Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức -60m mỏ đá xây dựng tân bản, phưởng bửu hòa, thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 28 trang )

Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
MỞ ĐẦU
Môi trường địa chất là tập hợp các nhân tố, thành phần vật chất tự nhiên
và nhân tạo, các quá trình vật lí và hóa học, cơ học, sinh học và các quá trình
khác được phát sinh, tồn tại và phát triển trong các quyển của môi trường, có
mối quan hệ mật thiết với nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con
người và hoạt động phát triển của con người đóng vai trò chủ yếu.
Địa chất môi trường là ngành khoa học nghiên cứu môi trường địa chất
dựa trên những kết quả nghiên cứu địa chất liên quan đến cuộc sống con người.
Nghiên cứu môi trường là nhằm bảo vệ môi trường bằng cách phát triển
bền vững. Việc nghiên cứu Địa chất môi trường cũng vì sự phát triển đó.
Những hiện tượng tự nhiên như: động đất, núi lửa phun, sụt lún đất, trượt
đất, sói lở bở, … đang hang ngày diễn ra trên khắp hành tinh của chúng ta là
những tác động và mối đe dọa rất lớn đối với môi trường và con người. Các
hoạt động của con người: khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng và các con
người liên quan đến vấn đề địa chất đang ngày càng diễn ra trên khắp thế giới vì
mục đích phát triển chính đáng của con người, đồng thời cũng sinh ra nhiều vấn
đề tiêu cực. Những hiện tượng tự nhiên như: động đất, núi lửa phun, sụt lún đất,
trượt đất, sói lở bở, … đang hang ngày diễn ra trên khắp hành tinh của chúng ta
là những tác động và mối đe dọa rất lớn đối với môi trường và con người. Các
hoạt động phát triển trên Trái đất này được diễn ra một cách bền vững hay
không, điều đó phụ thuộc vào những cách tiếp cận, phương sách và biện pháp
của chính con người trong ứng xử với tác động lên các hiện tượng đó.
Việc nghiên cứu, làm rõ diễn biến, mối liên kết lẫn nhau và mối quan hệ
tác đọng qua lại lẫn nhau của các hoạt động nói trên và với môi trường xung
quanh, đề ra biện pháp của chính con người trong ứng sử với các hoạt động này.
Bởi vậy, để giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về vấn đề địa chất môi
trường, cô giáo Vũ Anh Thư đã cho chúng em làm bài tập lớn với hai chủ đề hết
sức thiết thực và có ý nghĩa với sinh viên chúng em, giúp chúng em có thêm
hành trang kiến thức để học tập và phục vụ cho công việc sau này.
Bài tiểu luận gồm 2 phần:


- Phần 1: Đánh giá vấn đề tác động môi trường của “Báo cáo đánh giá
tác động môi trường Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức
-60m mỏ đá xây dựng Tân Bản, phưởng Bửu Hòa, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai” bằng phương pháp Ma trận kép.
1
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
- Phần 2: Tai biến địa chất – Động đất Thin Tóc ( Động đất Điện Biên)
năm 2001
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình của cô giáo
Vũ Anh Thư để tôi có thể hoàn thành bài tập này
Tuy đã hết sức cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong
cô giáo và các bạn góp ý thêm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Đức Ngọc
2
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Phần 1
Đánh giá vấn đề tác động môi trường của “Báo cáo đánh giá tác
động môi trường Dự án đầu tư tăng độ sâu khai thác đến mức
-60m mỏ đá xây dựngTân,Bản, phưởng Bửu Hòa, thành phố Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai” bằng phương pháp Ma trận kép.
3
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
HĐPT
Nhân
Tố MT
Khoa
n

Xúc
bốc
Vận
tải
Thải
đá
Nước
thải
Khí
thải
Rác
thải
Xây
Dựng
Tổng
Chất lượng
nước mặt
5
6
5
7
1
3
6
8
8
10
5
6
7

9
5
7
42
56
Nước ngầm
4
5
2
3
1
2
5
7
7
9
4
5
7
8
4
5
34
44
Chất lượng
không khí
2
3
4
5

3
2
4
6
6
8
9
10
6
7
4
5
38
46
Thảm thực vật
5
6
8
10
5
6
5
6
5
7
2
3
5
7
7

8
42
53
Đường giao
thông
3
4
6
7
5
7
2
3
1
2
2
3
3
4
5
7
27
37
Sức khỏe
3
5
1
2
3
4

2
3
8
9
8
10
7
8
2
3
34
44
Việc làm
3
4
4
6
5
5
2
3
1
3
2
4
2
3
6
7
25

35
Cảnh quan
khu vực
5
6
6
8
3
5
3
5
7
9
2
3
8
10
5
7
39
53
Tổng
30
39
36
48
26
34
29
41

43
57
34
44
45
56
38
49
281
368
Nhận xét:
4
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
- Đối tượng chịu tác động mạnh nhất: chất lượng nước mặt
- Đối tượng chịu tác động ít nhất: Việc làm
- Hành động phát triển tác động đến môi trường mạnh nhất:
Nước thải và rác thải
- Hành động phát triển tác động đến môi trường ít nhất:
Vận tải

Phần 2
5
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
TAI BIẾN ĐỊA CHẤT
Động đất Thin Tóc – Động đất Điện Biên năm 2001
A. Khái quát về tai biến địa chất – Động đất
I. Tai biến địa chất
Tai biến địa chất là một điều kiền, một quá trình nguy hiểm, đe dọa đến
sức khỏe con người, tài sản công dân, chức năng hay kinh tế của cộng đồng.
Điều kiện gây tai biến có thế là một sườn dốc có khả năng trượt lở, một

thung lũng có độ phóng xạ cao, nơi tập trung ứng suất động đất, quá trình núi
lửa phun, xói mòn đất,…
Tai biến địa chất không đồng nghĩa với tai biến sảy ra trong môi trường
địa chất. Những tai biến do điều kiện hay quá trình địa chất gây ra mới gọi là tai
biến địa chất.
Rủi ro là sự lượng giá trị thiệt hại của tai biến thông qua đánh giá xác
xuất sảy ra sự cố, là sự phơi bày các giá trị tài sản, tính mạng của con người
trước tai biến và thường được coi là tổ hợp xác xuất sảy ra sự cố và sự mất mát,
là hậu quả của các dự báp về thiệt hại một khi có sự cố xảy ra do một quá trình
tai biến nào đó.
1. Phân loại
Có nhiều cách phân loại tai biến địa chất phụ thuộc vào mục đích sử dụng
của hệ thống phân loại.
a) Phân loại theo nguồn gốc
- Tai biến tự nhiên
- Tai biến nhân tạo
- Tai biến hỗn hợp.
b) Phân loại theo cơ chế hoạt động
- Loại sảy ra đột ngột, nhanh, dữ dội và kết thúc nhanh chóng như phun
núi lửa, động đất,… tạm gọi là tai biến cấp diễn.
- Loại xảy ra từ từ, chậm chạp, không quan sát được, dai dẳng, trường kỳ
(nâng, sụt lún kiến tạo, bóc mòn rửa trôi làm suy thoái đất sử dụng, dâng cao
mực nước biển), tạm gọi là tai biến thường diễn
6
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
c) Phân loại theo động lực của quá trình tai biến địa chất
- Tai biến địa động lực: động lực nội sinh, động lực ngoại sinh. (tai biến
cấp diễn)
- Tai biến địa hóa liên quan đến sự tích lũy ngoài ngưỡng sinh thái của
các nguyên tố hay hợp chất trong môi trường có ảnh hưởng xấu đến sức

khỏe cộng đồng. Tai biến này gọi là tai biến thường diễn.
Sự tích lũy các chất gây hại trong môi trường được gọi là quá trình ô
nhiễm môi trường địa chất
II. Động đất
Động đất hay là một sự rung động với tốc độ nhanh của vỏ trái đất, là loại
chuyển động đặc biệt của vỏ Trái đất.
Nguyên nhân: Động đất có thể được gấy ra do nguyên nhân tự nhiên (va
chạm của thiên thạch vào trái đất, hoạt động kiến tạo) hay do nguyên nhân nhân
tạo (thử hạt nhân trong long Trái đất, xây dựng các công trình hồ chứa cho thủy
liwj, thủy điện)
Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic
fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh cấu tạo
chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động và
động đất xảy ra khi ứng suất cao hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất. Hầu
hết mọi sự kiện động đất xảy ra tại các đường ranh giới của các mảng kiến
tạo là các phần củathạch quyển của Trái Đất.
7
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không đáng chú
ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm trọng và gây
tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước
triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận động đất, sự
chuyển động của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Trong rất nhiều trường
hợp, có rất nhiều trận động đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính;
những trận này được gọi là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong
một diện tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các
nhà khoa học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được bắt đầu.
Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt đất được gọi
là chấn tâm.
Nhiều trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra

sóng thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.
Động đất được đặc trưng bởi 3 đại lượng:
- Cấp động đất (M)
- Chấn cấp (I)
- Độ sâu biên chấn (H)
1. Động đất kiến tạo
Có 2 nhóm chính:
- Động đất sinh ra do hoạt động phun trào núi lửa: thường là do động đất yếu,
được gây ra do sự cọ sát dung thể magma nóng chảy vào thành họng núi lửa khi
dung thể xuyên lên chuẩn bị cho đợt phun trào.
8
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
- Động đất do đứt gãy: (với động đất tâm nông) khí xuất hiện đứt gãy đột ngột
thì năng lượng được giải phóng, một phần năng lượng biến thành năng lượng
đàn hồi đẩy ngược lại song đàn hồi và truyền vào trong vỏ Trái Đất và gây ra
động đất
Ngoài ra động đất còn gây ra do biến đổi tướng.
Với động đất tâm sâu: liên quan tới các đới hút chìm giữa các mảng, năng
lượng chấn tiêu lớn nhưng ở rất sâu nên không gây thiệt hại lớn. với động đất
tâm nông (khoảng 25km trở lên) liên quan đến hoạt động biến vị nội mảng,
thường liên quan do đứt gãy hoặc núi lửa phun. Loại động đất này phổ biến trên
lục địa và là nhóm gây thiên tai chủ yếu
+ Cơ chế phát sinh động đất tâm nông:
Có tâm động đất <70 km nhưng 80% <20km, những trận động đất có tâm
chấn <25km thường gây ra tác động mạnh mẽ lên MTDC.
Sự dịch chuyển của các khổi đá cứng tại 2 phái đứt gãy làm lan truyền
năng lượng từ vỏ Trái đất vào đới tích lũy
 Giai đoạn 1: sự tích lũy sức căng khá đồng nhất trọng 1 đới động cả 2
cánh của đứt gãy, không có sự tập trung sức căng hay ứng suất trượt ở
gần đứt gãy.

 Giai đoạn 2: tốc độ tích lũy tăng lên tập trung vào hai dải hẹp dọc đứt gãy
(>10)
 Giai đoạn 3: tốc độ trượt tương đói của hai đứt gãy ở phần dưới sâu tăng
lên, làm xuất hiện ứng suất trượt tác động lên bề mặt đứt gãy, ở cuối giai
9
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
đoạn này sẽ sảy ra động đất khi giải tỏa sức cằn ở gần đứt gãy, tâm động
đất là đới phá hủy đầu tiên trên bề mặt đứt gãy.
 Giai đoạn 4: giai đoạn sau cùng của động đất, là giai đoan trượt êm sau
động đất để giải phóng năng lượng
2. Động đất kích thích
Là loại động đất phát sinh do hoạt động của con người
- Động đất kích thích do các hồ chứa nước: có thể sảy ra từ cấp nhỏ cho đến
cấp 6.5 độ Richter
- Động đất do các vụ nổ hạt nhân trong lòng Trái đất: các vụ nổ này có thể gây
ra động đất mà cách xa nó hang nghìn km
- Động đất kích thích do khai thác mỏ: do sự biến đổi của trường ứng suất, từ
biến đổi “từ từ” sang biến đổi “bùng nổ” nó làm cho đá bị phá vỡ, gây động đất
cục bộ
Khi tiến hành các hạng mục công trình thi công cần phải tính đến các yếu
tố động đất kích thích và có các phương án, biện pháp phòng ngừa để mang lại
hiểu quả kinh tế cao cũng như phòng ngừa rủi do xảy
III. Động đất ở Việt Nam
Động đất ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo và địa
chấn mạnh mẽ và phong phú của Đông Nam Á, là nơi giao nhau của hai vành
đai động đất lớn nhất thế giới là Địa Trung Hải và Thái Bình Dương
10
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Động đất Việt Nam tập trung thành từng đới liên quan chặt chẽ với các hệ
thống đứt gãy chính trong vùng: đứt gãy Điện Biên – Hà Giang, Vân Nam – Lai

Châu, Hòa Bình – Lạng Sơn,…
11
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
 Phân vùng động đất ở Việt Nam
- Động đất cấp 8 – 9: có thể phát sinh ở vùng Lai Châu – Điện Biên, Sông
Mã, Sơn La, gây chấn động cấp 8 dọc theo đứt gãy và cấp 7 cho vùng lân
cận
- Động đất cấp 8: có thể sảy ra ở vùng sông Hồng, sông Chảy, sông Cả, Tây
Biển Đông, gây chấn động cấp 7 cho vùng kế cận.
- Động đất cấp 7: có thể sảy ra trong vùng giới hạn phát sinh động đất cấp 8
Hầu hết cả trận động đất của nước ta đểu sảy ra ở vùng núi Tây Bắc, liên
quan đến các đứt gãy lớn.
12
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
B . Động đất Thin Tóc – Điện Biên năm 2001
13
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Ngày 19 – 02 – 2001, tại khu vực biên giới Việt – Lào, giáp danh với
thành phố Điện Biên đã sảy ra động đất với Magnitude 5,3 độ Richter. Chấn tâm
động đất được xác định theo số liệu ghi nhận được của mạng lưới Đài trạm Việt
Nam và quốc tế cũng như điều tra thực địa và nằm tại bản Thin Tóc, trên đứt
gãy Thin Tóc - phần đuôi Tây Nam của đới đứt gãy Điện Biên – Lai Châu.
Theo như cách phân loại tai biến địa chất thì động đất Thin Tóc:
- Phân loại theo nguồn gốc: tai biến tự nhiên
- Phân loại theo cơ chế hoạt động: tai biến cấp diễn – xảy ra đột ngột, nhanh và
kết thúc nhanh.
- Theo động lực của quá trình tai biến: tai biến địa độc lực – địa động lực nội
sinh
14
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55

Mức độ động đất của động đất khá lớn, gây thiệt hại nhiều về nhà ở của
nhân dân tại khu vực Điện Biên, ước tính thiệt hại hàng trăm tỉ đồng. Đây là
trận động đất được ghi lại đầy đủ trên trạm lưới trạm địa chấn mở rộng, phân bố
khá đồng đều trên lãnh thổ Việt Nam. Chấn tâm động đất Thin Tóc Nằm trên
đới động đất Điện Biên – Lai Châu, được đánh giá là có tính địa chấn tích cực
và gần kề với chấn tâm động đất có tính phá hoại Điện Biên năm 1935 (Ms =
6.8) nơi mà nhiều nhà địa chấn Việt Nam cho là có nguy cơ động đất lớn nhất
trên lãnh thổ Việt Nam ( Mmax = 6.5 – 7.0)
Trên cơ sở các số liệu quan trắc bằng máy ghi địa chấn tự động có thể cho
phép xác định các thông số động đất như sau:
1. Động đất Thin Tóc (biên giới Việt – Lào)
2. Thời điểm sảy ra động đất: 22 giờ 52 phút 34,20 giây (giờ Hà Nội)
3. Tạo độ chấn tâm động đất ψ = 21,33
o
N
ʎ = 102,84
o
E
4. Độ sâu chấn tiêu: h = 12,3m
5. Magnitude theo sóng mặt: Ms = 5,3 độ Richter
Tổng hợp tình hình thiệt hại do động đất gây ra có thể tóm lược như sau:
 Thành phố Điện Biên:
- Người bị thương: 02 người
- Trụ sở làm việc, trường học 98% công trình bị hư hỏng, trong đó:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ gồm có:
- Nhà làm việc: 2 công trình nhà cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 270 m
2
; công
trình nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 150 m
2

- Trường học: 10 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 750 m
2
; 63 phòng học
nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 2520 m
2
- Nhà dân: 117 nhà cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 2880 m
2
+ Công trình thiệt hại
nặng, 30 – 50 %:
- Nhà làm việc: 15 b công trình nhà cấp 3 (2 -3 tầng), diện tích sàn 9000m
2
.
- Trường học: 5 trường mẫu giáo, nhà trẻ diện tích sàn 2650m
2
; 30 phòng học
cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 2400m
2
; 20 phòng học cấp 4(1 tầng),diện tích sàn
900m
2
.
- Nhà dân: 493 nhà cấp 3(2 tầng), diện tích sàn 14000m
2
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 – 20 %:
nhà làm việc: 20 công trình nhà cấp 3 (2 tầng),diện tích sàn 12000m
2
.
Trường học: 20 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 1600m
2
; 15 phòng học

cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 650m
2
.
Nhà dân: 493 nhà cấp 3 (2-3 tầng), diện tích sàn 30000m
2
.
 Huyện Điện Biên:
Người bị thương: 2 người
15
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Trụ sở làm việc, trường học: 60% công trình bị hư hỏng, trong đó:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ gồm có:
Trường học : 30 phòng học cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 2945 m
2.
Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:
Nhà làm việc: 10 công trình nhà cấp 3 ( 2 – 3 tầng, diện tích sàn 2600m
2
.
- Trường học: 4 trường mẫu giáo, nhà trẻ, diện tích sàn 2650m
2
; 6 phòng học
cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 350 m
2
; 36 phòng học nhà cấp 4(1 tầng), diện tích
sàn 1620m
2
.
- Nhà dân: 800 nhà cấp 4 (1 tầng), diệ tích sàn 48000 m
2
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:

- Nhà làm việc: 4 công trình nhà cấp 3 ( 2tầng), diện tích sàn 2400m
2
.
- Trường học: 10 phòng học cấp 3 (2 tầng), diện tích sàn 750 m
2
; 15 phòng học
nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 600 m
2
.
- Nhà dân: 1482 nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 88900 m
2
.
 Thị trấn Điện Biên Đông:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ: không có.
+ Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:không có.
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:
- Nhà làm việc: 5 công trình (trụ sở HĐND – UBND, trụ sở Huyện ủy, Đài
truyền hình, kho bạc huyện, chi cục thuế) nhà cấp 3 (2 tầng), diệ tích sàn 3700
m
2
.
 Huyện Điện Biên Đông:
+ Công trình bị thiệt hại nặng phải phá dỡ: không có.
+ Công trình bị thiệt hại nặng, 30 – 50 %:
- Nhà làm việc: 1 công trình nhà cấp 4 (1 tầng), diện tích sàn 300 m
2
.
+ Công trình bị thiệt hại mức nhẹ, 10 -20%:
- Các công trình xây dựng từ năm 1995 trở về trước, chủ yếu là nhà cấp 4 (1
tầng).

16
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
 Nguyên nhân và vùng có nguy cơ động đất

Hệ thống đứt gãy ở Tây Bắc Bộ và đặc trưng chuyển động hiện đại
Do sự vận động của vết đứt gãy Điện Biên - Lai Châu, vùng này thường xảy ra
động đất. Ngoài ra, đó cũng có thể là do ảnh hưởng của hiện tượng va chạm
giữa hai mảng lục địa là mảng Ấn Độ và mảng Á - Âu. Hiện tượng này đã gây
ra nhiều trận động đất lớn như ở Nam Trung Quốc (năm 1989) hay Ấn Độ gần
đây.
Tại Hà Nội đã từng xảy ra động đất vào các năm 1235, 1278, 1285, 1578, với
độ mạnh nhất vào khoảng 5,1 độ richter. Đới hoạt động động đất Đông Triều
(Quảng Ninh) cũng từng xảy ra những trận có cường độ như vậy, nhưng thường
xuyên hơn. Ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) năm ngoái cũng đã có động đất 4,2 độ
richter, làm đất nổi sóng, lò gạch sụp đổ. Ở phía nam nước ta, xét về mặt kiến
tạo địa chất, vùng sông Cả giáp Lào có thể có động đất khoảng 6 độ richter,
vùng ven biển từ Thuận Hải đến Minh Hải và vùng sông Hậu khoảng 5,5 độ
17
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
richter… Tuy nhiên, tại những vùng này thực tế cho đến nay vẫn chưa ghi nhận
được động đất.
 Dự báo động đất
Các nhà khoa học có thể làm những dự báo động đất dài hạn. Tuy nhiên, dự
báo chính xác động đất cũng như có được cơ chế kiểm soát nó vẫn là một điều
rất khó khăn không chỉ với chúng ta mà ngay cả với những nước có trình độ
khoa học kỹ thuật cao nhất. Trước một số cơn động đất, có thể có những tiền
chấn. Tuy nhiên, cũng rất khó lọc ra những xung động này. Hiện nay cả nước ta
mới có 19 trạm quan sát địa chấn, phân bố chưa đều (tập trung chủ yếu ở Tây
Bắc). Cơ quan nghiên cứu động đất lớn nhất là Viện Vật lý Địa cầu. Với trang
thiết bị hiện nay, tính chung cả hai miền Nam Bắc, nước ta chỉ theo dõi được

các trận động đất mạnh hơn 3-4 độ richter.
C . BIỆN PHÁP HẠN CHẾ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ CỦA ĐỘNG ĐẤT.
Động đất để lại thiệt hại nặng nề cho sản xuất và đời sông nhân dân.
Chính vì vậy các biện pháp giảm nhẹ ảnh hưởng của tai biến đông đất ở Việt
Nam nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học cũng như toàn thể nhân dân. Trong chương này chúng tôi
muốn đề cập đến một số biện pháp nhằm giảm thiểu thiểu thiệt hại của động
đất:
1. Sự chuẩn bị ứng phó đối với động đất.
18
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Mọi người đều cần phải có những hiểu biết nhất định về động đất, thông
qua đọc sách, theo dõi các mục giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại
chúng và những cuộc trao đổi kiến thức với những người khác. Sinh viên, học
sinh, nhân viên các công ty, viên chức nhà nước nên theo dõi thường xuyên các
chương trình về an toàn động đất. Những người lãnh đạo các công ty xây dựng,
các kỹ sư chịu trách nhiệm về kỹ thuật an toàn cần có kiến thức sâu về an toàn
động đất cho công trình các loại khác nhau. Cũng nên thực tập báo động trong
các trường học để phòng khi động đất xảy ra trong giờ học .
Việc chuẩn bị ứng phó đối với động đất bao gồm trong 3 giai đoạn: trước khi
xảy ra, trong khi xảy ra và sau động đất.

Trước khi động đất:
- Dự trữ nước uống và đồ hộp, thức ăn khô đủ cho vài ngày, vì điện và nước có
thể bị cúp hoặc hư hại,
- Chuẩn bị sẵn đèn pin và dụng cụ sơ cứu (bông băng, thuốc men) để tại vị trí dễ
lấy mang đi.
- Phải biết cách tắt điện, tắt gas nhanh chóng trong nhà.
- Các phương tiện thông tin, liên lạc phải sẵn sàng: rađio dùng pin, điện thoại di
động. Phải nhớ số điện thoại cấp cứu y tế, chữa cháy và cảnh sát cơ động.

- Căn dặn trẻ em trong gia đình những việc phải làm khi có động đất
- Không để các vật nặng lên giá đỡ.
- Tháo gỡ những vật dụng nằm ngay phía trên giường ngủ. Không đặt giường
ngủ sát cửa kính.
- Các vật dụng có thể ngã đổ nên gắn chặt vào tường và sắp xếp lại cho an toàn.
- Những người ở chung cư phải nắm vững lối thoát hiểm .
- Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ.
Khi xảy ra động đất:
- Khi động đất xảy ra, mặt đất sẽ rung động trong một thời gian ngắn có thể vài
giây đến vài phút (trường hợp động đất mạnh). Chấn động có thể làm ta hoảng
sợ, nhưng không có cách nào khác là phải đợi đến khi kết thúc. Cho nên yêu cầu
quan trọng nhất để ứng phó với động đất là phải bình tĩnh.
- Nếu đang ở trong nhà, khi cảm thấy nền đất hay tòa nhà rung động, lập tức
chạy đến vị trí an toàn: chui xuống gầm bàn chắc chắn, bàn học hoặc lánh vào
góc phòng để tránh các vật nặng hay mảnh vỡ rơi xuống đầu. Qui tắc chung là
không chạy ra khỏi nhà khi đang có chấn động do động đất gây ra.
- Nếu đang ở nhà cao tầng không chạy vào thang máy vì nó có thể ngưng hoạt
động bất ngờ do mất điện. Cũng không nên gây ùn tắt ở cầu thang. Khi di
chuyển, nên có vật che đầu, như gối chẳng hạn và dùng đèn pin, tránh dùng nến
hay đèn dầu dễ gây hoả hoạn.
- Nếu đang ở ngoài đường thì phải chạy tránh xa các toà cao ốc, tường cao, cây
cối và đường dây điện. Nếu đang lái xe, thì ngừng ở lề đường, nhưng tránh xa
19
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
cột điện, dây điện, gầm cầu. Chú ý chỉ ra khỏi xe khi không còn chấn động. Nói
chung, nên đến chỗ trống cách xa các toà nhà và đường dây điện.
- Nếu ở gần bờ biển cần phải đề phòng sóng thần gây ra do động đất xảy ra ở
đáy biển.
Những việc phải làm sau trận động đất:
Sau khi các chấn động kết thúc có thể có nhiều hư hại và nhiều người bị nạn.

Điều đặc biệt quan trọng là mỗi người phải giữ bình tĩnh để giúp đỡ những
người khác. Công việc đầu tiên là giúp đỡ những người bị nạn và đề phòng hoả
hoạn. Sau đó bắt đầu đánh giá sự hư hại và tiến hành các biện pháp khắc phục.
- Hãy bình tĩnh, đánh giá hiện trạng sau động đất.
- Giúp đỡ những người bị nạn, tổ chức công tác sơ cứu và gọi cấp cứu nếu cần.
- Mở rađiô để biết tin tức và hướng dẫn của các cơ quan cứu hộ về công tác
khắc phục hậu quả.
- Kiểm tra điện, nước, gas. Khi tin chắc không bị hỏng hóc, mới được sử dụng.
- Không nên ngủ trong nhà, nếu căn nhà bị hư hại lớn.
- Không sử dụng điện thoại trừ trường hợp gọi cấp cứu hoặc thông báo những
tình trạng nghiêm trọng. Sự quá tải của đường dây điện thoại có thể cản trở
công tác cứu hộ.
- Luôn luôn mang giày, dép để tránh bị thương do các mảnh kính và các mảnh
vỡ sắc nhọn.
- Hãy trấn tĩnh trẻ em, người già, vì động đất dễ gây các cú sốc tâm lý.
- Không nên vội ra đường đến những nơi bị đổ nát, nếu nơi đó không cần sự
giúp đỡ của bạn. Không nên ra bờ biển, đề phòng sóng thần.
- Hãy đề phòng các chấn động gây ra do dư chấn. Điều chủ yếu trong mọi
trường hợp là phải giữ bình tĩnh.
Động đất, trước hết là động đất mạnh, luôn luôn gây ra những thiệt hại cho các
công trình xây dựng và cho con người, nhưng chúng ta không có các biện pháp
nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, một số biện pháp có thể áp dụng chỉ
trong một số hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên các khuyến cáo nêu trên có thể
giúp chúng ta giảm nguy cơ và giảm nhẹ thiệt hại.
2. Quan trắc động đất
20
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Phân bố chấn tâm động đất ở lãnh thổ Việt Nam và các khu vực kế
cận (đến hết năm 2007 (Nguồn: Vật lí Địa cầu)
Để đưa ra các dự báo về các trận động đất sẽ xảy ra các nhà địa chấn phải

căn cứ vào một tập hợp các dấu hiệu đặc trưng của môi trường địa chất, kể cả sự
thay đổi bất thường trong hành vi của động vật trước khi có động đất. Chúng ta
có thể liệt kê các dấu hiệu quan trọng và đáng tin cậy như dưới đây:
- Sự xuất hiện các chấn động yếu trước khi có động đất mạnh.
- Sự dịch chuyển nhanh của vỏ trái đất, được xác định nhờ mạng trắc địa và đo
đạc từ vệ tinh.
- Sự thay đổi tốc độ truyền sóng động đất: trước khi động đất mạnh xảy ra tỉ số
giữa tốc độ sóng dọc và tốc độ sóng ngang có sự biến đổi.
- Sự thay đổi của từ trường trái đất và độ dẫn điện của đất đá.
- Sự thay đổi lượng và thành phần của các loại khí, đặc biệt là rađon và clo,
thoát ra trước khi xảy ra động đất.
- Sự thay đổi mực nước trong giếng và lỗ khoan
Những trạm quan trắc trên giúp các nhà khoa học dự báo các trận động đất từ đó
có giải pháp ứng phó.
21
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
3. Giải pháp kháng chấn cho nhà và công trình ở Việt Nam
a. Thiết kế các công trình xây dựng nhà thấp tầng và cao tầng.
- Các nhà gỗ truyền với kết cấu có cột đỡ vững chắc, xà ngang, gằng ngang và
chéo cùng với tường ngăn cách bằng gỗ và có mái lợp ngói nặng là những ngôi
nhà chịu tác động của động đất rất tốt.
- Các nhà bằng gạch với tường chịu lực, có số tầng không nhiều, thi công với
chất lượng tốt, được gia cố bằng các cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực theo
phương đứng và ngang có khả năng chịu được các chấn động địa chấn mạnh.
22
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
- Các nhà bê tông cao tầng có áp dụng các biện pháp gia tăng khả năng kháng
chấn là những ngôi nhà bền vững với các trận đông đất mạnh.
Đặc biệt là chất lượng của khối xây và tôn trọng các biện pháp đảm bảo sự dính
kết tốt giữa gạch và vữa xây. Cần phải chú ý tới sự phân bố các tấm tường chịu

lực trong mặt bằng khi thiết kế và xây dựng nhà có tường chịu lực.
- Công trình phải được thiết kế dưới dạng hộp kín, không dùng các tường dài
hoặc cao;
- Công trình phải được bố trí khe kháng chấn
- Các lỗ cửa sổ phải hạn chế đến mức tối đa và chiều dài toàn bộ các bức tường
phải càng dài càng tốt ở cả hai phương
- Hệ thống móng phải liên tục và cứng
b. Thiết kế công trình giao thông
Các công trình giao thông như đường bộ, đường sắt khi xây dựng trong
vùng có động đất phá hoại cần được chú trọng về đặc điểm biến dạng nền đất
23
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
như: đới đứt gãy hoạt động, hiện tượng trượt lở đất, nứt đất, làm ảnh hưởng tới
tính bền vững của công trình. Các đặc điểm này và những lưu ý cần thiết đã
được đề cập trong các chương trình trước đây.
Việc thiết kế xây dựng cầu trong vùng động đất là vấn đề cần thiết nhất
nhằm đảm bảo hoạt động liên tục của hệ thống giao thông trong khi sự cố
động đất xảy ra.
Biện pháp chống động đất cho công trình cầu trong vùng hoạt động động
đất mạnh gồm:
1. Chọn kết cấu cầu phù hợp có khả năng chống động đất cao;
2. Sử dụng các kết cấu giảm chấn đặc biệt như gối giảm chấn;
3. bố trí trên nhiều trụ có tác dụng phân đều lực động đất từ kết cấu phần
trên xuống các trụ này. Cách thức này cũng giảm được lực ngang do tác động
của co ngót do biến đổi và thay đổi nhiệt độ.
24
Bài tập lớn Nguyễn Đức Ngọc – Địa chất K55
Kết Luận
Tai biến địa chất do tự nhiên hay do con người gây ra đều gây hại đến sức
khỏe con người, tài sản công dân, chức năng hay kinh tế của cộng đồng.

Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với
các tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi
lửa… Trong các tai họa thiên nhiên đó, có lẽ động đất là tai họa khủng khiếp
nhất, bởi vì chỉ trong vài giây đồng hồ cả một thành phố có thể bị sụp đổ hoàn
toàn, cả một khu vực có thể bị sụt lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi
dòng do hậu quả của những trận động đất cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho
đến nay khoa học và kỹ thuật đương đại vẫn chưa dự báo chính xác thời điểm
và địa điểm động đất sẽ xảy ra.
Bởi vậy, việc dự báo ảnh hưởng của các tai biến địa chất là hết sức cần thiết,
đồng thời cũng cần có những biện pháp hạn chế cũng như khắc phục tai biến địa
chất gây ra.
25

×