Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ngoaị tác - tác hại của túi nilon với môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.78 KB, 16 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
o0o
Trường đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh
Khoa Kinh Tế
Môn Kinh Tế Công Cộng
Đề tài:
GVHD:
Thành viên nhóm:
Nguyễn Ngọc Thùy Dương 40662308
Bùi Thị Kim Huệ 40602010
Trần Ái Thi 40662222
Nguyễn Thị Ngọc Linh 40662122
Phạm Thị Ngọc Hiếu 40662090
Tp. HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2009

Lời mở đầu
Túi nilon là một vật dụng hết sức thân thiết với mọi người, mọi nhà. Việc sử dụng
túi nilon mỗi ngày đã ăn vào nếp sống của mỗi người dân thành thị cũng như nông thôn.
Túi nilon có những tiện ích mà khó có một loại vật liệu nào thay thế được. Bên cạnh đó,
giá thành của mỗi chiếc túi nilon lại rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này càng mạnh mẽ
hơn. Ngày nay, túi nilon được sử dụng ở khắp nơi, từ người bán hàng rong cho đến các
cửa hàng, siêu thị,… Sản xuất và tiêu thụ như thế nhưng ít ai để ý đến những tác hại của
túi nilon gây ra cho môi trường và con người. Và ý thức của mỗi người trong việc sử
dụng túi nilon cũng đáng để chúng ta phải quan tâm, lưu ý.
I. Cơ sở lý luận:
1. Định nghĩa:
Ngoại tác là những lơi ích hay chi phí ảnh hưởng ra bên ngoài không được phản
ánh qua giá cả. Các chủ thể tác động ở đây là cá nhân hoặc các đơn vị sản xuất kinh
doanh và tác động này có thể là tác động tốt hay là tác động xấu. Ngoại tác thể hiện trong
3 mối liên hệ: mối quan hệ giữa sản xuất –sản xuất, mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu
dùng, và tiêu dùng và tiêu dùng.


2. Phân loại:
a) Tính hiệu quả của sự tác động:
● Ngoại tác tích cực:
Là yếu tố ngoại vi có tác động tốt đến các đối tượng chịu tác động. Ví dụ : tiêm
chủng phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, nâng cấp nhà ở,…
● Ngoại tác tiêu cực:
Là yếu tố ngoại vi tác động xấu đến đối tượng chịu tác động. Ví dụ: ô nhiễm do
sự ùn tắc xe ô tô,khói thuốc lá,…
 Ngoại tác là một vấn đề lớn vì chúng làm cho thị trường không đạt hiệu quả.
 Chúng làm cho sản xuất quá nhiều những hàng hóa tiêu cực và quá ít những hàng
hóa tích cực.
b) Mức độ tác động:
● Ngoại tác liên quan đến vần đề sở hữu:
Có nghĩa là sự xuất hiện của nó, mức độ tác động phụ thuộc vào sự sở hửu của cá
nhân hay một tập thể nào tạo ra nó.
● Ngoại tác về mặt kĩ thuật :
Được hiểu là sự thay đổi về tính chất, phẩm chất, trình độ kĩ thuật sẽ dẫn đến
những việc ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực lên các yếu tố bị tác động.
● Ngoại tác liên quan đến hàng hóa công:
Có nghĩa là việc tác động đến các đối tượng nhiều hay ít không liên quan đến mức
độ tác động của nó.
3. Sơ lược về túi nilon:
Túi nilon là sản phầm của nghành công nghiệp hiện đại,với nhiều mẩu mã và tiện
ích. Túi nilon đã giúp cho con người thuận tiện hơn trong việc mua sắm, đi chợ hay trở
thành những chiếc tui xinh xinh đựng quà tặng. Có thể thấy rằng túi nilon là một ví dụ
điển hình cho sự thành công của ngành công nghiệp hóa dầu. Công nghệ phát triển, giá
của những chiếc túi nilon rẻ hơn so với các loại bao bì khác, vì vậy mà người ta không
ngần ngại cho không những chiếc túi nilon một cách vô tội vạ khi có một vị khách nào
đến mua hàng. Dần dần nó đã ăn sâu vào lối sinh hoạt của người dân lúc nà không biết.
Các loại vật liệu bao gói thời trước như các loại lá, giấy báo,… dần bị xếp xó, nhường

chỗ cho muôn màu túi nilon ngự trị.
II. Tác dụng ngoại tác của túi nilon ảnh hưởng đến môi trường:
1. Tích cực:
 Tiện lợi:
Từ khi được phát minh ra cho đến ngày nay, túi nylon vẫn luôn được xem là một
trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc chứa đựng hàng hóa, nhất
là tính năng đựng đa dạng loại hàng hóa cả hàng khô lẫn hàng ướt. Túi nylon được làm từ
loại vật liệu không thấm nước, dùng được trong những trường hợp hàng hóa là chất lỏng
như nước giải khát, hàng thủy hải sản, rác sinh hoạt, … và nhất là khi dùng không sợ bị
thấm nước, ướt mưa.
Túi nylon với thiết kế gọn, đơn giản, mỏng, nhẹ, dễ di chuyển, dễ xách khi mua
hàng hóa cũng như mang về nhà. Túi nylon là loại túi đựng hàng hóa dễ mua nhất, và dễ
có nhất do tính sử dụng rộng khắp của nó. Ngày nay, túi nylon được sử dụng rộng rãi và
phổ biến đến mức mua bất kỳ loại hàng hóa nào, bạn cũng dễ dàng nhận được túi nylon
từ người bán để đựng hàng hóa. Từ bó rau, miếng thịt cho đến bánh kẹo, trái cây, tất cả
đều được người bán cung cấp túi nylon một cách miễn phí.
Theo Khảo sát thực tế của Qũy tái chế TP. HCM năm 2008, 93% người dân khi đi
mua hàng không đem theo túi đựng vì chắc chắn người bán sẽ cung cấp. Mức sử dụng túi
nylon: chợ: 70%, siêu thị: 25%, TTTM: 3%.
Túi nylon là loại túi có thể dùng dược với nhiều mục đích khác nhau. Người tiêu
dùng có thể dùng đựng được nhiều loại hàng hóa khác nhau trừ xăng dầu, hóa chất độc
hại và acid.
 Giá rẻ:
Giá túi khá rẻ từ 20 nghìn-25 nghìn đồng/kg, là bạn đã có hàng trăm cái, đủ loại,
kích cỡ đa dạng. Thậm chí nếu không thì khi đi mua hàng, người bán sẽ sẵn lòng “biếu
tặng” bạn thêm vài túi nilon “đựng cho chắc ăn” (!) dễ mua, tốc độ sử dụng túi nylon
ngày càng tăng. Đặc biệt, tại các siêu thị lớn, các trung tâm thương mại, túi nylon vẫn
được ưu tiên hàng đầu trong việc đựng hàng hóa.
Chính vì lý do đó mà chúng ta có thể hiểu được túi nylon luôn được ưa chuộng
dùng hơn các loại vật dụng khác như ly, hộp nhựa; ly, hộp giấy, cà mên,… Ngày nay,

bước ra đường, từ chợ đến trường học, công ty, bệnh viện, đi dâu chúng ta cũng dễ dàng
bắt gặp hình ảnh của những túi nylon đủ cỡ đang làm nhiệm vụ mang đựng hàng hóa một
cách đắc lực và không ngừng nghỉ trong xã hội chúng ta.
2. Tiêu cực:
Việt Nam được xem là một trong số các nước sản xuất nhiều túi nilon các loại và
cũng là quốc gia dùng túi nilon lãng phí nhất. Tính trung bình mỗi gia đình ở Việt Nam
dùng không dưới 10 chiếc tui nilon để sử dụng hàng ngày. Túi nilon được sử dụng xong
liền bị vứt vào sọt rác ,cống rãnh, mương thoát nước, vườn hoa, vỉa hè, lòng đường... Bất
cứ chỗ nào có bóng dáng con người là nơi đó túi nilon được “hào phóng” thả về với gió,
trả lại thiên nhiên một cách vô tư. Con người đang biến một vật dụng tiện lợi, rẻ tiền như
túi nilon thành một thảm họa ô nhiễm môi trường. Ở các nước phát triển, từ vài thập niên
nay, các nhà khoa học đã lên tiếng nói “không” với túi nilon. Nhiều quốc gia đã khuyến
khích người dân dùng các loại túi “thân thiện môi trường”.
Ở Việt Nam túi nilon chủ yếu làm bằng nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP có
nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình diễn ra rất chậm. Thành phần các loại nhựa này không
chứa độc nhưng các chất phụ gia làm mềm dẻo lại gây độc cho con người.
Từ xưa đến nay, túi nilon là một loại túi thông dụng của người dân, mà nơi góp
phần làm tăng việc sử dụng là hệ thống các siêu thị, tiệm tạp hóa bán lẻ, những khu chợ
lương thực phẩm… Nói chung tất cả mọi người điều dùng bao nilon để đựng bất cứ gì
cần thiết. Khi đi chợ, hầu hết mọi người đã thay thế những loại giỏ đi chợ bằng cách
dùng túi nilon vì nó gọn nhẹ, rất tiện lợi, và được các thương nhân cho không một cách
vô tội vạ. Rồi những túi nilon sau khi sử dụng đó sẽ đi về đâu? Có tới 71% cho biết là
vứt ngay sau lần sử dụng đầu tiên (vứt vào sọt rác) chỉ có 19% là sẽ rửa sạch và cất đi để
lần sau dùng lại. Theo mạng Việt Nam Net: tại những tành phố lớn, rác thải nilon đã trở
thành mối đe dọa khủng khiếp đối với môi trường. Riêng TP. HCM mỗi ngày thải ra
chừng 50 tấn túi nilon. Ngay cả các thôn huyện xa xôi, chẳng thiếu gì các loại lá làm thức
gói vậy mà vẫn bị túi nilon đánh bại. Báo nông thôn ngày nay phản ánh: ở nhiều vùng
quê, sau mỗi phiên chợ người ta gom rác lại đốt, khói độc khét lẹt của túi nilon cháy bao
phủ khắp các vùng. Khi đào giếng, đào móng dưới đất đâu đâu cũng gặp một tầng “ văn
hóa nilon” không hề bị phân hủy sau bao năm tháng.

Không chỉ sử dụng nhiều túi nilon mà bộ phận không nhỏ người dân thành phố còn
có hành vi ứng xử rất xấu trong việc xả thải túi nilon. Phòng quản lý chất thải rắn tài
nguyên môi trường cho hay, rác là túi nilon hiện chỉ chiếm khoảng 5% - 7%/ tổng lượng
rác thải được ghi nhận “đổ về” tại các bãi rác thành phố. Trong khi lượng rác thải tại các
bãi rác thành phố hiện vào khỏang 7000 tấn mỗi ngày. Như vậy chỉ mới có khoảng 30-40
tấn nilon được tập trung về các bãi rác.. Số túi nilon còn lại hẳn đã bị vứt bừa bãi xuống
sông, kênh rạch của thành phố. Ước tính trên thế giới 1 năm có 9,3 tỷ tấn túi nilon không
được thu gom phải tự phân huỷ. Túi nilon đã và đang bị vứt bừa bãi ra môi trường và
đang gây thiệt hại cho môi trường là rất lớn, bởi túi nilon lẫn vào đất có thể làm chậm
tiến trình tăng trưởng của cây trồng, ngăn cản ôxi đi qua đất, gây xói mòn đất. Túi nilon

×