Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 91 trang )


1

Hồ treo tại xóm Lùng Phủa


2
LỜI GIỚI THIỆU

Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội
tiên phong cách mạng, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân và dân
tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ và hy sinh, giành nhiều thắng lợi có ý nghĩa chiến lược và
mang tính thời đại. Lịch sử Đảng là một pho sử bằng vàng, để góp phần làm
nên những trang sử Đảng vẻ vang đó không thể không kể đến lịch sử của
nhưng Chi bộ hay Đảng bộ cơ sở. Ôn lại truyền thống cách mạng của một
Chi bộ hay một Đảng bộ cơ sở là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng.
Với một bề dầy lịch sử không dễ nơi nào cũng có, từ lâu, Đảng bộ và nhân
dân trong xã đã rất mong muốn được ghi chép hệ thống cho các thế hệ nối
tiếp hiểu được và phát huy truyền thống quê hương trong giai đoạn cách
mạng mới. Đáp ứng nhu cầu của Đảng bộ và nhân dân xã nhà và thực hiện
Chỉ thị số 15CT/TW ngày 28 tháng 8 năm 2002 của Ban bí thu Trung ương
Đảng về “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam”, tháng 03 năm 2012, Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh khoá
IV nhiệm kỳ 2010 – 2015 ra nghị quyết nghiên cứu biên soạn cuốn “Lịch sử
Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963 - 2012)”.
Cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012)” với nội dung
làm sáng tỏ điều kiện lịch sử, quá trình ra đời của chi bộ; quá trình trưởng
thành, phát triển và quá trình hoạt động lãnh đạo của Chi bộ, Đảng bộ qua
các thời kỳ, các giai đoạn lịch sử. Trãi qua 50 năm kể từ khi được thành lập,


Chi bộ, Đảng bộ xã đã lãnh đạo nhân dân trong xã phát huy truyền thống vẻ
vang của dân tộc, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ xâm lược và tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Dưới sự
lãnh đạo của Chi bộ Đảng, nhân dân trong xã đã vượt qua khó khăn, kiên
định với đường lối của Đảng góp phần tô thắm thêm những trang sử vẻ vang
của Đảng.
Thông qua những trang sử vẻ vang đó, để giáo dục, bồi dưỡng cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh, nhất là thế hệ trẻ lòng
tự hào về truyền thống cách mạng quê hương. Trên cơ sở đó, kế thừa và phát
huy tinh thần cách mạng của các thế hệ cha anh, đoàn kết nhất trí trong Đảng,

3
trong nhân dân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách để thực hiện tốt
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Từ nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng đó, để đáp ứng sự mong mỏi
của nhân dân trong xã, Ban thường vụ Đảng ủy xã Lũng Chinh đã chỉ đạo
thành lập Ban sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên cứu và biên soạn cuốn “Lịch
sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012)”.
Trong quá trình tổ chức thực hiện việc sưu tầm, khai thác tư liệu, nghiên
cứu và biên soạn, được sự chỉ đạo của Thường trực Đảng bộ huyện Mèo Vạc;
sự phối hợp, giúp đỡ của Ban Tuyên giáo huyện ủy và sử chỉ đạo, giúp đỡ về
chuyên môn của Phòng Lý luận chính trị và Lịch sử Đảng tỉnh ủy Hà Giang;
cùng với sự đóng góp quý báu của cán bộ, đảng viên đã từng tham gia hoạt
động cách mạng, công tác qua các thời kỳ trên địa bàn xã. Đảng bộ và nhân
dân xã Lũng Chinh xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Mặc dù Ban biên soạn đã có nhiều cố gắng, với tinh thần trách nhiệm
cao, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nguồn tài liệu thành
văn bị thất lạc, hư hỏng nhiều, mặt khác các nhân chứng lịch sử đến nay tuổi
đã cao, trí nhớ giảm, người còn, người mất,…Vì vậy, nội dung cuốn sách
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự tham

gia góp ý của các đồng chí và bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn sau
mỗi lần xuất bản.
Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn
lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân
dân xã Lũng Chinh cùng bạn đọc.
Ban chấp hành Đảng bộ xã Lũng Chinh xin trân trọng giới thiệu cuốn:
Lịch sử Đảng bộ xã Lũng Chinh (1963-2012) tới toàn thể đảng viên và nhân
dân trong và ngoài xã Lũng Chinh.
T/M BCH ĐẢNG BỘ XÃ LŨNG CHINH
Thào Mí Pó
Ủy viên BCH Đảng bộ huyện Mèo Vạc
Bí thƣ Đảng ủy



4

Rừng Nghiến tại xóm Lùng Phủa, xã Lũng Chinh



Nhũ thạch hang đá Lùng Phủa


5

CHƢƠNG I.
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN
THỐNG CỦA XÃ LŨNG CHINH


1. Điều kiện tự nhiên.
Xã Lũng Chinh nằm cách trung tâm thị trấn Mèo Vạc 21 km về phía
Tây (xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn), với 90% diện tích là
đồi núi đá. Phía Bắc và phía Đông giáp xã Sủng Máng, phía Tây giáp xã
Lũng Phìn (Đồng Văn), phía Nam giáp xã Nậm Ban, xã Mậu Long (Yên
Minh).
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là: 17,95 km2 trong đó đất sản xuất
Nông nghiệp 429,3 ha; đất Lâm nghiệp 1.285,48ha, đất Thổ cư 18,26ha; đất
chuyên dùng 14,92; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 0,28ha; đất núi
đá không có rừng cây 46,17ha. Lũng Chinh gồm 7 thôn đó là thôn Sủng Lủ,
Sèo Lùng Sán, Sủng Khể, Mèo Vống, Tìa Sính, Sủng Tà và thôn Lùng Phủa.
Lũng Chinh có hang Lùng Phủa với nhiều phong cảnh đẹp và đặc sản nổi
tiếng là rượu ngô Sủng Tà. Đặc biệt người dân Lũng Chinh thân thiện và hiếu
khách.
Nhân dân Lũng Chinh có truyền thống cách mạng, trung dũng kiên
cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Năng động, sáng
tạo trong lao động sản xuất, làm ăn kinh tế, là xã có phong trào khá toàn diện.
Trong những năm vừa qua, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng cộng
sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân trong xã được nâng lên rõ rệt. Các công trình phúc lợi: điện, đường,
trường, trạm được quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hoá, hiện
đại hoá, phong trào xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu của công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đặc biệt với truyền
thống hiếu học, sự nghiệp giáo dục của xã nhà trong những năm gần đây đã
có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường đạt 98,79%; tỷ lệ học
sinh khá giỏi ngày càng nâng cao.
Địa danh Lũng Chinh của huyện Mèo Vạc được Hội đồng Chính phủ ra
quyết định 91-CP, ngày 05/07/1961 chia xã Lũng Chinh thành 2 xã (Lũng
Chinh và Sủng Trà). Ngày 13 tháng 12 năm 1962 Hội đồng Chính phủ ra
quyết đinh số 21-NV chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện (Đồng Văn; Yên


6
Minh và Mèo Vạc); xã Lũng Chinh trực thuộc huyện Mèo Vạc. Người dân
trong xã hầu hết là người dân tộc Mông là những người lao động chân
chính, cần cù, chịu thương, chịu khó để làm ăn. Một số người nơi khác thấy
việc làm ăn sinh sống ở đây có nhiều thuận lợi, nên đã đến đây để lập
nghiệp. Lũng Chinh ngày xưa được kết tụ bởi những dãy núi đá, rừng
nghiến trùng trùng điệp điệp. Xã có hai dạng địa hình chủ yếu:
Một là dạng địa hình đồi núi thấp chiếm 1/3 diện tích toàn xã, có độ
cao từ 1000-1200 mét; nằm ở phía Tây Nam của xã (gồm xóm Sủng Khể,
Mèo Vống). Dạng địa hình này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, nhất là những cây công nghiệp ngắn, dài ngày có giá trị
kinh tế cao.
Hai là dạng địa hình vùng đồi núi cao, chủ yếu nằm ở khu vực phía Bắc
và Đông Bắc của xã, chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn xã (gồm các xóm
Sủng Tà, Lùng Phủa, Sủng Lủ, Sèo Lùng Sán và Tìa Sính); vùng này có
nhiều núi cao, chập chùng, độ cao trung bình từ 1200-1400 mét…Diện tích
đồi, núi chiếm hơn 98% diện tích toàn xã, nhưng nay chuyển đổi ra khỏi 3
loại rừng, nên diện tích rừng còn lại khoảng 10% (các địa danh dãy núi này
có tên trong bản đồ Việt Nam).
Lũng Chinh cũng như các xã khác của huyện Mèo Vạc, rừng, núi có
quần thể động - thực vật đa dạng, phong phú và quý hiếm như cây Nghiến
và nhiều các loại trái cây như đào, mận, lê
Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.000-1.200mm; số ngày
mưa trong năm khoảng 90-100 ngày. Hàng năm có hai mùa chính ảnh
hưởng đến khí hậu của xã, đó là mùa khô và mùa mưa, Mùa khô từ tháng 10
năm này đến tháng 4 năm sau; Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 9. Độ ẩm
không khí trung bình của xã là 83,3%, thấp nhất vào tháng 1, tháng 2 và cao
nhất vào tháng 7,8,9 với 88%.
Là vùng đất có tới 90% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều

kiện môi trường và giai đoạn phát triển rất khác nhau. Do nơi đây có sự đa
dạng địa chất cao cùng với sự thay đổi của khí hậu nên quá trình tiến hóa
karst đã tạo ra Các “vườn đá”, “rừng đá” rất đa dạng và phong phú như
vườn đá tại xóm Sèo Lùng Sán có các chóp đá hình bông hoa, nụ hoa,
nhành hoa với muôn hình muôn vẻ cùng với các loại cây địa y, lan
…làm cho vườn càng trở nên sinh động hấp dẫn. Hệ thống hang động nơi
đây cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa karst và là những điểm tham

7
quan du lịch rất kỳ thú như: hang Lùng Phủa, hang Lùng Lý, hang Mèo
Vống…
Xã Lũng Chinh là vùng có hệ địa – sinh thái núi đá độc đáo và đa
dạng. Quần xã rừng nguyên sinh còn tương đối nguyên vẹn, có nhiều gỗ,
lâm sản và các loài thuốc quý như: nghiến, thông đá, đỗ trọng… Đặc biệt
xã có khu rừng nghiến với nhiều cây nghiến có đường kính 1->2 mét. Rừng
nơi đây là môi trường sống của các loài động vật hoang dã loài thú, chim,
bò sát như: cầy hương, sóc, gà rừng, chim, khướu, hoạ mi… tạo nên nét
đẹp tự nhiên, sinh động của vùng cao nguyên đá.
Bên cạnh những giá trị về địa chất, địa mạo, cảnh quan… xã Lũng
Chinh còn chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các
dân tộc như Mông, Dao, Cờ Lao… Người dân vùng cao núi đá xã Lũng
Chinh sống quyện cùng với đá: dọn đá để dựng nhà, để có đất trồng trọt;
khoét đá để tìm dòng nước ngọt… Đá dựng thành tường rào bao quanh
làng xóm, đá giữ nước, giữ đất để có ruộng bậc thang, và đá dựng thành
rừng, thành lũy để bảo vệ biên cương Tổ quốc. Ở nơi đây cúi xuống thấy đá
tai mèo, ngẩng lên trời lại thấy đá - một màu đá xám bao phủ. Nhưng xen
lẫn với màu xám ngắt của đá là màu xanh của những ruộng ngô, màu vàng
của những nương lúa. Ngô trồng trên đá, len lỏi bám chặt vào đá mà ra bắp.
Bên cạnh đó, những phiên chợ Lũng Phìn… cùng với các phong tục tập
quán, các lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc đã làm bao du khách say đắm

khi đến với nơi đây.
Đến Lũng Chinh đẹp nhất là vào mùa xuân, khi hoa cải rực vàng chân
núi, hoa đào đỏ thắm những mái ngói rêu phong, hơi thở của đá, sắc xanh
của trời, tiếng rì rầm từ rẻo cao vọng lại, dáng vẻ kiêu hãnh của hàng sa mộc
thẳng tắp… tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Từ thung lũng sâu, tiếng khèn
Mông lảnh lót gọi hoa lê, hoa mận thức dậy nở trắng xóa một vùng rừng.
Những ngọn núi đá trùng trùng điệp điệp, những cánh đồng đá trải dài bất
tận thường ngày xám đen lạnh lẽo nay bỗng trở nên rực rỡ bởi những sắc
màu tươi mới của mùa xuân. Tất cả cứ tràn vào nhau, hoà quyện vào nhau
thành một bức tranh tuyệt đẹp nơi cực bắc Tổ quốc. “Thiên đường màu
xám” – Lũng Chinh dù có trở lại vẫn thấy là lạ, vì nó đẹp, cái đẹp hoang dại,
từ con người đến cảnh vật. Cái đẹp mà khi trải nghiệm rồi vẫn có chút gì thú
vị.


8
2. Về văn hóa – xã hội.
Từ xưa đến nay, qua tìm hiểu vẫn chưa có ai biết được con người lần
đầu tiên sinh sống ở xã Lũng Chinh có từ bao giờ. Chỉ còn tìm thấy được
một số di tích mồ mả, gốc mồ mả, nhưng cũng chưa có dữ liệu xác định
được mồ mả này có từ bao giờ, thời kỳ nào?
Từ khi thành lập xã (1963) đến nay, xã Lũng Chinh có 6 thôn gồm:
thôn Sủng Lủ, Lùng Phủa, Sèo Lùng Sán, Sủng Tà, Mèo Vống, Tìa Sính.
Đến năm 1992 thôn Mèo Vống được tách thành lập thêm thôn Sủng Khể
gồm có 54 hộ gia đình.
Xã Lũng Chinh có 4 dân tộc anh em sinh sống từ lâu đời (Mông, Dao,
Cờ Lao, Hoa) dân cư thưa thớt. Nhân dân các dân tộc trên địa bàn có truyền
thống yêu nước nồng nàn; tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cường; tinh
thần cần cù lao động sáng tạo, có sự đoàn kết gắn bó với nhau trong lao
động, sản xuất. Đó chính là cơ sở để gắn kết các dân tộc trong cộng đồng

cùng đấu tranh để sinh tồn và phát triển.
Về phong tục tập quán, Lũng Chinh chủ yếu là dân tộc Mông thờ cúng
ông bà, tổ tiên. Đã bao đời nay, đồng bào các dân tộc xã Lũng Chinh cư trú
theo quan hệ huyết thống hoặc sống sen kẽ với nhau, nhưng dù cư trú theo
hình thức nào, nhân dân xã Lũng Chinh vẫn giữ vững truyền thống đoàn kết,
yêu thương với những đức tính cần cù, chịu khó, dũng cảm đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Tích cực khai phá, cải tạo đất đai tạo ra những thửa ruộng
bậc thang, những nương rẫy tốt. Trãi qua nhiều năm tháng lao động sản
xuất, trồng trọt và chăn nuôi đã trở thành nghề chính của nhân dân. Đồng
thời nhân dân xã Lũng Chinh rất thành thạo và khéo léo trong nghề thủ công
như đan lát mây tre, trồng lanh rệt vải, tạo nên những bộ trang phục đặc
trưng của dân tộc.
Từ năm 1945, sau cách mạng Tháng Tám thành công, Lũng Chinh hình
thành làng dân cư sống xung quanh các triền núi cao, khoảng hơn một trăm
hộ dân cư sống rải rác ở các sườn núi. Vì hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp
khó khăn, không có đất sản xuất. Buổi đầu họ khai thác gỗ, lấy củi mang đi
bán. Giai đoạn này những thanh niên trai tráng, vạm vỡ, những người lao
động chính mới đủ sức để vào rừng lấy củi.
Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự cố
gắng không ngừng của Đảng bộ và nhân dân, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân các dân tộc trong xã ngày càng được nâng cao. Nhân dân đã

9
được hưởng những phúc lợi xã hội như điện lưới quốc gia, hệ thống đường
giao thông từ trung tâm xã đến huyện và từ xã đến các thôn. Xã có trường
học mầm non, trường tiểu học, trường THCS, trạm y tế xã, điểm bưu điện,
trụ sở làm việc của xã được xây dựng khang trang; việc thực hiện các phong
trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư đã được
thực hiện và đạt được những kết quả tốt đẹp, nếp sống văn hóa mới ngày
càng được xây dựng vững chắc

Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, qua quá trình lao động sáng tạo,
chinh phục tự nhiên không biết mệt mỏi, con người nơi đây đã tạo dựng cho
mình một thế hệ ứng sử với tự nhiên – xã hội để tồn tại và không ngừng
phát triển. Trong quá trình phát triển ấy, nhân dân các dân tộc xã Lũng
Chinh đã tạo ra những nét bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc nhưng
được thống nhất trong một cộng đồng. Nhờ đó đã tạo ra một tinh thần đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ
Tổ quốc và trong lao động sản xuất. Tinh thần này ngày càng được đồng
bào các dân tộc nơi đây thể hiện một cách mạnh mẽ kể từ khi có Đảng chỉ
lối, dẫn đường.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, phát huy những truyền thống đấu
tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Mèo Vạc, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã và đang phấn
đấu nhằm xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp và văn minh.
3. Truyền thống cách mạng xã Lũng Chinh.
* Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp:
Ngày 03 tháng 02 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm
dứt hai phần ba thế kỷ bế tắc và khủng hoảng về đường lối cách mạng từ khi
nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã đáp
ứng được hoàn toàn nhu cầu khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam
lúc bấy giờ là tập hợp, tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam
theo một đường lối đúng đắn. Từ đây cách mạng Việt Nam bước sang giai
đoạn mới – giai đoạn có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản – Đảng
của giai cấp công nhân đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
toàn thể nhân dân lao động Việt Nam.
Trong công tác xây dựng chính quyền được tiểu khu quan tâm. Ngày
06/01/1946, các dân tộc xã Lũng Chinh hăng hái tham gia cuộc Tổng tuyển
cử bầu Quốc hội khóa I. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động

10

được cầm lá phiếu đi bầu những người đại diện cho mình vào cơ quan
quyền lực Nhà nước cao nhất của cả nước.
Để chuẩn bị cho nhiệm vụ xây dựng chính quyền, sau Cách mạng
Tháng tám, một số thanh niên ưu tú tại địa phương đã được cử đi học văn
hóa, bồi dưỡng nghiệp vụ để trở thành những cán bộ cốt cán sau này cho địa
phương.
Bước sang năm 1946, tình hình Cách mạng nước ta ngày càng gặp
nhiều khó khăn, thử thách. Tháng 02/1946 Pháp đưa quân ra miền Bắc thay
cho quân Tưởng làm nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Ra miền Bắc quân
Pháp tăng cường khiêu khích Cách mạng dù Chính phủ ta đã có nhiều nhân
nhượng với chúng. Trước tình hình đó, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã khẳng định chúng ta chỉ có một con đường là đứng lên cầm vũ
khí chống lại thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập còn non trẻ của dân tộc.
Ngay trong đêm 19 rạng ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra
lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến với quyết tâm "Chúng ta thà hy sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ"
Ngày 22/12/1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến",
trong đó khẳng định tính chất cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo là "Kháng
chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh". Từ đó, nhân dân
cả nước thấy được tính chất ác liệt, gian khổ và lâu dài của cuộc kháng
chiến, củng cố lòng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiên chống Pháp, giải
phóng dân tộc.
Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị của Trung
ương Đảng, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ, Mặt trận Việt Minh,
phong trào Cách mạng ở tỉnh Hà Giang phát triển mạnh mẽ.
Hưởng ứng lời kêu gọi diệt "giặc đói, giặc dốt" và giặc ngoại xâm của
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sử chỉ
đạo trực tiếp của tiểu khu Đồng Văn, nhân dân Mèo Vạc nói chung và Lũng
Chinh nói riêng đã hăng hái, tích cực tăng gia sản xuất với khẩu hiệu "Tấc
đất, tấc vàng" sản xuất để cứu đói và ủng hộ kháng chiến kiến quốc.

Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến đáng phấn khởi.
Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, nhân dân Lũng Chinh không có
người biết chữ. Sau khi có sắc lệnh "Bình dân học vụ" của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, phong trào học tập ở Lũng Chinh diễn ra sôi nổi, trong một thời gian
ngắn một số người đã biết nói tiếng Kinh và biết đọc, biết viết, phong trào

11
lôi cuốn nhiều người tham gia. Đặc biệt là cử một số người xóa xong mù
chữ được đi đào tạo giáo viên cấp tốc về phục vụ dân dân địa phương. Đi
đôi với phong trào xóa mù chữ, xây dựng nếp sống văn hóa mới, bài trừ văn
hóa nô dịch, văn hóa lạc hậu được triển khai. Phong trào vệ sinh được phát
động và được nhân dân hưởng ứng tích cực.
Đi đôi với nhiệm vụ tăng gia sản xuất ủng hộ kháng chiến và bình dân
học vụ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, tiểu khu Mèo Vạc, Chi bộ Sủng
Máng đã tăng cường, củng cố và xây dựng lực lượng Du kích vừa sản xuất,
vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nhân dân, thôn xóm.
Trong giai đoạn 1948-1949, xã Lũng Chinh là vùng sâu, vùng xa nên
thực dân Pháp không với tay tới, không có chiến sự xảy ra. Vì vậy ở đây có
điều kiện phát triển sản xuất, xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi mặt cho
cuộc kháng chiến. Ngoài đội du kích, nhiều con em Lũng Chinh tham gia
vào lực lượng quân đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tham gia các Hội cứu
quốc, làm nòng cốt cho cuộc kháng chiến.
Ngày 10/4/1950, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ nhất khai mạc.
Đại hội đã đánh giá kết quả hoạt động của Đảng bộ tỉnh trong quá trình lãnh
đạo cuộc kháng chiến kiến quốc, đề ra nhiệm vụ, phương hướng Cách mạng
cho thời kỳ chuẩn bị đưa cuộc kháng chiến lên giai đoạn tổng phản công.
Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ nhất và Nghị quyết Đảng
bộ huyện Đồng Văn, Chi bộ Sủng Máng đã tập trung tăng cường và củng cố
hệ thống chính quyền, Mặt trận dân tộc thống nhất, các đoàn thể quần
chúng; tuyên truyền, giác ngộ quần chúng tích cực tham gia phong trào

Cách mạng, xây dựng và củng cố chính quyền.
Năm 1953, thực hiện Chỉ thị cải cách ruộng đất ở vùng giải phóng,
vùng có điều kiện, dưới sự lãnh đạo trự tiếp của Chi bộ, đội cải cách Lũng
Chinh đã thu thập, kê khai và quy hoạch một gia đình vào thành phần phú
nông, 3 hộ thành phần trung nông và thu 1 nhà địa chủ làm trụ sở UBND xã;
thu ruộng đất chia lại cho dân nghèo. Đợt cải cách ruộng đất này được làm
thí điểm trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra quyết liệt, nó
có tác động mạnh mẽ tới tư tưởng, tình cảm của người nghèo, họ hăng hái
nhiệt tình đi theo Cách mạng giải phóng đất nước, giành độc lập dân tộc.
Thực hiện chính sách thuế mới của Đảng ở vùng tự do, nhân dân Lũng
Chinh đã hăng hái, tự giác nộp đủ thuế cho Nhà nước, ủng hộ cho cuộc
kháng chiến, đặc biệt là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

12
* Sau hòa bình lập lại 1954:
Ngày 07/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi của 9
năm kháng chiến trường kỳ và gian khổ của nhân dân ta. Tháng 7/1954,
Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và
bước vào giai đoạn khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
tiến lên CNXH làm hậu phương vững chắc cho Cách mạng giải phóng dân
tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước.
Cuối năm 1959, xảy ra cuộc bạo loạn tại Đồng Văn do thổ ty Vương
Chí Sình cầm đầu. Ngày 28/12/1959, tên tướng phỉ Vàng Chỉn Cáo chỉ huy
quân đánh Tráng Kìm và Đông Hà. Chúng gửi thư liên lạc và chỉ thị cho
ông Hạng Vần Giáo (tức Hạng Vần Phà, trước cách mạng là lý trưởng) lôi
kéo nhân dân theo phỉ, nhưng đã được tuyên truyền vận động và ngăn chặn
kịp thời nên ở Lũng Chinh không xảy ra loạn phỉ.
Tháng 9/1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại
thủ đô Hà Nội. Đại hội đã xác định nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta
trong giai đoạn nay là "Tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh

giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy
mạnh dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước
nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường
cho hệ thống xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế
giới"
Đại hội đã đề ra kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất, phát triển kinh
tế quốc dân (1961-1965). Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất là " chuyển sang lấy xây dựng CNXH là trọng tâm, thực hiện
một bước công nghiệp hóa XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ
thuật của CNXH, đồng thời hoàn thành cải tạo XHCN làm cho nền kinh tế
miền Bắc nước ta trở thành một nền kinh tế XHCN"
Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III và Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ III (Vòng 2), được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng
bộ huyện Đồng Văn, tổ Đảng xã Lũng Chinh thuộc chi bộ Đảng Sủng Máng
đã tập trung lãnh đạo nhân dân hai xã xây dựng quan hệ sản xuất mới, củng
cố và xây dựng tổ đổi công chuẩn bị tiến tới thành lập Hợp tác xã nông
nghiệp. Phát triển văn hóa – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự vùng biên giới.
Trong xây dựng Đảng, tích cực hưởng ứng cuộc vận động chỉnh đốn Đảng

13
của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương với phương châm "Chỉnh huấn
tốt, công tác tốt, sản xuất tốt", từng bước nâng cao nhận thức, giác ngộ cách
mạng cho đảng viên, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng CNXH, chi
viện cho cách mạng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Chƣơng II
DƢỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG, NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC XÃ
LŨNG CHINH ĐẨY MẠNH TĂNG GIA SẢN XUẤT GÓP PHẦN CHI
VIỆN SỨC NGƢỜI, SỨC CỦA CHO CUỘC KHÁNG CHIẾN

CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1963-1975)

1. Tiếp tục thực hiện kế hoạch Nhà nƣớc 5 năm lần thứ nhất (1963-
1965)
Để phù hợp với điều kiện địa lý và dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho
sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội hoạt động
có hiệu quả. Ngày 13 tháng 12 năm 1962 Hội đồng Chính phủ ra quyết đinh
số 21-NV chia huyện Đồng Văn thành 3 huyện (Đồng Văn; Yên Minh và
Mèo Vạc); xã Lũng Chinh trực thuộc huyện Mèo Vạc gồm 6 xóm (Sủng Lủ;
Lùng Phủa; Sèo Lùng Sán; Sủng Tà; Tìa Sính; Mèo Vống).
Nhiệm vụ cơ bản của Kế họach nhà nước 5 năm 1961-1965 là "phấn
đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực
hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải
tạo xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững
chắc lên chủ nghĩa xã hội".
Các mục tiêu cụ thể được xác định như sau:
Về kinh tế: Đến nǎm 1965, giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công
nghiệp có thể tǎng gần 1,5 lần so với nǎm 1960, bình quân hàng nǎm tǎng
khoảng 20%. Trong giá trị tổng sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp,
nǎm 1965, công nghiệp quốc doanh dự tính chiếm 68,9%, các xí nghiệp công
tư hợp doanh và xí nghiệp hợp tác chiếm 5,3%, thủ công nghiệp hợp tác hoá
chiếm 17,7%. Dự định bình quân hàng nǎm, nǎng suất của ngành công
nghiệp quốc doanh sẽ tǎng khoảng 9%; ngành xây dựng cơ bản sẽ tǎng
khoảng 6%.
Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp nǎm 1965 có thể tǎng khoảng 61% so
với dự tính thực hiện kế hoạch nǎm 1960, bình quân hàng nǎm tǎng khoảng

14
10%. Các nông trường quốc doanh sẽ tǎng giá trị sản lượng lên gấp hơn 10
lần, chiếm khoảng 5,8%, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng

86,2%, sản xuất cá thể còn khoảng 8%.
Dự tính trung bình thu nhập thực tế của công nhân và nông dân nǎm 1965
có thể tǎng khoảng 30% so với nǎm 1960.
Về văn hóa-xã hội: Tổng số học sinh phổ thông nǎm 1965 sẽ tǎng gần gấp
đôi so với nǎm 1960; số học sinh chuyên nghiệp trung cấp sẽ là 85.000
người, tǎng thêm hơn 1,5 lần; số sinh viên đại học sẽ là 40.000 người, tǎng
thêm hơn 2 lần. Trong 5 nǎm, sẽ có thêm gần 25.000 cán bộ tốt nghiệp đại
học và gần 10 vạn cán bộ tốt nghiệp chuyên nghiệp trung cấp.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo
xây dựng và kiện toàn hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Thực hiện kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất về xây dựng huyện Mèo Vạc thành hậu phương
vững chắc, góp phần chi viện cho tiền tuyến đánh Mỹ, giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước và thực hiện cuộc vận động toàn dân tham gia
phong trào bảo vệ trị an do tỉnh phát động.
Trong giai đoạn này, nhiều xã điển hình tiên tiến đã được Bộ Công an
và tỉnh tặng bằng khen. Năm 1963, năm học đầu tiên sau ngày thành lập,
toàn xã đã có 2 lớp vỡ lòng, 1 lớp 1, 1 lớp 2, phong trào bình dân học vụ
tiếp tục được duy trì. Đến năm 1964 đã xóa mù chữ cho 40 người. Ngay từ
những năm 1960-1965, nhân dân huyện Mèo Vạc đã đóng góp hàng vạn
ngày công làm nên con đường Hạnh phúc (Quốc lộ 4C), góp phần to lớn vào
thúc đẩy KT-XH, củng cố QP-AN cho cả một vùng rộng lớn trên cao
nguyên Đồng Văn; đoạn đường từ km số 0 từ Mèo Vạc sang Đồng Văn có
1.000 thanh niên của địa phương và các tỉnh Cao - Bắc - Lạng – Thái –
Tuyên – Hà trong thời gian là 11 tháng. Trong dịp này, cán bộ, nhân dân các
dân tộc đã được Nhà nước tặng thưởng hai Huân chương Lao động hạng Ba.
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới, quân
và dân huyện Mèo Vạc đã anh dũng kiên cường đánh bại nhiều đợt tấn công
và các âm mưu “Diễn biến hòa bình” của địch, giữ vững từng tấc đất thiên
liêng của Tổ quốc; đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng mà tên tuổi của
họ gắn liền với những chiến công và lịch sử của dân tộc như: Đồn Biên

phòng Lũng Làn, Anh hùng liệt sỹ Lộc Viễn Tài , đã được Đảng, Nhà nước
tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công về thành

15
tích bảo vệ ANTT và danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân Trong đó có sự
đóng góp công sức của của nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, quân và dân xã Lũng Chinh
tích cực tham gia công cuộc chống Mỹ cứu nước. Trong giai đoạn này xã có
nhiều thanh niên lên đường đi bảo vệ tổ quốc, tiêu biểu có Sùng Mí Nô xóm
Lùng Phủa; tình hình chính trị, Quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế xã
hội tại xã còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân các dân tộc còn đói nghèo
lạc hậu, số người biết chữ hầu như không có, một số ít người biết tiếng phổ
thông tham gia vào bộ máy chính quyền.
Ngày 15/05/1963 Ban thường vụ huyện ủy Mèo vạc đã ra quyết định
thành lập tổ Đảng xã Lũng Chinh có 5 đảng viên được sinh hoạt tại Chi bộ
xã Sủng Máng. Đồng chí Nguyễn Văn Tinh. Cán bộ tăng cường giữ chức
danh bí thư chi bộ (là người dân tộc Tày quê quán tại xã Niêm Sơn – Mèo
Vạc – Hà Giang). Tổ trưởng tổ Đảng xã Lũng Chinh do đồng chí Vần Pó
Lềnh. sinh năm 1937 tại xóm Sèo Lùng Sán (giữ chức phó chủ tịch xã).
Đồng chí Vần Pó Lềnh là một trong hai đảng viên đầu tiên của xã, kết nạp
Đảng ngày 03/02/1961. Đồng chí Giàng Dũng Vư. sinh năm 1938 tại xóm
Sủng Tà làm chủ tịch UBND xã Lũng Chinh. Đồng chí Giàng Dũng Vư
cùng với đ/c Vần Pó Lềnh là đảng viên đầu tiên của xã, kết nạp Đảng ngày
03/02/1961. Cán bộ tăng cường của huyện về xã Lũng Chinh là đ/c Ma Văn
Kế, quê tại Cao Bằng. Đến năm 1963 đồng chí Nguyễn Văn Quý. quê Nghệ
An được tăng cường về xã thay cho đồng chí Ma Văn kế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 1963-1967 của
Chi bộ xã Sủng Máng, Chi bộ đã tập trung lãnh chí đạo nhân dân các dân
tộc trong xã đẩy mạnh quan hệ sản xuất mới XHCN, phát triển sản xuất, xây
dựng văn hóa - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng. Nhiệm vụ trọng tâm

trước mắt của Chi bộ Đảng, chính quyền là tập trung lãnh đạo xây dựng
phong trào hợp tác hóa. Giữa năm 1964, đội sản xuất Lũng Chinh được
nâng lên thành hợp tác xã nông nghiệp Lũng Chinh do ông Sùng Chá Sính
làm chủ nhiệm. Hợp tác xã đầu tiên có 23 hộ với 65 xã viên trong đó có 47
lao động chính, 18 lao động phụ, toàn bộ đất đai, trâu bò đều được công hữu
hóa. Tháng 12 năm 1965 các xóm đã thành lập hợp tác xã là Hợp tác xã
xóm Lùng Phủa gồm có 34 hộ với 115 nhân khẩu và 67 xã viên; Hợp tác xã
xóm Sủng Tà gồm có 27 hộ với 69 nhân khẩu và 38 xã viên; Hợp tác xã
xóm Sủng Lủ gồm có 45 hộ với 112 nhân khẩu và 56 xã viên; Hợp tác xã

16
xóm Tìa Sính gồm có 42 hộ với 103 nhân khẩu và 52 xã viên; Hợp tác xã
xóm Mèo Vống gồm có 42 hộ với 98 nhân khẩu và 49 xã viên; Hợp tác xã
xóm Sèo Lùng Sán gồm có 33 hộ với 62 nhân khẩu và 38 xã viên; công hữu
hóa đất sản xuất.
Trong những năm 1963-1965, hưởng ứng cuộc vận động của Trung
ương Đảng và tỉnh đề ra như cuộc vận động "Cải tiến quản lý hợp tác xã,
cải tiến kỹ thuật, phát triển nông nghiệp mạnh mẽ và vững chắc" ; cuộc vận
động "Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính,
chống tham ô, lãng phí, quan liêu"; các cuộc vận động phát triển kinh tế
miền núi, tăng cường công tác tư tưởng, làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên
và nhân dân nhận rõ thuận lợi thấy hết khó khăn, tăng cường đoàn kết nhất
trí, nâng cao ý chí chiến đấu và niềm tin tưởng ở thắng lợi của sự nghiệp
xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hòa bình,
thống nhất Tổ quốc. Thông qua những cuộc vận động, Chi bộ đã vận động
và phát huy được mọi khả năng, mọi nhân tố tích cực của mỗi người, mỗi tổ
chức đoàn thể, mỗi hợp tác xã tham gia vào phát triển kinh tế.
Chi bộ đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải tiến quản lý hợp tác xã
nông nghiệp. Ở mỗi hợp tác xã đều bàn bạc, thống nhất: xác định rõ phương
hướng, nhiệm vụ sản xuất, thực hiện 3 khoán, 3 quản trong nông nghiệp;

thực hiện cải tiến kỹ thuật nhằm tứng bước trang bị nông cụ cải tiến, xây
dựng nhà kho, sân phơi
Sau một thời gian thực hiện cuộc vận động, ý thức làm chủ của xã viên
được nâng cao, mọi người đều yên tâm chăm lo công việc chung của tập
thể, trình độ tổ chức quản lý, chỉ đạo sản xuất và phương thức ăn chia đổi
mới, công bằng hợp lý hơn trước.
Quá trình phấn đấu đầy gian khổ, vượt qua nhiều khó khăn để cùng cả
nước thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất là quá trình
đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế, xây dựng quan
hệ sản xuất mới. Nhận định về thắng lợi 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội
ở miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc
nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất
nước, xã hội và con người đều mới". Trong thắng lợi chung của cả miền
Bắc, xã Lũng Chinh vinh dự tự hào là một trong những địa phương có sự
đóng góp tích cực.

17
2. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, góp phần chi viện cho cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1965-1975).
Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ đã mở rộng chiến tranh đánh phá miền
Bắc trên quy mô càng lớn bằng không quân và hải quân. Trước tình hình đó,
từ năm 1965, Trung ương Đảng đã chỉ đạo chuyển hướng toàn bộ mọi hoạt
động của miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Đảng ta xác định nhiệm vụ
của miền Bắc lúc này là vừa xây dựng CNXH, vừa chiến đấu và chi viện
cho tiền tuyến miền Nam.
Để đáp ứng kịp thời với tình hình và nhiệm vụ mới, dưới sự chỉ đạo của
Huyện ủy Mèo Vạc, tháng 5 năm 1966, Chi bộ xã Lũng Chinh được thành
lập với 7 đảng viên, đồng chí Vần Pó Lềnh được chỉ định làm bí thư Chi bộ,
đ/c Giàng Thò Dũng làm phó bí thư chi bộ. Chi bộ đã tiến hành đợt sinh

hoạt chính trị trong toàn xã để quán triệt quyết tâm của Trung ương Đảng.
Qua đợt sinh hoạt chính trị này, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc
trong xã càng thấm nhuần sâu sắc quyết tâm đánh mỹ của Trung ương
Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệt vừa sản xuất vừa
chiến đấu là trách nhiệm của nhân dân miền Bắc, trong đó có trách nhiệm
của Chi bộ và nhân dân xã Lũng Chinh.
Chi bộ đã chỉ đạo làm tốt các mặt công tác như: gắn liền việc xây dựng,
củng cố hợp tác xã với phong trào thi đua sản xuất nhằm ổn định đời sống
nhân dân và hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm đối với Nhà nước.
Đồng thời củng cố lực lượng dân quân tự vệ đủ mạnh để đảm đương nhiệm
vụ trực chiến phòng không, phát huy vai trò xung kích của lực lượng vũ
trang trong sản xuất và chiến đấu. Tiếp tục củng cố các đoàn thể quần
chúng, làm tốt công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, y tế,
văn hóa, xã hội nhằm phục vụ đắc lực và phù hợp với hoàn cảnh vừa sản
xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Hưởng ứng phong trào "thi đua sản xuất và
chiến đấu" với khẩu hiệu thi đua: tay cày, tay súng" thanh niên thi đua "Ba
sẵn sàn", phụ nữ thi đua "Ba đảm đang" diễn ra rất sôi nổi trong các hợp tác
xã.
Nhằm đáp ứng được việc cung cấp nhu yếu phẩm phục vụ đời sống,
sản xuất của nhân dân và bao tiêu các sản phẩm của người dân, xã đã thành
lập hợp tác xã mua bán để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong giao
thương buôn bán. Hợp tác xã mua bán đã thực hiện tốt công tác cung ứng và
phân phối các mặt hàng thiết yếu cho xã viên như muối, dầu hỏa, vải, giấy

18
viết, các loại công cụ sản xuất không có hiện tượng tranh mua, tranh bán
và đầu cơ kiếm lợi, trục lợi những mặt hàng phân phối của Nhà nước, từ đây
nhân dân thoát khỏi cảnh tự cung tự cấp từ xưa để lại.
Cùng với sự phát triển sản xuất, công tác xây dựng cơ sở hạ tầng cũng
được Chi bộ Đảng, chính quyền chỉ đạo nhân dân thực hiện phong trào

"đường mình đi, nhà mình ở, mình tự làm", Với phong trào này, nhân dân
các dân xã Lũng Chinh đã tu sửa nhà trình tường của địa chủ 5 gian (2 tầng)
để làm trụ sở UBND xã và làm được nhà 3 gian bếp ăn; làm trường tiểu học
với nhà lợp tranh 3 gian. Đường đi lại từ trung tâm xã đến các thôn xóm đã
được mở mới và tu sửa. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tuyến
đường ô tô 4 km từ Lũng Phìn đi Lũng Chinh được mở với sự đóng góp
hàng nghìn ngày công của nhân dân các dân tộc trong xã.
Trong công tác giáo dục, phong trào xóa mù chữ, phong trào thi đua
"Hai tốt" (dạy tốt, học tốt) được đẩy mạnh, mỗi hợp tác xã có một lớp vỡ
lòng, lớp 1 và lớp bổ túc văn hóa ban đêm. Nhờ đó nhân dân trong xã đã
từng bước thoát khỏi tình trạng mù chữ.
Công tác y tế được cấp ủy quan tâm. Trạm y tế xã có 2 y tá thường
xuyên chăm lo tốt sức khỏe cho nhân dân. Tăng cường công tác phòng bệnh
hơn chữa bệnh. Trong những năm qua trên địa bàn xã Lũng Chinh không có
dịch bệnh lớn xảy ra.
Công tác bảo vệ trị an, giữ gìn an ninh xã hội luôn được giữ vững, lực
lượng dân quân, tự vệ của xã được củng cố và phát triển, tích cực tham gia
các phong trào thi đua do tỉnh và huyện phát động. Lực lượng dân quân tự
vệ của xã được củng cố và phát triển đã trở thành nòng cốt xung kích trong
mọi hoạt động vừa sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu. Xã đã thành lập 1 đội
dân quân thường xuyên được huấn luyện nâng cao sức chiến đấu bảo vệ quê
hương. Chi bộ Đảng, chính quyền xã trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy lực lượng
dân quân và động viên thanh niên trong độ tuổi đi khám tuyển nghĩa vụ
quân sự, sẵn sàng nhập ngũ chi viện cho tiền tuyến Miền Nam.
Công tác Quốc phòng được củng cố. Cùng với Đảng bộ huyện Mèo
vạc, chi bộ xã Lũng Chinh đã lãnh đạo lực lượng dân quân tự vệ đẩy mạnh
công tác huấn luyện chính trị, quân sự, xây dựng thế trận chiến tranh nhân
dân, sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ trên địa
bàn. Xã Lũng Chinh đã thành lập tiểu đội dân quân cơ động sẵn sàng chiến


19
đấu, được huấn luyện chiến thuật bộ binh, chống biệt kích, thám báo, sẵn
sàng đối phó với mọi tình huống xảy ra.
Công tác xây dựng Đảng được chú trọng và quan tâm. Chi bộ đã cử
một số đồng chí cán bộ, đảng viên đi học lớp chính trị, nghiệp vụ, văn hóa
do tỉnh, huyện mở. Đẩy mạnh việc bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới. Đến
năm 1966 Chi bộ đã kết nạp thêm 2 quần chúng ưu tú vào hàng ngũ của
Đảng, nâng tổng số đảng viên của Chi bộ lên 7 đảng viên. Thực hiện cuộc
vận động xây dựng "Chi bộ 4 tốt" được chi bộ đẩy mạnh. Kết quả thực hiện
cuộc vân động. Chi bộ Đảng xã Lũng Chinh có 100% đảng viên đủ tư cách.
Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng từng bước được nâng cao, đủ sức
lãnh đạo mọi mặt hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trên địa bàn
xã.
Ngày 15/09/1967, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ huyện Mèo Vạc,
Chi bộ Đảng xã Lũng Chinh tiến hành Đại hội đảng viên lần thứ Nhất với 9
đảng viên. Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ
lần thứ nhất và đề ra phương hướng, nhiệm vụ là tiếp tục đẩy mạnh phát
triển kinh tế, lấy phát triển cây lương thực làm chính, kết hợp định canh,
định cư; ra sức chỉ đạo phát triển văn hóa, giáo dục; chú trọng bảo vệ trị an
củng cố quốc phòng, củng cố tổ chức Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng
đối với chính quyền đoàn thể quần chúng
Đại hội đã bầu ra ban chi ủy gồm 3 đồng chí, đồng chí Vần Pó Lềnh
làm bí thư Chi bộ; đồng chí Giàng Thò Dũng – làm phó Bí thư chi bộ;
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, nền kinh tế miền Bắc xã hội
chủ nghĩa chuyển sang phát triển kinh tế thời chiến. Từ năm 1965 tỉnh Hà
Giang, huyện Mèo Vạc nói chung, xã Lũng Chinh nói riêng đã nhanh chóng
phát triển sản xuất nông nghiệp bảo đảm hậu cần tại chỗ và đóng góp nghĩa
vụ với Nhà nước, góp phần chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Đi đôi với
việc sản xuất nông – lâm nghiệp, công tác định canh, định cư được triển
khai một cách sâu rộng, nhiều hộ gia đình sống du cư nay đã chuyển về

sống tập chung trong hợp tác xã. Trong thời gian này các Hợp tác xã nông
nghiệp từng bước được củng cố, hoàn thiện. Quan hệ sản xuất mới XHCN
ngày càng vững mạnh và đạt hiệu quả cao, năng xuất được nâng lên rõ rệt.
Năng xuất ngô đạt 1,4 tấn/ha; lúa 1,7 tấn /ha. Các loại cây công nghiệp được
chú trọng phát triển như cây đỗ trọng, nghệ và các loại cây hoa màu khác
như dong riềng, tam giác mạch, đậu tương

20
Dựa trên những thế mạnh của miền núi cao, Chi bộ xã đã chỉ đạo sát
sao việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra. Trước hết,
thực hiện công tác phát động tư tưởng nhằm giáo dục nâng cao giác ngộ
XHCN, tinh thần làm chủ tập thể cho xã viên. Nâng cao vai trò tiên phong
gương mẫu cho đội ngũ đảng viên, nhằm xây dựng ý chí tiến công cách
mạng. Khi tư tưởng đã thông suốt, người dân trong xã càng thiết tha mong
muốn đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng XHCN, gắn bó với hợp
tác xã, tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng, càng tích cực thi đua
lao động, sản xuất và tham gia mọi công tác xã hội khác.
Thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước đều tăng và vượt chỉ tiêu
giao, cụ thể là lương thực vượt mức kế hoạch giao là 1,1 tạ/ năm' thực phẩm
vượt 56kg/năm. Với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không
thiếu một người" không khí sản xuất, phục vụ chiến đấu được nhân dân xã
Lũng Chinh khẩn trương hăng hái, thi đua lao động sản xuất, mỗi người làm
việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt.
Ngoài hàng trăm đồng chí trong lực lượng dân quân nòng cốt, xã còn
huy động hàng trăm thanh niên khác vào lực lượng thanh niên chủ lực của
huyện đi xây dựng các công trình của huyện như tham gia làm con đường
Hạnh phúc (Hà Giang - Mèo Vac), tuyến đường từ huyện đến trung tâm các
xã.
Thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Trong những năm qua xã Lũng Chinh
đã khám tuyển và tiễn 5 thanh niên lên đường nhập ngũ vào các chiến trường

đánh Mỹ; những thanh niên này đều hoàn thành nhiệm vụ và có thành tích
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã được Chủ tịch Nước tặng huân, huy
chương, tiêu biểu là tặng Huân chương kháng chiến chống mỹ cứu nước cho
Ông: Sùng Dũng Sính. xóm Sủng Lủ. Hạng nhì; Ông: Vừ Chứ Già. xóm
Sủng Lủ. Hạng nhì; Ông: Sùng Dũng Nô. xóm Lùng Phủa. Hạng ba. Tặng
Huân chương kháng chiến vẻ vang cho Ông: Sùng Nhè Nô. xóm Sủng Lủ.
Toàn xã có 2 liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
đã được Chủ tịch Nước truy tặng Chiến sĩ vẻ vang cho Ông: Sùng Mí Sò.
xóm Sèo Lùng Sán và Ông: Lầu Mí Lệnh. xóm Mèo Vống.

Công tác quốc phòng, an ninh luôn được Chi bộ quan tâm, hàng năm
huyện đội đã cử cán bộ về huấn luyện quân sự giúp xã, các trung đội dân
quân thường xuyên tham gia luyện tập đầy đủ. Ngoài sản xuất, dân quân còn

21
xây dựng các trận địa chiến đấu trên địa bàn. Phương án luyện tập sẵn sàn
chiến đấu tiêu diệt và bắt giặc lái nhảy dù. Đặc biệt trong giai đoạn này địch
thường cho các toán biệt kích xâm nhập đường không vào các vùng sâu,
vùng dân tộc thiểu số để hoạt động. Do vậy, dân quân phải thường xuyên
luyện tập, tham gia chiến đấu đánh biệt kích nhảy dù, bảo vệ các mục tiêu
quan trọng như Ủy ban hành chính xã, kho lương thực của các Hợp tác xã
Vũ khí trang bị cho dân quân tự vệ là súng K44, súng trường 7,9 ly, súng
tiểu liên K43 với nhiều cơ số đạn, mỗi đồng chí dân quân được trang bị
dao găm, cuốc, xẻng, bao gạo và dây thừng Nhờ đó công tác an ninh, quốc
phòng trên địa bàn luôn được giữ vững tạo điều kiện cho sự phát triển kinh
tế - văn hóa – xã hội.
Giữa lúc nhân dân trong toàn xã đang ra sức phấn đáu thi đua mọi mặt,
phát huy những thành tích đã đạt được để dành thắng lợi to lớn, hơn nữa
trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, sáng ngày 02/9/1969, Bác Hồ kính yêu,
vị Lãnh tụ vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta đã từ trần! Trong niềm đau

thương vô hạn ấy, Chi bộ xã đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu người và phát
tang tới toàn thể nhân dân trong xã.
Đáp lời kêu gọi của Trung ương Đảng học tập và làm theo lời di chúc
thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu, quyết biến đau thương thành hành động
cách mạng, thực hiện Chỉ thị của huyện ủy Mèo vạc, Chi bộ xã Lũng Chinh
đã tiến hành mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân học tập và làm theo di chúc của Bác. Qua học tập, cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân trong xã đã hiểu thêm về tác phong, đạo đức,
cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó nguyện ra
sức phấn đấu xây dựng Đảng, thực hiện đoàn kết hơn nữa trong việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội làm cho cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong xã ngày
càng phát triển hơn, xứng đáng với lòng tin mà Bác Hồ đã trao gửi trong
bản di chúc thiêng liêng.
Căn cứ vào điều lệ Đảng lao động Việt Nam, thực hiện sự chỉ đạo của
huyện ủy Mèo Vạc, ngày 12/11/1970 Chi bộ xã Lũng Chinh tiến hành tổ
chức Đại hội lần thứ II, dự Đại hội có 11 đảng viên. Đại hội đã bầu ra ban
chi ủy gồm có 3 đồng chí; đồng chí Vần Pó Lềnh được bầu làm Bí thư chi
bộ và đồng chí: Giàng Thò Dũng – Phó bí thư chi bộ. Đại hội đã đánh giá
tổng kết Nghị quyết Đại hội lần thứ Nhất và đề ra phương hướng, nhiệm vụ

22
cho những năm tiếp theo là: Thực hiện triệt để định canh, định cư đẩy mạnh
hợp tác hóa nông nghiệp và thí điểm chuyển từ Hợp tác xã bậc thấp lên bậc
cao và chọn Hợp tác xã Sủng Lủ làm thí điểm. Thực hiện Nghị quyết Đại
hội chi bộ lần thứ II, cấp ủy, chính quyền xã đã tập trung lãnh chỉ đạo sản
xuất nông nghiệp như đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, các
giống lúa mới như nông nghiệp 5, nông nghiệp 8, giống ngô F8 của
Hunggari, lê, đỗ trọng được đưa vào trồng năng xuất khá. Từ khi áp dụng
khoa học kỹ thuật đưa giống mới vào gieo trồng, sản lượng được tăng lên rõ

rệt: Ngô đạt 1,3 tấn/ha năm 1967 tăng lên 1,5 tấn/ha năm 1970; lúa từ 1,9
tấn/ha tăng lên 2,2 tấn /ha. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật đã đưa tổng sản
phẩm toàn xã đạt bình quân đầu người 255 kg/năm.
Đầu năm 1973 sau những thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ trong trận:
"Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội tháng 12/1972 buộc Mỹ
phải ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam,
rút hết Mỹ và chư hầu về nước. Từ những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược đó
đã tạo ra thế và lực mới để cách mạng nước ta tiên lên giành thắng lợi hoàn
toàn.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện ủy, ngày 16/10/1973 Chi bộ xã Lũng
Chinh tiến hành tổ chức Đại hội lần thứ III, dự Đại hội có 14 đảng viên. Đại
hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội II và đề ra phương
hướng, nhiệm vụ khóa III là đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng
XHCN, củng cố an ninh, quốc phòng, hết lòng chi viện cho miền Nam thực
hiện giải phóng nước nhà. Đại hội đã bầu ra ban chi ủy gồm có 3 đồng chí;
đồng chí Giàng Thò Dũng được bầu làm Bí thư chi bộ và đồng chí: Cử Chá
Sò – Phó bí thư chi bộ.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đã đề ra, cấp ủy, chính quyền xã đã tập
trung lãnh chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp tổ chức lại sản xuất, nâng
cao hiệu quả quản lý Hợp tác xã và động viên nhân dân các dân tộc đẩy
mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp toàn diện, mạnh mẽ, vững chắc theo hướng
tập trung thâm canh, chuyên canh, lấy phát triển nghề rừng, cây công
nghiệp, chăn nuôi là chính. Trong đó tập trung vào phát triển cây lương
thực, nâng cao năng xuất các loại cây trồng, vật nuôi, đảm bảo lương thực,
thực phẩm tại chỗ và đạt chỉ tiêu, nghĩa vụ của Nhà nước.
Đầu năm 1975, tin chiến thắng từ chiến trường miền Nam liên tiếp đưa
về đã cổ vũ động viên tinh thần mỗi người dân xã Lũng Chinh. Thi đua với

23
các xã trong huyện và đồng bào, chiến sĩ ở tiền tuyến lớn ở miền Nam anh

hùng, Đảng bộ và nhân dân trong xã càng quyết tâm đẩy mạnh sản xuất,
thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chi bộ đã đề ra, góp phần chi viện cho
miền Nam ruột thịt.
Ngày 30/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng đã kết
thúc cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước của nhân dân ta, đất nước Việt
Nam được hoàn toàn giải phóng, Nam - Bắc sum họp một nhà. Nhiệm vụ
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đã hoàn thành trên phạm vi cả nước.
Kết thúc thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, nhân dân xã Lũng Chinh đã có nhiều đóng góp về người
và của cải cùng cả nước đưa hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.
Với quyết tâm cao và những cố gắng vượt bậc, liên tục trong hơn 10
năm (1963-1975) xây dựng XHCN và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chi
bộ và nhân dân trong xã đã giành được nhiều thành tích to lớn. Quan hệ sản
xuất XHCN trong nông nghiệp được thiết lập, củng cố và phát triển. Tổng
sản lượng lương thực hàng năm tăng, nông sản hàng hóa ngày càng phong
phú, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện
và nâng cao.
Nhân tố quyết định những thành tích của chặng đường hơn 10 năm xây
dựng XHCN và đấu tranh chống Mỹ cứu nước của xã Lũng Chinh chính là
sự chỉ đạo trực tiếp sâu sát của Chi bộ, sự đoàn kết nhất trí, tinh thần tự phê
bình và phê bình một cách thẳng thắn, chân tình nhưng lại kiên quyết trong
cán bộ và đảng viên. Đặc biệt qua những cuộc vận động lớn của Trung ương
về công tác xây dựng Đảng làm trong sạch đội ngũ đảng viên, nâng cao chất
lượng đảng viên, Chi bộ đã không bao che, dung túng nhưng sai lầm, khuyết
điểm của cán bộ, đảng viên. Đồng thời giác ngô, giáo dục kết nạp thêm
những đảng viên mới để củng cố, không ngừng nâng cao năng lực và sức
chiến đấu của toàn chi bộ. Bước đầu chi bộ đã gắn liền công tác xây dựng
Đảng với lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, coi trọng việc xây dựng,
củng cố và phát huy vai trò, chức năng của chính quyền, các đoàn thể quần
chúng bằng những biện pháp cụ thể, đúng đắn. Chi bộ đã phát huy ở những

mức độ nhất định tính tự giác, ý thức làm chủ của quần chúng nhân dân trên
mọi mặt, thúc đẩy sản xuất và công tác ở xã phát triển toàn diện, đóng góp
nhiều công sức vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh
giải phóng miền Nam.

24
Ngày 15/10/1975, Chi bộ xã Lũng Chinh tổ chức Đại hội lần thứ IV
(nhiệm kỳ 1975-1977). Dự Đại hội có 17 đồng chí đảng viên. Đại hội đã
tổng kết những thành tựu đã đạt được, nhất là công tác xây dựng lực lượng
sản xuất, củng cố quan hệ sản xuất XHCN và kết quả đóng góp sức người,
sức của cho tiền tuyến và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước. Đại hội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 1975-1977 là tăng
cường lực lượng sản xuất XHCN, đồng thời củng cố quan hệ sản xuất mới
XHCN ở trong điều kiện đất nước trong thời kỳ hòa bình, từng bước xây
dựng cơ sở vật chất cho CNXH, công nghiệp hóa đất nước. Chi bộ đã đề ra
nhiệm vụ cụ thể là xây dựng một số công trình của xã, tập trung đưa các loại
cây công nghiệp vào gieo trồng trên địa bàn xã như cây đỗ trọng, nghệ vàng,
nghệ đen Đại hội bầu ra Ban chi ủy gồm 3 đồng chí; đồng chí Giàng Thò
Dũng – tiếp tục làm Bí thư chi bộ; Đ/c: Cử Chá Sò – giữ chức Phó bí thư
chi bộ; Đ/c: Giàng Thị Pháy. Ủy viên - Chủ tịch Ủy ban hành chính xã.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách, song công tác xây dựng
Đảng và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy
đảng và chính quyền, xã Lũng Chinh đã không ngừng đạt được kết quả tốt
đẹp, đời sống kinh tế của nhân dân từng bước được ổn đình và phát triển, tỷ
lệ hộ đói nghèo giảm dần qua các năm. Bên cạnh đó, công tác phát triển văn
hóa, giáo dục, y tế đạt được những bước tiến quan trọng, nhân dân được
hưởng nhiều phúc lợi như được chăm sóc về y tế, con em các dân tộc trong
độ tuổi được đến trường.
Đối với công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể luôn
được chú trọng và triển khai thực hiện tốt. Chính quyền và các tổ chức đoàn

thể dưới sự chỉ đạo của chi bộ đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển
kinh tế - văn hóa – xã hội. Tình hình chính trị trật tự xã hội luôn được đảm
bảo, từ đó làm cho nhân dân luôn phấn khởi, tin tưởng và thực hiện đầy đủ
các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

Chƣơng III
CHI BỘ ĐẢNG VÀ NHÂN DÂN XÃ LŨNG CHINH TRONG THỜI
KỲ THỰC HIỆN HAI NHIỆM VỤ LÀ XÂY DỰNG CNXH VÀ BẢO
VỆ TỔ QUỐC (1976-1985)

25

1. Khắc phục khó khăn để phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội (1976-1978).
Thắng lợi mùa xuân 1975 đã đưa đất nước ta vào một kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước cùng tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa
Xã Hội.
Năm 1976 là năm mở đầu của thời kỳ xây dựng đất nước trong điều
kiện hòa bình, thống nhất. Ngay từ đầu năm, thực hiện sự chỉ đạo của tỉnh
ủy và huyện ủy, Chi bộ xã Lũng Chinh đã tổ chức học tập, quán triệt Nghị
quyết 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III về nhiệm vụ trong
tình hình mới. Qua học tập nhận thức của cán bộ của đảng viên và quần
chúng nhân dân về đường lối và nhiệm vụ cách mạng mới được nâng lên
một bước, củng cố niềm tin vào công cuộc xây dựng CNXH do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo. Trên cơ sở đó Chi bộ xã đã lãnh đạo nhân dân, khắc
phục mọi khó khăn, phát triển sản xuất ổn định đời sống kinh tế xã hội cho
nhân dân.
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của cách mạng tại kỳ họp thứ II –
Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (27/12/1975) đã quyết định sáp
nhập hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên, thị xã Hà

Giang được chọn là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh
Hà Tuyên.
Ngày 25/4/1976 cùng với nhân dân cả nước, nhân dân các dân tộc xã
Lũng Chinh đã nô nức đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa IV, Quốc
hội nước Việt Nam thống nhất.
Ngày 18/10/1977 Chi bộ xã Lũng Chinh đã tiến hành tổ chức Đại hội
lần thứ V, nhiệm kỳ 1977-1979, dự Đại hội có 19 đảng viên. Đại hội đã
khẳng định trong nhiệm kỳ 1975-1977 dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng
nhân dân các dân tộc xã Lũng Chinh đã giành được nhiều thắng lợi quan
trọng, thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự và chi viện cho tiền tuyến góp phần
vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, nhất là trong cuộc tổng tiến công mùa
xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước; tiếp
tục đẩy mạnh xây dựng Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH của địa phương;
hoàn toàn một bước về củng cố và phát triển quan hệ sản xuất XHCN, tiến
hành cuộc vận động củng cố lại sản xuất, cải tiến quản lý Hợp tác xã, từng
bước đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN; coi trọng thâm canh, áp

×