Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

giáo trình mô đun chuẩn bị đất nhân giống lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.25 KB, 65 trang )



1
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN










GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ ĐẤT
MÃ SỐ: MĐ01
NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA
Trình độ: Sơ cấp nghề



















2
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.



3
LỜI GIỚI THIỆU

Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, theo yêu cầu của
Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa được
giao nhiệm vụ xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo
nói trên. Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất là một trong 6 giáo trình được biên
soạn sử dụng cho khoá học.
Trên quan đi
ểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục
tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện
được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về chuẩn bị đất trước khi gieo cấy lúa,
chúng tôi đã lựa chọn các kỹ năng thực hành nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần

kiến thức lí thuyết được đưa vào giáo trình với ph
ạm vi và mức độ để người
học có thể lí giải được các biện pháp được thực hiện.
Kết cấu mô đun gồm 3 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa
kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: lựa chọn loại đất sản xuất lúa
giống thích hợp, cải tạo đất trồng lúa, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót
trước khi gieo cấy.
Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên
do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo
trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của
độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ
nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa để giáo trình ngày càng hoàn thiện.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2011
Chủ biên: Th.s Trần Thế Hanh

T.S Nguyễn Bình Nhự


4
MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 3
GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN 7
BÀI 1: CHỌN ĐẤT 8
Mục tiêu 8
A. Nội dung 8
1. Tìm hiểu một số tính chất cơ bản của đất 8
1.1. Tính chất vật lí của đất 8

1.1.1. Thành phần cơ giới 8
1.1.2. Kết cấu đất 9
1.2. Tính chất hóa học của đất 9
1.2.1. Keo đất 9
1.2.2. Khả năng hấp phụ của đất 10
1.2.3. Tính chua của đất 11
1.2.4. Tính đệm của đất 11
2. Tìm hiểu các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất 12
2.1. Khái niệm về độ phì nhiêu đất 12
2.2. Các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất 12
3. Chọn đất nhân giống lúa 13
3.1. Yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa 13
3.2. Thực hành khảo sát xác định khu ruộng nhân giống lúa 13
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15
C. Ghi nhớ 16
BÀI 2: CẢI TẠO ĐẤT 17
Mục tiêu 17
A. Nội dung 17
1. Mộ
t số quá trình biến đổi của đất trồng lúa nước 17
1.1. Quá trình glây 17
1.2. Quá trình mặn hoá 17
1.2.1. Khái niệm đất mặn 17
1.2.2. Nguyên nhân làm đất bị mặn 17


5
1.2.3. Tác hại của đất mặn 18
1.3. Quá trình chua hóa 19
1.3.1. Khái niệm về đất chua 19

1.3.2. Nguyên nhân gây ra đất chua 19
1.3.3. Tác hại của đất chua 19
1.4. Quá trình xói mòn và rửa trôi 20
2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa 20
2.1. Cải tạo đất chua 20
2.1.1. Thau chua 20
2.1.2. Bón vôi 21
2.2. Cải tạo đất mặn 22
2.3. Cải tạo đất phèn………………………………………………………… 22
2.4. Cải tạo đất bạc màu 24
2.4.1. Khái niệm về đất bạc màu 24
2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu 25
2.4.3. Đặc điểm đất bạc màu 25
2.4.4. Sử dụng và cải tạo đất bạc màu 26
B. Câu hỏi và bài tập th
ực hành 27
C. Ghi nhớ 32
BÀI 3: VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG, LÀM ĐẤT VÀ BÓN LÓT 33
Mục tiêu 33
A. Nội dung 33
1. Vệ sinh đồng ruộng 33
1.1. Thành phần và quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa 33
1.1.1. Thành phần tàn dư cây trồng ruộng lúa 33
1.1.2. Quá trình biến đổi tàn dư cây trồng ruộng lúa 34
1.2. Các loại dịch hại thường gặp
ở hệ sinh thái ruộng lúa 36
1.2.1. Cỏ dại 36
1.2.2. Côn trùng 38
1.2.3. Vi sinh vật 41
1.2.4. Động vật 44

1.3. Quy trình vệ sinh đồng ruộng 44


6
2. Làm đất 45
2.1. Khái niệm 45
2.2. Nhiệm vụ của làm đất 45
2.3. Kỹ thuật làm đất áp dụng cho nhân giống lúa 45
3. Bón lót 47
3.1. Tác dụng của bón phân lót trước khi gieo cấy 47
3.2. Các loại phân thường được sử dụng để bón lót 46
3.2.1. Phân hữu cơ 47
3.2.2. Phân hoá học 50
3.3. Kỹ thuật bón phân lót trước khi gieo cấy 54
3.3.1. Lựa chọn chủng loại, tính toán số lượng phân bón lót 54
3.3.2. Tiến hành bón phân 54
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 54
C. Ghi nhớ 59
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 59
I. Vị trí, tính chất của mô đun 59
II. Mục tiêu 60
III. Nội dung chính của mô đun 60
IV. Hướng dẫn th
ực hiện bài tập, bài thực hành 61
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62
VI. Tài liệu tham khảo 64



7

MÔ ĐUN 2: CHUẨN BỊ ĐẤT
Mã mô đun: MĐ01

GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN

Chuẩn bị đất là mô đun thứ nhất trong các mô đun của nghề Nhân giống
lúa. Mô đun này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết để lựa chọn
loại đất để nhân giống lúa, cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón phân
lót trước khi gieo cấy.


8
BÀI 1: CHỌN ĐẤT
Mã bài: MĐ01.1

Trong nhân giống lúa, năng suất và chất lượng hạt giống phụ thuốc rất
nhiều vào điều kiện nhân giống, đặc biệt là yếu tố đất đai. Đất không những chi
phối năng suất chất lượng giống mà còn ảnh hưởng đến các khâu công việc
khác trong quá trình nhân giống như làm đất, gieo cấy, chăm sóc thu hoạch.
Bài Chọn đất trong môđun này
đề cập đến một số đặc điểm tính chất cơ
bản nhất của đất, yêu cầu về đất đối với việc nhân giống lúa trên cơ sở đó tiến
hành lựa chọn được loại đất đảm bảo các tiêu chuẩn nhằm tiến hành các khâu
công việc một cách thuận lợi đồng thời đạt được hiệu quả cao trong việc nhân
giống lúa
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng:
- Trình bày được những yêu cầu về đất, về thiết kế khu ruộng nhân
giống lúa.
- Lựa chọn được loại đất đảm bảo các tiêu chuẩn phục vụ cho việc

nhân giống lúa
A. Nội dung
1. Tìm hiểu một số tính chất cơ bản của đất
1.1. Tính chất vật lí của đất
1.1.1. Thành phần cơ giới
Trong đất bao g
ồm các hạt đất (gọi là phần tử cơ giới đất) có kích thước
khác nhau và do đó cũng có tính chất khác nhau.
Căn cứ vào kích thước của các phần tử cơ giới đất, người ta phân chia
thành các nhóm hạt. Mỗi nhóm là tập hợp của các hạt đất có kích thước nằm
trong một khoảng nhất định. Tỷ lệ tương đối giữa các nhóm hạt này được gọi là
thành phần cơ giới đất.
Ý nghĩa của thành phần cơ giới đất thể hiện ở chỗ: thành phần cơ giới là
căn cứ quan trọng để phân loại đất. Mặt khác thông qua thành phần cơ giới có
thể đánh giá được tính chất của đất.
Ví dụ: đất cát là đất có tỷ lệ các hạt sét thấp (từ 0 - 20%) nên có đặc điểm:
thấm nước nhanh, giữ nước kém, dễ bị khô hạn, thoáng khí, chấ
t hữu cơ mau bị
phân giải, tỷ lệ mùn trong đất thấp.
Đất cát tơi xốp, dễ làm đất thuận lợi cho quá trình canh tác, nhưng khi
ngập nước thường bị lắng, bí, chặt, dí, dễ gây bất lợi cho cây trồng. Hấp thu
nhiệt và toả nhiệt nhanh, nhiệt độ đất thay đổi nhanh theo nhiệt độ không khí


9
gây bất lợi cho cây trồng. Khả năng giữ dinh dưỡng kém, dễ bị rửa trôi, hàm
lượng dinh dưỡng trong đất thấp.
Đất sét: là loại đất có tỷ lệ sét cao (trên 45%). Có đặc điểm trái ngược so
với đất cát.
Đất thịt: Là loại đất có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét. Là loại

đất tốt, độ phì nhiêu cao, rất phù hợp với cây lúa, đặc biệt nhân giống lúa.
1.1.2. Kết cấu đất
Đất bao g
ồm nhiều hạt đất. Trong thực tế các hạt này thường gắn kết với
nhau bằng các lực liên kết rất đa dạng tạo thành tập hợp và được gọi là hạt kết
cấu của đất (gọi tắt là hạt kết). Giữa các tập hợp đó tồn tại các khoảng trống
chứa nước (khi ngập nước) hoặc không khí (khi đất khô).
Đất tồn tại ở tr
ạng thái các hạt kết nói trên được gọi là đất có kết cấu.
Đất có kết cấu tốt thì nước (hoặc không khí) được giữ trong các khe hở
thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. thuận lợi cho việc làm đất. Mặt
khác khả năng thấm nước nhanh, giữ nước tốt, thoáng khí, nhiệt độ ổn định,
khả năng giữ phân bón tốt là những đặc điểm quí giá và cần thiết cho quá trình
canh tác nói chung và nhân giố
ng lúa nói riêng.
Trạng thái của kết cấu đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các
yếu tố thuộc về bản thân các loại đất nhưng cũng chịu sự chi phối lớn của các
yếu tố bên ngoài như: điều kiện khí hậu của vùng, kỹ thuật làm đất, bón phân,
điều tiết nước và chế độ canh tác. Đây cũng chính là cơ sở của việc tiế
n hành
các hoạt động canh tác hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng
phát triển.
1.2. Tính chất hóa học của đất
Tính chất hoá học đất là khái niệm chỉ các đặc tính về mặt hoá học của
đất bao gồm: thành phần hoá học, các phản ứng, tính đệm khả năng hấp phụ
vv Những đặc tính này có vai trò chi phối rất mạnh đến cây trồng nói chung
và cây lúa nói riêng, đồng thời cũng
ảnh hưởng lớn đến quá trình canh tác.
1.2.1. Keo đất
Keo đất là những hạt rất nhỏ bé trong đất (< 0,0001mm). Tuy có kích

thước nhỏ, nhưng keo đất có vai trò rất quan trọng, quyết định nhiều tính chất
lý, hoá học quan trọng và khả năng hấp phụ của đất.
Về bản chất: keo đất có thể là những chất vô cơ, hữu cơ, hoặc liên kết
hữu cơ – vô cơ.
Đất càng nhiều hạt keo thì càng mị
n, giữ nước càng mạnh, khả năng giữ
phân bón càng tốt. Tuy nhiên cũng có tính dính, tính dẻo cao việc làm đất khó
khăn và đòi hỏi chi phí lao động năng lượng lớn.
Trong việc nhân giống lúa, đất có nhiều keo là đất có tiềm năng lớn, phù
hợp cho mục đích nhân giống.


10
1.2.2. Khả năng hấp phụ của đất
Hấp phụ là khả năng của đất hút và giữ các vật chất khác nhau trên bề
mặt hạt đất cũng như trong đất.
Nhờ khả năng này mà đất giữ được các chất dinh dưỡng bón vào đất,
đồng thời cung cấp từ từ cho cây.
Đất có nhiều dạng hấp phụ khác nhau và có vai trò ý nghĩa khác nhau:
- Hấp phụ cơ học:
Là kh
ả năng đất có thể giữ lại vật chất trong các khe hở của đất.
Nhờ hấp phụ cơ học nên hạn chế phần nào sự rửa trôi các hạt đất nhỏ
mịn xuống các tầng sâu. Tuy nhiên mặt hạn chế của quá trình này là làm cho
đất bị bí chặt.
- Hấp phụ lý học:
Là khả năng đất có thể giữ lại phân tử của các vật chất khác trên bề mặ
t
của các hạt đất.
Nhờ khả năng này mà đất có thể giữ được nước ở thể hơi và đạm ở

dạng NH
3
.
- Hấp phụ hoá học:
Là khả năng hấp phụ của đất đối với các ion trong dung dịch đất đồng
thời với việc tạo thành các hợp chất kết tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất.
Hấp phụ hoá học có tác dụng làm giảm nồng độ một số chất độc dưới
dạng ion trong đất (như ion Al
3+
; Mn
2+
di động là những chất có khả năng gây
hại cho cây. Tuy nhiên cũng làm cho một số chất dinh dưỡng bị giữ chặt đặc
biệt dinh dưỡng lân (dưới dạng các ion phốt phát)
- Hấp phụ sinh học:
Là khả năng hấp phụ của đất có sự tham gia của các yếu tố sinh vật.
Nhờ hấp phụ sinh học mà khép kín vòng tuần hoàn vật chất trong tự
nhiên làm cho đất được hoàn trả chất dinh dưỡng
đã bị cây trồng lấy đi. Giảm
được chi phí do việc giảm lượng bón sử dụng.
- Hấp phụ lý - hoá học (còn được gọi là hấp phụ trao đổi):
Là khả năng hấp phụ của đất thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo
đất với dung dịch đất.
Đây là dạng hấp phụ quan trọng nhất và phổ biến nhất của đất. Nhờ khả
năng này khi ta bón phân một phần phân bón sẽ
được đất giữ lại. Khi lượng
dinh dưỡng trong dung dịch đất (phần nước trong đất) giảm dần thì dinh dưỡng
được giữ trong đất sẽ được đưa vào dung dịch đất một cách từ từ và đều đạn để
cung cấp cho cây.



11
Sở dĩ đất có khả năng này là vì trong đất có các hạt keo. Do cấu tạo đặc
biệt của nó hạt keo có khả năng trao đổi ion và vì thế dẫn đến khả năng hấp phụ
trao đổi.
Dù đất có nhiều dạng hấp phụ như đã nêu trên, tuy nhiên trong thực tế
chỉ có khả năng hấp phụ trao đổi là đáng kể nhất và có vai trò lớn nhất đối với
quá trình canh tác c
ủa con người. Để đánh giá khả năng hấp phụ người ta sử
dụng chỉ tiêu dung tích hấp phụ.
Dung tích hấp phụ là chỉ tiêu đánh giá khả năng hấp phụ của đất. Đất có
dung tích hấp phụ cao thì khả năng giữ dinh dưỡng càng lớn, do đó có thể giảm
số lần bón phân mà vẫn đảm bảo được hiệu quả của phân bón.
1.2.3. Tính chua của đất
* Khái niệm về
tính chua của đất
Một trong các đặc tính quan trọng của đất có liên quan đến quá trình sinh
trưởng phát triển của cây trồng và quá trình nhân giống lúa là phản ứng của đất.
Phản ứng của đất thể hiện ở hai chiều hướng (chua và kiềm). Nhìn
chung các loại đất trồng lúa ở nước ta đều có phản ứng từ trung tính đến
chua (mà chủ yếu là đất chua). Để phản ánh tính chua của đất người ta sử
dụng khái ni
ệm độ chua.
Đất chua là đất đất chứa nhiều Ion H
+
. Khi sử dụng các thiết bị đo pH
nếu cho kết quả < 6,5 thì đất đó được gọi đất chua.
Đất chua chiếm tỷ trọng diện tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp
các vùng. Nếu chỉ xét riêng đối với đất trồng lúa thì phần lớn các vùng đất
phèn, đất úng trũng ngập nước, đất bạc màu tuy với mức độ khác nhau nhưng

phần lớn đều có ph
ản ứng chua.
* Tác hại của đất chua
- Ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa (bộ rễ
kém phát triển, khả năng hút dinh dưỡng kém…).
- Ảnh hưởng xấu tới vi sinh vật trong đất. Tạo điệu kiện cho một số loại
vi sinh vật gây bệnh cho cây phát triển mạnh.
- Làm xuất hiện một số chất độc hại cho cây lúa.
- Làm cho lân trong đất bị giữ chặt cây trồng không s
ử dụng được, khi
bón lân kém hiệu quả.
1.2.4. Tính đệm của đất
Tính đệm là khả năng đất có thể giữ cho pH ít hoặc không thay đổi khi
có một lượng nhất định chất nào đó mang tính axit hoặc bazơ được đưa vào đất
Hay nói cách khác: tính đệm của đất là khả năng chống lại sự thay đổi
phản ứng đất khi thêm vào đất một lượng axit hoặc bazơ.


12
Các loại đất khác nhau có tính đệm khác nhau. Các loại đất như đất sét,
đất thịt nặng, đất nhiều chất hữu cơ là đất có tính đệm cao.
Ý nghĩa: Nhờ có tính đệm mà phản ứng đất tương đối ổn định, thuận lợi
cho cây trồng, vi sinh vật đất.
2. Tìm hiểu các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất
2.1. Khái niệm về độ phì nhiêu đất
Độ phì nhiêu là khái niệm đánh giá mứ
c độ tốt, xấu của đất. Ta thường
nói đất tốt hoặc đất xấu. Nhưng nếu nói một cách khoa học hơn thì đó là đất có
độ phì nhiêu cao hoặc thấp.
Độ phì nhiêu của đất là khả năng đảm bảo cho cây trồng các điều kiện

sống cần thiết như nước, dinh dưỡng và các yếu tố khác, nhờ đó cây có thể sinh
trưởng phát triển tốt cho năng suất cao.
Độ
phì nhiêu của đất là một chỉ tiêu tổng hợp từ nhiều yếu tố chẳng hạn: địa
hình bằng phẳng, hàm lượng dinh dưỡng cao, khả năng hấp phụ tốt, thấm và giữ
nước tốt, độ pH không quá thấp hoặc quá cao vv Khi một trong các yếu tố đó
không thuận lợi cho cây thì độ phì nhiêu của đất giảm thậm chí mất hẳn. Ví dụ: đất
phù sa đồng bằng sông Hồng rất nhi
ều đặc tính tốt rất thuận lợi cho nhiều loại cây
trong đó có cây lúa. Nhưng nếu thiếu nước thì tất cả những đặc tính tốt đó đều
không thể có cơ hội được phát huy. Hay nói cách khác không cón phì nhiêu nữa.
Độ phì nhiêu của đất gắn liền với loại cây trồng, một loại đất có thể rất phì
nhiêu đối với cây trồng này, nhưng lại không phì nhiêu với loại cây trồng khác.
Nhìn chung các loại đấ
t đồng bằng, đất thung lũng, đất thịt trung bình là những
loại đất có độ phì nhiêu cao đối với cây lúa.
2.2. Các yếu tố chi phối độ phì nhiêu của đất
Như đã nêu trên độ phì nhiêu của đất là tổng hợp của nhiều yếu tố khác
nhau, và các yếu tố đó đều phải nằm trong một giới hạn nhất định. Các yếu tố
và giới hạn này không giống nhau đối với việ
c canh tác các loại cây trồng khác
nhau. Vì thế phải tuỳ loại cây và điều kiện cụ thể mới có thể có được hệ thống
các chỉ tiêu và giới hạn để đánh giá độ phì nhiêu của đất.
Các chỉ tiêu đó bao gồm:
Địa hình;
Địa thế;
Độ dày tầng đất;
Thành phần cơ giới;
Kết cấu, độ xốp;
Chế độ nước, nhiệt độ, không khí trong đất;

Khả
năng giữ dinh dưỡng;
Hàm lượng các chất trong đất;
Độ pH vv


13
Tổng hợp các yếu tố nói trên được biểu hiện thông qua năng suất. Năng
suất càng cao càng chứng tỏ đất có độ phì nhiêu càng cao.
3. Chọn đất nhân giống lúa
3.1. Yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa
Đối với cây lúa để đánh giá độ phì nhiêu cần dựa vào một số chỉ tiêu và
với các đặc điểm sau:
• Địa hình: đất bằng phẳng, có khả năng giữ nước, giữ
dinh dưỡng.
• Màu sắc đất: đất có màu đen.
• Độ dày tầng đất: tầng canh tác độ dày càng lớn, độ phì càng cao.
• Hàm lượng mùn 1 - 2%.
• Hàm lượng dinh dưỡng, giàu đạm lân kali.
• pH = 5 – 6,5.
• Ít các chất độc hại như: H
2
S, CH
4
, Mn
2+
, Al
3+
vv
3.2. Thực hành khảo sát xác định khu ruộng nhân giống lúa

Để xác định khu vực phù hợp cho việc nhân giống lúa, chia nhóm và tổ
chức cho học viên khảo sát theo nhóm với các tiêu chí và nội dung hướng dẫn
ở bảng 1, 2 và 3 dưới đây:
Bảng 1. Khảo sát về vị trí và trạng thái bề mặt khu vực

TT
Tiêu chí
khảo sát
Cách tiến hành Mức độ về sự phù hợp
1 Vị trí Quan sát toàn khu vực,
mô tả đặc điểm khu
vực
Xa khu vực sản xuất lúa đại trà
để tránh lây lan sâu bệnh
Gần nguồn nước, có hệ thống
tưới tiêu tốt, chủ động
2 Độ dốc Quan sát khu vực bằng
mắt hoặc sử dụng thiết
bị đo độ dốc
Đất bằng
3 Độ cao Sử dụng thiết bị đo độ
dốc
Không quá cao, không quá
thấp trũng (Chân vàn).





14

Bảng 2. Khảo sát về các đặc tính lý học của đất

TT
Tiêu chí
khảo sát
Cách tiến hành Mức độ về sự phù hợp
1 Thành phần
cơ giới
Quan sát bằng mắt
thường hoặc lấy mẫu
đất, gửi phân tích xác
định tỷ lệ các cấp hạt
Đất thịt - thịt trung bình
2 Cấu trúc
tầng đất
Đào phẫu diện quan sát
cấu trúc các tầng đất
Tầng đất canh tác trên 20cm
Tầng tích tụ dày có nhiều hạt sét
Tầng glây ở sâu 80 -100cm
3 Màu sắc đất Quan sát bằng mắt
thường, mô tả màu sắc
tầng đất canh tác và
tầng tích tụ
Đất có màu đen xốp, màu đỏ
nâu, nâu vàng

Bảng 3. Khảo sát về các đặc tính hoá học của đất
+ Lấy mẫu đất
TT Bước công việc Cách tiến hành

1 Xác định vị trí lấy mẫu Lấy mẫu đất bề mặt xác định trên thực địa
theo phương pháp hai đường chéo
2 Lấy mẫu theo bề mặt Sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu đất
3 Lấy mẫu theo chiều sâu Sử dụng bộ dụng cụ lấy mẫu đất
4 Ghi chép thông tin về
mẫu đất
Ghi chép theo mẫu do giáo viên biên soạn.
+ Phân tích hàm lượng các chất:
Gửi phòng thí nghiệm thổ nhưỡng phân tích một số chỉ tiêu sau:
Độ pH;
Dung tích hấp phụ CEC;
Hàm lượng các chất dinh dưỡng: N; P; K;
Hàm lượng các chất độc hại như: H
2
S, CH
4
, Mn
2+
, Al
3
;
Hàm lượng mùn.


15
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
Câu hỏi
Câu 1:
Nêu khái niệm về thành phần cơ giới và cho biết ý nghĩ của thành phần
cơ giới đât trong việc chọn đất nhân giống lúa

Câu 2:
Kết cấu đất là gì? Đất có kết cấu tốt có ý nghĩa gì đối với quá trình sinh
trưởng phát triển của cây lúa?
Câu 3:
Khả năng hấp phụ của đất là gì? Đất có khả năng hấp phụ t
ốt có ý nghĩa
gì trong việc bón phân?
Câu 4:
Tại sao đất có phản ứng chua? Đất chua ảnh hưởng xấu đến cây lúa như
thế nào?
Câu 5:
Độ phì nhiêu là gì? Đất được coi là phì nhiêu đối với cây lúa có những
đặc điểm gì?
Câu 6:
Cho biết yêu cầu về đất đối với việc nhân giống lúa.
Bài tập thực hành
+ Thực hành khảo sát một số đặc tính lý học quan trọng của đất ảnh
hưởng đối v
ới cây lúa.
- Khảo sát về vị trí và trạng thái bề mặt khu vực
Vị trí
Độ dốc
Độ cao
- Khảo sát về các đặc tính lý học của đất
Thành phần cơ giới
Cấu trúc tầng đất
Màu sắc đất
- Khảo sát về các đặc tính hoá học của đất
+ Lấy mẫu đất
Xác định vị trí lấy mẫu

Lấy mẫu theo bề
mặt
Lấy mẫu theo chiều sâu
Ghi chép thông tin về mẫu đất


16
C. Ghi nhớ
- Khi lựa chọn loại đất để sản xuất lúa giống cần chú ý đến tính chất vật
lí, hóa học, độ màu mỡ, vị trí và trạng thái bề mặt của khu ruộng.
- Ưu tiên chọn những nơi đất có độ màu mỡ cao, tương đối bằng phẳng,
chủ động tưới tiêu.
- Đất hơi chua, độ pH từ 5,0 đến 6,5; hàm lượng các chất gây độc hiện có
trong đấ
t ở dưới ngưỡng gây hại cho cây.
- Những loại đất không phù hợp thì phải tiến hành cải tạo trước khi
sử dụng.


17
BÀI 2: CẢI TẠO ĐẤT
Mã bài: MĐ01.2

Đất trồng là một tài nguyên đặc biệt quí giá. Để sử dụng và khai thác có
hiệu quả bền vững đất trồng lúa người hành nghề cần hiểu rõ những nguyên
nhân có thể làm cho đất bị thoái hóa và biện pháp khắc phục.
Mục tiêu
- Trình bày được các nguyên nhân gây thoái hóa đất và biện pháp cải tạo đất.
- Trình bày được phương hướng sử dụng và cải tạo mộ
t số loại đất có

vấn đề phục vụ cho việc nhân giống lúa.
- Thực hiện được các biện pháp cải tạo đất chua, đất phèn mặn và đất bạc
màu.
A. Nội dung
1. Một số quá trình biến đổi của đất trồng lúa nước
1.1. Quá trình glây
Glây là quá trình hình thành đất đặc trưng cho vùng đất úng trũng, ví dụ
như ở thung lũng, chân đồi, vùng đất phù sa trũng chưa được bồi đắp hoàn
chỉ
nh. Trong điều kiện ngập nước thường xuyên quá trình khử xảy ra mạnh,
Fe
2
O
3
bị khử tạo thành FeO, kết hợp với quá trình phân giải chất hữu cơ trong
điều kiện yếm khí làm cho đất chuyển từ màu đỏ sang màu xám xanh, xanh lơ,
có mùi tanh. Trong đất tích luỹ nhiều chất độc như CH
4
, H
2
S, Al
3+
. Đạm ở dạng
NO
3
-
bị khử thông qua quá trình phản nitrat hoá tạo thành N
2
.
1.2. Quá trình mặn hoá

1.2.1. Khái niệm đất mặn
Đất mặn là loại đất có hàm lượng nuối trong tầng đất mặt cao gây ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
Quá trình mặn hóa thường xảy ra ở vùng ven biển, trước đây là cửa sông,
cửa biển. Do muối chứa trong nước ngầm, khi đất bị hạn nước ngầm theo các mao
mạch trong đất thấm lên các tầng trên, nước bị bay hơi
để lại các tinh thể muối
trong tầng đất mặt.
Các loài thực vật thường sống trên đất mặn đó là cói, sú, vẹt
1.2.2. Nguyên nhân làm đất bị mặn
Nguyên nhân chính làm cho đất bị mặn là do hàm lượng muối sodium
(NaCl) trong dung dịch đất vượt quá giới hạn chống chịu mặn của cây trồng.
Tùy theo khả năng chống chịu mặn của từng loài, từng giống cây trồng
khác nhau mà giới hạn chố
ng chịu mặn có khác nhau. Ví dụ: Cây lúa thường


18
chịu được nồng độ muối trong dung dịch đất < 0,2%, trong khi đó cây cói có
thể chịu được nồng độ 1%.
1.2.3. Tác hại của đất mặn
Đất mặn làm cản trở sự hấp thụ nước và dinh dưỡng của cây trồng; muối
sodium (NaCl) là nguyên nhân gây ra sự phá hủy cấu trúc của đất, làm mất cân
đối dưỡng chất, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Khi nồng độ muối trong dung d
ịch đất vượt quá cao > 0.4% sẽ làm cho
cây lúa bị chết. (hình 1 và 2). Nguyên nhân chính làm cho lúa bị chết là do sự
tích lũy các ion Na
+
và Cl

-
trong cây. Cây lúa không hút được nước nên có biểu
hiện héo và có thể chết.
























Hình 1. Lúa mới sạ trên đất ngập mặn
Hình 2. Lúa giai đoạn đẻ nhánh trên đất ngập mặn



19
- Ở Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất phèn mặn nặng thì nồng độ các
ion Na
+
, Cl
-
, H
+
, Fe
++
và AL
+++
trong dung dịch đất tăng cao gây ngộ độc làm
cho lúa sinh trưởng, phát triển kém và có thể bị chết.
1.3. Quá trình chua hóa
1.3.1. Khái niệm về đất chua
- Đất chua là loại đất có độ pH thấp (< 6,5). Loại đất này chiếm một diện
tích rất lớn ở nước ta, phân bố ở hầu khắp các vùng đồng bằng và miền núi.
- Có thể quan sát bằng mắt để nhận biết được đất chua. Nhìn trên mặt
nước thấy váng màu nâu vàng (váng mỡ cua) càng
đậm thì đất càng chua.
- Chất váng mỡ cua này khi bám vào da, vào găng bảo hộ của thợ cấy sẽ
có màu nâu vàng rất khó tẩy rửa.
- Thành phần hóa học chủ yếu của chất váng đó là muối sunphat sắt -
FeSO
4
, sunphat nhôm - AL
2
(SO

4
)
3
và Ion H
+
.
1.3.2. Nguyên nhân gây ra đất chua
- Do quá trình rửa trôi các kim loại kiềm và kiềm thổ.
- Do quá trình hút dinh dưỡng của cây trồng lấy đi các yếu tố như K
+
,
Ca
2+
, Mg
2+
, NH
4
+
, mặt khác nhả ra H
+
để trao đổi với đất.
- Do quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí tạo ra các
axit hữu cơ.
- Do con người bón các loại phân hoá học vào đất. Trong số các loại
phân bón này, nhiều loại phân có đặc điểm chua sinh lý hoặc chua hoá học làm
cho đất bị chua thêm.
- Do đá mẹ và mẫu chất chứa các yếu tố như Al, Fe khi phong hoá tạo
thành đất giải phóng các yếu tố này vào đất gây chua cho đất.
1.3.3. Tác hại c
ủa đất chua

(Xem thêm bài 1, mục1.2.3. trong mô đun này)
- Tác động xấu đến các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây trồng.
- Ảnh hưởng tới sự phân bố và hoạt động của vi sinh vật trong đất. Tạo
điều kiện cho một số loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng như nấm và xạ
khuẩn phát triển mạnh.
- Làm xuất hiện một số yếu tố độc hại cho cây như Al
3+
; Mn
2+
; H
2
S;
FeS. Các chất độc hại này ở nồng độ cao làm rối loạn các chức năng sinh
lí của cây lúa.
- Làm cho lân trong đất bị giữ chặt nên cây trồng không sử dụng được.
- Cây lúa gieo trồng trên đất quá chua (pH < 5.0) sẽ có biểu hiện sinh
trưởng phát triển kém, ít đẻ dẫn đến năng suất thấp.



20
1.4. Quá trình xói mòn và rửa trôi
+ Xói mòn là quá trình bào mòn bề mặt mặt đất. Tác nhân gây nên hiện
tượng này có thể là do nước hoặc do gió.
Xói mòn do nước xảy ra ở vùng đất có địa hình dốc. Ở Việt Nam, xói
mòn do nước là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho đất bị
thoái hoá. Xói mòn làm cho bề mặt mặt đất bị bào mòn và tầng đất mặt mỏng
dần. Các vật chất bị cuốn trôi là các hạt đất mịn và các chất hoà tan trong đất.
Nguyên nhân gây hiệ
n tượng này là sự tạo thành dòng chảy bề mặt ở

những vùng có lượng mưa lớn và phân bố không đều trong năm. Hậu quả của
quá trình này gây hiện tượng xói mòn bề mặt và xói mòn rãnh.
Xói mòn do gió thường xảy ra ở vùng khô hạn và bán khô hạn, trên loại
đất có thành phần cơ giới nhẹ. Hậu quả của quá trình này là hiện tượng cát bay,
cồn cát di động xâm lấn dần diện tích canh tác. Ở Việt Nam xói mòn do gió
cũng xảy ra tương đố
i trầm trọng, đặc biệt ở vùng đất cát ven biển miền Trung.
+ Quá trình rửa trôi:
Khác với xói mòn, rửa trôi là quá trình làm cho các chất dễ tan, các hạt
mịn trong đất di chuyển dần theo chiều thẳng đứng xuống các tầng đất sâu hơn.
Quá trình này diễn ra âm thầm khó nhận biết, nhưng gây tác hại rất lớn. Rửa
trôi xảy ra ở tất cả các loại đất, nhưng đối với đất có thành phần cơ giới nhẹ
,
gây tác hại trầm trọng nhất.
Quá trình rửa trôi xảy ra trên tất cả các loại đất, cả trên đất bằng và
đất dốc. Dưới tác động của nước mưa và nước tưới thấm dần từ các tầng
trên xuống làm cho các chất dinh dưỡng hoà tan, các hạt mịn trong đất di
chuyển xuống các tầng đất sâu. Kết quả của quá trình này làm cho các chất
có tính kiềm, chất dinh dưỡng bị mất dần, đất trở
nên chua hơn, nghèo dinh
dưỡng hơn, tầng đất canh tác giảm dần tỷ lệ hạt mịn.
2. Biện pháp cải tạo đất gieo trồng lúa
2.1. Cải tạo đất chua
2.1.1. Thau chua
Muốn việc trồng lúa trên đất chua thành công, đạt năng suất cao thì khâu
quan trọng nhất là phải thau chua thật tốt, chọn thời điểm gieo cấy phù hợp.
Ngoài ra, cần bón thêm vôi và chọn giống lúa chịu chua để gieo cấy.
Thau chua là một biện pháp cải t
ạo đất chua rất thông dụng và dễ thực
hiện. Bằng cách dẫn nước sạch vào ruộng với mực nước sâu chừng 3 – 5cm,

tiến hành cày bừa đất, để lắng bùn rồi tháo bỏ phần nước trong ra khỏi ruộng.
Cứ làm như vậy lặp lại một vài lần cho đến khi đất hết chua thì thôi. Kiểm tra
độ chua bằng giấy quỳ hoặc dụng cụ đo pH.
Để cho nhanh lắng bùn và hiệu qu
ả rửa chua nhanh, khi trục đất người ta
rắc vôi bột với lượng 300 – 500kg/ha.


21
2.1.2. Bón vôi
Ngoài biện pháp thau rửa chua cho đất, thì bón vôi là biện pháp đang
được áp dụng rộng rãi nhất cho đất lúa. Việc xác định lượng vôi bón căn cứ vào
độ chua (độ pH) và độ no bazơ.
- Dựa vào pH: Có thể xác định mức độ cần thiết của việc bón vôi như
sau:
pH
KCl
< 4,3 Cấp thiết phải bón vôi.
pH
KCl
= 4,6 - 5,5 Cần bón vôi.
pH
KCl
= 5,6 - 6,0 Cần bón ít vôi.
pH
KCl
> 6,1 Chưa cần bón vôi.
- Dựa vào độ no bazơ (V%): Có thể xác định mức độ cần thiết của việc
bón vôi như sau:
V < 50% Cần bón vôi.

V = 50 - 70% Cần vừa.
V > 70% Chưa cần bón vôi.
* Cách tính lượng vôi bón:
- Dựa vào độ chua thuỷ phân xác định lượng vôi bón theo các công thức:
+ Nếu sử dụng vôi sống:
Lượng vôi lý thuyết được tính theo công thức:
CaO (kg) = 0,28 × S × h × d × H.
Trong đó: S là diện tích đất cầ
n cải tạo chua (m
2
).
h là độ sâu tầng đất cần cải tạo (m).
d là dung trọng của đất.
H là độ chua thuỷ phân (li đương lượng H
+
/100g đất).
Trong thực tế tuỳ từng loại đất mà bón với lượng cụ thể. Đất nhẹ nghèo
mùn bón 1/2 - 2/3 lượng vôi lý thuyết, bón theo từng vụ. Đất nặng giàu mùn
bón gấp 1,5 - 2,0 lần so với lượng vôi lý thuyết, bón 1 vụ nghỉ 2 - 3 vụ.
+ Nếu sử dụng vôi tôi hoặc bột đá vôi: Công thức tính như trên nhưng
thay bằng các hệ số theo thứ tự là 0,37 và 0,5.
- Tính lượng vôi bón theo độ chua trao đổi và thành phần cơ giớ
i đất.
Dựa vào bảng số liệu ở bảng 4 sau đây:


22
Bảng 4. Lượng vôi bón cho các loại đất có thành phần cơ giới và
pH
KCl

khác nhau
(Đơn vị tính: tạ CaO/ha)
Mức độ chua
của đất
pH
KCl

Lượng bón
Đất TPCG
*

nhẹ
Đất TPCG
*

trung bình
Đất TPCG
*

nặng
Đặc biệt chua < 3,5 10 - 20 20 - 30 30 - 40
Đất rất chua 3,5 - 4,5 7 - 10 10 - 15 15 - 20
Đất chua 4,6 - 5,5 5 - 7 7 - 8 8 - 10
Đất ít chua 5,6 - 6,5 2 - 3 3 - 4 4 - 5
Ghi chú: Thành phần cơ giới - TPCG.

- Tính lượng vôi bón theo độ no bazơ.
V > 70% không cần bón vôi.
V = 50 - 70% bón dưới 500 kg CaO/ha.
V = 40 - 50% bón 500 – 1000 kg CaO/ha.

V = 20 - 40% bón 1000 – 2000 kg CaO/ha.
V < 20% bón trên 2000 kg CaO/ha.
2.2. Cải tạo đất mặn
- Biện pháp có tác dụng lâu dài là củng cố vững chắc hệ thống đê
ngăn mặn. Để thực hiện biện pháp này cần có nguồn tài chính và nguồn
nhân lực dồi dào.
Trước hết, phải ngăn chặn triệt để không cho nước lợ, mặn tiếp t
ục xâm
nhập vào đồng ruộng. Ở những diện tích bị ngập mặn cần phân loại để có biện
pháp xử lý thích hợp.
- Để chủ động rửa mặn, khi có thông báo áp thấp nhiệt đới hay bão thì bà
con chuẩn bị xổ nước (tháo nước) mặn đến ngang mặt ruộng, đón nước và giữ
cho mực nước mưa ngập mặt ruộng 1 - 2 đêm; sau đó lại xổ cạn và hứng ti
ếp
nước mưa; làm liên tục vài ba lần trước khi dứt đợt mưa thì giữ nước hẳn trong
ruộng. Chú ý chỉ xổ ngang mặt đất ruộng mà không tháo khô vì đề phòng lượng
nước mưa không đủ ngập mặt ruộng khiến việc rửa mặn không triệt để. Việc
giữ mực nước mưa ngập mặt ruộng qua đêm cũng nhằm tạo điều kiện cho
lượng mu
ối còn ngâm trong đất kịp hòa tan vào nước mưa và trôi ra theo nước


23
tháo. Nếu tháo khô nước ngay thì hiệu suất rửa mặn sẽ thấp, muối từ trong đất
sẽ làm tăng độ mặn, lúa không chịu nổi (sẽ chết) nếu gặp đợt nắng kéo dài.
Riêng nhóm đất nhiễm mặn thì cày sâu cũng là một trong các biện pháp
giảm mặn ở tầng mặt giúp cây lúa còn non không bị chết hoặc chậm phát triển
vì hệ rễ bị rụng lông hút do độ mặn trong đất > 0,4 %.
2.3. C
ải tạo đất phèn

- Sử dụng nước lũ để rửa phèn mặn. Ở vùng Tứ giác Long Xuyên thường
có độ phèn rất cao. Để cải tạo vùng đất này người ta thường sử dụng nguồn
nước lũ (về mùa mưa) để rửa bớt phèn mặn.
- Biện pháp thường xuyên là trước mỗi vụ gieo cấy, kết hợp làm đất ta
dùng nước ngọt để rửa bớt phèn. Cho nước ngọt vào ru
ộng, cày bừa cho
nhuyễn, để lắng rồi tháo bỏ nước phèn đi. Có thể bón thêm vôi, vừa làm cho
nước nhanh lắng, lại vừa khử được độ chua. Tùy theo mức độ phèn mà ta làm
như vậy ít hay nhiều lần cho đến khi độ phèn không gây hại cho cây lúa là
được.
- Biện pháp làm đất (thay đổi độ sâu của lưỡi cày) cải tạo đất phèn được
tiến hành không giống nhau ở mỗi tiểu vùng:
Nếu trên nền đất phèn như khu vự
c Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long
Xuyên, Tây Nam sông Hậu và các vùng có tầng phèn khá nông thì chỉ nên điều
chỉnh lưỡi cày ở độ sâu tối đa 20 – 25cm để tránh đụng phải tầng phèn ống sẽ
giải phóng ra nhiều độc tố có hại cho cây lúa mới sạ.
Nếu là đất phù sa, đất đất xám có thể cày sâu hơn đến 30 – 35cm để
thuận lợi cho bộ rễ lúa phát triển và hút dinh dưỡng dễ dàng hơn.
- Phơi ải có tác dụng cải t
ạo đất phèn:
Sau khi kết thúc vụ lúa đông - xuân cần nhanh chóng cày lật đất để phơi
ải đất (phơi khô) nhằm tạo điều kiện môi trường chuyển hóa có lợi trong đất,
giúp làm tăng độ màu mỡ và giảm độc tố trong đất của vụ hè thu.
Phơi ải chỉ có hiệu lực tốt khi đất thật sự được cày lật, đủ thời gian để
khô và thực hiện các chuyển hóa về
mặt sinh- hóa- lý trong đất (thời gian tối
thiểu phải đạt từ 15 - 30 ngày). Nếu không đủ điều kiện phơi ải, thì nên chọn
giải pháp cày bừa nhanh và ngâm nước lâu hơn trước khi bừa trục.
Với các chân ruộng lúa đông xuân cắt thủ công (có lượng gốc rạ nhiều

hơn so với ruộng lúa thu hoạch bằng máy) thì khi cày lật đất cần bón bổ sung
các chế phẩm vi sinh phân hủy hữu cơ (phân hủy xellulose) và nhữ
ng vi sinh
vật đối kháng để tạo điều kiện làm tăng tốc độ, chất lượng phân hủy rơm rạ và
tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh.
Sau thời gian phơi ải đất, tiến hành tháo nước vô ruộng để bừa trục. Sau
khi bừa trục lần 1 cần để lắng qua một đêm, sang ngày hôm sau tháo nước ra
mương để xả phèn. Đây là biện pháp giảm phèn đầu vụ rất hữ
u hiệu. Bừa, trục
và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có công cụ trang phẳng mặt


24
ruộng kèm theo. Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và
trục bùn. Tùy theo diện tích ruộng mà dùng các loại máy kéo khác nhau. Làm
đất kỹ bằng phẳng, bón lót trước bừa, trục lần cuối, đánh rãnh, xẻ mương,
không được để đọng nước trước khi gieo.
Thực hành: Đánh giá tình trạng chua, mặn của đất lúa
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng cần thiết
- Giấy quỳ
-
Bộ dụng cụ đo pH
- Bộ dụng cụ đo độ muối
- Thước mét
- Giấy bút, sổ ghi chép
Bước 2: Xác định các chỉ tiêu cần thiết
- Lấy mẫu nước, mẫu đất ở tầng canh tác đại diện cho khu ruộng. Chuẩn bị
mẫu để đo các chỉ tiêu.
- Xác định độ chua: Có thể xác định bằng 2 cách
+ Xác định bằng giấy quỳ:

Đưa giấy quỳ vào dung dịch mẫu. Đọc kết quả
nhờ bảng so màu. Ghi chép kết quả.
+ Xác định bằng dụng cụ đo pH: Cắm pH mét vào dung dịch mẫu. Đọc kết
quả trên thước chia độ. Ghi chép kết quả.
- Xác định độ mặn: Đưa dụng cụ đo độ mặn vào dung dịch mẫu. Đọc kết
quả trên thước chia độ. Ghi chép kết quả.
Bước 3: Đánh giá,
đề xuất biện pháp xử lý
Dựa vào kết quả ghi chép được, kết hợp với nội dung lý thuyết đã học để
đưa ra các giả pháp, biện pháp xử lý cụ thể.
Ví dụ:
Loại đất dó có thể gieo cấy lúa mà không cần phải xử lý?
Loại đất đó cần phải xử lý mặn như thế nào?
Loại đất đó cần phải xử lý chua: Bón bao nhiêu vôi?
2.4. Cải tạo
đất bạc màu
2.4.1. Khái niệm về đất bạc màu
Đất bạc màu là khái niệm dùng để chỉ loại đất mà trong quá trình phát
triển hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bị giảm dần, dẫn
tới năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất giảm.
Nhóm đất bạc màu chiếm diện tích khá lớn ở nước ta (khoảng 3,3 triệu
ha, bằng 10% diện tích lãnh thổ đấ
t liền).


25
Đất bạc màu phân bố chủ yếu ở vùng trung du, vùng bán sơn địa, nơi tiếp
giáp giữa vùng núi và đồng bằng.
2.4.2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu
- Nguyên nhân về địa hình

Với độ dốc không lớn (khoảng 5 - 6
0
), địa hình nghiêng thoải, nên khả
năng rửa trôi xảy ra rất mạnh mẽ. Các kim loại kiềm và kiềm thổ, các chất dinh
dưỡng hoà tan bị mất dần, làm cho đất càng ngày càng nghèo kiệt dinh dưỡng.
- Nguyên nhân về điều kiện khí hậu
Với đặc điểm khí hậu: lượng mưa không lớn, nhưng phân bố không đều trong
năm. Nền nhiệt độ cao, biên độ biến động nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa trong
n
ăm lớn đã dẫn tới tình trạng đất bị rửa trôi mạnh vào mùa mưa, chất hữu cơ bị phân
giải mãnh liệt. Vào mùa khô, quá trình bốc hơi nước lớn kéo nước ngầm từ dưới lên
mang theo sắt, nhôm lên các tầng đất phía trên, khi gặp oxy tạo thành các chất khó tan,
trong điều kiện bị mất nước kết tủa lại tạo thành kết von và đá ong.
- Nguyên nhân về phía đá mẹ
Được hình thành từ mẫ
u chất phù sa cổ hoặc các loại đá mẹ thô
nghèo dinh dưỡng. Phần lớn đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, tầng
đất mỏng, khả năng giữ nước và giữ dinh dưỡng kém nên tác hại của quá
trình rửa trôi càng thể hiện rõ nét.
- Nguyên nhân sinh vật
Thảm thực vật nghèo nàn, khả năng sinh trưởng kém, số lượng vi sinh
vật trong đất ít, hoạt động kém làm cho hàm lượng chất hữu cơ trong đất ít, quá
trình chuy
ển hoá trong đất không thuận lợi cho cây trồng. Đây cũng là một
nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đất bị bạc màu.
- Nguyên nhân về phía con người
Trình độ kỹ thuật thấp, tập quán canh tác lạc hậu, khả năng đầu tư thâm
canh thấp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đất bị bạc màu.
2.4.3. Đặc điểm đất bạc màu
- Phẫu diện đất

Tầng canh tác mỏng chỉ từ 12 - 14 cm, có màu tr
ắng xám, thành phần cơ
giới chủ yếu là cát pha và thịt nhẹ.
Tầng đế cày dày 4 - 5cm, gồm các hạt cát thô có màu vàng xám, chặt, bí.
Tầng tích tụ có hàm lượng sét cao, có màu loang lổ đỏ vàng, đất bí, chặt.
Tầng glây là đất thịt trung bình, màu xám xanh. Hoặc chủ yếu là cát, sắt bị
rửa trôi, đất có màu trắng (gọi là glây trắng).
- Lý tính đất

×