Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Chương trình dạy nghề : Nhân giống lúa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.2 KB, 33 trang )




SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG-KHUYẾN NGƯ
















CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ
TRÌNH ĐỘ DƯỚI 03 THÁNG
NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA































Bà Rịa-Vũng Tàu - Năm 2013

1
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BRVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHỊA VIỆT NAM
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG-
KHUYẾN NGƯ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 03 THÁNG
CHO NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA

Tên nghề: Nhân giống lúa
Trình độ đào tạo: Dạy nghề dưới 03 tháng
Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có
trình độ từ tiểu học trở lên (biết đọc và biết viết).
Số lượng mô đun đào tạo: 07 (01 môn học và 06 mô đun)
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ nghề.
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp
a. Kiến thức:
- Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bộ giống lúa trong sản xuất ở địa phương;
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và thực hiện được các
biện pháp khắc phục hiện tượng này;
- Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc nhân giống lúa;
- Hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển, yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa;
- Mô tả được phương pháp điều tra thành phần dịch hại và các đối tượng dịch hại chính
trên cây lúa;
- Xác định được các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá giá trị gieo trồng và sức sống của hạt
giống lúa.
b. Kỹ năng:
- Thực hành được các thao tác, các bước trong quy trình kỹ thuật nhân giống lúa theo
các phương pháp đã lựa chọn;
- Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật; Phương pháp
thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch để có sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng tốt;
- Vận dụng vào điều kiện cụ thể lựa chọn các biện pháp phòng trừ thích hợp đối với
các đối tượng dịch hại chính và thực hiện được các biện pháp đó;

- Thực hiện được các bước trong quy trình kiểm định, kiểm nghiệm giống để lập hồ sơ
đăng ký đề nghị cấp chứng chỉ phẩm cấp hạt giống.
c. Thái độ: Yêu ngành nghề, trung thực, chịu khó, có tính kỷ luật cao trong khi thực
hiện các công việc nhân giống lúa.
2. Cơ hội việc làm: Sau khi tốt nghiệp khóa học nghề dưới 3 tháng của nghề “Nhân
giống lúa”. Người làm nghề trồng lúa có khả năng làm việc được ở các hợp tác xã, trang trại,
hộ gia đình trồng lúa, các chương trình có liên quan đến lĩnh vực trồng và kinh doanh lúa.

2
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu
- Thời gian khóa học: 2 tháng
1

- Tổng thời gian học tập: 8 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 300 giờ
- Thời gian kiểm tra kết thúc mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 38 giờ (trong
đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học là 16 giờ)
2. Phân bổ thời gian học tập tối thiểu
- Thời gian học thực học “Khởi sự doanh nghiệp”: 24 giờ
- Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 276 giờ.
- Thời gian học lý thuyết: 30 giờ (chiếm 10% tổng thời gian đào tạo).
- Thời gian học thực hành: 270 giờ (chiếm 90% tổng thời gian đào tạo).
III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN
HỌC TẬP
Mã MĐ
Tên mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số

Trong đó

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra*
MH 01
Khởi sự doanh nghiệp
24
4
20
0
MĐ 01
Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa
28
3
22
3
MĐ 02
Chuẩn bị đất
44
4,2
35,8
4
MĐ 03
Làm mạ và gieo cấy
30
3
24

3
MĐ 04
Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
52
5,2
42,8
4
MĐ 05
Phòng trừ dịch bệnh
54
5,4
44,6
4
MĐ 06
Kiểm tra chất lượng giống lúa
52
5,2
42,8
4

Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học
16


16

Tổng cộng
300
30
232

38

Phần trăm (%)
100
10
90
Ghi chú: *Bao gồm cả số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (được tính vào giờ
thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun.
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG TRÌNH ĐỘ DẠY NGHỀ DƯỚI
03 THÁNG
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; Thời gian, phân
bổ thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề
Chương trình dạy nghề trình dưới 03 tháng nghề “Nhân giống lúa” được dùng dạy
nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong
chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ
được cấp giấy chứng chỉ nghề.


1
Thời gian khóa học phụ thuộc vài chu trình sinh trưởng của giống lúa được dạy;

3
Chương trình gồm: Phần khởi sự doanh nghiệp và 6 mô đun như sau:
- - Môn học 01: “Khởi sự doanh nghiệp” là yêu cầu bắt buộc cho tất cả các nghề đào
tạo, có thời gian đào tạo là 24 giờ, trong đó có 04 giờ lý thuyết và 20 giờ thực hành. Mục
tiêu của môn học là cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành xác định những
yếu tố cần thiết trước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh.
- Mô đun 01: “Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa” có thời gian đào tạo là 28 giờ
trong đó có 3 giờ lý thuyết, 22 giờ thực hành và 3 giờ kiểm tra với mục đích giúp học viên:
Ðánh giá được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố giống trong việc góp phần nâng cao năng

suất, chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tế của nghề trồng lúa; Ðánh giá đúng thực trạng
việc sử dụng bộ giống lúa trong sản xuất ở địa phương; Giải thích được nguyên nhân của
hiện tuợng thoái hóa giống và thực hiện duợc các biện pháp khắc phục; Lựa chọn được các
phương pháp nhân giống lúa phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
- Mô đun 02: “Chuẩn bị đất” có thời gian đào tạo là 44 giờ trong đó có 4,2 giờ lý
thuyết, 35,8 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích giúp học viên: Chọn được loại đất
thích hợp cho việc nhân giống lúa; Thực hiện được kỹ thuật cải tạo đất hiệu quả, làm đất
đúng quy trình và phù hợp với điều kiện thực tế.
- Mô đun 03: “Làm mạ và gieo cấy” có thời gian đào tạo là 30 giờ trong đó có 3 giờ lý
thuyết, 24 giờ thực hành và 3 giờ kiểm tra với mục đích hướng dẫn cho học viên biết cách:
Xử lý và ngâm ủ hạt giống; Chuẩn bị nền đất gieo, gieo mạ và chăm sóc được mạ đúng yêu
cầu kỹ thuật; Xử lý thuốc trừ cỏ, cấy lúa và gieo thẳng.
- Mô đun 04: “Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản” có thời gian đào tạo là 52 giờ trong
đó có 5,2 giờ lý thuyết, 42,8 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích giúp học viên biết
cách: Chăm sóc cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật; Phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo
quản sau thu hoạch để có sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng tốt
- Mô đun 05: “Phòng trừ dịch bệnh” có thời gian đào tạo là 54 giờ trong đó có 5,4 giờ
lý thuyết, 44,6 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích giúp học viên biết cách: Chọn
ruộng, điểm điều tra theo đúng quy định về điều tra và tiến hành các thao tác điều tra thành
phần dịch hại lúa và diễn biến các đối tượng dịch hại chính; Lựa chọn và thực hiện các biện
pháp phòng trừ thích hợp đối với các đối tượng dịch hại chính.
- Mô đun 06: “Kiểm tra chất lượng giống lúa” có thời gian đào tạo là 52 giờ trong đó
có 5,2 giờ lý thuyết, 42,8 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra với mục đích giúp học viên biết
cách: Xác định được các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá giá trị gieo trồng và sức sống của hạt
giống lúa; Thực hiện các bước trong quy trình kiểm định, kiểm nghiệm giống để lập hồ sơ
đăng ký đề nghị cấp chứng chỉ phẩm cấp hạt giống.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học
- Thời gian ôn tập (thực hành): Không quá 4 giờ.
- Thời gian kiểm tra kết thúc khóa học (thực hành kỹ năng nghề): 12 giờ.


3. Các chú ý khác: Nên tổ chức lớp học trùng vào vụ lúa tại thôn bản hoặc cơ sở
sản xuất giống. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho người học đi thăm
quan tại các cơ sở sản xuất lúa giống có uy tín.

1











CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC
Tên mô đun: Khởi sự doanh nghiệp
Mã số môn học: MH 01
Dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT, trình độ dạy nghề dưới 3 tháng















1
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP

Mã số môn học: MH 01
Thời gian môn học: 24 giờ. (Lý thuyết: 4 giờ; thực hành: 20 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC
1. Vị trí: Nên bố trí môn học này đầu tiên.
2. Tính chất: Là phần học cơ bản nhằm phục vụ kiến thức cho việc khởi sự sản xuất,
kinh doanh.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Sau khi học xong môn học này, học viên có khả năng:
a. Kiến thức
- Hiểu được các đặc tính chủ yếu của những chủ doanh nghiệp thành công và những lý
do chính dẫn đến sự thất bại trong việc khởi sự kinh doanh;
- Dự toán, ước tính được chi phí vốn khởi sự;
- Xác định được ý tưởng kinh doanh tốt là gì;
- Xác định được những yếu tố cần thiết để tiến hành kinh doanh.
b. Kỹ năng
- Có khả năng khởi sự, duy trì một doanh nghiệp;
- Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch hành động để khởi sự doanh nghiệp.
c. Thái độ: Lựa chọn được ý tưởng kinh doanh có tính thực tiễn.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian
Số
TT
Tên các bài trong môn học

Thời gian
Tổng
số

thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1
Bạn và ý tưởng kinh doanh
8
1
7
0
2
Marketing “Đánh giá thị trường”, tổ chức cơ sở kinh
doanh
8
1,5
6,5
0
3
Ước tính vốn khởi sự
8
1,5
6,5
0

Tổng số giờ

24
4
20
0

Phần trăm (%)
100
16,67
83,33
2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Bạn và ý tưởng kinh doanh Thời gian: 08 giờ
a. Mục tiêu
- Học viên xác định sản xuất, kinh doanh nghề gì?
- Biết được ý tưởng kinh doanh tốt;
- Xác định các yếu tố cần thiết để sản xuất, kinh doanh.
b. Nội dung giảng dạy
- Kinh doanh là gì?
- Tại sao nên kinh doanh?

2
- Bạn có phải là nhà kinh doanh không?
- Tăng cường năng lực làm nhà kinh doanh?
- Bạn có báo nhiêu tiền để khởi sự kinh doanh?
- Bạn có thể tiến hành được loại hình kinh doanh nào?
- Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh của bạn?
Bài 2. Marketing “Đánh giá thị trường”; Tổ chức cơ sở kinh doanh Thời gian: 08 giờ
A. Phần 1. Marketing “Đánh giá thị trường”
a. Mục tiêu
- Học viên phân tích được: nhu cầu, đặc điểm, thói quen của khách hành, đối thủ canh
tranh;

- Lập được kế hoạch marketing tốt cho cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình?
b. Nội dung giảng dạy
- Khách hàng của bạn là ai?
- Đối thủ kinh doanh của bạn là ai?
- Lập kế hoạch marketing
- Ước tính lượng hành bán ra.
B. Phần 2. Tổ chức cơ sở kinh doanh
a. Mục tiêu: Xác định đanh giá được nguồn nhân lực của cơ sở sản xuất, kinh doanh
của mình?
b. Nội dung giảng dạy
- Ai là người quyết định – Có phải người quản lý không?
- Ai sẽ làm việc trong cơ sở kinh doanh của bạn?
- Điều kiện làm việc của bạn và nhân viên của bạn?
- Hình thức pháp lý của cơ sở kinh doanh
Bài 3. Ước tính vốn khởi sự Thời gian: 08 giờ
a. Mục tiêu
- Học viên hiểu và phân biệt được tài sản cố định và tài sản lưu động;
- Tầm quan trọng của việc ước tính được doanh thu và biết cách ước tính doanh thu;
- Biết cách lập được kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
b. Nội dung giảng dạy
- Bạn cần bao nhiêu tiền để khởi sự kinh doanh?
- Tài sản cố đinh, nhà xưởng…
- Tài sản lưu động
- Dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa
- Tiền công
- Tiền thuê nhà xưởng, trang thiết bị
- Bảo hiểm, khấu khao
- Các chi phí khác
- Doanh thu của bạn
- Lấp kế hoạch doanh thu và chi phí

- Nguồn vốn
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH
- Thiết bị, dụng cụ dạy học: Máy chiếu projector, máy tính xách tay…
- Mô hình hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh giỏi để học viên tham quan và trao đổi ý

3
tưởng trực tiếp với người sản xuất và chủ cơ sở kinh doanh giỏi. Số lượng là từ 1 – 2 mô
hình (tốt nhất là chọn mô hình của nghề chuẩn bị đào tạo).
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Phương pháp đánh giá truyền thống: Sổ theo dõi học tập và phiếu đánh giá;
- Bài tập tính toán, tự luận và bài thu hoạch thực hành.
2. Nội dung đánh giá
- Ý tưởng kinh doanh của học viên;
- Ý kiến đánh giá thị trường;
- Tính toán về vốn khởi sự doanh nghiệp.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi áp dụng
- Đào tạo người học có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành nghề.
- Ứng dụng kiến thức chuyên môn để giải quyết các tình huống diễn ra trong thực tế.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp dạy môn học
- Giảng lý thuyết trên lớp (4 giờ);
- Tham quan mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi và trao đổi ý tưởng với chủ mô hình
(16 giờ);
- Tổ chức cho người học thảo luận nhóm về nội dung đã được học (4 giờ).
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Việc hình thành và xây dựng ý tưởng
sản xuất kinh doanh; tính toán vốn khởi sự.
4. Tài liệu cần tham khảo
Khởi sự doanh nghiệp và tăng cường khởi sự doanh nghiệp (SIYB) Việt Nam. Tài liệu
thuộc dự án ILO và SIDA VIE/98/M02/SID.

























CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


Tên
mô đun: Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa



số mô đun: MĐ
01




Nghề: NHÂN GIỐNG LÚA


1

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LÚA

Mã số của mô đun: MĐ 01
Thời gian mô đun: 28 giờ , gồm: Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 22 giờ; Kiểm tra: 3 giờ
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí: Môn học được bố trí giảng dạy đầu tiên để người học có được những kiến
thức cơ bản, làm cơ sở để tiếp thu các mô đun khác trong chương trình đào tạo nghề nhân
giống lúa.
2. Tính chất: Là môn học gắn liền với thực tế sản xuất của nghề nhân giống lúa; Phần
thực hành chủ yếu tập trung vào nội dung của các phương pháp và quy trình kỹ thuật nhân
giống lúa.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
Sau khi học xong môn học này, học viên có khả năng:
- Đánh giá được vai trò, tầm quan trọng của yếu tố giống trong việc góp phần nâng cao
năng suất, chất lượng, sản lượng và hiệu quả kinh tếcủa nghề trồng lúa.
- Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bộ giống lúa trong sản xuất ở địa phương.
- Giải thích được nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa giống và thực hiện được các

biện pháp khắc phục hiện tượng này.
- Lựa chọn được các phương pháp nhân giống lúa phù hợp với điều kiện và đặc điểm
cụ thể của từng địa phương.
- Thực hành được các thao tác, các bước trong quy trình kỹ thuật nhân giống lúa theo
các phương pháp đã lựa chọn.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:
ST
T
Tên các bài trong mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Bài mở đầu**
0
0
0
0
2
Một sốvấn đề cơ bản trong nhân
giống lúa
3
0,4
2,6
0
3

Hiện tượng thoái hóa giống lúa và
biện pháp khắc phục
5
0,6
4,4
0
4
Các phương pháp và kỹ thuật nhân
giống lúa
17
2
15
0

Kiểm tra hết mô đun
3


3

Tổng cộng
28
3
22
3

Phần trăm (%)
100
10,71
89,29

*Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểmtra được
tính trong tổng số giờ thực hành; ** học viên tự đọc tài liệu.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Tài liệu giảng dạy:
- Giáo trình dạy nghề mô đun Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa trong chương
trình đào tạo nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng của nghề Nhân giống lúa.

2

+ Bài giảng, giáo trình môn học
+ Các tài liệu tham khảo về nhân giống lúa.
+ Các mô hình, sơ đồ quy trình nhân giống lúa
+ Bộ tài liệu tranh ảnh, băng hình, tiêu bản về các giống lúa và các học liệu liên quan
khác.
- Các nội quy, quy định về an toàn, vệ sinh lao động
2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, phim tài liệu, băng
đĩa, tranh ảnh hướng dẫn Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa
3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học:
- ≥ 01 ha ruộng nhân giống lúa.
- Mẫu hạt giống lúa các loại, các cấp.
- Bộ dụng cụ khử lẫn trong chọn lọc giống.
- Bộ dụng cụ để thiết kế các ô, thửa, ruộng nhân giống.
- Bộ dụng cụ gieo trồng và chăm sóc cây giống.
- Bộ bảo hộ lao động.
4. Điều kiện khác: Kho tàng, dụng cụ, phương tiện vận chuyển phục vụ cho công tác
bảo quản cây giống, hạt giống.…
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Kiểm tra thường xuyên: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực hành;

- Kiểm tra kết thúc mô đun: Giáo viên phải quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực
hiện, đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện và đánh giá cho từng bài thực hành. Nếu
học viên nào chưa thực hiện đúng theo quy trình thì yêu cầu tự ôn tập và thực hành phải đạt
yêu cầu mới tiếp tục dạy sang mô đun tiếp theo.
2. Nội dung đánh giá
- Lý thuyết: Đánh giá sự hiểu biết và nhận thức của người học về một trong các nội
dung: vai trò và tầm quan trọng của giống và công tác giống lúa trong nghề trồng lúa; tiêu
chuẩn một giống lúa tốt; phân biệt các cấp hạt giống lúa; nguyên nhân và cách khắc phục
thoái hóa giống
- Thực hành: Đánh giá kỹ năng thực hiện và kết quả đạt được các thao tác, các bước
trong quy trình nhân giống lúa.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình
Chương trình mô đun Phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa áp dụng cho các khóa
đào tạo nghề trình độ dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
- Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ học liệu, học cụ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động

3

dạy và học.
- Chuẩn bị tốt địa bàn thực hành, kể cả địa bàn là mô hình giả định.
- Kết hợp giữa dạy lý thuyết với dạy thực hành kỹ năng và thăm quan thực tế trong sản
xuất. Coi trọng việc rèn kỹ năng nghề nghiệp.
- Khi dạy phần thực hành, giáo viên nên sử dụng phương pháp trình diễn một kỹ năng
để giảng dạy.
- Do đặc thù của nghề, để tạo ra được sản phẩm cuối cùng của việc thực hiện các kỹ
năng trong một quy trình kỹ thuật cần phải có thời gian nhất định; do vậy, khi giảng dạy và

đánh giá kết quả kỹ năng thực hành của học viên, giáo viên cần xác định yêu cầu mức độ mà
người học phải đạt được cho phù hợp với thực tế.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: Mục 3, 4 chương 2; toàn bộ nội dung
của chương 3.
4. Tài liệu cần tham khảo
- ĐHNN Hà Nội, 2005. Giáo trình. Chọn giống cây trồng.
- Nguyễn Ngọc Đệ, 2008. Giáo trình cây lúa, ĐH Cần Thơ
- Đỗ Ánh, 2001. Sổ tay trồng lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội
- Nguyễn Minh Hiển, 2000. Chọn giống cây trồng, NXB Giáo dục Hà Nội.
- Nguyễn Văn Hoan, 2005. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
- Nguyễn Văn Hoan, 2005. Kỹ thuật thâm canh lúa ở hộ nông dân, NXB Nông nghiệp
Hà Nội.
- Vũ Văn Liết, Nguyễn Văn Hoan, 2007. Giáo trình sản xuất giống và công nghệ hạt
giống, ĐHNN Hà Nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Trần Minh Tâm, 2004. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, NXB Nông
nghiệp Hà Nội.
- Lê Duy Thành, 2011. Bài giảng giống cây trồng, Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
- Trần Ngọc Trang, 2000. Sản xuất hạt giống nguyên chủng, NXB Nông nghiệp Hà
Nội.



























CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


Tên
mô đun: Chuẩn bị đất


số mô đun: MĐ
02


Nghề: NHÂN GIỐNG LÚA



1


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ ĐẤT

Mã số của mô đun: MĐ 02
Thời gian mô đun: 44 giờ (Lý thuyết: 4,2 giờ; Thực hành: 35,8 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. VỊTRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
1. Vị trí: Mô đun Chuẩn bị đất được học sau môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân
giống lúa, học trước các mô đun: Làm mạvà gieo cấy; Chăm sóc và thu hoạch; Phòng trừ
dịch hại và Kiểm tra chất lượng giống lúa.
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
Lựa chọn đất, thực hiện các kỹ thuật làm và xử lí đất phục vụ cho việc gieo cấy lúa giống.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
Học xong mô đun này học viên có khả năng:
1. Về kiến thức
- Mô tả được đặc điểm, thành phần và tính chất cơ bản của đất.
- Trình bày được quy trình khảo sát đánh giá đất.
- Trình bày được nội dung các yêu cầu về đất cho việc nhân giống lúa.
- Trình bày được quy trình, cải tạo đất, làm đất phù hợp với yêu cầu của việc nhân
giống lúa.
2. Về kỹ năng
- Lựa chọn được loại đất thích hợp cho việc nhân giống lúa.
- Lựa chọn và thực hiện được kỹ thuật cải tạo đất hiệu quả, làm đất đúng quy trình và
phù hợp với điều kiện thực tế.
3 Về thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản phẩm.
- Phát triển nghề nhân giống lúa theo tiêu chuẩn VIETGAP.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN
ST

T
Tên các bài trong mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Chọn đất
11
1,2
9,8
0
2
Cải tạo đất
11
1,2
9,8
0
3
Vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón
lót
18
1,8
16,2
0

Kiểm tra hết mô đun

4


4

Tổng cộng
44
4,2
35,8
4

Phần trăm (%)
100
9,55
90,45
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra
được tính trong tổng số giờ thực hành.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Điều kiện đầu vào
- Các mô đun/môn học cần học trước: Môn học – PP và kỹ thuật nhân giống lúa.

2

- Trước khi thực hiện mô đun: Học viên đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
phương pháp và kỹ thuật nhân giống lúa.
2. Nguồn lực cần thiết
a. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun chuẩn bị đất; Phiếu bài tập; Sổ tay
hướng dẫn thực hành/ (mỗi học viên có 1 bộ tài liệu).
b. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: cho lớp 35 học viên
STT

Chủng loại
Đơn vị tính
Số lượng
1
Máy vi tính
Chiếc
1
2
Máy chiếu
Chiếc
1
3
Băng đĩa làm đất bằng máy
Chiếc
1
4
Bản đồ giải thửa khu vực nhân giống
Tấm
10
5
Tranh ảnh về tàn dư cây trồng ruộng lúa
Bộ
10
c. Điều kiện về cơ sở vật chất
STT
Chủng loại
Đơn vị tính
Số lượng
1
Phòng học

Phòng
1
2
Khu đất chuẩn bị sản xuất lúa giống
Ha
1
3
Xăng, đầu
Lít
30
4
Dụng cụ đo độ pH đất
Bộ
7
5
Dụng cụ đo độ muối
Bộ
7
6
Giấy quỳ
Hộp
7
7
Cuốc, xẻng, dao phát …
Chiếc
35
8
Máy làm đất
Chiết
2

9
Xô nhựa
Chiếc
18
10
Cân
Chiếc
2
11
Vôi bột
Kg
100
12
Phân bón lót NPK
Kg
50
13
Phân chuồng
Tấn
1,2
d. Điều kiện khác: Bảo hộ lao động: 35 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ); Chuyên gia
hướng dẫn: Sử dụng máy làm đất.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
a. Kiểm tra lý thuyết với hình thức bài kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm về chọn đất,
vệsinh đồng ruộng, làm đất và bón lót, cải tạo đất
b. Kỹ năng: Kiểm tra kỹ năng thực hành: lựa chọn đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất,
bón lót và cải tạo đất
2. Nội dung đánh giá
a. Kiến thứ: Kiến thức về chọn đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất và bón lót, cải tạo đất.

b. Kỹ năng: Kỹ năng lựa chọn đất, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón lót và cải tạo đất.

3

c. Thái độ
- Mức độ tuân thủ các quy định, quy trình trong việc chọn đất, vệ sinh đồng ruộng, làm
đất, bón lót và cải tạo đất.
- Tính tự giác, chủ động, sáng tạo, mức độ tích cực trong quá trình học tập lý thuyết và
thực hành
3. Tiêu chuẩn đánh giá
- Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài kiểm tra lý thuyết. Đánh giá
theo thang điểm 10. Mức độ đạt yêu cầu từ 5 điểm trở lên .
- Đánh giá kỹ năng theo Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề do Tổng Cục dạy nghềban hành
đối với nghề nhân giống lúa.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sửdụng để giảng dạy
cho trình độ nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng).
2. Hướng dẫn một số điểm chính vềphương pháp giảng dạy mô đun đào tạo
- Giáo viên cần được tập huấn phương pháp giảng dạy mô đun trước khi thực hiện.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình với thảo luận, làm mẫu, trực quan, uốn nắn, thực
hành kỹ năng, kiểm tra đánh giá.
- Trước khi dạy mô đun này học viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng của mô
đun chuẩn bị đất.
- Học viên có thể sử dụng tài liệu phát tay, phiếu giao bài tập làm tài liệu tham khảo.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý
- Tính chất lí hóa học cơ bản của đất.
- Quy trình xác định một số chỉ tiêu cơ bản về tính chất đất.
- Những yêu cầu về đất, về thiết kế khu ruộng nhân giống lúa.
- BP sử dụng và cải tạo một số loại đất có vấn đề phục vụ cho việc nhân giống lúa.
- Quy trình kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng, làm đất trước khi gieo cấy lúa giống.

4. Tài liệu cần tham khảo
1. Benito S. Vergara, 1990. Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, NXB Nông nghiệp HN
2. Phùng Đăng Chinh, 1980. Cỏ dại và biện pháp phòng trừ. NXB Nông nghiệp HN.
3. Đại học Cần Thơ, 2009. Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
4. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005. Giáo trình Cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
5. Đào Xuân Học, Hoàng Thái Đại, 2005. Bài giảng Cao học. Sử dụng và cải tạo đất
phèn mặn. NXB Nông nghiệp Hà Nội.
6. Nguyễn Bình Nhự, 2008. Bài giảng Đất, Phân bón (tài liệu dùng cho hệ cao đẳng
Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang)
7. Ou S.H, 1983. Bệnh hại lúa. NXB Nông nghiệp Hà Nội.




























CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


Tên
mô đun: Làm mạ và gieo cấy


số mô đun: MĐ
03



Nghề: NHÂN GIỐNG LÚA


5


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LÀM MẠ VÀ GIEO CẤY

Mã số của mô đun: MĐ 03
Thời gian mô đun: 30 giờ (Lý thuyết: 3 giờ; Thực hành: 23 giờ Kiểm tra: 3 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:

1. Vị trí: Mô đun làm mạ và gieo cấy được học sau mô đun chuẩn bị đất và trước mô
đun chăm sóc và thu hoạch.
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
Học xong mô đun này người học có khảnăng:
1. Kiến thức: Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc: xử lý, ngâm
ủ hạt giống, chuẩn bị nền đất gieo, gieo mạ, chăm sóc mạ, xử lý thuốc trừ cỏ và cấy lúa hoặc
gieo thẳng.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được kỹ thuật xử lý và ngâm ủ hạt giống;
- Chuẩn bị nền đất gieo, gieo mạ và chăm sóc được mạ đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Thực hiện được phương pháp xử lý thuốc trừ cỏ, cấy lúa và gieo thẳng.
3. Thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường, an toàn cho người và sản
phẩm;
- Phát triển sản xuất lúa theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao năng suất và
chất lượng giống lúa.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:
ST
T
Tên các bài trong mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Xử lý và ngâm ủ hạt giống

5
0,6
4,4
0
2
Xử lý thuốc trừ cỏ
4
0,4
3,6
0
3
Gieo mạ
4
0,4
3,6
0
4
Chăm sóc mạ sau gieo
5
0,6
4,4
0
5
Cấy lúa
5
0,6
4,4
0
6
Gieo thẳng

4
0,4
3,6
0

Kiểm tra hết mô đun
3


3

Tổng cộng
30
3
24
3

Phần trăm (%)
100
10
90
Ghi chú: *Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra
được tính trong tổng số giờ thực hành
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Điều kiện đầu vào
- Các mô đun cần học trước: Mô đun 1 - Chuẩn bị đất.

6



- Trước khi thực hiện mô đun: Học viên đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về
chuẩn bị đất, gieo mạ và cấy lúa.
2. Nguồn lực cần thiết
Yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị, dụng cụ (cho lớp 35 học viên)
a. Trang thiết bị
- Hạt giống lúa: 30 kg
- Muối ăn: 3,5 kg
- Trứng gà: 2 quả
- Các hoá chất cần thiết khác: 5 – 10 gam
- Xô nhựa, ống đong: 15 chiếc
- Cân: 2 chiếc
- Công cụ gieo thẳng: 1 -2 chiếc
- Bình, máy bơm thuốc: 2 -3 chiếc
b. Vật liệu
- Hạt lúa giống đủ tiêu chuẩn: 30 kg
- Phân chuồng: 25 tấn
- Phân đạm: 250 - 280kg
- Phân lân: 600 – 800 kg
- Phân cloruakali: 250 – 300 kg
- Thuốc trừ cỏ: 10 - 15 gói; chai
c. Địa bàn thực hành: Khu ruộng nhân giống lúa
d. Tài liệu học tập
- Tài liệu phát tay cho học viên: Làm mạ và gieo cấy;
- Phiếu bài tập;
- Sổ tay hướng dẫn thực hành.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá:
- Đánh giá lý thuyết: kiểm tra trắc nghiệm các kiến thức cơ bản về xử lý, ngâm ủ hạt
giống, kỹ thuật làm đất gieo mạ, phương pháp gieo mạ, chăm sóc mạ và cấy lúa.
- Đánh giá kỹ năng thực hành: kiểm tra thực hiện các thao tác kỹ thuật xử lý, ngâm ủ

hạt giống, kỹ thuật làm đất gieo mạ, phương pháp gieo mạ, chăm sóc mạvà cấy lúa.
2. Nội dung đánh giá
a. Kiến thức
- Kỹ thuật chăm sóc mạ: gồm những kiến thức lý thuyết về: xử lý, ngâm ủ hạt giống,
kỹ thuật làm đất gieo mạ, phương pháp gieo mạ, chăm sóc mạvà cấy lúa.
- Quy trình kỹ thuật gieo thẳng.
b. Kỹ năng:

7


- Phương pháp xử lý và ngâm ủ hạt giống;
- Kỹ thuật xử lý thuốc trừ cỏ;
- Phương pháp gieo và chăm sóc mạ;
- Quy cách cấy;
- Kỹ thuật gieo thẳng.
c. Thái độ
- Đánh giá ý thức học tập tích cực, tham gia các hoạt động thực hành;
- Ý thức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bảo vệ cây trồng và dụng cụ thực hành, bảo vệ
môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu.
3.Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quảcác bài kiểm
tra lý thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm 10.
Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên;
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sửdụng để giảng dạy
cho trình độ nghề ngắn hạn (dưới 3 tháng).
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với thảo luận trên lớp đối với kiến thức lý
thuyết;
- Sử dụng phương pháp làm mẫu, trực quan, uốn nắn những thao tác kỹ năng thực

hành;
- Trước khi dạy mô đun này học viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng của
môn học Phương pháp và kỹ thuật nhân giống;
- Học viên có thể sử dụng tài liệu phát tay, phiếu giao bài tập làm tài liệu tham khảo.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Trọng tâm của mô đun Làm mạ và gieo cấy là các phần 1; 2 bài 1. Phần 3; 4 bài 2.
Phần 2; 3 bài 3. Phần 1; 2; 3 bài 4. Phần 1; 2 bài 5.
4. Tài liệu cần tham khảo
- Đỗ Ánh, 2001. Sổ tay trồng lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội
- Nguyễn Mạnh Chính, Mai Thành Trung, 2004. Cỏ dại trong ruộng lúa và biện pháp
phòng trừ, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Trương Đích, 2004. Kỹ thuật trồng các giống lúa mới, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Nguyễn Văn Hoan, 2006. Kỹ thuật thâm canh mạ, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Phạm Thị Phấn, 2010. Giáo trình thực tập cây lúa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
- Trần Ngọc Trang, 2002. Sản xuất hạt giống nguyên chủng và F1, NXBNN Hà Nội
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005. Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB
Nông nghiệp Hà Nội.
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2007. Giáo trình vi sinh vật học, NXBNN Hà
Nội.


























CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN


Tên mô đun: Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản
Mã số mô đun: MĐ 04
Nghề: NHÂN GIỐNG LÚA



CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Mã số của mô đun: MĐ 04
Thời gian mô đun: 52 giờ (Lý thuyết: 5,2 giờ; Thực hành: 42,8 giờ; Kiểm tra: 4 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
1. Vị trí: Mô đun chăm sóc, thu hoạch và bảo quản được học sau mô đun làm mạ và
gieo cấy, học trước mô đun kiểm tra chất lượng giống.

2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN:
Học xong mô đun này người học có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển, yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa;
- Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc: dặm tỉa, làm cỏ, bón thúc,
điều tiết nước, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
2. Kỹ năng
- Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc cây lúa theo đúng quy trình kỹ thuật;
- Thực hiện được phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch để có sản
phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng tốt.
3. Thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường;
- Phát triển nghề nhân giống lúa theo hướng bền vững nhằm duy trì và nâng cao khả
năng nhân giống lúa đáp ứng nhu cầu của sản xuất.
III. NỘI DUNG CỦA MÔ ĐUN:
ST
T
Tên các bài trong mô đun
Thời gian đào tạo (giờ)
Tổng
số
Trong đó
Lý thuyết
Thực hành
Kiểm tra*
1
Chăm sóc lúa
22
2,3

19,7
0
2
Thu hoạch lúa
12
1,3
10,7
0
3
Sơ chế sau thu hoạch
7
0,8
6,2
0
4
Bảo quản
7
0,8
6,2
0

Kiểm tra hết mô đun
4


4

Tổng cộng
52
5,2

42,8
4

Phần trăm (%)
100
10
90
Ghi chú: * Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành nên thời gian kiểm tra
được tính trong tổng số giờ thực hành.
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Điều kiện đầu vào
- Các mô đun cần học trước: Mô đun làm mạ và gieo cấy;
- Trước khi thực hiện mô đun: Học viên đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về



phương pháp thu hoạch hạt giống lúa, lựa chọn phương pháp sơ chế sau thu hoạch nhằm
đảm bảo chất lượng hạt giống lúa.
2. Nguồn lực cần thiết
a. Tài liệu giảng dạy (mỗi học viên có 1 bộ tài liệu)
- Giáo trình dạy nghề mô đun Chăm sóc và thu hoạch giống lúa;
- Phiếu bài tập;
- Sổ tay hướng dẫn thực hành.
b. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: cho lớp 35 học viên
- Máy tính vi: 1 cái
- Máy chiếu: 1 cái
- Băng đĩa thu hoạch, phơi sấy, làm sạch bằng máy: 3 chiếc
- Bảng so màu lá: 35 tấm
c. Điều kiện về cơ sở vật chất
- Xưởng sơ chế hạt giống: 1 xưởng

- Khu ruộng sản xuất lúa giống (đã gieo cấy lúa): 1 ha
- Máy gặt đập liên hợp: 1 chiếc
- Máy tuốt lúa: 1 chiếc
- Dụng cụ đựng hạt giống (bao bì): 20 cái
- Phương tiện vận chuyển hạt giống: 1 chiếc
- Sân phơi hạt giống: 100 m
2

- Bạt: 100 m
2

- Xăng, dầu: 30 lít
- Xô nhựa: 18 cái
- Cân: 2 cái
- Phân bón lót NPK: 50 kg
- Thuốc trừ cỏ: 2 gói
d. Điều kiện khác
- Bảo hộ lao động: 35 bộ (quần áo, ủng, găng tay bảo hộ).
- Chuyên gia hướng dẫn: Sử dụng máy gặt đập, máy sấy, làm sạch.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá lý thuyết: kiểm tra trắc nghiệm các kiến thức cơ bản về chăm sóc, thu hoạch
và sơ chế hạt lúa giống;
- Đánh giá kỹ năng thực hành: kiểm tra thực hiện các thao tác kỹ thuật của các khâu:
bón thúc, tỉa dặm, điều tiết nước, khử lẫn, thu hoạch.
2. Nội dung đánh giá



a. Kiến thức

- Kỹ thuật chăm sóc lúa: gồm những kiến thức lý thuyết về: tỉa dặm, bón thúc, điều tiết
nước, khử lẫn, thu hoạch và sơ chế sau thu hoạch;
- Phương pháp thu hoạch và sơ chế sau thu hoạch.
b. Kỹ năng
- Bài tập nhóm: dặm tỉa, bón thúc, điều tiết nước;
- Bài tập nhóm: Xác định thời điểm, phương pháp thu hoạch;
- Bài tập cá nhân: Khử lẫn loại bỏ những cây không đúng giống.
c. Thái độ
- Đánh giá ý thức học tập tích cực, tham gia các hoạt động thực hành.
- Ý thức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, bảo vệ cây trồng và dụng cụ thực hành, bảo
vệ môi trường, tiết kiệm nguyên vật liệu.
3. Tiêu chuẩn đánh giá: Đánh giá kết quả hoàn thành mô đun qua kết quả các bài
kiểm tra lý thuyết, kết quả tính toán các chỉ tiêu trong các bài tập. Đánh giá theo thang điểm
10. Yêu cầu đạt từ 5 điểm trở lên.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN
1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy
cho trình độ dạy nghề dưới 3 tháng.
2. Hướng dẫn một số điểm chính vềphương pháp giảng dạy mô đun
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp thảo luận với nội dung lý thuyết ở trên lớp;
- Làm mẫu các thao tác kỹthuật và thực hành kỹ năng tại địa bàn thực tập;
- Chuyên gia hướng dẫn sử dụng các công cụ thu hoạch, sơ chế hạt giống bằng máy;
- Uốn nắn các thao tác, kỹ năng thực hành và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện của
từng học viên hoặc theo nhóm;
- Trước khi dạy mô đun này học viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng của
mô đun làm mạ và gieo cấy. ;
- Học viên có thể sử dụng tài liệu phát tay, phiếu giao bài tập làm tài liệu tham khảo.
3. Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Trọng tâm của mô đun chăm sóc và thu
hoạch là phần 1, 2, 3, 4 của bài 1; phần 2, 3, 4 của bài 2.
4. Tài liệu cần tham khảo
- Nguyễn Mạnh Khải, 2006. Giáo trình bảo quản nông sản sau thu hoạch. NXBGD.

- Đại học Cần Thơ, 2008. Giáo trình Cây lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
- Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2005. Giáo trình Cây lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
- Benito S. Vergara, 1990. Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, NXB Nông nghiệp, HN

























CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN



Tên mô đun: Phòng trừ dịch hại
Mã số mô đun: MĐ 05
Nghề: NHÂN GIỐNG LÚA

×