Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

báo cáo phát triển ngành lâm nghiệp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.16 KB, 50 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
ĐỐI TÁC HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP





BÁO CÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
NĂM 2013
Phục vụ Hội nghị thường niên FSSP ngày 21/1/2014













Hà Nội, tháng 1 năm 2014
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 2 | P a g e

NỘI DUNG
1 BỐI CẢNH 5
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2013 6
2.1 Thực hiện thành công kế hoạch của ngành 6
2.2 Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020 7


2.3 Quản lý và Phát triển rừng bền vững 8
2.3.1 Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2013-2020 8
2.3.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng 10
2.3.3 Quy hoạch rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng 11
2.3.4 Tổng điều tra, kiểm kê rừng 13
2.3.5 Tiếp tục đổi mới Công ty lâm nghiệp/Lâm trường quốc doanh 13
2.3.6 Lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng 16
2.4 Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi
trường 19
2.4.1 Bảo vệ rừng 19
2.4.2 Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 21
2.4.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường 23
2.5 Khai thác, chế biến và thương mại lâm sản 23
2.5.1 Khai thác lâm sản 24
2.5.2 Chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản 24
2.6 Hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế 25
2.6.1 Các hoạt động hợp tác quốc tế 25
2.6.2 Hội nhập kinh tế quốc tế 27
2.7 Rừng và Biến đổi khí hậu 30
2.7.1 Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD+ 30
2.7.2 Rừng phòng hộ ven biển và rừng ngập mặn 32
2.8 Thể chế, tổ chức và tài chính ngành lâm nghiệp 32
2.8.1 Thể chế, tổ chức ngành 32
2.8.2 Tài chính ngành lâm nghiệp 33
2.8.3 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và các quỹ khác ngành 34
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 3 | P a g e

2.9 Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp 35
3 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN 36

3.1 Tồn tại hạn chế 36
3.2 Nguyên nhân 37
3.2.1 Nguyên nhân khách quan 37
3.2.2 Nguyên nhân chủ quan 37
4 ĐỊNH HƯỚNG NĂM 2014 38
4.1 Bối cảnh và dự báo năm 2014 38
4.1.1 Tình hình thế giới 38
4.1.2 Tình hình trong nước 38
4.2 Mục tiêu năm 2014 39
4.3 Nhiệm vụ 39
4.3.1 Triển khai Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 39
4.3.2 Rà soát, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật 41
4.3.3 Tập trung triển khai đề án Tái cơ cấu ngành 41
4.3.4 Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng 42
4.3.5 Về khai thác, chế biến lâm sản và quản lý rừng bền vững 42
4.3.6 Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 43
4.3.7 Về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng 43
4.3.8 Về sắp xếp, đổi mới công ty lâm nghiệp nhà nước 43
4.4 Một số giải pháp thực hiện 43
4.4.1 Quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp 43
4.4.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền 43
4.4.3 Khoa học, công nghệ và khuyến lâm 44
4.4.4 Về bảo vệ rừng 44
4.4.5 Huy động vốn 44
4.4.6 Giao, cho thuê rừng: 44
4.4.7 Hợp tác quốc tế: 44
4.4.8 Thị trường 45

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 4 | P a g e



BẢNG
Bảng 1. Kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát 7
Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013 8
Bảng 3. Đầu tư ngành lâm nghiệp năm 2013 33
Bảng 4. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành năm 2014 39


PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh mục các văn bản qui phạm pháp luật và một số văn bản quan
trọng ban hành năm 2013 46
Phụ lục 2. Danh mục các dự án ODA và INGO về lâm nghiệp được Bộ Nông
nghiệp và PTNT phê duyệt năm 2013 49



Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 5 | P a g e

1 BỐI CẢNH
Ngành Lâm nghiệp Việt Nam bước vào năm 2013 tiếp tục bị ảnh hưởng
bởi kinh thế thế giới trên đà phục hồi chậm, tăng trưởng kinh tế của các nước
thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên
đang chịu ảnh hưởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Mặc dù có một vài dấu
hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái
nhưng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với
các nền kinh tế phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trường thế
giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, kinh tế - xã
hội đã chuyển biến tích cực nhưng khó khăn, thách thức còn nhiều gây áp lực
lớn cho sản xuất kinh doanh: hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu
ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng

hoạt động hoặc giải thể
Trước những khó khăn chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, ngay
từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị
quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và
Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất
kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Mục tiêu tổng quát của phát
triển kinh tế - xã hội năm 2013 là: “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát
thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến
lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm
an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã
hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo”.
Những quyết sách kịp thời này đã thể hiện rõ bước tiến mới trong tư duy
phát triển và khả năng phản ứng chính sách Chính phủ. Nhờ đó, năm 2013 Việt
Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng và khả quan hơn năm 2012. Tổng
sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, xấp xỉ mục
tiêu đề ra và có tín hiệu phục hồi. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản tăng 2,67%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43% và khu vực dịch
vụ tăng 6,56%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2013 tăng
2,95% so với năm 2012, bao gồm: nông nghiệp tăng 2,47%; lâm nghiệp tăng
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 6 | P a g e

6,04%; thuỷ sản tăng 4,22%
1
, một lần nữa lại thể hiện rõ tính trụ đỡ của khu vực
sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong bối cảnh kinh tế cả nước khó khăn.
Năm 2013, sản xuất lâm nghiệp trong năm gặp một số khó khăn do điều
kiện thời tiết không thuận lợi đặc biệt các cơn bão Hayan, cơn bão số 11 và 12
dồn dập và lũ lụt sau bão đã ảnh hưởng đến việc triển khai các dự án trồng rừng

đặc biệt đối với rừng trồng phòng hộ và đặc dụng. Bên cạnh đó vốn đầu tư ngân
sách, vốn tín dụng hạn hẹp, giá vật tư đầu vào cao, các thị trường xuất khẩu
chính như Hoa Kỳ tiếp tục áp đặt Luật Lacey, EU áp đặt Qui chế 995/2010 về
trách nhiệm giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp từ ngày 3/3/2013 đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến hoạt động chế biến và xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
2 KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP NĂM 2013
2.1 Thực hiện thành công kế hoạch của ngành
Đây là năm thứ hai Lâm nghiệp thực hiện Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển
rừng giai đoạn 2011-2020. Năm 2013 cũng là năm ghi dấu ấn khi ngành lâm
nghiệp triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP tiếp tục được thực hiện trên qui
mô cả nước và bước đầu có hiệu quả tích cực đến công tác bảo vệ rừng. Ngành
lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ tài chính to lớn từ cộng đồng
quốc tế đặc biệt cho việc thực hiện sáng kiến REDD+ và FLEGT.
Giá trị sản xuất lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định, tăng 6,04% so
với năm 2012. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản năm 2013 ước đạt 5,5 tỷ
USD, tăng 25,1 % so với kế hoạch, tăng 15,24 % so với cùng kỳ năm 2012.
Công tác quản lý bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các
mặt: bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; mua bán, vận chuyển và chế
biến lâm sản; quản lý động vật hoang dã; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Số
vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2012.
Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều
kiện sống của cư dân nông thôn, nhất là những người làm nghề rừng.

1
Thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê ngày 23/1/2013 về công bố số liệu thống
kê kinh tế - xã hội năm 2013
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 7 | P a g e


Độ che phủ của rừng năm 2013 dự kiến đạt 41,1% (tăng 0,5% so năm
2012).
Bảng 1. Kết quả thực hiện mục tiêu tổng quát
Chỉ số mục tiêu
tổng quát
Đơn vị
tính
Thực hiện
năm 2012
Ƣớc thực
hiện 2013
I. Chỉ số cấp ngành



1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp
%
5,5
6,04
2. Tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp
trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
%
2,7
2,9
3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu lâm sản
(kể cả lâm sản ngoài gỗ)
tỷ USD
5,0

5,5
4. Tỷ lệ che phủ rừng
%
40,7
41,1


2.2 Thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 2011 - 2020
Năm 2013 là năm thứ hai ngành lâm nghiệp đồng bộ triển khai thực hiện
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR) giai đoạn 2011-2020 được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 trên
phạm vi toàn quốc. Đến nay đã có 56 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành
lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; công tác chỉ đạo điều hành ở cấp địa phương được tăng
cường.
Về cơ bản, các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch đã được ban hành
để các địa phương, đơn vị chủ động hơn trong công tác xây dựng kế hoạch và tổ
chức thực hiện. Công tác hướng dẫn, chuẩn bị, giao kế hoạch năm 2013 cho các
Bộ, ngành, địa phương thực hiện sớm hơn 4 tháng so với năm trước, tạo điều
kiện chủ động các hoạt động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bố trí các nguồn lực,
chuẩn bị các điều kiện tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ngay từ đầu năm.
Công tác kiểm tra, giám sát đã được chú trọng với phương pháp tiếp cận
đa ngành gồm có Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính để kịp thời kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện Kế hoạch BV&PTR năm
2013 tại một số địa phương. Đây là điểm tiến bộ nổi bật so với việc tổ chức thực
hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng trước đây.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 8 | P a g e

Bảng 2. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2013
TTT

Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Kế hoạch
năm 2013
Kết quả thực hiện
Ƣớc thực
hiện 2013
% so với
kế hoạch
A
B
C
1
2
3=2/1%
1
Diện tích trồng rừng
ha
255.000
223.567
88

Rừng PH, ĐD
ha
30.000
15.080
50

Rừng sản xuất

ha
225.000
208.486
93
2
Trồng cây phân tán
nghìn
cây
50.000
66.117
132
3
Khoán bảo vệ rừng
ha
2.433.700
4.219.273
173
4
Diện tích KN tái sinh
ha
334.000
372.028
111
5
Diện tích chăm sóc rừng
ha
280.000
325.426
116
6

Cải tạo rừng
ha
5.000
2.792
56
Nguồn: Tổng cục Lâm nghiệp năm 2013
Nhìn chung, công tác phát triển rừng đã được các địa phương tập trung
triển khai thực hiện, đặc biệt là trồng rừng sản xuất, khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh và chăm sóc rừng trồng. Bên cạnh đó, do một số nguyên nhân về nguồn vốn
thiếu, định mức đầu tư thấp nên việc trồng rừng phòng hộ, đặc dụng gặp nhiều
khó khăn và không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.
Cũng trong năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ
đạo quyết liệt các địa phương thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích
sử dụng sang mục đích khác, đã có văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch trồng lại rừng
18.834ha, trong đó năm 2014 là 11.212ha và năm 2015 là 7.622ha. Các địa
phương đến năm 2013 đã thực hiện trồng bù được 972ha.
2.3 Quản lý và Phát triển rừng bền vững
2.3.1 Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2013-2020
Hiện nay cả nước có 10.423.844 ha là rừng tự nhiên trong đó rừng tự
nhiên là rừng sản xuất là 4.415.855ha
2
. Những năm trước đây do kế hoạch sản
lượng khai thác lớn nên rừng tự nhiên đã bị khai thác quá mức, khai thác càn đi

2
Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 về việc công bố hiện trạng
rừng năm 2012.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 9 | P a g e


quét lại làm cho chất lượng rừng bị suy thoái. Hiện nay chất lượng rừng sản xuất
là rừng tự nhiên rất thấp, diện tích rừng giàu và trung bình chỉ chiếm khoảng
8%, trong khi đó trạng thái rừng phục hồi, rừng chưa có trữ lượng chiếm khoảng
61% diện tích có rừng tự nhiên của cả nước. Trong khi đó, nhu cầu của người
dân địa phương đặc biệt là người dân miền núi về gỗ từ rừng tự nhiên để làm
nhà, đồ mộc dân dụng rất lớn, do vậy hiện nay người dân vẫn khai thác gỗ rừng
tự nhiên để sử dụng, nhưng Nhà nước không kiểm soát được. Đa số các chủ
rừng nhà nước được giao kế hoạch khai thác rừng không có sự phối kết hợp với
chính quyền địa phương trong việc kiểm tra giám sát. Bên cạnh đó việc thiếu các
biện pháp đồng bộ, phú hợp, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà
nước để ngăn chặn, kiểm soát gỗ và sản phẩm gỗ từ khi khai thác đến chế biến
và tiêu thụ cũng là một nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tự
nhiên trong những năm qua.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn xây dựng "Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai
đoạn 2013-2020" với mục đích xác định được hệ thống giải pháp quản lý phù
hợp trong khai thác rừng tự nhiên nhằm tiếp tục quản lý chặt chẽ khai thác rừng
tự nhiên, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có và nâng cao chất lượng rừng
tự nhiên.
Sau thời gian nghiên cứu kỹ lượng về hiện trạng, nhu cầu và kinh nghiệm
quản lý rừng tự nhiên của các nước trên thế giới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã hoàn thành Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ với 2 phương án
khai thác gỗ rừng tự nhiên là rừng sản xuất.
- Phƣơng án 1: Dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm cả
nước; trừ trường hợp khai thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất đã được
Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.
- Phƣơng án 2: Dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, trừ một số khu
vực có điều kiện, đặc thù và khai thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất được
Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, cụ thể: chỉ khai
thác hạn chế ở trên diện tích rừng giàu, rừng trung bình là rừng sản xuất, nhưng

phải có phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt và không để xẩy ra
tình trạng phá rừng hoặc những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, bảo vệ
rừng và kinh doanh lâm sản.
Ngày 25/12/2013 Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 456/TB-VPCP
kết luận của Thủ tướng Chính phủ về "Đề án Tăng cường quản lý khai thác gỗ
rừng tự nhiên giai đoạn 2013-2020". Theo đó, thường trực Chính phủ thống
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 10 | P a g e

nhất lựa chọn phương án: dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả
nước; trừ 02 khu vực đã được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và
cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững; và việc khai thác tận
dụng trên diện tích rừng sản xuất đã được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng dân cư.
2.3.2 Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
Mục tiêu chính của Quản lý rừng bền vững (QLRBV) là nâng cao năng
lực và hiệu quả quản lý của chủ rừng đối với từng khu rừng cụ thể, sử dụng tối
đa các lợi ích kinh tế, lợi ích môi trường và lợi ích xã hội của rừng, nhưng phải
ổn định và bền vững lâu dài. Khi Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam
đang được xây dựng thì các chủ rừng có xu hướng phấn đấu để đạt chứng chỉ do
các tổ chức quốc tế cấp (chủ yếu của FSC) nhằm nâng cao giá trị của gỗ và dễ
dàng tiếp cận với các thị trường có yêu cầu về nguồn gốc gỗ hợp pháp như EU
và Mỹ.
Việt Nam là một trong các quốc gia đang từng bước tiếp cận và thực hiện
quản lý, bảo vệ rừng theo phương án QLRBV hướng tới việc cấp chứng chỉ
rừng của các tổ chức quốc tế. Năm 2013 Tổng cục Lâm nghiệp đã tham mưu đề
xuất lãnh đạo Bộ thành lập lại Tổ công tác quốc gia về QLRBV nhằm hỗ trợ Bộ
xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV cho rừng tự nhiên và rừng trồng.
Cùng với hoạt động của Tổ công tác và hỗ trợ của dự án do TFF tài trợ Tổng cục
đã hoàn thành việc hài hòa hóa 5 Bộ tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững đang
được sử dụng ở Việt Nam và Bộ tiêu chuẩn FSC quốc tế với 10 nguyên tắc và

56 tiêu chí. Trên cơ sở đó đã hoàn thành Dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý
rừng bền vững và trình Bộ phê duyệt.
Bên cạnh đó Tổng cục đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các công ty lâm
nghiệp thực hiện Mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ tại văn bản 455/TTg-NN ngày 20/04/2005. Theo báo cáo
của tổ FSC quốc tế, tính đến 12/2013 Việt Nam có 87.000 ha rừng đạt chứng chỉ
FSC về quản lý rừng bền vững
3
. Ước tính khoảng 50.800 ha rừng tự nhiên đạt
chứng chỉ FSC về gỗ có kiểm soát, dự kiến những diện tích này sẽ đạt chứng chỉ
FSC toàn phần vào đầu năm 2014. Kết quả nổi bật trong năm 2013 là có thêm
Công ty Lâm nghiệp Trường Sơn tỉnh Quảng Bình đạt Chứng chỉ FSC về gỗ có
kiểm soát cho 34.000 ha rừng tự nhiên là rừng sản xuất trong 5 năm từ 2013-

3
Global FSC Cetificates: type and distributions 12/2013.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 11 | P a g e

2018. Dự kiến sẽ đạt Chứng chỉ FSC toàn diện vào năm 2014 sau đợt đánh giá
lần cuối cùng của Tổ chức GFA.
Việc triển khai chương trình quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ
rừng đã đạt được một số kết quả ban đầu, tuy nhiên so với yều cầu thì vẫn còn
rất khiêm tốn và việc thực hiện cũng chưa thực sự được bài bản, nguyên nhân
chính là do:
- Hầu hết các mô hình thí điểm triển khai không đúng theo quyết định phê
duyệt vì phải phụ thuộc vào chỉ tiêu khai thác và các cơ chế riêng của từng địa
phương.
- Việc định hướng, chỉ đạo công tác cấp chứng chỉ FSC đối với rừng trồng
thiếu bài bản, đa số các chủ rừng đều thực hiện tự phát theo yêu cầu của doanh
nghiệp xuất gỗ. Mặt khác, diện tích rừng trồng của người dân đa phần là manh

mún, nên cần phải phát triển hình thức cấp chứng chỉ rừng theo nhóm và vì vậy
cần có sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế để thử nghiệm và nhân
rộng.
- Việc triển khai chứng chỉ rừng của các chủ rừng còn lúng túng, vì hiện
nay cơ chế khai thác chưa được quyết định, bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững
chưa được ban hành.
- Việc xây dựng phương án QLRBV đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, cho các
hoạt động như tập huấn nội bộ các quy trình theo yêu cầu nghiêm ngặt của FSC,
hoạt động tự đánh giá của đơn vị, thuê chuyên gia đánh giá nước ngoài và việc
duy trì chứng chỉ sau khi được cấp.
2.3.3 Quy hoạch rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
2.3.3.1 Quy hoạch rừng
Ngành Lâm nghiệp đã tiếp tục chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác
qui hoạch BV&PTR cấp tỉnh phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội
chung của cả nước. Tại các địa phương quản lý qui hoạch BV&PTR đã được
đặc biệt chú trọng, công tác đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng rừng
được triển khai một cách quyết liệt. Tính đến nay đã có 54 tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương xây dựng Quy hoạch BV&PTR giai đoạn 2011- 2020. Hiện
còn 03 tỉnh nhiều rừng chưa xây dựng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng (Gia
Lai, Đăk Lăk, Cao Bằng).
Công tác điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch đã có những bước chuyển
biến rõ nét. Nội dung công tác điều tra cơ bản có trọng tâm, trọng điểm gắn với
định hướng phát triển ngành, từng bước cung cấp đầy đủ và kịp thời tư liệu về
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 12 | P a g e

tài nguyên rừng và đất rừng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Chất
lượng, sản phẩm dự án đã được nâng lên cơ bản đáp ứng yêu cầu, mục tiêu đặt
ra.
Năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp tiến hành triển khai phương án điều tra
thu thập số liệu các chỉ tiêu thống kê quốc gia về lâm nghiệp nhằm đáp ứng theo

yêu cầu tại Quyết định số 803/QĐ-TTg ngày 28/6/2012 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Chương trình điều tra thống kê quốc gia và Quyết định số
43/2010/QĐ-TTg ngày 2/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ
thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và phục vụ việc chỉ đạo điều hành ngành. Bộ đã
ban hành Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/02/2013 quy định chế độ
báo cáo hoạt động sản xuất lâm nghiệp.
Đã thực hiện quy hoạch rừng đặc dụng toàn quốc, đang hoàn chỉnh trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.3.2 Chuyển đổi mục đích sử dụng rừng
Trong những năm gần đây và năm 2013, diện tích chuyển mục đích sử
dụng rừng về cơ bản giảm. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu cho Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương, Bộ, Ngành kiểm tra, rà soát việc
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và nghiêm túc thực hiện trồng rừng thay thế.
Sau khi triển khai thực hiện Chỉ thị số 1685/CT-TTg, một số địa phương đã
nghiêm túc tổ chức rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các dự án chuyển đổi
rừng. Về cơ bản các địa phương thực hiện đúng trình tự, thủ tục chuyển mục
đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về BV&PTR. Tuy nhiên, việc
triển khai trồng rừng thay thế chưa được thực hiện nghiêm túc. Đến tháng
10/2013, diện tích trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang
làm thủy điện là 2.571 ha/19.805,3 ha (đạt 13%). Trước tình hình đó, Tổng cục
Lâm nghiệp đã tham mưu cho Bộ có văn bản chỉ đạo, đôn đốc các địa phương
triển khai kế hoạch trồng rừng thay thế.
Trong năm 2013, có 37 tỉnh chuyển 9.528,48 ha rừng sang mục đích khác
không phải lâm nghiệp, trong đó:
+ Phân theo chức năng: Rừng Đặc dụng 324,57 ha; Rừng Phòng hộ
483,15 ha; Rừng sản xuất 8.720,76ha.
+ Phân theo mục đích sử dụng: Khai thác khoáng sản 1.014,99 ha; Thuỷ
điện 332,71 ha; Thuỷ lợi 451,41 ha; Làm đường 461,57 ha; Khu du lịch và sân
golf 13,79 ha; Khu công nghiệp, cảng 37,21 ha; Nông nghiệp 2.868,57 ha; An
ninh, quốc phòng 136,01 ha; Mục đích khác 4.212,23 ha.

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 13 | P a g e

2.3.4 Tổng điều tra, kiểm kê rừng
Dự án điểm về điều tra, kiểm kê rừng tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Bắc Kạn theo
Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 22/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ: 6 tháng
đầu năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp đã tiến hành nghiệm thu, đánh giá kết quả
thực hiện dự án báo cáo Thủ tướng Chính phủ làm cơ sở cho việc xây dựng và
tổ chức thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. Thành quả dự án
đã được công khai trên mạng của Tổng cục Lâm nghiệp, gồm: (i) bộ cơ sở dữ
liệu về rừng, trữ lượng rừng và đất lâm nghiệp chi tiết đến từng lô rừng và chủ
rừng gắn với hệ thống bản đồ; (ii) hệ thống bản đồ kiểm kê rừng các cấp; và (iii)
hồ sơ quản lý rừng.
Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016:
Trên cơ sở dự án điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây
dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày
15/4/2013 phê duyệt Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn
2013 – 2016. Theo Quyết định, dự án sẽ được hoàn thành, công bố số liệu vào
năm 2016. Tổng cục Lâm nghiệp được giao trách nhiệm là cơ quan thường trực
Ban chỉ đạo dự án và là chủ dự án. Tổng kinh phí dự án do ngân sách nhà nước
hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng.
Năm 2013 và 2014 Dự án thực hiện điều tra, kiểm kê rừng tại 13 tỉnh (5
tỉnh Tây Nguyên và 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long). Các năm 2014 đến 2015
sẽ thực hiện tiếp tại 45 tỉnh còn lại.
Để thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế hoạt động
của Ban chỉ đạo Trung ương. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: đã xây
dựng kế hoạch, phân giao nhiệm vụ, thành lập Ban quản lý dự án để triển khai
Dự án; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng thông tư liên tịch hướng dẫn cơ chế
quản lý, sử dụng kinh phí dự án; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường về
cung cấp ảnh vệ tinh Spot 5, bản đồ kiểm kê đất đai, bản đồ nền địa hình; chỉ
đạo đôn đốc các địa phương thực hiện kiểm kê rừng.

Đến nay, cơ bản các tài liệu về hướng dẫn kỹ thuật, bộ tài liệu tập huấn đã
xây dựng xong và triển khai tới các địa phương. Công tác điều tra rừng đang
được triển khai đồng bộ, chuẩn bị để bàn giao cho các địa phương thực hiện
kiểm kê trong quý I năm 2014.
2.3.5 Tiếp tục đổi mới Công ty lâm nghiệp/Lâm trường quốc doanh
Lâm trường quốc doanh là tổ chức kinh tế Nhà nước, được giao quản lý,
sử dụng diện tích đất, rừng khá lớn để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 14 | P a g e

nghiệp. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, rừng và các
nguồn lực sẵn có để làm tốt hơn vai trò đối với phát triển kinh tế-xã hội và đảm
bảo an ninh quốc phòng, ngày 16/6/2003, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết
số 28-NQ/TW về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh (Nghị quyết số 28-NQ/TW), chỉ rõ quan điểm, mục tiêu, phương hướng
và giải pháp chủ yếu để thực hiện.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm
2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Bộ
Chính trị đã chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW để có phương
án tổ chức lại các nông, lâm trường, có cơ chế, chính sách để bảo đảm sử dụng
đất nông, lâm nghiệp có hiệu quả kinh tế, xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh
thái. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết do Phó
Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
làm Phó trưởng ban thường trực, thành viên là đại diện một số bộ, ngành liên
quan.
Kết quả đạt được sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW về sắp
xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh như sau: các lâm trường đã rà
soát xác định rõ chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại theo
hướng các lâm trường quản lý chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì

chuyển đổi thành Ban quản lý rừng; các lâm trường thua lỗ kéo dài, không cần
thiết giữ lại thì giải thể; các lâm trường còn lại chuyển đổi thành Công ty lâm
nghiệp và nay đã chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
lâm nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước (CTLN).
Thực hiện sắp xếp, số lượng lâm trường từ 256 còn 148 công ty lâm
nghiệp, 3 công ty cổ phần, thành lập mới 91 ban quản lý rừng phòng hộ, giải thể
14 lâm trường hoạt động yếu kém hoặc không cần thiết giữ lại. Trước sắp xếp,
diện tích đất các CTLN quản lý là: 4.091.000ha, sau sắp xếp còn: 2.222.330 ha,
giảm 1.868.670 ha, trong đó: 1.350.625 ha chuyển cho 91 ban quản lý rừng
phòng hộ quản lý và 415.125 ha chuyển giao về địa phương. Diện tích đất lâm
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 15 | P a g e

nghiệp bình quân của mỗi CTLN giảm từ 15.980 ha (2005), đến năm 2012 còn
15.015 ha
4
.
Quá trình sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị
quyết 28 cũng đã bộc lộ một số tồn tại, yếu kém như sau:
- Nhiều lâm trường chuyển đổi sang CTLN nhưng chỉ là sự đổi tên, chưa
có sự thay đổi căn bản về cơ chế quản lý, quản trị doanh nghiệp, nhất là không
tạo điều kiện để công ty phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất
kinh doanh, đặc biệt là các CTLN quản lý rừng sản xuất chủ yếu là rừng tự
nhiên.
- Phần lớn đất đai và rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa
lập bản đồ địa chính, diện tích đất được cấp sổ đỏ chiếm tỷ lệ thấp (53,3%),
chưa tạo được sự chuyển biến căn bản trong quản lý, sử dụng đất đai và rừng; có
biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai với nhiều hình thức khác nhau.
- Nhiều CTLN hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của người lao
động thấp, một số CTLN còn thua lỗ; nhiều CTLN chưa thực hiện được vai trò
làm điểm tựa cho phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội, an ninh, quốc phòng trên

địa bàn.
Mục tiêu, quan điểm tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển công ty nông-
lâm nghiệp trong thời gian tới như sau:
- Đổi mới công ty nông, lâm nghiệp phải góp phần thực hiện tốt chủ
trương tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước tại
Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ VI Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và
chủ trương tái cơ cấu nền nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Đổi mới công ty nông, lâm nghiệp phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sử
dụng đất đai, rừng, vườn cây lâu năm; đất đai và rừng phải có chủ quản lý, gắn
quyền lợi với trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai; hình thành các vùng
sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn
gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ; giải quyết cơ bản các tồn tại, vướng mắc

4
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 28-
NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc
doanh, tháng 4/2013

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 16 | P a g e

liên quan đến đất đai, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới quản lý và sử dụng
đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.
- Đối mới công ty nông, lâm nghiệp phải tạo được sự chuyển biến căn bản
về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; tổ chức lại các công
ty nông, lâm nghiệp làm nhiệm vụ kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn phù hợp với quy định của pháp luật; áp dụng chế
độ quản trị tiên tiến phù hợp với cơ chế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động
bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước có chính sách đảm bảo việc thực hiện
nhiệm vụ công ích được giao cho các công ty nông, lâm nghiệp.

- Đổi mới công ty nông, lâm nghiệp phải đảm bảo nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người dân, góp phần
xứng đáng vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo
an ninh quốc phòng tại các địa phương và sự nghiệp phát triển chung của đất
nước.
Ngày 25/12/2013 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nông
nghiệp và PTNT tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các CTLN theo hướng đơn vị sự
nghiệp kinh tế có thu; giải thể những đơn vị hoạt động không có hiệu quả, thua
lỗ nhiều năm liên tục, thu hồi diện tích đất rừng của những đơn vị này để giao
lại cho địa phương quản lý và giao cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng theo quy
định của pháp luật.
Dự án „Nghiên cứu Đánh giá thực trạng các Công ty Lâm nghiệp nhà
nước (lâm trường quốc doanh) nhằm đề xuất định hướng phát triển, phương
thức quản lý và chính sách phù hợp‟ do TFF tài trợ đã được Bộ phê duyệt vào
cuối năm 2012 và Tổng cục Lâm nghiệp triển khai trên cả nước đã góp phần
cung cấp số liệu điều tra chính xác về hiện trạng đất đai, năng lực quản lý và
kinh doanh của các lâm trường quốc doanh cho quá trình tổng kết Nghị quyết
28/NQ-TW.
2.3.6 Lâm nghiệp cộng đồng và đồng quản lý rừng
Lâm nghiệp cộng đồng (hay quản lý rừng cộng đồng) đang trở thành một
trong những phương thức quản lý rừng quan trọng và có hiệu quả ở Việt Nam.
Hiện có nhiều phương thức quản lý rừng cộng đồng khác nhau như: rừng và đất
rừng do cộng đồng tự công nhận và quản lý từ lâu đời; rừng và đất rừng sử dụng
vào mục đích lâm nghiệp được chính quyền địa phương giao cho cộng đồng
quản lý, sử dụng ổn định lâu dài; rừng và đất rừng sử dụng vào mục đích lâm
nghiệp của các tổ chức nhà nước khoán cho các cộng đồng khoán bảo vệ,
khoanh nuôi và trồng mới theo hợp đồng khoán rừng; rừng và đất rừng của hộ
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 17 | P a g e

gia đình và cá nhân là thành viên trong cộng đồng tự liên kết lại với nhau thành

các nhóm cộng đồng (nhóm hộ) cùng quản lý để tạo nên sức mạnh để bảo vệ, hỗ
trợ, đổi công cho nhau trong các hoạt động lâm nghiệp.
Nhìn chung, trong những năm qua Việt Nam đã xây dựng được nền tảng
vững chắc để phát triển quản lý lâm nghiệp cộng đồng thông qua chính sách đổi
mới về quyền hưởng dụng đất. Giao đất giao rừng là điều kiện tiên quyết quan
trọng và cần thiết để cộng đồng địa phương quản lý rừng bền vững, thu được lợi
ích từ rừng và tham gia và quá trình ra quyết định một cách chủ động. Tuy
nhiên, chỉ có quyền vẫn chưa đủ. Việc chuyển giao quyền hưởng dụng sẽ chỉ
đem lại những tác động môi trường, kinh tế, chính trị và văn hóa mong muốn
với điều kiện cộng đồng địa phương có thể thực hiện được quyền của họ như
pháp luật quy định. Ngoài ra, tầm quan trọng ngày càng tăng của các chính sách
mới, như Chi trả dịch vụ môi trường rừng và REDD+, đòi hỏi phải áp dụng các
phương pháp đổi mới giúp cộng đồng tiếp cận với các phương thức mới về quản
trị rừng. Tương tự như vậy, sự tham gia vào công tác quản lý các khu bảo tồn và
quá trình ra quyết định về quản trị rừng là các vấn đề quan trọng.
Năm 2013, Dự án Lâm nghiệp cộng đồng (LNCĐ) giai đoạn 2 do Quĩ
TFF tài trợ triển khai tại 10 tỉnh đã tiến hành rà soát các mô hình LNCĐ tại 64
cộng đồng tham gia dự án giai đoạn 1 để tài liệu hóa, phổ biến và nhân rộng mô
hình. Trên cơ sở đó đã xây dựng báo cáo về LNCĐ ở Việt Nam: thực trạng và
định hướng chính sách. Hiện nay cơ sở dữ liệu về LNCĐ ở Việt Nam đã được
cải thiện rất nhiều nhờ cổng thông tin lamnghiepcongdong.vn do Dự án LNCĐ
mở và vận hành. Trong khi có một số cơ sở pháp lý và chính sách để đưa quản
lý rừng cộng đồng ở Việt Nam tiến về phía trước, thì các văn bản pháp lý về
quản lý rừng cộng đồng lại tản mạn. Một chính sách mang tính toàn diện và cơ
chế hỗ trợ rõ ràng cho quản lý rừng cộng đồng cấp quốc gia là cần thiết. Cuối
năm 2013, dự án đã hoàn thành Dự thảo khung Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách quản lý và sửu dụng rừng cộng đồng dân cư thôn (đã
tổ chức cuộc họp Hội đồng cấp kỹ thuật để thẩm định). Nội dung chính của Dự
thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
- Ưu tiên giao cho cộng đồng 2 triệu ha rừng phòng hộ và sản xuất hiện

do UBND cấp xã quản lý;
- Cho phép cộng đồng được khai thác gỗ trên cơ sở quản lý rừng bền
vững cho nhu cầu của cộng đồng;
- Xây dựng năng lực cho cộng đồng thông qua các chương trình đào tạo
cho nông dân của Chính phủ;
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 18 | P a g e

- Coi nhóm hộ là một hình thức của cộng đồng để quản lý rừng đã giao
cho các hộ gia đình có hiệu quả hơn;
- Ưu tiên vốn từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng theo
Nghị định 99, các chương trình, dự án REDD+ và các chương trình, dự án quốc
gia và quốc tế có liên quan đến rừng cho cộng đồng thôn bản;
Trong năm 2013 Dự án đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật quản lý
rừng cộng đồng và tổ chức các hoạt động tập huấn TOT ở các cấp (cấp tỉnh huyện,
cấp xã thôn/bản khoảng xấp xỷ 1000 học viên). Tuy nhiên, khi ngành lâm nghiệp
đang thực hiện Đề án tái cơ cấu của ngành nhằm nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững, các hướng dẫn kỹ thuật này cần được xem xét, bổ sung
thêm cho phù hợp với bối cảnh mới. Đặc biệt, cần phải đưa vào các nội dung
mới như Chi trả dịch vụ môi trường rừng và REDD + và giảm chú ý vào khai
thác chính từ rừng tự nhiên. Bên cạnh đó các Hướng dẫn kỹ thuật này cũng cần
bổ sung các vấn đề về xã hội và thể chế và cần hướng dẫn về quá trình cần thiết
để thực hiện quản lý rừng cộng đồng.
Báo cáo Đánh giá giữa kỳ Dự án Lâm nghiệp cộng đồng giai đoạn 2 đã
nhấn mạnh LNCĐ ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại đã đặt con người và
nhu cầu của họ ở ngoài lề của quá trình hoạt động và rừng vẫn là trung tâm - do
đó, các hướng dẫn kỹ thuật gần như hoàn toàn đặt rừng ở trung tâm, và người
dân chỉ được đề cập như là tác nhân để thực hiện công việc trên rừng. Tiến bộ
đáng kể trong lâm nghiệp cộng đồng, nhằm mục đích làm cho LNCĐ bền vững
về dài hạn, sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, một trong những thay đổi
cơ bản cần thiết là phải đưa con người từ bên lề vào trung tâm của quá trình hoạt

động, điều này là một thách thức cho tương lai.
Đồng quản lý rừng
Hiện Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang xúc tiến giải pháp đồng quản
lý rừng, nhằm phát triển tài nguyên này một cách bền vững trong giai đoạn từ
nay đến năm 2020. Trước mắt, Bộ đang chuẩn bị ban hành quy chế đồng quản lý
rừng và sẽ tổ chức thực hiện thí điểm tại một số Công ty lâm nghiệp, Ban quản
lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ để tổng kết, rút kinh nghiệm và
hoàn thiện chính sách thực thi trong cả nước. Theo đó, Ban quản lý rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp
sẽ thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương, trên cơ sở cùng chia sẻ
trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, cùng hưởng lợi ích từ rừng và
sự đóng góp của các bên chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 19 | P a g e

Thông qua cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích tạo cho cộng đồng, các cá
nhân, hộ gia đình sống trong và gần rừng (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng và rừng sản xuất tự nhiên), có cơ hội tiếp cận có kiểm soát các nguồn tài
nguyên được chia sẻ, nâng cao động lực của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn và
phát triển rừng, từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng
và bảo tồn thiên nhiên.
Về cơ chế chính sách đối với rừng đặc dụng, Nhà nước hỗ trợ 40 triệu
đồng/thôn/bản cho cộng đồng vùng đệm để: đầu tư nâng cao năng lực phát triển
sản xuất; hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng của cộng đồng.
Việc tổ chức tận thu, tận dụng lâm sản và chia sẻ lợi ích, kể cả việc tiếp cận
nguồn gen trong các khu rừng đặc dụng phải theo quy định của pháp luật. Người
dân tham gia bảo vệ rừng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trường
của rừng, như cung cấp nước cho nhà máy điện, nước, cho thuê cảnh quan kinh
doanh du lịch sinh thái theo dự án.
Đối với rừng phòng hộ, sẽ thành lập các ban quản lý những khu rừng
phòng hộ quy mô lớn. Những diện tích dưới 5 ngàn hécta giao cho các tổ chức,

hộ gia đình, doanh nghiệp quản lý; trong đó ưu tiên giao cho cộng đồng dân
thôn, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên địa bàn.
Riêng với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn đề xuất Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm, để tiếp tục ổn
định diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ (đặc biệt là
khu vực thuộc đối tượng quy định tại Nghị quyết 30a của Chính phủ), ở một số
khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển với mức khoán bình quân 200
ngàn đồ ng/hécta/năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc khai thác lâm sản theo
phương án điều chế, tận thu, tận dụng lâm sản theo quy định của pháp luật.
Người nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ
của rừng.
2.4 Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ
môi trƣờng
2.4.1 Bảo vệ rừng
Trong năm 2013, Chính phủ, các Bộ, Ngành, chính quyền địa phương đã
quan tâm chỉ đạo đối với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát
triển các dịch vụ môi trường và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt
nhận thức về rừng của toàn xã hội được nâng cao, chủ trương xã hội hóa bảo vệ
rừng đã được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 20 | P a g e

Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về vài trò của rừng, về trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng, ngành lâm
nghiệp đã chủ động triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm tạo chuyển biến tích
cực trong lĩnh vực bảo vệ rừng và PCCCR, ngăn chặn tình trạng khai thác và vận
chuyển lâm sản trái phép, đặc biệt tập trung vào khu vực trọng điểm có nguy cơ
xảy ra cháy rừng, điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật như Tây
Nguyên, Tây Bắc, Bắc Trung bộ và Tây Nam bộ. Công tác quản lý bảo vệ rừng
năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt: bảo vệ rừng; phòng
cháy, chữa cháy rừng; mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản; quản lý động

vật hoang dã; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Số vụ vi phạm và diện tích
rừng bị thiệt hại đều giảm so với năm 2012, cụ thể như sau:
- Về phòng cháy, chữa cháy rừng: từ đầu năm đến hết tháng 11, số vụ
cháy rừng là 241 vụ, giảm 145 vụ so với cùng kỳ năm 2012; thiệt hại 932 ha
(cùng kỳ năm 2012 là 1.323 ha). Diện tích bị thiệt hại do cháy rừng tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Số vụ cháy và thiệt hại do
cháy rừng giảm trong năm là do hầu hết các vụ cháy rừng đều được phát hiện và
dập tắt kịp thời; đã huy động lực lượng Quân đội, Công an, Kiểm lâm, Ban quản
lý, Lâm trường và nhân dân địa phương tham gia chữa cháy rừng.
- Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng:
Tổng hợp từ đầu năm đến nay (ngày 12/12/2013) cả nước đã phát hiện
24.241 vụ vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ rừng, giảm 9% về số vụ so
với cùng kỳ năm 2012. Tổng số vụ vi phạm đã xử lý: 20.723 vụ. Trong đó, xử
phạt vi phạm hành chính 20.473; xử lý hình sự, khởi tố 250 vụ, trong đó:
+ Phá rừng trái phép: đã phát hiện 2.001 vụ phá rừng trái phép, giảm 38%
về số vụ; diện tích rừng bị phá trái pháp luật là 804 ha rừng, giảm 241 ha (giảm
23%) so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, rừng sản xuất bị phá là 695 ha, chiếm
86%.
+ Khai thác gỗ trái phép: diễn ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự
nhiên còn nhiều gỗ có giá trị thương mại cao; lâm tặc lợi dụng việc tận thu, tận
dụng gỗ; những khu vực thuận lợi về giao thông; vùng giáp ranh. Địa bàn trọng
điểm khai thác gỗ trái pháp luật hiện nay là: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên,
Sơn La, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Quảng Nam. Đặc biệt là tình trạng phá rừng trái pháp luật và buôn lậu gỗ nghiến
qua biên giới diễn biến phức tạp ở 3 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn
gây hậu quả nghiêm trọng cả về tính chất và mức độ xâm hại với số lượng lớn
người tham gia phá rừng; có tổ chức đường dây từ khai thác, vận chuyển, thu
gom, tiêu thụ, xuất lậu qua biên giới.
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 21 | P a g e


+ Tình hình mua bán, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản khác trái pháp
luật: cả nước đã phát hiện 13.318 vụ vi phạm các quy định của Nhà nước về
mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ và lâm sản, giảm 5% so với cùng kỳ năm
2012; đã tịch thu 30.320 m
3
gỗ các loại, bao gồm: 13.312 m
3
gỗ tròn (gỗ quý
hiếm 662 m
3
); 17.008 m3 gỗ xẻ (gỗ quý hiếm 1.903 m
3
). Tổng số tiền thu nộp
ngân sách là 241,021 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2012
5
.
2.4.2 Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học
Việt Nam đã được công nhận là một trong ít quốc gia có tính đa dạng sinh
học (ĐDSH) cao trên thế giới và được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu. Sự đa dạng
về địa hình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên
tính đa dạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam. Hệ thống khu
bảo tồn thiên nhiên ngày càng được củng cố và phát triển với 164 khu rừng đặc
dụng (bao gồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh
quan, 20 khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học).
Năm 2013, công tác bảo tồn đa dạng sinh học có nhiều chuyển biến với
việc ban hành nhiều chính sách lớn của Nhà nước, đặc biệt là Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược
quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Theo đó, mục tiêu
cụ thể đến năm 2020 về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam là: ”Nâng cao
chất lượng và tăng diện tích của hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm:

Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% lãnh thổ, diện tích các khu
bảo tồn trên biển đạt 0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng
nguyên sinh được giữ ở mức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả; diện
tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô được duy trì ở mức hiện có; 15%
diện tích hệ sinh thái tự nhiêu quan trọng bị suy thoái được phục hồi; số lượng
các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận: 10 khu
Ramsan, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN"
Liên quan đến bảo tồn voi, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Quyết định 763/QĐ-TTg ngày 22/5/2013 về Đề án Tổng thể
bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã phê duyệt Dự án ”Khẩn cấp bảo tồn voi và nâng cao năng lực kiểm
soát buôn bán ngà voi ở Việt nam đến năm 2020” tại Quyết định số 2329/QĐ-
BNN-TCLN ngày 09/10/2013. Hiện nay Bộ NN và PTNT đã hoàn thiện trình
Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn

5
Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch ngành năm 2013
và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 ngành lâm nghiệp, tháng 12/2013
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 22 | P a g e

biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Chỉ đạo các địa phương hoàn thiện quy hoạch các khu rừng đặc dụng
cấp tỉnh theo Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về
tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Tiếp tục hoàn thiện Nghị định
thay thế Nghị định số 32/2006/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã
nguy cất quý hiếm.
Năm 2013, Tổng cục Lâm nghiệp tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các địa phương
thực hiện chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020
(Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg) nhằm tăng hiệu quả vốn đầu tư của Nhà nước.
Tạo cơ chế phát triển rừng đặc dụng, huy động được các thành phần kinh tế

tham gia bảo vệ các khu rừng đặc dụng trên nguyên tắc bảo tồn kết hợp với phát
triển bền vững. Đang đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép kéo
dài thời gian thực hiện mô hình thí điểm cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo
vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng đến hết năm 2015 (Quyết định số
126/2012/QĐ-TTg).
Liên quan tới thực thi công ước CITES, năm 2013 là năm có ý nghĩa
đặc biệt với Hội nghị các nước thành viên (COP 16) của CITES tại Bangkok,
Thái Lan từ ngày 3/3 đến 14/3/2013. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên Việt Nam đã
đưa ra đề xuất chuyển hai loài rùa là rùa hộp trán vàng (Cuora galbinifrons) và
rùa trung bộ (Mauremys annamensis) từ Phụ lục II lên Phụ lục I của CITES,
đồng thời phối hợp với Thái Lan đề xuất đưa loài gỗ trắc (Dalbergia
cochinchinensis) và với Hoa Kỳ đề xuất đưa họ rùa đầu to (Platysternidae) vào
Phụ lục II. Việc đưa ra các đề xuất này đã thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của
Việt Nam đối công tác bảo tồn các loài hoang dã trên toàn cầu, được nhiều nước
thành viên và các tổ chức quốc tế ủng hộ và đánh giá cao. Tại Hội nghị Việt
Nam được tiếp tục đánh giá là nước có hệ thống văn bản pháp luật đáp ứng tiêu
chí của Công ước và xếp loại 1.
Để tăng cường hơn nữa công tác thực thi CITES, đồng thời đáp ứng được
các yêu cầu hội nghị CPO 16, trong thời gian tới Việt Nam sẽ tập trung sửa đổi
và ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các
Phụ lục của CITES được thay đổi sau CoP16 ngay sau khi có hiệu lực. Hoàn
thiện các thủ tục phê duyệt Kế hoạch hành động và ký kết với Nam Phi, chủ trì
triển khai thực hiện Kế hoạch và chuẩn bị cho chuyến thăm và làm việc với Nam
Phi. Chuẩn bị xây dựng Thông tư về quản lý mẫu vật săn bắn để ban hành trong
2014. Chuẩn bị tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày Việt Nam gia nhập CITES vào
năm 2014 để tuyên truyền, quảng bá về những nỗ lực trong việc thực thi CITES
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 23 | P a g e

của các cơ quan chức năng Việt Nam. Xây dựng kế hoạch đấu tranh với buôn
bán trái phép ngà voi. Xây dựng đề án thành lập kho quốc gia để lưu giữ và

trưng bày mẫu vật thuộc các Phụ lục CITES tịch thu phục vụ mục đích đào tạo,
giáo dục, nâng cao nhận thức. Phối hợp với các cơ quan thực thi luật tăng cường
các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh,
vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các mẫu vật thuộc Phụ lục CITES, trong
đó tập trung vào mẫu vật tê giác và voi; kiên quyết đưa ra xét xử các vụ vi phạm
theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 5/9/2013 Bộ đã ban hành Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT
ngày 5/9/2013 về ban hành Danh mục các loài động, thực vật hoang dã quy định
trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp.
2.4.3 Chính sách chi trả dịch vụ môi trường
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã và đang thực
sự trở thành một trong những nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm
nghiệp. Sau 5 năm thực hiện Nghị định 05/2008/NĐ-CP và 2 năm triển khai
Nghị định 99/2010/NĐ-CP, việc tổ chức, vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừngViệt Nam (Quỹ BV&PTR) đã gắn kết song song với việc triển khai thực
hiện chính sách chi trả DVMTR.
Các quy định về pháp lý thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng cơ bản đã được xây dựng và tiếp tục hoàn thiện để ban hành, tạo
điều kiện cho việc triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước.
Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đi vào cuộc sống, được
các cấp chính quyền và được người dân ủng hộ. Qua việc triển khai thực hiện
dịch vụ môi trường rừng, đã tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo
vệ rừng; tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là tăng cường hiệu quả của
công tác bảo vệ rừng.
Năm 2013, cả nước đã thu tiền chi trả dịch vụ DVMTR được trên 1.000
tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương thu 845 tỷ đồng, vượt kế hoạch thu năm
2013 (117,9%), các Quỹ tỉnh thu được gần 165 tỷ đồng. Tổng diện tích rừng
thuộc đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là 4,1 triệu ha.
2.5 Khai thác, chế biến và thƣơng mại lâm sản

Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 24 | P a g e

2.5.1 Khai thác lâm sản
Năm 2013, công tác quản lý khai thác đã được các cơ quan quản lý và các
cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Với định hướng giảm
khối lượng khai thác gỗ rừng tự nhiên; tăng khối lượng khai thác gỗ rừng trồng,
trong đó bao gồm cả khai thác gỗ phân tán, đã góp phần giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Tổng hợp kết quả khai
thác gỗ năm 2013 như sau:
- Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên: Tổng khối lượng theo kế hoạch là
125.000 m
3
(kế hoạch năm 2012 chuyển qua 36.000 m
3
, kế hoạch năm 2013 là
89.000 m
3
). Tổng khối lượng khai thác dự kiến hết tháng 12/2013 khoảng
80.000 m
3
, đạt 64% kế hoạch giảm 27,9% so với năm 2012.
- Khai thác rừng trồng tập trung ước thực hiện 8.000.000 m
3
, đạt 100% kế
hoạch, tăng 33,3% so với năm 2012.
- Khai thác tận dụng: Ước thực hiện khoảng 80.000 m
3
, khối lượng này
chủ yếu tận dụng trên diên tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng làm đường
khu vực biên giới, khai thác khoáng sản và trên diện tích chuyển mục đích sử

dụng rừng sang trồng cao su từ năm trước chuyển sang
6
.
2.5.2 Chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản
Công nghiệp chế biến gỗ vẫn tiếp tục đóng góp quan trọng vào kim
ngạch xuất khẩu nông lâm ngư nghiệp. Mặc dù cuối năm 2012 dự báo năm
2013 xuất khẩu sẽ gặp khó khăn nhưng thực tế, tổng kim ngạch xuất khẩu lâm
sản năm 2013 đạt kỷ lục trong các năm qua, xuất khẩu mỗi tháng đạt bình quân
425 triệu USD/tháng, điển hình là các tháng Quý III đều đạt trên 450 triệu
USD/tháng.
- Theo thố ng kê, giá trị sản xuất lâm nghiệp phát triển tương đối ổn định,
tăng 6,04% so với năm 2012 (10.438,8 tỷ đồng). Sản xuất chế biến gỗ, nhất là
chế biến gỗ xuất khẩu vẫn giữ tăng trưởng mạnh. Tổng kim ngạch xuất khẩu lâm
sản năm 2013 ước đạt 5,5 tỷ USD, tăng 25,1 % so với kế hoạch, tăng 15,24 %
so với cùng kỳ năm 2012, trong đó sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (mây, tre, cói,
thảm …) ước đạt 227 triệu USD đạt 75,7 kế hoạch, tăng 6,6 % so với cùng kỳ
năm 2012. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2013 ước đạt 1,567 tỷ USD, tăng
14,6 % so với cùng kỳ năm 2012 về giá trị.

6
Báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch ngành năm 2013
và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 ngành lâm nghiệp, tháng 12/2013
Báo cáo phát triển ngành Lâm nghiệp 2013 25 | P a g e

Về thị trường xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm của gỗ
sang hầu hết các thị trường chủ lực đều ghi nhận mức tăng trưởng khá cao so
với cùng kỳ năm ngoái. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến hết tháng
11/2013, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu thuộc về thị trường Hoa Kỳ, đạt
1,79 tỷ USD (tăng 9,8%), Trung Quốc đạt 882 triệu USD (tăng 13,4%), Nhật
Bản là 734 triệu USD (tăng 20,9%).

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu là từ Lào, Trung
Quốc, Mỹ, Malyasia, New Zeland…Việc sản xuất gỗ lớn để đáp ứng nhu cầu
gỗ nội địa và chế biến xuất khẩu là một trong ưu tiên hàng đầu của việc tái
cấu trúc ngành nhằm nâng cao giá trị gia tăng và hiệu quả.
Mặc dù có nhiều đơn hàng, nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp chế
biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2013 đều không tăng thậm chí giảm so với
năm 2012 do giá cả đầu vào tăng (xăng, dầu, lương công nhân…), riêng giá
nguyên phụ liệu 9 tháng tăng 10% so năm 2012, công nghệ ngày càng lạc hậu,
năng suất lao động giảm… trong khi đó giá sản phẩm đầu ra không tăng. Năm
2013, ngành chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục bộc lộ những điểm yếu chưa khắc
phục được từ những năm trước đó là vẫn phụ thuộc nhiều vào khách hàng nước
ngoài từ đơn đặt hàng, thiết kế sản phẩm, phân phối, đến nguyên phụ liệu nên
sản phẩm ít giá trị gia tăng, lợi nhuận thấp, năng lực cạnh tranh kém. Trước tình
hình đó các doanh nghiệp khuyến nghị với Chính phủ cần có giải pháp đồng bộ
từ chính sách bình ổn giá xăng, dầu, điện, trợ cấp thất nghiệp. Cần thống kê lại
các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực để phổ biến cho doanh nghiệp,
xem lại chính sách trợ cấp thất nghiệp, điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu
nguyên liệu như trước đây (nhập nguyên liệu 3 tháng rồi mới nộp thuế) để doanh
nghiệp có thời gian tổ chức sản xuất kinh doanh. Giãn thời gian báo cáo đánh
giá tác động môi trường ra 6 tháng/lần (hiện 3 tháng /lần, làm doanh nghiệp rất
mất thời gian, chi phí)…
2.6 Hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế
2.6.1 Các hoạt động hợp tác quốc tế
Năm 2013, lĩnh vực hợp tác quốc tế về lâm nghiệp có nhiều tiến bộ cả
chiều rộng và chiều sâu, tiếp tục thực hiện chủ trương đa phương hóa và đa dạng
hóa các mối quan hệ trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tổng cục Lâm nghiệp đã thực
hiện 19 đầu mối hợp tác quốc tế mà Bộ đã giao trong đó có 2 công ước và nhiều
hiệp định vùng quan trọng góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn
đàn quốc tế về lâm nghiệp. Năm 2013 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò là Chủ

×