B
áo cáo này đề cập tới vấn đề phát
triển con người tại Việt Nam, đặc
biệt trong thời kỳ đổi mới. Trong
suốt quá trình đấu tranh giành độc lập dân
tộc và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà
nước Việt Nam luôn kiên trì con đường
phát triển mang lại hạnh phúc cho toàn
thể nhân dân. Điều đó giải thích tại sao
đối với nhiều người dân Việt Nam, quan
niệm về phát triển con người (PTCN) như
một quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn và
tăng cường năng lực cho người dân mà
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
(UNDP) đưa ra, không phải hoàn toàn
mới lạ. Tuy nhiên, đôi khi giữa chủ trương
chính sách và thực tiễn triển khai lại có sự
thiếu đồng bộ, ảnh hưởng đến việc thực
hiện các mục tiêu phát triển nhằm nâng
cao đời sống nhân dân.
Công cuộc đổi mới, bắt đầu được khởi
xướng và triển khai từ giữa những năm
1980, đã tạo dựng một khuôn khổ mới để
thực hiện một cách tốt hơn các mục tiêu
phát triển con người. Thông qua việc mở
rộng cơ hội lựa chọn cho người dân, đổi
mới đã mang lại những thay đổi lớn lao về
cơ hội được làm việc, học tập và hưởng
thụ một cuộc sống có ý nghóa cho người
dân trong hơn một thập niên qua. Báo cáo
này cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa đổi
mới và việc thực hiện các mục tiêu phát
triển con người ở Việt Nam trong 15 năm
qua. Báo cáo chứng minh rằng đổi mới là
sự tiếp tục con đường phát triển mà dân
tộc Việt Nam đã theo đuổi trong suốt lòch
sử của mình; rằng đổi mới là cách thức
phù hợp để giải quyết các vấn đề phát
triển của Việt Nam trong các điều kiện
hiện nay. Báo cáo cũng nêu ra những
thách thức chủ yếu mà Việt Nam đang và
sẽ đối mặt trong việc thực hiện các mục
tiêu phát triển con người trong mười năm
tới dưới tác động của toàn cầu hoá kinh tế
và bước chuyển sang kinh tế tri thức đang
diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế
giới. Một trong những thách thức đó là làm
thế nào tiếp tục củng cố và nâng cao
những thành quả của đổi mới đồng thời
hạn chế chênh lệch giàu nghèo hiện đang
có chiều hướng gia tăng. Việc chỉ ra các
thách thức đó cũng hàm ý về những mục
tiêu phát triển con người cần được Việt
Nam ưu tiên giải quyết trong giai đoạn tới.
Báo cáo khẳng đònh để vượt qua các thách
thức lớn đang đặt ra trên con đường phát
triển, để các mục tiêu phát triển con người
của giai đoạn tới được thực hiện một cách
có hiệu quả, Việt Nam không có cách nào
khác hơn là phát huy sức mạnh toàn dân
tộc, tiếp tục đổi mới, chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế và đẩy mạnh quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Các nội dung chính của Báo cáo sẽ
được trình bày khái quát dưới đây.
Quan niệm phát triển con người
Chương I đề cập những nội dung cơ bản
của quan điểm phát triển con người, tạo
thành cơ sở lý luận cho Báo cáo. Luận
điểm xuất phát, cũng là ý tưởng trung
tâm của Báo cáo là: Phát triển con người
(tiếng Anh: human development) chính
là, và phải là sự phát triển mang tính
nhân văn. Đó là sự phát triển vì con
người, của con người và do con người.
Quan điểm này coi việc mở rộng nguồn
thu nhập là một phương tiện quan trọng
1
TƯÍNG QUAN
Tưíng quan
Quan àiïím phất triïín con
ngûúâi - mưåt quan àiïím
mang tđnh nhên vùn coi
con ngûúâi lâ trung têm, lâ
mc àđch tưëi thûúång ca
sûå phất triïín. Phất triïín
con ngûúâi lâ sûå múã rưång
cú hưåi cho viïåc ngûúâi dên
nhùçm hûúáng túái mưåt cåc
sưëng àêëy à vïì vêåt chêët
phong ph vïì tri thûác....
để đạt được mục tiêu phát triển con
người; song xét về bản chất sâu xa, mở
rộng cơ hội lựa chọn cho người dân, hàm
cả nghóa tạo ra các điều kiện để họ thực
hiện được sự lựa chọn đó, mới là mục
tiêu tối thượng của mọi nỗ lực phát triển.
Những sự lựa chọn quan trọng nhất
trong số rất nhiều cơ hội lựa chọn theo
quan điểm của người dân là được sống
lâu và khoẻ mạnh, được học hành và được
tiếp cận với các nguồn lực cần thiết để
đảm bảo một cuộc sống ấm no. Phát triển
con người cũng có thể được coi là sự tăng
cường năng lực cho người dân, tức là khả
năng thực hiện những công việc và ý
tưởng mà họ cho là có giá trò. Cũng giống
như khái niệm về cơ hội lựa chọn, khái
niệm về năng lực rõ ràng hàm chứa ý
tưởng của người dân về quyền tự do quyết
đònh cuộc sống trên mọi mặt của mình.
Ngoài ra, phát triển con người không chỉ
là việc xây dựng năng lực cho con người,
như nâng cao sức khoẻ, tri thức và kỹ
năng, mà còn là việc sử dụng những năng
lực đó thông qua các hoạt động sản xuất
kinh doanh, văn hoá - xã hội và chính trò.
Chỉ khi nào phát triển con người đảm bảo
mối quan hệ cân bằng giữa hai quá trình
xây dựng và sử dụng năng lực của con
người, thì lúc đó tiềm năng của con người
mới được khai thác đầy đủ. Các nền kinh
tế Đông Á có thể coi là những thí dụ
thành công trong việc tạo lập và phát
triển một môi trường thuận lợi để mở rộng
và thực hiện các cơ hội lựa chọn của
người dân. Những nước này không chỉ tích
cực đầu tư xây dựng những năng lực cơ
bản, mà người dân còn được hỗ trợ để sử
dụng những năng lực này thông qua các
chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng cũng như tăng cường các cơ
hội lựa chọn cho người dân.
Quan điểm phát triển con người có
năm đặc trưng cơ bản. Thứ nhất, con
người được coi như là trung tâm của sự
phát triển. Những vấn đề phát triển cần
được nhận thức trên cơ sở lợi ích và sự
tham gia đóng góp của người dân. Thứ
hai, người dân không chỉ là phương tiện
mà còn là mục tiêu của phát triển. Vì vậy,
quan điểm phát triển con người gắn liền
với những lý thuyết về nguồn vốn con
người hay nguồn nhân lực. Đặc trưng thứ
ba là việc nâng cao vò thế của người dân.
Người dân không chỉ đơn thuần là đối
tượng thụ hưởng một cách thụ động thành
quả của sự phát triển, mà còn là những
thành viên tham gia tích cực, chủ động
vào các hoạt động và quá trình phát triển
có ý nghóa quyết đònh tới cuộc sống của
họ. Thứ tư, quan điểm phát triển con
người chú trọng đến việc tạo lập sự bình
đẳng về cơ hội cho mọi người dân, không
phân biệt chủng tộc, tầng lớp, tôn giáo,
giới tính, quốc tòch; đồng thời nhấn mạnh
tầm quan trọng của sự công bằng giữa các
thế hệ và tính bền vững về môi trường.
Cuối cùng, quan điểm phát triển con
người mang tính toàn diện vì đó là một
quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn của
người dân về tất cả các mặt của cuộc
sống, như kinh tế, chính trò, xã hội, văn
hoá vàmôi trường.
Đổi mới và Phát triển con người ở Việt
Nam.
Các chính sách kinh tế-xã hội mà Việt
Nam thực hiện trong thời gian qua, đặc
biệt trong quá trình đổi mới, về căn bản
là thực hiện phương thức tiếp cận hướng
tới việc phát triển theo quan điểm phát
triển con người. Trước đổi mới, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu tương
đối tốt về phát triển con người, đặc biệt
trong các lónh vực phát triển nguồn
nhân lực, y tế, giáo dục. Tuy nhiên, quá
trình mở rộng cơ hội lựa chọn và tăng
cường năng lực của người dân trong lónh
vực kinh tế bò hạn chế bởi việc duy trì
quá lâu cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
Trong những năm 1980, những yếu kém
của cơ chế này bắt đầu được bộc lộ,
cùng với hậu quả nặng nề của chiến
tranh đã đẩy nền kinh tế rơi vào tình
trạng khủng hoảng, nhiều người dân bò
nghèo đói. Trước tình hình đó, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ 6 năm 1986 đã
2
BẤO CẤO PHẤT TRIÏÍN CON NGÛÚÂI VIÏÅT NAM 2001
chủ trương tiến hành công cuộc đổi
mới. Đổi mới không thay đổi các mục
tiêu phát triển vì đònh hướng xã hội chủ
nghóa tiếp tục được khẳng đònh là
phương hướng cơ bản để đáp ứng nhu
cầu của người dân. Đònh hướng này
được phản ánh rõ qua mục tiêu "dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh". Đổi mới ở Việt Nam
được bắt đầu từ đổi mới tư duy phát
triển. Trên cơ sở giữ vững đònh hướng
xã hội chủ nghóa, các chính sách mới
được đề ra nhằm thiết lập nền kinh tế
thò trường, đồng thời mở cửa, tích cực,
chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế
giới. Đổi mới thực sự đã mang lại
những kết quả phát triển con người đầy
ấn tượng, đặc biệt trong lónh vực kinh tế
- xã hội, qua đó tạo đà phát triển mới,
đảm bảo năng lực để giải quyết những
thách thức mới trong giai đoạn phát
triển tiếp theo.
Toàn cầu hoá và phát triển con người
Phần cuối của chương này xem xét nhũng
vấn đề phát triển con người nói chung và
của Việt Nam nói riêng trong bối cảnh
toàn cầu hoá. Trước tác động của quá
trình tự do hoá thương mại và những tiến
bộ mang tính đột phá của khoa học kỹ
thuật và công nghệ, toàn cầu hoá đã và
đang làm thu hẹp không gian và thời
gian, mở ra những thò trường mới, công cụ
mới, thể chế mới, quy tắc mới và giá trò
mới. Toàn cầu hoá đã đóng vai trò xúc
tác quan trọng trong việc tăng cường sự
phồn thònh và đẩy lùi đói nghèo ở nhiều
nước. Song nếu chỉ tích cực tham gia vào
quá trình hội nhập không thôi thì chưa đủ.
Một quá trình hội nhập thực sự thành
công đòi hỏi phải xây dựng được những
chính sách mang tính chủ động nhằm
tranh thủ tối đa mặt tích cực, lợi ích và
giảm thiểu mặt tiêu cực, rủi ro của quá
trình toàn cầu hóa.
Các chính sách "mở cửa" và theo
hướng tự do hoá thương mại và đầu tư của
nhiều nước châu Á có thể là một ví dụ tốt.
Những nền kinh tế "thần kỳ" của châu Á
cho thấy rằng tiến kòp các nền kinh tế
phát triển trong vòng 40 - 50 năm là hiện
thực, và phần nhiều các nước này đã thực
hiện điều này thông qua quá trình hội
nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế
giới. Những yếu tố căn bản quan trọng
đảm bảo cho các nước này thành công là
chính sách kinh tế vó mô có hiệu quả, tích
cực dựa vào nguồn vốn trong nước, phát
triển theo hướng xuất khẩu dựa trên lợi
thế cạnh tranh, mở cửa nền kinh tế để tiếp
nhận thương mại và đầu tư quốc tế, tích
cực hỗ trợ tạo lập môi trường thuận lợi
cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân, chú trọng đầu tư tăng cường năng
lực của người dân, đồng thời hạn chế sự
chênh lệch về thu nhập ở mức khiêm tốn.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
châu Á năm 1997 không hề làm mai một
đi giá trò của những bài học kinh nghiệm
trên. Bản thân cuộc khủng hoảng này là
một ví dụ rất rõ ràng về tiềm năng gây
mất ổn đònh của quá trình toàn cầu hoá.
Điều đó cho thấy hệ thống tài chính toàn
cầu ngày nay chứa đựng những yếu tố bất
ổn đònh và dễ bò tổn thương. Kinh nghiệm
cũng chỉ ra rằng tính linh hoạt, chủ động
là những yếu tố hết sức quan trọng để
vượt qua khủng hoảng. Những nền kinh tế
châu Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng một
cách tương đối an toàn là những nền kinh
tế có tính linh hoạt cao và hội nhập tốt
hoặc có mức độ hội nhập tài chính yếu
như Việt Nam. Thứ hai, cuộc khủng hoảng
cho thấy rằng việc mở rộng thông thương
về tài chính với thế giới, đặc biệt là các
dòng luân chuyển vốn ngắn hạn, cần phải
được tiến hành một cách thận trọng trong
điều kiện khi các thể chế tài chính và cơ
chế giám sát mang tính phòng ngừa đối
với khu vực tài chính còn yếu kém, đặc
biệt khi hoạt động cho vay còn chòu ảnh
hưởng nhiều của Nhà nước. Thứ ba, cần
lưu ý một thực tế là nhiều rắc rối mà các
nước châu Á phải đương đầu trong thời
gian vừa qua nảy sinh ra không phải do
chính phủ làm quá nhiều mà lại là vì họ
làm quá ít. Nhà nước đáng ra cần thể hiện
mạnh mẽ vai trò quan trọng của mình
3
TƯÍNG QUAN
Toân cêìu hoấ àậ àống
vai trô quan trổng trong
viïåc tùng cûúâng sûå phưìn
thõnh vâ àêíy li àối nghêo
úã nhiïìu nûúác. Mưåt quấ
trònh hưåi nhêåp thûåc sûå
thânh cưng àôi hỗi phẫi
xêy dûång kõp thúâi nhûäng
chđnh sấch mang tđnh
ch àưång nhùçm tranh th
tưëi àa lúåi đch vâ giẫm
thiïíu ri ro ca quấ trònh
toân cêìu hốa.
trong vấn đề ngăn chặn và giải quyết sự
thất bại về thông tin, tức là đảm bảo việc
cung cấp những thông tin cơ bản từ thò
trường, giám sát thực thi những yêu cầu
pháp lý liên quan tới tính công khai minh
bạch, trách nhiệm giải trình và chế độ báo
cáo của các công ty.
Mặc dù cuộc khủng hoảng châu Á có
ảnh hưởng đáng kể tới Việt Nam, đặc biệt
là làm suy giảm tốc độ xuất khẩu và các
dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài, song
nhìn chung Việt Nam đã chống chọi khá
tốt cuộc khủng hoảng này, thông qua một
loạt các biện pháp cần thiết như kiểm soát
chặt chẽ các hoạt động giao dòch ngoại hối
và sử dụng nguồn vốn nước ngoài chủ yếu
là các khoản đầu tư trực tiếp thay vì các
khoản đầu tư gián tiếp. Trong tương lai,
việc tiếp tục mở cửa cần được quản lý một
cách thận trọng. Cần nhấn mạnh là việc
không mở cửa hay duy trì các rào cản
thương mại chặt chẽ có thể dẫn đến những
hậu quả còn nghiêm trọng hơn.
Tình trạng chênh lệch ngày càng gia
tăng cũng là một vấn đề thường đi đôi với
quá trình toàn cầu hoá. Hiện chưa có thể
khẳng đònh chắc chắn về một mối liên hệ
mang tính hệ thống giữa (những thay đổi
về) thương mại và (những thay đổi về)
phân phối thu nhập. Những số liệu hiện
có cho thấy các nền kinh tế đang trỗi dậy
có mức độ toàn cầu hoá cao thường,
nhưng không phải luôn luôn, có được một
sự phân phối thu nhập tương đối đồng đều
hơn so với các nền kinh tế đang trỗi dậy
có mức độ toàn cầu hoá thấp hơn. Mức độ
chênh lệch về thu nhập ở một nền kinh tế
có thể liên quan tới lòch sử, tăng trưởng
kinh tế, các biện pháp kiểm soát giá cả và
tiền lương, các chương trình phúc lợi và
các chính sách giáo dục nhiều hơn là liên
quan tới chỉ riêng toàn cầu hoá hay tự do
hoá thương mại. (Xu hướng chênh lệch
giàu nghèo ở Việt Nam trong thời gian
gần đây sẽ được trình bày ở chương 3).
Tuy nhiên, để tranh thủ được lợi ích của
thương mại, người nghèo cần được tiếp
cận, ứng phó với thò trường, mà điều đó
đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng
như thực hiện các biện pháp thể chế. Một
điều rõ ràng là bảo hộ ít khi giúp ích cho
người nghèo, đặc biệt là về lâu dài. Các
chính sách vó mô phù hợp cùng với các
biện pháp chính sách mang tính mục tiêu,
có đối tượng rõ ràng được coi là có hiệu
quả hơn.
Toàn cầu hoá đòi hỏi phải hội nhập
văn hoá ở mức độ cao hơn. Mặc dù điều
này có thể ảnh hưởng tới tính đa dạng văn
hoá ở một mức độ nhất đònh, song hy vọng
rằng ý thức văn hoá đã ăn sâu vào tiềm
thức của người dân và ý thức dân tộc sẽ
không bò "cuốn trôi" đi, ngược lại việc
tăng cường giao lưu văn hoá mang lại
những lợi ích to lớn. Có người e ngại rằng
toàn cầu hoá sẽ làm phương hại đến chủ
quyền quốc gia của mỗi nước. Tất nhiên,
điều không thể phủ nhận là một khi đã
tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế
mỗi nước đều cần tiến hành một số biện
pháp cải cách nhất đònh, và điều đó vì thế
có thể hạn chế phần nào phạm vi của các
chính sách quốc gia. Để hội nhập thành
công đòi hỏi nhiều yếu tố, trong đó có
yêu cầu về một nền kinh tế độc lập tự chủ
linh hoạt có khả năng ứng phó một cách
nhanh chóng và có hiệu quả với mọi biến
động nảy sinh trong quá trình toàn cầu
hoá. Chủ động tích cực tham gia hội nhập
không phải là sự hy sinh chủ quyền quốc
gia mà phải là một biện pháp thực hiện
chủ quyền quốc gia thông qua việc tăng
cường năng lực đất nước để có thể quyết
đònh tương lai của chính mình. Điều đó
đòi hỏi cả Chính phủ và người dân phải có
năng lực mới và tư duy mới. Thành công
của hội nhập tùy thuộc vào khả năng
thích ứng và xây dựng các năng lực đó.
Hội nhập toàn cầu có thể mở ra con
đường dẫn tới phát triển bền vững và cơ
hội tiến kòp, nhưng tốc độ của cuộc hành
trình còn phụ thuộc vào sức mạnh, bản
lónh và ý chí của những con người đi trên
con đường thiên lý đó.
Cải cách thể chế và phát triển con
người
Chương 2 trình bày chi tiết hơn những
4
BẤO CẤO PHẤT TRIÏÍN CON NGÛÚÂI VIÏÅT NAM 2001
thành tựu đầy ấn tượng trong thời kỳ đổi
mới suốt gần hai thập kỷ qua. Đổi mới đã
thực sự tạo lập môi trường thuận lợi và
mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân.
Quá trình cải cách thể chế này có thể nói
đã bắt đầu từ nông nghiệp bằng việc giao
đất của các hợp tác xã cho các hộ nông
dân. Điều đó đã mở rộng rất nhiều phạm
vi lựa chọn cho người dân nông thôn để
họ có thể sử dụng và quản lý đất nông
nghiệp một cách hiệu quả nhất. Cùng với
các biện pháp cải cách kinh tế vó mô như
tự do hoá giá cả và thống nhất tỷ giá hối
đoái, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông
thôn và phát triển vùng lãnh thổ, công
cuộc cải cách thể chế như vậy đã thúc
đẩy thương mại cả trong nước và quốc tế.
Sản lượng lương thực tăng vọt đã đưa
Việt Nam từ một nước nhập khẩu gạo
trong những năm 1980 trở thành nước
xuất khẩu gạo lớn thứ hai hoặc thứ ba trên
thế giới. Các hộ nông dân bắt đầu đa
dạng hoá sản phẩm theo hướng chuyển
sang trồng các loại cây có giá trò kinh tế
cao hơn như cà phê, chè và cao su. Mặc
dù thương mại quốc tế đã mang lại những
lợi ích to lớn, song sự biến động về giá cả
trên thò trường quốc tế đặc biệt là đối với
các mặt hàng nông sản cà phê và gạo
cũng đặt người nông dân trước những rủi
ro, khó khăn to lớn. Người nông dân còn
gặp rất nhiều khó khăn trong việc đương
đầu với những rủi ro đó. Các nỗ lực như
đa dạng hoá sản xuất ở mức cao hơn, đa
dạng hoá thu nhập hay tận dụng và phát
huy các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến thương
mại khác cần được đẩy mạnh hơn.
Những thành tích đáng khích lệ cũng
đã đạt được trong việc mở rộng cơ hội
việc làm. Trong những năm 1990, số lao
động mới có việc làm ở Việt Nam mỗi
năm tăng thêm hơn một triệu người tức là
ở mức hơn 3%/năm, cao hơn đáng kể so
với những thập kỷ trước đó. Có hai bài
học được rút ra từ thành công to lớn này.
Thứ nhất, quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thò trường và một nền kinh tế
thông thoáng hơn đã mang lại hiệu quả to
lớn trong việc giải phóng nhiều tiềm
năng của nhân dân Việt Nam. Mặc dù
còn có những bất cập trong môi trường
kinh doanh, khu vực kinh tế dân doanh đã
tỏ ra rất có tác dụng trong việc tạo ra
những việc làm mới. Vì vậy, việc thúc
đẩy sự phát triển của khu vực này là nội
dung hết sức quan trọng. Thứ hai, cần
phải thấy rằng giờ đây Nhà nước không
còn là nguồn cung cấp việc làm duy nhất
hay tốt nhất nữa. Thay vào đó, Nhà nước
cần tập trung thực hiện vai trò gián tiếp
nhiều hơn trên cơ sở thiết lập và giám sát
các thể chế nhằm tạo thuận lợi cho thò
trường lao động vận hành tốt. Nhà nước
có trách nhiệm đảm bảo cung cấp các
dòch vụ xã hội phù hợp với khả năng tiếp
cận và chi trả của người dân, ví dụ như
thông qua việc thực hiện có hiệu quả
Chương trình quốc gia Xoá đói Giảm
nghèo và Việc làm.
Xoá đói giảm nghèo trong những năm
1990
Trước "đổi mới", tình trạng nghèo đói rất
phổ biến với tỷ lệ người nghèo lên tới
hơn 70%. Tình trạng nghèo đói phổ biến
này có nhiều nguyên nhân. Trước hết là
do người dân rõ ràng không có nhiều cơ
hội để tạo ra và gia tăng thu nhập, đặc
biệt trong điều kiện cơ chế kế hoạch hoá
tập trung. Thứ hai là do đã chú trọng quá
nhiều vào việc đảm bảo việc làm và mức
sống bình đẳng nên không tạo ra được và
phát huy tác dụng của các biện pháp
khuyến khích lao động. Thứ ba, người
dân không có đủ năng lực để ứng phó với
rủi ro. Phần lớn dân cư Việt Nam sống ở
nông thôn và cuộc sống của họ phụ thuộc
vào nông nghiệp. Những người dân nông
thôn này không có cơ chế đảm bảo an
toàn trong những tình huống khẩn cấp
như hạn hán, bão lũ và những rủi ro,
thiên tai khác do trình độ kỹ thuật lạc
hậu, mức độ đa dạng hoá còn thấp và
năng lực tài chính hạn chế.
Đổi mới không chỉ đơn thuần là những
5
TƯÍNG QUAN
Hưåi nhêåp kinh tïë toân cêìu
cố thïí múã ra con àûúâng
dêỵn túái phất triïín bïìn
vûäng vâ cú hưåi tiïën kõp,
nhûng tưëc àưå ca cåc
hânh trònh côn ph thåc
vâo sûác mẩnh, bẫn lơnh vâ
chđ ca nhûäng con
ngûúâi ài trïn con àûúâng
thiïn l àố