Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Nhận thức về bạo lực trẻ em vị thành niên của người dân xã Thiên Lộc Can Lộc Hà Tĩnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.5 KB, 54 trang )

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, là câu nói bao hàm đầy đủ ý
nghĩa về trẻ em. Tương lai của nhân loại, của thế giới, của mỗi dân tộc, mỗi
cộng đồng, liên quan chặt chẽ tới những thế hệ kế thừa và tiếp nối. Vì vậy
nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên và nhi đồng là trách
nhiệm của toàn xã hội. Ngày 10/ 2/ 1948 Đại hội đồng liên hợp quốc đã thông
qua và tuyên bố nghị quyết số 217A về quyền con người. Tại điều 25 Liên
hợp quốc đã thông báo rằng: “trẻ em có quyền được chăm sóc và giúp đỡ đặc
biệt, tất cả trẻ em trong hay ngoài giá thú đều được hưởng sự bảo trợ xã hội
như nhau”. Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố
chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ
dân trí thấp… trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi,
trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫ bị
bắt buộc cầm súng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi thân quá sớm, hoặc bị
mua bán, xâm hại…
Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế và khoa học kĩ
thuật thì trẻ em ngày càng được gia đình và xã hội quan tâm chăm sóc giáo
dục đặc biệt. Chất lượng sống được nâng cao cả về mặt vật chất và tinh thần
giúp cho trẻ em trong các gia đình hiện nay được chăm sóc tốt hơn, có cơ hội
phát triển về thể lực và trí lực hơn so với thế hệ trước. Tuy vậy công tác chăm
sóc giáo dục trẻ em vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Theo bộ lao động, thương
binh và xã hội, tình trạng bạo lực trẻ em đến nay vẫn chưa được ngăn chặn.
Nhiều em nhỏ bị chính cha mẹ, người thân và những người có trách nhiệm
bảo vệ các em có hành vi bạo lực, ngược đãi, thậm chí hành hạ dã man, gây
bức xúc trong dư luận xã hội. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong
những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai
1
năm 2010 - 2011, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ
1


(bình quân gần 3.000 vụ một
năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát
hiện và xử lý. Có thực trạng này vì xuấtt phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó có nguyên nhân quan trọng là từ nhận thức của người dân về
bạo lực đối với trẻ em, về các quyền của trẻ em còn hạn chế.
Trên địa bàn xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay vẫn thuờng
xuyên xảy ra các vụ bạo lực đối với trẻ em vị thành niên. Đây là một địa bàn
nông thôn trình độ nhận thức của người dân còn kém. Khái niệm bạo lực trẻ
em không được nhắc đến. Tình yêu thương con cái, trách nhiệm giáo dục
chăm sóc trẻ em được chú trọng và quan tâm song do người dân không nhận
thức được các phương pháp giáo dục trẻ tiến bộ và hiệu quả, dẫn tới các vụ
bạo lực đối với trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ em trên địa
bàn này.
Vì vậy chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nhận thức về bạo lực trẻ em
vị thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay”
nhằm tìm ra thực trạng nhận thức và đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao
nhận thức về bạo lực trẻ em cho người dân, góp phần làm giảm các vụ bạo lực
trẻ em nói chung và bạo lực đối với trẻ em vị thành niên nói riêng trên địa bàn
xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm phát hiện thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức bạo
lực đối với trẻ em vị thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà
Tĩnh hiện nay từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức về bạo
lực đối với trẻ em vị thành niên (BLĐVTEVTN) cho người dân, góp phần
làm giảm các vụ bạo lực đối với trẻ em trên địa bàn xã Thiên Lộc - Can Lộc -
Hà Tĩnh
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
1
2

Nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên của người dân xã
Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về nhận thức về bạo lực đối với trẻ
em vị thành niên.
- Phân tích thực trạng nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên
của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay.
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị
thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay.
- Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao nhận thức về bạo lực đối
với trẻ em vị thành niên cho người dân.
5. Giới hạn nghiên cứu
5.1. Giới hạn đối tuợng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhận thức về bạo lực đối với trẻ em ở
độ tuổi vị thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện
nay.
5.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu trên 50 phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên của xã
Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay
5.3. Giới hạn thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2012
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra chúng tôi sử dụng
phối hợp các phương pháp sau
6.1. Phương pháp khái quát hóa tài liệu
Sử dụng phương pháp thu tập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công
trình nghiên cứu, cấc bài viết, tác phẩm báo chí có liên quan đến nhận thức về
3

bạo lực đối với trẻ em vị thành niên.Tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lí, khái
quát thành cơ sở lí luận của đề tài khóa luận.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu nhằm khảo sát nhận thức của người dân
xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh về nội dung bạo lực đối với trẻ em vị thành
niên.
Chúng tôi đưa ra hệ thống các câu hỏi với các nội dung liên quan đến
tìm hiểu thực trạng nhận thức của người dân xã Thiên Lộc – Can Lộc – Hà
Tĩnh về vấn đề BLĐVTEVTN.
6.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành trao đổi phỏng vấn trực tiếp với phụ huynh được
chọn ngẫu nhiên qua đó tìm hiểu quan niệm, và thực trạng nhận thức về vấn
đề bạo lực trẻ em vị thành niên. Các câu hỏi được đặt ra được chuẩn bị trước
và xoay quanh các vấn đề của nội dung trên.
Việc trao đổi với các phụ huynh là rất quan trọng để chúng tôi có thể
quan sát được trực tiếp đối tượng và thu thập được những thông tin và kết quả
khách quan hơn.
6.4. Phương pháp xử lí thông tin bằng toán thống kê
Để nhận xét một cách khách quan về kết quả nghiên cứu chúng tôi đã
dùng phương pháp thống kê để kiểm tra số liệu thu được
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC ĐỐI
VỚI TRẺ EM VỊ THÀNH NIÊN CỦA NGƯỜI DÂN
4
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
UNICEF là một trong những tổ chức quốc tế có nhiều đóng góp trong
việc hỗ trợ các hoạt động của chính phủ liên quan tới trẻ em. Các chương
trình của UNICEF, một số công trình của UNICEF về trẻ em: “UNICEF, tình
hình thế giới, 2000; SRVN; UNICEF, Việt Nam, summary of the mid –

termreiew of the joint country programme of cooperation” Ha Noi, June 1998.
Các nghiên cứu của UNICEF chủ yếu là về các vấn đề: vệ sinh môi
trường và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, dinh dưỡng cho trẻ em, giáo dục, trẻ
tàn tật…. Tuy vậy chưa có nhiều công trình chưa có công trình đi sâu vào vấn
đề nhận thức về bạo lực trẻ em.
Hầu hết các nước, dù là ở vùng địa lý, văn hoá khác nhau nhưng đều
thống nhất chung một quan điểm rằng muốn giảm tình trạng bạo lực trẻ em
thì điều cốt lõi là nâng cao nhận thức cho mọi người dân. Trên thế giới, rất
nhiều công trình nghiên cứu, ấn phẩm đã được ra đời với nội dung tìm hiểu
thực trạng nhận thức của người dân ở các vùng thường xuyên xảy ra các vụ
bạo lực trẻ em. Năm 1989, nhà xuất bản Doubleday – Anh xuất bản cuốn “Vì
sao cha mẹ tốt mà con lại hư” – “Why good parents have bad kids” của tác
giả E. Kent Hayes đã đề cập tới việc để có một đứa con khoẻ mạnh, có ích và
thành đạt thì cha mẹ cần phải có kiến thức, kỹ năng như biết lắng nghe,
động viên và kiên nhẫn Cuốn sách này đã được NXB Phụ nữ dịch ra tiếng
Viết và xuất bản vào năm 2002. Tiến sỹ Y Khoa Edward Hallowell cũng đã
nghiên cứu về những đặc điểm tâm lý trong nhận thức của các bậc cha mẹ
hiện đại về việc xử lí các tình huống phạm tội của trẻ. Ở Trung Quốc, quốc
gia láng giềng của Việt Nam, cho dù vẫn còn quan niệm việc nuôi dạy con
theo “gia pháp”, nhưng đã có những nghiên cứu chống lại những nhận thức
cũ. Chuyên gia tâm lý giáo dục Lưu Tiểu Hà đã nghiên cứu sâu trong cuốn
5
sách “Hãy thay đổi nhận thức cũ để trở thành những người cha mẹ mẹ thông
minh” (NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002).
Song song với các công trình nghiên cứu, rất nhiều hội nghị hay diễn
đàn quốc tế đã được tổ chức để thảo luận với nội dung nâng cao hơn nữa sự
đầu tư của các chính phủ đối với việc nâng cao nhận thức về bạo lực trẻ em.
Trong văn bản của 2 diễn đàn quốc tế gần đây nhất về lĩnh vực phòng chống
bạo lực trẻ em đó là: Tuyên bố Hà nội (tại diễn đàn gia đình các nước khu vực
Đông Á, Hà nội, từ ngày 28 đến 30 tháng 04 năm 2004) và diễn đàn "Gia đình

trong giai đoạn chuyển giao (diễn ra tại Canberra, Australia, từ 1 đến 2 tháng
12 năm 2005). Tại hai diễn đàn này, các nước tham gia thuộc các châu lục đã
khẳng định: "nâng cao nhận thức, trình độ văn hóa của các bậc làm cha, làm
mẹ và người dân có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống
bạo lực trẻ em”
1.1.2. Ở Việt Nam
Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề nhận thức về bạo lực trẻ em. Tiêu biểu là một số công trình nghiên cứu
sau:
Đề tài “Vị trí, vai trò của nhận thức của cha mẹ trong sự nghiệp đẩy lùi
nạn bạo bạo lực tre em” do GS.TS. Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm, tiến hành
trong 02 năm từ 1999-2000 và trên các tỉnh thuộc 3 khu vực Bắc, Trung,
Nam. Đề tài “Thực trạng nhận thức về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
trong gia đình và cộng đồng sau 10 năm đổi mới” do PGS.TS. Lê Khanh là
chủ nhiệm tiến hành điều tra 579 gia đình, 175 cán bộ và triển khai tại Bắc
Kạn, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nội, ngoài ra còn sử dụng một số số liệu nghiên
cứu tại các địa bàn như Bến Tre, TP. Hồ Chí Minh. Đề tài đã đưa ra được
thực trạng nhận thức của gia đình, cán bộ về công tác bảo vệ, chăm sóc,giáo
dục trẻ em; về hoạt động bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại gia đình và
6
cộng đồng như chăm sóc về sức khoẻ cho trẻ về sự quan tâm, tham gia vào
giáo dục học tập và vui chơi của trẻ, phương pháp giáo dục trẻ.
Đề tài “Những nhận thức mới về bạo lực trẻ em trong gia đình và
cộng đồng” do TS. Lê Trung Trấn và nhóm nghiên cứu thực hiện trong tháng
9/2000 đã đưa ra kết luận là gia đình và cộng đồng có vị trí, ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với trẻ em, đặc biệt đối với việc hình thành và phát triển nhân
cách của con người. Vì vậy, chất lượng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em tuỳ
thuộc vào nhận thức, điều kiện, kỹ năng, khả năng thực hiện của gia đình và
cộng đồng.
Đề tài “Gia đình, trẻ em và sự kế thừa các giá trị truyền thống” do

PGS.TS Đặng Cảnh Khanh và nhóm nghiên cứu tiến hành năm 2003, với 800
mẫu gia đình được điều tra tại Hà Nội, Huế, Hà Tây để tìm hiểu mức độ quan
tâm của gia đình đối với việc chăm sóc, giáo dục cho con cái và giáo dục các
giá trị gia đình truyền thống cho con cái trong các gia đình hiện nay.
Tuy nhiên trong thực tế, các nghiên cứu về bạo lực chỉ nhủ yếu tập
trung ở các hành vi bạo lực nhìn thấy được mà ít có những nghiên cứu phân
tích sâu những hành vi bạo lực không nhìn thấy được. Cho tới nay, chưa có
một mô hình nào được xây dựng nhằm cung cấp và nâng cao kiến thức, kỹ
năng cho các gia đình, giúp các gia đình thực hiện tốt hơn chức năng bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em vị thành niên.
1.2. Nhận thức
1.2.1. Khái niệm nhận thức
Có nhiều quan điểm về nhận thức trong đó theo từ điển giáo dục
học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phản ánh và tái tạo hiện thực vào
trong tư duy của con người”. Như vậy, nhận thức được hiểu là một quá trình,
là kết quả phản ánh hiện thực khách quan. Nhận thức là quá trình con người
nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận thức đó. Nhận thức
được coi là hoạt động bằng trí tuệ hiểu biết được về các sự vật, hiện tượng.
7
1.2.2. Chức năng của nhận thức.
Nhận thức có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống và hoạt động của
con người. Nhận thức là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của
con người.
Nhận thức là cơ sở để con người nhận biết và hiểu thế giới đó, từ đó
con người có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp.
Nhận thức giúp nhận biết đi từ đơn giản, từ từng thuộc tính đơn lẻ bề
ngoài của sự vật hiện tượng đến những cái phức tạp đến những thuộc tính bản
chất bên trong. Sau đó, con người biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với
nhau, thành một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tượng, xếp chúng vào
thành một nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tượng.

Khi đó, nhận thức của con người được mở rộng hơn, tiến lên một bước cao
hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, nhận thức của con
người đã đi đến tư duy trừu tượng, tư duy khái quát.
Như vậy, chúng ta nhận thấy nhận thức có vai trò quan trọng đối với
cuộc sống và con người nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết
của con người, nếu không có nhận thức thì con người sẽ mãi mãi ở trạng thái
của một đứa trẻ sơ sinh. Nhờ có nhận thức mà con người mới có thể cải tạo
được thế giới xung quanh và cao hơn nữa là con người có thể cải tại được
chính bản thân mình, phục vụ được nhu cầu của chính mình.
1.2.3. Các giai đoạn của nhận thức
Theo tâm lý học các nhà Tâm lý học Mác xít thì hoạt động nhận thức
được chia thành hai mức độ: hoạt động nhận thức cảm tính và hoạt động
nhận thức lý tính.
Hoạt động nhận thức cảm tính bao gồm: là giai đoạn đầu tiên của quá
trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động
vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức
sau: là cảm giác và tri giác
8
Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính
riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác
quan của con người. Tri giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương
đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan
con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác.
Hoạt động nhận thức lý tính (hay còn gọi là tư duy trừu tượng). Tư duy
là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên
hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan mà trước đó chúng ta không biết. Tưởng tượng là một quá trình
tâm lý phản ánh những cái từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách
xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là mức

độ nhận thức của con người, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau để
nhận thức của con người trở nên hoàn thiện hơn.
1.3. Trẻ em vị thành niên
1.3.1. Khái niệm trẻ em.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em quy định trẻ em là người dưới 18
tuổi. Còn theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam thì trẻ em
được quy định là dưới 16 tuổi. Quy định này của Việt Nam không có gì trái
với công ước quốc tế vì việc xây dựng độ tuổi của trẻ em được căn cứ vào các
yếu tố nhân chủng học, các chỉ số phát triển tâm sinh lý, trí lực của con người
nói chung, cũng như các điề kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. [12, tr.93-
120]
1.3.2. Khái niệm trẻ em vị thành niên
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội Liên hợp quốc
thông qua ngày 20/11/1989 có nghi: “trong phạm vi công ước này, trẻ em có
nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luât pháp áp dụng đối với trẻ em
có quy định tuổi thành niên sớm hơn.
9
Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất
trong Hiến pháp năm 1992, bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003, bộ luật lao động, bộ luật dân sự,… và một số văn bản quy phạm
pháp luật khác, tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người
chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật
đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể.
Theo GS. BS. Đặng Phương Kiệt, trong cuốn tài liệu giảng dạy lớp
chuyên khoa tâm lý lâm sàng của trung tâm NT Hà Nội thì đưa ra khái niệm
tuổi vị thành niên là: tuổi vị thành niên (tuổi chưa thành niên) là giai đoạn
chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi trẻ em đến bắt đầu
tuổi trưởng thành từ 12 đến 18 tuổi. Tuổi dậy thì theo nghĩa hẹp nhất, chỉ thời
gian trong cuộc đời người vị thành niên khi các cơ quan sinh dục đã phát triển
về mặt sinh lý đủ để có khả năng sinh sản. Đến tuổi dậy thì chỉ giai đoạn diễn

ra những thay đổi quan trọng. Song chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và
tinh thần chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành
niên.
1.3.3. Sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em vị thành niên.
1.3.3.1. Sự phát triển về thể chất.
Trong suốt thời trẻ em, các cơ quan sinh dục chẳng thay đổi bao nhiêu,
song trong giai đoạn vị thành niên, sự tăng trưởng từ dậy thì đến chín muồi
diễn ra theo một trình tự nhất định. Tuổi dậy thì được phát khởi từ vùng dưới
đồi, nó kích thích tuyến yên. Tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự tăng trưởng,
kích thích sự sản xuất các hormon của buồng trứng, tinh hoàn và tuyến
thượng thận. Con gái thường đạt tới tuổi chín muồi về giới tính sớm hơn con
trai 2 năm. Tuổi dậy thì trung bình của trẻ gái là 11-14 tuổi; ở trẻ trai là 13-16
tuổi. Mỗi cá nhân có một thời gian biểu riêng, nam hay nữ cũng vậy, thành
thử có những biến thiên lớn về thời gian, song trình tự chín muồi về giới tính
thì như nhau.
10
Sự phát triển “kịch tính” của các cơ quan sinh dục dẫn đến sự thức tỉnh
và các ham muốn tính dục, nhưng lại có những ràng buộc rất nghiêm ngặt về
chế ước xã hội chi phối các ứng xử tình dục của người vị thành niên. Mặc dù
chín muồi về chức năng sinh lý, người vị thành niên vẫn được xem là trẻ em
về mặt cảm xúc và xã hội. Trong thời kỳ dậy thì, trung bình mỗi em trai cao
thêm chừng 20cm và em gái chừng 9cm (người châu Âu) mà đỉnh điểm là từ
12 - 13 tuổi đối với em gái và 14 - 15 tuổi đối với em trai. Trong giai đoạn
này, cơ thể không chỉ lớn lên về chiều cao và cân nặng, mà còn cả về các kích
thước khác: đầu, ngực, mông, tay, chân. Tất cả các bộ phận cơ thể lại không
lớn lên theo cùng một tốc độ, nên người vị thành niên trông có dáng ngượng
nghịu và có phần không cân đối.
1.3.3.2. Sự phát triển về mặt tâm lý
Tuổi vị thành niên là độ tuổi có một vị trí đặc biệt trong thời kì phát
triển của trẻ em. Vị trí đặc biệt này được phản ánh bằng những tên gọi khác

nhau “ thời kì quá độ”, “thời kì khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”…
Những tên gọi đó nói lên tính phức tạp và tầm quan trọng của lứa tuổi này
trong quá trình phát triển của trẻ em.
Đây là giai đoạn chuyển từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành, là
quãng đời diễn ra những “biến cố” rất khác biệt. Nội dung cơ bản của sự khác
biệt ở lứa tuổi thiếu niên so với các em ở lứa tuổi khác đó là sự phát triển
mạng mẽ, thiếu cân đối về mặt trí tuệ và cơ thể. Sự xuất hiện những yếu tố
mới của sự trưởng thành do kết quả của sự biến đổi cơ thể, của sự tự ý thức,
của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt động học tập, hoạt
động xã hội…
Yếu tố đầu tiên của sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi vị thành niên là
tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những giá trị,
những chuẩn mực nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thỏa đáng với
người lớn, bạn bè và cuối cùng nhằm vào bản thân, thiết kế nhân cách mình,
11
thiết kế tương lai cho mình với ý đồ thực hiện những ý định, mục đích, nhiệm
vụ,… một cách độc lập.
Tuy nhiên, quá trình hình thành cái mới thường kéo dài về thời gian và
phù thuộc vào điều kiện sống, hoạt động của các em. Do đó sự phát triển tâm
lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. Điều đó quyết định sự
tồn tại song song “vừa trẻ con, vừa người lớn” ở lứa tuổi này.
Những thay đổi rất cơ bản về mặt sinh lý của cơ thể làm cho trẻ em có
ấn tượng sâu sắc rằng: “mình không còn là trẻ con nữa”. Sự xuất hiện ý nghĩ
và nguyện vọng muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn. Ở
các em có nhiều biểu hiện mang tính trẻ con nên người lớn vẫn coi vị thành
niên là những đứa trẻ. Từ đó xảy ra mâu thuẫn khá phổ biến giữa người lớn và
trẻ em trong giao tiếp và ứng xử. Từ đó gây ra không ít những xung đột, đụng
độ ở lứa tuổi vị thành niên.
Khi ý thức về “cái tôi” phát triển thì vị thành niên thường tỏ ra “anh
hùng”, “bất cần” trước những việc làm hằng ngày cộng với sự phát triển mất

cân bằng của hệ thần kinh trung ương nên dễ gây nên những xúc động mạnh,
gây ra những phản ứng nóng nảy, vô cớ, những hành vi bất thường. Sự cải tổ
này gây ra tính mất cân bằng chung. Vì vậy chỉ cần một tác động nhỏ từ bên
ngoài cũng có thể gây những tổn thương về mặt tâm lý, gây những cơn “sốc”
(stress) cho các em, dễ dẫn các em đến chỗ tuyệt vọng và có những hành động
thiếu suy nghĩ ở lứa tuổi này.
Tóm lại, người chưa thành niên là người chưa hoàn thiện về thể chất,
năng lực, trí tuệ, nhân sinh quan và thế giới quan để hình thành toàn bộ những
đặc điểm tâm sinh lý của con người khi bước vào độ tuổi thành niên. Ở người
chưa trưởng thành đanh diễn ra một sự biến đổi sâu sắc về sinh học, có những
mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách.
1.4. Bạo lực trẻ em vị thành niên
1.4.1. Khái niệm bạo lực
12
Bạo lực nhìn từ góc độ giáo dục là: hệ thống xâu chuỗi lời nói hành
vi mang tính miệt thị, đe dọa khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ
thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình
cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trực tiếp tham gia. [10,
tr.56]
Xét từ góc độ văn hóa thì bạo lực là một hiện tượng phản văn hóa, thể
hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường pháp luật, đi ngược lại và làm
hoen ố những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong xã hội và trong gia
đình.
Xét từ góc độ giáo dục thì bạo lực là sự phản ánh kết quả giáo dục
không như mong muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng
ngược chiều với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối
sống theo chuẩn mực văn hóa.
1.4.2. Khái niệm bạo lực đối với trẻ em vị thành niên
Bạo lực đối với trẻ em vị thành niên là hệ thống xâu chuỗi lời nói hành
vi mang tính miệt thị, đe dọa khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ

thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình
cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho trẻ em vị thành niên.
Bạo lực đối với trẻ em vị thành niên không chỉ là những hành vi mà
chúng ta có thể nhìn thấy được mà là cả những hành vi chúng ta không thể
quan sát được và khó đo được qua trực giác. Ngoài những tổn thương về mặt
thực thể thì những tổn thương tinh thần do bạo lực gây ra với trẻ em vị thành
niên là vô cùng sâu sắc, để lại những hậu quả cho chính cuộc sống của họ và
cho xã hội. Đây là độ tuổi có nhiều biến cố về mặt tâm sinh lý, vì vậy mà cách
giáo dục của người lớn phải hết sức thận trọng, có khoa học, hợp lý và hơn
hết là chứa đựng tình yêu thương nhằm tránh những ảnh hưởng không tốt tới
sự phát triển nhân cách của trẻ em vị thành niên.
1.4.3. Các loại hình bạo lực
13
Dựa trên hiện tượng, tính chất, mức độ và các yếu tố khác của bạo lực,
các nghiên cứu cho đến nay đã đưa ra một số cách phân loại khác nhau. Trong
đó, các cách phân loại chủ yếu thường đề cập đến 2 loại, 3 loai, 4 loại, 5 loại
bạo lực.
Hai loại bạo lực: Bạo lực nhìn thấy được, thường là các hành vi về thể
chất như đánh đập, cưỡng bức tình dục sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ
lực. Bạo lực không nhìn thấy được, gồm việc sỉ nhục, chửi bới, thờ ơ lãnh
đạm.
Ba loại bạo lực: bạo lực thể xác; bạo lực tình thần, mọi hành động tổn
thương tới đời sống tinh thần của người khác như lặng mạ, chửi rủa, mắng
mỏ, đe dọa hoặc những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục trước mặt
người khác làm cho họ đau đớn, lo sợ và trầm cảm; bạo lực tình dục, cưỡng
ép người khác trong quan hệ tình dục khi chưa đến tuổi thành niên và khi
không được sự đồng ý.
Bốn loại bạo lực: ngược đãi thân thể; ngược đãi về lời nói; ngược đãi về
tình cảm, thờ ơ, lạnh nhạt, phớt lờ; ngược đãi liên quan đến tình dục, cưỡng
ép người khác trong quan hệ tình dục.

Năm loại bạo lực: cưỡng bức thân thể, bao gồm các hành vi, đấm, đá, bạt
tai … gây tổn thương tới thân thể; cưỡng bức tình dục, bao gồm việc ép quan
hệ tình dục hay bắt xem các hình ảnh khiêu dâm mà người khác không muốn;
cưỡng bức về tâm lý tình cảm, bao gồm việc sống trong bầu không khí bị đe
dọa và so sánh họ với người khác với lời lẽ mạt sát; cưỡng bức về mặt xã hội,
bao gồm việc cắt đứt các mối quan hệ giữa trẻ em với người thân, bạn bè;
cưỡng bức về tài chính, bắt ép lao động, tước đoạt công sức lao động của
người khác. (Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2000))
Mặc dù các cách phân loại khác nhau song vẫn có nét tương đồng, đó
là có hai loại bạo lực chính, bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn
14
thấy được. Đề tài nghiên cứu của tôi mong muốn nghiên cứu ở mức độ sâu
hơn của loại bạo lực không nhìn thấy được.
1.4.4. Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em vị thành niên
Điều đầu tiên mà bạo lực mang tới cho trẻ em vị thành niên đó là gây
nguy hại đến tính mạng, sức khỏe và di chứng kéo dài sau bạo lực, làm ảnh
hưởng tới sinh hoạt, khả năng lao động, vui chới, học tập của họ sau này. Có
thể gây có thai ngoài ý muốn cho trẻ em vị thành niên và mắc các bệnh lây lan
qua đường tình dục (STDs) lây HIV/AIDS – hậu quả của hành vì bạo lực tình
dục. Nhưng hậu quả nặng nề nhất thì phải kể đến những ảnh hưởng của đối
với tinh thần của trẻ em vị thành niên.
Bạo lực khiến trẻ em vị thành niên thất vọng về bản thân, nỗi mặc
cảm, sợ hãi, xấu hổ với bạn bè, láng giềng, người thân …Báo cáo của
UNICEF cũng chỉ ra rằng, những hình ảnh bạo lực mà trẻ em phải trai qua có
thể in sâu vĩnh viễn và gây ra ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề trong suốt thời
thơ ấu cũng như cuộc sống sau này của trẻ em. Điều này khiến trẻ lầm lì, ít
nói, không muốn tiếp xúc, giao tiếp với bên ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ
làm cho trẻ em nhút nhát, e dè, tự ti, bê trễ học hành, dễ tiếp xúc với các tiêu
cực xã hội và tệ nạn xã hội.
Bởi tính phụ thuộc đặc biệt của trẻ em vị thành niên đối với người lớn

nên bạo lực không chỉ ảnh hưởng tới hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai
lâu dài của trẻ. Trẻ em càng nhỏ càng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng bạo lực
ảnh hưởng tới tinh thần, tình cảm trong giai đoạn phát triển và xã hội hóa dẫn
tới thiếu các kĩ năng hay buồn chán, lo lắng thiếu tự tin … Chúng dễ bị nhiễm
các hành vi phung phí tiền bạc, phạm pháp và tiếp tục sa vào vòng tròn bạo
lực, trở thành nạn nhân hay thủ phạm gây ra bạo lực.
Trẻ em vị thành niên là độ tuổi hết sức nhạy cảm trước những gì đang
xảy ra trong cuộc sống. Bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào bạo lực
15
đối với trẻ em cũng để lại những hậu quả không chỉ về mặt thể chất, tinh thần
mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách lâu dài của họ.
1.4.5. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác chống
bạo lực trẻ em.
1.4.5.1. Khái niệm quyền trẻ em.
Quyền trẻ em là tất cả những nhu cầu cơ bản mà theo công bằng và
chính đáng thì mọi đứa trẻ cần phải được hưởng để được sống và phát triển
một cách an toàn và lành mạnh. [1, tr.72-77]
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Trẻ em là trẻ em, vận động
phát triển theo quy luật riêng của trẻ em. Trẻ em có những cách nhìn cách suy
nghĩ và cảm nhận riêng. Trẻ em là những người phát triển chưa đầy đủ về thể
chất, tinh thần, trí lực, đạo đức và xã hội. Hay nói cách khác thì trẻ em là
những người còn non nớt về thể chất, trí lực, đạo đức và xã hội. Chính vì vậy,
trẻ em chưa có khả năng tự chăm sóc và bảo vệ mình nên cần có sự chăm sóc
và bảo về đặc biệt của người lớn.
1.4.5.2. Các quyền trẻ em.
Công ước quyền trẻ em do liên hiệp quốc ban hành năm 1989. Giải
thích rõ ràng những quyền cơ bản của con người mà trẻ em khắp mọi nơi trên
thế giới được hưởng bao gồm: quyền được sống, quyền được phát triển đầy
đủ về thể chất và tinh thần, quyền được bảo vệ trước những ảnh hưởng có hại
tới sự phát triển của bản thân, quyền được tham gia vào cuộc sống gia đình,

văn hóa và xã hội. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới và là quốc gia đầu
tiên của châu Á thông qua công ước này (1990). Những quyền được nêu trong
công ước này là danh cho trẻ em không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn
ngữ, giới tính, tôn giáo, chính kiến, hoặc quan điểm khác, nguồn gốc quốc
gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật hay, dòng dõi và những mối tương
quan khác. Trong đó công ước quốc tế có các điều quy định về chống bạo lực
đối với trẻ em như sau:
16
* Không phân biệt đối xử đối với trẻ em: nguyên tắc cơ bản là mọi trẻ em
phải được hưởng quyền của mình dù là gái hay trai, giàu hay nghèo, khỏe
mạnh hay ốm đau, khuyết tật, đa số hay thiểu số, theo tôn giáo hay không tôn
giáo. (Trích điều 4)
* Quyền được bảo vệ và chăm sóc: vì chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt
thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, trước
cũng như sau khi ra đời. Các bậc cha mẹ cần phải chăm sóc sức khỏe của con
cái mình, giữ cho các em luôn sạch sẽ, được tiêm phòng và trong trường hợp
các em bị ốm đau, được đưa tới các trung tâm y tế, nơi có điều kiện chăm sóc
sức khỏe cho các em. (Trích điều 2)
* Quyền được bảo vệ chống lại sự ngược đãi: không ai được phép làm tổn
hại đến trẻ em. Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em. Không ai
được ngược đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình
cảm, kể cả cha, mẹ, thầy cô giáo hay những người chăm sóc trẻ. Ai xâm hại
về thể chất và tinh thần, làm tổn thương hoặc gây thương tích cho một bé trai
hay gái là người phạm tội. (Trích điều 15)
* Quyền được bảo vệ chống lại sự lạm dụng tình dục: các bậc cha mẹ có
nghĩa vụ bảo vệ concái của mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới
mọi hình thức khác nhau (từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn
trớn, tiếp xúc bằng tay đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm).
(Trích điều 15)
* Quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột: cấm lợi dụng trẻ em, buộc các

em đi làm ăn xin, hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính là
hình thức bóc lột trẻ em. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả các bậc
cha mẹ. (Trích điều 19)
* Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức tra tấn và đối xử tàn tệ: cấm mọi
hành vi làm nhục, đối xử dã man và vô nhân đạo đối với trẻ em như nhốt, trói,
đánh đập bằng gậy gộc và những vật dụng khác. Người lớn có nghĩa vụ phải
17
bảo vệ các em và tố cáo với các nhà chức trách khi biết được ai đó đang phạm
tội ác này. (Trích điều 22)
* Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con khi chưa thành
niên, không được xúi dục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo
đức xã hội. (Điểm 2 điều 34 của luật hôn nhân và gia đình)
1.5. Nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên của người dân.
1.5.1. Khái niệm nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên của
người dân.
Nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên của người dân là
quá trình người dân tìm hiểu về những tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng
không tốt đến thể chất và tình thần của trẻ em vị thành niên. Có được nhận
thức về vấn đề này sẽ tạo điều kiện cho trẻ em vị thành niên sống, vui chơi,
học tập một cách tích cực, góp phần phát triển nhân cách toàn diện.
Mỗi bậc làm cha làm mẹ đều mong muốn dành những điều tốt đẹp
nhất đối với các con của mình. Tuy vậy khi con cái bước vào độ tuổi dậy thì
thì họ khá lúng túng trong việc giáo dục con. Họ mong muốn có được những
thông tin thiết thực để chăm sóc và giáo dục con cái phù hợp nhất. Quá trình
họ tìm hiểu những kiến thức, thông tin về bạo lực trẻ em vị thành niên thông
qua các kênh, phương tiện khác nhau nhằm mục đích là giúp con mình có
được sự giáo dục khoa học nhất.
Người ta thường nói cha mẹ là người yêu thương con cái nhất. Tuy vậy
chính sự thiếu hiểu biết và lạm dụng quyền làm bố, làm mẹ của người lớn đã

gây ra những tổn hại đến trẻ. Ngoài ra người lớn thiếu phương pháp giáo dục,
chưa tìm ra được phương pháp thay thế cách thức giáo cũ. Do đó, định hướng
nâng cao nhận thức về phương pháp giáo dục con cái, quyền trẻ em, giới hạn
người lớn, nâng cao kĩ năng giáo dục trẻ, cung cấp thêm kiến thức về các
18
phương pháp thay thế là điều quan trọng nên làm với người dân trên mọi
miền.
1.5.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về bạo hành trẻ em vị thành
niên ở nước ta hiện nay.
1.5.2.1. Yếu tố khách quan
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc nhận thức về bạo lực đối trẻ em vị thành
niên, trong đó có một số yếu tố chính như sau.
Trình độ dân trí là nền tảng cho nhận thức mọi vấn đề. Đối với người
dân ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc xa xôi hẻo lánh,
biên cương hải đảo thì khó khăn trong việc tiếp cận với giáo dục, các phương
tiện thông tin đại chúng, các sản phảm văn hóa nên phần lớn trình độ văn hóa
thấp, làm cho các chính sách, pháp luật của nhà nước không tiếp cận được với
người dân.
Trong thời buổi kinh tế thị trường với sức cạnh tranh lớn làm cho con
người chúng ta chịu quá nhiều áp lực. Hiện tượng stress phổ biến cả ở người
lớn và trẻ em làm cho các vụ bạo lực trẻ em ngày càng gia tăng.
Sự tham gia vào cuộc chống và nâng cao nhận thức về bạo lực trẻ em
cho người dân của chính quyền và các cơ quan đoàn thể có liên quan còn hời
hợt và theo phong trào, chưa có những hành động thiết thực và cụ thể.
Quan niệm cũ trong giáo dục con cái của người dân vẫn còn tồn tại và
ăn sâu vào trong văn hóa “thương cho roi cho vọt, gét cho ngọt cho bùi” nên
khó có thể thay đổi nhận thức về cách thức và phương pháp giáo dục tiên tiến
và khoa học hơn.
1.5.2.2. Yếu tố chủ quan
- Những tổn thương về mặt thực thể làm suy giảm hay mất khả năng nhận

thức những vấn đề trong cuộc sống.
- Tính bảo thủ, không chịu thay đổi trong quan niệm giáo dục cũ của người
dân, đặc biệt là các bậc cha mẹ.
19
- Gia đình thiếu nề nếp, các bậc cha mẹ thiếu sự quan tâm yêu thương con cái.
Đặc biệt là các gia đình có cha dượng, mẹ kế, gia đình có bố mẹ quá chăm lo
đến việc kiếm tiền để đảm bảo cho đời sống vật chất mà bỏ qua đời sống tinh
thần của con cái.
- Nhận định về nguyên nhân dẫn đến gia tăng tình trạng trẻ em vị thành niên
bị bạo lực bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng chính
những khó khăn kinh tế dẫn đến tình trạng gia đình sao nhãng, ít quan tâm
đến trẻ em. Bên cạnh đó, lối sống thực dụng, quá coi trọng đồng tiền và của
cải vật chất dẫn đến sự thiếu gương mẫu của người lớn.
Tiểu kết chương 1
Như vậy trẻ em vị thành niên là những người phát triển chưa đầy đủ
về thể chất, tinh thần, trí lực và đạo đức xã hội. Bạo lực là một trong những
hình thức xâm hại trẻ em, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát
triển của trẻ, đặc biệt là ở độ tuổi nhạy cảm này. Nên trẻ em vị thành niên
được pháp luật bảo vệ và che chở trước các hình thức bạo lực xâm hại tới tính
mạng, sức khỏe, tinh thần và sự phát triển nhân cách. Các bậc làm cha làm
mẹ, tổ chức, cơ quan đoàn thể cần có tinh thần trách nhiệm, tình yêu thương,
lòng cảm thông đối với trẻ em vị thành niên để trẻ có được sự phát triển hài
hòa, toàn diện về thể chất lẫn tinh thần, để xây dựng một xã hội tương lai
không có bạo lực đối với trẻ em
Chương 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
20
2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Để khảo sát nhận thức của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà
Tĩnh về nội dung bạo lực đối với trẻ em vị thành niên, chúng tôi chọn điều tra

ngẫu nhiên khách thể nghiên cứu gồm 50 bậc cha mẹ có con trong độ tuổi vị
thành niên.
Xã Thiên Lộc là địa bàn có được sự thuận lợi cơ bản trong vị trí địa lý
để góp phần vào trong việc phát triển kinh tế và văn hóa xã hội. Cũng vì vậy
mà cũng đặt ra cho nơi đây những thách thức về sự ổn định xã hội và các với
các đề nảy sinh từ một làng xã đang có sự phát triển mạnh như tệ nạn xã hội,
bạo lực gia đình,…
Xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh là địa bàn xảy ra nhiều các vụ bạo
lực trẻ em. Trong thời buổi kinh tế mới các gia đình thường chăm lo cho con
cái về đời sống vật chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của trẻ. Nguồn
gốc là những người nông dân với trình độ dân trí thấp nên việc nhận thức về
vấn đề này vẫn còn đáng lưu ý.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, giới hạn của đề tài và những nhiệm vụ nghiên
cứu chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau.
2.2.1. Nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Xây dựng
khái niệm công cụ của đề tài: nhận thức về bạo lực trẻ em vị thành niên của
người dân.
2.2.2. Nghiên cứu thực trạng
Nghiên cứu thực trạng nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành
niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh.
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về bạo lực đối với
trẻ em vị thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh.
2.3. Tổ chức nghiên cứu
21
Việc nghiên cứu đề tài khóa luận được chúng tôi tiến hành theo quá
trình như sau:
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận,
định hướng nghiên cứu thực tiễn vấn đề nghiên cứu.

- Khảo sát bằng hệ thống bảng hỏi để tìm hiểu nhận thức về bạo lực trẻ em vị
thành niên của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh qua các nội
dung: bạo lực trẻ em vị thành niên là gì; các hình thức bạo lực đối với trẻ em
vị thành niên; hậu quả của bạo lực đối với trẻ em vị thành niên; các yếu tố ảnh
hưởng đến nhận thức của người dân về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên;
các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành
niên cho người dân.
- Phỏng vấn và trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu kiểm tra trực tiếp nhận
thức của các phụ huynh về nội dung bạo lực đối với trẻ em vị thành niên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra chúng tôi sử
dụng phối hợp các phương pháp sau
2.4.1. Phương pháp khái quát hóa tài liệu.
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công
trình nghiên cứu, cấc bài viết, tác phẩm báo chí có liên quan đến nhận thức về
bạo lực trẻ em vị thành niên. Tiến hành phân tích, tổng hợp, xử lí, khái quát
thành cơ sở lí luận của đề tài khóa luận.
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chủ yếu nhằm khảo sát thực trạng nhận thức của
người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh về nội dung bạo lực đối với trẻ
em vị thành niên.
Chúng tôi đưa ra hệ thống 7 câu hỏi với các nội dung sau:
- Bạo lực trẻ em vị thành niên là gì.
- Các hình thức bạo lực trẻ em vị thành niên.
22
- Hậu quả của bạo lực đối với trẻ em vị thành niên.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về bạo lực đối với trẻ
em vị thành niên.
- Các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành
niên cho người dân.

Chọn ngẫu nhiên 50 bậc phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên để
trưng cầu ý kiến.
Bằng hệ thống 7 câu hỏi đóng, mở chúng tôi trưng cầu ý kiến của các
bậc phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên để tìm hiểu thực trạng nhận
thức về vấn đề bạo lực trẻ em vị thành niên.
2.4.3. Phương pháp phỏng vấn.
Chúng tôi tiến hành trao đổi phỏng vấn trực tiếp với các phụ huynh
được chọn ngẫu nhiên qua đó tìm hiểu quan niệm, và thực trạng nhận thức về
vấn đề bạo lực đối với trẻ em vị thành niên. Các câu hỏi được đặt ra được
chuẩn bị trước và xoay quanh các vấn đề của nội xung trên.
Việc trao đổi với các phụ huynh là rất quan trọng để chúng tôi có thể
quan sát được trực tiếp đối tượng và thu thập được những thông tin và kết quả
khách quan hơn.
2.4.4. Phương pháp xử lí thông tin bằng toán thống kê.
Để nhận xét một cách khách quan về kết quả nghiên cứu chúng tôi đã
dùng phương pháp toán thống kê để kiểm tra số liệu thu được.
Chương 3
23
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VỀ BẠO LỰC ĐỐI VỚI TRẺ
EM VỊ THÀNH NIÊN CỦA NGƯỜI DÂN XÃ THIÊN LỘC - CAN
LỘC - HÀ TĨNH HIỆN NAY

3.1. Thực trạng nhận thức về bạo lực đối với trẻ em vị thành niên của
người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay
Để khảo sát thực trạng nhận thức của người dân về nội dung
BLĐVTEVTN, chúng tôi tìm hiểu mức độ, quan điểm của người dân về
BLĐVTEVTN nói chung, cũng như từng nội dung cụ thể. Đồng thời chúng
tôi đánh giá xem xét người dân họ nhận thức đúng hay sai các nội dung đó.
3.1.1. Thực trạng mức độ nhận thức về bạo BLĐVTEVTN của người dân ở
xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay.

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc -
Hà Tĩnh hiện nay về vấn đề BLĐVTEVTN như thế nào, chúng tôi đã đưa ra
câu hỏi: Anh/ chị đánh giá như thế nào về mức độ hiểu biết của mình về vấn
đề bạo lực đối với trẻ em vị thành niên? Với 4 mức độ khác nhau, chúng tôi
thu được kết quả như sau:
Bảng 1. Mức độ nhận thức về BLĐVTEVTN của người dân xã Thiên Lộc
– Can Lộc – Hà Tĩnh hiện nay
Mức độ
Số
%
Trên 45 tuổi Dưới 45 tuổi
Số
lượng
% Số
lượng
%
1. Biết đầy đủ 0 0 0 0 0 0
2. Biết khá đầy đủ 4 8 1 25 3 75
3. Biết chút ít 17 34 6 36 11 64
4. Không biết gì 29 58 18 62 11 38
Tổng số 50 100 34 25
Kết quả trình bày ở bảng 1 cho chúng ta thấy: có 29/ 50 phụ huynh tự
nhận thấy mình không biết gì về vấn đề BLĐVTEVTN và chiếm tỉ lệ cao nhất
24
58%. Đây quả là một điểm đáng báo động về tình hình nhận thức của người
dân xã Thiên Lộc về BLĐVTEMVTN. Vì nhận thức chưa đầy đủ về của
người dân trước tiên làm ảnh hưởng không tốt tới chính bản thân những đứa
con thân yêu của họ, đặc biệt là những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển
khủng hoảng nhất của lứa tuổi - tuổi vị thành niên. Điều này đã làm ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tính mạng, tâm tư, tình cảm, tư duy,… của trẻ.

Mặt khác đây là những nguyên nhân vô tình gây nên những hành vi vi phạm
pháp luật, vi phạm quyền trẻ em của các ông bố, bà mẹ và cũng là nguyên
nhân giải thích cho việc hằng năm các vụ bạo lực trẻ em xảy ra trên địa bàn
xã nhà ngày càng tăng. Đấy là tình hình đáng lo ngại khiến chúng ta phải suy
nghĩ nhiều hơn nữa để có thể làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về
phòng, chống BLTE nói chung là BLĐVTEVTN nói riêng.
Đối với mức độ biết đầy đủ thì trong tổng số 50 phụ huynh chúng tôi
khảo sát thì không có ý kiến nào cho rằng biết một cách đầy đủ về vấn đề
BLĐVTEVTN. Có 4 phụ huynh chiếm 8% tự nhận mình hiểu biết khá đầy đủ,
17 phụ huynh chiếm 34% cho rằng mình có biết chút ít về vấn đề
BLĐVTEVTN, chúng tôi nhận thấy đây quả là những con số ít ỏi. Tuy vậy
đây không phải là một kết quả bất ngờ vì người dân trên địa bàn đa phần là
những người nông dân, trình độ dân trí thấp, trong thời buổi kinh tế sôi động
thì sự quan tâm tới vấn đề vật chất đảm bảo cho đời sống con cái là vấn đề đặt
lên hàng đầu.
Để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu
nhận thức của người dân xã Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay đối với
từng nội dung cụ thể.
3.1.2. Thực trạng nhận thức về khái niệm BLĐVTEVTN của người dân xã
Thiên Lộc - Can Lộc - Hà Tĩnh hiện nay.
25

×