Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

nâng cao hiệu quả giảng dạy bộ môn hóa học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.95 KB, 20 trang )

1
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐẠI
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CHÂU HƯNG



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


Đề tài
:
NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY

BỘ MÔN HÓA HỌC 8




Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Hóa
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Kiều
Chức vụ: Giáo viên
Sinh hoạt tổ chuyên môn: Hóa – Sinh.



Châu Hưng, Ngày 01 tháng 3 năm 2011




2



Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài:
Đáp ứng phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh trong
giai đoạn mới. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy của các bộ môn nói chung và
bộ môn hóa nói riêng là việc làm rất cần thiết và cấp bách. Do đó trong quá trình
giảng dạy bộ môn hóa 8 ở Trường Trung học cơ sở để nâng cao hiệu quả giảng dạy
thì giáo viên phải nắm kỹ từng dạng bài để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp
nhất . Áp dụng phương pháp dạy như thế nào để học sinh dễ hiểu dễ nhớ bài là
điều quan trọng. Chính vì vậy mà hiện nay ngành giáo dục luôn quan tâm đến vấn
đề này.
II. Lý do chọn đề tài :
Hóa học là một bộ môn khoa học vừa trừu tượng vừa mang tính thực
nghiệm, là một bộ môn tương đối mới và khó đối với học sinh, đến năm lớp 8 bộ
môn Hóa học mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình muộn nhất so với
các bộ môn khác. Tuy ở bậc Trung học cơ sở Hóa học chỉ được học trong 2 năm
lớp 8 và lớp 9 nhưng đó lại là những hệ thống kiến thức cơ bản nhất mang tính chất
là nền móng cho học sinh tiếp tục học bộ môn này ở bậc Trung học phổ thông và
cao hơn. Vì vậy, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định cho sự thành công
của việc học bộ môn Hóa học ở bậc cao hơn, đặc biệt là môn Hóa học lớp 8 có ý
nghĩa khởi đầu mang tính chất đại cương, cung cấp cho học sinh những khái niệm,
định luật và những bài toán hóa cơ bản nhất, làm quen với những thí nghiệm Hóa
học, hình thành các thao tác tư duy Hóa học. Học bộ môn Hóa học lớp 8 có tính
chất quyết định đến sự thành đạt của việc học bộ môn này ở lớp 9 và bậc Trung
học phổ thông. Nếu các em nắm bắt và vận dụng thành thạo các kiến thức Hóa học
năm lớp 8 thì việc học tập và phát triển tư duy của bộ môn này ở lớp 9 và bậc
Trung học phổ thông có nhiều thuận lợi, thu được nhiều kết quả cao hơn và ngược
l
ại. Để giúp các em có được kiến thức Hóa học cơ bản, vững vàng và ham mê học
3

tập nghiên cứu bộ môn Hóa học, chính vì vậy tôi đã tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm
qua các năm dạy bộ môn Hóa học lớp 8 đó chính là lý do tôi chọn đề tài này.

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình hóa học lớp 8 – Trung học cơ sở
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu các phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy bộ môn Hóa học lớp 8.
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 8.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của đề tài này là nghiên cứu phương pháp giảng dạy bộ môn Hóa
học lớp 8 từ nội dung của chương trình Hóa học 8, đồng thời đúc kết những
phương pháp giảng dạy phù hợp với thực tế đặc điểm trình độ của học sinh để đưa
ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất đối với nội dung của từng chương,
bài và đối tượng học sinh nhằm giúp học sinh có thể học bộ môn Hóa học một cách
tốt nhất.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Điểm mới nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết một số vấn đề sau:
Phân loại dạng bài dựa vào nội dung kiến thức, từ đó đưa ra những phương
pháp dạy học cụ thể cho từng bài.
Áp dụng tổng hợp các phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Thầy
đóng vai trò tổ chức, điều khiển hướng dẫn lớp học và học sinh đóng vai trò chủ
thể tích cực chủ động tìm tòi kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy.
Tăng cường đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, đặc biệt sử
dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để mở rộng phạm vi nội dung đánh giá.
Từ việc nghiên cứu vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm đóng góp
nâng cao ch
ất lượng dạy và học bộ môn Hóa học lớp 8.
4

Sử dụng phương pháp tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy, rút kinh
nghiệm từ đồng nghiệp, từ thực tế việc học Hóa học của học sinh.


Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận :
Như trên đã trình bày chương trình Hóa học lớp 8 là chương trình cơ sở
mang tính đại cương. Vì vậy giáo viên phải nắm vững cấu trúc nội dung chương
trình, phân loại các dạng bài dạy cụ thể để sử dụng những phương pháp dạy học
hợp lý, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và chắc chắn hơn.
Bên cạnh đó, việc xây dựng đưa hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập phiếu
học tập vừa để học sinh nắm bắt nội dung kiến thức, đồng thời kiểm tra đánh giá
học sinh trong từng nội dung bài học, từng tiết học sẽ giúp giáo viên đánh giá được
hiệu quả giảng dạy sau mỗi tiết học, đồng thời học sinh cũng tự đánh giá được sự
lĩnh hội kiến thức của mình đề điều chỉnh kịp thời.
II. Thực trạng của vấn đề
Trong thực tế dạy học đa số các em học sinh thường thấy rằng Hóa học là một
bộ môn khó so với các bộ môn khác, có em cho rằng Hóa học còn khó hơn cả bộ
môn Toán. Tỷ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình, tỷ lệ khá giỏi bộ môn Hóa học
thường thấp. Đối với giáo viên bộ môn, trên thực tế nhiều thầy cô thích dạy môn
Hóa học 9 hơn dạy môn Hóa học 8, bởi vì sự truyền đạt kiến thức bộ môn lớp 9 dễ
dàng với học sinh hơn, đối với lớp 8 là năm đầu tiên học sinh tiếp cận với kiến thức
trừu tượng, mang tính đại cương, việc truyền tải kiến thức cho các em hiểu và vận
dụng còn nhiều điều đáng bàn, rút kinh nghiệm đối với thầy cô.
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
Trên cơ sở vừa trình bày tôi đã nghiên cứu về nội dung, cấu trúc chương
trình và dựa vào thực tiễn của quá trình dạy học, đúc rút kinh nghiệm từ đồng
nghi
ệp để nghiên cứu những phương pháp dạy học trên cơ sở phân loại các dạng
bài dựa vào nội dung kiến thức để có phương pháp dạy học phù hợp, đồng thời kết

5
hợp các phương pháp dạy học tích cực: Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại trực
quan, thảo luận nhóm tùy theo từng nội dung, đơn vị kiến thức, kết hợp với hệ
thống câu hỏi, bài tập trắc nghiệm để dẫn dắt học sinh chủ động tìm hiểu phát hiện
ra kiến thức. Sau đây tôi sẽ trình bày cụ thể những giải pháp mà bản thân đã nghiên
cứu và thực hiện khá thành công trong những năm vừa qua.
Phân loại nhóm bài dạy dựa vào nội dung bài học :
Trong chương trình Hóa học lớp 8 có tất cả 45 bài học; trong đó có các bài
thực hành và bài luyện tập phải dạy theo một phương pháp riêng biệt khác với các
bài học khác. Tuy nhiên đối với các bài học cũng cần phải được phân loại để có
những phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm bài.
1) Dạng bài nghiên cứu về khái niệm, định luật Hóa học cơ bản :
Ví dụ : Các bài : Chất, Nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Đơn chất, Hợp chất,
Phân tử, Hóa trị, Phản ứng hóa học, Định luật bảo toàn khối lượng.
a. Đối với dạng bài này giáo viên sử dụng vào phương pháp :
- Nêu vấn đề
- Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách :
+ Nghiên cứu thông tin trong bài học.
+ Sử dụng kiến thức đã biết.
+ Nghiên cứu thí nghiệm.
- Cuối cùng rút ra nhận xét, kết luận.
- Giáo viên bổ sung, hoàn thiện.
b. Trong quá trình dạy học giáo viên cho học sinh làm các bài tập trắc
nghiệm để củng cố lại kiến thức vừa tìm được.
Ví dụ : Bài 4 : Nguyên tử
Trong bài này học sinh cần phải nắm được các khái niệm:
- Nguyên tử là gì?- Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
Đây là một bài có nội dung rất trừu tượng đối với học sinh. Để học sinh hiểu và
n
ắm được kiến thức, giáo viên phải áp dụng các phương pháp dạy học một cách

linh hoạt.
6
- Trước hết, giáo viên áp dụng phương pháp nêu vấn đề, cho học sinh thấy
rằng, mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều được tạo ra từ chất. Thế các chất
được tạo ra từ đâu? từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử.
(H) Vậy nguyên tử là gì ?
Trên cơ sở TT mà giáo viên vừa cung cấp HS sẽ rút ra câu trả lời cần thiết:
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp nêu vấn đề, cung cấp cho học sinh
một số thông tin về nguyên tử:
+ Kích thước
+ Cấu tạo : -> Gồm hạt nhân mang điện tích +
-> Lớp vỏ e mang điện tích -
+ Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử và lớp vỏ e
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về sơ đồ cấu tạo nguyên tử
- Cuối buổi học, giáo viên cho học sinh làm bài tập củng cố về nguyên tử.
Ví dụ:
1) Dùng những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a. Các (1) đều tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện
gọi là (2)
b. Nguyên tử gồm (3) mang điện tích dương và (4)
mang điện tích âm.
c. Hạt nhân tạo bởi (5) và (6)
d. Trong nguyên tử, số (7) bằng số (8)
e. Proton và (9) có cùng khối lượng, còn (10) có
khối lượng rất bé, không đáng kể.
Đáp án :
(1) chất; (2) nguyên tử; (3)hạt nhân; (4) Vỏ, e; (5) proton; (6) nơtron; (7) Số
Proton; (8) số e; (9) nơtron; (10) electron.
2) Vi

ết nguyên tử Al có số Proton là 13 hãy vẽ sở đồ cấu tạo nguyên tử Al,
cho biết số lớp e và số e lớp ngoài cùng.
7
Như vậy từ một bài học tương đối trừu tượng, bằng phương pháp nêu vấn
đề, sử dụng các bài tập củng cố hợp lý, học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách
dễ dàng và hiệu quả hơn.
Lưu ý: Ngoài phương pháp truyền đạt hợp lý việc trình bày bảng ngắn gọn,
rõ ràng cũng góp phần làm cho tiết học đạt hiệu quả cao.
Ví dụ 2: Bài 10: Hóa trị
Đây cũng là một trong những bài khó đối với học sinh.
- Giáo viên nêu vấn đề : Ta biết nguyên tử có khả năng liên kết với nhau,
hóa trị là con số biểu thị khả năng đó. Biết được hóa trị ta viết đúng công thức Hóa
học của hợp chất. Vậy
I/ Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
- Giáo viên nêu vấn đề tiếp : Muốn so sánh khả năng liên kết giữa nguyên tử
và nguyên tố này với nguyên tử và nguyên tố kia, phải chọn một đơn vị để so
sánh:
Người ta quy ước : Nguyên tố H có hóa trị I và dựa vào số nguyên tử H liên
kết với một nguyên tử của nguyên tố khác để xác định hóa trị của các nguyên tố.
- Giáo viên cho học sinh hoàn thành bảng sau :
Hợp chất Số nguyên tử H Hóa trị của nguyên tố
H
2
O(nước) 2 O có hóa trị II
HCl (axitclohiđric) 1 Cl hóa trị I
NH
3

? ?
H

2
SO
4
? Nhóm SO
4
hóa trị II
HNO
3
? Nhóm NO
3
?
- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại cho học sinh thấy được mối liên hệ
giữa, số nguyên từ H và hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. Mà nó liên
kết.
Từ đó cho học sinh rút ra kết luận:
(H) hóa tr
ị là gì?
8
Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử, nguyên tố này với
nguyên tử, nguyên tố khác.
II/ Quy tắc hóa trị :
1) Quy tắc : Học sinh biết quy tắc về hóa trị của hợp chất hai nguyên tố.
Công thức tổng quát :
AxBy, với A,B : ký hiệu hóa học của nguyên tố
a.x = b.y -> x,y : chỉ số
-> a,b : hóa trị của a và b
(H) Phát biểu quy tắc về hóa trị?
Học sinh : Tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của hóa
trị và chỉ số của nguyên tố kia.
2) Vận dụng :

a. Tính hóa trị của một nguyên tố
Ví dụ : Tính hóa trị của Ca trong hợp chất CaCl
2
, biết Cl có hóa trị I. Giáo
viên hướng dẫn học sinh cùng làm : Gọi x là hóa trị của Ca. CaCl
2
.
Ta có : x.I = I.2
=> x = II
Vậy: Ca có hóa trị II
b. Lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị.
Ví dụ 1 : Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi :
Al (III) và O :
Giáo viên hướng dẫn học sinh bước lập công thức hóa học:
B1 : Viết công thức dạng chung : Al
x
O
y

B2: Áp dụng quy tắc hóa trị III.x = II.y
B3: Rút ra tỷ lệ :
III
II
y
x
=

B4 : Chọn x = 2, y =3 viết lại công thức : Al
2
O

3

Giáo viên rèn luyện cho học sinh cách tính hóa trị của một nguyên tố và
cách d
ựa vào hóa trị dể xác định công thức hóa học.
9
Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn học sinh tính nhẩm hóa trị dựa vào bội số
chung nhỏ nhất của 2 chỉ số hoặc xác định CTHH nhẩm dựa vào BSCNN của 2
hóa trị.
* Bài tập củng cố :
1) Tìm hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau :
CH
4
, H
2
S, NO
2
, N
2
O
5
, PH
3
, P
2
O
5

2) Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi :
a) Fe (III) và O; b) Cu (II) và O

c) Al (III) và nhóm OH (I) d) Zn (II) và nhóm NO
3
(I)
Như vây, đối với loại bài cung cấp kiến thức về khái niệm, định luật tương
đối khó và trừu tượng đối với các em, giáo viên cần sử dụng phương pháp nêu vấn
đề, dẫn dắt học sinh từng bước giải quyết vấn đề, từ đó học sinh dễ dàng rút ra
những nhận xét, kết luận cần thiết.
2) Dạng bài liên quan đến công thức, tính toán hóa học.
Trong chương trình giáo khoa lớp 8, có một số bài liên quan đến công thức,
tính toán hóa học như bài : Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, bài
tỉ khối của chất khí, bài tích theo công thức hóa học và phương trình hóa học, nồng
độ dung dịch và pha chế dung dịch.
Đối với loại bài này, để học sinh có thể tiếp thu và vận dụng một cách chắc
chắn, giáo viên có thể dạy theo hai phương pháp : Quy nạp và diễn dịch. Tức là có
thể đưa ra một ví dụ đầu tiên, giải bài tập đó, sau đó rút ra phương pháp giải hoặc
công thức toán học. Hoặc đưa ra công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó
hướng dẫn học sinh giải bài tập theo công thức.
Ví dụ 1: Bài 19: Chuyển đổi giữa khối lượng thể tích và lượng chất:
I/ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
- Giáo viên nêu vấn đề :
1) Em hãy cho biết 0,5 mol khí CO
2
có khối lượng là bao nhiêu?
Giáo viên h
ướng dãn học sinh các bước giải:
+ B1: Tìm khối lượng của 1 mol CO
2
= 12 + 16 x 2=44g
10
+ B2: Tìm khối lượng của 1 mol CO

2
= 44 + 0,5 = 22g
* Nhận xét : Nếu đặt M là khối lượng 1 mol (khối lượng mol phân tử hay
nguyên tử)
n là số mol. m là khối lượng chất ta có công thức chuyển đổi sau :
Rút ra: m=n.M
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm bài tập vào phiếu học tập sau :
Hãy tính khối lượng của:
a, 0,03mol Na
b, 0,05mol Na
2
O
Tương tự vậy ở mục II:
II/ Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích của chất khí
- Giáo viên cũng áp dụng phương pháp quy nạp: Đưa ra một ví dụ cụ thể
thướng dẫn học sinh giải, trên cơ sở đó xây dựng công thức toán học.
Ví dụ : Em hãy cho biết 0,5mol khí N
2
ở đktc có thể tích là bao nhiêu? giáo
viên hướng dẫn học sinh các bước giải:
1 mol khí N
2
có đktc có thể tích là 22,4 (l).
Vậy 0,5 mol khí N
2
ở đktc có thể tích là : 22,4 x0,5 = 11,2 (l)
* Nhận xét : Nếu đặt n là số mol của chất khí, v là thể tích của chất khí ở
đktc thì ta có công thức :

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, làm vào phiếu học tập sau :

Hãy tính thể tích ở đktc của :
a) 0,25mol khí O
2

b) 14g khí N
2

ở câu b giáo viên hướng dẫn học sinh áp dụng công thức chuyển đổi từ
2
N
m
-
>
2
N
n
sau đó từ
2
N
n
mới tính được
2
N
V
.
Ví dụ : Bài 20 : tỉ khối của chất khí:
V=22,4.n(l)
n=
)(
4,22

mol
V

11
Đây cũng là một bài có liên quan đén công thức, tính toán hóa học, giáo viên
có thể dùng phương pháp dạy học khác, đó là phương pháp diễn dịch tức là đưa ra
công thức toán học ngay từ ban đầu, sau đó áp dụng để giải bài tập.
1) Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu
lần giáo viên cho học sinh biết:
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối
lượng mol của khí A (M
A
) với khối lượng mol của khí B (M
B
):



d
A/B
là tỉ khối của khí A đối với khí B.
Ví dụ : Hãy cho biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí ni tơ bao nhiêu lần?
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải:
2 2
/
O N
d
=
2
2

O
N
M
M
=
14,1
28
32
=
lần
Vậy, khí oxi nặng hơn khí nitơ 1,14 lần.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, làm vào phiếu học tập :
Hãy cho biết khí CO
2
nặng hay nhẹ hơn khí oxi bao nhiêu lần?
2) Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu
lần? Tương tự như vậy, giáo viên cho học sinh biết:
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh
khối lượng mol của khí A (M
A
) với khối lượng mol của không khí (
2
K
M
=29):


Ví dụ : Hãy cho biết khí nitơ (N
2
) nặng hay nhẹ hơn KK bao nhiêu lần?

- Giáo viên gọi học sinh lên bảng giảng
dN
/KK
=
97,0
29
28
29
≈=
N
M

V
ậy khí N
2
nhẹ hơn không khí 0,97 lần
d
A/B
=
B
A
M
M


d
A/KK
=
29
A

M

12
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm làm vào phiếu học tập.
1) Hãy cho biết :
a) Khí CO
2
nặng hay nhẹ hơn khí CO bao nhiêu lần?
b) Khí oxi nặng nhẹ hơn khí không khí bao nhiêu lần?
3) Dạng bài nghiên cứu về tính chất hóa học như oxi, hiđro, nước:
Đối với dạng bài này, giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán một số tính chất
cụ thể của chất.
- Học sinh kiểm tra dự đoán bằng cách :
+ Nghiên cứu thí nghiệm.
+ Sử dụng kiến thức đã biết.
+ Nghiên cứu thông tin sách giáo khoa
+ Đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết
- Giáo viên hoàn thiện, bổ sung
Ví dụ : Bài 24 : Tính chất của oxi
- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại cho học sinh hoàn thành các thông
tin:
-Kí hiệu hóa học- Công thức hóa học- Nguyên tử khối, phân tử khối…
I/ Tính chất vật lý:
- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán tính chất vật lý của oxi về :
+ Màu sắc, mùi vị, tính tan trong nước, nặng hay nhẹ hơn không khí
- Học sinh trả lời :
Giáo viên cho Học sinh quan sát lọ đựng khí oxi và bổ sung, hoàn thiện kiến
thức.
II/ Tính chất hóa học :
1) Tác dụng với phi kim: ( Lưu huỳnh, photpho)

2) Tác dụng với kim loại: (sắt)
- Giáo viên biểu diễn thí nghiệm. Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng.
- Giáo viên b
ổ sung hoàn thiện kiến thức
- Học sinh viết phương trình hóa học
13
- Giáo viên nhận xét, bổ sung
3) Tác dụng với hợp chất:
- Giáo viên cung cấp thông tin cho học sinh, hướng dẫn học sinh viết và cân
bằng phản ứng hóa học.
=>Thu khí oxi bằng cách nào?
Qua tính chất hóa học vừa nghiên cứu của oxi, giáo viên cho học sinh rút ra
kết luận về oxi.
* Bài tập củng cố :
Viết phương trình hóa học biểu diễn nitơ phản ứng của oxi với cacbon, nitơ,
nhôm, đồng biết sản phẩm lần lượt là : CO
2
, N
2
O, Al
2
O
3
, CuO.
4) Dạng bài có nội dung điều chế các chất như điều chế oxi, hyđro
- Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu
- Học sinh tiến hành :
+ Đọc thông tin trong bài học, chú ý quan sát trên hình, sơ đồ, rút ra NX.
+ Tóm tắt thông tin về nguyên liệu, nguyên tắc các giai đoạn chủ yếu, biện
pháp kỹ thuật

+ Thảo luận nhóm để hoàn thiện kết luận.
- Giáo viên hoàn thiện, bổ sung
Ví dụ : Bài 27 : Điều chế oxi. Phản ứng phân hủy
I/ Thí nghiệm :
- Giáo viên cho HS đọc nội dung các TN trong SGK, quan sát hình vẽ.
- Giáo viên cho HS thảo luận, hoàn thành thông tin vào phiếu học tập.
(H) Nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
Học sinh : Đó là những hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như
: KMnO
4
, KClO
3
.
(H) Biện pháp kỹ thuật để điều chế oxi từ những hợp chất trên?
- Đun nóng.
(H) Thu khí oxi b
ằng cách nào?
- Đẩy nước hoặc đẩy không khí ra khỏi lọ (ống nghiệm)
14
- Từ nội dung khảo luận trên, giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết luận về
điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
II/ Sản xuất khí oxi trong công nghiệp :
- Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu, yêu cầu học sinh đọc thông tin sách
giáo khoa, thảo luận nhóm, hoàn thành các thông tin.
- Nguyên liệu- Nguyên tắc-Các giai đoạn chủ yếu-Biện pháp kỹ thuật.
Giáo viên hoàn thiện và bổ sung
5) Dạng bài thực hành hóa học :
Giáo viên yêu cầu học sinh : Đọc thông tin sách giáo khoa
Trình bày mục đích, cách tiến hành thí nghiệm
- Giáo viên chốt lại những điểm cần lưu ý khi HS tiến hành thí nghiệm

- Giáo viên cho HS tiến hành TN theo nhóm, nhận xét, báo cáo kết quả.
6) Dạng bài luyện tập chương, ôn tập học kỳ.
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Học sinh trả lời câu hỏi, giải bài tập.
- Rút ra kết luận, nội dung chủ yếu của bài học.
- Giáo viên củng cố, đúc kết nội dung
Ví dụ : Bài 29: Bài luyện tập 5
- Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại cho học sinh ôn tập.
(H) Tính chất hóa học của o xi? Viết phương trình hóa học minh họa?
(H) ứng dụng và điều chế oxi?
- Học sinh trả lời, giáo viên đúc kết nội dung:
Oxi (O
2
) : -Tính chất -> Tác dụng với phi kim: S +O
2
->SO
2
4P+5O
2
->2P
2
O
5

-Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O
2
->Fe
3
O
4


-Tác dụng với hợp chất : CH
4

+ 2O
2
->CO
2
+ 2H
2
O
ứng dụng -> Hô hấp
-
Đốt nhiên liệu
Điều chế -> Trong phòng thí nghiệm : 2KClO
3
-> 2KCl+3O
2

15
2KMnO
4
-> K
2
MnO
4
+MnO
2
+ O
2

-
>Trong công nghiệp : Từ không khí: Điện phân nước
(H) Sự oxi hóa là gì nêu ví dụ?
- Học sinh trả lời giáo viên đúc kết nội dung.
(H) Oxit là gì? lấy thí dụ? Phân loại oxit
- Giáo viên cho học sinh làm vào phiếu học tập.
(H) Cho các oxit sau : Na
2
O, SO
2
, MgO, Al
2
O
3
, SO
3
, P
2
O
5
, CuO, NO
2

Hãy phân làm hai loại: oxit axit và oxit bazơ
(H) Nêu thành phần của không khí?
- Giáo viên cho học sinh làm vào phiếu học tập:
Cho các phản ứng hóa học sau, hãy cho biết đâu là phản ứng hóa học? phản
ứng phân hủy, vì sao?
a) CaO + CO
2

-> CaCO
3

HgO ->Hg + O
2

KMnO
4
-> K
2
MnO
4
+ MnO
2
+ O
2
Fe(OH)
2
+ O
2
+ H
2
O ->Fe (OH)
3
- Giáo viên trả lời, giáo viên bổ sung, đúc kết nội dung.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận, làm bài tập vào phiếu học:
Đốt cháy 8,1g nhôm trong không khí sau phản ứng tạo thành nhôm oxit.
a) Viết phương trình hóa học:
b) Tính khối lượng nhôm oxit tạo thành.
c) Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc

- Học sinh thực hiện bài giải, đại diện nhóm lên bảng trình bày
- Nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên bổ sung, đúc kết nội dung về phương pháp giải bài toán tính theo
phương trình hóa học.
- Giáo viên giao bài tập còn lại cho học sinh tiếp tục thực hiện ở nhà
Tóm l
ại : Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm về sự phân loại các nhóm bài
dạy dựa vào nội dung bài học trong chương trình, đồng thời đưa ra những phương
16
pháp dạy học chủ yếu cho từng dạng bài, kết hợp với các phương pháp dạy học
tích cực: Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại trực quan, thảo luận nhóm, nghiên
cứu thông tin, kênh chữ, kênh hình giúp học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện kiến
thức, nêu ra những nhận xét, kết luận cần thiết, làm cho việc nắm bắt kiến thức một
cách sâu sắc hơn.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm học vừa qua, vận dụng những kinh nghiệm trong đề tài,
việc dạy học môn hóa học lớp 8 của bản thân và việc học của học sinh có rất nhiều
tiến triển và thu được kết quả cao. Nắm được bao quát chung của nội dung chương
trình, áp dụng phương pháp dạy học phù hợp vào trong từng loại bài, sự truyền đạt
kiến thức hóa học đối với các em nhẹ nhàng hơn và có hiệu quả hơn. Học sinh
cũng không còn “ngại” “sợ” môn hóa học nói chung và môn hóa lớp 8 nói riêng
nữa. các em thích thú, hào hứng hơn khi tự mình tiến hành những thí nghiệm, cần
mẫn hơn khi nghiên cứu thông tin để tìm ra câu trả lời đúng nhất cho nội dung của
từng bài học, từng đề mục và bước lên lớp 9, các em có một kiến thức hóa học
vững chắc hơn, tự tin hơn. kết quả học bộ môn hóa học lớp 8 như sau :
Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém
2007-2008 48, 7%

30,8% 15,3% 5,2% 0
2008-2009 42,1% 31,6% 21,0% 5,3% 0

2009 - 2010 51,5% 9,1% 30,3% 6,1% 3,0%
2010- 2011
(Học kỳ I)
21,4% 42,9% 28,6% 7,1% 0

Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học 8 tôi đã vận dụng đề tài này và
rút ra một số kinh nghiệm như sau:
17
- Giáo viên phải chuẩn bị thật kỹ nội dung mỗi bài giảng có những tổng
quát và biết cách phân loại bài giảng vào những nhóm bài cụ thể, từ đó áp dụng
những phương pháp dạy học hợp lý cho những dạng bài.
- Hệ thống của câu hỏi hoặc các bài tập phải được chọn lọc nhằm giúp học
sinh nêu bật được nội dung chính của bài học.
- Nắm được phương pháp dạy học tích cực với người thầy đóng vai trò tổ
chức, điều khiển lớp học, học sinh là chủ thể tích cực chủ động tìm ra kiến thức
dựa vào thông tin sách giáo khoa, kênh hình, thí nghiệm dưới sự dẫn dắt của người
thầy.
- Tác phong chuẩn mực, lời nói rõ ràng, trình bày bảng hợp lý đó cũng là
điều góp phần thành công của tiết dạy.
Cuối cùng tôi cũng thấy đây là một vấn đề vô cùng quan trọng, mấu chốt, đó
là cái tâm của người làm thầy: Sự kiên trì, nhẫn nại, lòng yêu nghề, hết mình với
học sinh, có trách nhiệm cao trong công việc chỉ có điều đó mới thật sự giúp
người thầy hoàn thành tốt công việc, đồng thời giúp các em yêu thích hơn, tích cực
hơn trong từng tiết học.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
-Thông qua đề tài giúp cho giáo viên truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả
hơn, tiết học nhẹ nhàng , học sinh hoạt động tích cực, giải quyết nhanh mọi vấn đề
mà giáo viên yêu cầu.

-Học sinh nắm bắt kiến thức một cách sâu sắc, nhẹ nhàng hơn. Vận dụng
kiến thức giải quyết một vấn đề, một bài tập… sẽ nhanh chóng và chính xác.Tiết
học sẽ hứng thú hơn.
III. Khả năng ứng dụng, triển khai
Đề tài này không chỉ thực hiện bộ môn hóa, giáo viên có thể vận dụng đại
trà ở các môn.
Nếu trong từng bài dạy phối hợp tốt các phương pháp, phân loại dạng bài để
đưa ra phương pháp phù hợp thì học sinh sẽ hoạt động tích cực, tiết học sẽ sinh
18
động và kiến thức bài học sẽ hiểu sâu hơn, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
một vấn đề cụ thể dễ hơn. Qua đó các em sẽ yêu thích học bộ môn hơn
Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào nội dung của từng bài mà sử dụng phương
pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp chứ không nên cứng nhắc thì mới đạt
kết quả cao.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
Để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh tôi có những đề xuất sau:
- Giáo viên cùng bộ môn giành thời gian để trao đổi , học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau, luôn nắm bắt tình hình thực tế học sinh để cùng nhau thảo luận đưa ra
biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh .
- Giáo viên cần tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm nhằm
nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ giáo dục tư tưởng để học sinh
nhận thức được tầm quan trọng của việc học, từ đó học sinh có thái độ học tập
đúng đắn tạo điều kiện cho giáo viên môn hóa học có thể dự giờ chuyên đề để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trong một khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu, áp dụng đề tài còn hạn hẹp,
chắc chắn sẽ không khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của quý đồng
nghiệp để đề tài ngày càng được hoàn thiện và áp dụng rộng rãi hơn.

Châu Hưng, ngày 01 tháng 3 năm 2011

Người viết


Nguyễn Thị Ánh Kiều





19



MỤC LỤC TRANG
Phần mở đầu 1
I. Bối cảnh của đề tài………………………………………………………1
II.Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 1
III.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu………. …………………………… 2
IV.Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 2
V.Điểm mới trong kết quả nghiên cứu……………………………………2

Phần nội dung 3
I.Cơ sở lý luận………………………………… … 3
II. Thực trạng của vấn đề………………………………………………….3
II. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề……………… 3 15
III. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………………………… 15
Phần kết luận…………………………………………………… 15
I. Những bài học kinh nghiệm………………………………………… 15,16
II.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm………………………………… 16
III. Khả năng ứng dụng, triển khai…………………………………… 16,17

IV.Những kiến nghị, đề xuất…………………………………………… 17
Tài liệu tham khảo :
.Sách giáo viên và sách giáo khoa hóa học 8








20



Danh mục chữ cái viết tắt:

HS: học sinh
GV: giáo viên
TN: thí nghiệm
PP: phương pháp
KK: không khí
BSCNN: bội số chung nhỏ nhất
NX: nhận xét
TT: thông tin
SGK: sách giáo khoa

×