Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH TÂY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.19 KB, 41 trang )

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
Á CHÂU – CHI NHÁNH BÌNH TÂY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Ngân hàng TMCP Á Châu, tên giao dịch là Asia Commercial Bank (ACB), được
thành lập ngày 4 tháng 6 năm 1993 trong giai đoạn đầu của thời kì chuyển đổi kinh tế
Việt Nam từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường với vốn điều lệ
ban đầu là 20 tỷ VND và 27 nhân viên. Bằng nỗ lực của mình cùng với sự ủng hộ của
Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, ACB dã có những bước phát triển vượt bậc cả
về chất lẫn lượng.
− Kể từ ngày 8/12/2008 vốn điều lệ của ACB là 6.355.812.780.000 đồng (Sáu nghìn
ba trăm năm mươi lăm tỷ tám trăm mười hai triệu bảy trăm tám mươi nghìn đồng).
− Tính đến ngày 15/10/2008 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.200
người. Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được
đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB.
− ACB hiện có gần 200 chi nhánh và phòng giao dịch với hơn 6000 nhân viên; tổng
tài sản của ACB hiện nay là 120.000 tỷ VND.
− Để có được thành công như ngày hôm nay trong những năm qua ACB đã vạch ra
và nỗ lực thực hiện một loạt các bước đi quan trọng đúng hướng. Đó cũng chính là
tiền đề giúp ngân hàng khẳng định vị trí của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam
ở lĩnh vực bán lẻ. Sau đây là những cột mốc đáng nhớ:
− Năm 1996: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam phát hành thẻ tín
dụng quốc tế ACB-MasterCard.
− Năm 1997: ACB phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Visa. Cũng trong năm này,
ACB bắt đầu tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại dưới hình thức của một chương
trình đào tạo nghiệp vụ ngân hàng toàn diện kéo dài 2 năm, do các giảng viên nước
ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. Thông qua chương trình này, ACB đã
nắm bắt một cách có hệ thống các nguyên tắc vận hành của một ngân hàng hiện
đại, các chuẩn mực và thông lệ trong quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực ngân
hàng bán lẻ, và ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.


− Năm 1999: ACB trển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin Ngân
Hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và hoạt động hóa
Trang 1
hoạt động giao dịch.
− Năm 2000: ACB, thực hiện tái cấu trúc. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định
hướng kinh doanh và hỗ trợ. Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên
suốt toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng khách hàng và được
thiết kế phù hợp với từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát
triển kinh doanh và rủi ro.
− Năm 2001: ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ ngân hàng lõi là TCBS
(The Complete Banking Solution), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao
dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu.
− Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:
9002 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay,
thanh toán quốc tế và cung ứng nguồn lực tại Hội Sở.
− Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standard Charterd ký kết thoả thuận hỗ trợ kỹ
thuật toàn diện
− Năm 2006: ACB niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng
giao dịch, thành lập công ty cho thuê tài chính ACB, hợp tác với nhiều đối tác khác
nhau. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là
hơn 1800 tỷ đồng.
- Năm 2009 bên cạnh việc hoàn thành các mục tiêu về quản lý, tăng trưởng và lợi
nhuận, ACB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney,
FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker.
1.1.2. ACB chi nhánh Bình Tây
Cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, lĩnh vực hoạt động của ACB
ngày một được mở rộng. Mạng lưới ACB đang ngày càng mở rộng hơn với việc thành
lập các chi nhánh và phòng giao dịch ở nhiều quận, huyện trên khu vực thành phố

HCM.
Ngày 06/12/2005 ACB chính thức khai trương chi nhánh mới của mình tại số 32A
Hậu Giang, phường 2, quận 6, TP.HCM. Chi nhánh Bình Tây là chi nhánh thứ hai
được khai trương trong cùng khu vực quận 6 với chi nhánh Chợ Lớn cùng năm 2005.
Trang 2
 Tên viết tắt: ACB – Bình Tây
 Địa chỉ: 32A Hậu Giang, phường 2, quận 6,TP.HCM
 Điện thoại: (08) 62610070
 Fax: (08) 62610071
ACB – Bình Tây được kết nối trực tiếp với Hội Sở và tất cả các chi nhánh trong hệ
thống ACB thông qua các chương trình nội bộ LotusNotes, TCBS. Từ khi thành lập
đến nay chi nhánh đã dần khẳng định được tên tuổi trong khu vực, tạo uy tín tốt cho
ACB và lòng tin từ khách hàng.
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của phòng, ban
1.2.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng của các phòng ban ở ACB
Về cơ cấu tổ chức của ACB gồm 7 khối, 4 ban, 2 phòng cụ thể như sau:
- 7 khối: Khối khách hàng cá nhân, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối ngân quỹ,
Khối phát triển kinh doanh, Khối giám sát điểu hành, Khối quản trị nguồn lực, Khối
công nghệ thông tin.
− 4 ban: Ban kiểm tra-Kiểm soát nội bộ, Ban chiến lược, Ban đảm bảo chất lượng,
Ban chính sách và quản lý tín dụng.
− 2 phòng: Phòng thanh toán quốc tế và Phòng thẩm định tài sản
Trang 3
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHƯC CÁC PHỊNG BAN TẠI ACB
Trang 4
Phòng tổng
hợp
Hội đđồng Quản trị
Ban kiểm soát
Ban kiểm toán nội bộ

Văn phòng HĐQTCác hội đồng
Ban Tổng giám đốc
Ban chiến lược
Ban chính sách & quản lý
tín dụng
Ban đảm bảo chất lượng
Phòng đầu tư
Phòng kế toán
Phòng quan hệ đối ngoại
Phòng quản lý rủi ro
Khối KHCN Khối KHDN
Khối ngân
quỹ
Khối phát triển
kinh doanh
Khối vận
hành
Khồi quản
trò nguồn lực
Khối
CNTT
Các phòng
bán hàng
Các phòng
hỗ trợ
Các phòng
nghiệp vụ
Các phòng
sản phẩm
Các phòng

bán hàng
Các phòng
hỗ trợ
các phòng
nghiệp vụ
Các phòng
sản phẩm
Phòng kinh
doanh
ngọai hối
Phòng kinh
doanh vàng
Phòng kinh
doanh vốn
Phòng hỗ trợ
& phát triển
chi nhánh
Phòng
Marketing
Phòng
nghiên cứu
thò trường
Phòng hỗ trợ
Tín dụng
Phòng
nghiệp vụ
giao dòch
Phòng quản
lý quỹ
Phòng thẩm

đònh tài sản
Phòng pháp
chế & tuân
thủ
Phòng điều
hành nhân
sự
Phòng hành
chánh &
xây dựng
cơ bản
Phòng phát
triển nguồn
nhân lực
Trung tâm
đào tạo
Bộ phận
hành chánh
Phòng phân
tích nghiệp
vụ
Phòng quản
trò cơ sở dữ
liệu
Phòng vận
hành hệ
thống
CNTT
Đại Hội đồng cổ đông
Các sở giao dòch & Phòng giao dòch

1.2.2 Sơ đồ bộ máy quản lý ACB Bình Tây và chức năng phòng kinh doanh
Sơ đồ bộ máy quản lý ACB Bình Tây
(Nguồn: thông tin từ phòng KHCN)
- Chức năng phòng Kinh doanh / phòng KHCN, phòng KHDN:
+ Chức năng:
• Tiếp thị, cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ của ACB cho khách hàng
và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của ACB.
• Hướng dẫn thủ tục vay vốn và thẩm định khách hàng, khoản vay.
• Quản lý, theo dõi khách hàng, khoản vay.
+ Nhiệm vụ:
• Lập kế hoạch kinh doanh (bao gồm kế hoạch tiếp thị) và chương trình
hành động của phòng hàng tháng / hàng quý / hàng năm trên cơ sở kế
hoạch kinh doanh chung của đơn vị và của ACB.
• Trực tiếp đi tiếp thị, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới, đảm bảo
mức tăng trưởng tín dụng và các dịch vụ khác đạt kế hoạch được giao.
• Lần đầu mối trong việc quan hệ, chăm sóc khách hàng, trực tiếp giới
thiệu. giải thích vế các sản phẩm tín dụng, dịch vụ mới với khách hàng,
tiếp nhận các phản ánh, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, chất
lượng dịch vụ và liên hệ với các bộ phận có liên quan để phản hồi.
• Tiếp xúc và hướng dẫn thủ tục và tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho khách
hàng.
Trang 5
Bộ phận
dịch vụ
khách hàng
Phòng
khách hàng
doanh
nghiệp
Bộ phận

thanh toán
quốc tế
Bộ phận
pháp lý
chứng từ
Phòng
khách hàng
cá nhân
Giám Đốc
Phó GĐ
Phòng Kinh
Doanh
Phòng GD
& ngân quỹ
Phòng hành
chính & nhân sự
• Lập tờ trình thẩm định, phân tích đánh giá khách hàng, phương án vay
vốn, tài sản đảm bảo…trình các cấp thẩm quyền có liên quan phê duyệt.
• Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, giám sát tình hình hoạt động kinh
doanh, tình hình trả nợ của khách hàng nhằm phát hiện những rủi ro có
thể xảy ra để có những biện pháp ứng xử kịp thời.
• Theo dõi, đôn đốc, nhắc nợ, thu hồi nợ đúng hạn theo đúng quy trình cho
vay của ACB.
• Tham gia góp ý xây dựng và thực hiện quy trình, quy chế, quy định,
nghiệp vụ trong lĩnh vực tín dụng.
• Lập kế hoạch và thực hiện đào tạo nhân viên tại chỗ hoặc gửi đào tạo tại
các đơn vị khác để hoàn thiện kỹ năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của
nhân viên.
• Báo cáo hoạt động kinh doanh và các vấn đề liên quan cho trưởng các
đơn vị kinh doanh, và các khối, phòng, ban chức năng tại hội sở.

1.3 Sơ lược một số dịch vụ tại ACB – chi nhánh Bình Tây
- Huy động vốn, nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt
Nam, hoặc bằng ngoại tệ, vàng của các tổ chức kinh tế và cá nhân trong và
ngoài nước.
- Sử dụng vốn: (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh…) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ hoặc vàng như:
 Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ hoặc
vàng.
 Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng.
 Cho vay trả góp mua xe cơ giới, mua nhà ở…
- Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ
qua ngân hàng.
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và một số hoạt động khác.
Trang 6
1.4 Tình hình hoạt động tại ACB và những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động
kinh doanh của ACB.
1.4.1 Tình hình hoạt động của ACB
1.4.1.1 Phân tích các chỉ số tài chính
Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định.
Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau:
Bảng 1: các chỉ số tài chính cơ bản của ACB
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
1) Lợi nhuận trước thuế 2,127 2,561 2,838
2) Tổng tài sản 85,392 105,306 167,881
3) Tổng dư nợ tín dụng 31,974 34,833 62,358
4) Nguồn vốn huy động 74,943 97,540 157,775
(Nguồn: báo cáo thường niên của ACB các năm 2007, 2008, 2009)
Lợi nhuận trước thuế của ACB năm 2009 đạt 2,838 tỷ đồng, cao hơn 138 tỷ đồng

so với kế hoạch. Đây là nét nổi bật trong thị trường tiền tệ tín dụng, trong năm 2009
nền kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Trong 2008 do tác động của lạm phát các
chỉ tiêu tăng trưởng bị ảnh hưởng khi vốn huy động toàn hệ thống ngân hàng chỉ tăng
20.5%, còn tổng dư nợ tín dụng tăng 23,4%, mức tăng trưởng cả hai chỉ tiêu này chỉ
gần bằng ½ tốc độ tăng của cùng kỳ năm 2007.
Nhìn lại năm 2009 đầy biến đổi và thách thức từ môi trường, có thể nói ACB đã
hoàn thành kế hoạch lợi nhuận, duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và đáp ứng tốt yêu
cầu về đảm bảo an toàn.
1.4.1.2. Phân tích hoạt động cho vay
Bảng 2: so sánh hoạt động cho vay của ACB với ngân hàng khác.
Chỉ tiêu ACB Sacombank
1) Tổng dư nợ tín dụng 62,358 59,657
2) Tỷ trọng nợ xấu/Dư nợ tín dụng 0.409% 0.644%
3) Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung-dài hạn 0% 31.48%
4) Dư nợ cho vay/Tổng tài sản 37.14% 57.35%
5) Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động 39.52% 63.98%
(Nguồn: Tính toán dựa trên các báo cáo thường niên 2009 của ngân hàng ACB
và sacombank)
Tỷ lệ nợ nhóm 3 đến nhóm 5 (nợ xấu) trên tổng dư nợ thời diểm cuối năm 2009
của ACB là 0.409%, đã giảm xuống rất nhiều so với cùng kỳ năm 2008 (0.9%), và
thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của toàn ngành (3,5%). Đây có thể xem là
Trang 7
thành công của ACB trong điều kiện kinh tế đang dần hồi phục và cải thiện tương đối
tốt trong năm 2009.
Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan (sự
thay đổi chính sách từ khuyến khích tăng tín dụng đầu năm thông qua gói cho vay hỗ
trợ lãi suất 4% từ 01/02/2009 và chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn từ cuối năm 2009).
Tổng dư nợ cho vay của ACB cuối năm 2009 là 62,358 tỷ đồng, tăng 27,525 tỷ đồng
so với đầu năm.
1.4.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ACB



Những thuận lợi:

 Hệ thống kênh phân phối hoạt động có hiệu quả cao.
Tuy mạng lưới chi nhánh của ACB chưa rộng khắp so với các ngân hàng quốc
doanh, nhưng xét về hiệu quả hoạt động của kênh phân phối, ACB có sự nổi trội hơn
các ngân hàng thương mại khác. Các kênh phân phối thực sự là các trung tâm lợi
nhuận của ACB. Hầu hết các chi nhánh hoạt động đều có thuận lợi. mặt khác việc đầu
tư mạng lưới hoạt động của ACB thời gian qua cũng mang lại hiệu quả cao.
- Các công nghệ hiện đại so với các ngân hàng khác trong nước.
Từ năm 2000, ACB đã đầu tư công nghệ mới. Hệ điều hành TCBS hiện được áp dụng
trong ACB có những ưu điểm sau:
+ Toàn bộ dữ liệu sẽ được tập trung tại cơ sở dữ liệu trung tâm. Mọi thay đổi sẽ được
cập nhật trực tuyến và tức thời. Điều này cho phép ACB không chỉ nắm chính xác số
dư của mọi tài khoản mà còn cho phép ACB thực hiện giao dịch tài khoản tại bất cứ
chi nhánh nào trong toàn hệ thống.
+ Tất cả nghiệp vụ , dịch vụ đều dùng chung một hệ thống thông tin khách hàng duy
nhất, đảm bảo cho việc xác nhận khách hàng được chính xác và thuận tiện, đây là yếu
tố quan trọng đối với giao dịch phân tán và tự động như các dịch vụ ngân hàng điện tử.
+ Có thể kết nối dễ dàng với các thiết bị giao dịch tự động như: máy đọc thẻ từ, máy
ATM, các hệ thống thông tin công cộng (Internet, điện thoại công cộng…)
+ Đảm bảo tính bảo mật, an toàn cao: Hệ thống chính thức có hệ thống dự phòng. Bên
cạnh hệ thống online còn có hệ thống offline để sử dụng trong trường hợp tắc nghẽn
hoàn toàn về viễn thông thì chỉ làm ngưng trệ các giao dịch liên chi nhánh, các giao
dịch nội bộ chi nhánh vẫn hoạt động bình thường.
 Chiếm thị phần lớn trong thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Trang 8
Với chiến lược tập trung vào ngân hàng bán lẻ, ACB, thời gian qua được biết đến
như một trong những ngân hàng khai thác thành công thị trường bán lẻ. Về huy động

tiền gửi khách hàng của ACB năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành
(27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%)…
Về tín dụng ACB được biết đến như là ngân hàng đầu tiên đưa ra các sản phẩm cho
vay cá nhân như: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, nền nhà, xe… Chính sự thành
công của các sản phẩm cho vay trên đã tạo được một bước tiến khá dài cho ACB trong
5năm gần đây. Hiện tại ACB đang có một vị thế khá vững chắc trong thị trường dịch
vụ ngân hàng bán lẻ.
 Chất lượng hoạt động tốt được duy trì trong nhiều năm.
Xét về chất lượng hoạt động, ACB là một trong những ngân hàng thương mại có
chất lượng tốt nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại. Xét các chỉ số hoạt động
như: nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE), tăng
trưởng tổng tài sản…ACB đều đạt cao hơn mức bình quân của ngành.
Chất lượng hoạt động tốt đã giúp ACB có những thuận lợi nhất định khi đương
đầu với các thử thách trong quá trình hội nhập.

Những khó khăn:

 Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác ngày càng ngay gắt.
Năm 2009 theo số liệu của Tổng cục thống kê thì hiện Việt nam có: 5 Ngân hàng
thương mại lớn, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh;
36 Ngân hàng thương mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 10 Công ty
tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; hơn 100 công ty Chứng khoán đang hoạt
động; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Ngoài ra còn có các công ty đầu tư, quỹ đầu
tư và quỹ tiết kiệm bưu điện. Chính các định chế tài chính này đang cạnh tranh trực
tiếp với ngân hàng.
Sự ra đời và phát triển của trung tâm giao dịch chứng khoán cũng sẽ làm thay đổi
vai trò của ngân hàng trên thị trường tài chính. Các trung tâm chứng khoán sẽ tạo ra
một phương thức đầu tư mới cho nền kinh tế - phương thức đầu tư trực tiếp, tức là
quan hệ trực tiếp giữa chủ thể thặng dư tiết kiệm và chủ thể thiếu hụt tiết kiệm. Với sự
ra đời của phương thức đầu tư này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của

các trung gian tài chính.
Thói quen sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến tại Việt Nam.
Trang 9
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại Việt Nam còn chiếm tỷ lệ khá cao. Tại thời
điểm cuối năm 2007, tỷ lệ này chiếm 18%. Đến 2008 tuy đã giảm xuống (khoảng
14%) song vẫn còn rất cao so với các nước trong khu vực. Theo nhận định của nhiều
chuyên gia kinh tế, nước ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt. Khối lượng tiền mặt lưu thông
còn rất lớn. Điều này kéo theo nhiều tiêu cực như: tăng chi phí phát hành (in ấn, bảo
quản, vận chuyển, tiêu hủy tiền), nạn tiền giả, tham nhũng, hối lộ, trốn thuế, đầu cơ và
hoạt động mạnh của các thị trường ngầm.
 Khách hàng ngày càng trở nên khó tính hơn và mong đợi nhiều hơn ở dịch vụ
ngân hàng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các nhu cầu về tài chính, đầu tư, ngân
hàng của người dân sẽ ngày càng tăng. Khách hàng ngày một đòi hỏi cao hơn về dịch
vụ ngân hàng, và do đó thách thức cải thiện khả năng phục vụ khách hàng đang đè
nặng trên vai các ngân hàng Việt Nam.
Trang 10
1.4.3 Chiến lược phát triển trong tương lai
Với những hoạch định chiến lược trên, ACB đã đưa ra các mục tiêu phải đạt được
trong năm 2009, 2010, 2011 như sau:
Bảng 3: Mục tiêu ACB đề ra trong 3 năm 2010, 2011, 2012
(Nguồn: Từ website />Trang 11
CHỈ TIÊU
(Đvt:Triệu đồng)
2010 2011 2012
Giá trị % tăng Giá trị % tăng Giá trị % tăng
Tổng tài sản (TTS) 211,851 32.4% 271,126 28.09% 338,643 24.99%
Dư nợ cho vay 81,515 32.2% 104,228 27.9% 130,099 24.8%
Vốn điều lệ (VĐL) 7,441 22.9% 9,958 33.8% 13,205 32,6%
Lợi nhuận trước thuế 3,286 25.80% 4,418 34.4% 5,883 33.2%

Lợi nhuận sau thuế 2,366 25.80% 3,181 34.4% 4,236 33.2%
CÁC CHỈ SỐ
LN sau thuế/TTS bình
quân
1.27% 1.32% 1.39%
LN sau thuế/VĐL bình
quân
35.06% 36,56% 36.57%
Tỉ lệ cổ tức 27.03% 27.2% 27.3%
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG Ở
ACB – CHI NHÁNH BÌNH TÂY
2.1 Giới thiệu các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh:
Cho vay tiêu dùng là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu
mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình,
thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi và các nhu cầu thiết yếu
khác trong cuộc sống.
Hồ sơ vay tiêu dùng bao gồm:
- Chứng từ chứng minh nhân thân: CMND, Hộ khẩu/KT3/…
- Chứng từ chứng minh thu nhập trả nợ: giấy đăng ký kinh doanh, biên lai thuế, hóa
đơn, báo cáo tài chính, hợp đồng kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cho
thuê nhà/xe (đối với thu nhập từ hoạt động SXKD&DV), hợp đồng lao động, sao kê
tài khoản lương, xác nhận của nơi công tác…(đối với thu nhập từ lương), chứng từ
chứng minh nguồn thu khác (sổ tiết kiệm, cổ tức…)
- Chứng từ chứng minh TSĐB: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở.
Các sản phẩm CVTD chủ yếu tại chi nhánh:
Trong hoạt động tín dụng tiêu dùng của ngân hàng trong thời gian qua, các lĩnh vực
cho vay như cho vay du học, xây dựng-sửa chữa nhà, mua nhà, đất…mang lại nhiều
lợi nhuận và cũng là các sản phẩm thế mạnh của ngân hàng

 Cho vay du học: với việc nắm bắt được nhu cầu du học ngày càng cao của
người dân, Ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động mảng tín dụng này qua việc
cải tiến thủ tục cho vay, liên kết với các công ty du học kết hợp với việc
tư vấn cho khách hàng nên thời gian qua, hoạt động cho vay du học của
ACB đã có sự tăng trưởng nhanh.
 Cho vay mua nhà, đất: Đây luôn là lĩnh vực tiềm năng cho các ngân hàng
khai thác, mang lại nhiều lợi nhuận cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây
cũng là lĩnh vực đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian qua,
các ngân hàng đã không ngừng đẩy mạnh loại hình cho vay này và ACB
cũng không nằm xu hướng đó.
Trang 12
 Cho vay xây dựng sửa chữa nhà: Đây là sản phẩm thế mạnh của ACB và
trong thời gian qua cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
 Cho vay mua xe ô tô trả góp cầm cố bằng chính xe mua: gần đây thị
trường mua bán ô tô bùng nổ, nên ngân hàng rất chú trọng mở rộng sản
phẩm cho vay này.
 Cho vay tiêu dùng tín chấp.
 Cho vay ngắn, trung và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn để trực tiếp
phục vụ đời sống của cá nhân và hộ gia đình của khách hàng vay, cho vay
thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Đặc biệt cuối năm 2009 và quý I năm 2010, căn cứ theo quy định của NHNN,
ACB đã có một số quy định để phân biệt việc áp dụng lãi suất kinh doanh và
lãi suất tiêu dùng như sau:
Mục đích vay Điều kiện
Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà
để ở và nguồn trả nợ toàn bộ bằng tiền
lương của khách hàng vay
- khách hàng sở hữu <03 BĐS kể cả
đồng sở hữu và, tài sản không thuộc
trường hợp để ở kết hợp với cho thuê /

phục vụ sản xuất kinh doanh, để bán và
nguồn trả nợ: không bao gồm thu nhập
từ hoạt động sản xuất kinh doanh / cho
thuê nhà / phương tiện vận tải / bán
BĐS.
Cho vay để mua sắm phương tiện đi lại
phục vụ cho cá nhân, gia đình
- phương tiện đi lại không dùng để cho
thuê / phục vụ hoạt động sản xuất kinh
doanh của cá nhân, gia đình.
Cho vay để mua đồ dùng, trang thiết bị
gia đình
- không phục vụ trang trí nội thất cho
các BĐS dùng để cho thuê, để bán, để
kinh doanh.
Cho vay để thấu chi tài khoản - không bao gồm cho vay thấu chi để
kinh doanh, đầu tư chứng khoán, đầu tư
vàng.
Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dư tài
khoản, giấy tờ có giá, vàng, ngoại tệ
mặt để phục vụ đời sống
- không phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh
Cho vay để đáp ứng các nhu cầu chi phí học tập và chữa bệnh
Trang 13
Cho vay để chi phí cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
2.2. Tình hình hoạt động cho vay tại chi nhánh Bình Tây
Thực tế hiện nay cho thấy các loại hình sản phẩm, dịch vụ tại các ngân hàng là hầu
hết giống nhau. Để cạnh tranh nhằm giữ được khách hàng cũ và phát triển khách hàng

mới, ngân hàng Á Châu chi nhánh Bình Tây đã không ngừng nâng cao chất lượng
phục vụ khách hàng.
 Phát huy sáng kiến, cải tiến cách thức phục vụ khách hàng
 Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng và nhân viên về chất lượng phục vụ
khách hàng thông qua công tác thăm dò và khảo sát ý kiến của khách hàng.
 Thiết lập các giải thưởng của ACB dành cho khách hàng cũng như nhân viên…
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
cùng với nhiều chương trình thực hiện đã tạo sự phát triển ngày càng cao cho ngân
hàng thông qua kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2007, 2008, 2009 như sau:
Bảng 4 : Kết quả kinh doanh tại ACB chi nhánh Bình Tây.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Chênh lệch
(2008/2007)
Chênh lệch
(2009/2008)
tuyệt
đối
tương đối
(%)
tuyệt
đối
Tương
đối (%)
1.Doanh
thu 70,984 81,298 105,687 10,314 15
24,38
9 30
2.Chi phí 25,895 26,452 34,387 557 2 7,935 29.9
3.LNTT 45,089 54,846 71,300 9,757 22 16,454 30

(Nguồn: các báo cáo thống kê năm 2007, 2008, 2009 của ACB – Bình Tây)
Từ bảng kết quả kinh doanh trên cho thấy lợi nhuận tăng qua các năm. Lợi nhuận
năm 2008 lợi nhuận là 54,846 triệu đồng tăng 9,757 triệu đồng so với năm 2007
(22%). Lợi nhuận năm 2009 tăng cao hơn năm 2009 là do tốc độ tăng doanh thu năm
2009 (30%) cao hơn tốc độ tăng doanh thu năm 2008 (15%) và chi phí năm 2009
nhiều hơn chi phí năm 2008 là 7,935 triệu đồng. Có được kết quả trên là do sự ảnh
hưởng của tình hình lạm phát đẩy giá cả tiêu dùng lên cao, ảnh hưởng đến nhu cầu của
khách hàng đến gửi và vay tiền cũng như các hoạt động khác.
2.3 Phân tích doanh số cho vay (DSCV) tiêu dùng
Trang 14
2.3.1 So sánh mức tăng trưởng DSCV tiêu dùng của chi nhánh so với Hội Sở
Bảng 5 : So sánh tốc độ tăng trưởng DSCV tiêu dùng của chi nhánh so với hội sở
Đơn vị tính: triệu đồng
DSCV tiêu dùng của Hội Sở 1,351,516 1,756,971 3,117,900
DSCV tiêu dùng của ACB-Bình Tây 78,762 92,413 249,432
Tỷ lệ DSCVTD chi nhánh/DSCVTD của
hội sở (%) 6 5 8
(Nguồn:phòng KHCN & báo cáo thường niên 2007; 2008; 2009 của ACB)
Biểu đồ 1
 Nhận xét: tốc độ tăng trưởng DSCV của chi nhánh tăng qua các năm và %DSCV
tiêu dùng của chi nhánh / tổng DSCV của hội sở cũng đã được nâng cao qua các năm.
Cụ thể là năm 2009 đã tăng tỷ lệ này lên từ 5% (năm 2008) lên 8% (năm 200hưởng
của chỉ số giá cả tiêu dùng nên tỷ lệ này có chững lại vào năm 2008 chỉ đạt 5% thấp
hơn so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng DSCV tiêu dùng của hội sở giảm là do có sự
điều tiết, chỉ đạo của NHNN để kiềm hãm sự tăng trưởng của lạm phát và ổn định nền
kinh tế, không đầu tư tràn lan làm giảm hiệu quả của công tác tín dụng. Đối với sự
tăng về DSCV tiêu dùng của chi nhánh là do kết quả của công tác đẩy mạnh chú trọng
cho vay nhằm thực hiện mục tiêu khuếch trương mở rộng thị phần mà ban lãnh đạo
ACB – Bình Tây đặt ra trong giai đoạn mới thành lập.
Với sự tăng trưởng mạnh của hoạt động cho vay tại chi nhánh trong ba năm qua ta

thấy chi nhánh đã có một vị trí quan trọng không thể thiếu trong hệ thống tín dụng quận 6,
sự tăng trưởng này đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng chung cho toàn hệ thống.
Trang 15
2.3.2 Phân tích sự tăng trưởng DSCV tiêu dùng tại chi nhánh
2.3.2.1 Phân tích DSCV tiêu dùng theo thời hạn cho vay
Bảng 6: DSCV tiêu dùng theo thời hạn cho vay tại chi nhánh qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng
(nguồn: phòng KHCN)
Biểu đồ 2
Trang 16
Chỉ tiêu 2007 % 2008 % 2009 %
Chênh lệch
(2008/2007)
Chênh lệch
(2009/2008)
tuyệt
đối
tương
đối
(%)
tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tổng
DSCV 78,762 100 92,413 100 249,432 100 13,651 17 157,019 170
Ngắn hạn 53,558 68 59,144 64 182,584 73 5,586 10 123,440 209
Trung,
dài hạn 25,204 32 33,269 36 66,848 27 8,065 32 33,215 100

 Cho vay tiêu dùng ngắn hạn (CVTDNH):
Trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB – Bình Tây thì hoạt động tín dụng
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn 60% tổng DSCV. Mục đích CVTDNH tại chi nhánh
là cho vay mua xe, cho vay du học, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà…Dùng vốn tín
dụng để tài trợ cho các nhu cầu vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng đảm bảo tính
thanh khoản trong đồng vốn và đem lại an toàn hơn trong hoạt động cho vay. Vì nguồn
vốn tín dụng được tài trợ bởi vốn huy động ngắn hạn nên cho vay ngắn hạn cao thì chu
kỳ luân chuyển vốn vay nhanh, và khoản vay nhanh chóng được thu hồi giúp hạn chế
được rủi ro. Mặt khác CVTDNH thường có lãi suất cho vay cao (từ 1.2% -> 1.5%) mà
số tiền vay lại thấp, nên rất thuận lợi trong kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho ngân
hàng.
Cho vay tiêu dùng trung & dài hạn (CVTDT&DH):
Mục đích CVTDT&DH tại chi nhánh là nhằm cho vay CB-CNV hoặc đáp ứng chu
cầu mua xe hơi trả góp của khách hàng. Trong 3 năm trên DSCV tiêu dùng trung và
dài hạn tại chi nhánh cũng có sự tăng trưởng mạnh, năm 2008 tăng 32% (vượt qua
mức tăng của cho vay ngắn hạn là 10%). Nguyên nhân của sự tăng cao CVTDT&DH
trong năm 2008 là do tổ tín dụng tăng cường cho vay đối với CB-CNV và mở rộng
thêm loại hình cho vay mua xe trả góp và một số loại hình khác.
Do CVTDT&DH có đặc điểm là thời gian thu hồi vốn kéo dài, tốc độ luân chuyển
đồng vốn lâu nên chi nhánh rất thận trọng trong việc xem xét cho vay và khi đã cho
vay thì áp dụng mức lãi suất cao (cao hơn vay ngắn hạn) với phương thức trả lãi hàng
tháng và trả vốn gốc theo kỳ nên đã phần nào hạn chế rủi ro và thu lợi nhuận cao. Cho
nên ở mỗi phương thức vay ngắn hạn hay trung - dài hạn đều có những mặt tích cực
của nó nên tùy vào khả năng cung ứng vốn của chi nhánh ở mỗi thời điểm, tùy vào nhu
cầu của khách hàng cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế mà chi nhánh
quyết định nên bổ sung vốn vào loại hình kinh doanh nào.
Trang 17
2.3.2.2 Phân tích DSCV tiêu dùng theo thành phần kinh tế
Bảng 7: DSCV tiêu dùng theo thành phần kinh tế tại chi nhánh.
Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: phòng KHCN)
Biểu đồ 3
Với sự thay đổi về cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế
chủ động tham gia vào SXKD, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số
lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn trong nền
kinh tế, tạo điều kiện cho ACB – Bình Tây phát triển hoạt động cấp tín dụng. Năm
2008 tăng 13,651 triệu đồng tốc độ tăng là 17% giảm hơn so với năm 2007 do ảnh
hưởng chung của nền kinh tế trong và ngoài nước. Do có sự khởi sắc tốt đẹp của nền
kinh tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động cho vay, trong năm 2009 tăng 169.9%
Trang 18
Chỉ tiêu 2007 % 2008 % 2009 %
Chênh lệch
(2008/2007)
Chênh lệch
(2009/2008)
tuyệt
đối
tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
tương
đối
(%)
Tổng
DSCV 78,762 100 92,413 100
249,43
2 100 13,651 17 157,019 169.9


nhân 76,399 97 88,716 96
244,44
3 98 12,317 16 155,727 175
Khác 2,363 3 3,697 4 4,989 2 1,334 56 1,292 35
tương đương với 157,019 triệu đồng. Vì quận 6 là khu vực có thương mại – dịch vụ
phát triển rất mạnh (với chợ Bình Tây là một chợ đầu mối lớn của khu vực thành phố).
Là khu vực dân cư đông đúc và gần chợ nên có nhu cầu mua sắm khá lớn, nên chỉ sau
3 năm thành lập DSCVTD cá nhân đã đạt mức tăng trưởng cao 175%, cao hơn so với
mức tăng trưởng của tổng DSCV năm 2008. Riêng năm 2008 có sự chuyển biến mạnh
mẽ từ loại hình cho vay cá nhân sang các loại hình kinh tế khác (CB-CNV) là nhờ việc
đa dạng hóa loại hình cho vay, mở rộng đối tượng cho vay (công nhân trong cùng một
công ty có thể cùng nhau làm đơn xin vay tiêu dùng tại ngân hàng, tối thiểu là 5 người
và kèm theo các điều kiện khác của ngân hàng), nâng cao hạn mức cho vay, đơn giản
thủ tục hành chánh đã tạo nên mức tăng trưởng trên và đẩy mạnh tỷ trọng cho vay các
thành phần kinh tế khác lên 56% năm 2008.
2.4. Phân tích nợ quá hạn (NQH)
Trong các công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại chi nhánh thì công
tác kiểm soát hạn chế nguy cơ NQH là công tác được ngân hàng tập trung cao nhất, vì
NQH được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại ngân hàng từ
khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích
sử dụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro NQH là nâng cao chất lượng
các hoạt động trên, đây là mục tiêu là phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong
lĩnh vực ngân hàng.
2.4.1. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh
Trong 3 năm qua tỷ lệ NQH / tổng dư nợ của ACB có xu hướng giảm từ năm
2008– 2009, đặc biệt năm 2008 mặc dù đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, cơ
cấu thời hạn trả nợ, trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
theo quyết định 493 của NHNN nhằm giảm NQH nâng cao chất lượng tín dụng, nhưng
NQH của ACB vẫn tăng và chiếm tỷ lệ cao hơn: tăng 1.444% với tỷ lệ trên dư nợ là
0.9% . Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến NQH phát sinh tăng cao trong năm 2008 như

là sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế: giá cả hàng hóa tiêu dùng leo thang từng
ngày, giá vật tư, phân bón, giá xăng dầu, giá thép tăng nhanh làm ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân cũng như hoạt động SXKD của doanh nghiệp tạo tác động dây
chuyền đến khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.
Bảng 8 : NQH cho vay tiêu dùng của chi nhánh so với hội sở.
Đơn vị tính: triệu đồng
Trang 19
(Nguồn: phòng KHCN và các báo cáo tài chính của ACB)
Biểu đồ 4
Trang 20
Chỉ
tiêu
2007 2008 2009
Chênh lệch
(08/07)
Chênh lệch
(09/08)
NQH %/DN NQH %/DN NQH %/DN
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Hội sở 3,248
0.08
%
48,59

2 0.90%
255,04
4 0.409%
45,34
4 1,396 206,452 424.9
Chi
nhánh 112 0.29% 820
1.65
% 785 0.87% 708 632 (35) (4.27)
Biểu đồ 5
Tại ACB – Bình Tây tình hình NQH cũng là mối lo cho ban lãnh đạo ngân hàng,
với tốc độ tăng đột biến năm 2008, tuy nhiên dưới sự nổ lực của từng nhân viên, sự
kiểm soát chặt chẽ của cấp lãnh đạo, tình hình NQH tuy có tăng nhưng vẫn nằm trong
tầm kiểm soát với tỷ lệ (NQH/tổng dư nợ) rất thấp: năm 2007 là 0.29%, năm 2008 là
1.65% . Năm 2008 NQH tại chi nhánh tăng 632% dù trước đó năm 2007 tuy NQH có
sự chuyển biến giảm mạnh, nhưng tỷ lệ NQH của chi nhánh thấp hơn nhiều so với của
ACB (1,396%). Sang năm 2009 NQH được kiểm soát chặt chẽ nên đã giảm xuống gần
bằng ½ so với năm 2008. Đây là kết quả thể hiện công tác quản lý, kiểm soát NQH tại
chi nhánh đạt hiệu quả cao hơn so với tình hình chung của ACB. Mặc dù tốc độ tăng
dư nợ, tăng doanh số cho vay tại chi nhánh cao hơn tốc độ tăng của ACB do chủ
trương mở rộng thị phần, nhưng chi nhánh đã kiểm soát được NQH và kết quả là tuy
NQH có tăng nhưng tỷ lệ nợ vẫn thấp, góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động cho
vay tiêu dùng.
2.4.2 Xử lý và thu hồi nợ quá hạn
Đối với các khoản NQH, có nhiều biện pháp để xử lý như: phát mãi tài sản, thu nợ,
gia hạn nợ, giãn nợ…Tuy nhiên việc xử lý NQH không phải lúc nào cũng được tiến
hành thuận lợi, vì vậy ngân hàng cần giải quyết ngay từ khâu chuẩn bị cho khách hàng
vay, thẩm định kỹ để đi đến quyết định cho vay đúng đắn, tránh các rủi ro sau này.
Trang 21
Phát mại tài sản của khách hàng là biện pháp cuối cùng do phải trải qua rất nhiều khâu

thủ tục trung gian tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc, phải chờ đối phó với sự mất giá
của tài sản.
Việc ngân hàng tiến hành giãn nợ và gia hạn nợ cho khách hàng biểu hiện một
thiện chí, tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian thu vốn vốn từ hoạt động SXKD
để trả nợ. Việc thu hồi nợ là công việc thường xuyên của bất kỳ ngân hàng nào, ban xử
lý có trách nhiệm tiếp nhận quản lý các hồ sơ tín dụng, nợ khó đòi và đề xuất với ban
giám đốc hướng xử lý. Đồng thời phối hợp với các phòng ban tiến hành xử lý đối với
từng trường hợp cụ thể.
2.5 Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
Chất lượng của hoạt động tín dụng ảnh hưởng tỷ lệ thuận với chất lượng kinh
doanh của một ngân hàng. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng thì rất cần thiết
phải có một cách nhìn nhận chính xác về thực trạng đang diễn ra, từ đấy tìm ra những
biện pháp nhằm hạn chế khắc phục nhược điểm, đưa ra kế hoạch kinh doanh có chọn
lọc hơn.
Bảng 9: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động CVTD tại ACB – Bình Tây.
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2007 2008 2009
Tổng nguồn vốn (TNV) triệu _ _ 1,155,785
Vốn huy động (VHĐ) triệu 380,250 656,350 840,120
Dư nợ cho vay tiêu dùng triệu 78,762 92,413 249,432
Nợ quá hạn (NQH) triệu 112 820 785
Dư nợ ngắn hạn CVTD triệu 53,558 59,144 182,584
DNợ trung-dài hạn CVTD triệu 25,204 33,269 66,848
Tỉ lệ dư nợ / VHĐ % 20.7 14.1 29.7
Tỉ lệ Dnợ ngắn hạn/VHĐ % 14.1 9.0 21.7
Tỉ lệ DNợ Trung-Dài hạn/VHĐ % 6.6 5.1 8.0
Tỉ lệ Dư nợ/TNV % _ _ 21.6
(Nguồn: tự tính toán trên số liệu do phòng KHCN cung cấp)
2.5.1 Tỷ lệ dư nợ / vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động cùa ngân hàng vào công
tác cấp tín dụng, nếu 100% vốn huy động được đầu tư hết cho hoạt động tín dụng thì
hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả.
Tại ACB – Bình Tây với tỉ lệ nợ CVTD/Vốn Huy Động tương đối cao (14.1% -
29.7%) cho thấy nguồn vốn huy động đủ để tài trợ cho hoạt động cho vay tiêu dùng,
do đó chi nhánh không phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều hòa. Dùng vốn điều
Trang 22
hòa để tài trợ cho tín dụng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho chi nhánh mạnh dạn phát triển
quy mô tín dụng trên địa bàn mà không bị sức ép do thiếu vốn khi khách hàng có nhu
cầu rút tiền và chi trả lãi tiền gửi, tuy nhiên hoạt động này chỉ đảm bảo an toàn cho
công tác tín dụng nhưng lại làm mất cân bằng trên bảng báo cáo tài chính thể hiện tính
không bền vững, tín dụng tăng nóng và sử dụng vốn không đa dạng. Do đó để ổn định
trong hoạt động ngân hàng tạo hiệu quả cao cho công tác tín dụng, trong thời gian tới
ngân hàng phát huy ưu thế nguồn vốn huy động dồi dào này để mở rộng hoạt động cho
vay.
2.5.2 Tỷ lệ nợ ngắn hạn/ vốn huy động
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của đồng vốn, vì phần lớn vốn cho
vay được tài trợ bằng nguồn vốn huy động ngắn hạn, cho nên trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng nếu cho vay ngắn hạn cao và được tài trợ hoàn toàn bởi vốn huy
động, thì kết quả kinh doanh này sẽ đạt hiệu quả hơn, do đồng vốn bỏ ra và lãi được
thu hồi nhanh. Trong năm 2008 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cho vay tiêu dùng trên vốn huy
động là 9.0%, nhưng tới năm 2009 tỷ lệ này là 21.7% chứng tỏ tính thanh khoản của
chi nhánh được tăng cao rất nhanh, do đó chi nhánh sẽ không bị sức ép do thiếu vốn
trong ngắn hạn.
2.5.3 Tỷ lệ nợ trung và dài hạn / vốn huy động
Đây vẫn là chỉ tiêu phản ánh tính thanh khoản của đồng vốn, nếu tỷ lệ cho vay
trung và dài hạn cao vượt qua mức vốn huy động ngắn hạn thì hiệu quả cho vay không
cao vì đồng vốn bị chiếm dụng dài, ngân hàng không chủ động điều hòa vốn khi khách
hàng có nhu cầu rút tiền. Tỷ lệ dư nợ CVTD trung và dài hạn chỉ chiếm 8.0% trong
năm 2009 thể hiện mức độ an toàn cao cho hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

2.5.4 Tỷ lệ dư nợ cho vay tiêu dùng / tổng nguồn vốn
Tỷ lệ này cho thấy tỷ trọng đầu tư vào cho vay của ngân hàng, vốn tín dụng chiếm
bao nhiêu % của tổng nguồn vốn. năm 2009 với 21.6% nguồn vốn ngân hàng đã đầu tư
vào hoạt động cho vay. Tỷ lệ này là khá cao nhưng so ra thì hoạt động cấp tín dụng
CVTD có tốc độ tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng của nguồn vốn huy động của chi
nhánh.
Trang 23
2.6 Phân tích lãi suất cho vay tiêu dùng
2.6.1 Cơ sở xây dựng lãi suất cho vay tiêu dùng
Lãi suất cho vay tại ACB - Bình Tây lấy cơ sở của khung lãi suất chung của toàn
hệ thống ACB làm mức lãi suất tối thiểu, cộng với các yếu tố sau sẽ xác định lãi suất
cho vay đối với từng khách hàng.
 Cho vay ngắn hạn:
- Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khách hàng vay thông qua chương trình đánh giá,
chấm điểm, xếp hạng khách hàng, mà quyết định mức lãi suất, tuy nhiên sẽ không thấp
hơn khung lãi suất chung và không cao hơn mức lãi suất mà ngân hàng nhà nước quy
định.
- Tùy thuộc vào thời gian cho vay và loại tài sản đảm bảo mà lãi suất sẽ khác nhau.
- Nếu là khách hàng VIP, khách hàng ưu đãi, tiềm năng đã quan hệ thường xuyên với
chi nhánh sẽ được xét ở mức lãi suất thấp hơn khung quy định tối thiểu nhưng phải có
sự chấp thuận của giám đốc chi nhánh hoặc giám đốc khối.
 Cho vay trung và dài hạn:
Lãi suất cho vay trung và dài hạn được xác định trên cơ sở: A+?%
 A: lãi suất huy động tiết kiệm 13 tháng trả lãi cuối kỳ đang được áp dụng tại chi
nhánh vào thời điểm ký hợp đồng.
 ?%: đây là mức lãi suất mà chi nhánh tự quyết định và tất nhiên phải dựa vào khung
lãi suất tối thiểu và tùy thuộc vào một vài yếu tố (giống như cho vay ngắn hạn) để xác
định mức lãi suất này.
Nhìn chung chính sách lãi suất mà chi nhánh đang áp dụng hiện nay là phù hợp
đảm bảo cho chi nhánh trang trải các chi phí và đem về lợi nhuận cao. Các cơ sở yếu

tố để xây dựng nên mức lãi suất là hợp lý và đạt hiệu quả bù đắp được các rủi ro có thể
phát sinh như sau:
- Lấy khung lãi suất chung làm cơ sở xác định mức lãi suất tối thiểu là phù hợp với
tình hình kinh doanh chung trong toàn hệ thống ACB vì khi đưa ra khung lãi suất này
HĐQT đã tính toán đến khả năng mang về một khoản lãi tương đối, giúp mỗi chi
nhánh bù đắp được các chi phí phát sinh và có lợi nhuận để tiếp tục kinh doanh.
- Phụ thuộc vào mức độ rủi ro để xác định mức lãi suất cao hay thấp sẽ giúp chi nhánh
dự trù bù đắp trước một phần thiệt hại nếu rủi ro thật sự xảy ra.
Trang 24
- Vì mục tiêu của ACB là tài trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh,
nên khách hàng có nhu cầu vay để mở rộng sản xuất thì chi nhánh sẽ áp dụng mức lãi
suất thấp nhằm khuyến khích, hỗ trợ khách hàng là hợp lý.
- Vì được đánh giá là những khách hàng tiềm năng, khách hàng VIP nên các món vay
thường có số tiền cao và họ sẽ sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng
nên lợi nhuận thu được từ món vay lớn. Do đó các ngân hàng sẽ cạnh tranh với nhau
để thu hút nhóm khách hàng này, bằng cách đưa ra những mức lãi suất cho vay thấp.
Vì thế để thu hút khách hàng chi nhánh cần thiết phải đưa ra một mức lãi suất thấp
nhưng vẫn đảm bảo có lợi nhuận.
2.6.2 Tác dụng của lãi suất đến doanh số cho vay tiêu dùng
2.6.2.1 Sự biến động lãi suất tại ACB – Bình Tây
Theo thống kê của phòng quản lý tín dụng, lãi suất cho vay tại chi nhánh trong năm
2008, 2009 như sau (lãi suất tính theo tháng)
Bảng 10:So sánh biến động lãi suất của chi nhánh đối với ngân hàng Đông Á.
Lãi suất
2008 2009
ACB-Bình
Tây
Đông
Á
ACB-Bình

Tây
Đông
Á
Ngắn hạn 1% 0.90% 0.90% 0.80%
Trung-dài hạn 1.25% 1.20% 1.15% 1%
(Đây là số liệu thô được thu thập qua phỏng vấn nên không tìm được thông tin cụ thể
như sự biến động lãi suất ở ACB)
Dựa vào bảng biến động lãi suất ở trên ta nhận thấy rằng, lãi suất CVTD của ACB-
Bình Tây luôn cao hơn so với Đông Á. Năm 2008, do chính sách điều chỉnh theo lãi
suất trần của NHNN, nên các NHTM đã có cuộc chạy đua lãi suất khá gắt gao, nhưng
nhìn chung, lãi suất giữa các NHTM có sự chênh lệch rất nhỏ. NHTM nào có thực lực
càng mạnh thì mức lãi suất đưa ra sẽ càng thấp và điều này sẽ dẫn đến sự mất cân
bằng trong nguồn vốn của chính ngân hàng đó. Chính vì vậy ACB-Bình Tây chọn con
đường tuân theo mức giao động mà NHNN đã quy định cho các TCTD để không có sự
mạo hiểm vốn lớn.
Trang 25

×