TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
Đề tài nghiên cứu này thuộc bản quyền của Trung tâm Tư vấn Nguốn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp
Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác tài chính vi mô Việt Nam-VMFWG). Việc sao chép một phần
hoặc tái bản Đề tài nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý chính thức bằng văn bản của
Trung tâm Tư vấn Nguốn lực tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (VMFWG) trước khi thực hiện sao
chép hoặc tái bản.
Đề tài nghiên cứu này được hoàn thành bởi sự hợp tác của Nhóm tác giả nghiên cứu gồm PGS.TS. Nguyễn
Kim Anh, TS. Lê Thanh Tâm, CN. Nguyễn Mạnh Cường, ThS. Nguyễn Văn Thuyết và ThS. Nguyễn Thị Tuyết
Maivới nguồn hỗ trợ tài chính của Quỹ Citi – Ngân hàng Citi, tổ chức ADA và tổ chức Cordaid. Các ý kiến
trong Đề tài nghiên cứu mang tính chất độc lập, không phản ánh quan điểm của VMFWG.
Quỹ Citi
Quỹ Citi hỗ trợ trao quyền kinh tế và tài chính cho người nghèo, người có thu nhập thấp
trong cộng đồng, nơi mà Citi đang hoạt động. Chúng tôi cộng tác với một số đối tác
để thiết kế và thử nghiệm các sáng kiến dành cho người nghèo đạt được quy mô, hỗ
trợ hoạt động xây dựng kiến thức và năng lực lãnh đạo. Thông qua phương pháp tiếp
cận “Hơn cả nhân đạo”, chúng tôi đặt sức mạnh của các nguồn lực kinh doanh của Citi và mọi người
cùng làm việc để tăng cường đầu tư nhân đạo và cải thiện cộng đồng. Để biết thêm thông tin xin truy
cập trang web:
Tổ chức quốc tế ADA
ADA là một tổ chức phi chính phủ đến từ Luxembourg hoạt động để thúc đẩy tài chính
cho người nghèo trên toàn thế giới. ADA tin rằng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho
người nghèo có thể mang lại một sự cải thiện lâu dài cho điều kiện sống của dân cư
nghèo. Vì vậy, ADA hỗ trợ các chuyên gia về tài chính cho người nghèo nhằm giúp đỡ
khoảng 2,5 triệu người trưởng thành không nằm trong hệ thống tài chính thông thường
nhằm mục đích tự cung cấp và đáp ứng tương xứng cho các nhu cầu cuộc sống của chính mình. Tổ
chức đã và đang phát triển các dịch vụ và sản phẩm tài chính hiệu quả với mục tiêu chống lại đói nghèo
suốt 20 năm qua. Trong đó nghiên cứu và cải tiến là các thành tố chính. ADA ưu tiên hỗ trợ và đào tạo
các đơn vị tham gia lĩnh vực tài chính cho người nghèo ở các nước đang phát triển hơn là giúp đỡ. Điều
này có ý nghĩa tôn trọng quyền tự chủ của họ và mang đến những công cụ cần thiết mà họ cần để xây
dựng tương lai của chính họ. ADA nỗ lực tạo ra một ngành tài chính cho người nghèo hiệu quả, bền vững
và mang tính xã hội cao. Tất cả các sáng kiến của tổ chức đều nhằm thúc đẩy tính minh bạch và sự chặt
chẽ trong lĩnh vực này. ADA hỗ trợ việc thực hiện các công cụ/phương thức đo lường hiệu quả xã hội và
tính minh bạch cũng như ngăn chặn việc quá nợ. ADA phấn đấu trở thành một đối tác đáng tin cậy để
hỗ trợ sự phát triển mang tính tự chủ của những người bị loại trừ khỏi các dịch vụ tài chính thông
thường.Thông tin chi tiết xin truy cập trang web: -micronance.org/
Tổ chức Cordaid
Tổ chức Cordaid (Tổ chức Cứu trợ và Phát triển Quốc tế Công giáo) là một
trong những tổ chức phát triển lớn nhất ở Hà Lan và có một mạng lưới của
634 tổ chức đối tác tại hơn 30 quốc gia ở châu Phi, châu Á, Trung Đông
và Mỹ Latinh. Cordaid đã bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong gần
100 năm qua, tại bất cứ nơi nào sự nghèo đói, bất công và bạo lực đã tấn công nặng nề, kể cả ngay
trong gia đình hay những nơi xa xôi. Cordaid có một Quỹ đầu tư vào các tổ chức TCVM, cung cấp các
khoản vay, bảo lãnh,vốn cổ phần cho người dân và các doanh nghiệp bị giới hạn các sự lựa chọn.
Cordaid cũng làm như vậy với những khu vực có rủi ro cao. Cordaid hiện đang đầu tư vào kinh doanh
hiệu quả hơn 16 năm qua với khối lượng vốn lên tới 70 triệu EUR và đã được đầu tư trên 100 tổ chức tài
chính vi mô tại 12 nước. Thông tin chi tiết xin truy cập trang web www.cordaid.org
Trung tâm Tư vấn Nguốn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa
Trung tâm Tư vấn Nguốn lực TCVM Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa là một tổ chức dành cho
các nhà thực hành TCVM để có diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm, giải quyết các vấn đề
khó khăn và đưa tiếng nói của ngành TCVM đến với các nhà hoạch định chính sách.
Để biết thêm thông tin xin truy cập trang web: www.micronance.vn
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
Các thành viên tham gia:
TS. Lê Thanh Tâm
CN. Nguyễn Mạnh Cường
ThS. Nguyễn Văn Thuyết
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Mai
HÀ NỘI, 2014
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 1
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tinh thần hợp tác, sự hỗ trợ chia sẻ thông tin
và thời gian quý báu của các tổ chức và cá nhân đã dành cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện Đề tài nghiên cứu.
Chúng tôi kỳ vọng những thông tin, phân tích, đánh giá và những kiến nghị đề
xuất của Đề tài nghiên cứu có thể tạo ra một bức tranh tổng thể, phản ánh
thực trạng môi trường hoạt động, hệ thống cơ chế chính sách hiện nay đối với
các tổ chức tài chính vi mô, từ đó gợi mở những bước đi, những đề xuất phù
hợp nhằm cải thiện các cơ chế chính sách và dành được sự quan tâm thích
đáng của Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và
các bên liên quan để hỗ trợ hệ thống các tổ chức tài chính vi mô hoạt động
hiệu quả, phát triển bền vững với mục tiêu hướng tới người nghèo/người thu
nhập thấp – là những đối tượng hưởng lợi sau cùng từ kết quả cải thiện môi
trường hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam.
Chúng tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Thanh Hương - Vụ Tài chính
- Kế toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Kim Thúy - Phó Chủ
tịch, Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Bà Nguyễn Hồng Hạnh - Cán bộ chương
trình Thị trường tài chính, Công ty Tài chính Quốc tế
(IFC) đã tham gia góp ý
trong quá trình hoàn thiện Đề tài nghiên cứu. Những gợi ý, nội dung phản biện
hữu ích đã được Nhóm nghiên cứu sử dụng để nâng cao chất lượng Đề tài và
những kiến nghị trở nên thiết thực hơn.
Chúng tôi xin gửi lởi cảm ơn đặc biệt tới TS. Phí Trọng Hiển – Vụ Chính sách an
toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hỗ trợ chúng
tôi trong suốt quá trình hoàn thiện Đề tài nghiên cứu. Những thông tin góp ý và
ý kiến phản biện của TS. Phí Trọng Hiển đã thực sự tạo ra cái nhìn tổng thể, khách
quan và phù hợp với thực tiễn của hoạt động TCVM, làm sáng tỏ hơn những
thông tin hữu ích mà Đề tài mong muốn gửi tới Cơ quan quản lý nhà nước và
các nhà thực hành TCVM.
Cuối cùng, chúng tôi bày tỏ sự cảm ơn tới các đơn vị tài trợ, gồm:
Quỹ Citi -
Ngân hàng Citibank - Việt Nam; tổ chức ADA; tổ chức Cordaid - Hà Lan
đã
khuyến khích, hỗ trợ tài chính để Nhóm nghiên cứu khởi động ý tưởng và hoàn
thiện Đề tài nghiên cứu.
Thay mặt Nhóm nghiên cứu
Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Kim Anh
2 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WB Ngân hàng Thế giới
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
IFC Công ty Tài chính Quốc tế
HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
HPN Hội Phụ nữ
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
NHHTX Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
QTDNDTW Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương
QTDND Quỹ tín dụng nhân dân
TCTCVM Tổ chức TCVM (chính thức và bán chính thức)
TCVM TCVM
FSS Mức độ bền vững tài chính
OSS Mức độ bền vững hoạt động
ISS Mức độ bền vững thể chế
ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản bình quân
ROE Tỷ lệ thu nhập trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân
VMFWG Nhóm Công tác TCVM Việt Nam
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 3
DANH MỤC BẢNG
Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam 20
Các tỉnh, huyện có tổ chức đang hoạt động TCVM 28
Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam (giai đoạn 2005 - 2013) 30
Xếp hạng 15 TCTCVM bán chính thức có OSS lớn nhất
năm 2012 33
Các mô hình hoạt động của TCTCVM bán chính thức 41
Kết quả các dịch vụ phi tài chính của TYM 47
Bảng 01
Bảng 02
Bảng 03
Bảng 04
Bảng 05
Bảng 06
DANH MỤC HÌNH
Tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chính
chính thức theo khu vực thành thị/nông thôn (%) 22
Mức độ bền vững thể chế của các TCTCVM Việt Nam 36
Mô hình tổ chức của TYM 38
Mô hình tổ chức của M7-MFI 39
Hình 01
Hình 02
Hình 03
Hình 04
LỜI NÓI ĐẦU
4 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động TCVM (TCVM) tại Việt Nam đã hình thành từ lâu, đóng vai trò quan
trọng trong việc gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính
(tín dụng, tiết
kiệm, tư vấn, đào tạo…)
của người nghèo/người thu nhập thấp, giúp họ có
được nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống,
qua đó thúc đẩy công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, hạn chế nạn cho vay nặng lãi đặc biệt tại khu vực nông thôn.
Phát triển TCVM bền vững là mục tiêu quan trọng của ngành TCVM Việt Nam
trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Với khung pháp lý ngày càng
hoàn thiện, các quy định liên quan tới các tổ chức TCVM
(TCTCVM) chính
thức là
“tiêu chuẩn” để các tổ chức có hoạt động TCVM hướng tới mục tiêu
bền vững thể chế.
Mặc dù đã trải qua gần 3 thập kỷ hình thành và phát triển, hoạt động TCVM tại
Việt Nam còn chậm phát triển, chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các
cơ quan quản lý Nhà nước, Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức
chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, các nhà đầu tư, nhà tài trợ và các bên
liên quan. Điều này đã hạn chế đáng kể đến môi trường phát triển của ngành
TCVM Việt Nam. Đáng chú ý là hành lang pháp lý cho hoạt động TCVM đã
được tạo dựng nhưng còn những
“khoảng trống” hoặc chưa thực sự có tính
khả thi cao, phù hợp với thực tiễn. Điều này dẫn đến số lượng TCTCVM được
cấp Giấy phép hoạt động theo khuôn khổ pháp lý còn hạn chế
(03 TCTCVM).
Một số quy định về hoạt động TCVM chưa thực sự phù hợp
(như về quản trị
điều hành, lãi suất, tỷ lệ đảm bảo an toàn, bảo hiểm vi mô…)
đã phần nào cản
trở khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực TCVM, kéo dài thời gian tiến
tới bền vững hoạt động, bền vững tài chính và bền vững thể chế của các
TCTCVM, hạn chế khả năng mở rộng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng – vốn
là các đối tượng rất cần sự tiếp cận dịch vụ TCVM. Bên cạnh đó, các chính
sách cụ thể để khuyến khích các chương trình, dự án TCVM chuyển đổi thành
TCTCVM được cấp Giấy phép thiếu đồng bộ đã khiến cho người nghèo/người
thu nhập thấp bị hạn chế cơ hội tiếp cận với dịch vụ TCVM chuyên nghiệp, từ
đó phần nào hạn chế khả năng mở rộng hoạt động của các TCTCVM và làm
suy giảm những đóng góp hữu hiệu của ngành TCVM vào quá trình phát triển
kinh tế của Việt Nam.
Một vấn đề rất đáng lưu ý, ngày 06/12/2011 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết
định số 2195/QĐ-TTg về việc Phê duyệt
“Đề án xây dựng và phát triển hệ thống
TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”
, tuy nhiên việc thực hiện Đề án trên thực tế
còn chậm, nhiều giải pháp cụ thể chưa được triển khai đã ảnh hưởng đến sự
quan tâm của các cơ quan quản lý Nhà nước, sự am hiểu, đồng thuận của
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 5
Chính quyền địa phương các cấp đến hoạt động TCVM, do đó chưa thực sự
tạo cú huých cho việc phát triển hoạt động TCVM thời gian qua. Ngoài ra, nhiều
vấn đề có tính nội tại trong hệ thống các tổ chức có hoạt động TCVM chưa
được nhận diện, cải thiện trong suốt thời gian qua, đặc biệt là tính liên kết nội
bộ giữa các TCTCVM, giữa các TCTCVM với các TCTD khác còn lỏng lẻo, thiếu
các cơ chế phối hợp hiệu quả trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ, trao đổi
thông tin, đào tạo… dẫn đến việc phát triển hoạt động TCVM còn nhỏ lẻ, manh
mún và có phần tự phát.
Từ những bất cập trên, Đề tài lựa chọn nội dung tập trung nghiên cứu vào hệ
thống cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của lĩnh vực TCVM, những
bất cập có tính nội tại của hệ thống các tổ chức có hoạt động TCVM, qua đó
đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể, thiết thực với hy vọng tạo được
“cú huých” cho ra sự phát triển an toàn, bền vững đối với các TCTCVM trong
thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu không đề cập nhiều vấn đề lý luận mà tập trung phân tích,
đánh giá tổng thể thực trạng hoạt động TCVM của các tổ chức hoạt động
TCVM đã được cấp phép chính thức và các chương trình/dự án đang cung
cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam
(gọi chung là TCTCVM). Trên cơ sở đó, đưa ra
những đề xuất, kiến nghị có tính hành động cụ thể, thiết thực nhằm tháo gỡ
những nút thắt hiện nay, với hy vọng tạo nên sự đổi mới căn bản, tác động hữu
hiệu đến môi trường hoạt động TCVM trong thời gian tới. Cụ thể:
- Kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động TCVM của
các TCTCVM cung cấp dịch vụ TCVM tại Việt Nam;
- Đề xuất chương trình hành động cụ thể cần triển khai để tăng cường khả
năng thực hiện “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam
đến năm 2020” ban hành theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ;
- Nâng cao nhận thức đối với các cơ quan hoạch định chính sách, Chính
quyền địa phương các cấp, các nhà đầu tư, nhà tài trợ, khách hàng, các
nhà cung cấp dịch vụ TCVM để hướng tới phát triển hoạt động TCVM an
toàn, bền vững, minh bạch;
- Tăng cường tính liên kết giữa các thành viên trong nội bộ từng tổ chức, giữa
các TCVM, giữa các TCTCVM với các TCTD, qua đó tạo nên sức mạnh của
từng tổ chức nói riêng và của hệ thống nói chung.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào hoạt động TCVM của các TCTCVM
chính thức và bán chính thức
(các TCTCVM, các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện/
chương trình/dự án đang cung cấp dịch vụ TCVM)
tại Việt Nam, có xem xét
liên hệ với các TCTD khác có hoạt động TCVM, như Ngân hàng Chính sách Xã
hội Việt Nam
(NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam
(NHNN&PTNT), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (NHHTX), Quỹ tín dụng
nhân dân
(QTDND), ….
Đối tượng nghiên cứu
- Các Cơ quan quản lý nhà nước/các nhà hoạch định chính sách (bao gồm
Chính phủ, các Bộ, ngành, Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đoàn thể), các TCTCVM (các
tổ chức chính thức được NHNN cấp Giấy phép và các tổ chức bán chính
thức gồm Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện/chương trình/dự án đang cung cấp dịch
vụ TCVM) tại Việt Nam.
- Các cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan
đến hoạt động TCVM (Luật; các Nghị định của Chính phủ Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ; Thông tư của các Bộ, ngành; các văn bản hành chính của
các Chính quyền địa phương các cấp).
Tóm tắt Đề tài nghiên cứu
Với mục tiêu tạo nên những chuyển biến mới, tích cực cho các TCTCVM chính
thức và bán chính thức phát triển an toàn, ổn định và bền vững trong giai đoạn
tới, Đề tài nghiên cứu TCVM 2014 tập trung vào 04 nội dung sau: (1) Phân tích,
đánh giá tổng quan về thực trạng hoạt động của các TCTCVM Việt Nam, qua
đó làm sáng tỏ những thành tựu đạt được và tồn tại, hạn chế trong hoạt động
của các TCTCVM thời gian qua; (2) Phân tích, đánh giá những bất cập về cơ
chế, chính sách, hành lang pháp lý, tiến độ triển khai
“Đề án xây dựng và phát
triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”
ban hành theo Quyết định số
2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; (3) Đánh giá mức độ liên kết của các
TCTCVM Việt Nam hiện nay; từ đó (4) Đưa ra những đề xuất, kiến nghị quan
trọng sau:
a) Đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ:
– Sớm ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
chỉ đạo các Bộ/Ngành hoàn thiện khung pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc
thù của hoạt động TCVM, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn: (i) Hoạt động
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 7
đối với các chương trình, dự án TCVM theo quy định tại Khoản 6 Điều 161
Luật TCTD theo hướng khuyến khích các chương trình, dự án TCVM đang
hoạt động và tạo điều kiện cho các chương trình/ dự án mới được triển khai
để cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo; (ii) hoạt động dịch vụ bảo
hiểm vi mô theo hướng khuyến khích các Công ty bảo hiểm tham gia vào
quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người nghèo một cách chuyên
nghiệp và hiệu quả.
– Chỉ đạo, đôn đốc các Bộ/Ngành, chính quyền địa phương các cấp khẩn
trương triển khai và hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể đã được giao tại Quyết
định số 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đề xuất, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
Chỉnh sửa, bổ sung các quy định hiện hành, có giải pháp hỗ trợ phù hợp với
đặc thù hoạt động TCVM, bao gồm: (i) mô hình, cơ cấu tổ chức và quản trị
điều hành; (ii) góp vốn thành lập TCTCVM; (iii) điều kiện cấp Giấy phép để
khuyến khích chuyển đổi và hoạt động chuyên nghiệp; (iv) nội dung, phạm vi
hoạt động tạo điều kiện hỗ trợ tài chính hiệu quả cho người nghèo/người thu
nhập thấp; (v) mạng lưới hoạt động; (vi) tỷ lệ khả năng chi trả; (vii) hệ thống
kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập; (viii) cơ chế lãi suất
đảm bảo cho các TCTCVM thu đủ bù chi và bền vững hoạt động, cung cấp
dịch vụ tài chính cho người nghèo một cách bền vững và có chất lượng; (ix)
xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hướng dẫn quy định tại Khoản 6 Điều 161
Luật TCTD theo hướng kế thừa, tạo điều kiện cho các chương trình/dự án TCVM
đang hoạt động và khuyến khích phát triển các hoạt động mới, tăng cơ hội
tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo, đặc biệt ở các vùng khó khăn; (x)
hỗ trợ thành lập Hiệp hội TCVM bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho TCTCVM và
khách hàng.
c) Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Tài chính:
Khẩn trương nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành chính
sách ưu đãi về thuế cho các TCTCVM; đồng thời, sớm có văn bản hướng dẫn
về hoạt động dịch vụ bảo hiểm vi mô theo hướng khuyến khích các Công ty
bảo hiểm tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người nghèo
một cách chuyên nghiệp và hiệu quả để các TCTCVM có cơ sở pháp lý triển
khai trên thực tế.
8 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
d) Đề xuất, kiến nghị đối với Bộ Nội Vụ:
Có chính sách hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện kế thừa đối với các chương trình/dự
án TCVM đang hoạt động và khuyến khích phát triển các hoạt động mới, qua
đó tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo, đặc biệt ở các vùng
khó khăn; Sớm xem xét, tạo điều kiện cho phép thành lập Hiệp hội TCVM theo
quy đinh của pháp luật.
đ) Đề xuất, kiến nghị đối với Chính quyền địa phương các cấp:
Chủ động, tích cực hỗ trợ các TCTCVM trong công tác tuyên truyền, vận động
về TCVM; tạo điều kiện về nguồn vốn cho các TCTCVM nhằm thúc đẩy công
tác hỗ trợ người nghèo tiếp cận tài chính tại địa phương; phối hợp, trợ giúp các
TCTCVM trong việc đảm bảo an toàn khi phát vay và thu hồi nợ tại địa phương.
e) Đề xuất, kiến nghị đối với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đoàn
thể, tổ chức nghề nghiệp:
Chủ động hợp tác, hỗ trợ các TCTCVM về nguồn vốn tài chính và nhân lực; cơ
sở vật chất và trụ sở làm việc; tuyên truyền và vận động chính sách cho hoạt
động của ngành TCVM trên địa bàn.
g) Đề xuất, kiến nghị đối với các TCTCVM:
Chủ động, nâng cao tính tự chủ, phát huy nội lực trong công tác quản trị, điều
hành; tăng cường hợp tác, liên kết trong và ngoài hệ thống các TCTCVM; tham
gia kết nối mạng lưới thống nhất, bền vững thông qua thành lập Hiệp hội TCVM.
Hạn chế của Đề tài nghiên cứu
Do thời gian và nguồn lực hạn chế, Đề tài nghiên cứu còn một số hạn chế sau:
- Đề tài nghiên cứu chưa đi sâu vào nghiên cứu, trình bày về cơ sở lý luận (mục
tiêu, vai trò, kinh nghiệm quốc tế), thực trạng hoạt động và kết quả tài chính
của các TCTCVM mà chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá hệ thống
cơ chế chính sách hiện nay đối với các TCTCVM chính thức và bán chính
thức tại Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu tập trung vào các TCTCVM
chính thức và bán chính thức, không bao gồm các tổ chức có hoạt động
TCVM khác như NHCSXH, NHHTX, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 9
- Hệ thống văn bản quy định hoạt động TCVM được nghiên cứu trong Đề tài
bao gồm văn bản còn hiệu lực thi hành hoặc đang được vận dụng để điều
chỉnh hoạt động của các TCTCVM chính thức và bán chính thức tại Việt Nam.
- Quy mô chọn mẫu nghiên cứu để thực hiện khảo sát, phỏng vấn, thu thập
thông tin mới chỉ dừng lại ở 03 tỉnh có hoạt động TCVM do nguồn lực tài
chính.
Những hạn chế của Đề tài nghiên cứu có thể là những gợi mở để Nhóm nghiên
cứu, các tổ chức, cá nhân có quan tâm đến hoạt động TCVM tiếp tục nghiên
cứu trong thời gian tới nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam.
PHẦN I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TCTCVM
TẠI VIỆT NAM
10 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển hoạt động TCVM tại Việt Nam
1.1. Lịch sử phát triển
Để giúp người nghèo có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính, trên thế giới và
tại Việt Nam đã phát triển các hoạt động TCVM. Ban đầu chỉ là việc cung cấp
cho các hộ gia đình nghèo các khoản vay rất nhỏ
(gọi là tín dụng vi mô), nhằm
mục đích giúp họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc khởi
tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. Nhưng chỉ tín dụng thôi chưa đủ, người
nghèo còn cần hàng loạt các dịch vụ khác như tiết kiệm, bảo hiểm, giáo dục,
đào tạo, tư vấn kinh doanh, v.v… hay còn gọi là dịch vụ TCVM.
Vào cuối những năm 1980, cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, TCVM
được du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động của các tổ chức quốc tế,
các tổ chức phi chính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức
song phương và đa phương. Tất cả các chương trình đều có mục tiêu xóa
đói giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Một số chương trình, dự án chỉ
cung cấp các dịch vụ TCVM, nhưng tại một số chương trình, dự án thì TCVM
là một bộ phận trong tổng thể của chương trình, dự án lớn hoặc là một công
cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trong một giai đoạn
nhất định.
Chịu ảnh hưởng sâu sắc của trào lưu chung về phát triển TCVM thế giới, Việt
Nam cũng trải qua những giai đoạn thăng trầm. Có thể chia tiến trình phát triển
TCVM ở Việt Nam theo 3 giai đoạn
(Xem thêm Bảng 01):
(i) Giai đoạn khởi đầu (trước năm 1990);
(ii) Giai đoạn mở rộng (từ năm 1991 đến năm2005);
(iii) Giai đoạn phát triển chiều sâu (từ năm 2005 đến nay).
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 11
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
1
Chỉ tính tới các TCTCVM chính thức và bán chính thức theo quy định tại Luật TCTD Việt Nam 2010. Các
mốc lịch sử của các TCTD khác tham gia ngành TCVM như NHNoPTNT, NHCSXH, hệ thống QTDND.
2
Đây là nguồn gốc các chương trình tín dụng của HLHPN ngày nay.
3
Ngày 2/11/1991, quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM cho phép Liên đoàn Lao Động Tp.HCM chính
thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm” (gọi tắt là Quỹ CEP). Mục đích
của CEP là xây dựng những mối quan hệ mật thiết với nhân dân lao động, để hỗ trợ những khoản vay
nhỏ giúp họ phấn đấu làm ăn vươn lên, để dần dần cải thiện được những tình trạng nghèo túng thông
qua các khoản vay tăng thu nhập và tạo việc làm.
4
Ban Công tác có nhiệm vụ hỗ trợ Thủ tướng Chính Phủ trong hình thành chính sách và chiến lược phát
triển ngành TCVM hoạt động định hướng thị trường.
Bảng 01. Các mốc son phát triển TCVM tại Việt Nam
1
Năm Sự kiện
1989
Ban chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPN) phát động
“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”.
2
1991
Quỹ Trợ Vốn cho Người lao động nghèo Tự tạo việc làm (CEP) - TCTCVM đầu
tiên được thành lập theo mô hình Grameen Bank.
3
1992
Dự án Quỹ Tình thương (TYM) thuộc Ban Gia đình - Đời sống của HLHPN Việt
Nam được thành lập.
2004 Thành lập Nhóm công tác TCVM Việt Nam (VMFWG).
2005
Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 8/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam được ban hành - là mốc
pháp lý quan trọng tạo ra khung chính sách cho việc chính thức hóa hoạt
động TCVM tại Việt Nam.
2007
Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về việc sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP.
2009
Ban Công tác tài chính quy mô nhỏ được thành lập theo Quyết định số
1450/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
4
6/2010
Luật TCTD 2010 ra đời, chính thức công nhận các TCTCVM là một loại hình
trong hệ thống TCTD chính thức.
8/2010
TYM - Tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam được NHNN cấp phép hoạt động
TCVM theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP/Nghị định số 165/2007/NĐ-CP.
2011
Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê duyệt
“Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến năm 2020”.
12/2012
M7-MFI là TCTCVM thứ hai được NHNN chính thức cấp Giấy phép hoạt động
theo Luật TCTD 2010.
12 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Từ khi hình thành hoạt động TCVM tại Việt Nam đến nay, các nhà tài trợ, các tổ
chức phi chính phủ… luôn đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy, tạo ra
các chuyển biến lớn cho hoạt động TCVM tại Việt Nam. Các nhà tài trợ đóng
góp rất lớn cho sự hình thành, định hướng phát triển gồm: SC, ACT, Action Aid,
CARE…; hỗ trợ cho việc hình thành khung pháp lý cho hoạt động TCVM, lựa
chọn và hỗ trợ kỹ thuật đối với các TCTCVM có khả năng chuyển đổi như: ADB,
AFD; khuyến khích các TCTCVM phát triển theo chuẩn mực quốc tế gồm: ADB,
IFC,….; phát triển mạng lưới và kết nối các TCTCVM có thể kể đến ADA, Cordaid,
Quỹ Citi – Ngân hàng Citibank…
Trong khi đó, Hội LHPN Việt Nam là đối tác chính của các nhà tài trợ trong việc
thực hiện các chương trình, dự án TCVM. Khi chuyển đổi và chính thức hóa,
hầu hết các nhân sự chủ chốt trong các Quỹ đều xuất thân từ hoặc liên quan
trực tiếp đến Hội Phụ nữ các cấp.
Sau gần 30 năm hoạt động, TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu
hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Do đó, xây dựng và
phát triển hệ thống TCVM an toàn, bền vững hướng đến phục vụ người nghèo,
người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ đã được Chính phủ đánh
giá là một trong những mục tiêu trọng tâm đến năm 2020.
1.2. Vai trò, mục tiêu của các tổ chức hoạt động TCVM
TCVM đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội tại các quốc gia đang phát
triển. Vai trò của TCVM đối với giảm nghèo cũng được khẳng định thông qua
các nghiên cứu lý thuyết
(Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch và Haley, 2002;
Khandker, 2003).
Tầm quan trọng của TCVM đối với phát triển kinh tế - xã hội
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
Năm Sự kiện
2013
TYM chính thức đổi tên thành “Tổ chức tài chính vi mô TNHH một thành viên
Tình Thương”, hoạt động theo Luật TCTD 2010.
2014
- Ban Công tác TCVM Việt Nam được tái thành lập theo quyết định số
381/QĐ-TTg ngày 18/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Ban công tác có tổ
thường trực giúp việc gồm một số cán bộ, chuyên gia hoạt động trong lĩnh
vực TCVM.
- Quỹ hỗ trợ tín dụng thuộc HLHPN được thực hiện thí điểm cho vay các quỹ
xã hội để hỗ trợ vốn cho phụ nữ nghèo đến hết năm 2014 theo Công văn số
1700/VPCP-KTTH ngày 14/3/2014 của Văn phòng Chính phủ.
- Ngày 22/8/2014: Tổ chức Tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa được chính thức
cấp Giấy phép.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 13
cũng đã được khẳng định trong thực tế thông qua việc Liên hiệp quốc chọn
năm 2005 là năm quốc tế về TCVM, giải thưởng Nobel hòa bình năm 2006 đã
được trao cho Mohamet Yunus - người sáng lập ra Grameen Bank – ngân hàng
vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Bangladesh.
Tại Việt Nam, từ năm 2011 Chính phủ đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến hết
năm 2013, bình quân số hộ nghèo giảm 2% mỗi năm; các huyện nghèo, xã
nghèo giảm bình quân trên 5% một năm. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa
đồng đều và bền vững. Địa bàn các xã nghèo miền núi, vùng dân tộc thiểu số
tỷ lệ hộ nghèo còn cao, chiếm 50% trong tổng số hộ nghèo cả nước. Đặc biệt,
tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao.
“Bình quân cứ 3 hộ
thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo, phát sinh nghèo, bao gồm cả số hộ tái
nghèo và phát sinh nghèo do hậu quả thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, do tách hộ”
5
.
Hơn nữa, mức độ sử dụng dịch vụ tài chính chính thức tại Việt Nam hiện còn
rất thấp, đặc biệt đối với khu vực nông thôn, người có trình độ thấp và đều thấp
hơn các quốc gia thu nhập cận thấp trên thế giới.
Hình 01. Tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chính chính thức
theo khu vực thành thị/nông thôn (%)
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
80
70
60
50
40
30
20
10
0
16.54
Nông thôn Thành thị
50.1
26.03
29.83
68.72
33.77
Việt Nam
Đông Á và
Thái bình Dương
(Chỉ các quốc gia
đang phát triển)
Các quốc gia
có thu nhập
trung bình thấp hơn
Nguồn: Demirguc-Kunt and Klapper, 2012.
5
Đánh giá của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bà Phạm Thị Hải Chuyền trong báo cáo
trước Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững chiều 20/2/2014.
/>14 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Các số liệu cho thấy, tỷ lệ khách hàng có tài khoản tại một định chế tài chính
chính thức kể cả ở khu vực nông thôn hay thành thị tại Việt Namđều thấp hơn
các quốc gia khác trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và các quốc gia
thu nhập cận trung bình. Do vậy, đòi hỏi thực tiễn về phát triển ngành TCVM để
đáp ứng các nhu cầu đa dạng của các khách hàng khác nhau, đặc biệt là
các khách hàng thu nhập thấp, trình độ văn hóa thấp, ở khu vực nông thôn
hoặc các vùng sâu vùng xa khó tiếp cận trở nên hết sức cấp thiết. Tuy vậy, theo
các tài liệu nghiên cứu và thực tiễn từ hoạt động tại nhiều quốc gia trên thế
giới, TCVM không trực tiếp thay đổi cuộc sống của khách hàng mà thông qua
việc tiếp vốn cho sản xuất kinh doanh, TCVM giúp tạo thu nhập cũng như giảm
thiểu các ảnh hưởng của khu vực phi chính thức đắt đỏ. Khách hàng khi tham
gia TCVM có cơ hội được nâng cao nhận thức cũng như các kỹ năng xã hội
thông qua các hoạt động phi tài chính do các TCTCVM cung cấp
6
.
Thực tế cho thấy, dịch vụ và sản phẩm TCVM được đánh giá là phù hợp với khả
năng và nhu cầu của người nghèo/người có thu nhập thấp. TCVM là hoạt động
cung cấp các dịch vụ tài chính (như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, ) cho đối
tượng nghèo và thu nhập thấp, đồng thời cung cấp các dịch vụ tư vấn, đào
tạo để giúp cho người nghèo có đủ năng lực khởi sự hoạt động kinh doanh,
vươn lên làm chủ hoàn cảnh, cải thiện cuộc sống, thoát khỏi cảnh đói nghèo
một cách bền vững. Người nghèo cũng cần có những công cụ tài chính để
tích lũy tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Theo nhiều
nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng,TCVM là công cụ hiệu quả và đáng
tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính và
phi tài chính cho người nghèo.TCVM giúp người nghèo tăng thu nhập, tạo lập
hoạt động kinh doanh bền vững và giảm khả năng dễ bị tổn thương trước các
cú sốc từ bên ngoài. TCVM đồng thời là công cụ mạnh mẽ giúp người nghèo,
đặc biệt phụ nữ yếu thế trở thành trụ cột kinh tế trong gia đình.
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
6
David Hulme (2000), Impact Assessment Methodologies for Micronance: Theory, Experience and Better
Practice, CGAP & USAID’s AIM Project;
Ngân hàng Thế giới (2002), Báo cáo đánh giá tác động của dự án Tài chính nông thôn I.
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 15
Các TCTCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội khu vực nông thôn.Về bản chất, các TCTCVM có vai trò “kép” cả về
kinh tế và xã hội.Các TCTCVM là thành tố, đóng vai trò quan trọng cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn. Các TCTCVM cũng thực
hiện chức năng điều hòa giữa những người dư thừa tiền mặt- những người gửi
tiết kiệm và những người cần tiền mặt- những người đi vay. Trên thực tế, nếu
không có việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính thì thu nhập, khả năng mua
bán và đầu tư của người dân sẽ trở lên thất thường. Tiếp cận với dịch vụ tài
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
Theo điều tra sơ cấp năm 2014, trong số 143 khách hàng TCVM được phỏng vấn với câu
hỏi “Vay vốn TCVM giúp họ thoát nghèo, ổn định ở mức nào?”, 22,6% chọn “rất tốt”, 39,6%
chọn “tốt”, 25,8% chọn “vừa”, 1,3% chọn “thấp” và 10,7% “không có ý kiến”.
Với câu hỏi “Ông/bà có muốn gắn bó với TCTCVM trong thời gian tới không?”, trong số
159 khách hàng TCVM tham gia khảo sát, 86,8% khẳng định sẽ tiếp tục gắn bó, 3,8% lựa
chọn “không” và 9,4% khách hàng không lựa chọn phương án nào.
Tần suất
Tần suất theo
tỷ lệ phần trăm
Tỷ lệ
phần trăm
hợp lệ
Tỷ lệ phần trăm
tích lũy
cộng dồn
Giá trị hợp lệ
Rất tốt 36 22.6 25.4 25.4
Tốt 63 39.6 44.4 69.7
Vừa 41 25.8 28.9 98.6
Thấp 2 1.3 1.4 100.0
Tổng 142 89.3 100.0
Giá trị khuyết Số giá trị 17 10.7
Tổng 159 100.0
Tần suất
Tần suất
theo tỷ lệ
phần trăm
Tỷ lệ
phần trăm
hợp lệ
Tỷ lệ phần
trăm tích lũy
cộng dồn
Giá trị hợp lệ
Có 138 86.8 95.8 95.8
Không 6 3.8 4.2 100.0
Tổng 144 90.6 100.0
Giá trị khuyết Số giá trị 15 9.4
Tổng 159 100.0
16 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
chính có thể giải quyết các giai đoạn thu nhập và tiêu dùng thất thường, đồng
thời cung cấp nơi cất giữ an toàn và gia tăng thu nhập từ tiền nhàn rỗi. Các
trung gian tài chính có thể giảm chi phí giao dịch bằng cách kết hợp giữa người
gửi tiết kiệm và những người cho vay trong một cấu phần thị trường nhất định.
Nếu không có trung gian tài chính, người gửi tiền phải tìm cách sử dụng tiền và
người đi vay tiền sẽ phải tìm cách vay vốn một cách riêng rẽ, điều đó góp phần
làm tăng chi phí cho cả hai.
Về khía cạnh kinh tế, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các
TCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái
phân bổ tiết kiệm cho đầu tư; và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương
mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói
và tăng thu nhập.
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn -
nhất là người nghèo/người thu nhập thấp - tiếp cận được với dịch vụ tài chính,
tăng cường năng lực xã hội và là động lực khuyến khích sự tham gia của họ
vào cuộc sống cộng đồng.
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
Trong điều tra sơ cấp 2014, trong số 23 cán bộ của các chương trình/dự án TCVM được
hỏi “Ông/Bà cho biết hoạt động TCVM do tổ chức ông/bà cung cấp giúp thành viên
thoát nghèo, ổn định kinh tế, cuộc sống ở mức độ nào?”, 77,3% đánh giá ở mức độ “cao
và rất cao”, 22,7% đánh giá là “vừa”.
Tần suất
Tần suất
theo tỷ lệ
phần trăm
Tỷ lệ
phần trăm
hợp lệ
Tỷ lệ phần
trăm tích lũy
cộng dồn
Giá trị hợp lệ
Rất cao 3 13.0 13.6 13.6
Cao 14 60.9 63.6 77.3
Vừa 5 21.7 22.7 100.0
Tổng 22 95.7 100.0
Giá trị khuyết Số giá trị 1 4.3
Tổng 23 100.0
TCVM được coi là một công cụ giảm nghèo quan trọng tại Việt Nam. Việt Nam
có khoảng 72% dân số sống ở khu vực nông thôn, nơi đây có khoảng 94% người
nghèo của cả nước sinh sống, chiếm tới 54% lực lượng lao động quốc gia, trong
đó nông nghiệp là nguồn kinh tế chủ yếu. Với kết quả giảm nghèo rất đáng kinh
ngạc, tỷ lệ nghèo đói đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 10% năm 2013 và
Việt Nam đang sẵn sàng cho việc đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ vào
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 17
năm 2015 (ADB, 2014)
7
đã phần nào chứng tỏ vai trò quan trọng của việc cung
cấp các sản phẩm TCVM tới khu vực nông thôn.
1.3. Số lượng các TCTCVM
Cùng tham gia với các ngân hàng chính thức trong cuộc chiến chống đói
nghèo, kể từ năm 1990 đến 2004, 57 tổ chức phi chính phủ
(NGO) và HLHPN đã
thực hiện chương trình TCVM trên 2.900 xã, phường
(29%) trên 36 tỉnh (57% số
tỉnh trên toàn quốc)
. Từ quy mô khá nhỏ lẻ đến nay, một số chương trình đã
phát triển thành các loại hình TCTD, các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện cung cấp các
dịch vụ TCVM khá chuyên nghiệp.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 50
TCTCVM. Tính đến 30/8/2014, các TCTCVM tại Việt Nam gồm: 03 tổ chức chính
thức được cấp phép là TYM, M7-MFI và Tổ chức TCVM Thanh Hóa
(mới đây, Tổ
chức TCVM Thanh Hóa đã được cấp Giấy phép chính thức)
; 01 tổ chức đang
trong quá trình đệ đơn cấp phép là MOM; CEP TP HCM đang chuẩn bị các điều
kiện để phát triển chính thức; 12 quỹ xã hội
8
, 10 chương trình/dự án TCVM do tổ
chức chính trị-xã hội quản lý
9
, 08 chương trình/dự án TCVM trực thuộc tổ chức
phi chính phủ
10
. Bên cạnh đó, các loại hình TCVM bán chính thức hiện đang
được triển khai tại các cấp của các tổ chức chính trị - xã hội như HPN, Hội nông
dân trên phạm vi cả nước, gồm: hoạt động tín dụng vi mô thuộc một số chương
trình/dự án phát triển do một số nhà tài trợ song phương hoặc đa phương thực
hiện, hoạt động tín dụng vi mô triển khai cấp tỉnh/thành phố, các hoạt động
tín dụng tiết kiệm cơ sở
11
.
1.4. Phân bố theo địa bàn
Ngoài các chương trình TCVM của NHCSXH, các chương trình tự phát hoặc
thuộc các tiểu đề án của các tổ chức chính trị - xã hội có phạm vi hoạt động
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
7
ADB (2014), “Sector Assessment: Micronance”, Tài liệu chuẩn bị cho khoản vay Tiểu Chương trình 2 (SP2)
- Chương trình Phát triển ngành Việt Nam.
8
Hầu hết các quỹ xã hội đều được thành lập và hoạt động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012
về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện; Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của
Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
9
Có một số chương trình TCVM do HPN cấp tỉnh/huyện đã chuyển đổi thành quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo,
nhưng không phải quỹ nào cũng hoạt động như một quỹ xã hội. Ví dụ, Quỹ HTPN Đà Nẵng không hoạt
động theo Nghị định 30/2012/NĐ-CP mà hoạt động như một chương trình cho vay với chủ sở hữu vốn
là Ủy ban Nhân dân thành phố.
10
Chỉ tính tới các tổ chức có tham gia VMFWG và nộp báo cáo cho VMFWG.
11
Như các chương trình huy động tiết kiệm và cho vay trong các cấp Hội LHPN Việt Nam hiện đang thực
hiện ở các cấp hội.
18 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
trên toàn quốc (như của HPN, Hội Nông dân), các TCTCVM chính thức và bán
chính thức tại Việt Nam hiện đang hoạt động trên phạm vi 136/703
quận/huyện/thị trấn tại 34/63 tỉnh thành trên cả nước
(VMFWG, 2013; Tổng cục
Thống kê, 2014).
Có thể đánh giá là các TCTCVM đã hoạt động trên địa bàn tương đối rộng xét
theo địa bàn tỉnh/thành phố. Tuy nhiên, tại mỗi tỉnh/thành phố, chỉ có một số
huyện có hoạt động TCVM và hoạt động này cũng không bao phủ toàn bộ các
phường/xã trong quận/huyện/thị trấn đó và không chỉ tập trung tại các huyện,
xã vùng sâu, vùng xa. Sự phân bố như trên là tương đối manh mún, khó tạo nên
sức mạnh quy mô tập trung cho các TCTCVM, trừ trường hợp như của CEP TP.
HCM – có mặt trên hầu hết quận/huyện/thị trấn của TP. HCM. Tuy vậy, đặc trưng
này hoàn toàn phù hợp với chiến lược tập trung vào các phân đoạn thị trường
ngách, do các khách hàng TCVM chủ yếu là những người thu nhập thấp, khó
tiếp cận hoặc không tiếp cận đầy đủ tới các dịch vụ tài chính chính thức khác.
Do vậy, một số TCTCVM
(như TYM, CEP, M7-MFI) lựa chọn cách tiếp cận nhỏ ở
nhiều địa bàn khác nhau
(TYM có chi nhánh ở 10 tỉnh trên toàn quốc; CEP có
28 chi nhánh ở TP. HCM và 6 tỉnh/thành phố khác, M7-MFI có 03 chi nhánh ở 02
tỉnh)
hoặc tập trung tại địa bàn một tỉnh (đối với hầu hết các TCTCVM còn lại).
Khác với quan điểm TCTCVM chỉ hoạt động ở vùng sâu - vùng xa, cách tiếp
cận đa chiều với địa bàn đa dạng như hiện nay tạo cơ hội tốt hơn cho các
TCTCVM tăng cường khả năng bền vững do giảm thiểu các chi phí giao dịch
tại các địa bàn khó khăn. Theo Nhóm nghiên cứu, địa bàn ngoại ô và thành thị
trong thời gian tới vẫn sẽ rất hấp dẫn đối với các TCTCVM, do nhu cầu dịch vụ
TCVM của khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ gia đình thu nhập thấp
trong khu vực này vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ
(Xem thêm Bảng 02).
Bảng 02. Các tỉnh, huyện có tổ chức đang hoạt động TCVM
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
STT Tỉnh Huyện
Số huyện có
hoạt động
của TCTCVM
1 Điện Biên TP. Điện Biên Phủ, Huyện Điện Biên, Mường Ẳng 3
2 Hải Phòng
Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh,
Hải An
5
3 Hưng Yên Kim Động, Phù Cừ, Khoái Châu, TP Hưng Yên 4
4 Quảng Ninh Đông Triều, Uông Bí 2
5 Sơn La Phù Yên, Mai Sơn 2
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 19
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
STT Tỉnh Huyện
Số huyện có
hoạt động
của TCTCVM
6 Hà Nội Mỹ Đức, Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh 4
7 Bắc Ninh TP Bắc Ninh, Quế Võ, Yên Phong 3
8 Hải Dương TP Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Ninh Giang 4
9 Hòa Bình Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn 3
10 Lào Cai Bình Minh, Thống Nhất 2
11 Nam Định Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thủy 5
12 Ninh Bình TP. Ninh Bình 1
13 Phú Thọ TP. Việt Trì, Thanh Sơn, Tam Nông 3
14 Vĩnh Phúc
Phúc Yên, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương, Lập
Thạch
5
15 Thái Nguyên TP. Thái Nguyên, Sông Công, Phú Bình 3
16 Thái Bình Tiền Hải 1
17 Đà Nẵng Hòa Vang, Thanh Khê, Hải Châu 3
18 Thanh Hóa
Nông Cống, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa,
Hậu Lộc, Đông Sơn, Quảng Xương, Cẩm Thủy,
Lang Chánh, Sầm Sơn, Tĩnh Gia
11
19 Nghệ An
Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương,
Diễn Châu, Nam Đàn, Quỳnh Lưu
7
20 Hà Tĩnh
Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ
Quang, Đức Thọ, Kỳ Anh, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh
9
21 Quảng Bình Đà Bắc, Bố Trạch, Lệ Thủy 3
22 Quảng Nam Hiệp Đức, Tiên Phước 2
23 Quảng Trị Triệu Phong, Vĩnh Linh, Hải Lăng 3
20 - NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM
Nguồn: Danh bạ các tổ chức TCVM 2012, VMFWG
2. Thực trạng hoạt động của các TCTCVM
2.1. Thực trạng về mức độ tự bền vững
Trong giai đoạn 1993-2004, khá nhiều chương trình tín dụng vi mô của các tổ
chức phi chính phủ quốc tế, các tổ chức và cá nhân trong nước mở rộng hoạt
động cả về quy mô lẫn độ bao phủ tại Việt Nam. Hàng loạt tên tuổi nổi tiếng
của các tổ chức quốc tế về TCVM đã tham gia vào thị trường trong nước, như:
Rabobank, Ngân hàng Tái thiết Đức
(KWF2), IFAD, UNFPA, UNICEF, Cứu trợ trẻ em
(SC), GRET, OXFAM, MRDP Thụy Điển… Tuy nhiên, từ năm 2005 đến nay, hầu hết
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
STT Tỉnh Huyện
Số huyện có
hoạt động
của TCTCVM
24 Ninh Thuận Ninh Phước, Thuận Bắc 2
25
TP. Hồ Chí
Minh
23 quận huyện của TP. HCM 23
26 Bình Dương Giồng Trôm, Ba Trị 2
27 Đồng Nai Tân Phú 1
28 Cần Thơ TP. Cần Thơ 1
29 Sóc Trăng Châu Thành, Long Phú, Trần Đề 3
30 Tiền Giang
Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, TP. Mỹ
Tho, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông,
TX Gò Công, Tân Phú Đông
10
31 Long An TP. Long An 1
32 Vĩnh Long Vũng Liêm, Trà Ôn 2
33 Bến Tre TX. Bến Tre 1
34
Bà rịa –
Vũng Tàu
TP. Vũng Tàu, TX. Bà Rịa 2
Tổng 136
NHÓM CÔNG TÁC TÀI CHÍNH VI MÔ VIỆT NAM - 21
các chương trình TCVM lớn của các tổ chức quốc tế trên đã ngừng hoạt động
hoặc rút khỏi Việt Nam. Các đối tác địa phương đã được chuyển giao kinh
nghiệm và/hoặc vốn tiếp tục hoạt động theo hình thức chương trình, dự án
hoặc đăng ký thành lập các Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện. Số lượng các dự án phát
triển có cấu phần TCVM ngày càng ít đi. Lý do chính là: (i) cách tiếp cận về các
dự án phát triển đã thay đổi, nhiều dự án tập trung vào cách tiếp cận theo
“chương trình” nhiều hơn là “dự án”; (ii) Việt Nam đang dần trở thành một quốc
gia đang phát triển có thu nhập trung bình cận dưới, do vậy các dự án phát
triển theo phương pháp
“không hoàn lại” giảm đi đáng kể; (iii) đây là xu hướng
phát triển TCVM ở các quốc gia đang phát triển trên thế giới trong giai đoạn
những năm 1990-đầu năm 2005. Sau một thời gian mở rộng về quy mô, có tới
80% các dự án/chương trình nếu không theo đuổi mục tiêu tự bền vững và
chuyên nghiệp hóa sẽ dần tự đóng cửa.
Tuy vậy, về tổng thể thì quy mô hoạt động TCVM của Việt Nam từ năm 2005 đến
nay vẫn có xu hướng gia tăng. Nếu xét riêng tín dụng vi mô, số lượng khách
hàng và giá trị dư nợ
(từ 30 triệu đồng trở xuống) vẫn duy trì đà tăng trưởng qua
các năm
(Xem thêm Bảng 03).
Bảng 03. Bức tranh tín dụng vi mô Việt Nam (giai đoạn 2005-2013)
Phần I. Thực trạng hoạt động
của các TCTCVM tại Việt Nam
Số lượng khách hàng
(triệu người)
Dư nợ tín dụng vi mô
(triệu USD)
2005* 2010 2012 2013 2005 2010 2012 2013
NHCSXH 3.8 7.8 5.76 6.98 1064 4398 4142 5350
NHNN&PTNT 2.88 3.2 1.63 1.49 3771 3500 1452 1390
NHHTX/QTDND* 0.85 0.95 1.07 1.12 700 1006 1051 1294
Các TCTCVM* 0.28 0.6 0.48 0.50 47.4 75 108 113
Tổng 7.81 12.55 8.94 10.09 5583 8979 6753 8147
Nguồn: (World Bank, 2007); (ADB, 2010, 2013); * là số liệu ước tính.
Mặc dù quy mô của các TCTCVM so với các định chế cung cấp dịch vụ khác
(NHCSXH, NHNN&PTNT, hệ thống QTDND) tương đối nhỏ, nhưng tỷ lệ tăng trưởng
khách hàng và dư nợ khá đều đặn. Năm 2012, số lượng khách hàng giảm đi từ
600.000khách hàng xuống còn 480.000 khách hàng là do nhiều khách hàng
TCVM đã
“trưởng thành”, trở thành các “doanh nghiệp siêu nhỏ”, có khả năng
tiếp cận tốt hơn tới các tổ chức chính thức khác. Các khách hàng này có thể
vẫn tiếp tục là thành viên của các TCTCVM đã
“đồng cam cộng khổ” cùng với