Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.09 KB, 9 trang )

TẠP CHÍ ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 8 - Tháng 2/2012

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
HUỲNH THÀNH NGUƠN
(*)

TĨM TẮT
Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục nói chung, cán bộ
quản lí bậc trung học phổ thơng nói riêng là nhiệm vụ có tính cấp bách và lâu dài đối với
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ này,
chúng ta cần nắm vững thực trạng cơng tác của người cán bộ quản lí giáo dục , từ đó đề
xuất những giải pháp có tính khoa học, khả thi để khơng ngừng nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lí các trường trung học phổ thơng.
ABSTRACT
Improving the quality of the teaching staff and educational administrators in general,
and educational administrators at schools in particular is an urgent and long-term task for
the improvement of quality and efficiency in education and training. To carry out this task,
we need to identify accurately and completely the standards of administrators, from which
we suggest scientific and feasible solutions to continuously improve the quality of the
managing staff at schools.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
(*)

Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả
giáo dục - đào tạo, đổi mới cơng tác quản lí
là khâu đột phá, có tính then chốt và quyết
định. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
quản lí (CBQL) đặt ra nhƣ một u cầu cấp


bách hàng đầu của việc tiếp tục đẩy mạnh
đổi mới giáo dục – đào tạo hiện nay. Văn
kiện Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ XI
cũng đã khẳng định: “Đổi mới căn bản,
tồn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hƣớng chuẩn hố, hiện đại hố, xã hội hố,
dân chủ hố và hội nhập quốc tế, trong đó,
đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển
đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu
then chốt”.
Cán bộ quản lí trƣờng học là ngƣời có
trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành


(*)
Trƣờng THPT Nhơn Trạch, Đồng Nai
chính và chun mơn, đại diện cho Nhà
nƣớc về mặt pháp lí, chịu trách nhiệm
trƣớc các cơ quan quản lí cấp trên để cụ thể
hố các chủ trƣơng, chính sách, Chỉ thị,
Nghị quyết trên bằng các Quyết định quản
lí, tác động điều khiển các thành tố trong
hệ thống nhà trƣờng nhằm thực hiện mục
tiêu, nhiệm vụ giáo dục đƣợc quy định
bằng luật pháp hoặc bằng các văn bản do
các cấp có thẩm quyền ban hành. Để đáp
ứng đƣợc vị trí, vai trò và thực hiện tốt
nhiệm vụ, đội ngũ CBQL ở các trƣờng
trung học phổ thơng (THPT) phải có đủ
những phẩm chất, năng lực cần thiết theo

tiêu chuẩn về chất lƣợng cán bộ quản lí
trƣờng THPT, chấp nhận sự thay đổi và
mạnh dạn đổi mới theo điều kiện thực tiễn
của từng địa phƣơng .
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CBQL Ở
CÁC TRƢỜNG THPT THUỘC ĐịA
BÀN HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH
ĐỒNG NAI.
2.1 Về phẩm chất và năng lực của
CBQL: Qua khảo sát tại huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai, chúng tôi nhận thấy:
Về năng lực, CBQL các trƣờng THPT đã
đáp ứng đƣợc các công việc hiện tại. Tuy
nhiên, xét góc độ trình độ quản lí lâu dài và
tính chuyên nghiệp, đội ngũ CBQL trƣờng
THPT huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai
còn nhiều hạn chế sau:
- Năng lực của đội ngũ CBQL chƣa
ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ luôn luôn
đổi mới.
- Tính chuyên nghiệp chƣa cao, đặc
biệt trong việc thực thi công vụ, khả năng
tham mƣu, đề xuất, chỉ đạo và tổ chức thực
hiện các lĩnh vực còn hạn chế.
- Trình độ năng lực, kỹ năng điều hành
quản lí còn bất cập. Đa số còn làm việc dựa
trên kinh nghiệm cá nhân, chƣa chú trọng
công tác dự báo, xây dựng chiến lƣợc và kế

hoạch hoạt động. Cung cách làm việc
thƣờng rơi vào tình trạng bị động, lúng
túng, sự vụ, tình thế. Một số CBQL trƣờng
THPT còn có tâm lí ỷ lại, thiếu chủ động,
chƣa sáng tạo, ỷ lại trông chờ vào hƣớng
dẫn của cấp trên, chậm trễ trong việc giải
quyết các vấn đề của cơ sở. Sự linh hoạt,
mạnh dạn trong công tác quản lí, khả năng
thuyết phục quần chúng còn hạn chế,
phƣơng pháp làm việc chƣa thực sự đáp
ứng yêu cầu của nhiệm vụ.
- Kiến thức về pháp luật, về tổ chức bộ
máy, về quản lí nhân sự và tài chính còn
hạn chế, do đó còn lúng túng trong thực thi
trách nhiệm và thẩm quyền. Việc chỉ đạo
các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng
còn thiếu tính hệ thống, mang tính đối phó,
kém hiệu quả.
- Việc thanh tra, kiểm tra trong nhà
trƣờng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
Chế độ báo cáo còn thiếu thƣờng xuyên và
thống nhất, số liệu thiếu độ tin cậy.
Sở dĩ có các tồn tại nêu trên đây,
nguyên nhân là do các cấp lãnh đạo chƣa
đủ thời gian đầu tƣ công sức cho công tác
đào tạo, bồi dƣỡng, rà soát, kiện toàn, luân
chuyển, bố trí, bổ nhiệm cán bộ, chƣa có
giải pháp tạo động lực cho CBQL phát huy
tài năng. Đồng thời bản thân các CBQL
trƣờng THPT chƣa ý thức sâu sắc về nhiệm

vụ của mình, chƣa xác định rõ đƣợc yêu
cầu, đòi hỏi ngày càng cao của nhiệm vụ
để tự rèn luyện, phấn đấu, còn bằng lòng
với những gì mình đã có.
2.2 Về công tác quy hoạch đội ngũ
CBQL
Ngành GD&ĐT tỉnh Đồng Nai đã xây
dựng quy hoạch CBQL của trƣờng học nói
chung và trƣờng THPT nói riêng giai đoạn
2001 – 2010 và giai đoạn 2011-2020. Để
thực hiện quá trình trên Sở GD&ĐT Đồng
Nai yêu cầu Hiệu trƣởng trƣờng THPT
trong tỉnh phải xây dựng đƣợc quy hoạch
CBQL của trƣờng mình. Hàng năm, Sở
GD-ĐT Đồng Nai tổ chức khảo sát nhu cầu
công việc bồi dƣỡng CBQL trƣờng học,
phối hợp với các học viện quản lí giáo dục
và trƣờng CBQL giáo dục TP hồ Chí Minh
để xây dựng nội dung bồi dƣỡng cho các
CBQL. Công tác bồi dƣỡng CBQL trƣờng
THPT tỉnh Đồng Nai đƣợc tiến hành đồng
thời với công tác bồi dƣỡng giáo viên. Sở
GD & ĐT cũng đã xây dựng kế hoạch đào
tạo, bồi dƣỡng cho CBQL trƣờng THPT,
trong đó quy định tất cả các CBQL mới
đƣợc đề bạt, bổ nhiệm chậm nhất trong
vòng 02 năm phải tham dự lớp bồi dƣỡng
CBQL tại Trƣờng Cán bộ QLGD thuộc Bộ
GD&ĐT. Qua khảo sát cho thấy số CBQL
đã đƣợc bổ nhiệm đƣợc bồi dƣỡng sau khi

HUỲNH THANH NGUƠN

bổ nhiệm là 8/8. Tuy nhiên, hình thức và
thời gian đào tạo, bồi dƣỡng chƣa đa dạng,
chƣa phù hợp với thực tiễn hoạt động của
CBQL các trƣờng THPT trên địa bàn. Nội
dung đào tạo, bồi dƣỡng chƣa theo kịp với
những đổi mới của giáo dục phổ thông,
chƣa gắn liền với yêu cầu xây dựng một
đội ngũ chuẩn hoá, hiện đại hoá phục vụ
nhu cầu của sự nghiệp đổi mới. Nhƣ vậy,
việc quản lí công tác đào tạo, bồi dƣỡng
CBQL các trƣờng THPT huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai hiệu quả chƣa cao.
Nhu cầu đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chƣa trở
thành nhu cầu tự thân của mỗi CBQL. Một
số CBQL trƣờng THPT tham gia các khoá
đào tạo, bồi dƣỡng nhằm mục đích tiêu
chuẩn hoá chứ chƣa xuất phát từ nhu cầu
công việc hàng ngày, chƣa thực sự gắn kết
việc đào tạo, bồi dƣỡng trong trƣờng lớp
với việc tự bồi dƣỡng, rèn luyện trong thực
tiễn công tác.
2.3 Về việc đánh giá, tuyển chọn, bổ
nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển đội ngũ
CBQL
Đội ngũ CBQL các trƣờng THPT
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trƣởng
thành và đƣợc tuyển chọn chủ yếu từ hoạt
động thực tiễn của họ trong nhà trƣờng

cùng với việc theo dõi, đánh giá của cơ
quan quản lí nhân sự. Tất cả đều là những
giáo viên đã đạt chuẩn, giáo viên giỏi theo
quy định trong Điều lệ trƣờng THPT và đạt
các tiêu chuẩn khác theo quy định của Nhà
nƣớc và của địa phƣơng. Do vậy, việc đánh
giá, tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm,
luân chuyển CBQL các trƣờng THPT
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã đƣợc
các cấp có thẩm quyền thực hiện theo đúng
quy định, đúng thủ tục, có sự phối kết hợp
giữa quản lí ngành, quản lí theo lãnh thổ và
sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng. Thông qua
việc tuyển chọn, đánh giá, bổ nhiệm, luân
chuyển, sử dụng, bố trí đội ngũ này phát
triển năng lực, sở trƣờng. Từ đó ngành
GD&ĐT tỉnh Đồng Nai tiếp tục củng cố
kiện toàn tổ chức bộ máy theo tinh thần
Nghị quyết TW 7 (Khoá VIII), nâng cao
năng lực lãnh đạo và chất lƣợng công tác;
đồng thời làm căn cứ xây dựng quy hoạch
đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện các chế độ,
chính sách đối với CBQL. Qua đó, xây
dựng đƣợc đội ngũ CBQL vững vàng về
chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong
sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, có
tinh thần trách nhiệm và năng lực hoạt
động, sáng tạo. Chính vì vậy, cơ quan quản
lí của đội ngũ CBQL trƣờng THPT hiểu rõ
hơn về cán bộ, chủ động xây dựng kế

hoạch, biện pháp quản lí đội ngũ CBQL
trƣờng THPT của ngành.
Tuy nhiên, việc đánh giá, tuyển chọn,
bổ nhiệm, miễn nhiễm, luân chuyển đội
ngũ CBQL trƣờng THPT huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai còn những bất cập
cần khắc phục. Kết quả đánh giá, xếp loại
cán bộ ít có tác dụng trong việc động viên,
khuyến khích, giáo dục cán bộ. Các tiêu
chí đánh giá còn chung chung, thiếu các
tiêu chí đặc thù nghề nghiệp, không dựa
vào hiệu quả công việc, chƣa căn cứ vào
từng vị trí công tác, đặc thù từng địa
phƣơng, từng trƣờng. Vì vậy, chƣa khuyến
khích sáng tạo lao động, chƣa tạo nên
những động lực lớn cho đội ngũ CBQL.
2.4 Về chế độ, chính sách đối với đội
ngũ CBQL
UBND tỉnh Đồng Nai và Sở GD&ĐT
Đồng Nai đã chỉ đạo và thực hiện đầy đủ
các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà
nƣớc đối với đội ngũ CBQL các trƣờng
THPT của tỉnh nói chung và của huyện
Nhơn trạch nói riêng.Việc tổ chức và thực
hiện các chế độ chính sách của Đảng, Nhà
nƣớc và của địa phƣơng đã hiệu quả thiết
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

thực đối với việc góp phần nâng cao chất
lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng THPT

huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. điều đó
đƣợc thể hiện qua hiệu quả của việc đào
tạo, bồi dƣỡng CBQL trƣờng THPT và
việc tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển CBQL trƣờng THPT.
Bên cạnh đó, việc thực hiện chế độ, chính
sách đối với đội ngũ CBQL các trƣờng
THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
vẫn còn bộc lộ sự bất hợp lý, chƣa thoả
đáng, chƣa tạo đƣợc động lực đủ mạnh để
phát huy tiềm năng của đội ngũ và nâng
cao hiệu quả sử dụng, khác phục hạn chế,
yếu kém. Cụ thể:
- Hệ thống các chính sách đãi ngộ theo
hƣớng “dàn hàng ngang”, không chú ý đến
kết quả và năng lực thực hiện chuyên môn
nghiệp vụ dẫn đến nảy sinh tƣ tƣởng trung
bình chủ nghĩa.
- Chƣa có các chế độ khuyến khích
CBQL trƣờng THPT tự học, tự nâng cao
năng lực khiến cho không ít CBQL trƣờng
THPT ít chịu tự học tự bồi dƣỡng nâng cao
năng lực.
- Việc chăm lo cung cấp, hỗ trợ các
điều kiện, phƣơng pháp giúp CBQL trƣờng
THPT tự học tự nghiên cứu và chỉ đạo các
hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng còn
hạn chế. Kinh phí chi cho công tác quản lí
còn thấp. Công tác xã hội hoá trong đào tạo,
bồi dƣỡng đội ngũ CBQL các trƣờng THPT

trên địa bàn chƣa phát huy hết tiềm năng
một địa bàn có sự phát triển về kinh tế.
- Công tác kiểm tra, đánh giá, khen
thƣởng, kỷ luật còn mang nặng tính hình
thức, chạy theo thành tích và thiếu các
chính sách hậu đánh giá. Vì vậy, ít có tác
dụng trong việc động viên, khuyến khích,
giáo dục CBQL trƣờng THPT. Công tác
khen thƣởng, kỉ luật còn có điểm chƣa tốt,
ít có tác dụng. Việc khen thƣởng, bình xét
thi đua bị khống chế theo tỉ lệ hoặc chỉ
tiêu, không căn cứ vào quá trình và thực
chất CBQL. Chế độ khen thƣởng ít, chƣa
chú trọng đến vật chất, chƣa hợp lí nên
chƣa có tác dụng lớn đối với việc thúc đẩy,
động viên CBQL trƣờng THPT.
Việc thực hiện các chế độ, chính sách
đối với đội ngũ CBQL trƣờng THPT huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bƣớc đầu đã có
tác dụng thiết thực trong việc nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, động viên khuyến
khích đội ngũ CBQL trƣờng THPT nỗ lực
lao động, sáng tạo, cống hiến cho ngành,
cho địa phƣơng. Tuy nhiên, hệ thống chế
độ, chính sách này còn bị động, thiếu đồng
bộ chƣa tạo đƣợc động lực để tập hợp, thu
hút nhân tài, những ngƣời làm việc có hiệu
quả. Vì vậy, cần đƣợc hoàn thiện, điều
chỉnh, bổ sung nhằm tác động thiết thực
vào đội ngũ CBQL trƣờng THPT, đem lại

hiệu quả quản lí cao hơn.
2.5 Về việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ CBQL
Các trƣờng THPT huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai đã sâu sát, kịp thời, đúng
trọng tâm, thể hiện sự quyết tâm của Đảng
bộ, chính quyền, nhân dân và ngành
GD&ĐT Đồng Nai trong việc thực hiện
đƣờng lối chiến lƣợc của Đảng, thực hiện
chiến lƣợc phát triển giáo dục và chấn hƣng
đất nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn
bộc lộ một số thiếu sót làm hạn chế hiệu
quả của công việc nâng cao chất lƣợng đội
ngũ CBQL. Việc tổ chức kiểm tra, đôn đốc,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Nghị
quyết, Chỉ thị của các cấp quản lí cũng còn
nhiều bấp cập. Các cấp uỷ còn chƣa có
những nghị quyết chuyên đề về công tác
đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội
ngũ CBQL. Việc phối hợp hoạt động giữa
các ngành, các cấp chƣa đồng bộ, thiếu chặt
HUỲNH THANH NGUƠN

chẽ nên hiệu quả của hoạt động nâng cao
chất lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng
THPT huyện Nhơn Trạch chƣa cao.
Vì vậy, việc đề xuất và thực hiện các
giải pháp quản lí chủ yếu nhằm tăng cƣờng
sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao

chất lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng
THPT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai là
một nhu cầu cấp thiết.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CBQLGD Ở CÁC
TRƢỜNG THPT HUYỆN NHƠN
TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI
3.1. Nâng cao chất lượng công tác
xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, sử
dụng, luân chuyển cán bộ cán bộ quản lí
Quy hoạch cán bộ là sự chuẩn bị xây
dựng lực lƣợng đội ngũ cán bộ làm cơ sở
để bố trí, sắp xếp cán bộ theo kế hoạch,
theo dự kiến và liên quan chặt chẽ đến các
khâu của công tác cán bộ nhƣ đào tạo, bố
trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Tuyển
chọn CBQL các trƣờng THPT là nhằm
phát hiện ngƣời có "tâm", "tầm" và "tài"
để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công
tác quản lí nhà trƣờng. Tuyển chọn CBQL
các trƣờng THPT phải lựa chọn trong số
nguồn quy hoạch CBQL và nhu cầu thực tế
của mỗi nhà trƣờng. Tuyển chọn đúng sẽ
góp phần duy trì sự ổn định và phát triển
nhà trƣờng, ngƣợc lại nếu tuyển chọn sai sẽ
gây tƣ tƣởng hoài nghi không những đối
với tập thể lãnh đạo mà còn mất lòng tin
đối với giáo viên, nhân viên nhà trƣờng.

Tuyển chọn CBQL trƣờng THPT phải đảm
bảo "chuẩn" do cấp có thẩm quyền ban
hành; phải dựa trên nguyên tắc công khai,
dân chủ và thu thập đầy đủ các thông tin,
nhằm trọng dụng ngƣời có tài, có đức, có
năng lực quản lí thực sự.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân
chuyển, sử dụng CBQL các trƣờng THPT
phải căn cứ vào Quyết định số
27/2003/NĐ-TTg ngày 19/02/2003 của
Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức,
miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo.
Việc bổ nhiệm CBQL trƣờng THPT đƣợc
tiến hành khi có nhu cầu, nhƣng là một
công việc quan trọng trong công tác cán
bộ. Bởi ngƣời CBQL là ngƣời góp phần
quyết định đến chất lƣợng, hiệu quả của tổ
chức và hoạt động của nhà trƣờng. Do đó,
việc lựa chọn và bổ nhiệm CBQL có đủ
phẩm chất và năng lực cho các nhà trƣờng
vừa củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy,
nâng cao năng lực lãnh đạo và chất lƣợng
công tác, vừa làm căn cứ để các cấp quản lí
xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng và
thực hiện các chính sách đối với cán bộ.
Việc miễn nhiệm CBQL các trƣờng THPT
nhằm củng cố và tăng cƣờng sức mạnh bộ
máy quản lí, tạo môi trƣờng lành mạnh cho
nhân tố mới phát triển; miễn nhiệm đúng

đối tƣợng, đúng thời điểm là đem lại niềm
tin cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trƣờng và còn có tác dụng giáo dục cán
bộ. Việc giáng cấp, hạ bậc quản lí, hạ bậc
công chức đối với cán bộ quản lí giáo dục
ít xảy ra, nhƣng vấn đề này phải thƣờng
xuyên đƣợc quán triệt nhƣ một biện pháp
có tính ngăn ngừa, răn đe nhằm góp phần
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản
lí. Luân chuyển CBQL sẽ khắc phục đƣợc
tình trạng quan liêu, trì trệ, kinh nghiệm,
chủ quan, không chịu đổi mới, từ đó tự
thân chủ động rèn luyện, phấn đấu trong
hoàn cảnh mới, môi trƣờng mới.
3.2. Sử dụng cán bộ quản lí
Đây là một khâu quan trọng của việc
nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ trong
điều kiện hiện nay. Sử dụng đúng chỗ,
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

đúng năng lực, sở trƣờng sẽ phát huy đƣợc
năng lực và phẩm chất của ngƣời cán bộ.
Sử dụng cán bộ không đúng năng lực, theo
định kiến và ý muốn chủ quan của cá nhân,
không những không phát huy đƣợc năng
lực của cán bộ mà làm tổn hại đến chất
lƣợng của cơ sở giáo dục. Sử dụng cán bộ
là cả một nghệ thuật của ngƣời đứng đầu
và của các cấp quản lí trực tiếp cán bộ;
phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá cán

bộ là việc làm thƣờng xuyên; phải ngăn
ngừa kịp thời các biểu hiện làm giảm lòng
tin đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và
học sinh nhà trƣờng.
3.3. Đổi mới công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ quản lí
Đây là giải pháp nhằm khắc phục mặt
tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi
con ngƣời, bù đắp những thiếu hụt, khiếm
khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình
hoạt động. Quá trình đào tạo, bồi dƣỡng là
quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển
toàn diện trong mỗi con ngƣời. Phẩm chất,
trình độ, năng lực của cán bộ quản lí không
chỉ đƣợc rèn luyện trong thực tiễn mà còn
kết hợp với việc thƣờng xuyên đƣợc cung
cấp, bồi dƣỡng tri thức và phƣơng pháp
làm việc, phƣơng pháp quản lí.
Đối với cán bộ đƣơng chức thì việc
đào tạo, bồi dƣỡng là yêu cầu tất yếu. Phải
kết hợp vừa bồi dƣỡng tập trung theo kế
hoạch và tự bồi dƣỡng, trong đó coi trọng
việc tự bồi dƣỡng là điều kiện tốt nhất để
nâng cao phẩm chất, năng lực. Có kế hoạch
bồi dƣỡng thƣờng xuyên, định kì theo hình
thức tập trung, tại chức, tự bồi dƣỡng, trao
đổi kinh nghiệm. Đa dạng hoá hình thức
bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng.
Đối với CBQL trong quy hoạch thì
công tác đào tạo, bồi dƣỡng trƣớc và sau

quy hoạch đều có ý nghĩa quan trọng. Trƣớc
quy hoạch, việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
để tạo nguồn đƣa vào quy hoạch. Trình độ
cán bộ đƣợc đào tạo càng cao thì nguồn cán
bộ đƣa vào quy hoạch càng phong phú và
có chất lƣợng. Không có nguồn cán bộ đã
đƣợc đào tạo sẽ phải quy hoạch gƣợng ép
hoặc làm một cách hình thức. Sau quy
hoạch, việc đào tạo, bồi dƣỡng có vai trò
quyết định kết quả thực hiện quy hoạch.
Xây dựng xong quy hoạch mới là bƣớc khởi
đầu, sau đó sẽ là một quá trình phải đào tạo,
bồi dƣỡng, thử thách, rèn luyện đối với cán
bộ trong quy hoạch. Vì vậy, khi tiến hành
quy hoạch cán bộ hàng năm, cần lựa chọn
những giáo viên có trình độ chuyên môn
vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với nghề
nghiệp, thời gian công tác trong ngành ít
nhất 5 năm trở lên, có tinh thần cống hiến,
có uy tín trong cán bộ, giáo viên. Việc đào
tạo bồi dƣỡng phải gắn với bố trí, sử dụng
cán bộ sau đào tạo bồi dƣỡng.
3.4. Thực hiện chế độ chính sách đối
với cán bộ quản lí
Là một giải pháp quan trọng, nhằm
phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ
CBQL. Thực hiện đầy đủ các chế độ về
lƣơng và các loại phụ cấp theo quy định
hiện hành. Đầu tƣ thoả đáng cho việc đào
tạo, bồi dƣỡng CBQL các trƣờng THPT,

cần kết hợp đào tạo bồi dƣỡng những kiến
thức mang tính hàn lâm với tham quan học
tập các mô hình, điển hình tiên tiến. Có
chính sách hỗ trợ cho CBQL đào tạo nâng
cao trình độ học vấn, trình độ chính trị.
Đầu tƣ kinh phí, trang bị các phƣơng tiện,
điều kiện làm việc cho CBQL các nhà
trƣờng theo hƣớng hiện đại hoá đáp ứng
với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
hiện nay. Cần sớm ban hành các văn bản
hƣớng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối
với nhà giáo, nhà trƣờng. Giao quyền tự
chủ về quản lí tổ chức bộ máy, quản lí
ngân sách cho các trƣờng học theo Nghị
HUỲNH THANH NGUƠN

định 43 của Chính phủ để nâng cao tinh
thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lí
các nhà trƣờng. Đổi mới công tác thi đua,
khen thƣởng để việc đánh giá mức độ tiến
bộ của các nhà trƣờng gắn với vai trò, trách
nhiệm CBQL. Có biện pháp mạnh đối với
những CBQL không hoàn thành nhiệm vụ,
có vi phạm ảnh hƣởng tới uy tín nhà
trƣờng, uy tín của ngƣời CBQL. Chính
sách cán bộ đƣợc thực hiện thống nhất từ
Trung ƣơng đến cơ sở, tuy nhiên tuỳ tình
hình thực tế của từng địa phƣơng để có
chính sách ƣu đãi đối với CBQL giỏi, đào
tạo thu hút nhân tài, chính sách cán bộ nữ

Phải xem quản lí là một nghề, vì vậy
cần đƣợc đào tạo và quan tâm nhƣ những
nghề khác. Đào tạo trƣớc khi bổ nhiệm, bổ
nhiệm gắn với quyền lợi và trách nhiệm và
cần có chính sách thoả đáng. Bên cạnh đó,
cần xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ
công tác quản lí. Trong thời đại bùng nổ
thông tin và hội nhập quốc tế, thì thông tin
cùng với tri thức là cơ sở cho việc ra các
quyết định quản lí. Thông tin giúp cho
CBQL có những cơ sở dữ liệu đồ sộ liên
quan đến nhà trƣờng, nhà giáo, ngƣời học,
môi trƣờng giáo dục bên trong và môi
trƣờng bên ngoài; các chủ trƣơng chính
sách liên quan đến phát triển đất nƣớc, phát
triển giáo dục và đào tạo; các thông tin về
giáo dục toàn cầu
3.5. Đổi mới công tác đánh giá cán bộ
quản lí
Là một giải pháp để không ngừng nâng
cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách
mạng, năng lực và hiệu quả công tác của
cán bộ, là một trong những căn cứ để tuyển
chọn, xây dựng quy hoạch, đào tạo bồi
dƣỡng, bố trí sử dụng, bổ nhiệm, miễn
nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng, kỉ luật
và thực hiện các chế độ chính sách đối với
CBQLGD.
Đánh giá chính xác cán bộ là cơ sở
vững chắc để đào tạo và sử dụng hợp lí cán

bộ, tạo ra động lực để cán bộ đảng viên
cống hiến sức lực, tâm trí hoàn thành tốt
nhiệm vụ đƣợc giao. Đánh giá cán bộ không
đúng, không chính xác dẫn đến sử dụng cán
bộ một cách tuỳ tiện, làm mất đi động lực
phấn đấu của từng cá nhân, có khi làm xáo
trộn tâm lí của cả một tập thể, gây nên sự
trầm lắng, trì trệ trong công việc. Bởi vậy
đánh giá cán bộ phải đƣợc xem xét thực
hiện thống nhất trên nền tảng những quan
điểm và phƣơng pháp đúng đắn, khoa học.
Để đánh giá cán bộ, cần lƣợng hoá chi
tiết tiêu chuẩn CBQL để các cấp quản lí
khi triển khai đánh giá sẽ thu đƣợc kết quả
chính xác hơn, khách quan hơn. Bộ
GD&ĐT đã ban hành thông tƣ số
29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 về
việc Quy định Chuẩn hiệu trƣởng trƣờng
THCS, trƣờng THPT và trƣờng phổ thông
có nhiều cấp học. Quy định nêu rõ đối
tƣợng tham gia đánh giá gồm: thủ trƣởng
cơ quan quản lí trực tiếp; giáo viên, cán bộ,
nhân viên nơi cán bộ công tác và tự đánh
giá của chính cán bộ quản lí đó.
3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng đối với việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lí
Là một giải pháp có tính nguyên tắc.
Các cấp uỷ Đảng lãnh đạo công tác cán bộ,
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ thông

qua đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách,
thông qua các tổ chức Đảng và đội ngũ
đảng viên. Các cấp uỷ Đảng kiểm tra, giám
sát việc thực hiện Nghị quyết, Chủ trƣơng,
Chính sách của Đảng về công tác cán bộ.
Vì vậy, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp
uỷ Đảng trong việc nâng cao chất lƣợng
đội ngũ CBQL trƣờng THPT là một yếu tố
quan trọng có ý nghĩa quyết định trong
việc làm cho đội ngũ CBQL trƣờng THPT
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, mạnh
về chất lƣợng, ngang tầm với yêu cầu
nhiệm vụ, phù hợp với xu thế phát triển
kinh tế - xã hội địa phƣơng, góp phần đắc
lực vào nhiệm vụ đổi mới giáo dục – đào
tạo và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hóa đất nƣớc.
4. KẾT LUẬN
Để đạt đƣợc mục đích nâng cao chất
lƣợng đội ngũ CBQL các trƣờng THPT
trong giai đoạn hiện nay cần phải nghiên
cứu thực trạng nhiều mặt để đánh giá
khách quan hơn. Bài viết này là một thông
tin, một khía cạnh để khảo sát nghiên cứu.
Tuy chƣa toàn diện bao quát hết thực trạng
(vì thời lƣợng có hạn) nhƣng đề tài này
cùng với yếu tố về chất lƣợng (phẩm chất
và năng lực) của đội ngũ CBQL trƣờng

THPT nếu đƣợc áp dụng trong giai đoạn
hiện nay theo các tiêu chí sẽ có tác dụng
tích cực nâng cao chất lƣợng đội ngũ
CBQL trƣờng THPT huyện Nhơn Trạch
nói riêng, tỉnh Đồng Nai nói chung trở
thành hiện thực. Bên cạnh sự phấn đấu nỗ
lực của đội ngũ CBQL và đội ngũ nhà giáo
trƣờng THPT, còn phải kể đến vai trò quan
trọng và sự quan tâm chỉ đạo của Bộ
GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phƣơng, Sở GD&ĐT và nhân dân sẽ
tạo sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự nghiệp
giáo dục phát triển bền vững.





TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 29/2009/TT-BGD ĐT của Bộ GD&ĐT về ban
hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, THPT và trường phổ thông có
nhiều cấp học.
2. Nguyễn Quốc Chí , Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Đại cương về quản lí, Giáo trình
cho các lớp Cao học quản lí Giáo dục, Trƣờng Đại học sƣ phạm – Trƣờng Cán bộ
quản lí giáo dục, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị 40/CT-TW của Ban bí thư khoá IX về xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL.
4. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí nhà trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.

5. Luật Giáo dục (2005, sửa chữa bổ sung năm 2009), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
6. Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sâm (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.

×