu. Nhiều hình thức
chăn nuôi trang trại kỹ thuật cao đã xuất hiện ở Việt Nam. Đây là những tín
hiệu đáng mừng đối với ngành chăn nuôi, trong đú có chăn nuôi lợn.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, ngành chăn nuôi của tỉnh
Phú Thọ nói chung và huyện Thanh Ba nói riêng đó có những bước tiến vượt
bậc. Là huyện trung du miền núi phía Tõy bắc tỉnh Phú Thọ, Thanh Ba có
điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai phù hợp với việc phát triển sản xuất chăn
nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Theo số liệu thống kê của Chi cục Thống kê
huyện Thanh Ba, tính đến 1/10/2011 toàn huyện có 51.706 con lợn (không kể
lợn sữa), trong đó đàn lợn nỏi cú 5.971 con. Chăn nuôi lợn góp phần quan
trọng trong việc xúa đúi, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho bà con nhân
dân địa phương.
Tuy nhiên, chăn nuôi trên địa bàn huyện nhìn chung vẫn ở quy mô
nhỏ lẻ, phân tán, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, mức độ đầu tư
thâm canh thấp do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó, tình hình
dịch bệnh trong những năm vừa qua diễn biến rất phức tạp, đây là yếu tố
gây thiệt hại đáng kể cho ngành kinh tế này. Ngoài những bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm thường gặp như Lở mồm long móng, Dịch tả, Tụ huyết
trựng, Phú thương hàn còn phải kể đến các bệnh do ký sinh trùng đường
ruột gây nên, trong đó có bệnh cầu trùng. Lợn bị nhiễm cầu trùng thường bị
tiêu chảy, giảm năng suất và hiệu quả chăn nuôi, mở đường cho các căn
1
nhân gây bệnh khác xâm nhập (Lê Minh và cs (2008)). Mặt khác, một bộ

phận lớn người chăn nuôi vẫn chưa quan tâm thỏa đáng đến việc phòng và
trị bệnh, đặc biệt đối với các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ nên thiệt hại
do cầu trùng gây ra càng lớn.
Bệnh cầu trùng (Coccidiosis) là một trong những bệnh phổ biến ở lợn
và nhiều loài gia súc gia cầm. Cầu trùng là những động vật đơn bào ký sinh
và phá hủy tế bào biểu mô ruột, gõy viờm và xuất huyết, làm cho lợn bị tiêu
chảy (Lâm Thị Thu Hương (2002)).
Lê Minh và cs (2008) cho biết: lợn nuôi tại một số huyện của tỉnh Thỏi
Nguyờn nhiễm cầu trùng khá cao tới 51,12%. Đặc biệt trong điều kiện vệ sinh
chuồng trại và khu vực chăn nuôi kộm thỡ tỷ lệ nhiễm càng cao.
Xuất phát từ thực tiễn sản xuất, nhằm mục đích hiểu kỹ hơn về bệnh,
cũng như ảnh hưởng của nó tới chăn nuôi lợn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Tỡnh hình nhiễm bệnh cầu trựng trờn đàn lợn nuôi tại huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ và biện pháp phòng trị”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Xác định thành phần loài cầu trùng ký sinh trên đàn lợn tại huyện
Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Đánh giá được tình hình nhiễm cầu trùng của đàn lợn nuôi tại huyện Thanh
Ba, tỉnh Phú Thọ.
- Làm rõ triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của lợn mắc bệnh
cầu trùng.
- Thử nghiệm hiệu lực điều trị bệnh của 2 loại thuốc trị cầu trùng, từ đó
đề xuất biện phỏp phũng, trị bệnh hiệu quả.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lịch sử nghiên cứu về cầu trùng
Cầu trùng là động vật đơn bào có hình cầu, hình trứng, hình bầu dục,
hình trụ hay hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Cầu trùng ký sinh
chủ yếu ở tế bào biểu bì ruột của nhiều loài gia súc, gia cầm và cả ở người.
Cầu trùng trong thú y được phát hiện từ những năm 370 về trước. Song,

các công trình nghiên cứu trên thế giới về cầu trùng và bệnh do chúng gây ra
cũn khỏ ít ỏi. Các công trình tập trung nghiên cứu về phân loại, tính miễn
dịch, sức đề kháng và khả năng gây bệnh của cầu trùng.
Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và chú ý đến vấn đề sinh
bệnh học trong bệnh cầu trùng. Năm 1863, bệnh cầu trùng gà đã được nghiên
cứu bởi Rivelta, ụng đó tìm thấy ở phân gà có 1 loại ký sinh trùng. Đến năm
1864, Eimeria đã xác định đây là một loại nguyên sinh động vật sinh sản theo
bào tử thuộc lớp Sporozoa bộ Coccida, bộ phụ Eimeria.
Ngày nay, người ta đã xác định được hàng trăm loại cầu trùng ký sinh
không những trong cơ thể động vật có xương sống mà cả động vật không
xương sống. Sự ký sinh có tính chất riêng biệt, nghiêm ngặt trên mỗi ký chủ,
thậm chí trên mỗi cơ quan, tế bào nhất định.
2.2 Phân loại cầu trùng
Trong hệ thống phân loại động vật, cầu trùng ký sinh ở lợn được Levine
et ai, 1980 (dẫn theo Lương Văn Huấn và cs (1997)) phân loại như sau:
Ngành : Protozoa (Nguyên sinh động vật)
Lớp : Sporozoasida
Bộ : Eucoccidiorida
3
Họ : Eimeriidae
Giống : Eimeria
Loài: Eimeria debliecki, Eimeria scabra, Eimeria polica, Eimeria
spinosa, Eimeria neodebliecki, Eimeria perminuta, Eimeria porci,
Eimeria suis
Giống: Isospora
Loài: Isospora suis.
2.3 Cầu trùng ký sinh gây bệnh ở lợn
Đã có rất nhiều tài liệu công bố về các loài cầu trùng gây bệnh ở thỏ và
gia cầm. Nhưng riêng những loại ký sinh ở lợn, thì nguồn tài liệu đề cập đến
còn rất ít ỏi, gần đây, có một số nghiên cứu về cầu trùng lợn.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện được hai loài cầu trùng
thuộc hai giống Eimeria và Isospora đó là Eimeria debliecki và Isospora suis
ký sinh và gây bệnh đường tiêu hóa của lợn.
N.A. Kolapxki và cs (1980) cho biết: ở lợn người ta đã xác định có 6 loài
cầu trùng thuộc giống Eimeria và hai loài thuộc giống Isospora.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu
về các loài cầu trùng gây bệnh ở lợn cho biết: đã tìm thấy 11 loài cầu trùng
thuộc giống Eimeria và Isospora.
Giống Eimeria
Giống Isospora
Hình 2.1: Cấu trúc phân biệt noãn nang cầu trùng Eimeria và Isospora
4
* Cầu trùng giống Eimeria:
+ Eimeria debliecki (Dowes, 1921): đõy là loài phổ biến nhất, có độc
lực gây bệnh cao nhất và là nguyên nhân chính gây bệnh cầu trùng lợn.
E.debliecki có 2 dạng Oocyst:
Dạng thứ nhất: Có kích thước rất lớn 50 x 25 µm gồm có hai lớp vỏ rõ
rệt, không có lỗ noãn (Micropyle), hình trứng, dưới kính hiển vi nhìn thấy các
hạt nội nhân rõ rệt. Thời gian hình thành bào tử nang là 7 – 9 ngày.
Dạng thứ hai: Có kích thước nhỏ hơn 18 - 24 x 15 - 20 µm, nhưng có
Micropyle và dưới kính hiển vi không nhìn thấy các hạt nội nhân. Thời gian
hình thành bào tử nang là 2 – 3 ngày.
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996): loài E. debtiecki cư trú ở tá
tràng, làm cho niêm mạc ruột viêm cata rồi xuất huyết và hoại tử.
Lê Văn Năm (2003) cho biết, loài E. debliecki có độc lực mạnh ở lợn
con, nhưng khi ký sinh ở lợn trưởng thành chúng ít có khả năng làm lợn phát
bệnh.
+ Eimeria suis (Voller, 1921): Oocyst hình elip hoặc hình cầu. Kích
thước 13 - 20 x 11 – 15 µm (ngoại lệ 20 - 24 x 18 – 21 µm ). Vỏ nhẵn, màu
vàng nhạt, không có Miropyle, thời gian hình thành bào tử 6 ngày. Vị trí ký

sinh chưa rõ.
5
+ Eimeria neodebliecki (Henry, 1931): Oocyst có hình elip, kích thước
trung bình 21,2 - 15,8 µm, không có Micropyle, thời gian hình thành bào tử
nang 13 ngày.
+ Eimeria scabra (Henry, 1931): Oocyst hình trứng hoặc bầu dục hoặc
hơi có dạng elip Vỏ có 2 lớp, xù xì tựa như phủ đầy gai, màu vàng nâu. Có lỗ
noãn ở phần hẹp của nang trỳng, cú một hoặc nhiều hạt cực. Kích thước: 25 -
35,5 x 16,8 - 25,5 µm. Thời gian hình thành bào tử 9 - 12 ngày, trong bào tử
có thể cặn. Vị trí ký sinh ở trực tràng và không tràng của lợn.
+ Eimeria spinosa (Henry, 1931): Oocyst hình elip, vỏ màu nâu đục,
toàn bộ mặt ngoài được bảo hộ với những cái gai dài khoảng 1 µm. Kích
thước: 16 - 24 x 12,8 – 16 µm. Không có Micropyle. Thời gian hình thành bào
tử là 15 ngày. Ký sinh ở trong ruột non của lợn.
6
+ Eimeria perminuta (Henry, 1931): Oocyst hình trứng hoặc gần tròn, đôi
khi hình cầu. Kích thước: 11,2 - 16 x 9,6 - 12,8 µm. Vách Oocyst xù xì, màu
vàng, không có Micropyle. Có một hạt cực, thời gian hình thành bào tử 11 ngày.
+ Eimeria scrofae (Galli-Valerio, 1935): Oocyst hình trụ, kích thước 24
– 15 µm. Có Micropyle, người ta chưa biết nhiều về loài này, có thể đây là
một biến chủng của E. debliecki.
+ Eimeria polita (Pellerdy, 1949): Oocyst hình trứng hoặc bầu dục.
Kích thước 23 - 27 x 10 – 27 µm. Vỏ Oocyst nhẵn, màu vàng nâu, không có
Micropyle. Thời gian hình thành bào tử 8 - 10 ngày trong tự nhiên. Loài này
gần giống E. debliecki nhưng kích thước lớn hơn. Ký sinh ở không tràng và
hồi tràng của lợn.
+ Eimeria porci (Vetteling, 1963): Oocyst hình trứng, kích thước: 18 -
27 x 13-18 µm. Vách nhẵn, không màu và Micropyle không rõ ràng.
7
+ Eimeria cerdonis, Vetterling (1965): Oocyst hình elip, kích thước: 26

- 32 x 20-23 µm. Vỏch nhám, màu vàng đến không màu, không có Micropyle.
Ký sinh ở đoạn cuối hồi tràng và không tràng của lợn.
* Cầu trùng giống Isospora
+ Isospora suis (Biester và Murray, 1934): Oocyst hình cầu hoặc hình
gần tròn, kích thước 17 - 25 x 16 – 21 µm, thon đều, không màu, có một lớp
vỏ dày 0,5 - 0,7 µm, không có Micropyle, hạt cực và thể cặn. Sporocyst hình
elip, kích thước 13 - 14 x 8 – 11 µm, nằm đảo ngược nhau, có hoặc không có
thể cặn Stieda. Sporocyst hình miếng xúc xích với một đầu nhọn. Kích thước
9 - 11 x 3 - 4 µm. Thời gian hình thành bào tử nang 3 - 5 ngày. Ký sinh ở
ruột non đôi khi ở kết tràng lợn.
+ Isospora almaataensis (Paichuk, 1951): Oocyst hình bầu dục hay
gần tròn. Vỏ trơn nhẵn, màu xám đậm hay xám nhạt. Hạt cực thường có ở
những nang trứng tròn. Kích thước 24,6 - 31,9 x 23,2 – 29 µm. Thời gian hình
thành bào tử 3 - 5 ngày. Vị trí ký sinh chưa rõ.
Ở môi trường bên ngoài cầu trùng tồn tại ở dạng noãn nang và phát
triển qua 3 giai đoạn: noãn nang chưa gây nhiễm, noãn nang chứa bào tử và
noãn nang gây nhiễm (chứa bào tử con) theo hình thức sinh sản bảo tử.
8
2.2.1 Noãn nang chưa
gây nhiễm
2.2.2 Noãn nang chứa
túi bào tử
2.2.3 Noãn nang
gây nhiễm (chứa
bào tử con)
Hình 2.2: Hình thái Oocyst cầu trùng qua các giai đoạn
Cấu trúc của Oocyst cầu trùng: Oocyst (Noãn nang) cầu trùng có nhiều
hình dạng khác nhau: hình tròn, hình cầu, hình trứng, bầu dục, quả lê với kích
thước cũng khác nhau thay đổi tuỳ thuộc theo từng loài. Tuy nhiên, nhìn
chung Oocyst cầu trựng cú một số đặc điểm cấu tạo như sau:

Oocyst màu sáng hoặc không màu, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt. Mặt
ngoài của Oocyst thường nhẵn, cũng có loài xù xì (Eimeria spinosa). Thành
vỏch kép, gồm 2 màng: màng ngoài (ectocyst) dày hơn, màng trong
(endocyst) mỏng hơn. Theo Monne và Honin (1954) đã nghiên cứu đặc tính
quang học và hoá học của thành tế bào cho biết như sau: màng trong và màng
ngoài có thể tách rời nhau bằng cách làm nóng Oocyst trong nước hoặc xử lý
bằng axớt sulfuric (H
2
SO
4
) đặc.
Về cấu tạo hoá học: vỏ ngoài là lớp quinone protein, vỏ trong là lớp
lipit kết hợp protein để tạo nên khúc xạ kép (lipoprotein).
2.4 Vòng đời phát triển của cầu trùng
Vòng đời phát triển của cầu trùng được tính từ khi gia súc ăn phải noãn
nang có sức gây bệnh, qua quá trình sinh trưởng, phát triển trong và ngoài cơ
thể cho đến khi chúng lại tạo ra những noãn nang có sức gây bệnh. Hàng
9
ngàn, thậm chí hàng triệu tế bào biểu bì ruột sẽ bị phá huỷ bởi các giai đoạn
sinh sản của Oocyst cầu trùng.
Để thích nghi với đời sống ký sinh, sinh vật không chỉ tăng khả năng
sinh sản, tăng sản phẩm sinh dục mà ở nhiều nhóm ký sinh trong đó có cầu
trùng, trong chu trình phát triển của chúng có sự xen kẽ giữa sinh sản hữu tính
và sinh sản vô tính. Đõy chớnh là đặc điểm nâng cao khả năng thích nghi của
cầu trùng.
Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trựng trờn hành tinh chúng ta là nhờ
vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp
tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên (Lê Văn Năm (2003)). Tuy nhiên,
vòng đời phát triển của cầu trùng giống Eimeria đã được các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu kỹ hơn là Isospora, bởi vì giống Eimeria phổ biến hơn, có

nhiều loại hơn và cũng gây nhiều bệnh hơn cho gia súc, gia cầm.
Chu trình phát triển sinh học của các loài cầu trùng lợn giống như ở các
loài động vật khác.
Hình 2.3: Sơ đồ vòng đời phát triển của cầu trùng lợn
10
Chú thích:
I. Giai đoạn phát triển bào tử nang (Sprogonie).
II. Giai đoạn phát triển thể phân lập (Shizogonie).
III. Giai đoạn phát triển giao tử (Gametogonie).
1, 2, 3. Quá trình phát triển thành Sporocyst.
4. Các tiền bào tử được giải phóng khỏi bào tử nang thâm nhập
và ký sinh trong các tế bào biểu bì ký chủ.
5. Quá trình sinh trưởng, sinh sản để hình thành nên thể phân lập
thế hệ 1.
6. Thể phân lập thế hệ 1 được giải phóng và tiếp tục xâm nhập vào
tế bào biểu bì mới và sinh trưởng, phát triển tạo thành thể phân lập thế hệ 2,3.
7, 8. Hình thành giao tử đực và cái.
9, 10, 11. Quá trình sinh sản hữu tính tạo ra các hợp tử (noãn nang)
12. Oocyst được đào thải ra ngoài môi trường theo phân.
Cả hai giống cầu trùng Eimeria và Isospora đều có quá trình phát triển
giống nhau (Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008)).
* Vòng đời cầu trùng giống Eimeria
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996): chu trình phát triển của
cầu trùng giống Eimeria ở bất cứ loại động vật nào cũng trải qua 3 giai
đoạn phát triển:
+ Giai đoạn sinh sản vô tính (Schizogonie)
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie)
+ Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie)
11
Hai giai đoạn đầu tiến hành trong cơ thể ký chủ nên gọi là thời kỳ nội

sinh sản. Thời kỳ nội sinh sản diễn ra trong tế bào biểu bì ruột gia súc (N.A
Kolapxki và cs (1980)). Giai đoạn sau tiến hành ngoài cơ thể ký chủ nên gọi
là thời kỳ ngoại sinh sản. Cụ thể như sau:
+ Sinh sản vô tính (Schizogonie):
Sau khi lợn ăn uống phải Oocyst có sức gây bệnh, dưới tác động của dịch
dạ dày, ruột, dịch mật, vỏ cứng của Oocyst bị phá vỡ và giải phóng ra 4 bào tử
cầu trùng (4 Sporozoite), 4 bào tử được giải phóng ra, lập tức chui vào các tế bào
biểu bì ruột để kí sinh. Trong mỗi bào tử đã hình thành 2 thể bào tử, chúng lớn
lên rất nhanh, có hình bầu dục, hình tròn và biến thành thể phân lập (Schizont).
Nhân của mỗi thể phân lập tự chia đôi nhiều lần để tạo thành các tế bào nhiều
nhân và được gọi là thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1). Ở thể phân lập thế hệ 1,
xung quanh mỗi nhân, nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành
dạng kí sinh trùng nhỏ hình bầu dục. Lúc này chúng được gọi là thể phân lập
trung gian (Merozoite). Thể phân lập trung gian phát triển làm phá vỡ tế bào
biểu bì ruột nơi chúng cư trú và giải phóng ra nhiều Merozoite trưởng thành. Các
Merozoite lập tức xâm nhập ngay vào tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển trở
thành thể phân lập thế hệ mới gọi là Schizont 2.
Quá trình sinh sản vô tính như vậy được lặp đi lặp lại nhiều lần và tạo
ra thể phân lập thế hệ 3, 4, 5… Mỗi chủng cầu trùng khác nhau có giai đoạn
sinh sản vô tính khác nhau, để hình thành nờn cỏc thể phân lập và số thế hệ thể
phân lập tuỳ theo loài. Sau khi kết thúc giai đoạn sinh sản vô tính, chúng chuyển
sang giai đoạn sinh sản hữu tính.
+ Giai đoạn sinh sản hữu tính (Gametogonie): giai đoạn sinh sản hữu
tính bắt đầu phát triển từ thể phân lập thế hệ cuối cùng của cầu trùng. Từ thể
phân lập thế hệ cuối cùng, chúng phân chia thành các thể phân đoạn và xâm
12
nhập vào các tế bào biểu bì kí chủ, biến thành các thể sinh dưỡng. Các thể
sinh dưỡng này lại tiếp tục phát triển tạo nên các giao tử đực
(Microgametocyte) và giao tử cái (Macrogametocyte). Sau đú các tế bào giao
tử cái biến thành những tế bào sinh dục cái lớn, ít hoạt động và có lỗ noãn.

Giao tử đực nhỏ hơn và nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh
nhờ 2 lông roi. Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào
và thực hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử. Hợp tử được bao bọc bởi một lớp
màng bọc gọi là noãn nang (Oocyst), có hình bầu dục, hình tròn, hình quả
trứng, hình quả lê hoặc hình elip (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng). Đến
đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính.
Màng vỏ bọc của Oocyst cầu trùng gồm 2 lớp, còn chất nguyên sinh ở
dạng hạt. Đôi khi ở một số loài cầu trùng riêng biệt, một trong 2 cực của nang
trứng có cả nắp trứng, lỗ noãn, điểm sáng hay hạt cực. Như vậy tuỳ loài cầu
trùng mà hình dạng và kích thước nang trứng khác nhau, có hay không có nắp
trứng, lỗ noãn, điểm sáng (hạt cực), cũng như khi sinh sản bào tử (hình thành
bào tử hay túi bào tử), có hay không có thể cặn trong nang trứng hay trong
bào tử.
+ Giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie):
Sau khi noãn nang rơi vào lòng ruột và được thải ra ngoài cựng phõn,
chỳng bắt đầu giai đoạn phát triển mới ở ngoài môi trường (giai đoạn ngoại
sinh sản).
Theo Bhurtei J.E (1995), có từ 70% - 80% Oocyst thải ra vào ban ngày,
tập trung khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 13 giờ chiều, mặc dù lúc này chỉ
có 25% lượng phân thải ra.
Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt hoàn toàn khác với môi
trường bên ngoài cơ thể kí chủ, cỏc noón nang muốn tiếp tục duy trì được
13
sự sống buộc phải thích nghi với điều kiện mới của nhiệt độ, ẩm độ, ánh
sáng, khụng khớ…. luụn thay đổi. Nang trứng tự bảo vệ bằng cách nhanh
chóng tạo vỏ cứng dày, gồm một đến hai lớp với màu sắc khác nhau phụ
thuộc vào chủng loại cầu trùng. Tiếp theo, Oocyst hình thành 4 nguyên bào
tử (Sporoblast), hình bầu dục, xung quanh nguyên bào tử được bọc một
màng mỏng và trở thành túi bào tử. Trong mỗi túi bào tử, nhân lại chia đôi
về 2 phía được ngăn cách bởi một màng mỏng và hình thành thể bào tử,

hình lưỡi liềm gọi là bào tử.
Như vậy, trong quá trình sinh sản bào tử, đối với cầu trùng thuộc
giống Eimeria, từ mỗi nang trứng (Oocyst) hình thành 4 tiền bào tử
(Sporozoite), trong mỗi túi bào tử lại chứa 2 thể bào tử (Sporoblast). Tất cả 8
thể bào tử được bao bọc chung quanh bởi một vỏ cứng dày gồm 2 lớp gọi là
bào tử nang (Sporocyst), kết thúc giai đoạn 3 của quá trình phát triển cầu
trùng. Chỉ có các Oocyst sau khi trở thành Oocyst gây bệnh mới có khả năng
gây bệnh và truyền bệnh từ gia súc này sang gia súc khác, (N.A.Kolapxki và
cs (1980)).
* Vòng đời của cầu trùng giống Isospora
Chu trình phát triển của giống cầu trùng Isospora hoàn toàn giống như
cầu trùng Eimeria. Chỉ khác là trong giai đoạn sinh sản bào tử ở ngoài cơ thể,
trong mỗi Oocyst chỉ hình thành 2 túi bào tử (Sporozoite) chứ không phải là 4
túi bào tử như Eimeria. Nhưng trong mỗi túi bào tử lại hình thành ra 4 thể bào
tử, tất cả được bao bọc chung bởi một lớp vỏ cứng dày 2 lớp. Bào tử nang
được hình thành cũng chứa 8 thể bào tử, kết thúc giai đoạn phát triển sinh sản
bào tử giống như Eimeria.
14
2.5 Tình hình nghiên cứu cầu trựng trờn thế giới và trong nước
2.5.1 Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cầu trùng lợn và bệnh do
cầu trùng gây ra. Các công trình tập trung nghiên cứu về phân loại, tính
miễn dịch, sức đề kháng và khả năng gây bệnh của cầu trùng. Khả năng
đề kháng của cầu trùng đối với hóa chất cũng được một số tác giả tập
trung nghiên cứu.
Khi so sánh khả năng đề kháng với nhiệt độ cao của Oocyst trước và
sau khi hình thành bào tử, N.Glullough, 1952 thấy rằng: ở nhiệt độ cao
chúng có khả năng đề kháng như nhau, cụ thể: chúng đều bị chết ở 40
0
C

sau 96 giờ, ở 45
0
C sau 3 giờ và 50
0
C sau 30 phút (dẫn theo Nguyễn Thị
Kim Lan và cs (2008)).
Long P.L và cs (1979) cho rằng: Oocyst có thể tồn tại qua mùa đông
giá lạnh, nhưng không chịu được nhiệt độ cao.
Theo Horton Smith (1963), cầu trùng sống được ở sân chơi ngoài trời
14 tuần và tồn tại lâu trong đất ở độ sâu 5- 7 cm. Ở trong đất, Oocyst duy trì
sức sống từ 4 - 9 tháng, ở sân chơi râm mát từ 15 - 18 tháng
Khi Oocyst theo phân ra ngoài môi trường, ẩm độ có vai trò quan
trọng ảnh hưởng đến thời gian hình thành bào tử và khả năng tồn tại của
Oocyst cầu trùng.
Theo Ellis C.S (1986), ở nhiệt độ không thay đổi Oocyst sẽ bị chết khi
ẩm độ giảm. Nhiệt độ từ 18
0
C - 40
0
C, ẩm độ 21% - 30% thỡ chỳng dễ bị chết
sau 4 – 5 ngày.
Goodrich H.P (1994) đã đưa ra kết luận: lớp vỏ ngoài đã giữ cho
Oocyst không bị thấm chất lỏng, nhưng nó lại dễ nứt trong điều kiện khô hạn.
15

×