Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Thu phí ATM có phải là độc quyền nhóm?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.49 KB, 7 trang )

Bộ Giáo dục & Đào tạo
Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh
Khoa Kinh tế
Môn Kinh Tế Công
Đề tài: Thu phí ATM có phải là độc quyền
nhóm?
Giảng viên:
Th.S. Trần Thu Vân
Lớp KD06A1
Nhóm thực hiện:
Kiều Nguyễn Hoài Thương 40662312
Đỗ Minh Phượng 40662192
Trương Nguyễn Hoàng Thy 40662240
Nguyễn Thị Duyên 40662068
Lê Minh Tùng 40662276
Hoàng Minh Tuấn 40662269

TP Hồ Chí Minh 5/2009
Nhận Xét Của Giảng Viên
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................


......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
I. Lý thuyết về độc quyền nhóm
A.Đặc điểm của thị trường độc quyền nhóm:
1. Chỉ có một số lượng nhỏ các công ty nên chúng phụ thuộc lẫn nhau: những hoạt
động nhằm mở rộng thị trường của một hãng nào đó trong ngành sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến thị phần của hãng còn lại. Bên cạnh đó để tồn tại và phát triển , các
hãng cũng phải luôn sẵn sàng chống trả lại hoạt động mở rộng thị trường của các
hãng đối thủ. Do các hang độc quyền nhóm có sự phụ thuộc lẫn nhau như vậy nên
cầu về sản phẩm của mỗi hãng khó xác định và nhanh chóng thay đổi.
2. Sản phẩm vừa được tiêu chuẩn hoá vừa có sự khác biệt
3. Khó khăn gia nhập: trong dài hạn sự gia nhập vào nghành độc quyền nhóm có
thể là dễ dàng, bị hạn chế một phần hoặc hạn chế hoàn toàn và điều này ảnh
hưởng rất lớn đến sự hình thành lợi nhuận trong dài hạn .
Do có ít các công ty trong một ngành độc quyền thiểu số, sản lượng của mỗi công ty
chiếm một thị phần lớn trên thị trường. Do điều này, quyết định giá cả và sản lượng của
mỗi công ty có tác động đáng kể lên lợi nhuận của các công ty khác. Thêm vào đó, khi ra
quyết định liên quan tới giá cả hoặc sản lượng, mỗi công ty phải tính tới phản ứng của các
công ty đối thủ. Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, các công ty độc quyền nhóm (hay độc
quyền thiểu số) can dự vào hành vi chiến lược. Hành vi chiến lược xảy ra khi kết quả tốt
nhất cho một bên được quyết định bởi hành độc của các bên khác.
Chiến lược tối ưu trong một tình huống như vậy thường là giữ mức giá hiện tại và
cạnh tranh trên những mặt phí giá cả thay vì cạnh tranh giá cả.
B.Lý thuyết trò chơi (game thoery):
Lý thuyết trò chơi giải thích hành vi chiến lược bằng việc xem xét sự thưởng phạt đi
cùng với những sự lựa chọn thay thế của mỗi người tham dự "trò chơi". Một tình huống có thể
xảy ra có thể được phân tích bằng lý thuyết trò chơi là liệu mỗi công ty trong hai công ty độc
quyền nhóm sẽ duy trì giá cao hay giá thấp. Trong một hoàn cảnh như vậy, mức lợi nhuận kết
hợp cao nhất có thể nhận được tại mức giá cao do công ty đưa ra. Tuy nhiên, công ty có thể

tăng lợi nhuận bằng việc đưa ra giá thấp nếu công ty kia tiếp tục tính mức giá cao. Nếu cả hai
công ty tính mức giá thấp, lợi nhuận kết hợp thấp hơn mức lợi nhuận kết hợp nếu cả hai công
ty tính mức giá cao.
Những người tham gia vào trò chơi đối mặt với một sự lựa chọn tương đối đơn giản
khi tồn tại một chiến lược độc quyền (dominant strategy). Một chiến lược độc quyền là một
chiến lược mang lại phần tiền thưởng cao nhất cho mỗi cá nhân với mỗi hành động có thể xảy
ra của đối thủ của họ. Trong quyết định giá độc quyền được miêu tả ở trên, chiến lược độc
quyền đưa ra một mức giá thấp hơn. Để hiểu điều này, giả sử bạn đang đưa ra quyết định này
và không biết công ty kia sẽ làm gì. Nếu công ty kia tính giá cao, bạn có thể nhận được lợi
nhuận lớn nhất bằng việc giảm giá của công ty này. Nói cách khác, nếu công ty kia tính giá
thấp, chiến lược tốt nhất với bạn là lại tính giá thấp (nếu bạn tính giá cao khi công ty kia tính
giá thấp, bạn sẽ chịu tổn thất lớn). Trong trường hợp này, nếu trò chơi này chỉ được chơi một
lần, mỗi công ty sẽ dự tính tính mức giá thấp cho dù thậm chí lợi nhuận kết hợp của họ sẽ cao
hơn nếu cả hai đều tính giá cao. Dù vậy, nếu sự cấu kết là có thể (và bị ép buộc) cả hai công ty
có thể tính giá cao.
1
Nếu các công ty độc quyền nhóm được tự do thông đồng và cùng tham gia quyết định
mức giá và sản lượng của họ, họ sẽ có thể dành được một mức lợi nhuận kết hợp cao hơn. Ở
một số nơi hình thức thông đồng này bị coi là vi phạm luật pháp(ví dụ như ở Mỹ). Mặc dù bị
coi là phạm luật nếu các công ty chính thức gặp nhau và quyết định mức giá và sản lượng của
họ, việc họ cùng tính mức giá bằng nhau chừng nào họ chưa gặp nhau để quyết định về giá cả
vẫn được coi là đúng luật. Các công ty có thể đạt được kết quả giống như kết quả khi họ thông
đồng với nhau bằng việc tham dự vào một tình huống lãnh đạo giá cả trong đó một công ty
đưa ra mức giá cho toàn thị trường và công ty kia theo giá cả của công ty đó. Những thực tế
thuận lợi như tính tăng giá có thể dẫn tới một kết quả tương đương. (Tính tăng giá hay thêm
giá xảy ra khi các công ty quyết định giá bán lẻ của một hàng hoá bằng việc nhân lên giá bán
buôn cho trước - nếu tính thêm giá 50%, một hàng hoá chi phí là 10 đôla của công ty sẽ được
bán với giá 15 đôla). Nếu tất cả các công ty sử dụng cùng tỷ lệ tính thêm giá, tất cả họ sẽ có xu
hướng tính cùng mức giá. Người sản xuất hàng hoá thường làm thuận lợi cho tình huống này
bằng cách in "giá bán lẻ kiến nghị" lên trên sản phẩm của họ.

Sự phối hợp hành động chung là hợp pháp ở một số nước. Theo một dàn xếp phối hợp
hành động chung, các công ty can dự vào hành vi thông đồng rõ ràng. Mặc dù vậy, một vấn đề
với sự phối hợp hành động chung là bất kỳ công ty nào cũng có thể tăng lợi nhuận bằng việc
không tuân thủ thoả thuận. Vì lí do này, hầu hết sự phối hợp hành động chung không diễn ra
lâu.
II.Thu phí ATM- Độc quyền nhóm
2

×