Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

đề tài tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật và tình hình sử dụng hợp chất bảo vệ thực vật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (751.27 KB, 20 trang )

BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 1

TRƯỜNG DẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC
***



BÁO CÁO NHẬP MÔN
Đề tài: “Tổng quan về hóa chất bảo vệ thực vật và tình hình sử
dụng hợp chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam”
Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ & Tên SHSV Lớp
1 Đặng Thị Hồng Hạnh 20123072

KTHH 3- K57

2 Trần Thị Hằng 20123091

KTHH 4- K57
GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Huyền



BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 2

MỤC LỤC
Lời mở đầu……………………………………………………………………… 2
I.Tổng quan về hóa chất BVTV


1. Giới thiệu chung về hóa chất BVTV
1.1 Khái niệm về hóa chất BVTV…………………………………….4
1.2 Lịch sử hình thành hóa chất BVTV…………………………… 4
2. Phân loại hóa chất BVTV
2.1 Phân loại theo nhóm chất hóa học……………………………… 6
2.2 Phân loại theo nguồn gốc………………………………………….7
2.3 Phân loại theo con đường xâm nhập………………………………7
2.4 Phân loại theo tính độc của thuốc…………………………………7
2.5 Phân loại theo công dụng …………………………………………8
3. Các dạng thuốc BVTV……………………………………………………9
4. Kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV………………………………………… 10
II. Ảnh hưởng của thuốc hóa chất BVTV
1. Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường……………….11
2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường………………………… 12
3.Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến con người………………………… 13
III. Tình hình sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam
1. Số lượng và chủng loại thuốc BVTV………………………………… 15
2. Thực trạng về vấn đề lựa chọn hóa chất BVTV ………………….……16

3. Vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam…………….…… 16
Kết luận……………………………………………………………………….19
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 3

LỜI MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới và nóng ẩm rất thuận
lợi cho sự phát triển cây trồng cũng như sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ
dại gây hại. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch
bệnh, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và

chủ yếu.
Ngoài mặt tích cực là tiêu diệt các sinh vật gây hại màu màng, thuốc bảo vệ
thực vật còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái
đồng ruộng, gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe người tiêu dùng và cả cho người sản xuất.
Vì vậy việc tìm hiểu mức tổng quan sử về hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam,
ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường sống nhằm nâng cao kiến
thức nhận thức trong việc bảo vệ môi trường sống cho cộng động là điều rất cần
thiết.
II. Mục đích đề tài.
Tìm hiểu tổng quan về hóa chất BVTV và vấn đề sử dụng hóa chất BVTV
II. Nội dung đề tài.
- Giới thiệu chung về hóa chất BVTV.
- Ảnh hưởng của hóa chất BVTV.
- Tình hình sử dụng hóa chất BVTV ở Việt Nam.








BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 4

I.TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT BVTV
1. Giới thiệu chung về hóa chất bảo vệ thực vật.
1.1. Khái niệm về hóa chất BVTV
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được

dùng để phòng và trừ các đối tượng gây hại cho cây trồng nông nghiệp như: sâu,
bệnh, cỏ dại, chuột…
Thuốc phòng trừ dịch hại bao gồm thuốc BVTV và các loại thuốc làm rụng lá,
thuốc kích thích sinh trưởng cây trồng, thuốc phòng trừ các côn trùng hại vật nuôi,
côn trùng y tế…Như vậy, thuốc phòng trừ dịch hại có phạm vi sử dụng rộng
hơn.[1]
1.2 Lịch sử hình thành hóa chất BVTV
1.2.1 Trên thế giới
Khi con người bắt đầu canh tác nông nghiệp và có sự đấu tranh với dịch hại để
bảo vệ mùa màng thì một số biện pháp phòng trừ dịch hại đã được hình thành.
Chính vì vậy, lịch sử hình thành thuốc BVTV có từ rất lâu đời.
- Vào thời kỳ 2500 trước Công Nguyên, hợp chất côn trùng được sử dụng để
diệt côn trùng và nhện.
- Năm 1500 trước Công Nguyên, có hợp chất để diệt bọ chét trong nhà.
- Năm 1200 trước Công Nguyên, Trung Quốc đã có thuốc xử lý hạt giống.
- Năm 900 trước Công Nguyên, người ta dùng arsenic sulfides để trừ côn
trùng trong vườn.
- Từ cuối thế kỷ XVIII đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ cách mạng nông nghiệp
ở Châu Âu. Sản xuất nông nghiệp tập trung và năng suất cao hơn, đồng thời
tình hình dịch hại càng nhiều hơn xảy ra trong phạm vi toàn thế giới. Một số
thuốc trừ sâu, dịch hại phổ biến ở cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 chủ yếu là
chất vô cơ, như Asen, Selenium, hoặc một số thảo mộc có chất độc.
- Từ đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số biện pháp trừ sâu hại tích cực hơn và
hiệu quả hơn. Đó là sự ra đời của DDT thuộc nhóm Clor hữu cơ vào năm
1939 và liên tục sau đó ra đời nhiều những hợp chất hóa học khác nhau. Đây
là hợp chất đầu tiên trong chuỗi thuốc trừ sâu được khám phá, nó tiêu diệt
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 5

được một số lượng lớn côn trùng. Trong suốt 25 năm sau đó, nó được xem là

vị cứu tinh của nhân loại, giúp diệt côn trùng và tăng sản lượng nông sản.
Chu trình sản xuất cũng tương đối rẻ nên được áp dụng rộng rãi phổ biển ở
mọi nơi trên thế giới.
- Năm 1940, người ta tổng hợp nên hóa chất có gốc lân hữu cơ.
- Năm 1947, người ta tổng hợp nên hóa chất Carbamate.
- Năm 1970, phát hiện các loại thuốc PyreThroide.
Hiện nay, thuốc trừ sâu tồn tại ba thế hệ, tính độc hại của thế hệ sau thường thấp
hơn của thế hệ trước.
- Thuốc trừ sâu thế hệ thứ nhất thường là thuốc chiết từ chất Nicotin, hay
Pyrethrum chiết từ một loại cúc khô, nhưng chất cô cơ như phèn xanh, thạch
tín…
- Thuốc trừ sâu thế hệ hai là tổng hợp các chất hữu cơ: DDT, 666,…
- Thuốc trừ sâu thế hệ ba xuất hiện vào những năm 70 và 80 như gốc lân hữu
cơ, Carbamate và sự ra đời của Pyrethroide, thuốc sinh học.
1.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, việc sử dụng hóa chất BVTV chỉ phổ biến từ thế kỷ XIX. Trước
đó việc diệt trừ sâu hại, bệnh hại chủ yếu bằng phương pháp bắt sâu Hay biện pháp
mang tính mê tín, bùa phép.
Đầu thế kỷ XX khi nền nông nghiệp việt nam bắt dầu phát triển đến một mức
nhất định, hình thành nên các đồn điền trang trại nông nghiệp lớn thì việc sử dụng
thuốc BVTV bắt đầu gia tăng. Trong thời kỳ này Việt Nam cũng sử dụng chủ yếu
các hợp chất hóa học vô cơ như các nước khu vực và trên thế giới.
Từ những năm 50, Việt Nam chỉ sử dụng một số thuốc BVTV như DDT,
Lindan.
2. Phân loại hóa chất bảo vệ thực vật.
Hiện nay, thuốc BVTV rất đa dạng và phong phú về chủng loại và số lượng, tuy
nhiên có thể phân loại thuốc BVTV theo các hướng sau:
- Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Phân loại theo nguồn gốc
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

Page | 6

- Phân loại theo con đường xâm nhập
- Phân loại theo tính độc của thuốc
- Phân loại theo công dụng
2.1. Phân loại theo nhóm chất hóa học
- Gốc Clor hữu cơ:

Thành phần hóa học có chất Clor là những dẫn xuất Clorobenzen (DDT),
Cyclohexan (BHC), hoặc dẫn xuất đa vòng (Aldrin, Dieldrin).
- Gốc photpho hữu cơ (lân hữu cơ)

Từ những năm 40 và 50 các thuốc BTV có gốc lân hữu cơ bắt đầu được sử
dụng. Dẫn xuất từ các axit photphoric, trong công thức có chứa P, C, H, O, S… có
khả năng diệt trừ các loại sâu bệnh và một số thiên địch.
- Carbamate:

Các Carbamate là dẫn xuất của axit carbamic, tác dụng như lân hữu cơ ức chế
men cholinnesterase. Thuốc có 2 đặc tính tốt là ít độc (qua da và miệng) đối với
động vật có vú và khả năng tiêu diệt côn trùng rộng rãi. Nhiều Carbamate là lưu
dẫn để ấp thụ qua lá, rễ, mức độ phân giải trong cây trồng thấp, tiêu diệt tuyến
trùng mạnh mẽ. Nhìn chung nhóm này có độc chất thấp, cơ thể có thể phục hồi
nhanh hơn sau khi bị nhiễm độc.

BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 7

- Pyrethroid và Pyrethrum (Cúc tổng hợp).
Pyrethrum được chiết xuất từ cây hoa cúc, công thức hóa học phức tạp, diệt sâu
chủ yếu bằng đường tiếp xúc và vị độc tương đối nhanh, dễ bay hơi, tương đối mau

phân hủy trong môi trường, và thường không tồn tại trong nông sản. Rau màu và
cây ăn trái khi phun loại thuốc này có thể dùng được vài ngày hôm sau.
2.2. Phân loại theo nguồn gốc.
- Vô cơ.
- Thảo mộc.
- Hữu cơ tổng hợp: Clor hữu cơ, Phospho hữu cơ, Carbamate…
- Các chất điều hòa tăng trưởng côn trùng.
- Vi sinh vật: Nấm, vi khuẩn, virus Protozoa
2.3. Phân loại theo con đường xâm nhập.
- Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette…
- Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha…
2.4. Phân loại theo tính độc của thuốc.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) và tổ chức nông lương thế giới (FAO) trực thuộc
liên hợp quốc phân loại độc tính của thuốc như sau:
Bảng 1.1: Phân loại độc tính thuốc bảo vệ thực vật của WHO và FAO
1
Loại độc LD50 (chuột)(mg/kg thể trọng)
Đường miệng Đường da
Chất rắn Chất lỏng Chất rắn Chất lỏng
Ia: Cực độc ≥5 ≥20 ≥10 ≥40
Ib: Rất độc 5÷50 20÷200 10÷100 40÷400
II: Độc vừa 50÷500 200÷2000 100÷1000 400÷4000
III: Độc nhẹ ≥500 ≥2000 ≥1000 ≥4000
IV: Loại sản phẩm không gây độc cấp khi sử dụng bình thường.



1
«Asian Development Bank,1987».
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

Page | 8

2.5. Phân loại theo công dụng
Trong các nhóm thuốc BVTV dưới đây sử dụng phổ biến hơn cả là thuốc trừ
sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ dại.
- Thuốc trừ bệnh.
- Thuốc trừ sâu.
- Thuốc trừ cỏ.
- Thuốc trừ ốc.
- Thuốc trừ nhện.
- Thuốc trừ tuyến trùng.
- Thuốc điều hòa sinh trưởng.
- Thuốc trừ chuột.
Các nhóm thuốc BVTV chỉ diệt trừ được một số loài dịch hại nhất định, chỉ
phát huy hiệu quả tối ưu trong những điều kiện nhất định về thời tiết, đất đai, cây
trồng, canh tác…
3. Các dạng của thuốc BVTV
Bảng 1.2: Các dạng thuốc BVTV
Dạng thuốc Chữ viết tắt Ví dụ Ghi chú
Nhũ dầu ND, EC Tilt 250 ND Thuốc ở thể lỏng, trong suốt.
Basundin 40EC Dễ bắt lửa cháy nổ.
DC-Trons Plus 98.8 EC


Dung dịch DD, SL, AS, L Bonanza 100 DD Hòa tan đều trong nước, không
chứa chất hóa sữa.
Baythroid 5 SL
Glyphadex 360 AS
Bột hòa nước BTN, BHN,
WP, DF, WDG,

SP
Viappla 10 BTN Dạng bột mịn, phân tán trong
nước thành dung dịch huyền
phù.
Vialphos 80 BHN
Glyphadex 360 AS
Huyền phù HP, FL, SC Appencard super 50 FL
, Carban 50 SC
Lắc đều trước khi sử dụng.
Hạt H, G, GR Basudin 10 H
Regent 0.3 G Chủ yếu rải vào đất.
Viên P Orthene 97 Pellet Chủ yếu rải vào đất, làm bả
mồi.
Deadline 4% Pellet
Thuốc phun bột BR, D Karphos 2 D Dạng bột mịn, không tan trong
nước, rắc trực tiếp.

BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 9

 Trong đó:
 ND: Nhủ Dầu, EC: Emulsifiable Concentrate.
 DD: Dung Dịch, SL: Solution, L: Liquid, AS: Aqueous Suspension.
 BTN: Bột Thấm Nước, BHN: Bột Hòa Nước, WP: Wettable Powder,
 DF: Dry Flowable, WDG: Water Dispersible Granule, SP: Soluble
Powder.
 HP: huyền phù FL: Flowable Liquid, SC: Suspensive Concentrate.
 H: hạt, G: granule, GR: granule.
 P: Pelleted (dạng viên)
 BR: Bột rắc, D: Dust.

4. Kỹ thuật sử dụng thuốc
 Sử dụng theo 4 đúng
 Đúng thuốc: Căn cứ đối tượng dịch hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông
sản cần được bảo vệ để chọn đúng loại thuốc và dạng thuốc cần sử dụng.
Việc xác định tác nhân gây hại cần sự trợ giúp của cán bộ kỹ thuật bảo vệ
thực vật hoặc khuyến nông.
 Đúng lúc: Dùng thuốc khi sinh vật còn ở diện hẹp và ở các giai đoạn dễ
mẫn cảm với thuốc, thời kỳ sâu non, bệnh chớm xuất hiện, trước khi bùng
phát thành dịch. Phun trễ sẽ kém hiệu quả và không kinh tế.
 Đúng liều lượng, nồng độ: Đọc kỹ hướng dẫn trên nhãn thuốc, đảm bảo
đúng liều lượng hoặc nồng độ pha loãng và lượng nước cần thiết cho một
đơn vị diện tích. Phun nồng độ thấp làm sâu hại quen thuốc, hoặc phun quá
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 10

liều sẽ gây ngộ độc đối với cây trồng và làm tăng tính chịu đựng, tính kháng
thuốc.
 Đúng cách: Tùy vào dạng thuốc, đặc tính thuốc và những yêu cầu kỹ thuật
cũng như nơi xuất hiện dịch hại mà sử dụng cho đúng cách. Nên phun thuốc
vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu phun vào buổi trưa, do nhiệt độ cao, tia
tử ngoại nhiều làm thuốc nhanh mất tác dụng, thuốc bốc hơi mạnh dể gây
ngộ độc cho người phun thuốc. Nên đi trên gió hoặc ngang chiều gió. Nếu
phun ở đồng xa nên đi hai người để có thể cứu giúp nhau khi gặp nạn trong
quá trình phun thuốc.













BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 11

II. Ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật.
1. Con đường phát tán của thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường.
Môi trường thành phần đất, nước, không khí là những môi trường chính nhưng
có sự tương tác và tương hỗ lẫn nhau. Sự ô nhiễm môi trường này sẽ gây tác động
đến môi trường xung quanh.

Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Các thuốc trừ sâu khi phun rải lên nông sản, lúa, hoa màu, cây ăn trái …chịu tác
động của nhiều yếu tố môi trường làm giảm hiệu lực và thất thoát. Một phần thuốc
bị phân hủy do tác động của các yếu tố vô sinh ( độ ẩm, ánh sáng, oxy…). Và yếu
tố sinh học như: tác động của vinh sinh vật trong đất, thực vật và đi vào môi
trường, một phần bị tồn lưu trong cơ thể sinh vật sâu hại. Con đường phát tán
thuốc BVTV trong môi trường được trình bày trong hình 1.1.
Thuốc trừ sâu có thể khuếch tán bằng nhiều con đường khác nhau. Khi di
chuyển ra xa, các nhóm clo hữu cơ không dễ tan trong nước nên tích tụ nhanh
chóng ở lớp trầm tích dưới đáy các vũng nước, ao hồ…Do thuốc trừ sâu có chưa
trong khí quyển nên ta thấy trong nước mưa có nồng độ bằn hoặc cao hơn nồng độ
tìm thấy trong nước sông.
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 12


Thuốc trừ sâu có thể khuếch tán bằng nhiều con đường khác nhau. Cụ thể:
Trong môi trường không khí: Khi phun thuốc trừ sâu vào môi trường không khí
bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi. Dưới tác dụng của ánh sang, nhiệt độ, gió, tính chất
hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí. Lượng tồn lưu trong
không khí sẽ khuyếch tán và có thể di chuyển xa đến nơi khác.

Hình 1.2: Chu trình của hóa chất BVTV
Trong môi trường nước: Ô nhiễm môi trường đất dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
Thuốc trừ sâu trong đất, dưới tác động của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy, lắng đọng
trong lớp bùn đáy ở sông, ao, hồ…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, thuốc trừ sâu có
thể phát hiện trong các giếng sao, hồ, suối cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km.
Thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì trong đó có khoảng 50% rơi xuống đất, sẽ
tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, một lớp lắng gọi là dư lượng gây hại đáng kể cho
cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố quan trọng để đánh giá
khả năng gây ô nhiễm môi trường.
2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường.
Khi phun thuốc BVTV cho cây trồng thường có tới hơn 50% phun rơi xuống
đất, chưa kể biện pháp bón trực tiếp. Người ta ước tính có tới hơn 90% chất sử
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 13

dụng không tiêu diệt sâu bệnh mà gây nhiễm độc cho đất nước, không khí và nông
sản. Ở trong đất, chất BVTV được keo đất và các chất hữu cơ giữ lại và sau đó sẽ
phân tán và biến đổi theo nhiều con đường khác nhau thông qua các hoạt động sinh
học của đất và tác động của các yếu tố hóa lý.
Khi phun chất BVTV lên cây, trước hết là động vật ăn cây cỏ bị nhiễm độc sau
đó những động vật này là con mồi của động vật ăn thịt tiếp theo. Cứ thế chất độc
được lan truyền trong chuỗi thức ăn, chất độc được tích lũy trong một mức cao
hơn. Trong một tài liệu phân tích người ta nhận thấy nếu nồng độ DDT trong nước
hồ là 0.02 PPM thì trong các động vật thủy sinh ở hồ là 10 PPM, trong các loài cá

ăn động vật thủy sinh này là 103 PPM, còn trong các loài cá ăn thịt và trong chim
bói cá lên đến 2000 PPM là nồng độ có thể gây nguy hiểm đến chết.
Sự tồn dư của các chất bảo vệ thực vật trong các môi trường cũng khác nhau.
Người ta nhận thấy thời gian bán hủy trong nước của DDT là 10 năm, của Dieldrin
là 20 năm, trong đất thì thời gian bán hủy còn nhiều hơn: DDT là 20 năm
Sự tích lũy của các chất BVTV bởi các sinh vật cũng là điều đáng lưu ý. Chẳng
hạn, giun đất có thể tập trung được nồng độ DDT gấp 14 lần nồng độ có trong đất
và con hàu lại có thể tập trung được 1 lượng DDT nhiều gấp 10000 đến 70000 lần
lượng DDT có trong nước biển. Ở người mắt xích cuối cùng của chuỗi thức ăn, tỷ
lệ nhiểm DDT cũng là điều đáng phải quan tâm. Người ta nhận thấy lượng DDT
trong mỡ một người Châu Âu trung bình có tới 2 PPM, con trong mỡ của một
người Mỹ trung bình lại bị nhiễm tới 13.5 PPM.
Chất bảo vệ thực vật tác động tới sinh vật một cách không phân biệt, nghĩa là
chúng không chỉ tiêu diệt sâu bọ, côn trùng có hại mà đồng thời còn tiêu diệt nhiều
loài sinh vật có ích như rắn, tôm, cua, cá…Những sinh vật có ích này thường
khống chế và ăn những sâu hại giữ cho hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng.
Bên cạnh đó dây chuyền sản xuất thuốc BVTV hiện nay của nước ta còn khá lỗi
thời. Chưa có biện pháp xử lý dứt điểm chất thải ra môi trường. Ý thức bảo vệ môi
trường của những công ty sản xuất thuốc BVTV còn kém.
Ví dụ: Vụ chôn thuốc trừ sâu xuống lòng đất của công ty nicotex Thanh Thái
(Cẩm Vân, Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Qua điều tra làm rõ cho thấy công ty đã có
những hành vi này từ nhiều năm qua nhưng không được phát hiện và xử lý.
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 14

3. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người.
Độc tính của thuốc BVTV thường phụ thuộc vào một số nhân tố như: dạng thức
sử dụng (khí, lỏng, bột, rắn), cách sử dụng (phun, rắc), và các điều kiện sử dụng.
Song yếu tố chính ảnh hưởng đến độc tính của các chất này là cách xâm nhập vào
cơ thể cũng như sự tiến triển của chúng trong cơ thể.

Thông thường, sự xâm nhập của chất độc vào cơ thể qua đường hô hấp là đáng
sợ nhất bởi lẽ không khí ở phế nang và máu đang lưu thông là nơi tiếp xúc trực
tiếp. Còn sự xâm nhập qua da phụ thuộc vào ái lực của chất độc đối với hàng rào
da, vào trạng thái của da và vào diện tích da bị nhiễm.
Sự xâm nhập qua đường tiêu hóa với liều lượng lớn ở những người tự tử, hoặc
những người nhầm lẫn là trường hợp ngoại lệ. Thực ra, qua đường tiêu hóa thông
qua ăn uống với một liều lượng nhỏ nhưng lặp lại nhiều lần mới là điều quan trọng
và đáng ngại. Một khi vào cơ thể các chất ngoại sinh này thường bị loại bỏ theo khí
thở ra, theo phân hoặc nước tiểu. Trường hợp thường gặp nhất các chất độc có thể
bị chuyển hóa một cách đặc hiệu ở trong gan. Nếu sự chuyển hóa này dẫn đến
những sản phẩm ít độc hơn, hào tan trong nước tốt hơn sẽ dễ dàng bị loại bỏ hơn.










BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 15

III.Tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
1 Số lượng và chủng loại thuốc BVTV
Ở Việt Nam, những năm 1990 trở về trước, do điều kiện hiểu biết về thuốc bảo
vệ thực vật của người dân còn hạn chế và do điều kiện kinh tế khó khăn, việc sử
dụng các hóa chất BVTV trong nông nghiệp còn rất ít. Sau đó khoảng thời gain
hơn một chục năm trở lại đây thuốc BVTV trở nên quan trọng và không thể thiếu

được trong canh tác đối với họ. Mặc dù phần lớn hoạt chất và nhiều sản phẩm sử
dụng ở Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu song số lượng và chủng loại không
ngững tăng hàng năm.
Bảng 2.1: Số lượng và giá trị thuốc BVTV ở Việt Nam
2
.
Năm Số lượng
(tấn)
Tổng giá trị Lượng dùng
(Kg a.l/ha)
Triệu USD %
Trước 1990 3500÷4000 0.3
1990 6000÷6500 9 100 0.5
1991 10000 22.5 250 0.67
1992 11600 24.5 272 0.77
1993 12400 33.4 371 0.82
1994 10190 58.9 654 0.68
1995 12883 100 1100 0.85
1996 16375 124.3 1381 1.08
1998 21217 197.0 2180 1.35
2000 33637 158.0 1756 1.95
Bảng 2.2: Tỷ lệ các loại thuốc BVTV được sử dụng tại Việt Nam
2
Loại thuốc 1991 1995 1998
Số lượng
(tấn a.l)
% Số lượng
(tấn a.l)
% Số lượng
(tấn a.l)

%
Thuốc trừ sâu
6333 85.9 4819 65.7 9591 48.4
- Phospho hữu cơ 2304 36.4 2173 46.1 3991 41.5
- Carbamate 4015 63.3 2503 52.9 3088 32.1
- Pyrethroid 8 0.2 85 1.8 2129 22.2
- Thuốc khác 4 0.1 58 1.2 383 3.2
Thuốc trừ bệnh
727 9.9 1035 13.9 5169 26.1
Thuốc trừ cỏ
316 4.2 1483 20.0 5052 25.5
Tổng số
7376 100 7337 100 19812 100


2
“Tài Liê Thng Kê Ca Cc Bo v Thc Vt, B Nông Nghip và Phát Trin Nông Thôn.”
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 16

Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích, do thay đổi cơ cấu
giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và
chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Nếu như trước năm 1985 khối
lượng thuốc BVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 đến 9.000 tấn thành phẩm quy
đổi và lượng thuốc sử dụng bình quân khoảng 0,3 kg hoạt chất /ha thì thời gian từ
năm 1991 đến nay lượng thuốc sử dụng biến động từ 25- 38 ngàn tấn. Đặc biệt
năm 2006 lượng thuốc BVTV nhập khẩu là 71.345 tấn. Cơ cấu thuốc BVTV sử
dụng cũng có biến động: thuốc trừ sâu giảm trong khi thuốc trừ cỏ, trừ bệnh gia
tăng cả về số lượng lẫn chủng loại.
2. Thực trạng về vấn đề lựa chọn hóa chất BVTV

Các dạng gia công thuốc đang thay đổi theo hướng hạn chế ảnh hưởng tới môi
trường. Nếu như trước chủ yếu dùng một số dạng truyền thống như nhũ dầu (EC),
bột thấm nước (WP), bột (D)…thì ngày nay đã có nhiều dạng gia công tiến tiến,
thân thiện hơn với môi trường như: huyền phù, đậm đặc (SC), nhũ dầu trong nước
(EW), hạt phân tán trong nước (WG)…Nhìn chung kỹ thuật gia công thành phẩm ở
Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, đạt trình độ công nghệ của các nước trong khu vực.
Mặc dù vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam chưa tổng hợp
được hoạt chất, chỉ một số nhà máy liên doanh với nước ngoài của công ty Thuốc
Sát Trùng Việt Nam, công ty Kosvida sản xuất một số hợp chất Carbamate. Hầu
hết các hoạt chất thuốc BVTV ở Việt Nam đều phải nhập.
Dự đoán nhu cầu sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam còn tiếp túc tăng vì thực tế
hoạt chất sử dụng tính trên 1 ha diện tích trồng trọt ở Việt Nam còn thấp hơn nhiều
so với các nước phát triển.
3. Vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.
Gần đây đã có khá nhiều báo cáo đề cập đế hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV
như tăng số lần và nồng độ thuốc phun, không đảm bảo thời gian cách ly, phun
định kì không theo diễn biến của dịch hại. Các hiện tượng này đã trở thành phổ
biến ở hầu hết các vùng sản xuất đặc biệt là trên cây trồng bị nhiễm nhiều sâu
bệnh.
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 17

Chi cục BVTV Hà Nội cũng thông báo rằng có 100% nông dân vùng ngoại
thành Hà Nội vẫn phun thuốc định kì để tránh rủi ro, có tới 50% nông dân tự tiện
tăng nồng độ thuốc lên gấp đôi , 70% không tuân thủ thời gian cách ly.
Ở thành phố Hồ Chí minh, theo báo cáo năm 1996 cũng khẳng định nông dan
vùng ngoại thành phải phun thuốc 20- 30 lần thuốc trên rau bắp cải, còn trên cây
nho nông dân ở Ninh Thuận phải phun tới 80 lần trên vụ.
Bên cạnh việc tăng lượng dùng và số lần sử dụng, nông dân thường tăng nồng
độ thuốc phun. Việc tăng nồng độ thuốc phun có thể xuất hiện dưới hai dạng:

- Khi phun thuốc thấy sâu không chết, nông dân có thể tăng lượng thuốc dùng
trên một bình phun.
- Nông dân vẫn giữ nguyên lượng thuốc phun, nhưng giảm lượng nước phun
theo khuyến cáo, như vậy vô hình chung họ đã tăng nồng độ thuốc phun.
Việc hỗn hợp các loại thuốc cũng là xu thế diễn ra khá phổ biến. Nông dân
thường hỗn hợp thuốc với kỳ vọng là tạo ra một loại thuốc mới có tác động rộng,
có thể trừ đồng thời nhiều loại sâu bệnh và nâng cao hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên
do thiếu kiến thức về hỗn hợp thuốc nên các hỗn hợp thường không hợp lý. Các
loại thuốc do nông dân tự hỗn hợp không có tác dụng hỗ trợ cho nhau mà đôi khi
còn làm giảm tác dụng. Thực tế trên đồng ruộng ít khi nhiều đối tượng dịch hại
xuất hiện cùng một lúc với nhau, do đó không chỉ gây lãng phí thuốc mà còn gây ô
nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến cây trồng và hệ sinh thái.
 Nguyên nhân của việc lạm dụng thuốc BVTV
- Hạn chế trong nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của người nông dân.
Nhận thức và năng lực quản lý dịch hại của người nông dân có lẽ là nguyên
nhân chủ yếu và đã được rấ nhiều báo cáo đề cập. Sự hạn chế trước hết là khả năng
nhận biết và phát hiện sớm các đối tượng hại. Phần lớn nông dân hiện nay còn hạn
chế trong việc nhận biết các loại dịch hại đặc biệt là việc phát hiện và phát hiện
sớm sự xuất hiện cũng như mức độ xuất hiện của dịch hại để tiến hành phòng trừ
kịp thời.
Nông dân không có khả năng phát hiện và lợi dụng các ký sinh thiên địch trên
đòng ruộng, cũng như đối với các đối tượng dịch hại.
BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 18

Nông dân còn hạn chế kiến thức về thuốc BVTV và sử dụng hợp lý chúng trên
đồng ruộng.
- Cơ chế sản xuất nhỏ, cá thể và có nhiều người tham gia sử dụng gây khó
khăn cho công tác giám sát và quản lý sử dụng.
- Sự lộn xộn về chủng loại, phẩm chất và giá cả gây lúng túng cho người sử

dụng.
- Công tác hướng dẫn kỹ thuật BVTV còn hạn chế.
- Công cụ phun rải thuốc kém chất lượng cũng làm giảm hiệu quả thuốc và
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng.













BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 19

KẾT LUẬN
Sử dụng thuốc BVTV vào trong ngành nông nghiệp có tác động rất lớn đến
thành công của quá trình nông nghiệp ở việt và trên thế giới, giúp đảm bảo nhu cầu
về lương thực cho con người. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc BVTV không đúng
cách, đúng liều lượng, quy trình, thời gian đã ảnh hưởng đến chính môi trường mà
chúng ta đang sống, đến sức khỏe của con người. Việc sử dụng hóa chất BVTV
đang ở mức báo động cả về số lượng và chủng loại, đặt ra cho con người một bài
toán lớn về cách tìm bước đi đúng và hợp lý cho cuộc “cách mạng xanh”về nông
nghiệp hiện tại và trong tương lai.

















BÁO CÁO ĐỒ ÁN NHẬP MÔN
Page | 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Hoàng, Kỹ thuật tổng hợp hóa chất bảo vệ thực vật, nhà xuất bản Khoa
Học và Kỹ Thuật 2005.
2. Tài liêụ thống kê của cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn.
3. Lê Ngọc Tú, Độc tố học và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ
Thuật, 07/2006
4. Tài liệu tím kiếm trên internet.

×