Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.6 KB, 26 trang )

Tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân tái định cư
dự án thủy điện Lai Châu
I. Mở đầu
1. Đặt vấn đề
Trong hơn thập kỷ qua, nhiều công trình thủy điện, thủy lợi Quốc gia đã
và đang được xây dựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lượng và
nguồn nước phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội; sản xuất Nông nghiệp, sinh
hoạt của nhân dân , nhằm mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tốc
độ phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam gia tăng trung bình hàng năm trên 7%
và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 70% năm 1990 xuống còn 14,2% trong năm 2007
(theo chuẩn nghèo cũ-FAO). Những thành tựu giảm nghèo của Việt nam, được
Liên Hợp Quốc ghi nhận là một trong những ví dụ thành công nhất về phát triển
kinh tế trong số các nước đang phát triển trên thế giới.
Công tác phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện trọng điểm tập trung chủ yếu ở giai đoạn
từ những năm 1995 - 2009 với 22 công trình hồ chứa nước thuỷ lợi thuỷ điện đã
và đang xây dựng. Tổng số diện tích đất bị thu hồi để xây dựng công trình là
81.622 ha và 49.785 hộ gia đình nằm trong khu vực bị ảnh hưởng. Công tác di
dân, tái định cư luôn gắn với việc xây dựng công trình đã và đang là thách thức
trong thực hiện các loại công trình này. Đặc thù của các dự án thuỷ lợi, thủy
điện là được triển khai xây dựng chủ yếu tại các tỉnh miền núi, nơi đồng bào
dân tộc sinh sống theo cộng đồng với tập quán và nền văn hoá lâu đời. Việc di
dời, tái định cư trong các công trình thủ lợi, thủy điện miền núi khác biệt với
các dự án giải phóng mặt bằng ở miền xuôi, đồng thời tạo nên nhiều biến động
đến đời sống của người dân vùng chịu ảnh hưởng. Không để người dân tự bươn
trải, càng không thể bỏ qua những nghiên cứu về đặc thù, bản sắc truyền thống
văn hóa vật chất, phi vật chất của nhân dân các dân tộc địa phương. Việc thiếu
kiến thức và tri thức về những tác động kinh tế - sinh thái nhân văn vùng hồ
cũng sẽ là trở ngại cho sự phát triển kinh tế vùng tái định cư. Điều này đòi hỏi
cần có những chính sách và cách thức đặc biệt trong công tác di dân, tái định cư
nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến tài nguyên, con người, “bảo đảm cho
người dân có cuộc sống, nơi ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ” như chủ trương,


chính sách của Đảng, Nhà nước ta.
Việc quy hoạch di dân tái định cư là công tác có ảnh hưởng rất lớn đến thành
công hay thất bại của dự án. Nếu công tác này làm không được tốt sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án, đồng thời làm tổn thất đến hiệu quả xã hội
do thiếu việc điều tra đánh giá về phong tục tập quán, văn hoá của các vùng tái
định cư nên người dân đến nơi ở mới chưa có điều kiện phát triển sản xuất,
không thích nghi được với phong thổ, khí hậu, văn hoá…
Do vậy, cần có các chính sách nhằm hỗ trợ thích hợp cho người dân trong khu
vực tái định cư, bảo đảm hài hòa cân đối giữa phát triển cơ sở hạ tầngvà giải
quyết các vấn đề xã hội đang là những vấn đề cấp thiết đặt ra. Từ thực tiễn đó
nhóm đã tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực chính sách di dân
tái định cư dự án thủy điện Lai Châu”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung: Nhằm tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách di dân tái
định cư dự án xây dựng nhà máy thủy điện Lai Châu từ Quyết định số
35/2010/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lai Châu .
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu công tác tuyên truyền phổ biến, công tác lập kế hoạch triển khai
thực hiện, quy trình thực hiện tái định cư tập chung nông thôn, phân cấp
trong triển khai thực hiện, huy động nguồn lực và nội dung triển khai
thực hiện của nghị quyết.
- Tìm hiểu kết quả đã đạt được và kết quả dự kiến
- Đánh giá những tồn tại hạn chế bất cập của chính sách
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách
3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Tỉnh Lai Châu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách di dân tái
định cư dự án thủy điện Lai Châu đến năm 2012
II. Nội dung
1. Một số lý luận về chính sách

1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Khái niệm về di cư
Theo Liên Hợp Quốc: di cư là sự di chuyển từ một đơn vị lãnh thổ này
đến một đơn vị lãnh thổ khác hoặc là sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu
quy định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di dân xác định và
được đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên.
Theo Ủy ban kế hoạch Nhà nước đã định nghĩa : Di cư là sự di chuyển dân
cư trong nước (từ nông thôn ra thành thị hoặc ngược lại từ vùng này sang vùng
khác) và từ nước này sang nước khác. Di cư là biểu hiện rõ nét của sự phát triển
không đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Như vậy di cư cũng phản ánh sự
phát triển chậm chạp hơn hoặc sự lạc hậu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của
vùng này so với vùng khác, miền này so với miền khác. Đây là một xu hướng ít
nhiều có tính phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác
trong khu vực và trên thế giới.
Di cư gồm hai quá trình trái ngược nhau nhưng lại diễn ra song song,
đó là quá trình xuất cư và quá trình nhập cư:
Nơi xuất cư hay gọi là nơi đưa dân đi (đầu đi): là địa phương có dân đưa
đến các vùng thuộc các tỉnh khác, hoặc trong phạm vi của tỉnh, người dân đi từ
đia phương này đến địa phương khác gọi là xuất cư.
Nơi nhập cư hay gọi là nơi đón dân (đầu đến): là địa phương có dân đến
định cư theo chương trình. Người dân định cư ở vùng mới này gọi là nhập cư.
Như vậy, có nhiều định nghĩa về di cư được đưa ra, song mỗi định nghĩa đều
xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được
định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính đa dạng, phức
tạp của hiện tượng di cư. Không phải mọi sự di chuyển của con người đều
được coi là di cư.
1.1.2. Khái niệm di dân:
Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với lịch sử phát triển của
xã hội loài người với những thay đổi của tự nhiên, xã hội và sự phát triển
không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các vùng quốc gia trên thế giới. Quá

trình di dân có những nét khác biệt giữa các nước và các vùng về hướng, quy
mô cũng như hiệu quả kinh tế của nó. Vì vậy, cơ sở lý luận về di dân cũng
cần được nghiên cứu kĩ, cần có những đánh giá cụ thể các cuộc di dân quốc
tế cũng như trong từng nước, từng khu vực để phát huy hết những ảnh hưởng
tích cực, khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình này.
- Theo nghĩa rộng: Di dân được hiểu là sự chuyển động cơ học của dân
cư. Như vậy, bấy cứ sự chuyển động nào của con người trong không gian gắn
với sự thay đổi theo vị trí địa lý lãnh thổ đều được coi là di dân.
- Theo nghĩa hẹp: Di dân được hiểu là sự chuyển dịch của dân cư theo
lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự chuyển dịch
nào của dân cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên
giới đất nước này hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú gắn với
việc thay đổi chỗ ở của họ.
1.1.3. Các hình thức di dân
+ Theo độ dài thời gian cư trú, có thể phân biệt các loại di cư : Di cư
lâu dài, di cư tạm thời và di cư chuyển tiếp.
- Di cư lâu dài: Gồm các hình thức thay đổi nơi cư trú thường xuyên và
nơi làm việc đến nơi ở mới với mục đích sinh sống lâu dài, trong đó phần lớn
những người di cư là do chuyển công tác đến nơi khác xa nơi ở cũ, những
người kiếm tìm cơ hội mới di chuyển đến những nơi có điều kiện kinh tế - xã
hội tốt hơn, có thể tìm kiếm việc làm và cuộc sống mới.
- Di cư tạm thời: Là sự thay đổi nơi ở cũ lâu dài và đến một lúc nào đó
sẽ quay trở lại nơi ở cũ, di cư này thường là sự di chuyển theo mùa vụ hoặc
theo thời gian.
- Di cư chuyển tiếp: Là sự di cư mà đích đến sẽ là một nơi khác tiếp
theo chứ không phải là nơi vừa mới tới.
+ Theo không gian: Có thể hình thành các loại di cư trong một vùng
hoặc gần nhau giữa nơi đi và nơi đến, di dân giữa các nước thì gọi là di cư
quốc tế, di cư trong nước thì gọi là di cư nội địa hoặc di cư nội vùng.
+ Theo hình thức tổ chức: Bao gồm các loại hình di dân sau:

- Di dân có tổ chức (di dân theo kế hoạch Nhà nước): Sự di chuyển này
được thực hiện theo các chương trình, mục tiêu của Nhà nước vạch ra trực tiế
chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Hình thức này được sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết
từ nhà nước để ổn định đời sống, kinh tế - xã hội của cộng đồng di dân cả nơi
di và nơi đến; hình thức này thường là di dân đến vùng kinh tế mới, bảo vệ an
ninh quốc phòng hoặc di dân đến để thực hiện các dự án của Nhà nước.
- Di dân không có tổ chức, được phân thành hai loại là di dân tự do và
di dân bất hợp pháp.
Di dân tự do: Theo quy định tại Thông Tư số 05/NN/ĐCĐC – KTM
ngày 26 tháng 3 năm 1996 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì :
“Di dân tự do (di cư tự do) là đồng bào chuyển cư ngoài kế hoạch di dân
hàng năm của Nhà nước”, có nhiều quan điểm khác nhau về di dân tự do.
Quan niệm phổ biến được các nhà nghiên cứu công nhận; di dân tự do cũng
có đủ các tiêu chí như di dân nhưng trong trường hợp từ phía Nhà nước hoặc
bên ngoài. Có thể hiểu di dân tự do là sự di chuyển đến nơi ở mới hoàn toàn
do người dân tự quyết định, bao gồm việc lựa chọn nơi đến, họ tự tổ chức di
chuyển, tự lo các khoản kinh phí, tự tạo cuộc sống mới tại nơi đến trên cơ sở
thực hiện một số các thủ tục đối với chính quyền sợ tại nơi họ chuyển đến.
Ngoài ra, nó còn thể hiện sức hút nơi đến và lực đẩy nơi đi.
Di dân bất hợp pháp: là sự di chuyển đến nơi cư trú mới có đặc điểm
gần giống di dân tự do nhưng người đi bỏ qua sự kiểm soát và không trình
diện với chính quyền địa phương nơi đến. Hình thức này thường gây ra
những tác động tiêu cực đến đời sống an ninh quốc phòng, kinh tế - xã hội,
môi trường nơi đến.
1.1.4. Khái niệm tái định cư.
Là biện pháp nhằm ổn định khôi phục đời sống cho các hộ bị ảnh hưởng
bởi dự án, khi mà đất định cư cũ bị thu hồi hết hoặc thu hồi không hết, mảnh
còn lại không đủ điều kiện để ở lại nơi cũ, phải di chuyển đến nơi ở mới, dưới
các hình thức: Tập trung, phân tán và tự nguyện di chuyển.
1.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, có hơn 100 dự án thủy điện được quy hoạch, đã và đang triển
khai xây dựng tại các tỉnh miền trung với hơn 3.000 hộ dân trong vùng dự án
phải di dời tái định cư. Để ổn định cuộc sống nhân dân, các chủ dự án cùng với
chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc khảo sát xây dựng hàng
chục khu tái định cư tập trung và tìm kiếm đất sản xuất, đất ở cho người dân.
Song tình trạng thiếu đất sản xuất cũng như đất ở vẫn còn diễn ra ở nhiều khu
tái định cư gây bức xúc cho nhân dân. Các hộ dân được di dời vào các khu tái
định cư đều có ý kiến chung là thiếu đất sản xuất, nơi ở mới đất đai cằn cỗi,
không sản xuất được. Nhà cửa chật chội, không có sân vườn, chuồng trại để
trồng cây, chăn nuôi. Tại một số công trình thủy điện việc triển khai xây dựng
các khu tái định cư rất chậm do chưa tìm được địa điểm thích hợp. Điều đó
khiến các hộ dân nằm trong diện tái định cư gặp phải rất nhiều khó khăn
Cũng chính vì vậy mà trong những năm qua nhà nước đã đưa ra các chính sách,
Nghị định nhằm giải quyết những vấn đề cho người dân trong khu vực tái định
cư.
2. Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chính sách di dân tái
định cư.
• Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Lai Châu về việc Ban
hành quy định cụ thể một số nội dung trong công tác bồi thường, di dân TĐC
dự án thủy điện Lai Châu.( Quyết định này sẽ được đi sâu nghiên cứu tìm
hiểu để thấy được tình thực hiện chính sách di dân tái định cư dự án thủy
điện Lai Châu).
• Ngày 16-9, Chính phủ ban hành Quyết định số 190/2003 về chính sách di
dân, thực hiện quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2003 - 2010.
Mục tiêu của chính sách sắp xếp, ổn định dân cư ở các địa bàn cần thiết;
đồng thời khai thác tiềm năng lao động, đất đai để xóa đói, giảm nghèo, nâng
cao đơi sống người dân.
• Quyết định của thủ tướng chính phủ : Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện
định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 – 2010
Mục tiêu chính sách: Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho

đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số
còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói, giảm nghèo; góp phần bảo vệ rừng,
bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã
hội tại các địa phương.
• Quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể di
dân,tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang.
Mục tiêu Quyết định: nhằm đảm bảo các điều kiện để người dân tái định cư
ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng về tài nguyên và sức
lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu
nhập, đới sống vật chất, tinh thần ngày càng tốt hơn nơi ở cũ, góp phần phát
triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
nông nghiệp nông thôn; giữ vững ổn định chính trị xã hội, quốc phòng, an ninh
và bảo vệ môi trường sinh thái.
3. Đối tượng, phạm vi và thời điểm áp dụng
3.1. Đối tượng áp dụng: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư bị
thu hồi đất và thiệt hại tài sản khi Nhà nước thực hiện Dự án thủy điện Lai
Châu, cụ thể như sau:
- Đối tượng nằm dưới cos ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu;
- Đối tượng nằm trên cos ngập lòng hồ thủy điện Lai Châu, gồm:
+ Hộ không còn đất sản xuất có nhu cầu tái định cư;
+ Hộ bị cô lập có nhu cầu tái định cư;
+ Hộ có nguyện vọng đi theo cộng đồng;
- Đối tượng nằm trong mặt bằng công trường theo tổng mặt bằng thi công công
trình thủy điện Lai Châu được duyệt;
- Đối tượng sở tại cần phải sắp xếp lại để nhường đất cho xây dựng khu, điểm
TĐC.
3.2. Phạm vi
3.2.1. Phạm vi áp dụng: Quy định này áp dụng cho việc bồi thường, hỗ trợ và

tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu. Bao gồm:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định cư;
- Bồi thường thiệt hại đầu đi;
- Bồi thường thiệt hại đầu đến: Chỉ áp dụng cho trường hợp các hộ dân sở tại
cần phải sắp xếp lại để nhường đất cho xây dựng khu, điểm TĐC. Trường hợp
khác thì áp dụng hình thức bồi thường hỗ trợ thuộc dự án thành phần.
- Hỗ trợ tái định cư, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến
trúc kèm theo nhà ở tại điểm tái định cư; hỗ trợ di chuyển; hỗ trợ đời sống; hỗ
trợ sản xuất; hỗ trợ chi phí đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, mua sắm công cụ
lao động; hỗ trợ gia đình chính sách; hỗ trợ hộ tái định cư tự nguyện; hỗ trợ
thôn, bản bị ảnh hưởng khi thực hiện Dự án thuỷ điện Lai Châu; hỗ trợ khác.
- Các chi phí khác phục vụ công tác tái định cư theo quy định (quy hoạch chi
tiết, xây dựng trụ sở Ban QLDA, …).
3.2.2. Phạm vi thời gian: Dự án được thực hiện từ cuối năm 2010 đến năm 2017
3.3. Thời điểm áp dụng là thời điểm Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Các đối tượng bị thu hồi đất và thiệt hại tài sản phát sinh sau thời điểm Quyết
định này có hiệu lực, chỉ được áp dụng Quy định này nếu là hộ hợp pháp, được
Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp
huyện và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Tìm hiểu tình hình thực hiện.
a. Công tác tuyên truyền phổ biến.
• Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến tin bài, ảnh, chuyên mục chuyên
trang trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền
hình của trung ương và các khu vực). Nội dung, hình thức tuyên truyền
phong phú nhằm cung cấp những thông tin hữu ích giúp nông dân, người sản
xuất hiểu và tuân thủ chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong
việc xây dưng các công trình thủy điện nhằm phục vụ cho sự phát triển của
đất nước cũng như phục vụ cho chính đời sống người dân.
• Tuyên truyền phổ biến thông qua tham vấn cộng đồng nhằm:
Cung cấp một cách đầy đủ và khách quan cho những người bị ảnh hưởng

những thông tin về dự án, các hoạt động của dự án và các ảnh hưởng có thể xẩy
ra của dự án đến họ và tạo ra những cơ hội để họ phản hồi ý kiến về dự án;
Khảo sát các phương án để giảm thiểu các tác động của dự án và các
phương án đối với các tác động mà không thể tránh được; khảo sát các phương
án, đảm bảo sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trong việc hiết kế các
biện pháp giảm nhẹ tác động; Thu thập thông tin về nhu cầu và ưu tiên của
những người bị ảnh hưởng cũng như ý kiến phản hồi của họ về các chính sách,
phương án và hoạt động tái định cư và đền bù; Đạt được sự hợp tác, sự tham gia
và ý kiến phản hồi của những người bị ảnh hưởng về các ảnh hưởng có thể và
biện pháp giảm thiểu, đền bù và phục hồi sinh kế và các hoạt động được thực
hiện đối với chương trình phục hồi và phát triển sinh kế; Tạo ra một cơ chế cho
đối thoại liên tục, đưa ra các vấn đề giám sát việc thực hiện.
b. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
• Lập và đăng kí kế hoạch hàng năm:
- Các chủ đầu tư căn cứ vào tổng tiến độ, lập kế hoạch vốn cho năm kế
hoạch, trong đó chi tiết nội dung giải ngân của quý I gửi Ban QLDA bồi thường,
di dân TĐC tỉnh tổng hợp trước 30 tháng 10 của năm báo cáo, Ban QLDA bồi
thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh đăng ký kế hoạch vốn năm
kế hoạch, trong đó chi tiết nội dung giải ngân của quý I gửi Ban QLDA nhà máy
thuỷ địên Sơn La, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu trước ngày 10
tháng 11 của năm báo cáo.
- Căn cứ thông báo kế hoạch vốn của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai
Châu và Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Sơn La, UBND tỉnh phân khai kế
hoạch vốn năm kế hoạch theo nội dung công việc, theo tiến độ đến hàng quý và
chi tiết kế hoạch vốn của quý I năm kế hoạch để làm cơ sở thực hiện, việc phân
bổ vốn được thực hiện trước ngày 31/12 của năm báo cáo.
• Lập, đăng ký kế hoạch giải ngân cho các quý còn lại của năm kế hoạch
(quý II, quý III, quý IV):
Căn cứ vào kế hoạch vốn của năm, tiến độ thực hiện của quý, các chủ đầu tư
đăng ký chi tiết kế hoạch giải ngân cho quý sau trước ngày 10 của tháng cuối

quý gửi Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh
trước ngày 15 của tháng cuối quý để đăng ký với Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Lai Châu và Ban QLDA nhà máy thủy điện Sơn La.
• Điều chỉnh kế hoạch vốn (nếu có)
Trước ngày 10 của tháng cuối quý, các chủ đầu tư rà soát lại tiến độ giải
ngân, trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch vốn của quý, các chủ đầu tư tổng
hợp gửi Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
điều chỉnh trước ngày 15 của tháng cuối quý. Riêng quý IV (đồng thời là điều
chỉnh kế hoạch vốn cho cả năm), trường hợp cần phải điều chỉnh kế hoạch vốn,
các chủ đầu tư tổng hợp gửi Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh trước ngày
01/12, Ban QLDA bồi thường, di dân TĐC tỉnh tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh
điều chỉnh trước ngày 05/12.
c. Quy trình thực hiện tái định cư tập trung nông thôn.
Thứ nhất: Lập quy hoạch chi tiết khu, điểm TĐC
Thực hiện theo Thông tư số 34/2011/TT-BNNPTNT ngày 17/5/2011 của Bộ
Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch chi
tiết khu, điểm tái định cư dự án thủy điện Lai Châu, theo trình tự như sau:
- Khảo sát, thống nhất phương án tái định cư: Căn cứ quy hoạch tổng thể đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, căn cứ các điều kiện thực tế của địa
phương, các thành viên Ban chỉ đạo di dân tái định cư dự án thủy điện Lai Châu
tổ chức đoàn khảo sát, thống nhất phương án tái định cư, làm căn cứ để Chủ đầu
tư triển khai các bước tiếp theo.
- Lập hồ sơ di dân: Căn cứ vào phương án tái định cư đã được thống nhất, Chủ đầu
tư tiến hành tuyên truyền, vận động, tổ chức đăng ký, lập hồ sơ di dân. Hồ sơ di
dân phải được cơ quan công an cấp huyện thẩm tra, UBND huyện phê duyệt.
Hồ sơ di dân nêu rõ số hộ theo từng đối tượng tái định cư quy định tại Điều 2
Quy định này, so sánh với quy hoạch tổng thể đã phê duyệt, nêu rõ nguyên nhân
tăng, giảm.
- Lập, thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ, đề cương, dự toán lập quy hoạch chi
tiết; Riêng lập bản đồ quy hoạch đất ruộng nước tỷ lệ 1/2.000 gắn với bước

khảo sát thiết kế công trình thủy lợi.
- Lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết.
Thứ hai: Xây dựng mặt bằng và cơ sở hạ tầng các khu, điểm tái định cư
Việc xây dựng mặt bằng và sơ sở hạ tầng các khu, điểm tái định cư được thực
hiện theo trình tự như sau:
- San nền, mặt đường nội bộ, rãnh thoát nước và môi trường được gộp vào
thành một dự án. Diện tích mặt bằng được xác định bao gồm: Đất ở, đất xây
dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất xây dựng các công trình hạ tầng xã hội
và đất dự trữ phát triển.
- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu, điểm tái định khác thực hiện theo quy
định hiện hành.
Thứ ba: Bồi thường thiệt hại ở nơi đi
Việc bồi thường thiệt hại ở nơi đi được thực hiện theo trình tự như sau:
Chủ đầu tư các khu, điểm tái định cư tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt
phương án bồi thường thiệt hại ở nơi đi gồm:
- Bồi thường thiệt hại về đất ở: Bằng hình thức giao đất ở tại khu, điểm TĐC,
diện tích giao đất ở quy định như sau:
+ Đối với hộ nông nghiệp: Tùy theo khả năng quỹ đất thực tế, mỗi hộ được giao
đất từ 300m
2
đến 400m
2
/hộ;
+ Đối với hộ phi nông nghiệp: 120m
2
/hộ.
- Bồi thường cây lâu năm.
- Bồi thường vật kiến trúc (nhà cửa, công trình phụ, …) gắn liền với đất.
- Bù chênh giá trị đất ở (trường hợp giá trị đất ở được giao thấp hơn giá trị đất ở
bị thu hồi).

Riêng đối với bồi thường cây lâu năm, vật kiến trúc thực hiện giải ngân trước
thời điểm di chuyển ít nhất 90 ngày.
Thứ tư: Hỗ trợ di chuyển và tổ chức di chuyển
Khi mặt bằng và các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu (điện sinh hoạt, nước
sinh hoạt, trường học) của điểm tái định cư đã hoàn thành, Chủ đầu tư lập, công
bố kế hoạch di chuyển, kết hợp với chính quyền nơi đi, nơi đến tổ chức bàn giao
và tiếp nhận hồ sơ di dân (gồm có hộ khẩu, hồ sơ Đảng, đoàn thể, …) và tổ
chức phân lô, chia nền, bốc thăm, giao đất ở cho các hộ tái định cư trước thời
điểm di chuyển tối thiểu 30 ngày, đồng thời tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
các phương án hỗ trợ theo các nội dung sau:
- Hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc kèm theo nhà ở tại điểm
tái định cư: Mức hỗ trợ được tính theo m2 xây dựng/khẩu đầu tiên và các khẩu
tiếp theo theo quy định. Giá hỗ trợ theo giá công bố của cơ quan có thẩm quyền
vào thời điểm hỗ trợ.
- Hỗ trợ chi phí di chuyển người, tài sản, các cấu kiện, hạng mục có thể tháo dỡ
lắp đặt lại, vật liệu còn sử dụng được của nhà ở, công trình phụ, vật kiến trúc
kèm theo nhà ở,
- Hỗ trợ làm đường công vụ di chuyển dân ( nếu có).
- Hỗ trợ di chuyển mồ mả.
Sau khi hoàn thành di chuyển chủ đầu tư tổ chức tiếp tục thực hiện các khoản
hỗ trợ:
- Hỗ trợ hộ tái định cư gặp rủi ro khi di chuyển ( nếu có).
- Hỗ trợ kinh phí làm thủ tục rời nhà cũ, nhận nhà mới (hỗ trợ một lần).
- Hỗ trợ khuyến khích di chuyển theo tiến độ
- Kết hợp với chính quyền nơi đến thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở cho hộ tái định cư.
Thứ năm: Hỗ trợ đời sống
Sau khi hoàn thành di chuyển, Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt phương án
hỗ trợ đời sống cho các hộ tái định cư, gồm:
- Hỗ trợ lương thực;

- Hỗ trợ y tế;
- Hỗ trợ giáo dục;
- Hỗ trợ tiền sử dụng điện thắp sáng;
- Hỗ trợ chất đốt;
- Hỗ trợ cán bộ, công chức, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và người
lao động hưởng lương hưu hàng tháng hiện đang sinh sống cùng gia đình tại nơi
phải di chuyển;
- Hỗ trợ gia đình chính sách và các đối tượng chính sách.
Thứ sáu: Hỗ trợ và Phát triển sản xuất
1. Hỗ trợ sản xuất: Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt phương án hỗ trợ sản
xuất cho các hộ tái định cư theo trình tự như sau:
- Giao đất sản xuất và bù chênh giá trị đất sản xuất hoặc bồi thường giá trị đất
sản xuất trong vùng ngập nếu hộ tái định cư tự lo được đất sản xuất;
- Hỗ trợ sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp;
- Hỗ trợ khai hoang;
- Hỗ trợ hộ không phải di chuyển nhưng bị thu hồi đất sản xuất.
2. Phát triển sản xuất: Chủ đầu tư tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng các công
trình hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất theo quy định, gồm:
- Xây dựng công trình thủy lợi.
- Xây dựng đường giao thông nội đồng.
Thứ bảy: Bàn giao và quản lý sau đầu tư
1. Bàn giao và quản lý các công trình:
- Đường liên xã, đường vào trung tâm xã: Chủ đầu tư bàn giao cho UBND
huyện quản lý thác sử dụng;
- Đường vào điểm TĐC, đường nội bộ và rãnh thoát nước môi trường điểm
TĐC, đường giao thông nội đồng, nước sinh hoạt: Chủ đầu tư bàn giao cho
UBND xã quản lý, khai thác sử dụng;
- Nước sinh hoạt: Chủ đầu tư bàn giao cho UBND xã quản lý, khai thác sử
dụng.

- Hệ thống lưới điện và trạm biến áp: Chủ đầu tư bàn giao cho Công ty điện lực
Lai Châu quản lý, khai thác sử dụng;
- Công trình thủy lợi: Có công suất tưới dưới 50ha bàn giao cho UBND xã quản
lý; công trình có công xuất tưới trên 50ha hoặc dưới 50ha nhưng kỹ thuật phức
tạp (do UBND tỉnh quyết định) bàn giao cho Công ty TNHH quản lý thủy nông
tỉnh quản lý, khai thác sử dụng;
- Các công trình trường, lớp học: Chủ đầu tư bàn giao cho Ban giám hiệu nhà
trường quản lý, khai thác sử dụng;
- Trạm Y tế xã: Chủ đầu tư bàn giao cho trạm y tế xã quản lý, khai thác sử
dụng.
- Trụ sở xã, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, bến đò, nghĩa địa: Chủ đầu
tư bàn giao cho UBND xã quản lý, khai thác sử dụng.
2. Diện tích đất đã thu hồi ở nơi đi (bao gồm cả trên và dưới cos ngập); mặt
bằng khu, điểm tái định cư sau khi hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư; Chủ đầu tư tiến hành bàn giao cho UBND xã sở tại quản lý theo quy
định (bao gồm cả hồ sơ và trên thực địa).
d. Phân cấp trong triển khai thực hiện
- Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vốn lập
quy hoạch chi tiết khu (điểm) tái định cư thực hiện quyết toán theo quy định tại
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn
vốn Nhà nước. Các chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt:
+ Các dự án UBND tỉnh quyết định đầu tư và các dự án phân cấp cho Ban
QLDA bồi thường di dân Tái định cư tỉnh quyết định đầu tư, do UBND tỉnh phê
duyệt quyết toán.
+ Các dự án phân cấp cho UBND huyện quyết định đầu tư, do UBND
huyện phê duyệt quyết toán.
- Đối với các phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư thẩm quyền phê
duyệt quyết toán như sau:
+ Các khu, điểm tái định cư do UBND huyện Mường Tè làm chủ đầu tư:

Ban QLDA huyện thực hiện lập, trình phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm
định, UBND huyện phê duyệt quyết toán.
+ Các khu, điểm tái định cư do Ban QLDA bồi thường di dân Tái định cư
tỉnh làm chủ đầu tư: Ban QLDA bồi thường di dân Tái định cư tỉnh thực hiện
lập, trình Sở Tài chính thẩm định, phê duyệt quyết toán.
- Đối với tổng quyết toán: Các dự án, phương án được phê duyệt, các chủ đầu tư
gửi về Ban QLDA bồi thường di dân TĐC tỉnh, tổng hợp trình sở Tài chính thẩm
định, UBND tỉnh phê duyệt tổng quyết toán theo quy định hiện hành.
e. Huy động nguồn lực
Thực hiện theo Thông tư 138/2007/TT-BTC ngày 29/11/2007, số 159/2011/TT-
BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính; hợp đồng tín dụng số
01/2011/HĐTDĐT-NHPT ngày 19/5/2011 giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam
và Tập đoàn điện lực Việt Nam. Ngoài ra cụ thể như sau:
• Mở tài khoản:
Các chủ đầu tư mở các tài khoản chuyên dùng, tài khoản tiền gửi khác, tài
khoản ủy nhiệm cấp phát dùng để thanh toán thuế giá trị gia tăng (viết tắt VAT)
và nhận tiền hoàn thuế VAT của dự án Thủy điện Lai Châu tại Chi nhánh Ngân
hàng Phát triển Lai Châu.
• Công tác giải ngân: Được thực hiện bằng 02 nguồn vốn:
- Vốn vay Tín dụng đầu tư của Nhà nước: Thanh toán giá trị khối lượng hoàn
thành trước thuế.
+ Việc giải ngân vốn vay thực hiện theo các quy định về cơ chế đặc thù di dân
TĐC dự án thuỷ điện Lai Châu, quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản và theo chế độ giải ngân vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Phần thuế VAT: Được thanh toán từ nguồn vốn hoàn thuế VAT. Công tác hoàn
thuế VAT thực hiện như sau:
+ Các Ban quản lý dự án thực hiện đăng ký mã số thuế với Cục thuế tỉnh Lai
Châu để làm cơ sở kê khai hoàn thuế VAT cho các chủ đầu tư, nhà thầu.
+ Cục thuế tỉnh Lai Châu có trách nhiệm hoàn thuế VAT cho các chủ đầu tư vào
tài khoản của chủ đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu khi có đủ

thủ tục.
+ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Lai Châu có trách nhiệm giải ngân phần thuế
VAT từ tài khoản uỷ nhiệm cấp phát của Chủ đầu tư tại Chi nhánh khi có đề
nghị của Chủ đầu tư.
f. Nội dung triển khai thực hiện
• Đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng
- Tiêu chuẩn xây dựng: Thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày
09/01/2007, số 43/2011/QĐ-TTg ngày 10/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện
Sơn La; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và các văn bản sửa đổi,
bổ sung liên quan khác (nếu có).
Riêng đối với các công trình công cộng yêu cầu sử dụng lại thiết kế các công
trình có quy mô tương tự đã thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Cơ chế quản lý thực hiện theo quy định hiện hành về đầu tư xây dựng cơ
bản và cơ chế đặc thù quy định tại Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 29/01/2011
của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành cơ chế quản lý và thực hiện dự án
thủy điện Lai Châu.
• Đối với các phương án bồi thường, hỗ trợ
- Các nội dung chính sách thực hiện theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg
ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thủy điện Sơn La; Quyết định số
34/2010/QĐ-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành
quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện và
các quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 01/6/2007, số 01/2009/QĐ-UBND
ngày 24/02/2009; số 19/2010/QĐ-UBND ngày 06/9/2010; số 04/2010/QĐ-
UBND ngày 12/3/2010; số 1606/2010/QĐ-UBND ngày 30/11/2010 của UBND
tỉnh và các văn bản hiện hành, sửa đổi, bổ sung liên quan khác (nếu có).
- Hệ số trượt giá:
+ Đối với hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ di chuyển: Trên cơ sở đề nghị của các chủ

đầu tư, Ban QLDA bồi thường di dân tái định cư tỉnh tổng hợp tính hệ số trượt
giá trình liên sở Xây dựng – Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định
hệ số trượt giá cho từng thời điểm.
+ Đối với hỗ trợ giáo dục, thắp sáng và chất đốt: Tính mức giá hỗ trợ theo
thông báo giá thị trường định kỳ hàng tháng của sở Tài Chính tại thời điểm hỗ
trợ.
+ Đối với hỗ trợ lương thực: Gạo tính hỗ trợ là gạo tẻ thường theo thông báo
giá thị trường định kỳ hàng tháng của sở Tài Chính tại thời điểm hỗ trợ.
- Thẩm quyền phê duyệt các phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
+ Đối với các khu, điểm tái định cư do UBND huyện làm chủ đầu tư. UBND
huyện phê duyệt theo quy định hiện hành.
+ Đối với các khu, điểm tái định cư do Ban QLDA bồi thường, di dân tái
định cư tỉnh làm chủ đầu tư. Trưởng Ban QLDA bồi thường, di dân tái định cư
tỉnh phê duyệt.
+ Đối với các dự án do chủ đầu tư khác thực hiện (đường điện do Công ty
điện lực tỉnh làm chủ đầu tư, ) thực hiện theo quy định hiện hành.
5. Kết quả thực hiện
5.1. Kết quả đã đạt được
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các công việc chuẩn bị xây
dựng Thủy điện Lai Châu đã được khẩn trương triển khai.
Ban quản lý Dự án đã xây dựng và trình Cơ chế quản lý và thực hiện Dự
án, hoàn thành lập Quy hoạch tổng thể di dân tái định cư, phê duyệt thiết kế kỹ
thuật hệ thống công trình dẫn dòng thi công giai đoạn 1 và thiết kế mỏ đá, hoàn
thành khảo sát phục vụ lập thiết kế kỹ thuật công trình, tiến hành đào hố móng
hệ thống công trình dẫn dòng thi công và bóc phủ mỏ đá và xây nhà ở và làm
việc ban đầu cho các đơn vị trên công trường.
Đã xây dựng thành công cầu Lai Hà dài 296m và công trình lớn, cùng với
hệ thống 11 cầu nhỏ và hơn 30 km đường vừa được đầu tư xây dựng đã tạo hệ
thống giao thông thuận lợi cho các huyện Sìn Hồ, Mường Lay và các vùng xung
quanh. Hoàn thành gói thầu giao thông này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là

điểm mốc khởi đầu để triển khai Dự án thủy điện trọng điểm Lai Châu, vừa đáp
ứng đúng tiến độ tích nước Thủy điện Sơn La, giúp dân tránh ngập, có đường
giao thông đi lại thuận lợi hơn.
Sau một thời gian tiến hành thực hiện cuối năm 2011 tới thăm, tặng quà
một số hộ tái định cư Dự án thủy điện Lai Châu, Sơn La tại thị xã Mường Lay,
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chung vui với bà con trước những thuận lợi,
sự ổn định đời sống và phát triển sản xuất tại khu, điểm tái định cư mới. Đồng
thời, cảm ơn bà con về những hy sinh, chia sẻ vì dòng điện tương lai của đất
nước.
5.2. Kết quả dự kiến
Thủy điện Lai Châu là công trình cuối cùng trong các dự án thủy điện trên
phạm vi cả nước cũng như trong quy hoạch 3 bậc thang trên sông Đà.
Với tổng vốn đầu tư dự toán 32.568,590 tỷ đồng, sau khi hoàn thành, Thủy
điện Lai Châu sẽ cùng thủy điện Sơn La và Hòa Bình góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Điện năng trung bình năm của công trình là
4.704 triệu KWh.
Công trình thủy điện Lai Châu có khối lượng di dân, tái định cư dự kiến
khoảng 1331hộ/5.867 khẩu thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nằm trong
phạm vi vùng lòng hồ và mặt bằng công trình. Dân tái định cư chuyển đến nơi ở
mới gặp khá nhiều khó khăn trước hết về việc làm, họ chưa biết làm gì vì chưa
có đất canh tác, một số chính sách chưa phù hợp với tập quán sinh hoạt của bà
con, cơ sở hạ tầng chưa phù hợp với đặc điểm sinh sống, phong tục tập quán của
người dân. Quy hoạch tái định cư không giải quyết được nhu cầu phát triển chăn
nuôi kinh tế vườn mà đây là đặc trưng kinh tế của các hộ nông dân, nông thôn
miền núi. Hàng trăm hộ dân tái định cư đều thấy chưa yên tâm về cuộc sống
mới, không rõ hướng sản xuất, làm kinh tế trong tương lai dù đã tái định cư
được hơn 2 năm.
· Vấn đề quan trọng của công tác quy hoạch tái định cư là kiến tạo cuộc
sống mới bền vững cho người dân di dời nhưng thực tế hầu hết các chi phí của
công tác tái định cư đang tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng

hạ tầng (chiếm gần 85%). Chỉ có khoảng 5% đầu tư cho phát triển sản xuất và
ổn định đời sống.
Qua các thực trạng tái định cư của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi ở trên thiết
nghĩ việc tái định cư cho các công trình thủy điện, thuỷ lợi là một vấn đề quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống của hàng vạn người dân, trong đó chủ yếu là
đồng bào các dân tộc thiểu số, thực hiện không tốt vấn đề này có thể gây ra
nhiều hậu quả xã hội hết sức phức tạp. Thực trạng công tác di dân tái định cư
những năm qua cũng đã chỉ ra được những vấn đề tồn tại của công tác này cho
các dự án thuỷ lợi, thuỷ điện là do chưa làm tốt công tác quy hoạch vùng tái
định cư đảm bảo phát triển bền vững cho người dân di dời. Điều này là nguyên
nhân tình trạng dân bỏ khỏi nơi tái định cư đòi về nơi ở cũ làm ảnh hưởng đến
tiến độ thực hiện các dự án. Do đó, việc nâng cao hiệu quả công tác tái định cư
tại các công trình thủy điện là một đòi hỏi bắt buộc và bức thiết hiện nay.
6. Đánh giá tồn tại hạn chế và bất cập của chính sách
Khi đưa ra ý kiến đóng góp về dự nhà máy thủy điện Lai Châu, các đại biểu
Quốc hội cho rằng, chỉ trong một thời gian ngắn các đại biểu phải thảo luận và
đưa ra ý kiến về chủ trương đầu tư một công trình lớn mà Chính phủ và các cơ
quan hữu quan đã mất đến mấy năm để thu thập tài liệu, xây dựng hồ sơ thì rất
khó có được ý kiến sát thực. Hơn nữa, những tài liệu mà các cơ quan Chính phủ
cung cấp còn sơ sài, chung chung, mà không phải vị đại biểu Quốc hội nào cũng
có đủ trình độ chuyên môn để nhận định, đánh giá và đưa ra ý kiến về một trong
những dự án quan trọng và có tính đặc thù kỹ thuật cao như Thủy điện Lai
Châu.
Quyết định mới chỉ để cập đến việc bồi thường cho các hộ tái định cư trên
khía cạnh vật chất mà chưa quan tâm một cách toàn diện trên tất cả các mặt như
tác động về tâm lý, về không gian sống, không gian văn hóa của người dân,
chưa có phương án cụ thể để người dân tham gia trực tiếp và ngay từ đầu vào
quá trình thiết kế, thi công các khu tái định cư. Dẫn đến trường hợp nhiều khu
không phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt và sản xuất của bà con.
Chính phủ cũng chưa đưa ra được giải pháp phù hợp nhằm tạo công ăn việc

làm, ổn định đời sống lâu dài cho người dân ở các khu tái định cư, chỉ biết trao
tiền vào tay họ dẫn đến trường hợp chỉ trong một hai năm số tiền ấy đã hết do
dùng vào mục đích tiêu dùng, sắm sửa khiến họ tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
7. Đề xuất hoàn thiện chính sách
Coi công tác di dân, tái định cư Dự án thuỷ điện Lai Châu là nhiệm vụ trọng
tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011–2015) của
tỉnh và huyện Mường Tè, đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp uỷ Đảng,
sự quản lý điều hành đồng bộ, chặt chẽ của các cấp chính quyền, phải phát huy
sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị, các lực lượng các thành phần kinh
tế tham gia công tác di dân, tái định cư.
Chính phủ cần lập một dự án (có thể coi là dự án thành phần) để giải quyết
triệt để công tác di dân, tái định cư với những tính toán đầy đủ nhất, toàn diện
nhất đến những tác động của việc di dân nhường đất xây dựng thủy điện. Trong
đó, đặc biệt quan tâm đến tác động về tâm lý, về không gian sống, không gian
văn hóa của người dân
Di dân, tái định cư là vấn đề lớn của xã hội, vừa có lợi ích trước mắt, vừa có
lợi ích lâu dài, toàn diện đối với huyện Mường Tè nói chung và tỉnh Lai Châu
nói riêng. Vì vậy đồng bào ở các vùng di dân, tái định cư phải có nhận thức
đúng, tự vươn lên khắc phúc khó khăn không trông trờ và ỷ nại vào Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện công tác di dân, tái định cư thủy điện Lai Châu cần
cho nhân dân tham gia trực tiếp và ngay từ đầu vào quá trình thiết kế, thi công
các khu tái định cư. Như thế, họ sẽ không bị hụt hẫng khi chuyển đến khu tái
định cư như đã xảy ra tại nhiều khu tái định cư ở các công trình thủy điện trước
đây.
Công tác di dân, tái định cư thuỷ điện Lai Châu phải đặt trong quy hoạch
phát triển tỏng thể quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phương án điều
chỉnh địa giới, xây dựng nông thôn mới sắp xếp dân cư, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Mường Tè và đơn vị hành chính liên quan, nhằm khai thác các lợi
thế của vùng, miền củng cố quốc phòng – an ninh, ổn định chính tri.
Phải kết hợp với hình thức tái định cư tập trung và các hình thức tái định cư

khác sao cho phù hợp với thực tế của từng vừng, đảm bảo sự hài hoà giữa lợi
ích và truyền thống đoàn kết dân tộc, phù hợp với tập quán, phong tục của từng
dân tộc.
Quy hoạch chi tiết các khu, điểm tái định cư phải đảm bảo được tính bền
vững lâu dài, chất lượng hiệu quả và tổ chức di chuyển cho các hộ tái định cư
tới nơi ở mới khi đã cơ bản hoàn thiện các công trình thiết yếu như: mặt bằng,
nước sinh hoạt, đường giao thông,…
Thường xuyên đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đã có đi đôi với
xây dựng mới nhằm thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển gữi vững ổn địn kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo vệ sinh thái. Việc tổ chức tái định cứ cho
đồng bào nằm trong vùng ngập và vùng bị ảnh hưởng phải đảm bảo an toàn và
hoàn thanh trước khi hồ thuỷ điện Lai Châu tích nước.
Xây dựng cơ cấu hạ tầng đồng bộ, tổ chức thực hiện tốt công tác bồi thường,
hỗ trợ di dân, tái định cư, quy hoạch phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ thương mại một cách toàn diện trên cơ sở lợi thế của từng
vùng. Xây dựng dự án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là rừng phòng
hộ đầu nguồn sông Đà, nhằm phát huy tác động nhiều mặt của rừng trong đó có
tác động giữ nước cung cấp cho hoạt động của nhà máy thuỷ điện trên sông Đà,
hạn chế lũ lụt, đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu. Xây dựng các khu tái định cư
có đủ diện tích đất ở, đất sản xuất cho nhân dân di dời tại các công trình thủy
điện ổn định cuộc sống lâu dài là việc làm cấp bách nhưng cũng hết sức khó
khăn phức tạp. Trong quá trình thực hiện, các chủ đầu tư và chính quyền địa
phương cần tổ chức rút kinh nghiệm những mặt làm được và chưa được để có
hướng khắc phục. Đối với những dự án đang gặp khó khăn vướng mắc cũng cần
nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục để người dân sớm ổn định cuộc sống
Huy động sức mạnh tổng thể của cả hệ thống chính trị để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đầu tư
dự án thuỷ điện, công tác di dân, tái định cư. Tăng cường kiểm tra, giám sát,
đôn đốc việc tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những vấn đề nẩy sinh từ cơ
sở.

Ổn định cuộc sống lâu dài cho nhân dân di dời giải tỏa tái định cư tại các
công trình thủy điện là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ đối với chính quyền địa
phương mà còn là trách nhiệm của các chủ dự án. Vì vậy, các chủ dự án cùng
với chính quyền địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc khảo sát quy
hoạch, xây dựng các khu tái định cư có đủ đất sản xuất và đất ở để người dân
yên tâm ổn định cuộc sống lâu dài. Đối với những khu tái định cư đã được xây
dựng nhưng không đủ diện tích đất cần có kế hoạch giãn dân kết hợp với quy
hoạch mở rộng diện tích, để cấp cho dân ở và sản xuất. Đối với những gia đình
đã được cấp đất ở, đất sản xuất, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương
cần nhanh chóng đo đạc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho họ
nhằm tránh tình trạng tranh chấp đất đai giữa các hộ tái định cư với nhau và
nhất là giữa các hộ tái định cư với các hộ dân sở tại.
Có thể nói, phần lớn nhân dân vùng bị ảnh hưởng phải di dời thuộc đồng bào
dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, đời sống gặp nhiều khó khăn nên việc hỗ
trợ ban đầu cho họ ổn định cuộc sống là cần thiết. Được biết, các hộ dân di dời
đều được Nhà nước đền bù thỏa đáng, hộ thấp nhất cũng được 30 triệu đồng,
cao nhất đến hai, ba trăm triệu đồng. Ngoài ra mỗi người trong diện di dời còn
được hỗ trợ mỗi tháng 30 kg gạo và 100 nghìn đồng tiền thực phẩm, trong thời
gian một năm. Tuy nhiên, tại một số nơi, xảy ra tình trạng sau khi nhận tiền đền
bù người dân tiêu xài phung phí như sắm xe máy, ti-vi, điện thoại di động, ăn
nhậu không những gây khó khăn cho cuộc sống sau này mà còn làm cho tình
hình an ninh trật tự trên địa bàn thêm phức tạp. Vì vậy, về lâu dài, chính quyền
địa phương, đặc biệt là các đoàn thể cần tuyên truyền vận động và hướng dẫn họ
cách làm ăn để họ sử dụng đồng tiền đúng mục đích như gửi tiết kiệm ngân
hàng, đầu tư cho chăn nuôi, phát triển sản xuất ổn định cuộc sống lâu dài, không
trông chờ sự giúp đỡ của Nhà nước. Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp cùng với chính quyền địa phương cần ưu tiên hỗ trợ giống cây,
con, cũng như kinh phí khuyến nông, khuyến lâm và có trách nhiệm hướng dẫn
để nhân dân phát triển sản xuất. Hiện nay tại một số khu tái định cư, nhân dân
kiến nghị tăng thời gian hỗ trợ từ 12 tháng như hiện nay lên 36 tháng để họ có

đủ thời gian ổn định sản xuất, cuộc sống nơi ở mới; đồng thời hỗ trợ tiền đất và
tài sản trên đất nằm ngoài dự án.
Hiện nay, việc triển khai xây dựng các khu tái định cư, tùy theo đặc điểm cụ
thể từng vùng, mỗi địa phương có những cách làm khác nhau. Kinh nghiệm cho

×