Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm của (An)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 16 trang )

Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
I. LỜI NÓI ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Qua ba năm dạy học sinh lớp 4 và cũng qua trao đổi với đồng nghiệp tôi thấy học
sinh thường xuyên lúng túng trong việc thực hiện bốn phép tính với số tự nhiên. Đối
với học sinh, nhiều em không nắm vững được cách cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
Các em thường làm sai ở một vài vị trí. Ví dụ có em thì cộng không nhớ, có em thì
thực hiện phép nhân đúng nhưng cách đặt phép tính lại sai. Nhiều em không biết
cách thực hiện phép chia. Khả năng tính nhẩm của học sinh còn thấp nên khi dạy
phép chia đòi hỏi các em phải trừ nhẩm thì các em không thực hiện được. Mặt khác
nhiều em còn chưa thuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia nên trong khi lĩnh hội tri thức
gặp rất nhiều khó khăn.
Để giúp học sinh nắm bắt và thực hành phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
một cách thành thạo, giúp các em thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia,
tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm “Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng
thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên ” với mong muốn
được trao đổi với anh chị em đồng nghiệp, cùng cảm nghiệm và tìm ra biện pháp
giúp đỡ học sinh học môn toán một cách tốt nhất.
I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Trong bài viết này, là một giáo viên đang trực tiếp dạy lớp 4, tôi xin nêu ra một
số kinh nghiệm của mình về dạy học bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự
nhiên ở lớp 4 trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng để giúp học sinh nắm vững kiến
thức và kĩ năng thực hiện.
I.3. Đối tượng nghiên cứu
Là học sinh lớp 4D3 (điểm trường buôn Dliêya A) thuộc Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh Khai - Năm học 2012-2013
I.4 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu trình bày một số biện pháp nhằm
giúp học sinh thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Phạm vi
áp dụng ban đầu là lớp 4D3 (điểm trường buôn Dliêya A) thuộc Trường Tiểu học


Nguyễn Thị Minh Khai
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu).
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp điều tra.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp thuyết trình giảng giải
Phương pháp luyện tập thực hành.
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 1
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
Phương pháp quan sát.
Phương pháp tổ chức trò chơi học tập.
Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm
II. PHẦN NỘI DUNG
II.2. Cơ sở lí luận
Chúng ta đều biết trong hệ thống giáo dục quốc dân, Tiểu học là bậc học nền
móng. Các môn học ở Tiểu học nói chung và môn Toán nói riêng góp phần không
nhỏ vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân
cách con người Việt Nam. Những kiến thức, kỹ năng môn toán có rất nhiều ứng
dụng trong cuộc sống, nó làm cơ sở cho việc học tập các môn học khác và học tiếp ở
các lớp trên. Môn toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và
hình dạng không gian của thế giới hiện thực; nhờ đó mà học sinh có phương pháp
nhận thức một số mặt của thế giới và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời
sống.
Môn Toán có tiềm năng giáo dục to lớn, nó góp phần quan trọng trong việc
rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết
vấn đề. Nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập linh hoạt, sáng

tạo; nó góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của con
người như lao động cần cù, cẩn thận, có ý thức vượt khó khăn, làm việc có kế
hoạch, có nền nếp và có tác phong khoa học.
Trong chương trình môn Toán ở Tiểu học, số học là nội dung trọng tâm, là hạt
nhân của quá trình dạy học toán từ lớp 1 đến lớp 5. Các nội dung về đại lượng và đo
đại lượng, yếu tố hình học, giải bài toán có lời văn được tích hợp với nội dung số
học, chúng ta dạy học dựa vào các nội dung số học và tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa
các nội dung của môn Toán lớp 4. Với nội dung số học, môn Toán lớp 4 bổ sung,
tổng kết quá trình dạy học số tự nhiên và chính thức dạy phân số. Ở học kỳ I lớp 4,
môn Toán chủ yếu tập trung vào bổ sung, hoàn thiện, tổng kết, hệ thống hoá, khái
quát hoá (ở mức độ đơn giản, ban đầu) về số tự nhiên, dãy số tự nhiên, hệ đếm thập
phân bốn phép tính (Cộng.trừ, nhân, chia) với số tự nhiên và một số tính chất của
các phép tính đó. Vì vậy việc dạy học sinh nắm vững kiến thức về số tự nhiên mà
đặc biệt là khả năng thực hiện bốn phép tính là một yêu cầu đặt ra cần phải thực
hiện tốt. Bởi vì sau khi học xong hết bậc Tiểu học it nhất học sinh cũng phải thực
hiện thành thạo được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
II.2 Thực trạng:
a.) Thuận lợi – khó khăn:
* Thuận lợi
Trong quá trình dạy học bản thân cũng như các giáo viên khác luôn được Nhà
trường quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho công tác dạy học. Đội ngũ giáo viên Nhà
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 2
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
trường có tay nghề cao là điều kiện thuận lợi để giáo viên dự giờ học hỏi kinh
nghiệm. Học sinh có đầy đủ SGK và Giáo viên có đầy đủ sách hướng dẫn , được
học về cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Bản thân giáo viên yêu nghề,
có năng lực sư phạm.
- Các em học sinh đều được học 2 buổi/ngày. Buổi sáng học lý thuyết và buổi
chiều được luyện tập củng cố để khắc sâu kiến thức. Từ đó giúp các em có khả năng

sử dụng thành thạo các bài tập thực hành và áp dụng linh hoạt vào các bài tập khác.
* Khó khăn:
Học sinh trong lớp trình độ không đồng đều thuộc nhiều miền trên đất nước. Mặt
khác đa số học sinh trong lớp thuộc diện học sinh dân tộc tại chỗ và một số dân tộc
từ phía Bắc di cư vào nên nhận thức của các em còn hạn chế. Sự phân chia các tiết
dạy trong một buổi học còn bất cập nên giáo viên chưa có điều kiện quan tâm nhiều
đến đối tượng học sinh yếu. Trình độ giáo viên chưa đồng đều đôi lúc còn giảng dạy
theo phương pháp cũ. Việc phân chia thời lượng lên lớp ở mỗi môn dạy đôi khi còn
dàn trải, hoạt động của thầy - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. Do đặc điểm của nhà
trường là ở xa khu dân cư học sinh đi lại còn xa nên việc học của các em gặp nhiều
khó khăn.
Bên cạnh đó học sinh với lối tư duy cụ thể, khả năng tư duy trừu tượng chưa cao,
chưa có ý thức tự giác nghiên cứu bài ở nhà, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của giáo
viên nên kết quả học tập chưa cao. Đại đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
con em mình còn có quan điểm '' trăm sự nhờ nhà trường, nhờ thầy cô'' cũng làm
ảnh hưởng đến chất lượng học tập bộ môn.
b) Thành công – hạn chế
Thành công của đề tài này là đã giúp một bộ phận lớn học sinh nắm vững được
kiến thức, kĩ năng thực hiện phép tính. Đa số các em đã thực hiện đúng yêu cầu mà
giáo viên đặt ra. Qua những tiết dạy trên lớp các em hầu như đều có hứng thú để
học. Số các em thực hiện chưa được chủ yếu rơi vào các em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn như khuyết tật, thiểu năng trí tuệ.
Hạn chế của đề tài là vẫn còn một số học sinh thực hiện các phép tính còn sai.
Đây là những em rơi vào trường hợp chưa thuộc bảng cộng, bảng trừ, bảng nhân,
bảng chia. Do lớp có nhiều em yếu nên việc cho từng học sinh thực hành chưa được
nhiều. Bản chất học sinh là nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên nên có khi các em
thực hiện được rồi nhưng để một thời gian không thực hiện lại thì các em thường
làm sai hoặc thực hiện không đúng.
c) Mặt mạnh – mặt yếu:
Mặt mạnh của đề tài là giúp được nhiều học sinh biết cách thực hiện phép nhân,

phép chia; hơn nữa các em đều tự tin khi lên bảng thực hiện. Giáo viên sau khi
hướng dẫn tỉ mĩ ban đầu của những tiết lý thuyết thì ở những tiết sau thường rất
nhàn vì chỉ cần ra đề là học sinh đều có thể thực hiện được.
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 3
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
Mặt yếu của đề tài là thời gian hướng dẫn của giáo viên sẽ kéo dài so với tiết học,
có thể ảnh hưởng tới các tiết học khác.
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…
Xuất phát từ việc trong những năm qua khi tôi dạy học sinh lớp 4, nhiều em khi
thực hiện phép tính làm còn sai. Ở đây không chỉ các em sai về cách đặt phép tính
mà các em còn chưa nắm vững kiến thức nhất là các bảng cộng, bảng trừ, bảng
nhân-chia. Điều này không phải do lỗi ở các em mà một phần cũng do lỗi từ giáo
viên. Ngoài ra với việc cá em thường xuyên nghỉ học vào mùa rẫy cũng ảnh hưởng
không nhỏ tới việc học của các em. Trên lớp thì một số em chưa thực sự chú ý,
thường nhìn ra ngoài hoặc nói chuyện riêng với bạn. Những đối tượng này thường là
các em học yếu, hổng kiến thức các em cảm thấy việc học còn nặng nề.
Nguyên nhân nữa mà tôi muốn nói đến là sự quan tâm đến việc học của con cái
của phụ huynh ở nhà chưa cao ( có thể nói là chưa có) bởi vì họ còn phải lo mưu
sinh nhiều hơn. Nhiều gia đình bố mẹ ham vui đi làm về là mở nhạc, hoặc uống
rượu nên ảnh hưởng đến việc học của con.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.
Lớp 4D3 với số lượng học sinh đầu năm là 20 em trong đó 100% học sinh đều là
học sinh đồng bào thiểu số. Có 14 em thuộc dân tộc tại chỗ, số còn lại chủ yếu là các
em thuộc dân tộc phía Bắc di cư vào. Do đó, như tôi đã trình bày ở trên trình độ
nhận thức của học sinh trong lớp kém hơn so với mặt bằng chung của toàn trường.
Vì là học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức của các em
kém hơn so với những học sinh người Kinh cùng trang lứa. Điều kiện hoàn cảnh gia
đình của mỗi em cũng khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến việc học của các em.
Là lớp có nhiều học sinh yếu không chỉ ở phân môn toán mà các phân môn khác

học sinh cũng có biểu hiện tương tự. Đầu năm sau khi nhận lớp tôi đã phải đề xuất
lên Ban giám hiệu một số trường hợp học sinh không đủ kiến thức lên lớp trên. Phải
nói rằng kết quả học tập của các em quá yếu biểu hiện qua kết quả sau:
Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm môn toán:
MÔN
HỌC
Điểm
1 – 2
Điểm
3- 4
Điểm
5 – 6
Điểm
7 – 8
Điểm 9 - 10
SL % SL % SL % SL % SL %
TOÁN 1 5 9 45 5 25 4 20 1 5
Một số đánh giá nhận định chất lượng học sinh qua kết quả khảo sát
Qua khảo sát và kết quả dạy học trong mấy tuần đầu năm học tôi nhận thấy sự
yếu kém Toán của học sinh lớp 4D3 biểu hiện qua những mặt sau đây:
Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kĩ năng:
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 4
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
- Nhiều em chưa thuộc bảng cộng trừ, nhân, chia, thậm chí có em không thực hiện
được phép tính cộng, trừ có nhớ
Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm :
-Với cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học
sinh khác đã hiểu bài, biết vận dụng kiến thức thì đa số học sinh vẫn chưa biết vận
dụng để thực hành kĩ năng. Trong khi luyện tập thực hành, một số học sinh đã hoàn

thành hết các bài tập theo chuẩn, có em còn làm hết các bài tập trong sách giáo khoa
thì đa số học sinh trong lớp mới chỉ giải được một bài hoặc một hai phần trong bài
học
Phương pháp học tập chưa tốt:
-Một số em không thuộc bảng cộng , bảng trừ, bảng nhân , bảng chia, công thức,
quy tắc tính chu vi, diện tích các hình đã học; chưa đọc kĩ đề toán để phân biệt cái
đã cho và cái phải tìm đã vội bắt tay vào giải; không chịu thử lại sau khi làm tính,
luôn tẩy xoá trong bài làm. Nhiều em không chịu làm ra nháp hoặc làm bài nháp cẩu
thả gây ra sự lộn xộn nhầm lẫn khi làm bài vào vở.
Năng lực tư duy yếu:
- Tư duy thiếu linh hoạt : Nghe giáo viên phân tích giảng giải, học sinh yếu
không biết khái quát, không biết tư duy nên không nhớ trình tự tính toán, giải toán.
-Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
-Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ toán học lúng
túng, nhiều chỗ lẫn lộn.
Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin,
ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin mình làm
đúng bài tập. Thái độ trong lớp thụ động. Có thể thấy rõ đặc điểm này khi các em
làm toán hoặc trả lời. Các em thường đưa mắt theo dõi thầy cô. Hễ thấy thầy cô cau
mày là sợ cho rằng mình sai không dám làm tiếp. Vì vậy kết quả học toán thường
xuyên dưới trung bình.
II.3 Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Giúp học sinh sinh nắm vững kiến thức, có kĩ năng thực hiện bốn phép tính, đồng
thời các em thực hành tốt các bài tập cùng dạng được giao.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên với trình độ tiếp thu môn toán còn quá yếu
của lớp mình, tôi đã áp dụng các biện pháp sau:
Công tác tổ chức:
- Sau khi nhận lớp, cũng như các giáo viên khác, công việc đầu tiên của tôi là

củng cố nề nếp học tập cho các em. Bản thân tôi cũng tìm hiểu và đọc các đề tài liên
quan đến giáo viên chủ nhiệm như công tác tổ chức lớp học sao cho hiệu quả từ đó
đem vào áp dụng cho lớp mình. Vì lớp chỉ có 20 em nên việc kèm cặp và quan sát
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 5
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
các em làm dễ dàng nên tôi đã làm như sau: Tôi cho kiểm tra chất lượng để phân
loại trình độ học tập. Tôi phân chia lớp thành năm nhóm học tập, bầu ra năm nhóm
trưởng có trình độ có học lực tốt nhất để kiểm tra việc thực hiện các bài tập thực
hành rèn “ bốn phép tính cơ bản” do mình ra đề. Các bài tập đưa ra theo quy luật từ
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Các em được nhận bài vào cuối buổi học ngày
hôm trước và được sửa chữa vào sáng ngày hôm sau. Ngoài ra tôi còn in nhiều bảng
nhân, chia dán lên các góc học tập của lớp để các em tiện theo dõi học tập.
Biện pháp cụ thể:
- Vì học sinh trong lớp đa số các em đã quên kiến thức ở các lớp dưới nên việc
đầu tiên của tôi là chú ý bồi dưỡng những kiến thức bị hổng, đứt quãng ở lớp dưới,
đặc biệt là rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính cơ bản. Thường xuyên kiểm tra bảng
cộng, bảng trừ, bảng cửu chương và khả năng vận dụng của các em nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các em học tốt chương trình toán lớp trên. Vì tôi nghĩ rằng nếu
học sinh mất căn bản thì các em rất khó tiếp tục thành công trong công việc học
toán.
* Để rèn luyện cho học sinh làm tốt các phép tính đầu tiên tôi rèn cho học sinh kĩ
năng tính nhẩm.
-Với mỗi phép tính tôi yêu cầu các em cần phải học thuộc các bảng tính. Khi học
đến dạng bài nào ở mỗi buổi chiều tôi đều cũng cố cho các em thông qua một số
hình thức như: thi đua giữa hai bạn ngồi cùng bàn; gọi các em lên bảng đọc; hỏi bất
kì phép tính nào trong bảng; yêu cầu học sinh kiểm tra bài nhau hoặc đố nhau các
phép tính Những hoạt động này giúp các em nhớ lại kiến thức cũ.
Hơn nữa việc làm này đã giúp các em thay đổi không khí lớp học, kích thích
học sinh tính nhẩm nhanh và chính xác để trả lời bạn. Những học sinh trả lời sai

nhiều lần đã cố gắng về nhà học lại bảng cộng, trừ, nhân, chia cho thuộc để hôm sau
sẽ trả lời đúng cho bạn. Trong khi đó học sinh có lực học khá hơn sẽ theo dõi và
giúp đỡ học sinh yếu.
- Để giải được bất kì dạng toán nào đạt kết quả thì các em phải có kĩ năng thực
hiện bốn phép tính cơ bản. Nên tôi dành nhiều thời gian cho việc rèn kĩ năng thực
hiện bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên với số tự nhiên) vì thực
tế dạy phép tính nhân có phép tính cộng, dạy phép chia có phép tính trừ. Từ thực tế
giảng dạy tôi thấy học sinh thường mắc phải các sai lầm sau:
b1) Với phép tính cộng.
Đa phần các em sai bởi chưa thuộc bảng cộng. Việc đặt tính của các em chưa đúng
hàng, hoặc các em đặt lệch nên khi cộng các em thường cộng sai. Qua quan sát học
sinh làm bài tôi còn phát hiện ra khi làm các dạng bài về phép tính cộng có nhớ thì
các em thường quên nhớ dẫn đến kết quả sai. Mặt khác nhiều em đặt phép tính chưa
đúng, chưa thẳng hàng. Ví dụ khi cộng 34578 với 5432 có em đặt phép tính như sau:
34578 34578

+
5432 mà không phải là
+
5432
88898 40000
Dẫn đến kết quả làm bị sai
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 6
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
Vì vậy khi dạy phép cộng, biện pháp đầu tiên của tôi là giúp học sinh nắm vững
kiến thức về số tự nhiên, về hàng, về giá trị của các chữ số từ đó giúp các em nắm
vững cách đặt phép tính đúng, thẳng hàng. Tôi luôn lưu ý học sinh khi cộng phải
cộng từ phải sang trái cộng từ hàng đơn vị rồi mới đến các hàng tiếp theo lần lượt từ
phải qua trái. Đối với những học sinh hay quên nhớ tôi thường lưu ý các em mỗi lần

cộng có nhớ các em cần đánh số lần nhớ hoặc dùng dấu chấm để đánh dấu vào bên
trái số mình đang cộng. Biện pháp này giúp các em khi cộng sẽ không quên nhớ vào
hàng liền kề. Những học sinh chưa thuộc bảng cộng sau khi làm bài xong tôi thường
yêu cầu các em thử lại để xem kết quả thực hiện của mình đã đúng chưa, từ đó giúp
các em thấy được chỗ mình sai và tác hại của việc không thuộc bảng cộng. Qua đó
chính các em này tự giác học thuộc bảng cộng để khi lên làm bài không bị thầy phê
bình và đỡ thấy xấu hổ với bạn. Những em đặt tính chưa đúng tôi thường yêu cầu
học sinh nhận xét cách đặt tính của bạn, chỉ ra chỗ được, chỗ chưa được của bạn để
sửa. Từ những việc làm đó tôi thấy học sinh tôi làm bài bớt sai hơn và các em cũng
tự tiên làm bài hơn.
b2) Với phép tính trừ.
Việc dạy phép tính trừ là ngược lại của phép tính cộng. Để làm đúng kết quả đầu
tiên học sinh cũng phải học thuộc bảng trừ, cách đặt tính, cách thực hiện tính. Kĩ
năng thực hiện phép trừ cũng giống như thực hiện phép cộng, vì vậy khi dạy ở
những dạng bài này giáo viên cũng hướng dẫn tương tự như khi dạy các bài về phép
tính cộng. Thường xuyên kiểm tra bảng trừ của học sinh. Ví dụ trong tiết dạy giáo
viên có thể bất chợt hỏi một vài học sinh trong lớp về kết quả của một số phép tính
trừ, chẳng hạn như: 12-5 = ?; 15-8 = ? ; 13-9 = ? ….
Để tăng thêm sự hứng thú cho các em trong quá trình thực hành tôi thường tổ chức
trò chơi học tập để các em tham gia. Các trò chơi liên quan đến dạng bài toán này
thường là nối các phép tính cùng kết quả chẳng hạn như:



b3) Đối với phép nhân.
Dạy phép nhân ở lớp 4 là bước kế tiếp của dạy phép nhân ở lớp 3. Ở lớp 3 các
em đã được làm quen với việc nhân số có hai, ba, bốn chữ số với số có một chữ số
nên về kĩ thuật nhân đa số các em đã nắm được. Tức là các em đã biết nhân theo thứ
tự từ phải sang trái. Sang lớp 4 các em không chỉ thực hiện nhân số có nhiều chữ số
với số có một chữ số mà các em còn phải thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số

có hai , ba chữ số. Về phép nhân ở lớp 4, học sinh được học tất cả 15 bài trong SGK
trong đó có 11 bài lí thuyết và 4 bài thực hành. Trong phần bài lí thuyết có 1 bài
Nhân với số có một chữ số; 1 bài nhân với 10,100,1000…chia cho
10,100,1000…;một bài Nhân với số có tận cùng là chữ số 0; một bài nhân với số có
hai chữ số và hai bài nhân với số có ba chữ số. Mục tiêu của hai dạng bài tập sau là
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 7
27546 - 3564 54263 -24562 17566 - 6785
25896-
15115
65960-
36259
62384-
38402
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
biết cách nhân với số có hai, ba chữ số và nhận biết được các tích riêng trong phép
nhân. Nhưng trong quá trình thực hiện học sinh thường mắc nhiều lỗi như:
Đặt các tích riêng trùng với nhau như khi thực hiện phép cộng.
Quá trình nhân có nhớ lại không nhớ hoặc nhớ lộn xộn. Ví dụ như có em nhân 25 x
5 bằng 25 viết 5 nhớ 2 nhưng các em lại làm ngược lại viết 2 nhớ 5.
Biện pháp mà tôi đưa ra để khắc phục tình trạng các em nhân sai là khi dạy dến
các dạng bài tập này giáo viên cần thao tác chậm để học sinh nắm bắt được cách
nhân. Các trường hợp nhân thì có nhiều nhưng xin được đơn cử ra đây mấy trường
hợp sau cần làm chậm để các em nắm rõ.
Trường hợp nhân với số có hai chữ số. Dạng phép tính này là tương đối mới so với
học sinh. Về cách thực hiện dạy lí thuyết tôi hoàn toàn thống nhất như cách dạy
trong sgv hướng dẫn nhưng ở phần thực hành nhân trước khi nhân giáo viên cần làm
rõ cho học sinh đây là phép nhân số có mấy chữ số với số có mấy chữ số. Sở dĩ tôi
nói điều này bởi vì để các em nhớ số lần nhân và cách đặt các tích riêng. Ví dụ khi
nhân 1377 với 25 là phép nhân giữa số có bốn chữ số với số có hai chữ số nên mỗi

lần nhân một số ta có bốn lần nhân số đó.
Như vậy khi nhân số 5 ta có bốn lần nhân, số 2 có bốn lần nhân.
Làm như thế học sinh sẽ không bỏ sót số trong khi nhân. Về cách
đặt thì giáo viên cũng lưu ý học sinh: vì số 5 ở hàng đơn vị nên khi
nhân 5 với 7 ta phải viết 5 vào dưới chữ số 5 thẳng hàng đơn vị và
nhớ hai đơn vị vào hàng liền kề bên trái, làm như vậy cho đến khi
đã nhân lần lượt hết bốn chữ số ở trên. Khi nhân đến số 2 ở hàng
chục giáo viên cần hỏi lại học sinh số 2 nằm ở hàng nào? để học
sinh nắm cách viết tích riêng thứ hai. Cần giải thích cho học sinh vì số 2 ở hàng
chục nên khi thực hiện phép nhân ta ghi kết quả phép nhân lùi sang bên trái một chữ
số so với tích riêng thứ nhất. Đối với phép tính có nhớ cần yêu cầu học sinh nhớ
thầm trong đầu hoặc để không quên thì chấm ngay số lần nhớ vào hàng kế tiếp hoặc
ghi số ra bên ngoài. Khi thực hiện phép nhân cần gọi các em yếu lên để thực hiện.
Khi chữa bài yêu cầu các em khác nhận xét , bản thân các em thực hiện nêu lại cách
nhân.
Trường hợp dạy phép nhân với số có ba chữ số cũng vậy. Giáo viên cũng cần
hướng dẫn kĩ để các em nắm cách nhân và thực hiện một cách thành thạo. Trong
phần này chỉ lưu ý một điều ở phần nhân số có ba chữ số mà tích riêng thứ ba toàn
chữ số 0 giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách viết gọn lại sao cho hợp lí và phải
giải thích cho học sinh về cách viết.
Để kích thích các em nhân và làm đúng nhanh các bài tập, vào mỗi buổi chiều tôi
thường cho các em làm các phép tính đơn lẻ rồi yêu cầu học sinh mang lên chấm.
Với việc làm này tôi thấy học sinh thường rất thích làm và hiệu quả thường cao hơn
là ra một lúc nhiều phép tính để các em thực hiện rồi mới chấm. Một hình thức nữa
là chia các em thành nhóm bốn người trong đó mỗi em phải giải quyết một phép tính
rồi ghi kết quả phép tính của mình vào bảng nhóm. Việc làm này giúp giáo viên
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 8
1377
x
25

8685
2754
36225
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
đánh giá được kết quả thực hiện của từng em qua đó nhận biết được kĩ năng nhân
của từng em, nắm bắt được chỗ hổng của từng em để khắc sâu cho các em.
b4) Với phép tính chia
Nội dung dạy học phép chia các số tự nhiên ở lớp 4 chủ yếu được thể hiện
trong SGK qua 18 bài học, trong đó 11 bài học “lý thuyết” và 7 bài “luyện tập”; học
sinh được luyện tập qua một số bài tập trong một số bài học tiếp theo. Trong 11 bài
học “lý thuyết” có 3 bài về “ Chia cho số có hai chữ số” và 2 bài “ Chia cho số có ba
chữ số”. Mức độ cần đạt khi dạy học phép chia các số tự nhiên ở lớp 4 là: “Biết đặt
tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số
(thương có không quá ba chữ số)”, “ Biết chia chuẩn cho 10, 100, và 1000,…”. Do
đó khi dạy học về phép chia số tự nhiên ở lớp 4 thì giáo viên cần chú trọng vào dạy
học chia số có nhiều chữ số cho số có một chữ số, hai chữ số. Với phép chia số có
nhiều chữ số cho số có ba chữ số chỉ có tính chất giới thiệu cho tất cả học sinh và
dành cho học sinh khá, giỏi thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa.
Ở lớp 3, các em đã được học chia các số tự nhiên có 5 chữ số cho số có một chữ
số: đặt phép chia và các thao tác chia ( chia theo thứ tự từ trái sang phải, mỗi lần
chia thực hiện lần lượt các thao tác như chia trong bảng, nhân trong bảng, thực hiện
trừ nhẩm)
Ở lớp 4 , kĩ thuật chia số tự nhiên đến sáu chữ số cho số tự nhiên có một chữ số
(cả chia hết và chia có dư) hoàn toàn tương tự chia số có năm chữ số cho số có một
chữ số.
Đối với phép chia số tự nhiên có đến sáu chữ số cho số có một chữ số thì không
quá khó với học sinh khi tìm thương trong mỗi lần chia.Nhưng với phép chia cho số
có hai chữ số. giáo viên cũng hướng dẫn học sinh cách đặt tính và các thao tác thực
hiện chia như đã làm phép chia cho số có một chữ số. Tuy nhiên, một điều đặc biệt

quan trọng là mỗi lần chia giáo viên chú ý giúp học sinh tập “ước lượng” để tìm
thương. Thông thường tập ước lượng để tìm thương phải dựa vào chia trong bảng,
làm tròn… và đặc biệt cần chú ý rằng số dư luôn bé hơn số chia.
Để thực hiện phép chia đúng và nhanh thì điều đầu tiên học sinh phải biết cách
ước lượng thương. Muốn vậy thì bản thân các em phải học thuộc nhân chia trong
bảng. Nhưng không phải em nào cũng thuộc bảng nhân chia, có em thuộc bảng
nhân, chia nhưng vẫn không nắm được cách ước lượng thương điều đó đặt ra cho
người giáo viên một bài toán tương đối khó. Tôi rất tâm đắc với cách hướng dẫn sau
của một đề tài mà tôi đã tham khảo ở trên mạng mà cũng là biện pháp mà tôi đã thực
hiện từ trước đến nay. Ví dụ như khi chia : 1855: 35 = ?
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và thực hiện phép chia. Để chia 1855 cho 35, trước
hết phải ước lượng thương của 185 khi chia cho 35. Ta có thể lấy 18 chia cho 3
được 6 lần nhưng 185 chia 35 không được 6 lần nên ta chọn chữ số đầu tiên của
thương là 5. Cụ thể làm như sau:
+ Trường hợp đối với học sinh đại trà ( bước đầu tiên học sinh bắt đầu chia cho số
có 2 chữ số) tôi hướng dẫn học sinh cách thực hiện như sách giáo khoa. Tuy nhiên
khi thực hiện tôi yêu cầu các em nhẩm ngay với số đầu tiên của số chia. Trong phép
tính 1855:35 tôi yêu cầu học sinh nhẩm với số chia là 3 và phải nhẩm là 18:3. Sau
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 9
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
khi học sinh có kết quả là 6 tôi yêu cầu các em nhân lại và nhận xét so sánh kết quả
của phép nhân và phần số bị chia thì kết quả của phép nhân lớn hơn phần bị chia nên
tôi hướng dẫn học sinh giảm phần thương xuống một đơn vị là 5. Trong khi chia tôi
luôn lưu ý học sinh phải đánh dấu vào phần đã chia, xác định số lần chia của phép
tính. Trong phép tính 1855: 35 ta có hai lần chia:
Lần 1 185 chia 35 được 5, viết 5;
5 nhân 5 bằng 25, viết 5 nhớ 2;
5 nhân 3 bằng 15, thêm 2 bằng 17, viết 17;
185 trừ 175 bằng 10, viết 10.

Lần 2 Hạ 5, được 105; 105 chia 35 được 3, viết 3;
3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1;
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10, viết 10;
105 trừ 105 bằng 0, viết 0.
Vậy 1855 : 35 = 53
Khi học sinh đã chia thành thạo được rồi tôi hướng dẫn các em cách trừ nhẩm
Cách hướng dẫn thực hiện:
Lần 1: 185 chia 35, viết 5;
5 nhân 5 bằng 25; 25 trừ 25 bằng 0; viết 0 nhớ 2;
5 nhân 3 bằng 15,thêm 2 bằng 17; 18 trừ 17 bằng 1,viết 1;
Lần 2: Hạ 5, được 105; 105 chia 35 được 3, viết 3
3 nhân 5 bằng 15; 15 trừ 15 bằng 0, viết 0 nhớ 1
3 nhân 3 bằng 9, thêm 1 bằng 10; 10 trừ 10 bằng 0, viết 0
Vây: 1855: 35 = 53.
Trường hợp học sinh yếu không thuộc bảng cửu chương khi chia các em thường
gặp khó khăn. Ngoài cách hướng dẫn như đã trình bày ở trên tôi còn sử dụng cách
làm sau:
Trường hợp chia 1855: 35 học sinh sẽ nhẩm với bảng chia 3. Tôi yêu cầu các em
này viết bảng chia 3 ra và tìm vị trí của số 18 trong bảng ta được 18 chia 3 bằng 6
nhưng khi nhân lên kết quả lớn hơn 185 nên ta hạ thương xuống là 5. Tiếp tục với
lần chia tiếp theo ta nhẩm 10 với 3 và tìm số gần với 10 trong bảng chia 3 được kết
quả phép chia là 3 và cuối cùng thực hiện như cách chia ở trên.
Trường hợp chia cho số có ba chữ số cũng vậy. Giáo viên cũng yêu cầu học sinh
thực hiện cách chia nhẩm với số đầu tiên của số chia. Khuyến khích các em thử đi
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 10
1855 35
175 53
105
105
0

1855 35
105 53
00
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
thử lại nhiều lần để có kết quả đúng. Giáo viên tuyệt đối không được làm thay cho
học sinh mà phải yêu cầu các em thực hiện từng bước một. Việc các em thực hiện
phép tính nhiều lần các em sẽ cảm thấy việc chia đơn giản hơn và sẽ kiên trì thực
hiện phép tính. Các em sẽ không ngại mỗi khi có phép tính chia cho số có hai, ba
chữ số. Đối với phép chia tôi rút ra được một quy tắc giúp các em chia đúng và
chính xác là :GV lưu ý học sinh phải luôn chia nhẩm với số đầu của số chia.
Một số sai lầm của học sinh trong khi thực hiện phép chia và cách khắc phục
Một số học sinh trong khi chia số nhỏ cho số lớn các em thường quên viết 0 vào
thương dẫn đến kết quả làm bị sai. Trường hợp sau là một ví dụ:
Kết quả đúng phải là:
Sai lầm ở đây là do học sinh hạ 4 xuống thấy 4 nhỏ hơn số chia thì học sinh lại
hạ 8 xuống tiếp, thấy 48 chia hết nên các em thực hiện phép chia dẫn đến kết quả
sai.
Để khắc phục những sai lầm trên tôi cho các em làm rất nhiều phép tính dạng
trên. Mỗi lần thực hiện tôi đều cho các em nhắc lại quy tắc thực hiện phép nhân:
thực hiện từ phải qua trái, nhân lần lượt từ hàng đơn vị, đến hàng chục, rồi đến hàng
trăm.Các tích riêng phải đạt đúng hàng.Với phép chia thực hiện từ trái qua phải. Đối
với phép chia 2448:24 giáo viên hướng dẫn như sau:
Chia lần thứ nhất ta lấy 24 chia 24 được 1 viết 1.
Chia lần thứ hai ta hạ 4 xuống, 4 chia 24 được 0 lần ta viết 0 vào thương.
Chia lần thứ ba ta hạ 8 xuống và thực hiện 48 chia 24 bằng 2 viết 2 vào thương.
Hướng dẫn như thế các em sẽ nhớ và khắc sâu cách làm.
Song song với việc ra nhiều bài tập dạng trên tôi cũng ra những bài trắc nghiệm,
cho các em xác định đúng, sai. Nếu sai thì phải giải thích, chỉ ra nguyên nhân sai và
nêu cách sửa. Khi các em đã làm được điều này nghĩa là các em không mắc sai lầm

nữa.
Với tất cả các dạng bài trên để khắc sâu kiến thức tôi cho học sinh làm đi làm
lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình giảng dạy, cung cấp kiến thức, nếu liên
quan đến kiến thức cũ hoặc công thức quy tắc tôi đều dừng lại 5 phút đến 10 phút để
củng cố ôn tập. Khi dạy tôi cố gắng đưa ra câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh lớp
mình làm sao cho tất cả các em được yêu cầu cơ bản của bài học. Trong từng tiết
học, tôi chịu khó chấm bài để kiểm tra trình độ học sinh, phát hiện những sai lầm
của các em để kịp thời uốn nắn sửa chữa.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện được các biện pháp nêu trên đây không phải là một việc làm khó
mà nó đòi hỏi người giáo viên phải biết kiên trì, nhẫn nại. Khi dạy những dạng bài
tập này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh một tâm lí thoải mái, không ngại khó
,ngại khổ. Những học sinh chưa thuộc bảng cộng trừ, nhân, chia nhất thiết phải cho
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 11
244
8
24
12
244
8
24
102
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
các em ôn lại để các em nắm cách thực hiện. Giáo viên phải thận trọng trong khi
nhận xét bài làm của học sinh. Luôn phải khen các em nếu các em có những biểu
hiện tiến bộ. Không trách móc, chê bai học sinh khiến các em tự ti với bạn bè.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp biện pháp tôi nêu ra trên đây có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Giải pháp này là tiền đề cho giải pháp kia, nó thúc đẩy quá trình để học sinh nắm

vững kiến thức. Từ khâu tổ chức lớp học cho đến khâu hướng dẫn học sinh luyên
tập thực hành đều liên quan với nhau. Chỉ cần giáo viên không để ý đến một khâu
nào đó thì học sinh sẽ nắm không vững được cách thực hiện. Tôi lấy ví dụ như khi
cho học sinh thực hiện phép nhân mà giáo viên không lưu ý kĩ cho học sinh cách đặt
các tích với nhau, tích thứ hai phải lùi vào bên trái một chữ số so với tích thứ nhất
thì học sinh trong khi làm bài sẽ dẫn đến viết sai. Vì vậy tất cả các quy trình hướng
dẫn học sinh làm bài giáo viên cần nắm vững để truyền đạt cho các em.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Với những biện pháp nêu trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tư của mình đã đạt
được kết quả tốt.
Tất cả học sinh trong lớp đã có kĩ năng tính toán tương đối tốt, có khả năng vận
dụng bốn phép tính cơ bản vào việc làm các bài toán như: Tìm thành phần chưa biết,
tính giá trị của biểu thức, giải toán tạm ổn. Các em đã có kĩ năng đánh giá một bài
làm của bạn. Có khả năng phát hiện và sửa chữa sai lầm mà bạn gặp phải, cũng như
mỗi em đều có ý thức rèn luyện kĩ năng tính toán cẩn thận, ít phạm lỗi.
Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các yêu cầu của giáo
viên đưa ra trong tiết học toán.
So với khảo sát đầu năm, sau mỗi kì thi học sinh tiến bộ rất nhiều cụ thể như sau:
Điểm
TSHS
0 – 1 2 – 3 – 4 5 – 6 7 – 8 9 - 10
Giữa kì I 20 3 8 5 4
Cuối kì I 20 1 9 6 4

/ Kết luận: Trên đây là cách dạy của tôi về dạy phép nhân, chia cho số có hai chữ số.
Tôi rất mong các bạn đọc, đóng góp thêm ý kiến để phương pháp dạy phép nhân,
chia đạt kết quả cao nhất.
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, khi học sinh đã được củng cố, khắc sâu, mở rộng và rèn
kĩ năng luyện tập thực hành về các dạng bài tập “củng cố kĩ năng thực hiện bốn

phép tính” lớp 4 tôi thấy kết quả của việc làm đó như sau:
- Học sinh được tổ chức hoạt động một cách độc lập, tìm tòi kiến thức, tầm
nhận thức đối với mọi đối tượng học sinh là phù hợp, nên học sinh tiếp thu một cách
có hiệu quả.
- Các em biết dựa vào kiến thức lý thuyết để vận dụng làm các bài tập một
cách chủ động.
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 12
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
- Với phương pháp tổ chức này học sinh nắm kiến thức một cách sâu sắc có
cơ sở, được đối chứng qua nhận xét của bạn, của giáo viên.
- Các em đã hình thành được thói quen đọc kỹ bài, xác định yêu cầu của bài.
Không còn tình trạng bỏ sót yêu cầu của đề bài.
- Học sinh có ý thức rèn cách trình bày sạch sẽ, khoa học, hợp lý. Ngoài ra
học sinh còn có thêm thói quen kiểm tra, soát lại bài của mình.
- Qua việc giảng dạy theo dõi kết quả của học sinh qua các giờ kiểm tra, bài
kiểm tra định kỳ của học sinh tôi thấy: Học sinh sẵn sàng làm bài tập bất kỳ lúc nào.
Đó cũng nói lên học sinh đã bắt đầu yêu thích môn học, mạnh dạn nêu ý kiến của
mình.
- Tuy kết quả tôi nêu trên hết sức sơ lược và ở phạm vi nhỏ, song nó cũng góp phần
động viên tôi trong công tác giảng dạy học sinh nói chung, phát hiện bồi dưỡng
những học sinh khá, giỏi, phụ đạo học sinh yếu nói riêng.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận
Việc rèn luyện, bồi dưỡng kiến thức toán cho học sinh là một việc làm tỉ mỉ, đòi
hỏi sự kiên trì sáng tạo, không ngại khó và phải được thực hiện thường xuyên liên
tục suốt các năm học mới có hiệu quả. Trong dạy học không thể nóng vội nhất là
dạy học toán cho học sinh. Vì vậy khi dạy các dạng toán ngay từ những bài lý thuyết
chúng ta cần làm rõ khái niệm cũng như cách thực hiện để các em nắm chắc kiến
thức.

Với suy nghĩ đó tôi mạnh dạn viết sáng kiến này mong muốn được trao đổi với
anh chị em đồng nghiệp để tìm ra biện pháp hữu hiệu giúp đỡ học sinh nắm vững
cách thực hiện bốn phép tính cộng trừ, nhân, chia số tự nhiện trong môn toán ở lớp
4. Đồng thời cũng qua đó giúp học sinh tự tin khi thực hiện bốn phép tính ngoài
thực tế cuộc sống.
III.2. Kiến nghị:
Dạy học sinh về kĩ năng thực hiện bốn phép tính vì vậy để giúp các em nắm vững
được kĩ năng thực hiện thì:
* Đối với học sinh: Các em cần quan tâm, xác định được tầm quan trọng của môn
này. Các em cần được động viên, khích lệ kịp thời, đúng lúc của mọi người để kích
thích các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, đó chính là gia đình – nhà
trường - xã hội.
* Đối với giáo viên: Không ngừng học hỏi tìm tòi tích luỹ kinh nghiệm từ
đồng nghiệp, từ thông tin, sách vở và từ chính học sinh.
+ Nắm chắc nội dung chương trình, ý đồ của sách giáo khoa, dạy sát đối
tượng học sinh, lựa chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp với mỗi dạng bài.
+ Cần xác định không phải dạy bài khó, bài nâng cao thì học sinh mới giỏi.
+ Đặc biệt phải tâm huyết với nghề, luôn đặt học sinh là trung tâm, có trách
nhiệm với việc học của học sinh và bài dạy của mình. Động viên gần gũi giúp đỡ
học sinh.
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 13
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
* Đối với nhà trường và các cấp quản lý: Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở
vật chất để giáo viên và học sinh có thể học tập nâng cao kiến thức.
+ Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề qua việc cung cấp các loại
sách tham khảo, trang thiết bị phục vụ bộ môn.
+ Động viên khuyến khích kịp thời những giáo viên, học sinh đạt nhiều thành
tích cao trong giảng dạy và học tập.
+ Quan tâm xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn

nghiệp vụ.
Trong quá trình thực hiện đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được
những ý kiến đóng góp của ban giám khảo cùng các bạn đồng nghiệp để sáng kiến
này được hoàn thiện hơn.
Dliêya , ngày 1 2 tháng 3 năm 2013
Người viết:
ĐỔNG TRỌNG AN

Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 14
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC
TT Tên tác giả Tên sách Nhà xuất bản
1 Đỗ Trung Hiệu, Đỗ
Đình Hoan, Vũ Quốc
Chung, Vũ Dương
Thuỵ
Phương pháp dạy học môn
Toán ở Tiểu học
NXB Giáo dục
2 Nguyễn Kế Hào,
Nguyễn Hữu Dũng
Đổi mới nội dung và phương
pháp giảng dạy ở Tiểu học
Năm 1998
3 Đỗ Đình Hoan Hỏi đáp về đổi mới phương
pháp dạy học ở Tiểu học
NXB Giáo dục -
1998
4 Nguyễn Phụ Hy Dạy môn Toán ở Tiểu học ĐH Quốc gia –

năm 2000
5 Sách giáo viên Toán 4 NXB Giáo dục –
6 Trần Quốc Hoàn SKKN: Làm tốt công tác
giáo viên chủ nhiệm
Trường Tiểu học
Nguyễn Thị Minh
Khai
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 15
Giúp học sinh lớp 4 có kĩ năng thực hiện tốt bốn phép tính cộng, trừ, nhân,
chia số tự nhiên
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC GIÁO DỤC
CẤP CƠ SỞ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
CẤP HUYỆN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Giáo viên : Đổng Trọng An –Năm học 2012-2013 16

×