Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

sử dụng phần mềm geometer’s sketchpad trong dạy học quỹ tích, thiết diện và vẽ đồ thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.4 KB, 19 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA TOÁN





RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 3
Đề tài: Sử dụng phần mềm Geometer’s
Sketchpad trong dạy học quỹ tích, thiết
diện và vẽ đồ thị











Nhóm 10, Toán 3A
 Giảng viên hướng dẫn:  Các thành viên trong nhóm:
Nguyễn Đăng Minh Phúc 1/ Võ Thị Kiều Ngân
2/ Nguyễn Nhật Minh
3/ Hồ Tuyết Minh
4/ Dương Thị Hoài Thu







Huế, 9/2012





2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA TOÁN





RÈN LUYỆN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THƯỜNG XUYÊN 3
Đề tài: Sử dụng phần mềm Geometer’s
Sketchpad trong dạy học quỹ tích, thiết
diện và vẽ đồ thị














Nhóm 10, Toán 3A
 Giảng viên hướng dẫn:  Các thành viên trong nhóm:
Nguyễn Đăng Minh Phúc 1/ Võ Thị Kiều Ngân
2/ Nguyễn Nhật Minh
3/ Hồ Tuyết Minh
4/ Dương Thị Hoài Thu




Huế, 9/2012



3


LỜI NÓI ĐẦU

Phương tiện dạy học trực quan đóng một vai trò quan trọng trong dạy học
môn hình học ở trường Trung học. Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học
toán rất cần thiết cho các giáo viên toán. Để đáp ứng yêu cầu này, nhóm chúng
tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad trong dạy học
quỹ tích, thiết diện và vẽ đồ thị.

Với cách trình bày cô đọng, súc tích cùng với những ví dụ điển hình, nhóm
chúng tôi hi vọng sẽ mang đến cho các bạn cách sử dụng phần mềm GSP một
cách dễ hiểu và sinh động.
Chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Đăng Minh Phúc
đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.

Huế, ngày 30 tháng 9 năm 2012
Nhóm 10


















4


MỤC LỤC




PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Giới thiệu phần mềm Geometer’s Sketchpad 5
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
1. Làm quen với Sketchpad 7
2. Vẽ các đối tượng hình hình học 9
PHẦN 3: HƯỚNG DẪN CÁCH DỰNG CHO CÁC TRƯỜNG HỢP 12
1. Quỹ tích 12
2. Thiết diện 13
3. Parabol 15
PHẦN 4: KẾT LUẬN 18
1. Ưu điểm 18
2. Nhược điểm 18
PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
























5



PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, phương tiện dạy học trực quan rất cần thiết trong học tập môn Hình
học. Bởi lẽ môn học này đòi hỏi tính tư duy cao. Bằng những công cụ đơn giản
không thể giúp học sinh hiểu được kiến thức, những định lí khó chứng minh phải
minh họa bằng hình vẽ.
Chính vì những lý do đó mà bài giảng rất khó vào và khô khan. Học sinh luôn có
những thắc mắc như: quỹ tích có hình dáng như thế nào, tại sao lại có quỹ tích như
vậy? Khi dạy đến các phần bảng, đồ dùng mô phỏng, thuyết trình. . . rất vất vả, tốn
nhiều thời gian mà hiệu quả chẳng đáng là bao, có khi phải áp đặt kiến thức. Do vậy,
học sinh thường ngại học toán hình. Một lý do quan trọng nữa khiến học sinh ngại
học toán hình là vì phương tiện dạy toán của chúng ta xưa nay thiếu hình ảnh trực
quan sinh động.
Để có hình ảnh trực quan sinh động giúp học sinh dễ hiểu và hứng thú khi học

toán hình. Phần mềm Sketchpad thỏa mãn những yêu cầu đặt ra ở trên, nó là công cụ
để tạo ra những ví dụ minh họa trực quan, giúp cho học sinh quan sát, giải thích và
nêu ra các dự đoán về quĩ tích. Giúp cho học sinh tự khám phá để rồi đi đến thích
thú và không sợ toán hình. Các thầy cô cũng tiết kiệm thời gian giảng giải.
Do thời gian hạn hẹp nên nhóm chúng tôi chỉ tập trung vào các vấn đề minh họa
khái niệm hình học, các tính chất, các ví dụ rất tiêu biểu, được động hóa nhằm tăng
tính hấp dẫn cho bài giảng.

2. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM GEOMETER’S SKETCHPAD

Sketchpad là một phần mềm hình học, do một công ty phần mềm Tin học của Mỹ
viết. Ý tưởng của Sketchpad là biểu diễn động các hình Hình học, một ý tưởng rất
độc đáo và từ lâu đã trở thành chuẩn cho các phần mềm mô phỏng hình học khác.
Geometer’s Sketchpad ra đời đến nay đã hơn chục năm và đã có nhiều phiên bản
Sketchpad thế hệ sau ra đời. Phiên bản sau có nhiều ưu việt, tính năng vượt trội hơn
hẳn các phiên bản trước. Các phiên bản của Sketchpad du nhập vào Việt Nam hoàn
toàn bằng tiếng Anh. Phiên bản GSP được các chuyên gia Tin học Việt Nam mã hoá
thành tiếng Việt cho người Việt Nam dễ sử dụng.
Geometer’s Sketchpad thực chất là một công cụ cho phép tạo ra các hình Hình
học, dành cho các đối tượng phổ thông bao gồm học sinh, giáo viên, các nhà nghiên
cứu. Phần mềm có chức năng chính là vẽ, mô phỏng quỹ tích, các phép biến đổi của
các hình hình học phẳng. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm này để thiết kế bài
giảng hình học một cách nhanh chóng, chính xác và sinh động, khiến học sinh dễ
hiểu bài hơn. Với phần mềm này, bạn có thể xây dựng được các điểm, đường thẳng,
đường tròn, tạo trung điểm của một đoạn thẳng, dựng một đường thẳng song song



6


với một đường thẳng khác, dựng đường tròn với một bán kính cố định đã cho, xây
dựng đồ thị quan hệ hình học…Sử dụng GSP có thể tạo hình với không gian không
có giới hạn, ví dụ như khi vẽ một đường thẳng, độ dài của đường thẳng này là vô
tận, nếu tạo đường thẳng này với những công cụ thông thường: giấy, bút, thước
kẻ… thì chắc hẳn sẽ gặp phải trở ngại là giới hạn không gian vẽ, nhưng với
Sketchpad thì không cần phải lo lắng vì điều đó. Khi một thành phần của hình bị
biến đổi, những thành phần khác của hình có quan hệ với thành phần thay đổi trên sẽ
được tự động thay đổi theo. Ví dụ như khi thay đổi độ dài của một đoạn thẳng thì
trung điểm của đoạn thẳng đó sẽ tự động thay đổi theo sao cho nó luôn là trung điểm
của đoạn thẳng này. Nhưng nếu sử dụng giấy bút để dựng hình, khi thay đổi một
thành phần nhỏ của hình, đôi khi có thể phải phá huỷ toàn bộ hình đó. Ngoài các
công cụ có sẵn như công cụ điểm, thước kẻ, compa, chúng ta cũng có thể tự tạo ra
những công cụ riêng cho mình, bằng cách ghi và lưu giữ các hình hình học dưới
dạng script.
Khi vẽ hình Hình học trên máy tính, dùng GSP ưu việt hơn hẳn so với dùng
Drawing trong Word, trong Power Point. Một ích lợi to lớn của GSP trong dạy toán
nữa là mô phỏng động cách tạo nên các hình không gian như hình trụ, hình nón,
hình cầu rất sống động, giúp HS tập trung chú ý, hứng thú, dễ hiểu bài; giúp GV
bớt phải thuyết trình, tiết kiệm thời gian.
Tóm lại Geometer’s Sketchpad với giao diện tiếng Việt, đẹp, thân thiện, dễ sử
dụng, dung lượng nhỏ, dễ cài đặt, là một công cụ lý tưởng để tạo ra các bài giảng
sinh động môn Hình học, tạo ra các "sách hình học điện tử" độc đáo trợ giúp cho
giáo viên giảng bài và cho học sinh học tập môn Hình học đầy hấp dẫn này. Ngoài
ra Geometer’s Sketchpad còn hữu ích cho cả các môn học khác nếu ta biết khéo léo
khai thác sử dụng nó.























7



PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1. LÀM QUEN VỚI SKETCHPAD
Giới thiệu cửa sổ Sketchpad :




Chức năng của các công cụ được dùng trong Sketchpad:


được sử dụng để lựa chọn các đối tượng trên vùng sketch. Công
cụ chọn gồm 3 công cụ dùng để chuyển đổi đối tượng: tịnh tiến,
quay, co giãn.

dùng để tạo ra một điểm trên mặt phẳng.

dùng để vẽ đường tròn trên mặt phẳng.

dùng để dựng các đối tượng như đoạn thẳng, đoạn thẳng đi qua 2
điểm cho trước, đường thẳng, đường thẳng qua 2 điểm cho trước,
tia.

dùng để vẽ miền trong không có đường biên, miền trong có
đường
biên và đường biên.

Vùng soạn
thảo, vẽ hình
Thanh thực
đơn
Thanh tiêu
đề
Công cụ chọn (tịnh tiến, quay, co giãn)


Công cụ vẽ điểm

Compa vẽ đường tròn


Công cụ vẽ đoạn thẳng, tia, đường thẳng.


Công cụ vẽ đa giác

Công cụ soạn văn bản

Công cụ viết- vẽ tự do


Công cụ thông tin

Tuỳ biến công cụ và các thông tin về đối
tượng.

Thanh cuốn dọc
Thanh cuốn ngang



8


dùng để tạo nhãn cho các đối tuợng khác hoặc các ghi chú, các
dòng chữ theo yêu cầu của bạn trên mặt phẳng.

để vẽ dấu góc, đánh dấu, ký hiệu và vẽ bằng tay.

cho biết thuộc tính của đối tượng và mối liên quan giữa các đối
tượng.


tránh lặp đi lặp lại mọi công việc nhàm chán, ghi lại cách dựng
và tạo những đối tượng theo yêu cầu.

Trong Thanh thực đơn:

Là nơi chứa các chức năng có thể có của ứng dụng phần mềm Sketchpad.

Trong các Menu tệp trên cần chú ý ở mục
Tùy chọn tài liệu…, bạn có thể tạo thêm
trang, đổi tên trang hoặc xóa trang…chọn
mục này bạn sẽ thấy cửa sổ như hình bên.



Trong menu Hiệu chỉnh bạn cần chú ý
thêm lệnh Nút điều khiển, nó rất hữu ích
trong dạy học quỹ tích.



Click chuột vào đó sẽ thấy được menu con gồm các lệnh sau:
 Ẩn/Hiện: Lệnh này sẽ tạo ra một nút mới. Khi click chuột vào nút này thì sẽ
ẩn hoặc hiện một đối tượng nào đó trên mặt phẳng do bạn chọn trước.
 Sự hoạt náo: tạo một button thực thi lệnh cho một hay nhiều đối tượng nào
đó sẽ chuyển động.
 Sự vận động: lệnh này để di chuyển một đối tượng này đến một đối tượng
khác.
 Trình diễn: tạo ra một button mà khi bạn click vào button này thì các lệnh
trong các button khác sẽ được diễn ra hàng loạt hoặc đồng thời. Lệnh này hữu hiệu

để tạo ra một loạt hành động cùng xảy ra một lúc.
 Liên kết: tạo ra một liên kết, có thể là liên kết ngoài hoặc liên kết trong đều
khả dụng.



9

 Cuộn: cuộn thanh trượt trái, hay phải của màn hình. Qua đó làm thay đổi vị
trí của đối tượng hình học trong mặt phẳng hay màn hình.
2. VẼ CÁC ĐỐI TƯỢNG HÌNH HÌNH HỌC
2.1. Các đối tượng chính của hình Hình học
Gồm điểm, đoạn thẳng, tia, đường thẳng, cung tròn, đường tròn, miền (miền góc,
miền đa giác, hình quạt, hình tròn, hình viên phân).
2.2 Vẽ điểm
Chọn công cụ điểm từ thanh công cụ.
Đưa chuột vào màn hình sketch, nhấn chuột vào vị trí cần vẽ điểm.
Đặt tên cho điểm:
Chọn công cụ nhãn. Lúc này con trỏ chuột có hình bàn tay .
Di chuột cho đầu ngón tay trỏ vào các điểm cần đặt tên và nhấn trái chuột. Chương
trình sẽ tự động đặt một tên cho các điểm đó.
2.3. Vẽ đoạn thẳng
Chọn vào 3 công cụ vẽ: đoạn thẳng, tia, đường
thẳng (như hình bên).
Tiếp tục nhấn, giữ chuột trái và rê sang phải tới
công cụ cần chọn rồi nhả chuột.






Nối hai điểm đã có (hoặc hai điểm tùy ý) thành một đoạn thẳng:
Cách 1:
Nhấp vào nút công cụ vẽ đoạn thẳng từ thanh công cụ.
Đưa chuột tới điểm thứ nhất rồi nhấp chuột trái.
Đưa chuột tới điểm thứ hai rồi nhấp chuột trái. Ta được một đoạn thẳng.
Cách 2:
Nhấp vào nút công cụ chọn từ thanh công cụ.
Chọn hai điểm.
Bấm vào Dựng hình / Đoạn thẳng (Ctrt + L). Hai điểm đã được nối với nhau bởi
một đoạn thẳng.
2.4.Vẽ tia
Chọn công cụ vẽ tia .
Chọn một vị trí làm điểm gốc của tia .
Chọn một điểm khác mà tia đi qua. Ta được một tia.
Lưu ý: Chọn điểm gốc trước.
2.5.Vẽ đường thẳng
Chọn công cụ vẽ đường thẳng.
Chọn vị trí điểm thứ nhất của đường thẳng.
Chọn một điểm thứ hai của đường thẳng. Ta được một đường thẳng.
2.6. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng:
Đoạn
Tia
Đường
thẳng



10


Nhấp chuột vào đoạn thẳng.
Bấm vào Dựng hình/ Trung điểm (Ctrt + M).
2.7. Vẽ đường tròn
a) Vẽ đường tròn biết tâm và một điểm thuộc đường tròn.
Chọn công cụ vẽ đường tròn.
Nhấp trái chuột vào điểm thứ nhất để chọn tâm.
Muốn vẽ đường tròn đi qua điểm nào, ta đưa trỏ chuột đến điểm đó rồi nhấp trái
chuột.
b) Vẽ đường tròn biết tâm và bán kính.

2.8.Vẽ cung tròn qua ba điểm:
Chọn 3 điểm.
Bấm vào nút Dựng hình/ Cung tròn
qua 3 điểm.
Lưu ý: Phải chọn đúng thứ tự. Điểm
chọn thứ 2 sẽ nằm giữa cung.





2.9. Vẽ đường thẳng song song:
Ví dụ: Vẽ đường thẳng d đi qua A và
song song với xy.
Nhấp chuột vào điểm A và đường
thẳng xy.
Bấm vào nút Dựng hình/ Đường
thẳng song song.

Bấm chuột trái vào nút công cụ chọn

Nhấp chuột chọn 1 điểm làm tâm.
Nhấp vào đoạn thẳng cần chọn là bán
kính.
Bấm vào Dựng hình/ Đường tròn với
Tâm+Bán kính.


H 2
H 1
A
B
C
C
B
A
A
y
x

d



11

2.10. Vẽ đường thẳng vuông góc:
Ví dụ: Vẽ đường thẳng d đi qua A và
vuông góc với xy.
Nhấp chuột vào điểm A và đường
thẳng xy.

Bấm vào nút Dựng hình/ Đường
thẳng vuông góc.

2.11. Dựng giao điểm:
Để vẽ giao điểm của hai đường thẳng, hai đường tròn, đường thẳng và đường tròn:
Chọn hai đường.
Bấm vào nút Dựng hình/ Giao điểm (Shift + Ctrt + I).

2.12. Vẽ tia phân giác của góc:

2.13. Tô miền trong:
Chọn hình.
Bấm vào nút Dựng hình/ Miền trong
(Ctrt + P).













Bấm vào nút công cụ chọn, chọn 3
điểm A, B, C.
Vẽ tia AB, AC.

Chọn 3 điểm B, A, C theo thứ tự.
Bấm vào nút Dựng hình/ Tia phân
giác của góc.

d
A
y
x




12

PHẦN 3: HƯỚNG DẪN CÁCH DỰNG CHO CÁC TRƯỜNG HỢP
1. QUỸ TÍCH:
Đề bài: Cho nửa đường tròn đường kính MON. Từ một điểm A bất kì trên MN vẽ
đường vuông góc với MN. Đường vuông góc này gặp nửa đường tròn tại B. Trên
OB lấy OC = AB. Tìm quỹ tích điểm C khi A chuyển động trên MN.
Vẽ hình:
Bước 1: Dựng nửa đường tròn đường kính MON.

 Vào thanh công cụ, dựng đoạn thẳng
đặt tên là MN.


 Dựng trung điểm O của đoạn MN:
Chọn đoạn thẳng vào Dựng hình/
Trung điểm (Ctrl+M).



 Dựng nửa đường tròn đường kính MON: chọn 3 điểm O, N, M sau đó vào Dựng
hình / Cung trên đường tròn.
Bước 2: Cho điểm A bất kì trên MN, vẽ đường thẳng vuông góc với MN cắt nửa
đường tròn tại B.
Chọn điểm A và MN, vào Dựng hình/ Đường thẳng vuông góc.


Ta được hình vẽ:


Sau đó, chọn đường vuông góc đó,
kích chuột phải chọn Ẩn Đường thẳng
vuông góc. Vào thanh công cụ, dựng
đoạn AB.


Ta được hình vẽ:





13

Bước 3: Trên OB lấy OC = AB.
 Vào thanh công cụ, dựng đoạn thẳng OB.
 Dựng đường tròn tâm O, bán kính AB: Chọn điểm O và đoạn thẳng AB, sau đó
vào Dựng hình/ Đường tròn với Tâm+Bán kính
 Ta có hình vẽ: đường tròn tâm O,

bán kính AB cắt OB tại C. Như vậy, ta
dựng được OC=AB.



 Chọn đường tròn tâm O vừa dựng,
bấm chuột phải chọn Ẩn đường tròn.
Ta có hình vẽ:



Bước 4: Tìm quỹ tích điểm C khi A chuyển động trên MN.
 Chọn điểm A, vào Soạn thảo/ Nút điều khiển/ Sự hoạt náo.
 Chọn Animate Điểm, bấm nút phải chọn Nhãn của Nút điều khiển để đổi tên
nhãn.
 Chọn điểm C, bấm chuột phải chọn
Tạo vết cho giao điểm, ta được hình vẽ
khi A chuyển động trên MN.



2. THIẾT DIỆN:
Đề bài: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC. Gọi M là điểm thuộc đường cao AH
của tam giác ABC. Xét mặt phẳng (P) đi qua điểm M và vuông góc với AH. Xác
định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mp(P).

Vẽ hình:
Dựng tam giác ABC: Dựng 3 điểm bất kì, dựng 3 đoạn thẳng qua 3 điểm để có
được tam giác. Để đặt tên cho điểm: Chọn điểm vào Dựng hình/ Tên điểm (click
chuột phải/ Tên điểm)

Dựng trung điểm của đoạn AB và BC: Chọn đoạn thẳng, vào Dựng hình/ Trung
điểm (Ctrl+M). Dựng 2 đường trung tuyến cắt nhau tại O.



14

Dựng đường cao SO: Chọn điểm O và đoạn thẳng AC, vào Dựng hình/ Đường
vuông góc. Dựng điểm S thuộc đường thẳng vừa dựng. Sau đó ẩn đường thẳng mới
vẽ. Dựng đoạn thẳng SO, SA, SB, SC.


Ẩn những đối tượng không cần thiết: Chọn đối tượng, click chuột phải / Ẩn( đoạn
thẳng hoặc điểm….).
Ta dựng được hình chóp tam giác
đều S.ABC

Vẽ thiết diện: Dựng điểm M thuộc AH ( chẳng hạn M thuộc AO), thực hiên các
thao tác vẽ đường thẳng song song, vuông góc để vẽ thiết diện theo yêu cầu đề bài.
Đối với bài này, thiết diện sẽ có hai trường hợp:




+ Khi điểm M thuộc đoạn AO thì
thiết diện là hình tam giác cân tại K







15



+ Khi điểm M thuộc đoạn OH thì
thiết diện là hình thang cân



Để vẽ được thiết diện là hình thang cân, ta thực hiện như sau:
Sau khi vẽ xong thiết diện khi điểm M thuộc AO, dùng chuột kéo rê điểm M đến
đoạn OH, rồi tiếp tục vẽ thiết diện trong trường hợp này, lúc này thiết diện là hình
thang cân.
Hoàn thành xong bài vẽ thiết diện.
Để thấy được các trường hợp của thiết diện, ta cho điểm M di động trên cạnh AH.

Bằng cách:
- Chọn điểm M
Vào Hiệu chỉnh/ Nút hành động/
Chuyển động , xuất hiện hộp
thoại. Rồi nhấn OK.




3. PARABOL:
3.1. Đồ thị hàm bậc hai : y=x
2







1. Tạo một bản vẽ mới, chọn Hệ trục tọa
độ mặc định từ menu Đồ thị.

2. Dùng công cụ Điểm để tạo 1 điểm C bất kì.
3. Chọn điểm C.



16

4. Di chuyển điểm C và quan sát sự thay đổi của tọa độ.
Chú ý: Muốn có tọa độ nguyên, chọn Các điểm với tọa độ nguyên.




5. Vào menu Đồ thị, chọn Vẽ đồ thị
Hàm số mới.







6. Gõ x
2
, Bấm OK.



7. Chọn đồ thị vừa tạo ra và điểm C. Từ menu Hiển thị chọn lệnh Ghép điểm với
hàm số.
8. Kéo điểm C để quan sát tọa độ của nó.





9. Kéo điểm đơn vị trên Ox ,
quan sát tỉ lệ thay đổi của hệ trục
tọa độ trên màn hình.




10. Điều chỉnh sao cho trục
x
hiển thị từ

10 đến

10.

3.2. Đồ thị của hàm có tham số:

Xét hàm số y =ax
3
+ bx
2
+ cx + d.

Ta sẽ vẽ đồ thị hàm số trên với
, , ,a b c d
là các tham số thay đổi được.



17

1. Tạo các tham số :

Menu Số chọn Tham số mới (hoặc
Ctrl+Shift+P).
Gõ tên tham số là
a
và giá trị là
1

Tương tự, tạo các tham số
b
,
c
,
d
với

các giá trị ban đầu là:
3a 
,
0b 
,
1c 
.


2. Menu Đồ thị, chọn Vẽ đồ thị Hàm số mới.


32
ax bx cx d  
(
a
,
b
,
c
,
d
lấy từ
nút values hoặc bấm chọn ngoài màn
hình).



3. Thay đổi giá trị của
, , ,a b c d

bằng
cách bấm đúp vào hộp chứa các tham
số.
Quan sát sự thay đổi của họ đường
cong.












18

PHẦN 4: KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và sử dụng phần mềm này, nhóm chúng em đã rút ra
được một số ưu, nhược điểm của phần mềm này như sau:
1. ƯU ĐIỂM
- Phần mềm Sketchpad có giao diện Tiếng việt đẹp, thân thiện, dễ sử dụng, dung
lượng nhỏ, dễ cài đặt.
- Phần mềm này có nhiều tính năng hơn so với các phần mềm vẽ hình khác như
Drawing trong Word, trong Power Point.
- Giúp phát triển tư duy toán học cho học sinh. Phần mềm này mô phỏng các hình
không gian rất sống động, giúp học sinh tập trung chú ý, hứng thú và dễ hiểu bài.

- Giúp tiết kiệm thời gian thuyết trình của thầy cô giáo và việc học tập của học sinh,
hiệu quả giờ học được nâng cao.
2. NHƯỢC ĐIỂM
- Lạm dụng phần mềm này quá nhiều làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của
học sinh, làm giảm sự phỏng đoán tư duy bằng trực giác của học sinh.
Vì vậy chúng ta nên sử dụng phần mềm này một cách hợp lí và có khoa học.





























19

PHẦN 5: TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
-
-

×