Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

khảo sát thành phần hóa học của loài địa y lobaria pulmonaria (lobariacea) thu hái ở tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
KHOA HÓA HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI ĐỊA Y LOBARIA
PULMONARIA (LOBARIACEA) THU HÁI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG
GVHD: Ths. Dương Thúc Huy
Nhóm thực hiện:
1. Bùi Thị Thùy An 37106001
2. Trương Thị Diễm 37106008
3. Nguyễn Công Dương 37106012
4. Nguyễn Thị Giang 37106019
5. Lê Hồng Bảo Ngọc 37106056
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HÓA HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HỮU CƠ * * *
TP. HCM, ngày……tháng… năm 2013
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Dương Thúc Huy
2. Tên đề tài: “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI ĐỊA Y LOBARIA
PULMONARIA (LOBARIACEA) THU HÁI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG”
3. Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Công Dương 37106012
2. Bùi Thị Thùy An 37106001
3. Lê Hồng Bảo Ngọc 37106056
4. Trương Thị Diễm 37106008
5. Nguyễn Thị Giang 37106019
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của luận văn tốt nghiệp:
b. Nhận xét về nội dung của luận văn tốt nghiệp (đề nghị ghi chi tiết và đầy
đủ):
Những vấn đề còn hạn chế:



c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
d. Đề nghị và điểm:
TP. HCM, ngày tháng 4 năm 2014
Cán bộ hướng dẫn
Trang 2
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA HÓA HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HỮU CƠ * * *
TP. HCM, ngày……tháng… năm 2013
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Dương Thúc Huy
2. Tên đề tài: “KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI ĐỊA Y LOBARIA
PULMONARIA (LOBARIACEA) THU HÁI Ở TỈNH LÂM ĐỒNG”
3. Nhóm thực hiện: 1. Nguyễn Công Dương 37106012
2. Bùi Thị Thùy An 37106001
3. Lê Hồng Bảo Ngọc 37106056
4. Trương Thị Diễm 37106
5. Nguyễn Thị Giang 37106
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức của luận văn tốt nghiệp:
b. Nhận xét về nội dung của luận văn tốt nghiệp (đề nghị ghi chi tiết và đầy
đủ):
Những vấn đề còn hạn chế:

c. Nhận xét đối với sinh viên thực hiện đề tài:
d. Đề nghị và điểm:
TP. HCM, ngày tháng 4 năm 2014
Cán bộ phản biện
Trang 3

MỤC LỤC
PHỤ LỤC HÌNH
Hình 1. Một số địa y dạng bột (Crustose).
Hình 2. Một số địa y hình lá ( Foliose)
Hình 3. Một số địa y dạng sợi (Fructicose)
Hình 4. Địa y Lobaria amplissima
Hình 5. Địa y Lobaria virens
Hình 6. Địa y Lobaria srobiculata
Hình 7. Địa y Lobaria pulmonaria khi mới thu hái ( hình trái) và sau khi
phơi khô (hình phải)
PHỤ LỤC SƠ ĐỒ
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa y là một dạng cơ thể phức tạp được tạo nên từ nhiều thành phần khác nhau.
Thành phần chính trong địa y thường là nấm. Nấm không thể tự tạo ra nguồn thức ăn cho
mình nên chúng thường sống cộng sinh với một thành phần khác hoặc sống hoại sinh.
Nấm trong địa y (thuộc giới Nấm) thường cộng sinh với một thành phần khác, thành
Trang 4
phần này có khả năng tạo ra nguồn dinh dưỡng thông qua quá trình quang hợp. Đôi khi
thành phần này là tảo, khi khác lại là vi khuẩn lam, cũng có khi là bao gồm cả hai loại
trên
[1]
.
Mỗi loài địa y cần điều kiện sống và phát triển khác nhau. Một số địa y chỉ phát
triển trên giá thể có tính acid, một số khác phát triển trên giá thể có tính baz hoặc trung
tính. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sang…đều có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của các loài địa y. Nhờ có các điều kiện sống đa dạng mà các loài có mặt ở khắp nơi
trên thế giới, từ những môi trường quen thuộc (trong rừng, trên tường…) đến những môi
trường sống khắc nghiệt (hai vùng cực, đỉnh núi, sa mạc…)
[19]
.

Địa y tăng trưởng với một tốc độ rất chậm. Địa y dạng bột tăng trưởng từ 0.1 đến
1 mm/năm, địa y dạng lá tăng trưởng từ 2-4 cm/năm. Địa y rất nhạy cảm với ô nhiễm
không khí nên có thể xem địa y như một loại chỉ thị tự nhiên về chất lượng không khí. Do
đó ngày nay phải đi xa khỏi thành phố vài dặm chúng ta mới có thể tìm thấy địa y
[18]
.
Địa y phát triển với nhiều hình dạng khác nhau, dựa vào đó mà địa y được phân
thành các loại khác nhau nhưng thường thấy nhất có 3 dạng chính
[1]
:
* Crustose lichen: Địa y dạng bột mịn. Loài địa y này có dạng trông giống như bột
mịn dính rất chắc vào đá, cây cối, vỉa hè hoặc trong đất, thường rất khó để
tách chúng ra khỏi những giá thể này mà không làm tổn hại đến giá thể.
* Foliose lichen: Địa y hình lá. Loài địa y này thường có dạng như lá, tán của
chúng có thể phân ra thành nhiều thùy (lobes). Thường chúng gắn với giá thể
(nhưng không quá chặt) thông qua những cấu trúc khác nhau, một trong số
đó là cấu trúc trông như rễ giả gọi là rhizine.
* Fructicose lichen: Địa y dạng sợi. Loài địa y này thường có tiết tròn, phân nhiều
nhánh, trông như một chùm lông bám trên giá thể hoặc cũng có khi giống
như những sợi dây buông thõng trên các cây lớn.
Trang 5
Bacidia inundata Nectriopsis physciicola Pertusaria multipuncia
(ảnh được chụp bởi Ballingeary và County Cork tại Ireland)
Hình 1. Một số địa y dạng bột (Crustose)
[20]
.

Lobaria pulmonaria Menegazzia terebrata Sticta canariensis
(ảnh được chụp bởi Ballingeary và County Cork tại Ireland)
Hình 2. Một số địa y hình lá ( Foliose)

[20]

Cetraria aculeate Ramalina cuspidate Usnea wasmuthii
(ảnh được chụp bởi Ballingeary và County Cork tại Ireland)
Hình 3. Một số địa y dạng sợi (fructicose)
[20]

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Họ Lobariaceae bao gồm các loài địa y có tán rộng, đường kính có thể lên đến 50
cm hoặc hơn. Họ địa y này có gần 800 loài và được chia thành 3 chi chính
[18]
:
- Chi Sticta
- Chi Lobaria
- Chi Pseudocyphellaria
Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu hoá học nào về các loài thuộc
các chi này. Bên cạnh đó, tại rừng Bidoup thuộc tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi phát hiện thấy
có hiện diện của nhiều loài địa y thuộc chi Lobaria. Trong đó có một số loài phát triển
Trang 6
mạnh với số lượng nhiều. Do đó, chúng tôi đã chọn các loài địa y thuộc chi này làm đối
tượng nghiên cứu.
2.1. Tổng quan về chi Lobaria
2.1.1. Đặc điểm chung
Địa y thuộc chi Lobaria có dạng hình lá, kích thước lớn, các thuỳ thường phân
nhánh, có phần rìa bo tròn không sắc cạnh. Bề mặt trơn nhẵn hoặc có các nếp gấp dạng
lưới. Màu sắc thay đổi tuỳ thuộc vào môi trường khô ráo hay ẩm ướt. Mặt dưới màu trắng
hoặc xám nhạt, có gắn rễ giả gọi là rhizines
[1]
.
2.1.2. Phân bố

Các loài địa y thuộc chi này thường được tìm thấy ở nơi ẩm ướt hoặc có nhiều
bóng râm
[1]
.
2.1.3. Mô tả thực vật một số loài địa y thuộc chi Lobaria
2.1.3.1. Lobaria amplissima
 Mô tả thực vật
Thuộc dạng fructicose, thuỳ rộng từ 5 đến 30 mm, đường kính từ 15 đến 30cm,
phần rìa bo tròn. Trong môi trường ẩm ướt có màu xanh lá, môi trường khô ráo có màu
xám trắng. Bề mặt trơn láng hoặc gợn sóng
[1]
.
Trang 7
Hình 4. Địa y Lobaria amplissima
[20]

 Phân bố
Lobaria amplissima thường được tìm thấy trên vỏ cây, đặc biệt là những cây rụng
lá. Đôi khi loài địa y này còn được tìm thấy trên những tảng đá (ngoại trừ đá vôi). Chúng
nhạy cảm với sự ô nhiễm và sẽ biến mất khi nồng độ CO
2
trong không khí lớn hơn
30μg/m
3
. Chúng thường phân bố tại vùng có khí hậu ôn đới, nơi ít nhiều ẩm ướt.
[1]
2.1.3.2. Lobaria virens
 Mô tả thực vật
Thuộc dạng địa y hình lá, đường kính có thể đạt đến 30 cm, bám khá chặt vào giá
thể. Thuỳ rộng từ 0.5 đến 3 cm, phần rìa bo tròn, nằm tách rời, tiếp giáp hoặc chồng chéo

lên nhau. Màu sắc thay đổi từ xám đến xanh lá trong môi trường khô ráo đến ẩm ướt. Bề
mặt khá trơn láng, đôi khi có gợn sóng. Mặt dưới màu nâu nhạt, được bao phủ bằng một
lớp lông tơ
[1]
.
Hình 5. Địa y Lobaria virens
[20]

Trang 8
 Phân bố:
Lobaria virens thường được tìm thấy trên thân cây sồi, cây trần bì, cây du hay cây
dẻ, đôi khi chúng còn được tìm thấy trên những tảng đá râm mát hoặc trên các vách đá.
Đây là loài địa y phổ biến từ khu vực Đại Tây Dương cho đến Na Uy
[1]
.
2.1.3.3. Lobaria srobiculata
 Mô tả thực vật
Thuộc dạng địa y hình lá, đường kính khoảng 20 cm. Thuỳ rộng từ 1 đến 3 cm,
phần rìa bo tròn có dạng răng cưa. Bề mặt xù xì không trơn láng. Trong môi trường khô
ráo, bề mặt có thể thay đổi từ màu xám đến xanh dương nhạt. Mặt dưới màu nâu nhạt và
có lông tơ. Túi bào tử ban đầu có hình nắm tay sau đó không có hình dạng nhất định. Các
hạt được phát tán đi từ túi bào tử để tạo sự sống mới có màu xám lục
[1]
.
Hình 6. Địa y
Lobaria
srobiculata
[20
]


 Phân bố
Lobaria srobiculata thường được tìm thấy trên những tảng đá (ngoại trừ đá vôi)
hoặc trên những thân cây không có nhựa. Chúng được tìm thấy ở những nơi ẩm ướt, có
khí hậu ôn đới và lạnh. Ngoài ra chúng còn được tìm thấy ở một vài nơi tại châu Âu
[1]
.
2.1.4. Các nghiên cứu hóa học về chi Lobaria
2.1.4.1. Các hợp chất chứa N:
Sticticin (1) được tìm thấy trong Lobaria virens
[2]

Trang 9
2.1.4.2. Depside – Tridepside:
Meta–scrobiculin (2) và para–scrobiculin (3) được tìm thấy trong Lobaria
scrobiculata
[3]
. 4-O-methylgyrophoric acid (4) được tìm thấy trong Lobaria dissecta
[4]
.

meta-Scobiculin (2) para-Scobiculin (3) 4-O-Methylgyrophoric acid (4)
2.1.4.3. Depsidone:
Cryptostictic acid (5) và methylstictic acid (6) được tìm thấy trong Lobaria
oregana
[5]
. Stictic acid (7) được tìm thấy trong Lobaria retigera (Bory) Trev
[2]

isidiophorin (8) được tìm thấy trong Lobaria isidiophora Yoshim
[2]

.
Trang 10
Stitic acid (7)
(Lobaria retigera)
Isidiophorin (8)
(Lobaria isidiophora)
Methylstitic acid (6)
(Lobaria oregana)
Cryptostitic acid (5)
(Lobaria oregana)
2.1.4.4. Sesterterpenoids:
Trang 11
Retigeranic acid A (9) và retigeranic acid B (10) được tìm thất trong Lobaria
isidiosa
[2]
.
Regeranic acid B (10)
(Lobaria isidiosa)
Regeranic acid A (9)
(Lobaria isidiosa)
2.1.4.5. Triterpenoids:
Regeric acid A (11)
(Lobaria regera)
Regeric acid B (12)
(Lobaria regera)
Retigeric
acid A (11) và retigeric acid B (12) được tìm thấy trong Lobaria retigera
[2]
.
Trang 12

2.2. Đối tượng nghiên cứu: Địa y Lobaria pulmonaria
2.2.1. Mô tả thực vật
Lobaria pulmonaria là địa y có dạng lá, có thuỳ rộng, khi còn tươi có màu xanh lá
và khi khô có màu nâu nhạt. Bề mặt có dạng lưới với các mắt lưới trũng sâu, mặt dưới
màu trắng hoặc nâu nhạt có gắn các rễ giả gọi là rhizines
[8]
.
2.2.2. Phân bố
Lobaria pulmonaria phân bố rộng những khu vực có khí hậu ẩm ướt, lượng mưa
cao tại châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và châu Phi
[16]
. Loài địa y này đặc biệt nhạy cảm với ô
nhiễm không khí nên hiện nay, Lobaria pulmonaria đang dần biến mất tại Châu Âu cũng
như những khu vực xây dựng khu công nghiệp
[14]
. Ngoài ra loài địa y này cũng đã được
nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để phục vụ cho nhiều nghiên cứu
[15]
.
Trang 13
Hình 7. Địa y Lobaria pulmonaria khi mới thu hái (hình trái) và sau khi phơi khô
(hình phải)
2.2.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học
Lobaria pulmonaria được sử dụng làm thực phẩm hay mỹ phẩm. Ngoài ra loài địa
y này còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để điều trị các bệnh khác nhau như
bệnh chàm, các bệnh về đường hô hấp, phổi, viêm khớp
[9]
. Trong y học Thổ Nhĩ Kỳ sử
dụng Lobaria pulmonaria như một thuốc trị nhuận tràng và rối loạn hô hấp
[2]

.
Năm 2003, Suleyman H và những cộng sự
[10]
đã công bố dịch chiết nước của loài
Lobaria pulmonaria có đặc tính kháng viêm nimesulide và indomethacin.
Năm 2004, Fehmi Odabasoglu cùng các cộng sự
[10]
đã công bố dịch chiết methanol
của Lobaria pulmonaria và Unsea longissima có khả năng chống oxi hóa.
Năm 2009, Basak Karakus và những cộng sự
[11]
đã công bố dịch chiết methanol
của Lobaria pulmonaria có khả năng ức chế indomethacin ở chuột – một tác nhân gây
tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra vào năm 1999, EMEA - the European Agency for the evaluation of
medicinal products cũng đã công bố về việc Lobaria pulmonaria được sử dụng để chế
biến thức ăn trong lĩnh vực thú y
[17]
.
2.2.4. Các nghiên cứu hóa học
Cho đến ngày nay, vẫn còn rất ít các bài báo nghiên cứu thành phần hoá học của loài
địa y này. Siegfried huneck và Isao Yoshimura
[12]
đã công bố trong loài Lobaria
pulmonaria có chứa dẫn xuất của acid rhizonic như rhizonaldehide (13) và alcol rhizonyl
Trang 14
(14), các depsidone như 4,2’-dimethoxyconnorstictic acid (15), vesuvianic acid (16)
pulmonarianin (17) và các steroid như episterol (18), fecosterol (19), stigmasterol (20),
ergosterol-5α,8α-peroxide (21).
Năm 1975, S.Catalano và những cộng sự

[10]
đã công bố tìm thấy một depside là
gyrophoric acid (31) trong loài Lobaria pulmonaria.
Năm 1999, EMEA
[17]
the European Agency for the evaluation of medicinal products
cũng đã công bố về sự có mặt của gyrophoric acid (31) và tenuiorin (32) trong loài địa y
này
[17]
.
Năm 1994, Antonio G.Gonzalez và những cộng sự của ông
[8]
đã công bố loài Lobaria
pulmonaria có chứa các depsidone như stictic acid (22), hypostictic acid (23),
cryptostictic acid (24), methylstictic acid (25), norstictic acid (26) và một loại mới được
tác giả kí hiệu số 10 (27).
Năm 2012, Boris Pejin và những cộng sự của ông
[13]
đã cô lập được một depsidone
mới (28) từ Lobaria pulmonaria. Thử nghiệm khả năng ức chế acetylcholinesterase cho
thấy hợp chất này không có hoạt tính nhưng dẫn suất diacetate của hợp chất này lại có
khả năng ức chế ở nồng độ 1μg/mL.
Năm 2010, Fadime Atalay và các cộng sự của ông
[7]
đã cô lập được từ Lobaria
pulmonaria các depsidones như stictic acid (22), isidiophorin (29), pulmonarianin (30),
vesuvianic acid (16), dẫn suất của acid rhizonic như rhizonaldehyde (13), rhizonyl
alcohol (14) và steroid như ergosterol-5α, 8α- peroxide (21).
Dẫn xuất của acid rhizonic:
Depsidone:

Trang 15
Rhizonaldehyde (13)
Rhizonyl alcohol (14)
4,2’-Di-O-methylconnorscc acid (15)
Vesuvianic acid (16)
Depsidone 1 (17)
Sc acid (22)
1
2
3
4
5
6
7
1'
2'
3'
4'
5'
6'
7'
8'
9'
9
8
O
O
O
H
3

C
H
3
CO
CH
3
OH
O
HO
H
O
1
2
3
4
5
6
7
1'
2'
3'
4'
5'
6'
7'
8'
9'
9
8
O

O
O
H
3
C
H
3
CO
CH
3
CH
3
OH
O
HO
O
Hyposcc acid (23)
Cryptoscc acid (24)
Depsidone 10 (27)
Methylscc acid (25)
Norscc acid (26)
Trang 16
Depsidone 1 (28)
Isidiophorin (29)
1
2
3
4
5
6

7
1'
2'
3'
4'
5'
6'
7'
8'
9'
9
8
O
O
O
H
3
C
H
3
CO
CH
3
OH
O
HO
O
O
H
3

C
1
2
3
4
5
6
7
1'
2'
3'
4'
5'
6'
7'
8'
9'
9
8
O
O
O
H
3
C
H
3
CO
CH
3

OH
O
H
O
Ha
Hb
Hc
CH
3
O
Pulmonarianin (30)
Episterol (18)
Fecosterol (19)
Sgmasterol (20)
Ergosterol-5α,8α-peroxide (21)
St
eroid:
Trang 17
Trang 18
Depside:
O
O
CH
3
OHHO
Gyrophoric acid (31)
O
O
COOH
OHH

3
C
O
O
CH
3
OHH
3
CO
Tenuiorin (32)
O
O
COOCH
3
OHH
3
C
H
3
C OH
H
3
C OH
2.3. Mục đích nghiên cứu
Các hợp chất depside và depsidone đã được nghiên cứu là có hoạt tính kháng
khuẩn, kháng oxi hóa mạnh
[6][7]
, là những hợp chất đặc trưng có nhiều trong địa y. Các
nghiên cứu hóa học trên chi Lobaria cũng cho thấy có sự hiện diện của những hợp chất
này. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy loài địa y Lobaria pulmonaria thuộc chi Lobaria

phát triển khá nhiều ở rừng Bidoup – Lâm Đồng. Do đó, chúng tôi chọn loài địa y này
làm đối tượng nghiên cứu.
Loài địa y này được định danh bởi nhóm nghiên cứu của Giáo sư J.Boustie thuộc
đại học Rennes 1 – Pháp và Thạc sĩ Võ Thị Phi Giao khoa sinh học, trường đại học Khoa
Học Tự Nhiên - đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 19
Mục tiêu của đề tài là khảo sát thành phần hoá học của các hợp chất cô lập được từ
loài địa y Lobaria pulmonaria.
Từ loài địa y đã thu hái tiến hành thực hiện các bước sau:
- Điều chế các loại cao.
- Cô lập các hợp chất tinh khiết.
- Xác định cấu trúc hoá học của các hợp chất cô lập được
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành điều chế cao methanol của loài địa y Lobaria pulmonaria. Từ 1.4 kg
bột khô đã điều chế được 230g cao thô methanol. Quy trình điều chế cao đựơc trình bày
như sơ đồ 1.
Từ cao methanol, giải ly lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần để
phân chia cao methanol thành các 5 phân đoạn khác nhau. Sau đó, cô lập các hợp chất
hữu cơ bằng sắc ký cột pha thường, sắc ký cột điều chế và sắc ký cột pha đảo…
Khảo sát cấu trúc hoá học của các hợp chất cô lập được bằng các phương pháp
hoá lý hiện đại như phổ IR, MS, 1D và 2D-NMR.
Rửa sạch với nước, sấy khô,
xay nhuyễn
Trích với methanol, đuổi dung môi
Giải ly với các dung môi có độ phân
cực tăng dần
Đuổi dung môi
Sắc ký cột silica gel
Sắc ký cột điều chế
Sắc ký cột RP – 18

Tinh chế
Trang 20
Mẫu địa y tươi
Bột khô
Cao methanol
Phân đoạn 1
Phân đoạn 2
Phân đoạn 3
Phân đoạn 4
Phân đoạn 5
Sơ đồ 1. Quy trình chung điều chế các loại cao của loài địa y Lobaria pulmonaria
Trang 21
Các hợp chất cô lập được
Khảo sát cấu trúc hoá học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pascale Tiévant (2001), “Guide des lichens”, Delachaux et Niestlé, 1-302.
[2] Siegfried Huneck, Isao Yoshimura (1977), “ Identification of lichen substances”,
Springer – Verlag Berlin Heidelberg, 1–498.
[3]. Chicita F. Culberson (1967), “The structure of scrobiculin, a new lichen depside in
Lobaria scrobiculata and Lobaria amplissima”, Phytochemistry, 6, 719–725.
[4]. Chicita F. Culberson (1969), “Chemical studies in the genus Lobaria and the
occurrence of a new tridepside, 4-O-methylgyrophic acid”, American Bryological and
Lichenological Society, 72(1), 19–27.
[5] John A. Elix and Tor Tonsberg (2006), “Notes on the chemistry of Scandinavian
Lobaris species, Graphis Scrippta”, 18, 27–28.
[6] Luo, Heng, Yoshikazu Yamamoto, Yanpeng Liu, Jae Sung Jung, Hyung-Yeel Kahng,
Young Jin Koh and Jae-Seoun Hur (2010), “The in vitro antioxidant properties of
Chinese highland lichens”, Journal of Microbiology and Biotechnology, 20(11), 1524–
1528.
[7] Fadime Atalay, Mesut Bunyami Halici, Ahmet Mavi Ahmet Cakir (2011),

“Antioxidant phenolics from Lobaria pulmonaria (L.) Hoffm and Usnea longissima Ach.
lichen species”, Turk J Chem, 35, 647–661.
[8] Antonio G. Gonzalez, Jaime Bermejo Barrrera, Elsa Ma Rodriguez and Consuelo
E.Hernandez Padron (1994), “Depsidones from Lobaria pulmonaria and their
chemotaxonomic importance”, Biochemical Systematics and Ecology, 22(6), 583–586.
[9] Fehmi Odabasoglu, Ali Aslan, Ahmet Cakir, Halis Suleyman, Yacin Karagoz, Mesut
Halici and Yasin Bayir (2004), “Comparison of antioxidant activity and phenolic content
of three lichen species, Phytotherapy Research”, 18, 938–941.
[10]. H. Suleyman, F. Odabasoglu, A. Aslan, A. Cakir, Y. Karagoz, F. Gocer, M. Halici
and Y. Bayir (2003), “Anti-inflammatory and antiulcerogenic effects of the aqueous
extract of Lobaria pulmonaria (L). Hoffm”, Phytomedicine, 10, 552–557.
Trang 22
[11]. Basak Karakus, Fehmi Odabasoglu, Ahmet Cakir, Zekai Halici, Yasin Bayir, Mesut
Halici, Ali Aslan and Halis Suleyman (2009), “The effects of methanol extract of Lobaria
pulmonaria, a lichen species, on indometacin – induced gastric mucosal damage,
oxidative stress and neutrophil infiltration”,Phytotherapy Research, 23, 635–639.
[12]. Siegfried Huneck, Isao Yoshimura (1977), “Identification of lichen substances”,
Springer – Verlag Berlin Heidelberg, 1–498.
[13]. Boris Pejin, Giuseppina Tommonaro, Carmine Iodice, Vele Tesevic, Vlatka Vajs,
and Salvatore De rose (2012), “A new lichen depsidone from Lobaria pulmonaria”,
Digest Journal of Nanomaterial and Biostructures, 7(4), 1663–1666.
[14] Thomas Schneider, Emanuel Schmid, João V. de Castro Jr., Massimiliano ardinale,
Leo Eberl, Martin Grube, Gabriele Berg and Kathrin Riedel (2011), “Structure and
function of the symbiosis partners of the lung lichen ( Lobaria pulmonaria L. Hoffm)
analyzed by metaproteomics”, proteomics 2011, 11, 2753
[15] William C. Denison (1988), “Culturing the lichen Lobaria oregano and
L.pulmonaria on nylon monofilament”, The New York Botanical Gaden, 80(6), 811.
[16] Geiser L, McCune B (1997), Macrolichens of the Pacific Northwest, Oregon State
University Press.
[17] The European Agency for the evaluation of medicinal products (1999), Committee

for veterinary medicinal products, 1-2.
[18] Bibiana Moncada, Robert Lucking and Luisa Betancourt – Macuase (2013),
“Phylogeny of the Lobariaceae (lichenized Ascomycota: Peltigerales) with a reappraisal
of the genus Lobariella”, The Lichenologist 45(2), 203–263.
[19] Anne Bauwens (2003 ), “les lichens et la qualité de l’air”, ULC-Université
catholique de Louvain, 1-45.
[20] Http://www.irishlichens.ie, 30/04/2013.

Trang 23

×