Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

HÀNH CHÍNH SO SÁNH chính quyền địa phương Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.5 KB, 12 trang )

HÀNH CHÍNH SO SÁNH
I. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA MỸ
1. Cơ cấu tổ chức

Hiến pháp của mỗi bang quy định việc thành lập các thực thể chính
quyền địa phương. Ở tất cả các bang, những thực thể địa phương này
bao gồm các tỉnh1 và thành phố, nhưng đa số các bang cũng quy định
các kiểu chính quyền địa phương khác, bao gồm các phường, các khu
vực trường học, các khu bảo tồn, các thị trấn và các cơ quan phụ trách
vận tải. Những kiểu chính quyền địa phương đặc biệt này có cơ quan
đề ra các luật lệ, cơ quan hành chính và cơ quan thuế được quy định
trong hiến pháp hoặc trong luật của bang.
Số lượng chính quyền ở Mỹ
LOẠI CHÍNH QUYỀN SỐ LƯỢNG
Liên bang 1
Tiểu bang
50
Tỉnh 3041
Thành phố 19076
Thị trấn và làng 16734
Đặc khu trường học 14851
Các đặc khu khác 28588
a). Chính quyền bang
Mỗi bang đều có chủ quyền riêng theo hiến pháp thì không phải báo
cáo với chính phủ liên bang. Nhưng trong những lĩnh vực có sự bất
đồng thì Hiến pháp Hoa Kỳ và luật pháp Liên bang sẽ có hiệu lực cao
hơn hiến pháp và luật pháp bang.
Mỗi bang xây dựng hiến pháp riêng. Hiến pháp của các bang có sự
khác nhau ở một số chi tiết nhưng nhìn chung đều theo một khuôn mẫu
giống như khuôn mẫu của Hiến pháp liên bang, gồm một tuyên bố về
các quyền của nhân dân và một phương án tổ chức chính quyền. Về


những vấn đề như hoạt động của các doanh nghiệp, ngân hàng, các
ngành công ích và các tổ chức từ thiện, Hiến pháp bang thường chi tiết
hơn và rõ ràng hơn Hiến pháp liên bang. Tuy nhiên, hiến pháp mỗi
bang đều quy định rằng quyền tối cao là thuộc về nhân dân.
Người đứng đầu bang là Thống đốc, được bầu bằng cách bỏ phiếu kín
trên toàn bang cho nhiệm kỳ 2 hoặc 4 năm tùy theo bang. Các quan
chức hành pháp cao cấp khác mà có thể được bầu chứ không phải do
chỉ định là: Phó Thống đốc, Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng Chưởng lý,
quan chức phụ trách tài chính, các thành viên của các hội đồng và ủy
ban. Những vị trí không được bổ nhiệm thông qua bầu cử thì thường sẽ
được Thống đốc chỉ định.
b). Chính quyền hạt
Hầu hết các bang đều được chia thành các hạt. Hầu hết các hạt ở
Hoa Kỳ đều có 1 thị trấn hay 1 thành phố được quy định là trung tâm
của hạt, nơi đóng trụ sở của các cơ quan chính quyền và là địa điểm hội
họp của các ủy viên ủy ban và các giám sát viên.
Các chức năng chủ yếu của các chính quyền hạt gồm có việc ghi chép
hồ sơ (sự sinh đẻ, chết, chuyển nhượng đất v.v.) quản lý các cuộc bầu
cử (bao gồm cả việc đăng ký cử tri), xây dựng và bảo dưỡng đường xá
ở địa phương và nông thôn, quy vùng, kiến tạo việc thực thi các bộ luật
và các luật (đặc biệt ở các vùng nông thôn). Một số tỉnh còn chia sẻ
trách nhiệm với bang để cung cấp những lợi ích xã hội cho các cư dân
có thu nhập thấp, giám sát và thi hành các quy định về môi trường và
xây dựng các bộ luật, theo dõi phúc lợi của trẻ em và thực hiện các
chức năng tố tụng. Ở một số bang, các hạt là các đơn vị địa lý đối với
các khu vực các trường học công, nhưng thường thì các trường có cơ
cấu hành chính riêng của mình.
Các hạt do các quan chức được dân bầu ra cai quản. Điển hình là có
một ban các giám sát viên hoặc một ủy ban của hạt, ủy ban này đề ra
chính sách và thường thì cũng thực hiện cả chức năng hành pháp. Các

chức vụ được bầu khác của tỉnh ngoài những chức vụ khác có thể còn
có quận trưởng cảnh sát, thẩm phán, thẩm phán hòa giải, kiểm tra y tế,
trưởng ban quản trị, hội thẩm viên hoặc công tố viên. Ngoài những
quan chức được bầu này, nhiều hạt còn có người quản trị chuyên
nghiệp được thuê để quản lý các hoạt động chung của chính quyền hạt.
c). Chính quyền thành phố
Hợp chủng quốc là một quốc gia đô thị hóa cao độ, với khoảng 80%
dân số hiện sống ở các thành phố lớn, các thị trấn hay các vùng ngoại
ô. Những con số thống kê này cho thấy chính quyền các thành phố là vô
cùng quan trọng trong khuôn mẫu tổng thể của chính quyền Mỹ. Ở một
mức độ lớn hơn so với cấp liên bang hay cấp bang, thành phố phục vụ
trực tiếp các nhu cầu của dân chúng, cung cấp tất cả mọi thứ, từ cảnh
sát, phòng cháy chữa cháy tới các quy tắc vệ sinh, các quy định về y tế,
giáo dục, giao thông vận tải công cộng và xây dựng nhà cửa.
Chính quyền thành phố được bang trao cho các đặc quyền, và bản
hiến chương của thành phố thể hiện chi tiết các mục tiêu và quyền hạn
của chính quyền thành phố. Nhưng trên nhiều khía cạnh, các thành phố
có chức năng độc lập với bang. Tuy nhiên, đối với hầu hết các thành
phố lớn, sự hợp tác với các tổ chức của bang và liên bang là rất quan
trọng để đáp ứng được nhu cầu của cư dân.

Các chính quyền thành phố đều có một loại hội đồng trung tâm do cử
tri bầu ra và một quan chức điều hành được sự hỗ trợ của các sở ban
ngành. Có 3 dạng tổng quát của chính quyền thành phố: thị trưởng, ủy
ban, nhà quản lí thành phố.
+ Thị trưởng: đây là hình thức có từ lâu đời ở Mỹ và chiếm đại đa số cho
đến đầu thế kỷ 20. Cấu trúc của chúngcũng tương tự như chính quyền
liên bang và tiểu bang. Thị trưởng được bầu trực tiếp và đứng đầu hành
pháp, trong khi đó hội đồng cũng được bầunhư là cơ quan lập pháp.
Trong khi thị trưởng có quyền bổ nhiệm các viênchức thuộc về các cơ

quan hành pháp (các phòng, ban, sở), hội đồng chủyếu làm công việc lập
pháp: thông qua các qui định, pháp lệnh, ngân sách, thuế suất của địa
phương
+ Ủy ban: hình thức này kết hợp cả hành pháp lẫn lập pháp vào một
nhóm người, tức là uỷ ban, được bầu trực tiếp. Mỗi uỷ viêncũng đồng
thời chịu trách nhiệm một đơn vị hành pháp (sở, hay ban, phòng). Người
đứng đầu uỷ ban tuy thường được gọi là thị trưởng nhưngkhông có thực
quyền lớn hơn so với các uỷ viên khác và vì vậy khác hẳn các thị trưởng
trong mô hình thị trưởng
+ Nhà quản lí thành phố: với hình thức này, người dân bầu ra hội đồng
thành phố. Hội đồng này sẽ chỉ hoạt động lập pháp và hoạch định chính
sách. Việc quản lý và thi hành chính sách được giao cho một nhà quản lý
chuyên nghiệp, tương tự như mô hình của các công ty. Thôngthường nhà
quản lý này không có nhiệm kỳ (vì là được thuê) và chủ yếu phải thể hiện
khả năng điều hành quản lý của mình nếu vẫn muốn tiếp tụcđược thuê.
d). Chính quyền làng xã và thị trấn.
Hàng ngàn khu vực thực thi quyền lực pháp lý ở đô thị quá nhỏ nên
không đủ tiêu chuẩn để trở thành chính quyền thành phố. Những đơn
vị này được trao quyền với tư cách là các thị trấn và làng xã, và giải
quyết những nhu cầu mang tính địa phương hạn hẹp, như lát đường và
chiếu sáng đường phố; đảm bảo cung cấp nước; cung cấp lực lượng
cảnh sát và phương tiện phòng cháy chữa cháy; thiết lập các quy chế y
tế địa phương; bố trí các bãi chứa rác và các chất phế thải khác, hệ
thống cống rãnh; thu thuế địa phương để hỗ trợ các hoạt động của
chính quyền; hợp tác với bang và hạt trong việc trực tiếp quản lý hệ
thống trường học địa phương.
Chính quyền thường được giao phó cho một ban hay hội đồng dân cử,
có thể được gọi với nhiều tên khác nhau. Hội đồng có thể có chủ tịch
hay người đứng đầu có chức năng như một quan chức điều hành chính,
hoặc có thể là một thị trưởng dân cử. Những người làm việc cho chính

quyền có thể bao gồm các thư ký, thủ quỹ, cảnh sát, các nhân viên cứu
hỏa, nhân viên phúc lợi và y tế.
Một khía cạnh độc đáo của chính quyền địa phương, thường thấy ở
hầu hết vùng New England của Hợp chúng quốc, là "cuộc họp thị trấn".
Mỗi năm một lần - đôi khi nhiều hơn nếu cần thiết - các cử tri có đăng
ký của thị trấn lại họp phiên mở rộng để bầu các quan chức, thảo luận
các vấn đề địa phương và thông qua các luật lệ hoạt động của chính
quyền. Với tư cách một cơ quan, các cuộc họp này quyết định việc xây
dựng và sửa chữa đường sá, xây dựng các cao ốc và những phương
tiện công cộng, quyết định thuế suất và ngân sách thị trấn. Cuộc họp thị
trấn, đã tồn tại qua hơn hai thế kỷ này, thường được dẫn ra như hình
thái thuần túy nhất của nền dân chủ trực tiếp, trong đó quyền lực
chính quyền không được ủy thác, mà được thực thi trực tiếp và thường
xuyên bởi tất cả mọi người dân.
e). Các chính quyền quận đặc biệt
Có trên một phần ba các thực thể chính quyền ở Mỹ được gọi là các
chính quyền quận đặc biệt. Những chính quyền này hoạt động độc lập
với các chính quyền địa phương và thường được thiết lập để phục vụ
một mục đích riêng trong phạm vi một vùng địa lý cụ thể. Các thí dụ
gồm có:
+Bảo vệ nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên;
+Phòng ngừa hỏa hoạn;
+Cung cấp nước;
+Các dịch vụ cấp cứu;
+Vận tải.
Những người lãnh đạo các thực thể chính quyền này có thể được bầu
hoặc được chỉ định. Quyền của các chính quyền quận đặc biệt thay đổi
rất lớn, nhưng nhiều thực thể có cơ quan đề ra các luật lệ và cơ quan
thuế. Nói chung, hoạt động của họ được tài trợ bởi thuế bán hàng đặc
biệt hoặc thuế tài sản thu được trong phạm vi khu vực thuộc quyền hạn

của họ hoặc bởi các lệ phí đánh vào những người sử dụng các dịch vụ
của họ.
f).Giáo dục công cộng (đặc khu trường học)
Giáo dục công cộng được cung cấp miễn phí tới lớp 12 cho mọi công
dân đến tuổi đi học. Hiến pháp của mỗi bang hoặc các luật công quy
định cách mà việc giáo dục công cộng sẽ được quản lý và tài trợ. Ở đa
số các trường hợp, các khu vực trường học được thiết lập với một ban
quản lãnh đạo nhà trường hoặc một ban các viên quản tài do dân bầu
ra. Những ban này xây dựng ngân sách, đề ra chính sách và thuê
những người quản trị để điều hành các trường học. Các khu vực
trường học không nhất thiết phải trùng với các ranh giới chính trị
khác, mặc dầu chúng thường phục vụ một thành phố hoặc một tỉnh
riêng.
Ở hầu hết các bang, giáo dục công cộng được tài trợ bởi các loại thuế
được định giá trên tài sản của cá nhân và của doanh nghiệp, và các
chính phủ bang có thể cung cấp thêm vốn lấy từ những thu nhập chung
của bang hoặc những thu nhập từ bán xổ số của bang. Các chính quyền
bang chịu trách nhiệm đề ra các tiêu chuẩn về giáo dục và các chính
sách chung trong phạm vi bang, những việc thực hiện do các ban lãnh
đạo nhà trường ở địa phương đảm nhiệm.
2). Ưu điểm và nhược điểm của chính quyền địa phương Mỹ.
a. Ưu điểm
- Các chính quyền địa phương có tính tự độc lập cao và có tính tổ
chức đa dạng
- Trong mỗi khu định cư có các quận (hạt) và thị trấn, hình thành theo
các lộ trình phát triển khác nhau hầu đáp ứng các nhu cầu hành chính
khác biệt.
- Trực tiếp đáp ứng các loại nhu cầu cho người dân, cung ứng mọi
thứ từ lực lượng cảnh sát và lính cứu hoả đến luật lệ, qui định về vệ
sinh, y tế, giáo dục, giao thông công cộng và gia cư.

- Chính quyền chịu trách nhiệm trước công dân. Công dân có thể thay
đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử.
b. Nhược điểm
- Chính quyền tiểu bang là định chế có ảnh hưởng lớn nhất trên đời
sống thường nhật của người dân Mỹ. Mỗi tiểu bang đều có hiến pháp,
chính quyền và luật lệ riêng. Đôi khi có những khác biệt lớn trong luật
và thủ tục hành chính giữa các tiểu bang liên quan đến những vấn đề
như quyền sở hữu, tội phạm, y tế và giáo dục. . . Gây khó khăn cho
những người khác bang nếu không nắm rõ các bước thủ tục.
- Các bộ tộc người da đỏ được xem là "các dân tộc độc lập bên trong
một quốc gia" được hưởng quyền tự trị dưới thẩm quyền liên bang,
nhưng không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của tiểu bang. Hàng
trăm luật lệ, sắc lệnh hành pháp và vụ án đã làm thay đổi vị trí của các
bộ tộc đối với chính quyền tiểu bang, nhưng vẫn giữ hai bên tách biệt
nhau. Khả năng điều hành chính quyền của các bộ tộc là khác nhau, từ
một hội đồng gọn nhẹ quản lý tất cả sự vụ của bộ tộc cho đến một bộ
máy hành chính cồng kềnh và phức tạp với các ban ngành khác nhau.
Các bộ tộc có quyền tự thành lập chính quyền với thẩm quyền đặt vào
tay các hội đồng bộ tộc, chủ tịch hội đồng được dân bầu, hoặc những
thủ lĩnh tôn giáo. Quyền công dân (và quyền bầu cử) thường được giới
hạn chặt chẽ trong vòng những người có nguồn gốc da đỏ.
- Công việc điều hành các chính quyền cực kỳ phức tạp và khó khăn khi
mà mỗi bang đều có luật riêng. Có nguy cơ xảy ra lạm quyền cao.
II. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
1. Cơ cấu tổ chức
- Cấp Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan
hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân) (Hiến pháp VN
có hiệu lực từ ngày 01/01/2014).
- Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng đó

là:
+ Cơ quan nhà nước tối cao trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án
Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao).
+ Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các
cấp).
+ Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (Uỷ ban nhân dân các
cấp).
+ Cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các cấp) và cơ quan kiểm sát
(Viện kiểm sát nhân dân các cấp).
- Chính quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động
của hai cơ quan là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. chính
quyền địa phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị
hành chính sau đây:
+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh).
+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung cấp huyện).
+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung cấp xã).

a) Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh
Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh và thành phố trực
thuộc trung ương.
Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 17 thành viên, gồm Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thường trực Ủy
ban Nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư
ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng Nhân dân tỉnh
quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân tỉnh thường đồng thời là một Phó Bí thư Tỉnh ủy. Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân của hai thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ đồng thời là Ủy viên Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

*Bộ máy giúp việc
Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn
phòng ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành, chia thành các khối:
+ Khối tổng hợp: Văn phòng ủy ban nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Nội vụ (trước kia là Ban Tổ chức chính quyền).
+ Khối nội chính: Sở Tư pháp, Ban Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan
sau đây chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban
nhân dân: Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ
Chỉ huy quân sự tỉnh.
+ Khối lưu thông phân phối: Sở Thương mại, Sở Tài chính (trong đó có
Cục thuế, Kho bạc Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc ủy ban
nhân dân.
+ Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài nguyên và môi trường, Sở Thủy sản.
+ Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông vận
tải (hoặc Giao thông Công chính), Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Khoa
học và công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng).
+ Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân số,
Gia đình và Trẻ em.
*Chi ngân sách
+ Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục, đào tạo,
y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học,
công nghệ và môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do các cơ quan
cấp tỉnh quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phần
giao cho cấp tỉnh; Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng
cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh; Tài trợ cho
các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh theo quy định của
pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội do cấp tỉnh quản lý; Thực

hiện các chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho cấp tỉnh quản
lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Trả lãi tiền vay và nợ gốc cho
đầu tư theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước; Các khoản chi
phí khác theo quy định của Luật pháp.
+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội do cấp tỉnh quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp nhà nước.
+Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
+Chi hỗ trợ tài chính cho chính quyền cấp dưới.
Chính quyền địa phương cấp tỉnh dựa vào các nguồn thu sau để thực
hiện những trách nhiệm nói trên:
*Thuế:
Tiền cho thuế đất; Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà
nước; Lệ phí trước bạ; Các khoản phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp
vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Chính phủ.
*Các nguồn thu khác:
Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết; Viện trợ không hoàn lại của các tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho cấp tỉnh theo quy định của
pháp luật; Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các
công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự
nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách
cấp tỉnh; Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh; Các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật.
b). Ủy ban Nhân dân cấp huyện
Đây là chính quyền của các địa phương cấp huyện, quận, thành phố
trực thuộc tỉnh, thị xã.
- Ủy ban Nhân dân cấp huyện có từ 9 đến 13 thành viên, gồm Chủ tịch,
2-3 Phó Chủ tịch và các ủy viên. Thường trực Ủy ban Nhân dân cấp
huyện gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng
đầu Ủy ban Nhân dân cấp huyện là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, trên

danh nghĩa là do Hội đồng Nhân dân huyện sở tại lựa chọn. Thông
thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện sẽ đồng thời là một Phó Bí
thư Huyện ủy.
- Các cơ quan giúp việc của chính quyền địa phương cấp huyện thông
thường gồm các phòng, ban trực thuộc: Văn phòng ủy ban nhân dân,
Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội,
Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tư pháp, Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Dân tộc, Phòng Y tế, Thanh
tra huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Nội vụ, Ban Quản lý các Dự án đầu tư
và Xây dựng cơ bản.
Một số cơ quan nhà nước ở cấp huyện như Chi cục Thuế, Chi cục
Thống kê, Huyện đội, Công an huyện, v.v không phải là cơ quan của
chính quyền địa phương cấp huyện mà là cơ quan của chính quyền
trung ương đặt tại huyện (đứng chân trên địa bàn huyện).
c). Ủy ban Nhân dân cấp xã
Đây là chính quyền của các đơn vị hành chính cấp xã, thị
trấn, phường. Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương
cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam.
- Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, 2
Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an. Người đứng đầu
Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng
Nhân dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ
phiếu kín. Thông thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay
phường sẽ đồng thời là một Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay
phường đó. Ủy ban Nhân dân cấp xã hoạt động theo hình thức chuyên
trách và không chuyên trách.
- Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có các công chức; Tư
pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng -
Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an.

định.
2.Ưu nhược điểm :

Chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức
thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật
vào đời sống.Nói cách khác, hệ thống chính quyền địa phương bảo đảm
cho các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thực hiện trên
thực tế.
*Hoạt động chính quyền địa phương còn bộc lộ một số hạn chế sau:
1. Tổ chức chính quyền địa phương thiếu sự chủ động, sáng tạo
trong quản lý.
2. Cấp xã vẫn chưa phát huy được vai trò của cấp chính quyền cơ
sở trong thực tiễn. Cấp xã là cấp chính quyền cơ sở nhưng không
có khả năng đáp ứng các dịch vụ công do thiếu hụt ngân sách
cũng như đội ngũ cán bộ công chức chuyên môn.
3. Bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc do mô hình chính quyền ba
cấp cùng với sự tăng lên về số lượng đơn vị ở mỗi cấp. Do đó dẫn
đến không tiết kiệm chi phí quản lý
4. Do hoạt động tập thể nên sẽ đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý
cũng như dẫn đến tình trạng tham nhũng, lạm quyền, quan liêu.
III. So sánh chính quyền địa phương Hoa Kỳ và Việt Nam.
Việt Nam Hoa Kỳ
Giống nhau - Phân chia lãnh thổ theo đơn vị hành chính.
- Đều do dân bầu ra các cơ quan đại diện. Thể
hiện ý chí, nguyện vọng, nhu cầu của người dân.
Khác nhau -Mô
hình tổ
chức.
-Chính quyền địa
phương theo nguyên

tắc phân quyền.
-CQĐP tự quản không
có đại diện của chính
quyền trung ương hay
chính quyền bang. Cách
thức tổ chức và quản lý
do mỗi địa phương tự
quy định nên tổ chức và
thẩm quyền mỗi mỗi
chính quyền cũng đa
dạng, không theo
khuôn mẫu.
-Chức năng quản lý các
CQĐP nói chung, chính
quyền tự quản địa
phương nói riêng
thường giao cho một
Bộ chuyên trách ở
Trung ương, có nơi là
Bộ nội vụ, có nơi là Bộ
về CQĐP quản lý.
-Chính quyền địa
phương theo nguyên
tắc xã hội chủ nghĩa.
- CQĐP đặt dưới sự
giám sát chặt chẽ giữa
Trung ương với địa
phương, giữa chính
quyền cấp trên đối với
cấp dưới và chịu sự

lãnh đạo trực tiếp
toàn diện của cấp ủy
đảng địa phương.
-Ở mỗi cấp hành chính
lãnh thổ, cả ở thành
thị lẫn nông thôn đều
thành lập CQĐP, vừa
đại diện cho địa
phương, vừa đại diện
cho nhà nước Trung
ương, tạo thành hệ
thống thứ bậc trực
thuộc trên dưới.
-Chủ
quyền.
-Mỗi bang đều có hiến
pháp riêng, có chủ
quyền riêng nhưng vẫn
trong khuôn khổ của
hiến pháp toàn bang.
- Không có quyền lập
pháp.
Cải cách chính quyền địa phương như thế nào? Sau đây, xin nêu một số
vấn đề có tính nguyên tắc
Thứ nhất: Trong nền chính trị nhất nguyên ở nước ta, việc cải cách
chính quyền địa phương phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Điều đó, đòi hỏi Đảng phải đánh giá đúng thực trạng và
nguyên nhân của những trì trệ, bất cập trong mô hình tổ chức chính
quyền địa phương hiện nay, định hướng cải cách chính quyền địa
phương một cách căn bản trên quan điểm dân chủ - dân chủ thật sự

cho nhân dân, đặt cải cách chính quyền địa phương trong xu hướng
phát triển chung của chính quyền địa phương hiện nay trên thế giới.
Để tiến hành cuộc cải cách chính quyền địa phương có hiệu quả, cần
đến quyết tâm chính trị cao, thực sự vào cuộc của các cấp, các ngành,
gắn liền với việc tiến hành cải cách có kế hoạch và sử dụng được đội
ngũ cán bộ, công chức có ý chí và khả năng thực hiện cải cách tốt.
Thứ hai: Cải cách chính quyền địa phương phải tập trung vào vấn đề
căn bản, đó là mô hình chính quyền địa phương. Nếu chính quyền địa
phương chưa thật ổn định thì vấn đề đặt ra là lựa chọn mô hình chính
quyền địa phương tập trung (theo hướng tập quyền) hay dân chủ (mà
đỉnh cao là chính quyền địa phương tự quản hay tự quản địa phương)
hay chọn giải pháp trung gian giữa hai hướng đó

×