Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

chăm sóc bệnh nhân cắt túi mật nội soi toàn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 42 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA ĐIỀU DƢỠNG





Nguyễn Thị Hồng Thúy
Mã sv: B00189





CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
CẮT TÚI MẬT NỘI SOI



CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH












Hà Nội - Tháng 1 năm 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
Khoa Điều dƣỡng
===========٭٭٭============


Nguyễn Thị Hồng Thúy
Mã sinh viên: B00189



CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
CẮT TÚI MẬT NỘI SOI

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VLVH


Người hướng dẫn: Bs. Nguyễn Ngọc Khánh




HÀ NỘI – Tháng 1 năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo đại

học, Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện cho tôi
được học tập, rèn luyện và phấn đấu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gs.Ts. Phạm Thị Minh Đức, Trưởng khoa Điều
dưỡng Trường Đại học Thăng Long, người thầy đã bỏ nhiều công sức giảng
dạy, hướng dẫn nhiệt tình chỉ bảo cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các bác sĩ và điều dưỡng viên tại Bệnh viện Xanh Pôn đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu và thực hiện chuyên đề này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn bác sĩ Nguyễn Ngọc Khánh mặc dù rất
bận rộn với công việc nhưng đã giành nhiều thời gian hướng dẫn chỉ bảo, cung
cấp tài liệu và những kiến thức quý báu giúp tôi thực hiện chuyên đề này.
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các giáo sư, phó giáo sư, tiến
sỹ trong hội đồng đã thông qua chuyên đề và hội đồng chấm khóa luận tốt
nghiệp đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt chuyên
đề.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè…
những người đã luôn cổ vũ, động viên và ủng hộ trong quá trình tôi thực hiện
chuyên đề
Hà Nội, tháng 1 năm 2013
Nguyễn Thị Hồng Thúy

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Giải phẫu hình thể ngoài túi mật: …………………………………. 3
Hình 2: Giải phẫu hình thể trong túi mật: ………………………………… 4
Hình 3: Đường mật ngoài gan: …………………………………………… 5
Hình 4: Người bệnh sau phẫu thuật: ……………………………………….23
Hình 5: Bộ dụng cụ thay băng: ……………………………………………. 24



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
1. Giải phẫu đường mật và chức năng sinh lý túi mật: 3
1.1.Giải phẫu cấu trúc túi mật, ống túi mật: 3
1.1.1. Túi mật: 3
1.1.2. Ống túi mật: 4
1.1.3. Mạch máu thần kinh: 4
1.1.4. Tam giác gan mật: 5
1.2. Giải phẫu đường mật ngoài gan: 5
1.2.1. Ống gan: 5
1.2.2. Ống mật chủ: 6
1.3. Chức năng sinh lý của túi mật: 6
1.3.1. Dự trữ và cô đặc dịch mật: 6
1.3.2. Chức năng bài tiết: 7
1.3.3. Chức năng vận động: 7
2. Sỏi túi mật, nguyên nhân hình thành và các phương pháp điều trị ……….8
2.1. Sỏi túi mật và nguyên nhân hình thành sỏi: 8
2.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sỏi túi mật: 9
2.3. Tình hình mắc sỏi túi mật trên thế giới và Việt Nam: 10
2.4. Các phương pháp điều trị sỏi túi mật: 11
2.5. Chỉ định và chống chỉ định với cắt túi mật nội soi: 12
2.6. Biến chứng của cắt túi mật nội soi: 13
2.7. Theo dõi biến chứng sau mổ: 18
3. Chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi túi mật: 19
3.1. Vai trò của việc chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi túi mật: 19
3.2. Quy trình chăm sóc người bệnh sỏi túi mật: 19
3.2.1. Nhận định tình trạng người bệnh: 19
3.2.2. Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng: 19
3.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc: 20

3.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: 21
3.2.5. Lượng giá: 25
3.3. Bệnh án chăm sóc bệnh nhân cắt túi mật nội soi: 25
KẾT LUẬN: 31


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sỏi túi mật là bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở các nước Âu-Mỹ, thường xuất
hiện ở độ tuổi trung niên và có tần suất tăng dần theo tuổi. Tỉ lệ sỏi túi mật ở
nữ giới gấp đôi so với nam giới, nhưng tuổi càng lớn tỉ lệ này càng giảm. Sỏi
túi mật là kết quả của tình trạng “quá bão hoà” của một trong ba thành phần
sau của dịch mật: Cholesterol, sắc tố mật, muối can-xi trong dịch mật. Nguyên
nhân của tình trạng quá bão hoà này hiện nay vẫn chưa được hiểu tường tận,
nhưng có điều chắc chắn rằng sự hình thành sỏi túi mật có liên quan đến sự ứ
đọng dịch mật và sự hiện diện của vi trùng trong dịch mật.
Sỏi túi mật có thể gây ra các tình trạng như: viêm túi mật phù nề, viêm mũ
túi mật, viêm hoạt tử túi mật do sỏi kẹt cổ túi mật, ung thư túi mật và tắc ruột.
Viêm túi mật do sỏi có thể điều trị ổn định bằng nội khoa nhưng dễ tái phát,
cũng có trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa dẫn đến biến chứng
nặng như viêm hoại tử túi mật, viêm tụy hoại tử tỷ lệ tử vong cao. Cho đến nay
cắt túi mật là biện pháp triệt để và hoàn hảo nhất điều trị sỏi túi mật khi điều
kiện cho phép vì nó vừa giải quyết được triệu chứng vừa loại bỏ được nguyên
nhân gây bệnh, đồng thời mổ cắt túi mật sớm trong viêm túi mật cấp sẽ giảm
được nguy cơ biến chứng cũng như tái phát bệnh, giảm ngày nằm viện và giảm
chi phí điều trị. Cùng với sự tiến bộ của kỹ thuật, trang thiết bị, máy móc và
kinh nghiệm của phẫu thuật viên, cắt túi mật nội soi ngày càng được áp dụng
phổ biến trong cấp cứu để điều trị bệnh lý sỏi túi mật.
Phương pháp phẫu thuật cắt túi mật nội soi có những ưu điểm là: có tính
thẩm mỹ, giảm được đau đớn cho bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu, bệnh

nhân hồi phục nhanh sau khi mổ và thời gian nằm viện ngắn… nhưng vẫn có
thể có biến chứng như: chảy máu, nhiễm khuẩn, tổn thương đường mật, rò mật.
Những biến chứng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục cũng như sức khỏe sau này của người
bệnh, điều này đòi hỏi người điều dưỡng phải có trình độ chuyên môn cao
cùng với kinh nghiệm phong phú để có thể phụ giúp bác sĩ phát hiện và xử lí
kịp thời các tai biến đồng thời nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sau
mổ. Vì vậy việc thực hiện chuyên đề “Chăm sóc người bệnh cắt túi mật nội
soi” là cần thiết nhằm cung cấp thêm kiến thức giúp ích cho điều dưỡng viên
trong việc chăm sóc người bệnh sau mổ cắt túi mật nội soi, chuyên đề bao gồm
những nội dung sau:
1. Đặc điểm giải phẫu đƣờng mật và chức năng sinh lý của túi mật.
2. Bệnh lý của túi mật
3. Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi túi mật
bằng phẫu thuật nội soi.
1. GIẢI PHẪU ĐƢỜNG MẬT VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ TÚI MẬT
1.1. Giải phẫu cấu trúc túi mật, ống túi mật
1.1.1. Túi mật

Hình 1: Hình thể ngoài túi mật
Túi mật là một thành phần của đường dẫn mật ngoài gan, là nơi dự trữ và
cô đặc dịch mật trước khi đổ vào tá tràng. Túi mật có hình quả lê, nằm ở mặt
dưới gan, ngay phía ngoài thùy vuông, trong một diện lõm rộng gọi là hố túi
mật. Phúc mạc che phủ mặt dưới gan và mặt tự do của túi mật. Túi mật ở phía
dưới liên quan với đại tràng và tá tràng.
Túi mật bình thường dài 8 - 10 cm, rộng 3 - 4 cm, dung tích trung bình
chứa khoảng 20 - 60 ml dịch mật. Túi mật được chia làm 3 phần:
- Đáy túi mật: ở phía trước, ngay chỗ khuyết của bờ trước gan (khuyết túi
mật). Đáy túi mật tròn, mịn, là phần duy nhất của túi mật bao giờ cũng được
phúc mạc bao bọc toàn bộ, nó liên quan trực tiếp với thành bụng trước.

- Thân túi mật: chạy từ trên xuống dưới, ra sau và sang trái, có 2 mặt: mặt
trên và mặt dưới.
- Cổ túi mật : đầu trên cổ túi mật nối và gấp với thân túi mật tạo nên phình ra
tạo thành một bể con (còn gọi là bể Hartman).
Hình 2: Hình thể trong túi mật
Mặt trong của túi mật không phẳng, có nhiều nếp niêm mạc để túi mật có thể
co giãn được, có nếp niêm mạc lõm xuống tạo thành các hốc (gọi là túi
Luschka) ở hai đầu của phễu túi mật có hai van do các nếp niêm mạc nổi gờ
lên, van này được tạo nên do chỗ gấp của thân túi mật vào cổ túi mật và cổ túi
mật vào ống túi mật [10][15].
1.1.2. Ống túi mật
Dưới cổ túi mật là ống túi mật, dẫn mật từ túi mật xuống ống mật chủ, ống
túi mật dài khoảng 3 cm, mặt trong ống là niêm mạc có hình xoắn ốc (van
Heister). Đường mật chính niêm mạc không có van, ống này chạy chếch và
ống túi mật tạo thành góc mở ra sau. Khi tới ống gan chung thì chạy sát cạnh
nhau khó tách rời nhau nhất là 2 đoạn 2 ống dính vào nhau 2 - 3 mm rồi hợp
lưu nhau tạo thành ống mật chủ.
Mặt trong của ống túi mật có nhiều nếp niêm mạc tạo thành nhiều van dính liền
vào nhau trong một đường xoáy ốc tạo thành các van xoắn (van Heister), van
này có tác dụng điều chỉnh lưu lượng mật chảy từ túi mật xuống ống mật chủ
[15].
1.1.3. Mạch máu và thần kinh
- Động mạch:
Túi mật được nuôi dưỡng bởi động mạch túi mật. Động mạch túi mật là
một nhánh của động mạch gan phải. Động mạch túi mật sẽ ngắn khi tách từ
ngành phải của động mạch gan và sẽ dài khi tách ở động mạch gan chạy ở phía
trước hoặc phía sau ống gan [15].
- Tĩnh mạch:
Các tĩnh mạch của túi mật được chia thành 2 nhóm: nông và sâu.
+ Các tĩnh mạch nông: đi theo các động mạch và bắt nguồn từ nửa dưới của

túi mật, sau đó thường hội nhập vào thành hai thân mạch nhỏ, các thân tĩnh
mạch này đổ vào nhánh phải của tĩnh mạch cửa.
+ Các tĩnh mạch sâu: đi từ phần túi mật nằm trong hố túi mật xâm nhập sâu
vào nhu mô gan và trở thành những tĩnh mạch cửa phụ [15].
- Thần kinh: chi phối hoạt động túi mật là các nhánh thần kinh xuất phát từ
đám rối dương, đi dọc theo động mạch gan, trong đó các nhánh vận động đi từ
dây thần kinh phế vị và các nhánh thần kinh giao cảm [15].
1.1.4. Tam giác gan mật
Tam giác gan mật được tạo bởi: ống túi mật, ống gan chung, rãnh ngang
của rốn gan, trong tam giác này có động mạch túi mật. Khi phẫu thuật cắt túi
mật phải cặp động mạch túi mật trong tam giác này gần cổ túi mật, cần chú ý
tránh làm tổn thương động mạch gan, ống mật chủ và tĩnh mạch cửa [15].
1.2. Giải phẫu đƣờng mật ngoài gan
1.2.1. Ống gan
Hình 3: Đường mật ngoài gan

×