1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. QTDND: Quỹ tín dụng nhân dân.
2. QTD: Quỹ tin dụng.
3. TCTD: Tổ chức tín dụng.
4. NHNN: Ngân hàng Nhà nước.
5. ATHT: An toàn hệ thống.
6. HĐQT: Hội đồng quản trị.
7. UBND: Uỷ ban nhân dân.
8. TD : Tín dụng.
9. QĐ: Quyết định.
10. TV: Thành viên.
11. KT: Kế toán.
12. GĐ: Giám đốc.
13. QTDTW: Quỹ tín dụng trung ương
3
I GIỚI THIỆU VỀ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN (cơ sở )HOÀNG MAI
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân
HOÀNG MAI
Tên đơn vị :quỹ tín dụng nhân dân hoàng mai
Trụ sở : Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai trụ sở chính tại 82 Đường Vĩnh Hưng -
P.Vĩnh Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội
Loại hình :quỹ tín dụng nhân dân
Số điện thoại :04-35771661
Website: www.hmf.com.vn
Vốn điều lệ : 6,7 tỷ VND
Được sự chấp thuận của NHNN thành phố Hà Nội, sự ủng hộ nhiệt tình của Quận
ủy, UBND Quận Hoàng Mai, Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai ( HMF) đã chính
thức được thành lập theo giấy phép số 15/GP-NHNN do Ngân hàng nhà nước Việt
Nam chi nhánh thành phố Hà Nội cấp ngày 10/8/2007 và chính thức đi vào hoạt
động ngày 13/10/2007. Quỹ tín dụng nhân dân là một loại hình tổ chức tín dụng
hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng, nhằm
mục tiêu tương trợ, hỗ trợ cho các thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành
viên hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần
phát triển kinh tế của địa phương. Về cơ bản, Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động với
các nghiệp vụ giống như một ngân hàng thương mại, chủ yếu cho vay và huy động
vốn, thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng.
Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai trụ sở chính tại 82 Đường Vĩnh Hưng - P.Vĩnh
Hưng - Q.Hoàng Mai - Hà Nội; có 03 điểm giao dịch tại Vĩnh Hưng, Yên Sở và Mai
Động. Hoạt động trên 04 phường: Hồng Văn Thụ, Yên Sở, Mai Động, Vĩnh Hưng
thuộc quận Hoàng Mai. Mục tiêu kinh doanh là hỗ trợ phát triển kinhh tế địa
phương.
1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI
1.2.1 Chức năng
Từ khi được thành lập tới nay Quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI đã không ngừng
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.Thông qua việc huy động
vốn nhàn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sản
4
xuất ,phát triển nghành nghề ,cải thiện sinh hoạt và đời sống,góp phần tạo thêm
công ăn việc làm cho người dân địa phương; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ,hình thành quan hệ sản xuất mới ở
địa phương ; bước đầu khôi phục niềm tin của quần chúng nhân dân với khu vực
kinh tế tập thể.
-Quỹ tín dụng tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình,tự quyết định về
phân phối thu nhập,bảo đảm thành viên và Quỹ tín dụng cùng có lợi.
-Huy động vốn,cho vay vốn,và thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác theo giấy phép
hoạt động.
-Yêu cầu người vay cung cấp các tài liệu tài chính,sản xuất,kinh doanh liên quan
đến khoản cho vay.
-Tuyển chọn,sử dụng,đào tạo lao động,lựa chọn các hình thức trả lương,thưởng
thích hợp và thực hiện các quyền khác của người sử dụng lao động theo quy định
của pháp luật.
-Kết nạp thành viên mới,giải quyết việc thành viên ra khỏi Quỹ tín dụng,khai trừ
thành viên.
1.2.2 Nhiệm vụ
-Hoạt động kinh doanh theo giấy phép được cấp,chấp hành các quy định của nhà
nước về tiền tệ,tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
-Thực hiện pháp lệnh kế toán,thống kê và chấp hành chế độ thanh tra,chế độ kiểm
toán theo quy định.
-Bảo toàn và phát triển nguồn vốn hoạt động.
-Hoàn trả tiền gửi ,tiền vay và các khoản nợ khác đúng kỳ hạn,chịu trách nhiệm đối
với các khoản nợ và các nghĩa vụ khác bằng toàn bộ tài sản và số vốn thuộc sở hữu
của Quỹ tín dụng.
-Nộp thuế theo luật định.
-Tham gia tổ chức liên kết phát triển hệ thống nhằm mục tiêu xây dựng Quỹ tín
dụng và hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân an toàn,hiệu quả,phát triển bền vững.
1.3 Mô hình tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI
5
Sơ đồ 1.1 mô hình tổ chức của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG MAI
Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai đã thiết lập 2 bộ máy quản trị và điều hành
riêng biệt phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của QTDND (Quyết
định số 45/2006/QĐ-NHNN ngày 11/09/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhànớc).
- Hội đồng quản trị: Hội đồng Quản trị (HĐQT) của Quỹ tín dụng nhân dân Hoàng
Mai gồm 3 thành viên trong đó Chủ tịch HĐQT làm việc thường trực. Hội đồng họp
định kỳ hàng tháng để đánh giá và định hướng hoạt động của Quỹ. Hội đồng quản
trị có vai trò xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho Quỹ, ấn định
mục tiêu tài chính giao cho Ban điều hành. Chủ tịch Hội đồng quản trị: Là người đại
diện cho QTD trước pháp luật, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội
đồng quản trị, triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng quản trị, phân công
và theo dõi các thành viên Hội đồng quản trị thực hiện Nghị quyết đại hội thành
viên và quyết định của Hội đồng quản trị, đôn đốc và giám sát việc điều hành của
giám đốc QTD.
- Ban điều hành: Ban điều hành gồm có Giám đốc điều hành chung và 01 Phó Giám
đốc. Ban điều hành có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do
6
HĐQT đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho HĐQT các
vấn đề về chiến lược, chính sách
- Ban kiểm soát: Nhiệm vụ của Ban là kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của
Quỹ về sự tuân thủ pháp luật, các quy định pháp lý của hệ thống QTDND và các quy
chế, quy trình nghiệp vụ của QTD. Qua đó, Ban Kiểm soát đánh giá chất lượng điều
hành và hoạt động của Quỹ
- Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ nghiệp vụ kế toán tiền gửi, tiền vay, cho
vay, thu nhập chi phí, các khoản thanh toán đảm bảo đúng luật kế toán Việt Nam,
đúng quy định hướng dẫn của NHNN.
+ Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm tổng hợp, hạch toán chung các hoạt động thu chi;
trực tiếp hạch toán kế toán cổ phần, tập hợp, tổng hợp báo cáo các loại.
+ Kế toán viên: chịu trách nhiệm cập nhật, theo dõi và hạch toán phần kế toán tiền
gửi, tiền vay thông qua phần mềm kế toán.
-Bộ phận tín dụng: Khai thác thị trường, tìm hiểu nghiên cứu tình hình thị trường đầu
ra, tiếp nhận hố sơ vay vốn, thẩm định hồ sơ vay vốn và kiểm tra việc sử dụng vốn
vay theo đúng quy trình, quyết định. Đôn đốc nhắc nhở khách hàng thực hiện trả lãi,
trả gốc đúng hợp đồng tín dụng.
II.TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
2.1 Phân tích tình hình tài sản nguồn vốn
Nguồn vốn thể hiện quy mô hoạt động của một tổ chức tín dụng. Nhìn chung
trong giai 2011 – 2013, nguồn vốn của QTD ND HOÀNG MAI không ngừng tăng
qua các năm, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Khoản mục
Năm thực hiện
Chênh lệch
2011 % 2012 % 2013 % Số tiền % Số tiền %
1.Vốn huy động 43.190 75,6 70.894 78,5
100.93
9 66,5 27.704 64,1 30.045 42,4
2.Vốn vay 3.050 5,3 2.450 2,7 23.250 15,3 -600 -19,7 20.800 849,0
3. Vốn và các Quỹ 3.434 6 5.819 6,4 9.212 6 2.385 69,5 3.393 58,3
Vốn điều lệ 2.687 4,7 4.217 4,6 6.776 4,5 1.530 56,9 2.559 60,7
Các quỹ 747 1,3 1.602 1,8 2.436 1,6 855 114,5 834 52,1
4. Vốn khác 7.411 7,1 11.174 6 18.422 6,1 3.763 50,8 7.248 64,9
7
Tổng 57.085 100 90.337 100 151.823 100 33.252 58,2 61.486 68,1
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Quỹ tín dụng HOÀNG MAI . (Đvt:triệu đồng)
Qua 3 năm vốn huy động của Quỹ tín dụng luôn chiêm tỷ trọng cao trong tổng
nguồn vốn, luôn chiếm trên 65%. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao
nhất là năm 2012, chiếm 78,5%.
Với nguồn vốn huy động chiếm trên 65% trong tổng nguồn vốn góp phần mang
lại nguồn vốn luôn tăng trưởng và ổn định qua 3 năm, do đó Quỹ tín dụng có đủ vốn
tài trợ cho hoạt động tín dụng của mình, giảm được chi phí trong kinh doanh so với
chi phí vay vốn của các tổ chức tín dụng khác và đạt được lợi nhuận cao. Quỹ tín
dụng thực hiện tốt công việc của một tổ chức kinh doanh tiền tệ đó là thu hút nguồn
vốn tại chỗ đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ
huy động vốn, Quỹ tín dụng đã tạo được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng
góp phần nguồn vốn huy động luôn tăng cao trong 3 năm qua.
Bên cạnh nguồn vốn huy động , nguồn vốn vay cũng không kém phần quan trọng
trong việc tài trợ tín dụng cho khách hàng một cách liên tục khi nguồn vốn huy động
không đủ cung ứng. Nguồn vốn vay của Quỹ tín dụng tăng cao nhất vào năm 2013 là
23.250 tỷ đồng tăng 20.800 tỷ đồng tương đương tăng 849% so với năm 2012 (chiếm
15,3% trong tổng nguồn vốn) nguyên nhân là do năm 2013 khách hàng đến Quỹ tín
dụng vay tiền rất nhiều, doanh số cho vay tăng lên 231.490 triệu đồng trong khi đó
nguồn vốn huy động cũng tăng rất cao nhưng không đủ đáp ứng do tốc độ tăng của
doanh số cho vay cao hơn tốc độ huy động vốn, điều đó cho thấy là một dấu hiệu đáng
mừng cho Quỹ tín dụng HOÀNG MAI trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên điều
này cũng cho thấy QTD không chủ động được nguồn vốn của mình trong hoạt động
tín dụng, QTD có phần phụ thuộc vào sự hỗ trợ các tổ chức tín dụng khác.
Đối với nguồn vốn là vốn và các Quỹ, nguồn vốn này luôn tăng qua các năm và
tốc độ tăng cao nhất vào năm 2012 tăng 69,5% so với năm 2011, tuy năm 2013 tăng
lên 9.212 nhưng tốc độ tăng chỉ có 58,3% so với năm 2012. Nguồn vốn này tăng đảm
bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn đồng thời giúp cho QTD thực hiện chấp
hành nghiêm chỉnh chỉ tiểu về tỷ lệ an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Quỹ tín
dụng.
Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn khác, nguồn vốn này cũng tăng qua các năm
và tăng cao nhất vào năm 2013 tăng 7.248 triệu đồng hay tăng 64,9%. Nguồn vốn này
cũng góp phần đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thực hiện an toàn và liên tục.
Nhìn chung, cơ cấu vốn hoạt động tại QTD tương đối hợp lý trong 3 năm qua,
nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 65%) đó là nhờ QTD có chính sách
huy động vốn hợp lý còn nguồn vốn vay cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong năm
2013 là do nhu cầu vay của khách hàng tăng, bên cạnh nguồn vốn huy động và vốn
vay thì vốn điều lệ của QTD qua 3 năm cũng trên mức an toàn và vốn khác của QTD
cũng tăng góp phần làm cho nguồn vốn của QTD ngày càng tăng lên đủ sức tài trợ
cho hoạt động tín dụng của mình.
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng nhân dân HOÀNG
MAI
8
Tiêu chí 2011 2012 2013
Chênh lệch
2012 / 2011 2013 / 2012
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng thu nhập 6.532 9.772 17.064 3.240 49,6% 7.292 74,6%
Tổng chi phí 5.468 8.001 14.246 2.533 46,3% 6.245 78,1%
Lợi nhuận trước thuế 1.064 1.771 2.818 707 66,4% 1.047 59,1%
Thuế 266 442,75 704,5 176,75 66,4% 261,75 59,1%
Lợi nhuận sau thuế 798 1328,25 2113,5 530,25 66,4% 785,25 59,1%
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động của QTD ND HOÀNG MAI qua 3 năm ( Đvt:triệu đồng)
* Tổng thu nhập
Tổng thu nhập QTD qua 3 năm (2011-2013) đều tăng. Cụ thể, năm 2011 tổng
thu nhập của QTD đạt 6.532 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng thu nhập của QTD là
9.772 triệu đồng, tăng lên 3.240 triệu đồng hay tăng 49,6% so với năm 2011. Đến năm
2013 tổng thu nhập của QTD đạt 17.064,373 triệu đồng tăng lên 7.292 triệu đồng hay
tăng 74,6 % so với năm 2012.
* Tổng chi phí:
Cùng với sự gia tăng của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của Quỹ tín
dụng cũng tăng tương ứng qua các năm, cụ thể:
+ Năm 2011 tổng chi phí là 5.468 triệu đồng thì đến năm 2012 tổng chi phí của
Quỹ tín dụng là 8.001 triệu đồng tăng 2.533 triệu đồng so với năm 2011 hay tăng
46,3%.
+ Sang năm 2013 do hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng phát triển nên chi
phí hoạt động cũng tăng lên đáng kể đạt 14,246 triệu đồng tăng 6,245 triệu đồng hay
tăng 78,1% so với năm 2012.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí qua các năm là do chạy đua cùng
với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng trong việc huy động vốn. Đó
là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng làm cho Quỹ tín dụng đã tăng lãi
suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên trong hoạt động Quỹ tín dụng đã có những dấu hiệu khả quan:
tuy tăng nhiều chi phí nhưng lợi nhuận của Quỹ tín dụng vẫn được đảm bảo và tăng
trưởng ổn định qua các năm. Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí hoạt
động kinh doanh đều tăng cùng với sự gia tăng của tổng chi phí, phần lớn là chi trả lãi
tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí
của Quỹ tín dụng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân
viên và các khoản chi phí khác. Sự gia tăng của chi phí chứng tỏ QTD vẫn không
ngừng nổ lực phát huy nguồn vốn huy động và mở rộng quy mô hoạt động của mình
nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
9
* Lợi nhuận:
Bảng trên cho thấy do hoạt động kinh doanh của Quỹ tín dụng có hiệu quả, cùng
với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng đều qua
các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể:
+ Năm 2011 lợi nhuận là 798 triệu đồng thì đến năm 2012 lợi nhuận đạt
1.328,25 triệu đồng tăng 530,25 triệu đồng hay tăng 66,4 % so với năm 2011.
+ Sang năm 2013 lợi nhuận của Quỹ tín dụng đạt 2.113,5 triệu đồng tăng
59,1% hay tăng 785,25 triệu đồng so với năm 2012 tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của
Quỹ tín dụng không bằng năm 2012 về số tương đối đó là do chi phí tăng lên do phải
dùng nhiều biện pháp thu hút khách hàng: khuyến mại về lãi suất, chi phí quảng cáo,
nhằm cạnh tranh với các Quỹ tín dụng khác trên địa bàn.
Qua việc phân tích bảng kết quả kinh doanh của Quỹ tín dụng cho thấy hoạt
động của Quỹ tín dụng ngày càng hiệu quả. Đó là do nỗ lực của tập thể Cán bộ công
nhân viên của Quỹ tín dụng, đó cũng là do Quỹ tín dụng HOÀNG MAI có một chiến
lược kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, mặc dù tác động của môi trường kinh doanh không
được thuận lợi do tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn chưa thực sự ổn định, do sự
cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng và Quỹ tín dụng trên địa bàn nhưng nó là đòn
bẩy kích thích cán bộ công nhân viên trong quá trình làm việc bởi làm việc trong một
môi trường có cạnh tranh thì mới có thể phát huy được những mặt mạnh cũng như
khắc được những mặt yếu. Hoạt động kinh doanh có lãi thì đời sống cán bộ công nhân
viên mới được cải thiện, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt
động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
2.3. Đánh giá khái quát về tình hình hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân
HOÀNG MAI
2.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định quy mô hoạt động
của QTD, bên cạnh việc đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động tín dụng thì QTD cần
phải quan tâm đến tình hình tăng trưởng của nguồn vốn, một nguồn vốn đủ lớn và ổn
định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng diễn ra một cách an toàn và
hiệu quả hơn.
Trong thời gian qua, QTD HOÀNG MAI đã chú trọng cố gắng huy động vốn
bằng nhiều hình thức khác nhau như huy động nhu cầu tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm
có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn. Bên cạnh việc quan tâm tới khách hàng cũ, QTD
luôn tìm kiếm khách hàng mới bằng cách mở thêm phòng giao dịch, tăng cường công
tác tiếp thị, áp dụng các chính sách khách hàng, chính sách thích hợp, bằng cách phục
vụ khách nhanh gọn, văn minh, lịch sự. Do vậy Quỹ tín dụng ngày càng thu hút được
nhiều khách hàng đến gửi tiền làm cho nguồn vốn huy động ngày một tăng.
Tuy nhiên do quy mô nhỏ và vị thế của Quỹ tín dụng HOÀNG MAI trong lĩnh
vực tài chính chưa lớn, vì thế mặc dù đã đưa ra những chính sách thu hút tiền gửi
nhưng việc huy động vốn trong thời gian qua vẫn chưa phát huy tối ta do phải cạnh
tranh gay gắt với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng NN & PTNN, Ngân hàng
Sacombank….và các QTD khác trên địa bàn. Do vậy khách hàng đến gửi tiền chưa đa
10
dạng, chủ yếu là tiền gửi huy động từ các tầng lớp dân cư, còn các doanh nghiệp, công
ty cổ phần, QTD HOÀNG MAI vẫn chưa thu hút, chưa hấp dẫn đối tượng này nên
chưa đặt quan hệ giao dịch.
Mặt dù luôn phải đối mặt với những thách thức, những hạn chế như trên nhưng
chính nhờ vào sự nỗ lực hết sức của mình mà nguồn vốn huy động của Quỹ tín dụng
HOÀNG MAI đều tăng qua các năm. Có được kết quả đó là nhờ QTD đã áp dụng
nhiều giải pháp có hiệu quả trong đó lãi suất là công cụ mang lại hiệu quả thiết thực
nhất.
Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động qua 3 năm tại QTD Mỹ Hòa.
Đvt: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu
Chênh lệch
Năm thực hiện
2012/2011
2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền %
1.TGTKKKH 373 1.056 2.594 683 183 1.538 145,6
2. TGTKCKH 42.817 69.838 98.345 27.021 63 28.507 40,8
- TGTKCKH ngắn hạn 42.817 69.405 97.833 26.588 62 28.428 41
- TGTKCKH dài hạn - 433 512 433 100 79 18,2
Tổng 43.190 70.894 100.939 27.704 64 30.045 42,4
Qua bảng số liệu thì nguồn vốn tại QTD qua các năm có sự gia tăng đáng kể:
Năm 2011 tổng vốn huy động là 43,190 triệu đồng trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết
kiệm có kỳ hạn chiếm 99% còn lại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ chỉ có 1%.
Năm 2012tổng nguồn vốn của QTD đạt 70.894 triệu đồng tăng 27.704 triệu
đồng hay tăng 64% so với năm 2011, trong đó chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn của dân
cư chiếm tỷ trọng lớn chiếm 98,5% trong tổng nguồn vốn huy động (tăng 27.021 triệu
động hay tăng 63% so với năm 2011), ngoài ra tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vẫn
tăng với tốc cao cả về số lượng lẫn tỷ lệ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ 1,5 %
trong tổng nguồn vốn huy động, (tăng 683 triệu đồng tương đương tăng 183% so với
năm 2005).
Bước sang năm 2013 tiếp tục có sự gia tăng nhanh chóng, với hình thức huy
động vốn với lãi suất rất hấp dẫn. Tổng nguồn vốn huy động năm 2013 là 100.939
triệu đồng tăng 42,4% so với năm 2012). Trong đó là sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn của các cá nhân và dân cư đạt 28.507 triệu đồng tương đương tăng 40,8%
so với năm 2012. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng vì nguồn vốn tăng điều qua
các năm tạo nên một nguồn vốn dồi dào, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ tín dụng
có mối quan hệ tốt với khách hàng trong giao dịch, đáp ứng được nguyện vọng của
khách hàng Và đây cũng là điều kiện thuận lợi để Quỹ tín dụng cạnh tranh với tổ
chức tín dụng khác trên địa bàn, với nguồn vốn tăng mạnh nên Quỹ tín dụng có thể
yên tâm đẩy mạnh công tác cho vay của mình.
11
Bên cạnh sự gia tăng mạnh mẽ của TGTKCKH thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ
hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng của 2 loại tiền gửi này có sự chênh lệch rất lớn. Mặc
dù loại tiền gửi TKKKH không mang lại tính ổn định nhưng nó có thể giải quyết được
tình trạng thiếu vốn trong hoạt động tín dụng, đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao
trong hoạt động tín dụng. Nguyên nhân loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn qua các
năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là
do tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn không phải là khoản tiền để dành mà là loại tiền
gửi chủ yếu phục vụ nhu cầu trong giao dịch thanh toán của khách hàng. Trong khi
đó, tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định, giữa các loại tiền gửi có
kỳ hạn khác nhau lãi suất sẽ được trả khác nhau. Tiền gởi có kỳ hạn càng lâu thì lãi
suất sẽ càng lớn bởi vì Quỹ tín dụng hoàn toàn có thể dùng tiền gửi này đem đầu tư
vào sản xuất có tính lâu dài hơn, lợi tức cao và ổn định hơn, lãi suất mà Quỹ tín dụng
trả cho tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn so với không kỳ hạn lý do ở đây là Quỹ tín
dụng hoàn toàn yên tâm sử dụng tiền gởi này của khách hàng cho vay với thời hạn ổn
định để kiếm được lợi nhuận từ việc thu lãi vì lãi suất cho vay bao giờ cũng cao hơn
lãi suất huy động vốn. Và khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn là tiền tạm thời chưa sử dụng hoặc là tiền để dành của cá nhân mục đích gửi
vào Quỹ tín dụng để kiếm lợi tức.
2.3.2. Hoạt động cho vay.
Bảng 2.4: Doanh số cho vay của QTD HOÀNG MAI qua 3 năm 2011-2013
Đvt: Triệu đồng, %.
Chỉ tiêu
Năm thực hiện
Chênh lệch
2012/2011 2013/2012
2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Doanh số cho vay
- Ngắn hạn 77.462 129.806 231.49 52.344 67,6 101.684 78,3
- Trung hạn 853 318 8.792 -535 -62,7 8.474 2664,8
Tổng DSCV 78.315 130.124 240.282 51.809 66,2 110.158 84,7
Doanh số cho vay đều tăng qua các năm, với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước.
Qũy tín dụng HOÀNG MAI chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và mới bắt đầu cho vay
trung hạn từ năm 2010. Khách hàng chủ yếu trong hoạt động tín dụng là khách hàng
thuộc thành phần kinh tế cá thể, nguyên nhân là do lãi suất cho vay tại QTD HOÀNG
MAI cao hơn so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại khác và chưa dám cho
vay một lượng tiền lớn, nên các doanh nghiệp thường tìm đến các Ngân hàng thương
mại khác để vay. Bên cạnh đó các ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn, giúp các
doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thanh toán, giao dịch. Bảng số liệu trên cho thấy
doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, còn
doanh số cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ rất thấp
12
Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 98,91%, trong tổng DSCV tại
QTD, năm 2011 là 99,76% và năm 2013 là 96% trên tổng doanh số cho vay, một tỷ lệ
rất lớn. Có điều này là vì nguồn vốn để cho vay của Quỹ tín dụng HOÀNG MAI chủ
yếu từ huy động ngắn hạn, và đa phần các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc
cho vay của Quỹ tín dụng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Đó cũng là xu thế
chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay). Điều này cho thấy thu nhập của Quỹ
tín dụng HOÀNG MAI chủ yếu từ hoạt động tín dụng ngắn hạn.
Song song đó, trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn tại đơn vị cũng đang
tăng, chứng tỏ Quỹ tín dụng cũng đang chú trọng đến cho vay trung hạn. Với loại hình
cho vay trung hạn QTD áp dụng lãi suất cao hơn, do đó lợi nhuận cũng nhiều hơn.
Mặt khác, hiện nay trên địa bàn có nhiều dự án cần vốn trên 12 tháng nhưng không
quá 24 tháng điều này làm cho doanh số cho vay trung hạn năm 2013tăng lên đáng kể
đạt 8.972 triệu đồng. Tuy nhiên, các khoản cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi
vốn trong 2 năm, do đó nếu doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ
trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (lợi nhuận
cao). Vì vậy trong thời gian tới, Quỹ tín dụng cần tập trung cho vay trung hạn bên
cạnh cho vay ngắn hạn. Điều cần lưu ý trong cho vay trung hạn là phải nhận thức đầy
đủ về đối tượng cho vay, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định
cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản đảm bảo nợ vay.
Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo nợ vay, bởi vì mục
đích cho vay là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quỹ tín dụng có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ
không phải từ bán tài sản này. Hơn nữa, không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán
được để Quỹ tín dụng HOÀNG MAI thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát
mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng
thương mại hay Quỹ tín dụng. Do đó khi xem xét cho vay trung hạn, cán bộ tín dụng
cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án.
Đối với loại hình cho vay dài hạn trong thời gian tới, QTD ít chú trọng phát triển
do thời gian thu hồi vốn là rất lâu, mà nguồn vốn của QTD rất thấp so với các Ngân
hàng thương mại và nó sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn và hệ số rủi ro của Quỹ tín
dụng.
III/ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT CỦA QŨY TÍN DỤNG NHÂN DÂN
HOÀNG MAI
Vấn đề 1: Chất lượng tín dụng của quỹ tín dụng tương đối tốt. Tuy nhiên, chất lượng
tín dụng vẫn phải được quan tâm hơn, tiếp tục phân tích, đánh giá thực chất để có biện
pháp phòng ngừa rủi ro.Với đặc thù của quỹ tín dụng thường tập trung chủ yếu vào
các khoản cho vay ngắn hạn ,cho khách hàng vay để tập trung vào sản xuất kinh
doanh . Do ảnh hưởng của kinh tế thế giới, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó
khăn, suy giảm kinh tế gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của khách hàng, làm phát
sinh tăng nợ quá hạn, lãi tồn đọng, làm nợ xấu tăng nhanh trong khi quỹ tín dụng gặp
khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ.
Ngoài nguyên nhân khách quan trên việc nợ xấu tăng nhanh còn do:
13
+ Chính sách kinh doanh không hợp lý: Chính sách cho vay dựa trên tài sản thế
chấp, giá trị tài sản thế thấp là căn cứ để xét duyệt mức cho vay, không coi trọng tính
khả thi, hiệu quả của phương án. Dẫn đến khi phương án không hiệu quả, thua lỗ, phát
sinh nợ xấu, phải xử lý tài sản nhưng việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn
do việc bán tài sản đảm bảo phải qua nhiều thủ tục.
+ Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhiều cán bộ tín dung-thẩm định còn
hạn chế so với đòi hỏi và yêu cầu công việc, chưa dự đoán được diễn biến thị trường
trong việc thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh.
+ Cán bộ tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra trước trong
và sau khi cho vay, vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến việc khách hàng sử dụng
không đúng mục đích xin vay, đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Vấn đề 2 : Xét trong nguồn vốn của quỹ tín dụng để phục vụ cho hoạt động tín dụng
thì tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất và chủ yếu trong cơ cấu. Tuy
nhiên trong tương lai quỹ tín dụng có thể gặp phải khó khăn là tỷ lệ đó có thể bị giảm
do quỹ tín dụng ngày càng chịu nhiều cạnh tranh từ các chủ thể khác trong nền kinh tế
cũng tiến hành huy động tiền gửi tiết kiệm: các ngân hàng , các công ty bảo hiểm, bưu
điện… Từ đó QTD HOÀNG MAI nên có những chính sách trong quản lý và điểu tiết
cơ cấu trong nguồn vốn của mình để đảm bảo đạt hiệu quả trong kinh doanh hơn trong
tương lai.
Vấn đề 3: Trên địa bàn ngày càng xuất hiện nhiều chi nhánh của các ngân hàng
thương mại gây ra không ít áp lực cạnh tranh cho QTD. Vấn đề đặt ra ở đây là QTD
HOÀNG MAI phải đưa ra các chính sách hoạt động sao cho phù hợp để giảm bớt sự
cạnh tranh để từ đó tiếp tục nâng cao được hiệu quả hoạt động trong tương lai.
IV. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI
Hướng 1 : Xuất phát từ vấn đề 1 em xin đề xuất đướng đề tài :Giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai
thuộc bộ môn ngân hàng –chứng khoán
Hướng 2: Xuất phát từ vấn đề 2 em xin đề xuất đướng đề tài : Giải pháp nâng cao
hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai thuộc bộ môn
ngân hàng –chứng khoán
Hướng 3: Xuất phát từ vấn đề 3 em xin đề xuất đướng đề tài : Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho quỹ tín dụng nhân dân Hoàng Mai thuộc bộ môn ngân
hàng –chứng khoán
14