Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Hệ thống kế toán của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật việt thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.82 KB, 32 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
LỜI MỞ ĐẦU
Năm năm đèn sách dưới mái trường cũng đã sắp kết thúc, cũng là lúc chúng em
có thể sử dụng khối kiến thức khổng lồ mà biết bao thầy cô đã dày công truyền đạt lại
cùng với tấm lòng nhiệt huyết, tận tụy để ứng dụng vào thực tế công việc và cả cuộc
sống.
Tuy suy nghĩ và tầm nhìn còn có phần hạn hẹp của mình, em hiểu rằng dịch vụ
thương mại luôn là một lĩnh vực đầy tiềm năng phát triển trong tương lai. Chính vì vậy
em đã chọn Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt Thái là nơi thực tập,
là nơi em muốn khám phá tìm hiểu những điều mà em còn chưa nắm rõ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường. Nơi đây cũng là nơi mà em muốn ứng dụng những bài học đã
được các thầy cô chỉ dạy, nhằm hiểu rõ hơn và có thể đưa ra những nhận định của bản
thân để hoàn thiện hơn những điều đã được học, cũng như góp phần nào đó giúp ích để
nâng cao giá trị mà Công ty mang lại cho khách hàng và cho bản thân Công ty.
Để có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập này, em xin được gửi lời cám ơn
chân thành đến Ban giám đốc Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt
Thái và các phòng ban, xí nghiệp đã tạo điều kiện cho em đến thực tập và tìm hiểu về
Công ty. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho bản báo cáo từ phía giảng
viên hướng dẫn thực tập, cô giáo Dương Thị Ngân đã giúp em hiểu rõ, nhìn nhận tốt
hơn mọi vấn đề.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm và khả năng còn hạn chế nên báo
cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của
các thầy cô giáo, đồng thời giúp em có thêm kinh nghiệm, kiến thức phục vụ quá trình
công tác chuyên môn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà nội, ngày 05 tháng 2 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Bùi Thị Thanh Thúy
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT TÊN TỪ
CBCNVLĐ Cán bộ công nhân viên lao động
CSH Chủ sở hữu
HHDV Hàng hóa dịch vụ
DT Doanh thu
LN Lợi nhuận
TSCĐ Tài sản cố định
GTGT Thuế giá trị gia tăng
VKDBQ Vốn kinh doanh bình quân
SXKD Sản xuất kinh doanh
HĐKD Hoạt động kinh doanh
VNĐ Việt Nam đồng
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của Doanh nghiệp:
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt Thái
Tên giao dịch quốc tế: Việt Thái Tradding and Service Technology Co., Ltd
Tên viết tắt: Việt Thái Co.,Ltd
Địa chỉ: Tầng 8, 434 Trần Khát Chân – Phố Huế - Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Mã số thuế: 0101298985
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0102006644 Do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà
Nội cấp.
ĐT: (+84.4) 3976 1454 – Fax: (+84.4) 3976 2969.
Email: – Website: www.vietthailtd.vn .
Quy mô hiện tại của doanh nghiệp:
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển:

Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt Thái được thành lập năm
2002, trải qua 9 năm hình thành và phát triển, Việt Thái đã gặt hái được những thành
công và có những đóng góp nhất định trên thị trường và đã trở thành nhà cung cấp có
uy tín trong lĩnh vực thiết bị y tế và máy giặt là công nghiệp.
Việt Thái là thành viên tham gia tích cực vào các dự án lớn của các tổ chức chính
phủ và phi chính phủ như: World bank, JICA, East Meets West, ORBIS, JBIC….Đến
nay, Việt Thái đã trở thành một trong các nhà cung cấp uy tín các thiết bị dùng cho
công tác hồi sức cấp cứu như máy thở, monitor,…tới hầu hết các bệnh viện trên toàn
quốc.
Năm 2004, Việt Thái thành lập chi nhánh tại TPHCM tại địa chỉ: H41K300,
đường Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.HCM, nay chuyển sang địa chỉ: Số
3, Nguyễn Đức Thuận, P.13, Quận Tân Bình, TP.HCM.
Việt Thái đã cung cấp một số lượng đáng kể thiết bị y tế cho hầu hết các bệnh
viện, trung tâm y tế, trường đại học và viện nghiên cứu tại Việt Nam, thường xuyên tổ
chức hội thảo nhằm giới thiệu các công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, tài
trợ khách hàng tham dự hội thảo, hội nghị và các khóa đào tạo trong và ngoài nước,
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
tham quan nhà máy của các hãng nổi tiếng trên thế giới như: Medtronic-Xomed/Mỹ,
Newport/Mỹ, Masimo/Mỹ, Haag-Streit/Thụy Sỹ, Welch Allyn/Mỹ, Inami/Nhật Bản,
Devilbis/Mỹ, Moller/Đức, Conmed/Mỹ…
Bên cạnh quá trình phát triển kinh doanh, Công ty Việt Thái còn luôn chú trọng
phát triển đội ngũ nhân sự, đặc biệt là đội ngũ tư vấn & đội ngũ kỹ thuật viên chuyên
nghiệp, nhằm tư vấn, hỗ trợ & cung cấp dịch vụ tốt nhất tới khách hàng
Không chỉ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh, Công ty Việt Thái còn đề cao các
hoạt động từ thiện, tham gia vào các chương trình Quỹ vòng tay nhân ái, Quỹ trẻ em
nghèo lọc máu & ghép thận.
Với những nỗ lực phát triển không ngừng, Công ty TNHH Thương mại và
dịch vụ kỹ thuật Việt Thái đã được vinh danh trở thành doanh nghiệp tiêu biểu 1000

năm Thăng Long Hà Nội vào đầu năm 2010 và được nhiều tổ chức quốc tế & trong
nước đánh giá là doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y
tế tại thị trường Việt Nam. Do vậy hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp thiết bị nổi
tiếng trên thế giới đã tìm đến & hợp tác với Việt Thái trong quá trình cung cấp thiết bị
tại Việt Nam.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, Việt Thái thấu hiểu yêu cầu của
ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai từ đó lựa chọn trang thiết bị
y tế phù hợp với từng tuyến, từ tuyến huyện đến tuyến trung ương nhằm đáp ứng tốt
nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của doanh ngiệp
1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp theo giấy phép kinh doanh
STT Tên ngành nghề
1 Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là hàng nội thất gia đình,
hàng gia dụng)
Buôn bán thiết bị giặt là, vắt, sấy công nghiệp, nồi hơi có áp suất đến 20 kg/cm
3
,
công suất đến 15 tấn hơi/giờ, máy móc phục vụ cho ngành dệt may.
Đại lý điện, ga, than
Buôn bán hóa chất (trừ danh mục hóa chất nhà nước cấm), sinh phẩm xét
nghiệm
Buôn bán trang thiết bị, dụng cụ y tế
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa, lắp đặt các sản phẩm Công ty kinh doanh
Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa
Mua bán trang thiết bị bếp
Cho thuê máy móc thiết bị

Tư vấn đầu tư các công trình thiết bị y tế (không bao gồm tư vấn pháp luật, tư
vấn tài chính kế toán, kiểm toán, thuế, chứng khoán )
Lập dự án đầu tư các công trình y tế (Không bao gồm dịch vụ thiết kế công
trình)
Thẩm tra dự toán và tổng dự toán công trình
Lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu
Dịch vụ giặt là
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn , giới thiệu và mô giới lao động, việc
làm (không bao gồm giới thiệu, tuyển chọn, cung ứng nhân lực cho các tổ chức,
doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động)
Kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh quán bar,
phòng hát karaoke, vũ trường)
Kinh doanh máy tính thiết bị văn phòng
Tư vấn, cung cấp và lắp đặt hệ thống khí y tế
Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
Xây dựng công trình công ích
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Hoạt động tư vấn kỹ thuật có liên quan khác
Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có
điều kiện theo quy định của pháp luật
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty.
a) Các thiết bị dụng cụ y tế chuyên dụng: dùng cho phòng hồi sức cấp cứu, phòng mổ,
các thiết bị dùng trong chuyên khoa nhi, các thiết bị chuyên khoa tai mũi họng, các
thiết bị chuyên khoa mắt, các thiết bị dùng trong sản khoa, các thiết bị dùng cho
chuyên khoa tim mạch và các thiết bị thăm dò chức năng và điều trị khác.

b) Các thiết bị cho trung tâm tiệt trùng hấp sấy: các loại máy rửa, sấy, tiệt trùng dụng
cụ phẫu thuật, dụng cụ nội soi.
c) Thiết bị giặt là, vắt, sấy công nghiệp phục vụ cho các bệnh viện, khách sạn, nhà máy
và xưởng giặt, các loại máy móc thiết bị phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may.
d) Cung cấp các loại phụ tùng linh kiện thay thế cho các loại thiết bị kể trên.
e) Cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì thiết bị y tế với ba hình thức: bảo trì toàn phần-
bảo trì cơ bản và bảo trì thỏa thuận.
f) Tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống khí y tế, hệ thống chuông báo y tá, hệ thống tiệt
trùng chống nhiễm khuẩn, dây chuyền giặt là cho khách sạn, nhà máy, bệnh viện, căn
hộ cao ốc và xưởng giặt.
g) Xây dựng công trình công ích. Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
1.3. Tổ chức quản lý của Công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ có quy mô là doanh ngiệp tương đối lớn
nên bộ máy quản lý của Công ty bao gồm 3 cấp:
Cấp 1: Quản lý cấp Công ty: Ban Giám đốc gồm Chủ tịch kiêm Giám đốc và 3
Phó Giám đốc phụ trách.
Cấp 2: Quản lý cấp Phòng ban gồm các Phòng ban chức năng như phòng Cho
thuê nhà, phòng Hành chính quản trị, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính kế
toán, phòng Tổ chức lao động tiền lương, phòng Quản lý dự án và kinh doanh, sàn
giao dịch bất động sản
Cấp 3: Quản lý hàng
Cấp 4: Kho hàng
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân

Sơ đồ 1.1: Tổ chức quản lý của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật
Việt Thái
Ban Giám đốc
Giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công Ty chịu trách nhiệm trước

pháp luật Nhà nước về hoạt động của Công ty. Ban Phó Giám đốc là những người giúp
việc cho Giám Đốc, phụ trách một số lĩnh vực công tác của Công ty theo sự phân công
của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được
giao.
* Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty:
Phòng Hành chính nhân sự
Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty trong việc thực hiện công tác
quản trị, quản lý, sửa chữa tài sản, trang thiết bị máy móc; hệ thống điện, nước, điều
hòa…; Mua sắm, cấp phát văn phòng phẩm, báo chí…; tiếp nhận và xử lý công văn
kịp thời, sử dụng và quản lý con dấu Công ty, đảm bảo nguyên tắc bảo mật và theo
quy định của Pháp luật. Giúp ban giám đốc tuyển dụng lao động
Phòng Kinh Doanh
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
7
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
hành chính-
nhân sự
Phòng
dự án
Phòng
Marketing
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kinh
doanh
Phòng

xuất nhập
khẩu
Trung tâm
bảo hành
Bộ phận
bán hàng
Kho hàng
1
Trợ lý
bán hàng
Kho hàng
2
Chi nhánh
TP.HCM
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác lập và giám sát
thực hiện kế hoạch SXKD theo tháng, quý và năm. Nghiên cứu, tổng hợp và phân tích
các thông tin thị trường; xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển và mở rộng
ngành nghề kinh doanh.
Phòng Tài chính kế toán.
Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc trong công tác tài chính kế toán của
Công ty nhằm sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả tối đa. Quản lý trực tiếp
nguồn vốn và quỹ Công ty, thực hiện công tác tín dụng, kiểm tra phân tích kết quả
hoạt động SXKD, cân đối thu chi, báo cáo quyết toán, tính và trả lương cho CBCNV,
thực hiện các nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước.
Phòng Quản lý dự án
Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty trong công tác lập, quản lý dự
án và kinh doanh nhà. Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khai thác cơ hội đầu tư; Quản
lý dự án và các giai đoạn chuẩn bị đầu tư theo đúng trình tự cơ bản; quản lý công tác
kinh doanh ( mua, bán) nhà theo đúng Luật quy định.

* Nhận xét:
Công ty hoạt động theo mô hình trực tuyến, linh hoạt, phân cấp nhiệm vụ từng
đơn vị rõ ràng, không chồng chéo.
Lợi ích của cơ cấu này là tạo nên sự chuyên môn hóa có chiều sâu, cho phép
các thành viên tập trung tối đa các nguồn lực vào chức năng nhiệm vụ của mình, thúc
đẩy công việc mang lại hiệu quả kinh tế và lợi nhuận cho Công ty.
PHẦN II
PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
8
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt dộng marketing
2.1.1. Phân tích tình hình kinh doanh trong 2 năm gần đây :
đơn vị : triệu đồng
T
T
Tên sản phẩm
Năm 2009 Năm 2010
So sánh
Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng
1
Buôn bán trang thiết bị
dụng cụ y tế 92,959 55.27% 109,952 52.87% 118.3%
2 Buôn bán thiết bị giặt là 8,976 5.34% 12,651 6.08% 140.9%
3 Dịch vụ bảo hành 56,290 33.47% 68,875 33.12% 122.4%
Sửa chữa 36,290 42,545 117.2%
Lắp đặt 20,000 26,330 131.7%
4 Doanh thu khác 9,968 5.93% 12,489 7.93% 165.4%

Bán, cho thuê máy móc

Thiết bị 2,351 1,599
Xây dựng công trình 1,874 3,934

Phá vỡ và chuẩn bị mặt
bằng
5,743 10,956
TỔNG CỘNG 168,193 100.00% 207,967 100.00% 123.7%
Nguồn : Phòng Tài chính kế toán
Nhận xét:
Doanh thu của Công ty trong năm 2010 tăng 23,7% so với năm 2009. Trong
tổng doanh thu của công ty thì doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh Buôn bán trang thiết
bị dụng cụ y tế của công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 52,87%); doanh thu từ dịch vụ
chiếm tỷ trọng lớn thứ nhì ( 33,12%). Đây cũng chính là hai lĩnh vực kinh doanh chủ
yếu của Công ty và doanh thu của những lĩnh vực này cũng đã chứng tỏ hướng đi đúng
của Công ty trong thời gian qua. Tuy nền kinh tế khó khăn, nhưng Công ty đã tìm ra
những hướng đi và tiếp cận thị trường, các bệnh viện rất tốt, nên lĩnh vực kinh doanh
chính là trang thiết bị y tế vẫn có sự tăng trưởng 17 tỉ đồng (tương đương 18,3%). Để
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
có được điều này, Ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên công ty đã cố gắng tiếp
cận với những dự án mới cấp chính phủ.
Phần dịch vụ của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 (33,12%). Trong năm
2010 đã có sự tăng trưởng 22,4% (tương đương 12,6 tỷ đồng). Có sự tăng trưởng này
là từ 2 mảng, sửa chữa và lắp đặt. Trong đó, sửa chữa tăng 17,2% và lắp đặt tăng
31,7% so với năm 2009.
Bên cạnh đó, các thiết bị giặt là của công ty là cũng bắt đầu có chỗ đứng trên thị
trường, được các đơn vị biết đến. Doanh thu năm 2010 đã tăng 40,9% so với năm
2009.
Công ty cần tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình và việc mở rộng ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh đối với công ty là rất cần thiết trong thời gian tới.
2.1.2. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng 3.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương
Mại và Dịch Vụ Kỹ Thuật Việt Thái
T
T
Chỉ tiêu
Năm 2010
(VND)
Năm 2009
(VND)
Mức biến động
Tỉ lệ so với
doanh thu
thuần
số tiền
(nghìn đ)
Tỉ lệ
(%)
2010
( %)
2009
(%)
1 Tổng DT 207,967,310,054 168,193,179,963 39,774,130,091 123.65 103.27 103.07
2 các khoản giảm trừ 6,589,078,880 5,007,859,005 1,581,219,875 131.57 3.27 4.15
3 DT thuần 201,378,231,174 163,185,320,958 38,192,910,216 123.40 100.00 100.00
4 Giá vốn hàng bán 155,690,328,095 120,619,555,056 35,070,773,039 129.08 77.31 73.92
5 Lợi tức gộp 45,687,903,079 42,565,765,902 3,122,137,177 107.33 22.69 26.08
6 DT hoạt động TC 6,458,995,505 2,070,333,414 4,388,662,091 311.98 3.21 1.27
7 Chi phí HĐTC 3,290,877,600 1,090,688,123 2,200,189,477 301.72 1.63 0.66

8 Chi phí bán hàng 1,045,565,040 677,508,945 368,056,095 154.32 0.52 0.67
9 Chi phí QLDN 5,049,950,390 3,465,309,000 1,584,641,390 145.73 2.16 2.12
10 LN thuần từ HĐKD 39,670,908,114 37,364,799,571 2,306,108,543 106.17 19.70 14.31
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
11 Thu nhập khác 2,787,929,220 1,890,956,797 896,972,423 147.43 1.38 1.16
12 Chi phí khác 266,727,098 199,087,080 67,640,018 133.98 0.13 0.12
13 Tổng LN trước thuế 42,977,194,645 28,577,179,168 14,400,015,477 150.39 20.02 23.29
14 Thuế lợi tức 2,998,670,500 1,690,089,045 1,308,581,455 177.43 1.49 1.04
15 Tổng LN sau thuế 39,978,524,145 26,887,090,123 13,091,434,022 148.69 19.85 16.48
Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD – Phòng Tài chính kế toán
2.1.3. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động SXKD
Ta nhận thấy doanh thu năm 2010 tăng 39,774,130,091đ, tương ứng tăng
123.65 % so với năm trước. Doanh thu thuần tăng 38,192,910,216 đ, tương ứng tăng
123.40%. Mức tăng trưởng như vậy là do các hoạt động thúc đẩy bán hàng của Công
ty đã tỏ ra có hiệu quả. Cũng nhìn vào bảng phân tích trên, ta xem xét mức độ biến
động của các chỉ tiêu so với DT thuần ( coi DTT là gốc) thì ta sẽ biết được trong 100d
hay 1đ doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng giá vốn, bao nhiêu đồng chi phí, lợi nhuận.
Trong năm 2010, cứ 100đ doanh thu thuần thì: giá vốn hàng bán chiếm 77,31đ,
lợi tức gộp là 22,69đ, trong đó: Chi phí bán hàng là 0.52đ; chi phí QLDN là 2.16đ, lợi
nhuận trước thuế là 20.02đ. Trong năm 2009, hiệu quả đạt tốt hơn; cứ 100đ doanh thu
thuần thì: giá vốn hàng bán chiếm 73,92đ, lợi tức gộp tăng là 26,08.Trong đó: Chi phí
bán hàng tăng là 0,67đ; chi phí QLDN giảm là 2,12đ, tổng lợi nhuận trước thuế tăng là
23,29đ. Dễ dàng nhận thấy do doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí QLDN nên lợi tức
gộp đã tăng lên so với năm 2010. Dù mức biến động này so trên 100đ DTT gốc là
không lớn nhưng so với tổng mức DTT thì lại là một con số không nhỏ.
Tiếp theo, ta đi sâu xem xét tình hình biến động các khoản mục trong báo cáo
kết quả kinh doanh để từ đó biết được các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến tình hình
lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Cụ thể:

So với năm 2009, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 đã tăng
lên một lượng là 2,306,108,543, hay đạt 106,17% . Đó là do các nguyên nhân:
+ Do tổng doanh thu bán hàng thay đổi. DT năm 2010 tăng 39,774,130,091đ,
do vậy đã làm cho lợi nhuận tăng 39,774,130,091đ.
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
+ Do các khoản giảm trừ thay đổi trong năm 2010, phát sinh khoản giảm trừ
hàng bán bị trả lại tăng lên 1,581,219,875đ so với năm 2009 Đây là một khoản làm
giảm lợi nhuận. Điều này phản ánh chất lượng quản lý bộ máy và công tác bán hàng
chưa được thực hiện sát sao.
+ Do giá vốn hàng bán thay đổi. GVHB là một trong những nhân tố quyết định
ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, thu mua liên quan đến hoạt động tiêu thụ sẽ là
cho lợi nhuận tăng lên và ngược lại. Ta nhận thấy năm 2010, GVHB của công ty đã
tăng 35,070,773,039đ so với năm 2010 cho nên lợi nhuận đã giảm đi một lượng là
35,070,773,039đ.
+ Do chi phí bán hàng thay đổi. Chi phí bán hàng là toàn bộ những khoản chi
liên quan đến hoạt động tiêu thụ như tiền lương nhân viên bán hàng, chi vật liệu bao
gói, dụng cụ bán hàng, quảng cáo, vận chuyển bốc dỡ, hoa hồng, , những khoản chi
này phát sinh sẽ là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận. Vì vậy, cần có sự điều chỉnh,
đảm bảo tiết kiệm mà vẫn hiệu quả của các khoản chi. Ta thấy chi phí bán hàng của
Công ty năm 2010 tăng 368,056,095đ so với năm 2009 nên đã làm cho lợi nhuận năm
nay giảm đi 368,056,095 đ.
+ Do chi phí QLDN thay đổi. Chi phí QLDN thường là những chi phí cố định,
ít biến đổi, theo quy mô kinh doanh. Chi phí này phát sinh sẽ làm giảm lợi nhuận của
doanh nghiệp. Ta thấy năm 2010, chi phí này có tăng lên 1,584,641,390đ. Vì vậy, đã
làm cho lợi nhuận của công ty giảm đi 1,584,641,390đ.
* Các nhân tố làm tăng lợi nhuận:
Tổng số doanh thu là: + 39,774,130,091

DT từ hoạt động tài chính: + 6,458,995,505
Cộng: + 46.233.125.596
* Các nhân tố làm giảm lợi nhuận:
Hàng bán bị trả lại: (1,581,219,875)
Giá vốn hàng bán: (38,192,910,216)
Chi phí bán hàng: (368,056,095)
Chi phí QLDN: (1,584,641,390)
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Chi phí hoạt động tài chính: (2,200,189,477)
Cộng: (43,927,017,053)
Tổng hợp các nhân tố làm tăng giảm lợi nhuận:
46.233.125.596 + (43,927,017,053) = 2,306,108,543đ
2.1.4. Phân tích một số tỷ số tài chính
Bảng 3.7 Tóm tắt tài sản- nguồn vốn của Công ty
CÁC CHỈ TIÊU
Cuối năm
2010
Cuối năm
2009
Cuối năm
2008
BQ 2010 BQ 2009
A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN
510,276,7
46,942
267,770,5
18,213

131,923,2
73,733
389,023,6
32,578
199,846,89
5,973
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền
193,216,48
8,021
6,395,519,
878
9,392,055,
198
99,806,003
,950
7,893,787,
538
II. Các khoản ĐTTC
ngắn hạn
16,500,000
,000
45,500,000
,000 -
31,000,000
,000
22,750,000
,000
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn

83,591,207
,664
109,877,54
3,209
76,775,432
,123
96,734,375
,437
93,326,487
,666
IV. Hàng tồn kho
210,454,98
0,756
102,755,78
6,412
45,755,786
,412
156,605,38
3,584
74,255,786
,412
V. Tài sản ngắn hạn khác
6,514,070,
501
3,241,668,
714 -
4,877,869,
608
1,620,834,
357

B. TÀI SẢN DÀI HẠN
118,340,1
63,717
105,175,5
42,968
54,198,60
5,729
111,757,8
53,343
79,687,074
,349
I. Tài sản cố định
23,344,065
,210
29,900,125
,545
13,905,458
,960
26,622,095
,378
21,902,792
,253
II. Bất động sản đầu tư
16,003,500
,676
9,009,963,
211
4,032,156,
701
12,506,731

,944
6,521,059,
956
III. Các khoản ĐTTC dài
hạn
67,500,000
,000
60,590,000
,000
20,590,077
,500
64,045,000
,000
40,590,038
,750
IV. Tài sản dài hạn khác
11,492,597
,831
5,675,454,
212
15,670,912
,568
8,584,026,
022
10,673,183
,390
TỔNG TÀI SẢN
628,616,91
0,659
372,946,06

1,181
186,121,87
9,462
500,781,48
5,920
279,533,97
0,322
C. NỢ PHẢI TRẢ
348,461,8
70,255
219,419,4
20,349
120,277,2
10,866
283,940,6
45,302
169,848,31
5,608
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
I.Nợ ngắn hạn
345,892,82
4,690
216,650,86
5,115
107,508,65
5,632
281,271,84
4,903

162,079,76
0,374
II. Nợ dài hạn
2,569,045,
565
2,768,555,
234
12,768,555
,234
2,668,800,
400
7,768,555,
234
D. VỐN CHỦ SỞ HỮU
280,155,0
40,404
153,526,6
40,832
65,844,66
8,596
216,840,8
40,618
109,685,65
4,714
I.Vốn chủ sở hữu
276,988,64
4,122
151,972,04
2,070
59,647,258

,142
214,480,34
3,096
105,809,65
0,106
II. Nguồn kinh phí và các
quỹ khác
3,166,396,
282
1,554,598,
762
6,197,410,
454
2,360,497,
522
3,876,004,
608
TỔNG NGUỒN VỐN
628,616,91
0,659
372,946,06
1,181
186,121,87
9,462
500,781,48
5,920
279,533,97
0,322
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy

14
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
Phân tích khả năng thanh khoản:
- Khả năng thanh khoản là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
- Các chỉ số khả năng thanh khoản
- Hệ số khả năng thanh toán
* Chỉ số thanh toán hiện hành:
Chủ thể Năm 2010 Năm 2009 Mức tăng %
TSNH 510,276,746,942 267,770,518,213 242,506,228,729 190.6%
Nợ ngắn hạn phải trả 345,892,824,690 216,650,865,115 129,241,959,575 159.7%
Chỉ số khả năng thanh
toán hiện hành 1.48 1.24 187.6% 119.4%
Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty cho biết tài sản lưu động mà công
ty đang dự trữ có đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn hay không. Qua 2 năm
2009- 2010, chỉ số này tăng từ 1,24 lên 1,48. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán
nợ ngắn hạn của công ty tốt hơn năm 2009.
* Chỉ số thanh toán nhanh:
Chủ thể Năm 2010 Năm 2009 Mức tăng %
Tổng TSNH - Hàng tồn kho 299,821,766,186 165,014,731,801 134,807,034,385 181.7%
Nợ ngắn hạn phải trả 345,892,824,690 216,650,865,115 129,241,959,575 159.7%
Chỉ số khả năng thanh toán
nhanh 0.87 0.76 104.3% 113.8%
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
Chỉ số thanh toán hiện hành =
Tổng TSNH
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh =
Tổng TSNH- hàng tồn kho

Tổng nợ ngắn hạn
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh: thể hiện khả năng thanh toán tức thời bằng
cách loại bỏ đi khoản mục hàng tồn kho. Tỷ số này trong năm 2009 là 0,76 thể hiện
với mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 0,76đ tài sản lưu động đã loại bỏ yếu
tố khó thanh lý là hàng tồn kho. Chỉ số này < 1 nên không an toàn. Điều này cũng xảy
ra với năm 2010. Cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 0,87đ tài sản lưu
động, tức là đáp ứng 87% khoản nợ ( chỉ số không an toàn).
* Chỉ số thanh toán tức thời:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009
Vốn bằng tiền 193,216,488,021 6,395,519,878
Tổng nợ ngắn hạn 345,892,824,690 216,650,865,115
Chỉ số thanh toán tức thời 0.56 0.03
Khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán ngay tức khức các
cam kết đến hạn bằng các loại tương đương tiền mặt, ở đây chỉ số tiền mặt năm 2009
là một chỉ số có độ rủi ro cao khi khả ăng thanh toán chỉ đáp ứng 3% của khoản nợ.
Sang năm 2010, tình hình đã khá hơn nhưng cũng vẫn chưa phải là tỷ số an toàn.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
Phân tích khả năng sinh lời
* Lợi nhuận biên ROS =
CHỦ THỂ 2010 2009 Mức tăng %
Lợi nhuận sau thuế 37,290,009,890 35,887,090,123 1,402,919,767 103.9%
Doanh thu 207,967,310,054 168,193,179,963 39,774,130,091 123.6%
Doanh lợi tổng TS ROS 0.18 0.21 0.04 84.0%
* Doanh lợi tổng TS ROA =
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
Chỉ số thanh toán tức thời =
Vốn bằng tiền
Tổng nợ ngắn hạn

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Tổng TS bình quân
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
CHỦ THỂ 2010 2009 Mức tăng %
Lợi nhuận sau thuế 37,290,009,890 35,887,090,123 1,402,919,767 103.9%
Tổng TS bình quân 500,781,485,920 279,533,970,322 221,247,515,599 179.1%
Doanh lợi tổng TS ROA 0.07 0.13 0.01 58.0%
* Sức sinh lợi vốn CSH ROE =
CHỦ THỂ 2010 2009 Mức tăng %
Lợi nhuận sau thuế 37,290,009,890 35,887,090,123 1,402,919,767 103.9%
Vốn CSH bình quân 214,480,343,096 105,809,650,106 108,670,692,990 202.7%
Doanh lợi vốn CSH ROE 0.17 0.34 0.01 51.3%
Bảng 3.8 Các tỷ số về khả năng sinh lời ( sức sinh lời/ doanh lợi)
Các tỷ số về khả năng sinh
lời ( sức sinh lời/ doanh lợi)
Ký hiệu Công thức tính Năm 2010 Năm 2009
. Doanh lợi ( ROS) Ldt LNST/DT Thuần 0,18 0,21
. Sức sinh lợi nguồn vốn
CSH (ROE)
Lnvcsh LNST/ VCSHbq 0,17 0,34
. Sức sinh lợi tổng TS (ROA) Ltts LNST/ Tổng TSbq 0,07 0,13
Đánh giá, nhận xét
* Chỉ số ROS
- Chỉ số này cho biết một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở
hữu. Hệ số này phản ánh khoản thu nhập ròng ( thu nhập sau thuế) của một công ty so
với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động
của công ty.

- Ta thấy ROS năm 2010 giảm hơn so với năm 2009. Doanh thu của năm 2010
tăng 39,774,130,091đ so với năm 2009 nhưng lợi nhuận sau thuế lại chỉ tăng
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
Lợi nhuận sau thuế
Vốn CSH
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
1,402,919,767đ ( 3,9%). Chinh vì vậy mà ROS giảm từ 0.21 xuống chỉ còn 0.18.
Nguyên nhân chính được xác định là do cuối năm 2010, thị trường bất động sản và
chứng khoán có rất nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động
SXKD của công ty. Trong năm qua, dù có rất nhiều biến động nhưng vẫn trụ vững và
làm ăn có lãi mặc dù không nhiều cũng coi như là một thành công của công ty.
* Chỉ số ROA
- Trong năm 2010, hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể
hiện qua chỉ số ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền
hơn trên lượng đầu tư ít hơn.
- Ta thấy ROS năm 2010 giảm hơn so với năm 2009
- Chỉ số ROA năm 2010 là 0,07 tức là cứ 1 đồng tài sản bỏ ra để kinh doanh thì
công ty thu lại được 0,07 đồng lãi/ năm. Do đó, Công ty cần tăng cường quản lý và sử
dụng một cách hiệu quả tài sản của công ty, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ và có hệ thống
hơn hàng tồn kho và các khoản mục đầu tư dự án đang triển khai.
* Chỉ số ROE
Cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao
thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng có sức
hấp dẫn. Hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty. Hơn
nữa, tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động
quản lý tài chính của công ty. Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng
vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư
phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi
quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

ROE là tỷ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Ta
nhận thấy chỉ số ROE của năm 2010 là 0,09, kém hơn so với năm 2009. Điều này
chứng tỏ sức hấp dẫn của công ty năm 2010 kém hơn năm 2009 đối với các nhà đầu tư.
2.1.5. Nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp
Qua 2 năm 2009- 2010, ta nhận thấy DT năm 2010 của công ty có tăng cao
hơn so với năm 2009 (tăng 39,774,130,091 đ) nhưng thực tế, lợi nhuận của công ty có
tăng nhưng không cao là 1,402,919,767đ.
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Điều này có thể được lý giải như sau, Công ty đã thắng được 1 số dự án lớn về
cung cấp thiết bị y tế. Nhưng có thể do yếu tố khách quan và chủ quan, giá trị hàng tồn
kho của công ty rất lớn (tương đương 156,605,383,584 đồng tăng 211% so với năm
2009). Thêm vào đó, do nền kinh tế khó khăn, Công ty đã phải vay ngân hàng nhiều
hơn trong năm 2010 để có thể đủ vốn thực hiện dự án của mình. Lãi vay ngân hàng
năm 2010 lên đến 1.108.726.104 đồng. Đặc biệt, các khoản nợ ngắn hạn của công ty
khá cao, tăng 129,241,959,575 đồng so với năm 2009.
2.2. Phân tích công tác lao động tiền lương:
2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp:
Tổng số CBCNV của công ty cả trực tiếp là 50 người
+ Trên đại học: 02
+ Đại học: 24
+ Cao đẳng: 09
+ Trung cấp: 07
+ Lao động khác: 08
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
Ta thấy rằng lực lượng lao động với trình độ đại học và sau đại học chiếm 26
người (52% tổng số lao động). Vì đặc thù sản phẩm chính là các thiết bị y tế ,các thiết
bị kỹ thuật cao nên lực lượng lao động trình độ cao chiếm đa số trong lực lượng lao
động là hợp lý.

SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Trong đó cán bộ chuyên môn, kỹ thuật là 18 người, kỹ thuật viên là 08 người đều
đã được đào tạo ở Mỹ, Italy, Singapore, Thái Lan v.v…và có các chứng chỉ chứng
nhận của các hãng cung cấp sản phẩm.
DANH SÁCH ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KỸ THUẬT, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ KHẢ
NĂNG LẮP ĐẶT-BẢO HÀNH-BẢO TRÌ
STT HỌ VÀ TÊN
CHUYÊN NGÀNH ĐÀO
TẠO
SỐ NĂM KINH
NGHIỆM
1 Nguyễn Thị Thành-Giám đốc ĐH tài chính-kế toán 09 năm
2 Nguyễn Thị Thanh Hà- Phó
giám đốc phụ trách kinh doanh
ĐH Y Hà Nội
Chuyên ngành chuyên khoa
Nhi
16 năm
3 Long Thị Kim Oanh-Phó giám
đốc phụ trách tài chính
ĐH Kinh tế quốc dân 14 năm
4 Nguyễn Thanh Thủy-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
5 Nguyễn Thục Hiền-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
06 năm

6 Nguyễn Thị Lệ-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
06 năm
7 Ngô Đức Thành-Kỹ sư ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM
Chuyên ngành kỹ thuật Điện-
điện tử
06 năm
8 Trần Huy Thọ-Kỹ sư ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM
Chuyên ngành kỹ thuật Điện-
điện tử
06 năm
9 Trần Thị Thanh Minh-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
05 năm
10 Nguyễn Thị Như Trang-Thạc
sỹ
ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa vật lý kỹ thuật
05 năm
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
11 Phạm Văn Nước-Kỹ sư Học viện kỹ thuật quân sự
Khoa tự động điều khiển
05 năm
12 Phạm Việt Cương-Kỹ thuật
viên
Trung cấp thiết bị y tế

Chuyên ngành thiết bị y tế
04 năm
13 Lê Văn Hanh-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
04 năm
14 Chu Đức Hải-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
03 năm
15 Vũ Dũng Thái-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa cơ khí
03 năm
16 Dương Văn Bộ-Kỹ thuật viên Trung cấp thiết bị y tế
Chuyên ngành thiết bị y tế
03 năm
17 Vũ Thị Loan-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
01 năm
18 Chu Quang Đĩnh-Kỹ sư ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
01 năm
19 Nguyễn Hải Thượng Phi ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông
Chuyên ngành điện tử y sinh
01 năm
20 Vũ Thị Chuyên ĐH Bách khoa Hà Nội
Khoa điện tử viễn thông

Chuyên ngành điện tử y sinh
01 năm
Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự
Đội ngũ cán bộ chủ chốt đều được đào tạo chính quy, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực kinh doanh sẽ giúp Công ty có 1 nền tảng về nhân sự rất tốt cho dự án cũng như
việc bán hàng, chăm sóc khách hàng.
2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động:
Được quy định tại Thỏa ước lao động tập thể của công ty, tùy thuộc vào từng
đối tượng lao động:
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Người lao động làm việc trong bộ máy quản lý điều hành và phục vụ hành
chính ( hay còn gọi là lao động gián tiếp) phải làm việc đủ 08 tiếng một ngày và đủ 44
giờ trong 1 tuần.
Người lao động làm việc trực tiếp ( hay còn gọi là lao động trực tiếp) tại các bộ
phận sản xuất và các bộ phận phục vụ trực tiếp cho sản xuất, làm ca hoặc làm giờ hành
chính theo sự phân công của người điều hành trực tiếp.
Người lao động làm việc tại các bộ phận bảo vệ theo chế độ ca, tùy theo yêu
cầu cụ thể mà người phụ trách đơn vị bố trí sắp xếp ca làm việc cho hợp lý.
Đối với lao động khi làm việc theo ca liên tục thì được nghỉ giữa ca 30 phút.
Nếu làm ca đêm thì được nghỉ 45 phút ( thời gian nghỉ giữa ca được tính vào giờ làm việc).
2.2.3 Quy trình tuyển dụng của Công ty:
Với mục đích thu hút nhân tài, tuyển chọn được nguồn nhân lực một cách hiệu
quả, công ty thực hiện quy trình tuyển dụng như sau;
Bảng 2.3: Quy trình tuyển dụng của Công ty:
TT Trình tự các bước Nội dung
1
Xác định nhu cầu tuyển
dụng

DN cần xác định: mục đích, yêu cầu tuyển dụng;
từ đó, xác định số nhân viên cần tuyển, các vị trí
cần tuyển, các tiêu chuẩn đặt ra đối với từng vị
trí
2 Phân tích vị trí tuyển dụng
Công tác phân tích các vị trí cần tuyển dụng và
xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng do trưởng bộ
phận hoặc do trưởng phòng Tổ chức lao động
tiền lương ( nếu như việc tuyển dụng không xuất
phát từ nhu cầu của các bộ phận mà do yêu cầu
chung của công việc hoặc do ban Giám đốc yêu
cầu) soạn thảo đề nghị tuyển dụng và chuyển
ban giám đốc phê duyệt
3 Lập đề nghị tuyển dụng
Các bộ phận có liên quan, thường do phòng Tổ
chức lao động tiền lương soạn thảo
4
Xem xét phê duyệt đề nghị
tuyển dụng
Ban giám đốc tiến hành xem xét và phê duyệt đề
nghị tuyển dụng
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
5
Thăm dò nguồn nhân lực
tuyển dụng
Trước tiên, doanh nghệp cần xác định vị trí nào
nên tuyển dụng trong nội bộ Công ty và vị trí
nào nên tuyển dụng ở bên ngoài. Sau đó, doanh

nghiệp cũng xác định luôn nguồn cung cấp nhân
lực thích hợp đối với vị trí cần tuyển dụng
6
Xác định phương pháp
tuyển dụng
Tùy theo yêu cầu của vị trí tuyển dụng, Công ty
se tổ chức các hình thức tuyển dụng thích hợp:
thi viết, phỏng vấn, thi tay nghề…
7 Quyết định tuyển dụng
Công ty sẽ lựa chọn những ứng viên đáp ứng
được những yêu cầu tuyển dụng vào những vị trí
thích hợp
8 Quyết định nhận thử việc
Sau khi tìm được các vị trí thích hợp, Công ty sẽ
tiến hành nhận lầm thử việc đối với nhân viên
mới. Việc này giúp nhân viên nhanh chóng nắm
bắt được những yêu cầu của công việc, nhanh
chóng hòa nhập với môi trường của Công ty.
Kết thúc thời gian thử việc: Việc tiếp nhận
chính thức hoặc kéo dài thời gian thử việc phụ
thuộc vào trình độ của nhân viên và đánh giá của
trưởng bộ phận
Thời gian thử vệc tối đa: đối với trình độ Cao
đẳng trở xuống là 60 ngày; đối với người có
trình độ Đại học trở lên là 90 ngày.
Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự
2.2.4. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Công ty áp dụng phương pháp chia lương theo thời gian:
+ Đối với các nhân viên làm việc tại khối văn phòng Công ty: áp dụng cách tính
cố định ngày công chuẩn cho các tháng tính lương. Lương của nhân viên sẽ không

biến động trong các tháng khi có số ngày nghỉ bằng nhau nếu như số lương được
hưởng theo quy định không đổi.
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
( Lương + các khoản phụ cấp khác nếu có) – [(Lương + các khoản phụ cấp
khác nếu có) * Ngày nghỉ không hưởng lương/ ngày công chuẩn)]
+ Đối với công nhân làm việc tại các phân xưởng trực tiếp sản xuất: áp dụng
cách tính căn cứ vào ngày làm việc thực tế trong tháng
( Lương + các khoản phụ cấp khác nếu có) * Ngày công làm việc trong tháng/
Ngày công chuẩn
3.1. Hệ thống kế toán của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt
Thái
3.1.1 Tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp:
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Việt Thái là một đơn vị
hạch toán độc lập, có bộ máy kế toán riêng hoàn chỉnh. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế,
lĩnh vực kinh doanh và yêu cầu quản lý, hiện nay bộ máy kế toán của Công ty được tổ
chức thành Phòng Tài chính Kế toán gồm sáu người. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ
của phòng và dựa vào năng lực, trình độ chuyên môn của từng người, Phòng Tài chính
kế toán phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trưởng phòng Tài chính kế toán: Là kế toán trưởng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc công ty, là người phụ trách chung và điều hành công tác của phòng bao
gồm: Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch vốn phục vụ cho nhập sản phẩm, theo dõi
các hợp đồng mua bán thiết bị y tế của các dự án, lập báo cáo thống kê, lập dự toán và
quyết toán kinh phí công đoàn.
Phó phòng Phòng tài chính kế toán (Kế toán tổng hợp): Có nhiệm vụ báo
cáo tài chính quý năm, phụ trách và điều hành công việc của phòng khi kế toán trưởng đi
vắng.
Nhân viên kế toán 1: Theo dõi thanh toán tạm ứng, tiền lương, bảo hiểm xã
hội, hạch toán chi tiết các tài khoản, theo dõi chi tiết chi phí giá của các công trình.

Nhân viên kế toán 2: Theo dõi thu, chi tiền mặt, kê khai thuế và báo cáo sử
dụng hoá đơn theo tháng, quý, năm. Theo dõi công nợ với khác thuê nhà, mua nhà.
Nhân viên kế toán 3: Theo dõi tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Theo dõi tiền
gửi Ngân hàng và các khoản vay vốn. Thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện
thoại… của Công ty và khách thuê nhà.
SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Dương Thị Ngân
Thủ quỹ: Thu tiền mặt VNĐ, ngoại tệ (USD). Kiểm tra và đóng chứng từ thu,
chi trong tháng.

SVTH: Bùi Thị Thanh Thúy
25

×