ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục tại phòng
GD&ĐT Kỳ Sơn- Hòa Bình
Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Giáo dục được coi là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Đặc biệt trong những năm gần đây khi đất nước chuyển mình đổi mới, phát
triển kinh tế theo cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa. Hơn lúc nào hết vai trò của
giáo dục và đào tạo ngày càng được coi trọng. Trong Nghị quyết TW II khóa VIII
đã khẳng định: “ Coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhận thức sâu sắc
GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế
và phát triển xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Bên cạnh đó,
Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt yếu kém tồn tại của giáo dục đào tạo, đó là:
“Công tác thanh tra giáo dục còn quá yếu, thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm
tra giáo dục và đào tạo” và để khắc phục những tình trạng trên phải: “Hoàn thiện
hệ thống thanh tra giáo dục, tăng cường cán bộ thanh tra, tập trung vào thanh tra
chuyên môn”.
Thanh tra là chức năng chủ yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức
đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của nhà nước thực hiện quyền
dân chủ xã hội.
Phòng GD&ĐT có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Do đó hoạt động thanh tra giáo dục của cấp phòng cần được quan tâm đầu tư về
mọi mặt để nâng cao chất lượng, phát huy sức mạnh thúc đẩy sự phát triển giáo
dục trên địa bàn.
1
Trong những năm gần đây, công tác thanh tra ở phòng GD&ĐT Kỳ Sơn được
nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của nó trong chu trình quản lý. Phòng
GD&ĐT đã chú ý đúng mức và đã liên tục đổi mới công tác thanh tra từ khâu xây
dựng kế hoạch, xây dựng đội ngũ, điều kiện hoạt động….,vì vậy, hoạt động thanh
tra đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định đến từng cơ sở. Mặc dù đã đạt được
nhiều thành tích nhưng công tác thanh tra của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn vẫn còn bộc
lộ những hạn chế và chưa có biện pháp tối ưu.
Từ những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn – Hòa Bình” để làm khóa
luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng công tác thanh tra giáo dục trên địa bàn của Phòng GD&ĐT
Kỳ Sơn – Hòa Bình trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận và các văn bản pháp quy của nhà
nước về thanh tra giáo dục.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng của hoạt động thanh tra giáo dục trên địa bàn
huyện.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh tra giáo dục
trên địa bàn.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2
1
- Khách thể nghiên cứu: Các mặt hoạt động của phòng
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động thanh tra giáo dục.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng để đề xuất các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục đối với phòng GD&ĐT huyện Kỳ
Sơn – Hòa Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Nghiên cứu lý luận: Các văn bản pháp quy và các tài liệu khoa học có liên
quan đến đề tài.
- Nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp điều tra viết.
+ Phương pháp thống kê toán học.
6. Giả thuyết khoa học.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục của phòng giáo dục và đào
tạo huyện Kỳ Sơn có thể được nâng cao nếu thực hiện áp dụng những biện pháp
được đề xuất một cách phù hợp.
7. Nội dung chính của đề tài
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung
3
Chương I. Những vấn đề chung về thanh tra giáo dục.
Chương II. Thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT huyện
Kỳ Sơn – Hòa Bình.
Chương III. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra giáo dục trên địa
bàn của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn – Hòa Bình.
Phần 3. Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phần 2. NỘI DUNG
Chương I. Những vấn đề chung về thanh tra giáo dục
1. Các khái niệm về thanh tra, thanh tra giáo dục
1.1 Khái niệm về thanh tra
Thanh tra là xem xét tại chỗ, làm rõ những việc đúng, sai đối với những vụ việc
và hành vi của người thừa hành công vụ trong việc thực hiện công tác quản lý của
mình.
1.2 Khái niệm về thanh tra giáo dục
Thanh tra giáo dục là thanh tra chuyên ngành về giáo dục. Thanh tra giáo dục
thực hiện quyền thanh tra trong phạm vi quản lý về giáo dục, nhằm đảm bảo việc
thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm, bảo vệ
4
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong lĩnh
vực giáo dục.
2. Cơ sở khoa học của hoạt động thanh tra giáo dục
- Cơ sở lý luận
- Cơ sở thực tiễn
- Cơ sở pháp lý
3. Mục đích, nhiệm vụ của thanh tra giáo dục.
- Mục đích của thanh tra giáo dục
- Nhiệm vụ của thanh tra giáo dục
4. Vị trí, vai trò và chức năng của thanh tra giáo dục
4.1 Vị trí, vai trò của thanh tra giáo dục
- Là một trong ba bộ phận hợp thành tổ chức quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT
- Có vai trò góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động thanh tra
sẽ giúp cho các đối tượng được thanh tra được thanh tra nhận thức đầy đủ quyền và
nghĩa vụ của mình,
- Thông qua thanh tra những sai phạm, thiếu sót của các cơ sở hoặc cá nhân tham
gia lĩnh vực giáo dục sẽ kịp thời được phát hiện, khắc phục và xử lý nghiêm minh
theo đúng qui định của pháp luật.
4.2 Chức năng của thanh tra giáo dục
- Chức năng kiểm tra
- Chức năng phát hiện
- Chức năng đánh giá
- Chức năng giúp đỡ
5
- Chức năng thu thập thông tin
5. Đối tượng và nội dung của thanh tra giáo dục
5.1 Đối tượng của thanh tra giáo dục
5.2 Nội dung của hoạt động thanh tra giáo dục
- Thanh tra chuyên môn .
- Thanh tra công tác quản lý.
- Thanh tra các khiếu nại, tố cáo.
6. Tiến trình thanh tra giáo dục.
- Chuẩn bị thanh tra.
- Tiến hành thanh tra.
- Kết thúc thanh tra.
- Sau thanh tra.
- Hoạt động phúc tra (nếu cần).
Chương II. Thực trạng về hoạt động thanh tra giáo dục của
phòng GD&ĐT Kỳ Sơn – Hòa Bình
1. Tổng quan về tình hình địa phương huyện Kỳ Sơn
- Vị trí địa lý
- Diện tích
- Dân số
- Những nét lớn về Kỳ Sơn
2. Những nét chính về Phòng giáo dục và đào tạo Kỳ Sơn
- Quá trình hình thành và phát triển của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
- Chức năng, nhiệm vụ của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
- Tình hình hoạt động chung của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn.
3. Thực trạng hoạt động giáo dục của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
6
3.1 Thực trạng chung về các hoạt động giáo dục trên địa bàn huyện
3.1.1 Về qui mô trường, lớp, số lượng giáo viên, học sinh trong năm học 2010 –
2011
- Số trường: Hiện nay toàn huyện có 32 trường
- Số lớp: Toàn huyện có 275 lớp
- Về học sinh: Số lượng: 5970 HS
- Giáo viên: Tổng số 696 giáo viên
3.1.2 Về cơ sở vật chất: Toàn huyện có 501 phòng học
3.1.3 Công tác tuyển sinh, tổ chức, kế hoạch: Thực hiện tốt công tác tuyển sinh
năm 2010, thu nhận nhập máy làm hồ sơ đăng ký dự thi, nhận và trả kết quả thi
ĐH, CĐ năm 2010 cho học sinh tại đơn vị đăng ký dự thi phòng GD&ĐT không
có sai sót xảy ra
3.1.4 Công tác tham gia phong trào
* Về kết quả xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực:
Thực hiện phong trào thi đua, phòng GD&ĐT đã thành lập Ban chỉ đạo phòng
trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, triển khai đến tất cả
các trường học trong huyện. Qua kiểm tra, tất cả các trường đã thực hiện tốt phong
trào: Xây dựng được môi trường than thiện, xanh, sạch, đẹp. Đổi mới phương pháp
giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, khuyến khích học sinh tích cực, chủ động
học tập đã mang lại hiệu quả cao.
* Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”:
7
Phòng GD&ĐT đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy kiểm tra qua 2
năm thực hiện cuộc vận động”Học tập và làm theo tấm gương đaọ đức Hồ Chí
Minh” ở các trường trong Huyện. 100% CBGV và học sinh đã tích cưc hưởng ứng
và có bước chuyển biến tích cực trogn nhận thức cũng như hành động. Chất lượng
giáo dục ở các trường được nâng cao.
3.1.5. Công tác thanh tra.
3.1.6. Công tác thi giáo viên giỏi, học sinh giỏi
3.1.7. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia
3.1.8. Đổi mới công tác quản lý giáo dục
3.1.9. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ QLGD
3.1.10. Nhận xét chung về thực trạng hoạt động giáo dục Kỳ Sơn.
* Ưu điểm
- Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân huyện đã chỉ đạo và quan tâm sâu sát đến sự
nghiệp giáo dục huyện.
- Các ban ngành đoàn thể và nhân dân các dân tộc hết sức quan tâm, chăm lo
đến sự nghiệp giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hóa phát triển
mạnh.
- Đội ngũ CBQL của phòng có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình
trong công việc.
- Có sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ các thầy cô giáo và học sinh.
* Những mặt còn hạn chế
- Trước yêu cầu đổi mới về khoa học, công nghệ, đội ngũ CBGV cần được đào
tạo để có thể ứng dụng được công nghệ thông tin và các công nghệ mới vào công
tác giáo dục.
- Việc giải quyết các công việc chủ yếu bằng kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại
còn hạn chế.
8
- Sự chênh lệch về mặt bằng giữa học sinh vùng thị trấn và học sinh vùng sâu
vùng xa
- Cơ sở vật chất còn thiếu nhiều và không đồng bộ.
3.2 Thực trạng về hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn
3.2.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động thanh tra giáo
dục.
3.2.2 Thực trạng về đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên
3.2.3 Thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch thanh tra
3.2.4 Thực trạng về thực hiện các nội dung thanh tra giáo dục
3.2.4.1 Thanh tra toàn diện nhà trường
3.2.4.2 Thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo
3.2.4.3 Thanh tra các kỳ thi
3.2.4.5. Thanh tra việc chuyên đề chuyên môn
3.2.4.6 Thanh tra thực hiện các cuộc vân động
3.2.4.8 Thanh tra, kiểm tra việc quản lý dạy thêm học thêm
3.2.4.9. Thanh tra hồ sơ kiểm định chất lượng giáo dục
3.3 Nhận xét chung về hoạt động thanh tra giáo dục của phòng GD&ĐT Kỳ
Sơn
3.3.1 Ưu điểm
3.3.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý hoạt động thanh tra
giáo dục
- Về xây dựng lực lượng TTV - CTV
9
+ Về số lượng:
+ Về chất lượng:
Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra
giáo dục trên địa bàn của phòng GD&ĐT Kỳ Sơn – Hòa Bình
1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động
thanh tra giáo dục
2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thanh tra phù hợp với tình hình, điều kiện của
phòng GD&ĐT
3. Biện pháp 3: Xây dựng và bồi dưỡng lực lượng TTV - CTV có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ
4. Biện pháp 4: Xây dựng các phương pháp thanh tra dựa vào từng nội dung thanh
tra
5. Biện pháp 5: Tăng cường sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoạt động thanh tra và
có chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ TTV – CTV thanh tra
6. Biện pháp 6: Xây dựng lớp tập huấn CTV về công tác thanh tra
Phần III. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
10
11