Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 45 trang )


Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
PHẦN MỞ ĐẦU
Cũng như các môn học khác trong nhà trường phổ thông môn Địa lí
cũng đang đứng trước những vận hội và thách thức mới. Để phù hợp với đặc
trưng môn học đồng thời thực hiện tốt quá trình đổi mới phương pháp giáo
dục theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thì việc dạy và học địa lí
trong nhà trường phổ thông muốn đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp
nhuần nhuyễn trong việc khai thác hệ thống kênh chữ và kênh hình. Sở dĩ như
vậy vì kênh hình ngoài chức năng đóng vai trò là phương tiện trực quan minh
hoạ cho kênh chữ nó còn là một nguồn tri thức lớn có khả năng phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bên cạnh đó
thông qua kênh hình con đường nhận thức của học sinh được hình thành, giúp
cho học sinh tự mình phát hiện và khắc sâu kiến thức. Sử dụng kênh hình còn
giúp cho giáo viên tổ chức việc dạy và học theo đặc trưng bộ môn nhằm đạt
hiệu quả cao.
Trong thời gian gần đây sách giáo khoa Địa lí đã có nhiều thay đổi phù
hợp hơn với nhu cầu đổi mới dạy và học. Trong đó, số lượng kênh hình chiếm
tỉ lệ khá cao với nội dung phong phú: bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu
và được thể hiện bằng màu sắc có tính khoa học, trực quan cao đảm bảo thuận
lợi cho việc dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học
sinh. Để có thể khai thác được tối đa hệ thống kiện thức của sách giáo khoa
việc hướng dẫn cho học sinh phương pháp khai thác hệ thống kênh hình là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Địa lí. Vì vậy, tôi
chọn để tài nghiên cứu: “Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học
Địa lí lớp 12 – chương trình cơ bản”.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
1

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
PHẦN NỘI DUNG


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH
HÌNH TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ LỚP 12
1. Cơ sở lí luận
1.1. Kênh hình trong dạy học địa lí
1.1.1. Quan niệm về kênh hình
Trong quá trình dạy học, phương tiện trực quan và những đồ dùng trực
quan nói chung là một trong những nguồn thông tin cung cấp kiến thức quan
trọng, nó có tác dụng tạo nên hình ảnh giúp cho học sinh nhận thức kiến thức
dễ dàng và bền vững.
Kênh hình là một vật thể hoặc một nhóm các vật thể mà giáo viên sử
dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này giúp cho
học sinh lĩnh hội được những khái niệm, những định luật Hình thành ở các
em những kĩ năng, kĩ xảo, thái độ cần thiết. Đồng thời kênh hình còn là
phương tiện kết nối giữa giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện các
hoạt động dạy và học.
1.1.2. Vai trò của kênh hình trong dạy học Địa lí
Trong quá trình dạy học địa lí kênh hình có vai trò hết sức quan trọng,
nó không chỉ là phương tiện trực quan và những đồ dùng trực quan mà còn là
tri thức địa lí quan trọng.
Đối với giáo viên:
Giáo viên có thể sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học để điều
khiển, hướng dẫn các hoạt động trình nhận thức của học sinh, hợp lí hoá các
thao tác hành động của mình trong quá trình giáo dục. Bên cạnh đó kênh hình
cũng là phương tiện để nâng cao nhiệm vụ sư phạm trong thực tiễn bản thân
người giáo viên.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
2

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
Sử dụng kênh hình trong quá trình dạy học cũng tạo điều kiện giáo viên

áp dụng các phương pháp tích cực vào trong giảng dạy. Kênh hình còn giúp
cho giáo viên đào sâu thêm kiến thức, từ đó truyền đạt cho các em học sinh
những kiến thức phù hợp với thời đại, xu hướng phát triển. Đồng thời cũng
tạo điều kiện cho giáo viên trình bày bài giảng một cách đầy đủ, sâu sắc.
Đối với học sinh:
Vai trò của kênh hình đối với học sinh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
Kênh hình giúp cho học sinh khám phá ra bản chất, quy luật của nhiều
sự vật, hiện tượng địa lí trừu tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh nắm
vững kiến thức và ghi nhớ bền lâu.
Kênh hình còn góp phần kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo
ra động cơ học tập, rèn luyện, cho các em thái độ tích cực đối với tài liệu học
tập mới. Bên cạnh đó nó còn góp phần rèn luyện cho các em tư duy phân tích,
tổng hợp phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng ẩn sau các hình thức biểu
hiện bên ngoài, kích thích tính tò mò và lòng ham hiểu biết của các em.
1.1.3. Phân loại kênh hình
Hiện nay có nhiều cách phân loại kênh hình. Tuy nhiên cách phân loại
này chưa thực sự thống nhất với nhau.
Một số tác giả phân thành 3 loại chính:
- Các vật thật: động vật sống, thực vật sống trong môi trường tự nhiên,
các khoáng vật, mẫu vật
- Các vật tạo hình: tranh ảnh, hình vẽ, băng hình
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
3
HỌC SINH
- Lĩnh hội kiến thức
- Rèn luyện kĩ năng
- Hứng thú, say mê học
tập
KÊNH HÌNH
- Phương tiện trực quan

- Đối tượng học tập
- Nguồn tri thức

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
- Các vật tượng trưng: sơ đồ, lược đồ, bản đồ giáo khoa
Mỗi loại kênh hình này lại có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cho
nên tuỳ vào nội dung, cũng như tuỳ vào yêu cầu kiến thức mà ta tiến hành lựa
chọn kênh hình và sử dụng sao cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
1.2. Đặc điểm lứa tuổi và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12
Về mặt sinh lí: các em phát triển như người lớn, sức khoẻ rồi rào có thể
học tập với cường độ cao và trong thời gian tương đối dài.
Về mặt trí lực: HS lớp 12 có năng lực quan sát tốt hơn và có tư duy
nhạy bén hơn, có khả năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá
tốt hơn nhiều so với HS lớp 10, 11. Ngoài ra tính tích cực và độc lập nhận
thức của các em tăng lên rõ rệt, các em không thích chấp nhận một cách đơn
giản các yêu cầu của giáo viên, các em sẽ có biểu hiện thờ ơ hoặc kém hứng
thú trong tiết học nếu chỉ nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
Về tính cách: Các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, các em thích tranh
luận, thích bàu tỏ ý kiến của bản thân mình.
Từ những đặc điểm tâm lí trên đò hỏi trong quá trình dạy học phải có
những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này giáo viên có vai trò quan trọng trong
việc kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sử
dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, giảng giải giáo viên nên sử
dụng các phương pháp dạy tích cực kết hợp với kênh hình. Khi đó quá trình
dạy học không còn là quá trình nhồi nhét kiến thức mà HS có cơ hội được tự
lực khám phá tri thức, được quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân.
Chính vì vậy sử dụng kênh hình vào chương trình dạy học địa lí lớp 12
– THPT là một điều kiện tốt để các em tự mình lĩnh hội tri thức mới, rèn
luyện kĩ năng, kĩ xảo .
2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Tình hình giảng dạy địa lí lớp 12 hiện nay
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
4

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
Hiện nay, cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa tạo
điều kiện cho học sinh có thể tự học và tự nghiên cứu nhiều hơn thì việc đổi
mới phương pháp cũng đang được các giáo viên chú ý và thực hiện. Một loạt
các phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” đã và đang được giáo
viên sử dụng trong quá trình dạy học.
Đối với môn Địa lí, việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính
tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức càng có ý nghĩa quan trọng. Trong thực tế
giảng dạy Địa lí hiện nay có thể thấy việc sử dụng kênh hình ngày càng phổ
biến và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho
học sinh. Đây là một phương tiện dạy học tích cực, nó không chỉ có chức
năng là minh hoạ cho bài giảng mà còn góp phần là nguồn cung cấp kiến thức
mới lạ, hiệu quả sinh động, hấp dẫn. Kênh hình còn giúp cho giáo viên thuận
lợi và tiết kiệm thời gian trong quá trình giảng dạy địa lí.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng kênh hình địa lí vẫn còn nhiều
hạn chế. Một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hệ thống
kênh hình, cho rằng kênh hình chỉ là đồ dùng trực quan nên việc sử dụng
kênh hình chỉ mang tính chất minh hoạ cho kênh chữ. Ngoài ra một số giáo
viên đứng tuổi, những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thường ít hoặc không sử
dụng đồ dùng trực quan để tạo nhu cầu và hứng thú cho học sinh.
Về phía học sinh, sau khi được học địa lí với phương pháp dạy học tích
cực đa số các em hứng thú và thích học môn Địa lí, thái độ học tập của các
em thay đổi theo chiều hướng tích cực. Các em có kĩ năng khai thác kiến thức
từ kênh hình khá hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn coi địa lí là môn
phụ cho nên học tập không nghiêm túc, mang tính chống đối và ít khi duy trì
được hứng thú lâu dài với môn học.

2.2. Hiện trạng về phương tiện dạy học ở nhà trường phổ thông
Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học Điạ lí ở các trường phổ thông
trong những năm gần đây cũng đã được chú ý đầu tư nhưng vaanx còn thiếu
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
5

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
và chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Nhiều giáo viên cũng đã tiến hành
xây dựng các đồ dùng hỗ trợ thêm cho việc giảng dạy (như các mô hình, các
tranh ảnh sưu tầm ).Bên cạnh đó có nhiều giáo viên coi nhẹ việc sử dụng
phương tiện dạy học, phần lớn các giáo viên chỉ sử dụng kênh hình với chức
năng minh hoạ kiến thức chứ chưa khai thác nội dung cũng như hướng dẫn
học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình.
Như vậy, kĩ năng giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
nhìn chung còn nhiều hạn chế. Giáo viên đã biết sử dụng kênh hình nhưng
không thường xuyên cho nên còn thiếu thành thạo dẫn đến học sinh cũng lúng
túng không biết cách tiếp cận để khai thác kiến thức từ kênh hình.
Vấn đề đặt ra là phải có những phương pháp khai thác kênh hình cụ
thể, đảm bảo đúng vai trò và chức năng của kênh hình trong dạy học địa lí.
II. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC KÊNH HÌNH TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 12 – THPT (CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
1.Đặc điểm kênh hình trong SGK Địa lí 12 – Chương trình cơ bản
1.1. Đặc điểm của hệ thống kênh hình
Nếu như trước đây, SGK với khổ nhỏ, chủ yếu là kênh chữ kênh hình
rất hiếm hoi. Hiện nay, cải cách chương trình và SGK kênh hình đã được chú
trọng hơn, trung bình mỗi bài có 4- 5 kênh hình. Chất lượng của kênh hình
cũng được tăng lên rõ rệt và phù hợp với hệ thống kênh chữ, tạo điều kiện cho
giáo viên tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí
thông qua kênh hình.
Nhìn chung các kênh hình được bố trí trên khổ giấy tương đối rộng cho

nên không những đảm bảo tính trực quan, thẩm mĩ mà còn kích thích hứng
thú học tập của học sinh. Dựa vào hệ thống kênh hình được cung cấp, học
sinh tri giác nhanh, phát hiện ra các xu thế chính, các đặc điểm chủ yếu của sự
vật hiện tượng. Ngoài ra một số sơ đồ, biểu đồ còn thể hiện cả mối quan hệ
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
6

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
qua lại giữa các hiện tượng, các quá trình địa lí, các lược đồ trong SGK được
khái quát hoá nhằm nhấn mạnh các kiến thưc quan trọng nhất.
Kênh hình được bố trí không những trong các bài học lí thuyết mà còn
được thể hiện trong các bài thực hành nên việc rèn luyện kĩ năng địa lí với
kênh hình cũng chiếm một vị trí quan trọng. Lúc này việc rèn luyện kĩ năng
địa lí được chuyển hoá sang việc xây dựng một số loại kênh hình phù hợp với
trình độ nhận thức của học sinh. Ngoài ra, ngay dưới mỗi kênh hình đều có
những câu hỏi đòi hỏi mức độ tư duy của học sinh. Qua hệ thống câu hỏi này
khi quan sát kênh hình học sinh có được những định hướng cụ thể cho việc tự
lực tìm ra tri thức địa lí.
Như vậy, với những đổi mới về chương trình và sách giáo khoa theo
quan điểm dạy học tích cực tạo ra nhiều tình huống học tập. Kiến thức được
trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua kênh hình và kênh chữ.
Điều này tạo nên hứng thú học tập bộ môn, kích thích lòng ham hiểu biết giúp
việc dạy và học trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn.
1.2. Các loại kênh hình trong SGK Địa lí 12 – chương trình cơ bản
1.2.1. Hệ thống lược đồ
lược đồ là các loại bản đồ vẽ sơ lược các nội dung chính cần thiết, phục
vụ riêng cho từng bài học. Lược đồ và bản đồ in trong SGK có tác dụng minh
hoạ cho bài giảng của giáo viên – học sinh khai thác những tri thức tiềm ẩn,
làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp thu, khắc sâu được kiến
thức và qua đó hiệu quả của giờ học địa lí được nâng cao hơn.

Trong quá trình giảng dạy giáo viên nên kết hợp giữa các lược đồ in
trong SGK với các bản đồ , lược đồ treo tường, Alat. Có như vậy thì kiến thức
truyền đạt cho học sinh mới đầy đủ.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
7

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
1.2.2. Các loại biểu đồ, bảng số liệu
* Biểu đồ:
Có 19 biểu đồ được xây dựng trong chương trình SGK Địa lí 12 –
Chương trình cơ bản. Mỗi biểu đồ đều được thể hiện bắng các màu sắc có tính
trực quan. Trong đó, tuỳ vào nội dung cụ thể của từng bài mà xây dựng các
laọi biểu đồ khác nhau cho phù hợp.
Các loại biểu đồ cơ bản được sử dung là:
- Biểu đồ hình tròn
- Biểu đồ hình cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ kết hợp
Trong giảng dạy địa lí kinh tế - xã hội các loại biểu đồ có vai trò hết
sức quan trọng, nó là phượng tiện trực quan các số liệu thống kê để học sinh
khai thác kiến thức đồng thời là phương tiện để học sinh rèn luyện kĩ năn địa
lí.
* Bảng số liệu thống kê
Là các số liệu thống kê riêng biệt được tập hợp thành bảng, trong đó
các số liệu thống kê có mối quan hệ với nhau.
Số liệu thống kê giúp cho giáo viên giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho
học sinh, dùng để minh hoạ các nội dung cảu bài học. Trong SGK Địa lí 12 –
Chương trình cơ bản có 35 bảng số liệu thống kê, hầu hết các số liệu thống kê
đảm bảo tính khoa học, mức độ chính xác cao và đều là số liệu năm 2005.

Điều này tạo thuận lợi cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và
học tập địa lí. Giúp cho việc phân tích các hiện tượng địa lí được chính xác và
phù hợp với xu thế phát triển.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
8

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
1.2.3. Các sơ đồ, lát cắt địa hình
Hiện nay, với việc dạy học theo xu hướng mới, sơ đồ không chỉ thể
hiện các đối tượng địa lí cụ thể và các mối quan hệ của chúng mà còn dùng để
tiến hành sơ đồ hoá trong quá trình dạy học địa lí. Nghĩa là toàn bộ nội dung
bài học được giáo viên tóm tắt lại bằng sơ đồ. Trong SGK có 10 sơ đồ và 01
lát cắt.
2. Những yêu cầu về việc sử dụng kênh hình trong dạy học địa lí
2.1. Yêu cầu về các loại kênh hình
Đối với môn Địa lí, một môn khoa học được xếp vào các ngành khoa
học thực nghiêm thì các phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng. Hiện
nay, trong mỗi giờ học địa lí, các kênh hình được tạo ra từ phương tiện dạy
học luôn được sử dụng thường xuyên và có vai trò không nhỏ trong việc điều
khiển hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đồng thời nó cúng là nguồn tri thức phong phú để học sinh độc lập tìm tòi và
rèn luyện các kĩ năng cần thiết. Để nâng cao hiệu quả của việc khai thác kênh
hình trong quá trình dạy học địa lí thì bản thân kênh hình phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
2.1.1. Tính khoa học
Các kênh hình được sử dụng trong dạy học địa lí phải đảm bảo tính
khoa học. Một trong những yêu cầu khoa học đẩu tiên là kênh hình phải đảm
bảo tính chính xác về đối tượng địa lí, các hiện tượng địa lí cần thể hiện trên
các kênh hình phải có sự tương ứng với thực tế. Đặc biệt là đối với bản đồ
phải có độ chính xác về tính khoa học cũng như phương pháp thể hiện.

Tính khoa học của kênh hình còn được thể hiện ở lượng thông tin mà
nó truyền tải. Dựa vào nội dung cụ thể cũng như trình độ nhận thức của học
sinh mà ta tiến hành xây dựng kênh hình theo hướng tích cực hóa hoạt động
của học sinh.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
9

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
2.1.2. Tính trực quan
Đảm bảo tính trực quan là một trong những nguyên tắc quan trọng của
kênh hình. Tính trực quan của kênh hình thể hiện ở khả năng nhận biết nhanh
các đối tượng và hiện tượng địa lí được biểu hiện trên kênh hình của học sinh.
Hệ thống kênh hình nên sử dụng những màu sắc đẹp, các kí hiệu gần
gũi, các hình ảnh trực quan nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Tuy nhiên do đặc thù của môn học cho nên hệ thống kênh hình không
chỉ dễ nhìn mà phải gọn nhẹ, dễ di chuyển. Ngoài ra để đảm bảo các nguyên
tắc trực quan thì kênh hình được trình bày trong SGK phải có một sự nhất
quán với kênh chữ, nội dung biểu hiện phải tập trung vào nội dung quan trọng
tránh lồng ghép quá nhiều nội dung vào một đơn vị hình làm rối kênh hình.
2.1.3. Tính sư phạm
Để đảm bảo được tính sư phạm thì kênh hình được xây dựng phải có sự
nghiên cứu kĩ về nội dung và về phương pháp cũng như đặc điểm tâm lí lứa
tuổi của học sinh.
Bản thân học sinh cũng giống như trang giấy trắng, chính quá trình học
tập rèn luyện trong nhà trường phổ thông đã góp phần hình thành nên nhân
cách và phẩm chất của các em. Do vậy, khi lựa chon, thiết kế kênh hình phục
tính sư phạm còn thể hiện ở sự thống nhất về kí hiệu, phương pháp thể hiện
2.1.4. Tính thẩm mĩ
Kênh hình được sử dụng trong giảng dạy Địa Lí phải đảm bảo tính
thẩm mĩ cao, các đường nét, màu sắc phải hài hoà, cân đối. Tính thẩm mĩ

vừa có tác dụng thu hút học tập của HS vừa có tác dụng giáo dục óc thẩm mĩ
cho HS.
2.2. Đề xuất các loại kênh hình cụ thể trong dạy học địa lí 12.
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
10

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
Với đặc trưng là môn khoa học thực nghiệm, có mối quan hệ logic, chặt
chẽ trong nội dung. Do vậy, trong quá trình dạy học địa lí cũng có những
điểm riêng: có một số loại kênh hình có thể được sử dụng trong nhiều bài học,
song cũng có một số loại kênh hình chỉ phù hợp cho một nội dung cụ thể.
Bên cạnh hệ thống kênh hình thiết kế sẵn trong SGK thì trong quá trình
giảng dạy giáo viên có thể kết hợp sử dụng thêm một số kênh hình nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học. Cụ thể trong từng bài có thể sử dụng các kênh hình
sau:
STT Tên bài Loại kênh hình được sử dụng
1 Việt Nam trên đường đổi
mới và hội nhập
- Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng các
năm 1986 - 2005
- GDP theo giá so sánh 1994, phân theo
thành phần kinh tế
- Tranh ảnh về thành tựu kinh tế xã hội
của Việt Nam trong những năm qua
2 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh
thổ
- Lược đồ hình thể Việt Nam
- Átlát địa lí Việt Nam
- Bản đồ hành chính Châu Á
3 Thực hành: Vẽ lược đồ

Việt Nam
- Lưới ô vuông để vẽ lược đồ Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
4 Lịch sử hình thành và phát
triển lãnh thổ Việt Nam
- Lược đồ cấu trúc địa chất Việt Nam
- Átlat địa lí Việt Nam
- Bản đồ địa chất, khoáng sản
5 Đất nước nhiều đồi núi - Bản đồ địa hình Việt Nam
- Tranh ảnh về các hoạt động sản xuất và
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
11

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
sinh hoạt của người dân ở các dạng địa
hình khác nhau
6 Thiên nhiên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển
- Lược đồ vùng biển Việt Nam trong Biển
Đông
- Tranh ảnh về các loại tài nguyên trên
biển Đông
7 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm
gió mùa
- Bảng số liệu nhiệt độ trung bình năm ở
một số khu vực
- Lược đồ gió mùa mùa đông, gió mùa
mùa hạ
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
8 Thiên nhiên phân hoá đa

dạng
- Atlat đại lí Việt Nam
- Lược đồ các miền địa lí tự nhiên
- Tranh ảnh về cảnh quan đặc trưng của
các miền.
9 Thực hành: Đọc bản đồ địa
hình, điền vào lược đồ
trống một số dãy núi, đỉnh
núi
- Bản đồ địa hình Việt Nam
- Lược đồ trống
10 Vấn đề sử dụng và bảo vệ
tự nhiên
- Các bảng số liệu thể hiện sự suy giảm
của các loại tài nguyên thiên nhiên.
- Tranh ảnh và videoclip mô tả sự khai
thác các nguồn tài nguyên.
11 Bảo vệ môi trường và
phòng chống thiên tai
Hình ảnh và các video về tình trạng ô
nhiễm môi trường và các thiên tai ở Việt
Nam
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
12

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
12 Đặc điểm dân số và phân
bố dân cư nước ta
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số qua một số
năm

- Các bảng số liệu về cơ cấu nhóm tuổi,
mật độ dân số ở các vùng và cơ cấu dân
số theo thành thị và nông thôn
- Bản đồ phân bố dân cư nước ta
13 Lao động và việc làm - Các bảng số liệu có liên quan
- Các biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động
phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh
tế, theo thành thị và nông thôn.
14 Đô thị hoá - Bảng số liệu về số dân thành thị, bảng số
liệu về phân bố đô thị và số dân đô thị
giữa các vùng.
- Bản đồ phân bố dân cư
- Sơ đồ ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
của đô thị hoá.
- Tranh ảnh về các đô thị ở Việt Nam
15 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP phân
theo các ngành kinh tế giai đoạn 1990 –
2005.
- Các bảng số liệu có liên quan
- Tranh ảnh về hoạt động kinh tế của các
ngành
16 Đặc điểm nền nông nghiệp
nước ta
-Lược đồ tỉ lệ hộ nông thôn có thu nhập
chủ yếu từ nông, lâm, thuỷ sản năm 2006.
- Bảng số liêu cơ cấu hộnông thôn theo
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
13

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12

các ngành sản xuất chính
- Tranh ảnh về nông nghiệp cổ truyền và
nông nghiệp hàng hoá.
17 Vấn đề phát triển nông
nghiệp
- Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành
trồng trọt.
- Sơ đồ về điều kiện phát triển ngành
trồng trọt và chăn nuôi.
- Hình ảnh về hoạt động của ngành trồng
trọt và chăn nuôi.
- Át lat địa lí Việt Nam
18 Vấn đề phát triển ngành
thuỷ sản và lâm nghiệp
- Bảng số liệu sản lượng và giá trị sản
xuất thuỷ sản qua một số năm
- Át lat địa lí Việt Nam
- Tranh ảnh về các hoạt động đánh bắt và
nuôi trồng thuỷ sản.
19 Tổ chức lãnh thổ nông
nghiệp
- Bảng số liệu và cơ cấu trang trại phân
theo ngành sản xuất
- Biểu đồ số lượng trang trại phân theo
năm thành lập trang trại và phân theo
vùng
- Át lat địa lí Việt Nam
20 Cơ cấu ngành công nghiệp - Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp
- Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu ngành
công nghiệp.

- Bản đồ công nghiệp Việt Nam
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
14

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
21 Vấn đề páht triển một số
ngành công nghiệp trọng
điểm
- Átlát địa lí Việt Nam
- Biểu đồ sản lượng than, dầu mỏ, điện
của nước ta
- Lược đồ công nghiệp năng lượng nước
ta.
- Sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm.
- Hình ảnh về hoạt động của các ngành
22 Vấn đề tổ chức lãnh thổ
công nghiệp
- Sơ đồ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới
tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Hình ảnh về các hình thức tổ chức lãnh
thổ công nghiệp.
23 Vấn đề phát triển ngành
giao thông vận tải và thông
tin liên lạc
- Át lat địa lí Việt Nam
- Bản đồ giao thông vận tải
- Hình ảnh về hoạt động vận tải và sự phát
triển của ngành thông tin liên lạc.
24 Vấn đề phát triển thương

mại và du lịch
- Át lat địa lí Việt Nam
- Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu
của nước ta giai đoạn 1990 – 2005
- biểu đồ giá trị xuất, nhập khẩu của nước
ta giai đoạn 1990 – 2005
- Sơ đồ các loại tài nguyên du lịch
- Bản đồ du lịch
- Biểu đồ số lượt khách và doanh thu từ
du lịch của nước ta
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
15

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
25 Vấn đề khai thác thế mạnh
ở Trung du và miền núi
Bắc Bộ
- Át lat địa lí Việt Nam
- Sơ đồ về các thế mạnh của Trung du và
miền núi Bắc Bộ
- Hình ảnh về cảnh quan và hoạt động sản
xuất của vùng
26 Vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo ngành ở Đồng
bằng sông Hồng
- Sơ đồ các thế mạnh chủ yếu của đồng
bằng sông Hồng
- Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
ngành ở Đồng bằng sông Hồng
- Át lat địa lí Việt Nam

27 Vấn đề phát triển kinh tế
xã hội ở Bắc Trung Bộ
- Át lat địa lí Việt Nam
- Lát cắt từ tây sang đông thể hiện cơ cấu
nông, lâm, ngư nghiệp của vùng
- lược đồ khai thác một số thế mạnh chủ
yếu của vùng Bắc Trung Bộ
- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng
28 Vấn đề phát triển kinh tế -
xã hội ở duyên hải Nam
trung Bộ
- Át lat địa lí Việt Nam
- Lược đồ khai thác thế mạnh chủ yếu ở
duyên hải Nam Trung Bộ
- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng
29 Vấn đề khai thác thế mạnh
ở Tây Nguyên
- Át lat địa lí Việt Nam
- Lược đồ khai thác thế mạnh chủ yếu ở
Tây Nguyên
- Lược đồ các bậc thang thuỷ điện trên
Tây Nguyên
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
16

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng
30 Vấn đề khai thác lãnh thổ
theo chiều sâu ở Đông
Nam Bộ

- Átlat địa lí Việt Nam
-Lược đồ khai thác lãnh thổ theo chiều
sâu ở Đông Nam Bộ
- Hình ảnh về hoạt động kinh tế của vùng
31 Vấn đề sử dụng hợp lí và
cải tạo tự nhiên ở dồng
bằng sông Cửu Long
- Át lat địa lí Việt Nam
- Lược đồ cấc loại đất chính ở Đồng bằng
sông Cửu Long
- Sơ đồ các loại đất chính ở đồng bằng
sông Cửu Long
- Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất của ĐBSH
và ĐBSCL
- Hình ảnh về hoạt động cải tạo tự nhiên
của đồng bằng sông Cửu Long
32 Vấn đề phát triển kinh tế,
an ninh quốc phòng ở biển
đông và các đảo, quần đảo
- Átlat địa lí Việt Nam
- Hình ảnh về hoạt động phát triển tổng
hợp kinh tế biển: chế biến thuỷ sản, khai
thác dầu, du lịch biển
33 Các vùng kinh tế trọng
điểm
- Át lat địa lí Việt Nam
- Bảng một số chỉ số kinh tế của ba vùng
kinh tế trọng điểm ở nước ta
- Lược đồ các vùng kinh tế trọng điểm
3. Sử dụng kênh hình trong các khâu của quá trình dạy học địa lí

3.1. Sử dụng kênh hình trong khâu soạn bài
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
17

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
Trong khâu soạn bài để lựa chọn được các kênh hình tốt nhất và phù
hợp với bài giảng cụ thể. Trước hết giáo viên phải dựa vào nội dung kiến thức
SGK để sau đó lựa chọn kênh hình thích hợp phục vụ giảng dạy. Đồng thời
qua quá trình lựa chọn kênh hình giáo viên có thể tiến hành dự kiến các
phương pháp giảng dạy sao cho tối ưu nhất
Ngoài việc lựa chọn kênh hình giáo viên cần phải xác định nội dung
trọng tâm của mỗi mục. Từ đó xác định được với nội dung này thì cần những
loại kênh hình gì và kết quả của việc sử dụng kênh hình đó như thế nào.
Thông qua việc lựa chọn kênh hình theo phương pháp này sẽ giúp cho giáo
viên tìm ra những kênh hình tốt phục vụ cho bài giảng của mình.
Trong quá trình soạn bài giáo viên cũng sẽ thấy được cần bổ sung
những kênh hình nào trong quá trình giảng dạy. Qua đó ngoài những đồ dùng,
kênh hình có sẵn giáo viên có thể xây dựng thêm các kênh hình bổ sung khác
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lí.
3.2. Sử dụng kênh hình trong khâu giảng bài mới
Khi tiến hành giảng dạy môn Địa lí trên lớp thì nhiệm vụ trang bị
những kiến thức địa lí và rèn luyện các kĩ năng địa lí có vai trò hết sức quan
trọng.
Khai thác kênh hình giúp cho HS hình thành biểu tượng, khái niệm địa
lí. Biến những kiến thức địa lí trừu tượng, khó hiểu thành những kiến thức
gần gũi và thực tế với các em.
Ví dụ: Khi dạy bài “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp” giáo viên sử dụng
kênh hình là băng video có nội dung về điểm công nghiệp, khu công nghiệp
và vùng công nghiệp. Qua đó học sinh vừa nắm được khái niệm địa lí vừa
phân biệt được các khái niệm.

Sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới giúp HS có những
biểu tượng trung thực về các mặt khác nhau của đối tượng địa lí. Điều này
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
18

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
giúp cho việc nắm khái niệm và kiến thức địa lí cơ bản trở nên vững chắc
hơn.
Trong quá trình giảng dạy có sử dụng kênh hình giáo viên đã rèn luyện
cho HS những kĩ năng địa lí cơ bản: kĩ năng làm việc với các loại lược đồ,
bản đồ, kĩ năng vẽ các loại lược đồ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu
Để sử dụng kênh hình trong quá trình giảng bài mới có hiệu quả đồng
thời tạo được không khí học tập hứng thú , giáo viên địa lí cần tuân theo các
yêu cầu sau:
- Giáo viên cần có kĩ năng thành thạo hợp lí khi sử dụng từng loại kênh
hình cũng như hiểu các vấn đề được phản ánh trên kênh hình.
- Giáo viên có sự chuẩn bị trước hệ thống câu hỏi có liên quan đến
kênh hình mà mình định sử dụng trong tiết học.
- Giáo viên kích lệ, động viên các em cũng như linh hoạt điều khiển các
hoạt động của lớp học.
- Lựa chọn các phương pháp phù hợp để giảng bài khi có sử dụng kênh
hình.
3.3. Sử dụng kênh hình để củng cố kiến thức
Để thực hiện khâu này, giáo viên có thể sử dụng chính các phương tiện
trực quan đã giảng dạy kết hợp với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và dạng bài
text ngắn. Giúp HS củng cố bài học và đảm bảo được tính độc lập trọng nhận
thức của HS.
3.4. Sử dụng kênh hình trong khâu đánh giá, kiểm tra
Đánh giá, kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức địa lí của học sinh dựa
vào kênh hình vừa có tác dụng tái hiện kiến thức cũ, vừa có khả năng củng cố,

khắc sâu tri thức địa lí.
Có thể sử dụng kênh hình khi:
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
19

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
- Kiểm tra bài cũ
- Trong khi dạy bài mới
- Khi ôn tập, kiểm tra.
3.5. Sử dụng trong quá trình tự học của học sinh
Giáo viên chú ý đến khâu này bằng cách giao cho các em các bài tập
nhận thức gắn liền với khai thác kiến thức từ kênh hình, đồng thời sử dụng
hiệu quả các bài thực hành trong chương trình.
Việc hướng dẫn HS sử dụng kênh hình trong quá trình tự học để khai
thác kiến thức sẽ giúp HS dễ nhớ kiến thức, kiến thức sẽ được sâu chuỗi một
cách logic, làm cho tư duy địa lí phát triển hơn.
4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình
Kênh hình chứa đựng các thông tin địa lí cho nên học sinh có thể tiến
hành khai thác các kiến thức địa lí thông qua hệ thống kênh hình. Tuy nhiên,
thực tế hiện nay là khả năng khai thác kênh hình của học sinh còn nhiều hạn
chế, chính vì vậy mà trong quá trình giảng dạy giáo viên cần có nhiệm vụ
hướng dẫn học sinh hiểu được quy định chung về kênh hình và phương pháp
tiếp cận kênh hình.
4.1. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí qua
bản đồ, lược đồ
Bản đồ là một phương tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan
trọng. Qua bản đồ học sinh có thể nhìn một cách bao quát những khu vực lãnh
thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi mà họ chưa bao giờ có điều kiện đặt
chân tới.
Về mặt kiến thức, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những

mối quan hệ của các đối tượng địa lí mà không một phương tiện nào khác có
thể làm được. Những kí hiệu, màu sắc, cách biểu hiện trên bản đồ là những
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
20

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
nội dung địa lí đã được mã hoá trở thành thứ ngôn ngữ đặc biệt đó là ngôn
ngữ bản đồ.
Về mặt phương pháp bản đồ được coi là phương tiện trực quan giúp
cho HS khai thác, củng cố kiến thức và phát triển tư duy trong quá trình học
địa lí.
4.1.1. Các biện pháp hình thành kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ cho
HS
Để khai thác các tri thức địa lí trên bản đồ, lược đồ trước hệt HS phải
nắm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ trên cơ sở đó hình thành kĩ
năng làm việc với bản đồ.
* Hướng dẫn HS hiểu bản đồ, lược đồ
HS hiểu bản đồ có nghĩa là các em có được những kiến thức về bản đồ,
biết bản đồ là cái gì, đặc trưng, tính chất của nó ra sao cũng như chức năng và
cách sử dụng.
Hiểu bản đồ còn bao gồm một số kĩ năng đầu tiên cần phải hình thành
cho HS: kĩ năng về xác định phương hướng, độ cao, độ dốc
Để HS hiểu được bản đồ giáo viên cần phải tiện tành theo quy trình như
sau:
- Xác định mục đích làm việc
- Xác định những kiến thức có liên quan
- Cách tiến hành công việc
- Quy tắc về trình tự tiến hành công việc
- Kiểm tra kết quả khi thực nghiệm
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19

21

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
Giáo viên tiến hành làm mẫu sau đó yêu cầu HS nhắc lại trình tự công
việc và ghi vào vở để về nhà thực hiện một bài tương tự mà giáo viên làm
mẫu trên lớp.
* Hướng dẫn HS đọc và vận dụng bản đồ
Đọc bản đồ là một kĩ năng tương đối khó và phức tạp đối với HS. Để
có kĩ năng này, các em phải vận dụng đồng thời cả những kiến thức về địa lí
và cả những kiến thức về bản đồ.
Để đọc được bản đồ học sinh phải nắm được những công việc sau:
- Nhận biết được các kí hiêu rõ ràng về các sự vật hiện tượng địa lí
- Biết cách làm sáng tỏ tính chất của đối tượng, hiện tượng.
- Có những biểu tượng không gian cần thiết về sự phân bố của các sự
vật hiện tượng địa lí.
- Biết so sánh, phân tích các đối tượng địa lí biểu hiện trên bản đồ
Đọc bản đồ có 3 mức độ:
- Mức 1: HS đọc được vị trí các đối tượng địa lí, có biểu tượng về các
đối tượng thông qua hệ thống ước hiệu ghi trên bản đồ.
- Mức 2: Tìm ra được các đực điểm tương đối rõ ràng của các hiện
tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.
- Mức 3: HS biết kết hợp kiến thức bản đồ với kiếm thức địa lí sâu hơn
để so sánh, phân tích tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng trên bản đồ.
Giúp cho HS có thể đọc và vận dụng trên bản đồ , GV hướng dẫn HS
thực hiện theo qui trình sau:
- Nắm được mục đích làm việc
- Đọc bảng chú giải để biết được các kí hiệu qui ước
- Tái hiện các biểu tượng địa lí dựa vào kí hiệu
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
22


Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
- Tìm tên và vị trí của đối tượng trên bản đồ
- Quan sát các đối tượn trên bản đồ, nhận xét đặc điểm tính chất của nó
- Tổng hợp các đối tượng địa lí trong khu vực để tái hiện biểu tượng
chung về khu vực.
- Dựa vào kiến thức đã có trước đây phân tích mối quan hệ giữa các đối
tượng biểu hiện trên bản đồ rối rút ra kết luận mới.
4.1.2. Phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức địa lí qua bản đồ,
lược đồ
* Khai thác bản đồ giúp cho HS xác định được chính xác vị trí của các
đối tượng địa lí và ghi nhớ những địa danh quan trọng.
Ví dụ: Khi học bài số 2: “ Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ”. GV sử
dụng bản đồ Hành chính khu vực Đông Nam Á

Sau đó GV có thể yêu cầu HS quan sát bản đồ và trả lời các câu hỏi sau
đây để giúp HS xác định được vị trí lãnh thổ của đất nước:
- Vị trí của Việt Nam?
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
23

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
- Tiếp giáp với các quốc gia nào?
- Toạ độ địa lí của Vịêt Nam?
Để cho HS có thể ghi nhớ dễ dàng các đối tượng địa lí trên bản đồ GV
có thể sử dụng các biện pháp như:
- Khi nói đến địa danh GV vừa đọc vừa chỉ nhiều lần một cách rõ ràng
hoặc viết tên địa danh cần nhớ lên bảng
- GV có thể dán kí hiệu bằng giấy màu lên bản đồ đồng thời so sánh
các đối tượng trên bản đồ với những sự vật hiện tượng cụ thể mà các em

thường thấy để tạo biểu tượng không gian hoặc vạch ra vị trí tương quan giữa
vị trí của đối tượng này với các đối tượng khác.
- Kết hợp với bản đồ treo tường, vẽ hình lên bảng để HS dễ nhận và
cũng dễ nhớ hơn
- Tạo điều kiện cho HS thực hành nhiều trên bản đồ trong quá trình học
tập trên lớp cũng như tự học
* Thông qua việc đọc và phân tích bản đồ giúp cho HS tìm ra những
thuộc tính, đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Cơ cấu ngành công nghiệp” dựa vào bản đồ công
nghiệp chung Việt Nam (hoặc lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam
trong SGK). HS sẽ khai thác được các ngành công nghiệp chính của nước ta.
Ngoài ra HS sẽ thấy được sự phân bố công nghiệp theo lãnh thổ.
Muốn HS nhanh chóng tìm ra đặc điểm, thuộc tính bản chất của các sự
vật hiện tượng địa lí trên bản đồ. GV nên hướng dẫn HS vào việc phân tích
bản đồ, tổ chức du lịch trên bản đồ, lược đồ qua đó các em khái quát hoá, tổng
hợp để tìm ra các đặc điểm cần thiết.
* Thông qua việc đọc, phân tích bản đồ, lược đồ xác lập được mối quan
hệ nhân quả giải thích được những đặc điểm quan trọng đặc biệt là trong đặc
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
24

Phương pháp khai thác kênh hình trong dạy học địa lí 12
điểm phân bố của các đối tượng địa lí. Đây cũng là yêu cầu cao nhất đối với
HS.
Ví dụ: Khi dạy bài “ Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và
thông tin liên lạc” GV yêu cầu quan sát bản đồ giao thông Việt Nam. GV
không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu HS xác định sự phân bố của các loại hình
giao thông vận tải mà yêu cầu HS hướng vào sự giải thích tại sao có sự phân
bố như vậy.Để thuận tiện cho HS khai thác tri thức từ bản đồ, nhanh chóng
tìm ra các mối liên hệ nhân quả các sự vật hiện tượng địa lí GV có thể yêu cầu

HS lập bảng có nêu đặc trưng của đối tượng địa lí trên cơ sở nghiên cứu đọc
bản đồ.
Loại hình giao
thông vận tải
Ưu điểm Nhược điểm Phân bố
Đường ôtô
Đường sắt
Đường sông
Đường biển
GV khi tiến hành cho HS khai thác tri thức từ bản đồ cần chú ý do bản
đồ được phân thành nhiều loại khác nhau như bản đồ treo tường, lược đồ
trong SGK, bản đồ câm, tập bản đồ thực hành cho nên đối với mỗi loại bản
đồ GV cần dựa vào nội dung của bản đồ yêu cầu kiến thức cũng như trình độ
nhận thức của HS mà tổ chức việc khai thác tri thức địa lí qua bản đồ cho hợp
lí. Như vậy có thể thấy rằng với việc tổ chức cho HS khai thác tri thức từ bản
đồ đã góp phần hình thành ở HS những kĩ năng bản đồ. Giúp cho các em quen
Học viên: Trần Thị Hiền Lớp Cao học Địa lý K19
25

×