Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não trong bài 47 sinh học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.94 KB, 20 trang )

Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Hồ Chí Minh
Cải thiện bản thân là cách duy nhất
để tạo ra ảnh hưởng tốt đẹp với người khác
Mạnh Hạo Nhiên
Đất nước càng nhiều nhân tài
Đất nước càng hưng thịnh
Mạc Tử
Giáo dục là vũ khí mạnh nhất
Mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới
N.MANDELA
Giáo dục là sự nghiệp vĩ đại ; nó quyết định số phận của con người.
BÍELINSKI
Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất
PLATON
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 1
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
BỐ CỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
III.Đối tượng nghiên cứu
IV.Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học
1/Phương pháp nghiên cứu lý luận
2/Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
IV.Lịch sử vấn đề và dự kiến đóng góp kinh nghiệm
1/Lịch sử vấn đề
2/Dự kiến đóng góp kinh nghiệm
B/NỘI DUNG


I. Cơ sở nghiên cứu
1/Cơ sở lý luận
2/Phân tích thực trạng
II. Các bước tiến hành
1/ Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới, thực hiện dạy bài 47 “Đại
não”
2/ Thiết kế mô hình” Hiển thị các vùng chức năng của vỏ não”
3/ Tiến hành dạy mục II Sự phân vùng chức năng của Đại não (Bài 47 Đại
não sinh học 8)
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
C/ KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT
I. Bài học kinh nghiệm:
II. Kết Luận
III. Ý kiến đề xuất
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 2
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I.Lý do chọn đề tài
Với tốc độ phát triển về mọi mặt như hiện nay, để đáp ứng với nhu cầu phục vụ
cho cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra bắt buộc loài người chúng ta
không chỉ đơn thuần chú ý tới trí tuệ lỗi lạc mà còn cần thiết phải chú ý tới một tài
nguyên vô cùng quý giá đó là năng lực tư duy tìm tòi và sáng tạo trên cơ sở thực trạng
vấn đề và tài liệu, trang thiết bị hướng dẫn hỗ trợ để đi đến một kiến thức chính xác
khoa học có sự hỗ trợ của người dạy đến với người học. Rèn luyện được yếu tố trên
cho người học là yếu tố quan trọng để tạo lập và duy trì tiềm năng khoa học kĩ thuật,
kinh tế, văn hóa – xã hội của một quốc gia .

Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học của tất cả các môn học nói chung và
môn sinh học 8 nói riêng là rất cần thiết. Do đó yêu cầu giáo viên phải biết lựa chọn,
phối hợp giữa các phương pháp dạy học để khơi dậy sự hứng thú học tập ở học sinh.

Đặc biệt là giúp học sinh hình thành thói quen tự học tự, tự suy nghĩ, tự tìm tòi, tự đưa
ra giả thuyết và tự mình giải quyết vấn đề của bài học dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
Môn sinh học 8 là một môn khoa học nghiên cứu về giải phẩu – sinh lý của cơ thể
người trong mối quan hệ với môi trường, những hiểu biết về phòng chống bệnh tật và
rèn luyện thân thể. Đây chính là nhiệm vụ chung của chương trình sinh học 8. Từ
những nhiệm vụ trên chúng ta thấy rằng sinh học 8 là một môn đặc biệt quan trọng,
yêu cầu giáo viên phải biết tổ chức cho học sinh, học tập bằng nhiều phương pháp
như. Tiến hành thí nghiệm, quan sát, phân tích, so sánh, hỏi đáp, diễn giảng, nêu vấn
đề, thảo luận nhóm, trắc nghiệm…Giáo viên lựa chọn kết hợp một cách lôgíc, linh
hoạt. Phù hợp cho từng chương, từng bài, từng phần.
Mục II bài 47 Sinh học 8 theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo thì
nội dung ∆ SGK không yêu cầu học sinh thực hiện. Chính vì thế việc xác định các
vùng chức năng theo lý thuyết thì giáo viên dạy hướng theo cách truyền đạt thụ động,
học sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động, nên tiết giảng của giáo viên không
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 3
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
đưa lại hứng thú học cho học sinh, không phù hợp với phương pháp dạy học như hiện
nay.
Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tự sáng tạo, thiết kế mô hình hỗ trợ để định hướng rõ
hơn mô hình hiển thị vùng chức năng, nâng cao tầm quan trọng để học sinh dễ hình
dung và hình thành kiến thức nhanh trong nội dung này.
Thực hiện nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước đề ra cho ngành giáo dục về việc thay
sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học .Để theo kịp và phù hợp với phương
pháp mới đòi hỏi học sinh phải chủ động tích cực, nghiên cứu, lĩnh hội kiến thức mà
đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực là :
+Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh .
+Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học .
+Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác .
+Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò .

Để đáp ứng theo 4 đặc trưng cơ bản đó thì điều cần thiết phải rèn luyện đối với
học sinh là : ý thức, tích cực, mạnh dạn và sáng tạo.
Vì lý do trên, chủ đề “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não
trong bài 47 sinh học lớp 8 ” trên thực tế đã trở thành một trong những nội dung bồi
dưỡng tính sáng tạo của giáo viên, là phương tiện tối ưu hỗ trợ phương pháp dạy học
tích cực.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng
của vỏ não trong bài 47 sinh học lớp 8”
II.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích đề tài này là phối hợp giáo dục nhân cách, sáng tạo thiết kế mô hình
các vùng chức năng của vỏ não này đáp ứng được tối đa các mục tiêu dạy học ở mảng
kiến thức của bài 47 sinh học lớp 8.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ tái hiện kiến thức cho toàn bộ kiến thức chương IX hệ
thần kinh và giác quan của chương trình sinh học lớp 8.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 4
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Đây là một trong những kiến thức quan trọng không chỉ giúp giáo viên hướng
dẫn khai thác kiến thức của bài mà còn là vấn đề giáo dục sức khỏe, bảo vệ cơ quan
quan trọng nhất của con người.
Ở mảng kiến thức này mục tiêu đòi hỏi các em nắm được tên gọi và vị trí các
vùng chức năng trên vỏ não. Từ đó hiểu được mối quan hệ giữa các vùng trên vỏ não
đối với toàn bộ cơ thể và đời sống hằng ngày.
Thông qua đó học sinh so sánh được sự tiến hóa giữa não người và não của các
loại động vật khác.
Ngoài ra mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não này còn có thể sử dụng được
trong các bài hình thành kiến thức mới, ôn tập và thậm chí cả trong trò chơi học tập
cho chương trình giải phẩu sinh lý người.
Mục đích này được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ sau đây:
- Giáo viên sáng tạo thiết kế mô hình có đèn hiển thị trên nền tảng có sẳn tranh
hình sách giáo khoa.

- Đưa ra hệ thống các phương pháp thực hiện điều khiển hoạt động trên lớp một
cách phù hợp, gây được sự hứng thú tìm tòi của học sinh.
- Đưa ra các định hướng sư phạm nhằm bồi dưỡng một số năng lực và rèn luyện
kỹ năng điều khiển nhóm, tập thể cho học sinh
- Nghiên cứu chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện cho học sinh
hướng học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác và kỹ năng đánh giá giữa
học sinh và học sinh để học tập có hiệu quả trong các môn học khác.
III/ Đối tượng nghiên cứu
1. Đối tượng. “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não trong
bài 47 sinh học lớp 8”
2. Khách thể nghiên cứu.
Học sinh khối lớp 8 trường trung học cơ sở Phước Hòa huyện Phú Giáo
tỉnh Bình Dương, 3 năm học: 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013.
IV.Phương pháp nghiên cứu và giả thuyết khoa học .
1/Phương pháp nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu các giáo trình: “Vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học môn sinh học”, sách giáo viên sinh học, chuẩn kiến thức kỹ
năng môn sinh học và tài liệu tham khảo một số kỹ năng hoat động nhóm.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 5
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
2/Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
Tổng kết kinh nghiệm của bản thân qua một số năm làm công tác giảng dạy .
Đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của thầy cô đi trước, bạn bè và đồng nghiệp dạy môn
sinh học.
-Giả thuyết khoa học .
Nếu trang bị, mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não thì sẽ hỗ trợ tốt trong
việc khai thác kiến thức mục II bài 47 sinh học 8 một cách có hiệu quả, phát huy được
tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập phù hợp với phương pháp mới như hiện
nay mà không để xảy ra tình trạng học sinh chấp nhận kiến thức trên cơ sở thuyết
trình của thầy, mà chính các em tự tư duy làm việc có hỗ trợ mô hình hiển thị để tìm
ra các kiến thức liên quan và bảo vệ chính cơ thể mình trong cuộc sống hằng ngày.

IV.Lịch sử vấn đề và dự kiến đóng góp kinh nghiệm :
1/Lịch sử vấn đề
Biện pháp “Sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não trong bài 47
sinh học lớp 8” là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu, nhưng chỉ được tập trung vào
kênh hình sách giáo khoa .Trong những năm gần đây thực hiện cuộc vận động “Mỗi
thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học tự sáng tạo cho học sinh noi theo” một số
thầy cô trong bộ môn sinh học của đã nghiên cứu thiết kế mô hình hỗ trợ cho mục
kiến thức này trong bài 47 nhưng do trong chuẩn kiến thức kỹ năng ở nội dung ∆ SGK
yêu cầu giảm tải nên họ chỉ dừng lại ở mức cho học sinh chấp nhận kiến thức một
cách thụ động chưa mang lại hiệu quả cao, mặt khác điều này đòi hỏi người giáo viên
phải linh động kết hợp nhiều kỹ năng phương pháp trong quá trình tổ chức để phát
huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh nhưng thời gian cho phép đầu tư tổ chức
của giáo viên trong 1 tiết học và mục II là rất hạn chế.
Từ hạn chế đó tôi mạnh dạn lồng ghép biện pháp này để nâng cao chất lượng bộ môn
trong những năm vừa qua.
2/Dự kiến đóng góp kinh nghiệm :
Một vài ý kiến trong sáng kiến kinh nghiệm này của tôi nhằm góp phần giáo dục
nhân cách, tính sáng tạo của giáo viên và kỹ năng hoạt động trong học tập của học
sinh, hỗ trợ dạy mảng kiến thức trên có hiệu quả, học sinh hiểu và vận dụng tốt trong
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 6
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
thực tiễn cuộc sống, giúp học sinh theo và bắt nhịp với phương pháp mới một cách tự
tin không bở ngỡ hay e thẹn khi trình bày ý kiến hay tổ chức tranh luận một vấn đề
nào đó trong bài học hay trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến chức năng của vỏ
não.
Để đồng nghiệp có thể tham khảo và đóng góp ý kiến cho biện pháp này ngày
được hoàn thiện hơn .
B/NỘI DUNG
I/Cơ sở nghiên cứu
1/Cơ sở lý luận

Trong việc học môn sinh học hiện nay chương trình học kết hợp thiết bị và
phương tiện phong phú đã tạo cho các em yêu thích, say mê nhưng chỉ với những em
có năng khiếu, hiếu động đam mê khoa học còn lại một số em ít va chạm thường e
ngại dẫn đến ỉ lại, thụ động.
Giờ học sinh học để đảm bảo đủ thời gian, đúng kiến thức theo thiết kế bài giảng
thì, nội dung của từng phần phải được đảm bảo. Mặt khác đặc thù của bộ môn sinh
học là bộ môn khoa học ứng dụng “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tường và
từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” nên việc thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức
năng của vỏ não hỗ trợ trong dạy kiến thức mục II bài 47 sinh học 8 là phù hợp.
Làm thế nào để giúp tiết dạy không rơi vào tình trạng học sinh chấp nhận kiến
thức một cách thụ động mà trở nên mạnh dạn, chủ động tìm ra kiến thức mục II bài 47
sinh học 8 nói riêng và tự tin yêu thích bộ môn sinh học nói chung , cố gắng vươn lên
trong học tập. Tôi thiết nghĩ, việc sáng tạo thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức
năng của vỏ não, làm cơ sở rèn luyện tính chủ động của học sinh và nâng cao chất
lượng trong tiết dạy bài 47 sinh học lớp 8.
2/Phân tích thực trạng
Ở bài 47 sinh học lớp 8 đặc biệt là mục II theo chương trình khung của Bộ giáo
dục và đào tạo thì nội dung ∆ SGK không yêu cầu học sinh thực hiện, do đó việc để
học sinh tìm ra kiến thức mà dựa trên một bức hình 47-4 SGK cùng với thông tin
SGK yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức bài học thì chỉ dừng lại ở mức độ tạm
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 7
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
chấp nhận kiến thức bài học theo khoa học, nhưng để các em hiểu sâu, so sánh và vận
dụng trong thực tiển thì còn hạn chế.
Khi có mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não thì học sinh không chỉ kiểm
chứng một cách chính xác mà trong thực tế các em có thể vận dụng từ kiến thức đó để
ý thức bảo vệ bộ não của mình một cách khoa học. và tiết học trở nên sinh động hơn
do có hội đủ phương tiện trực quan khoa học. Gây nên sự hứng thú đối với môn học
hơn.
II/Các bước tiến hành:

1/ Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới, thực hiện dạy bài 47 “Đại não”
- Mục tiêu : Đặt học sinh vào tình huống có vấn đề, định hướng cho các em
hướng giải quyết được vấn đề, thông qua thông tin SGK và hình ảnh, kết hợp
mô hình tự làm của giáo viên, khuyến khích cho những em có năng khiếu tiếp
tục phát huy, rèn luyện cho các em còn hạn chế về năng lực tư duy, quan sát,
tìm tòi kiến thức mới
- Phương pháp :Giới thiệu trực quan ( mô tả, giao nhiệm vụ) kết hợp kể chuyện
liên hệ thực tế trong cuộc sống
- Phương tiện hỗ trợ: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kỹ
năng, tài liệu tập huấn đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở trường phổ
thông.
- Tiến trình nghiên cứu tài liệu (Nghiên cứu lý luận dạy học phương pháp mới,
thực hiện dạy bài 47 “Đại não”)
Ngay từ đầu năm học giáo viên xem lại phần rút kinh nghiệm cuối tiết dạy của
những năm trước, phân tích bài khó, vạch ra kế hoạch sưu tầm tài liệu tham khảo hỗ
trợ giải quyết vấn đề khó trong đó có bài 47 Đại não sinh học 8.
Nghiên cứu lại kỹ thông tin sách giáo khoa và định hướng tiến trình sách giáo
viên, nghiên cứu lại lý luận đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học trong trường
trung học, kiểm tra tài liệu chuẩn kiến thức, kỷ năng để bám sát thiết kế bài dạy trên
lớp.
Lập kế hoạch thiết kế đồ dùng dạy học (Mô hình) hỗ trợ khai thác kiến thức “Sự
phân vùng chức năng của võ não”
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 8
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
2/Thiết kế mô hình” Hiển thị các vùng chức năng của vỏ não”
a/ Mục tiêu: Tạo ra được sản phẩm hỗ trợ dạy và học (Đồ dùng dạy học tự làm mô
hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não).
b/Phương pháp : Trực quan, biểu diễn mô hình động trên máy vi tính. Thực hiện
làm mô hình mang tích kỹ thuật.
c/ Phương tiện hỗ trợ :Tranh kỹ thuật hình 47-3 SGK sinh học 8, máy vi tính, máy

in Decan
d/Tiến trình thiết kế :
(Thiết kế mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não).
Sau khi thiết kế bài giảng, lên kế hoạch chuẩn bị phương tiện dạy học hỗ trợ, trang bị
thiết bị cần sử dụng thiết kế mô hình.
Dựng khung mô hình :
- Tạo kích thước mô hình.
+ Hình thức – kỹ thuật.
Đo tỷ lệ hình 47-4 SGK (tỷ lệ 1/10) đóng khung định vị hình ảnh, in màu hình ảnh 47-
4 SGK trên giấy Đecan, thiết kế bóng đèn và nguồn điện 1 chiều trên các vùng hiển
thị, trang bị công tắc theo hệ thống nút hiển thị của các vùng chức năng.
+ Tác dụng của mô hình là hỗ trợ khai thác kiến thức mục II Sự phân vùng chức năng
của đại não. Và sử dụng trong các hoạt động giáo dục sức khỏe.

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 9
Vùng c
ảm giác
(3)
Vùng vận
động (4)
Vùng hiểu
tiếng nói (6)
Vùng hiểu chữ
viết (7)
Vùng vận
động NN (5)
Vùng vị giác
(8)
Vùng thính
giác (2)

Vùng thị giác
(1)
Người thực hiện: Hồng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
3/ Tiến hành dạy mục II Sự phân vùng chức năng của Đại não
(Bài 47 Đại não sinh học 8)
a/ Mục tiêu:
Nêu được đặc điểm cấu tạo của đại não người, đặc biệt là vỏ đại não thể hiện sự tiến
hố so với động vật có vú.
Xác định được các vùng chức năng của vỏ đại não người.
b/ Phương pháp: Trực quan, học sinh tự phân tích diễn giải đặt vấn đề, kiểm chứng
vấn đề trên mơ hình có sự hỗ trợ của giáo viên
c/ Phương tiện hỗ trợ :Thơng tin SGK, Hình 47-4 SGK, Mơ hình hiển thị các vùng
chức năng của vỏ não.
d/ Tiến trình giảng :
GV. Chuyển ý vào mục II bằng một tình huống có vấn đề.
Bạn Camry lớp 8a1 đặt câu hỏi. Đại não gồm 2 bán cầu não trái và phải là một khối
được bảo vệ bởi hộp sọ và gọi là cơ quan trung ương. Vậy có phải nó được phân từng
vùng để giải quyết cơng việc giống như các cơ quan trung ương của một đất nước hay
khơng?
Vậy để trả lời câu hỏi của bạn Camry thắc mắc chúng ta cùng nghiên cứu phần II
II/ SỰ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG CỦA ĐẠI NÃO :
Hoạt động của GV :
u cầu học sinh nghiên
cứu thơng tin, đối chiếu
hình 47.4 SGK và mơ
hình hiển thị các vùng
chức năng của võ não.
Thảo luận nhóm Xác
định vị trí của các vùng
trên vỏ não qua mơ hình

câm chưa bật nút hiễn
thị đèn.
- u cầu Đại diện
nhóm lên trình bày vị trí
chính xác các vùng chức
năng trên mơ hình hình
câm.
- u cầu Đại diện
nhóm khác nhận xét bổ
sung nếu có.
- u cầu Đại diện
Ho ạt động của HS :
Cá nhân đọc và thu
nhận thông tin.
- Thảo luận nhóm thống
nhất câu trả lờilà các vị trí
của các vùng chức năng.
- Đại diện nhóm lên trình
bày vị trí chính xác các
vùng chức năng trên mơ
hình câm.
Đại diện nhóm khác
nhận xét bổ sung nếu có.
Đại diện một HS lên bật
nút hiển thị trên mơ hình
để kiểm chứng.
Đại diện nhóm khác đưa
Nội dung :
- Vỏ đại não là trung tâm của
các phản xạ có điều kiện.

- Vỏ não có nhiều vùng mỗi
vùng có tên gọi và chức năng
riêng.

+ Các vùng có ở người và
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 10
Người thực hiện: Hồng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
nhóm khác đưa ra so
sánh giữa não người và
não động vật.
- u cầu Đại diện
nhóm lên chỉ các rãnh
trên vỏ não và nêu các
chức năng.
- u cầu Nhóm còn lại
nhận xét kết luận có sự
hỗ trợ của giáo viên
- GV ghi lại kết quả của
các nhóm lên bảng
+ So sánh sự phân vùng
chức năng giữa não
người và não động vật ?
(lớp thú)
Hỏi? Vậy võ đại não có
chức năng gì?
ra so sánh giữa não
người và não động vật.
Đại diện nhóm lên chỉ
các rãnh trên vỏ não và
nêu các chức năng.

Nhóm còn lại nhận xét
kết luận
- HS dựa vào thông tin
 rút ra kết luận .
HS trả lời, giáo viên ghi
bảng
động vật : vùng cảm giác,
vùng vận động, vùng thò giác,
vùng thính giác…
+ Các vùng chức năng chỉ có
ở người :
 Vùng vận động ngôn ngữ.
 Vùng hiểu kiến thức.
 Vùng hiểu chữ viết.
III/KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Để nhận xét hiệu quả của phương pháp một cách khách quan từ khách thể của đối
tượng nghiên cứu tơi đã điều tra học sinh kết quả như sau :
1/ Điều tra tư tưởng học sinh
Qua tiết học bài 47 có ứng dụng CNTT và mơ hình hiển thị các vùng chức năng
của vỏ não giáo viên tự thiết kế, các em đồng ý với các ý kiến nào sau đây bằng
cách đánh dấu (Đ) là đồng ý và (k) là khơng đồng ý vào số thứ tự của các câu sau :
1. Kiến thức giáo viên cho sẵn khơng cần phải tư duy.
2. Dụng cụ trực quan đa dạng dễ quan sát, nhớ kiến thức được lâu
3. Tiết học sinh động hơn do có mơ hình đẹp và chính xác khoa học.
4. Chỉ cần có hình 47-4 SGK là đủ để xác định chính xác các vùng chức năng của
đại não.
5. Nếu khơng sử dụng mơ hình hiển thị, việc suy luận sẽ mất nhiều thời gian.
6. Nếu khơng có mơ hình hiển thị kiến thức giáo viên cho sẽ khó nhớ.
7. Đưa mơ hình vào dạy mục II sự phân vùng chức năng của vỏ não là thừa vì
thơng tin SGK và hình 47-4 trong sách có sẵn.

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 11
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
8. Không cần mô hình mà chỉ cần giáo viên cho lớp thảo luận nội dung ∆ SGK
trang 149 là đủ khả năng học sinh tự tìm ra kiến thức so sánh.
9. Sử dụng mô hình hiển thị nếu giáo viên yêu cầu thảo luận nội dung ∆ SGK thì
dễ dàng hơn.
10.Qua tiết học có ứng dụng CNTT và mô hình hiển thị giáo viên tự làm thấy rối
hơn vì kiến thức đưa ra không chính xác.
11.Em có thích học môn sinh học không?
12.Em thấy môn sinh học khó quá nên chán học môn học này.
13.Tiết nào cũng có dụng cụ hỗ trợ như mô hình này thì học sinh không cần về
nhà học bài mà tự nhớ kiến thức tại lớp.
14.Tiết học có hiệu quả không? khi sử dụng mô hình hiển thị chức năng của vỏ
não này và kết hợp ứng dụng CNTT?
15.Mô hình này có thể áp dụng cho một số hoạt động khác.
16.Mô hình này làm tốn thời gian và hao tốn kinh phí nhà trường.
17.Mô hình này đơn giản, tiết kiệm được kinh phí và tận dụng phế liệu gây ô
nhiễm mà có hiệu quả.
18.Triết học không hiệu quả nếu không sử dụng phương pháp trực quan.
Kết Quả
Số phiếu phát ra là 162 phiếu thu vào 160 phiếu, trong đó phiếu không hợp lệ 3 còn
lại 157 phiếu có kết quả như sau:
Số
câu
Hình
thức
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
Đồng ý
4 157 156 7 91
15

7
0 0 90 0
14
3
14
14
0
12
3
98 35
12
2
14
1
Không
đồng ý
15
3
0 1 150 66 0
15
7
15
7
67
15
7
14
14
3
17 34 59

12
2
35 16
+Số học sinh đồng ý với ý kiến tích cực của 157 phiếu khảo sát hợp lệ là 86%
+Số học sinh không đồng ý với ý kiến tích cực của 157 phiếu khảo sát hợp lệ là 14%
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 12
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
2/ Sau một thời gian áp dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não để
dạy bài 47 Đại não kết hợp việc thăm dò ý kiến từ học sinh, tôi nhận thấy:
Đưa mô hình hiển thị các vùng chức năng của võ não vào để dạy bài 47 Đại não và
đặc biệt là mục II sự phân vùng chức năng của Đại não là hợp lý, có hiệu quả hơn so
với lúc chưa sử dụng, học sinh tích cực hơn, thời gian suy luận sẽ nhanh hơn, học sinh
nhớ được lâu hơn. Học sinh không nghi ngờ kiến thức thông tin SGK mà là sẵn sàng
kiểm chứng thực tế hơn. Học sinh thích vì nó có độ chính xác cao, hình ảnh sinh
động, gây được sự hứng thú học tập, và học sinh tôn trong được công sức của giáo
viên, HS lấy đó là gương sáng tự học tự sáng tạo trong lao động của giáo viên.
3/Kết quả chứng minh tính hiệu quả của mô hình trong các lần dự thi đồ dùng dạy
học các cấp :
a. Hội thi đồ dùng dạy học cấp trường năm học 2010-2011. Sản phẩm mô hình
hiển thị các vùng chức năng của vỏ não đạt giải nhất cấp trường
b. Hội thi đồ dùng dạy học cấp huyện năm học 2011-2012. Sản phẩm mô hình
hiễn thị các vùng chức năng của vỏ não đạt giải nhất cấp huyện ( Có chứng
nhận đính kèm)
c. Hội thi đồ dùng dạy học cấp Tỉnh năm học 2011-2012. Sản phẩm mô hình
hiễn thị các vùng chức năng của vỏ não đạt giải B cấp tỉnh, được trưng bày
triển lãm đồ dùng dạy học tự làm cấp tỉnh trong đợt tuyên dương giáo viên trẻ
giỏi tiêu biểu tỉnh Bình Dương lần I năm 2012 ( Có chứng nhận đính kèm)
Mẫu phiếu thuyết trình dự thi
PHÒNG GDĐT PHÚ GIÁO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHƯỚC HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

PHIẾU THUYẾT TRÌNH
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM BẬC THCS
Tên đồ dùng: Mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 13
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Tác giả: Hoàng Đức Tú
Đơn vị dự thi: Trường THCS Phước Hòa Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương
Chất liệu đồ dùng: Mê ca phế phẩm được sử dụng trong ngành quảng cáo
I/ TÍNH KHOA HỌC
Mô hình các vùng chức năng của vỏ não này đáp ứng được tối đa các mục tiêu dạy
học ở mảng kiến thức của bài 47 sinh học lớp 8.
Ngoài ra nó còn hỗ trợ tái hiện kiến thức cho toàn bộ kiến thức chương IX hệ thần
kinh và giác quan của chương trình sinh học lớp 8.
Đây là một trong những kiến thức quan trọng không chỉ giúp giáo viên hướng dẫn
khai thác kiến thức của bài mà còn là vấn đề giáo dục sức khỏe, bảo vệ cơ quan quan
trọng nhất của con người.
Ở mảng kiến thức này mục tiêu đòi hỏi các em nắm được tên gọi và vị trí các vùng
chức năng trên vỏ não. Từ đó hiểu được mối quan hệ giữa các vùng trên vỏ não đối
với toàn bộ cơ thể và đời sống hằng ngày.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 14
Vùng cảm giác (3)
Vùng vận động (4)
Vùng hiểu tiếng nói
(6)
Vùng hiểu chữ viết
(7)
Vùng vận động NN
(5)
Vùng vị giác (8)
Vùng thính giác (2)

Vùng thị giác (1)
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Thông qua đó học sinh so sánh được sự tiến hóa giữa não người và não của các loại
động vật khác.
Ngoài ra mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não này còn có thể sử dụng được
trong các bài hình thành kiến thức mới, ôn tập và thậm chí cả trong trò chơi học tập
cho chương trình giải phẩu sinh lý người.
Tranh hình in trên đồ dùng được ken có kỷ thuật tương đối chính xác, màu sắc sống
động tạo được hứng thú trong học tập.
Hệ thống điện sử dụng cho các vùng hiển thị được thiết kế với dòng điện 1 chiều
đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Hệ thống nút chỉ dẫn hiển thị đảm bảo tính chính xác, khoa học, logic với kiến thức
cần nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
Chất liệu sử dụng là mê ca phế phẩm của ngành quảng cáo là một dạng rác thải
công nghiệp khó xử lý khi không sử dụng đúng mục đích gây ô nhiễm môi trường.
II/ TÍNH SƯ PHẠM
Mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não” minh họa trực quan sinh động về vị trí
và các vùng chức năng, mối quan hệ của các vùng trên não người với cơ thể và từ đó
so sánh được sự tiến hóa giữa não người với các loại động vật khác, phù hợp với tâm
sinh lý của học sinh ở lứa tuổi lớp 8 là lứa tuổi đam mê khám phá vì sự thay đổi của
cơ thể ở giai đoạn dậy thì.
Màu sắc trên mô hình và vị trí thiết kế hình và ghi chú cũng như hệ thống đèn hiển
thị tương phản rõ nét, đẹp tạo được tính hứng thú nghiên cứu tiếp thu kiến thức của
học sinh, phát huy được khả năng tư duy của học sinh trong quá trình nhận thức và
tiếp thu bài học.
Mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não” giúp giáo viên và học sinh thao tác một
cách nhẹ nhàng, khoa học có hệ thống kiến thức từ thấp đến cao, từ lý thuyết đến vận
dụng trong thực tiễn cuộc sống, phù hợp với phương pháp dạy học mới như hiện nay.
Góp phần giúp cho tiết dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao.
III/ TÍNH SÁNG TẠO

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 15
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Đây là mô hình đồ dùng dạy học được bản thân tôi nghiên cứu trong quá trình dạy
học, sáng tạo, trên nền tảng hình ảnh sách giáo khoa có sẵn . Nó có thể sử dụng trong
nhiều bài nhiều lĩnh vục khoa học khác trong quá trình giáo dục học sinh khi chưa có
hình ảnh hay mô hình.
Mô hình này được thực hiện trên một số vật liệu tận dụng dễ kiếm, phế liệu rẻ tiền.
Rèn luyện thêm cho người làm tính cần cù, sáng tạo, tiết kiệm và bảo vệ môi
trường.
Hiện tại mô hình này chúng tôi chỉ áp dụng cho việc giảng dạy kiến thức chương
IX Sinh học lớp 8, cụ thể là mục II bài 47 Sinh học lớp 8 và trong tương lai chúng tôi
có thể sử dụng mô hình này trong việc giáo dục ngoại khóa về chuyên đề bảo vệ sức
khỏe, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông vì thông qua mạch kiến thức này
người học phân biệt được các vùng chức năng trên vỏ não vô cùng quan trọng dễ bị
tổn thương khi có va chạm mạnh từ đó ý thức được biện pháp bảo vệ bản thân và
người khác.
Mục II bài 47 Sinh học 8 theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo thì
nội dung ∆ SGK không yêu cầu học sinh thực hiện. Chính vì thế việc xác định các
vùng chức năng theo lý thuyết đòi hỏi giáo viên phải định hướng rõ hơn mô hình hiển
thị vùng chức năng lại nâng cao tầm quan trọng hơn để học sinh dễ hình dung và hình
thành kiến thức nhanh trong nội dung này.
IV/ TÍNH THỰC TIỂN
Mô hình “Các vùng chức năng của vỏ não phù hợp với thực tế trong dạy học hiện
nay, tạo được hứng thú và kích thích được sự phát huy tư duy tích cực của học sinh.
Mô hình này dễ sử dụng không đòi hỏi kỷ thuật cao thuận lợi cho giáo viên lớn tuổi
có vốn kiến thức tin học còn hạn chế, đồ dùng có độ bền, dễ làm, dạy xong có thể bảo
quản vào phòng bộ môn để sử dụng cho năm sau.
Nguồn điện dùng trong hiển thị là điện một chiều an toàn, có thể sử dụng pin hoặc
acquy đã qua sử dụng
Với chất liệu dễ kiếm và tận dụng sáng tạo nên có thể áp dụng và nhân rộng

Giá trị ước tính của thiết kế mô hình tự làm này là khoảng 200.000đồng ( Hai trăm
ngàn đồng) sử dụng trong nhiều năm tùy thuộc vào cách bảo quả ở phòng bộ môn.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 16
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Hiệu quả của đồ dùng
Khi có mô hình này giáo viên thực hiện tiết dạy có hiệu quả, học sinh chiếm lĩnh
kiến thức một cách chủ động, thông qua hình ảnh trực quan và tư duy liên hệ sâu hơn,
nhớ bài nhanh một cách hệ thống từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Khi chưa có mô hình thì giáo viên dạy hướng theo cách truyền đạt thụ động, học
sinh chấp nhận kiến thức một cách thụ động, nên tiết giảng của giáo viên không đưa
lại hứng thú học cho học sinh.
V/ Ý kiến của tác giả
Mô hình trên được sáng tạo tự làm của cá nhân khi đưa vào sử dụng tuy có nhiều
hiệu quả và tác dụng nhưng không tránh những sai sót và khó khăn nhất định như vật
liệu tuy nhẹ nhưng mô hình lớn cồng kềnh khó khăn trong việc di chuyển mà có thể
đặt cố định tại phòng bộ môn.
Rất mong quý lãnh đạo và anh chị đồng nghiệp góp ý điều chỉnh thêm cho mô hình
này được hoàn thiện hơn triển khai rộng rãi hơn trong nhiệm vụ dạy học môn Sinh
học
Hộp minh chứng
cho hiệu quả trong sử dụng mô hình hiển thị các vùng chức năng của vỏ não
và thành tích đạt được trong các hội thi
3/Kết quả chứng minh tính hiệu quả của mô hình trong các lần dự thi đồ dùng dạy
học các cấp (Trang 13):
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 17
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
C. KẾT LUẬN-ĐỀ XUẤT
I/Bài học kinh nghiệm:
Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm như sau:
Giáo viên tạo được cho học sinh một trạng thái có vấn đề cần khắc phục, vì đây không

chỉ là một đồ dùng dạy học thông thường mà là một mô hình kiểm chứng có độ chính
xác cao, có hệ thống đèn chiếu hiển thị an toàn bằng nguồn điện 1 chiều, công suất
bình acquy chỉ đủ hiển thị 1 bóng / 1 lần bật kiểm chứng. Cụ thể là về kết quả đạt
được của học sinh trong tiết học và vận dụng tốt trong cuộc sống, học sinh yêu thích,
hứng thú học tập, tạo nên không khí học tập lành mạnh “Một ngày tới trường là một
ngày vui”, ngoài ra trên cơ sở công phu sáng tạo đó học sinh có thể noi gương sáng
tạo nhiều dụng cụ học tập khác trong thực tế cuộc sống.
Hoạt động thiết kế mẫu của giáo viên là chìa khóa cho học sinh tự sáng tạo ra
những đồ dùng mới, những kiến thức, tư tưởng vươn lên tự học tự sáng tạo trên nền
tảng có sẵn còn thô sơ. Kiến thức bảo vệ rèn luyện thân thể, bảo vệ, vệ sinh hệ cơ
quan quan trọng nhất của con người là bộ não.
Luôn tạo được mối quan hệ tốt giữa thầy và trò và giữa trò và trò qua việc trao
đổi những sáng kiến mới tự các em nghiên cứu ra từ bài học cũ.
-Trong giảng dạy giáo viên tạo cho các em có sự hòa đồng vui vẻ, yêu thích môn
học, tạo được ấn tượng tốt trong lòng các em không chỉ hôm nay mà cả mai sau khi ra
trường .
II/ Kết Luận
Việc áp dụng phương pháp trực quan mà cụ thể là mô hình hiển thị các vùng
chức năng của vỏ não trong bài 47 Đại não sinh học lớp 8 là việc làm phù hợp với tình
hình phát triển xã hội. Bởi nó giúp cho các em ngoài việc lĩnh hội tiếp nhận kiến thức
tự tìm ra còn là bài học noi gương tính cần cù sáng tạo từ giáo viên, tiến lên những
thành quả cao hơn và có thể tương lai các em sẽ có những sản phẩm hỗ trợ công việc
sau này có hiệu quả tầm cở, giúp ích cho xã hội công nghiệp hiện đại.đồng thời giúp
các em sự tự tin, tự khẳng định mình trước mọi người. Chính việc lồng ghép này làm
cho tiết học sôi nổi, giữa thầy và trò, trò và trò trở nên thân thiện, gần gũi thể hiện cao
chủ đề “Trường học thân thiện, học sinh tích cực “. Nhìn chung so sánh với các khối
lớp 8 chưa áp dụng từ các năm học trước thì khối lớp sau này được áp dụng các em tỏ
ra hiếu động tích cực, mạnh dạn hơn, quan tâm môn học nhất là vấn đề sáng tạo.
Sáng kiến kinh nghiệm Trang 18
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa

Khi áp dụng phương pháp trên học sinh là người chủ động tự đặt câu hỏi để thầy
và trò cùng tranh luận đưa ra kết quả có sự kiểm chứng chính xác của dụng cụ mô
hình, giáo viên có nhiều thời gian quan sát thái độ cũng như mức độ hoạt động của
từng em kỹ hơn, từ đó kịp thời sữa sai điều chỉnh giúp đỡ một số em có thái độ chưa
bắt kịp phương pháp mới phương pháp tự học, tự tư duy, nghiên cứu và sáng tạo. tạo
được mối quan hệ về sự quan tâm của thầy đối với trò .
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như công tác chuẩn bị của giáo viên trong tiết học
đó hơi công phu vì di chuyển mô hình lớn, ngoài việc chuẩn bị bài và dụng cụ lên lớp
thì cần phải dựa trên nội dung bài để tìm ra được những tình huống sư phạm kết hợp
với giáo dục tính sáng tạo hỗ, để tăng thêm sự hưng phấn cho học sinh, cần dành
nhiều thời gian gặp gỡ giúp đở các em trong khi chuẩn bị, can thiệp kịp thời, góp ý
cho những thái độ chưa mang lại được tính giáo dục.
Giáo viên cần có kế hoạch theo sát học sinh, để điều chỉnh thời gian sử dụng mô
hình.
Nắm bắt kịp thời phản ứng của học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh trong quá
trình áp dụng để có hướng giải thích, thay đổi.
Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của bản thân còn nhiều thiếu
sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, để tôi được nâng cao về chuyên
môn nghiệp vụ . Xin chân thành cảm ơn .
III / Ý kiến đề xuất
Để phục vụ cho công tác dạy học môn sinh học tốt hơn, áp dụng cho sáng kiến
này có hiệu quả hơn của riêng trường THCS Phước Hòa, bản thân tôi là giáo viên
trường THCS Phước Hòa tôi tha thiết kính đề nghị quý cấp trên có thẩm quyền quan
tâm hơn nữa về dự án xây dựng trường THCS Bán trú Phước Hòa có được một khu
vườn trường phục vụ cho các tiết thực hành môn sinh học.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã dành thời gian đến với sáng kiến
kinh nghiệm này./.
Phước Hòa ,ngày 27 tháng 11 năm 2012
Tác giả
Hoàng Đức Tú

Sáng kiến kinh nghiệm Trang 19
Người thực hiện: Hoàng Đức Tú Trường THCS Phước Hòa
Mục Lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
-Đĩa VCD sinh hoc 8 do dự án phát triển giáo dục THCS của công ty nghe nhìn Hà
Nội năm 2004
-Tài liệu một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học THCS của nhà
xuất bản giáo dục.
-Sách giáo viên sinh hoc 8 của nhà xuất bản giáo dục do thầy Trần Đồng Lâm làm
chủ biên tập.
-Một số tài liệu hướng dẫn thiết kế in Đcan và lắp đặt thiết bị điện 1 chiều.
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

Sáng kiến kinh nghiệm

×