Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang đạt được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử với
mức tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh mẽ, đi cùng với đó là tốc độ đô thị
hoá nhanh và sự bất bình đẳng đặc biệt giữa khu vực nông thôn và thành
thị. Tuy nhiên, với hơn 73% dân số sống ở vùng nông thôn, sự phát triển
trong quá khứ và hiện tại ở mức độ nào đó đã mang lại lợi ích cho những
người dân nông thôn bởi vì tỉ lệ nghèo đói đã giảm xuống. Thậm chí mức
độ phát triển cũng diễn ra không đồng đều ngay trong chính khu vực nông
thôn, đặc biệt là khu vực miền núi. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, và
thuỷ sản ở khu vực nông thôn Việt Nam đang phải đối mặt với những thách
thức khác, ví dụ như các thách thức gặp phải khi Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO). Những khó khăn
vĩ mô đang cản trở sự phát triển khu vực nông thôn, nơi mà tỷ lệ nghèo đói
và tỷ lệ thất nghiệp nông thôn cao, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, diện
tích đất nông nông nghiệp giảm do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại
hoá, dịch vụ nông thôn không phát triển kể cả giáo dục, y tế, sự hạn chế
trong việc huy đông các nguồn lực tài chính địa phương và hệ thống quản
lý tài chính và chính sách tài chính cho phát triển nông thôn coi người nông
dân là trọng tâm còn bất hợp lý. Đối mặt với những khó khăn và thách
1
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
thức như trên, Đảng và Nhà nước ta đã và đang tiến hành nhiều chính sách
phát triển nhằm cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn mà một
trong số đó là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở
nước ta
Là một tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có trên 100 nghìn ha đất
nông nghiệp, dân số gần 1,8 triệu người. Trong đó có gần 90% số dân sống
ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp.
Thực tế cho thấy, khu vực nông thôn Thái Bình nhiều năm qua mặc
dù đã có những bước phát triển khá toàn diện, đời sống nông dân không
ngừng được nâng cao, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với khu vực đô thị. Cơ
sở vật chất hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ và chưa
đạt chuẩn về quy mô, chất lượng, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu thúc đẩy
phát triển sản xuất, đời sống.
Dù không phải địa phương nằm trong danh sách 11 xã điểm về mô
hình nông thôn mới, song ngay khi có Quyết định số 491/QÐ-TTg ngày 16-
4-2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới, Thái Bình chủ động bắt tay vào thí điểm mô hình này trên tám xã
(xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, xã Vũ Phúc, TP Thái Bình; xã Thụy Trình,
Thái Thụy; xã An Ninh, Tiền Hải; xã Nguyên Xá, Vũ Thư; xã Trọng Quan,
Ðông Hưng; xã Hồng Minh, Hưng Hà và xã Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ) và đã
thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Xuất phát từ lý do trên nhóm chúng em thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
tại tỉnh Thái Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các văn bản chính sách liên quan đến chương trình xây dựng
nông thôn mới.
2
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
- Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại tỉnh
Thái Bình.
- Đánh giá những khó khăn và tồn tại chính trong quá trình xây dựng nông
thôn mới.
- Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng nông thôn
mới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn tỉnh
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng, đánh giá tình
hình và kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai trên
địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái
Bình.
- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng chủ yếu là loại số liệu thứ cấp có thời
gian từ năm 2009 đến nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thức cấp được thu thập
qua sách báo, luận văn, luận án, internet và các nghiên cứu trước có liên
quan…
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích so sánh: Qua những kết
quả đạt được của chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Thái Bình
ta có thể so sánh, đánh giá được hoạt động xây dựng nông thôn mới của tỉnh
qua từng năm.Từ đó đánh giá được những mặt tồn tại, hạn chế để đề ra
giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình
3
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
II. NỘI DUNG
2.1 Một số vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới
a) Khái niệm Nông thôn mới
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị, các thành phố,
các thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.
Đã có một số diễn giải và phân tích về khái niệm thế nào là nông thôn
mới. Nông dân mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị
tứ; đó là nông thôn mới chứ không phải là nông thôn truyền thống. Nếu
so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn
mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng 2006).
Ngày 04 tháng 6 năm 2010 Thủ Tướng Chính Phủ ban hành quyết định
số 800/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020. Tại quyết định này, mục tiêu
chung của Chương trình được xác định là: “Xây dựng nông thôn mới có
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và
các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân
tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trất tự được giữ vững;
đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
4
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội
dân chủ
Dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh
thần được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự
được giữ vững.
Xây dựng nông thôn mới là một chính sách về một mô hình phát triển cả
nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều
lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết
các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính
toán, cân đối mang tính tổng thể, khác phục tình trạng rời rạc hoặc duy
ý chí.
Nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020 bao gồm các đặc trưng
(1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông
thôn được nâng cao.
(2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội
hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
(3) Dân trí được nâng cao, bản sắc dân tộc được gìn giữ và phát huy.
(4) An ninh tốt, quản lý dâ chủ
(5) Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao.
b) Chủ thể xây dựng Nông thôn mới
Trong cuộc xây dựng nông thôn mới, người dân phải tham gia từ khâu
quy hoạch, đồng thời góp công, góp của và phần lớn trực tiếp lao động
sản xuất trog quá trình làm ra của cải vật chất, giữ gìn bản sắc dân tộc
đồng thời, cũng là người hưởng lợi từ thành quả của nông thôn mới,
chính vì vậy, người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới.
“ Có người cho rằng chủ thế xây dựng nông thôn mới là chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế người dân mới thự sự là chủ thể xây dựng nông
thôn. Đó không phải là do nhà nước không có đủ tiềm lực kinh tế để
đóng vai trò chủ thể này, mà cho dù tiềm lực kinh tế của nhà nước có
mạnh đi nữa thì cũng không thể thiếu sự tham gia đóng góp của người
5
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
dân. Hiển nhiên nói người nông dân ở đây không phải chỉ đơn thuần là
cá thể nông dân, mà phải được hiểu là các tổ chức nông dân”. (Cù Ngọc
Hưởng, 2006)
2.2 Hệ thống các văn bản chính sách liên quan đến chương trình xây
dựng nông thôn mới
- Ngày 16/04/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-
TTg về việc “Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”. Bộ tiêu chí là
căn cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá công
nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới. Bộ tiêu chí này gồm 19 tiêu chí
thuộc 5 nội dung lớn là: (1) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; (2) Hạ tầng
kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ
sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư; (3) Kinh tế và
tổ chức sản xuất gồm 4 tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động,
hình thức tổ chức sản xuất; (4) văn hóa – xã hội – môi trường: gồm 4 tiêu
chí về giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường; (5) Hệ thống chính trị: gồm 2
tiêu chí là hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã
hội được giữ vững.
- Nhằm đáp ứng các tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới của Thủ tướng
Chính phủ, ngày 30/06/2009 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số
21/2009/TT-BXD “Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch xây dựng nông thôn”. Thông tư này quy định việc lập, thẩm định, phê
duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn trong phạm vi ranh giới
hành chính của một xã. Đối tượng lập quy hoạch xây dựng nông thôn bao
6
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
gồm: mạng lưới điểm dân cư nông thôn trong ranh giới hành chính của
một xã, trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn tập trung.
- Tiếp đó, ngày 21/08/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT “Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới”. Thông tư này bao gồm các quy định chung và
quy định cụ thể về nội dung, phương pháp xác định các tiêu chí, việc tổ chức
đánh giá, xét duyệt đạt chuẩn nông thôn mới.
- Ngày 04/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-
TTg “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010 – 2020” với mục tiêu: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức
tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
- Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 và Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16
tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới, ngày 13/04/2011, Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên
tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC “Hướng dẫn một số nội dung
thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”. Thông tư này hướng dẫn các nội
dung về quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
7
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 trên địa bàn tất cả các xã trong toàn quốc;
quy trình, thủ tục về lập kế hoạch, quản lý ngân sách, cấp phát, thanh quyết
toán vốn hỗ trợ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện
các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là Chương trình xây dựng NTM).
- Thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, Thái Bình đã tích cực
triển khai chương trình trên khắp các vùng miền. Đại hội Đảng bộ các xã
nhiệm kỳ 2010-2015 đã đưa "Xây dựng nông thôn mới" thành một trong số
nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội. Ban chấp hành khóa mới các
xã đã họp và ra Nghị quyết chuyên đề; trong đó có nhiều giải pháp cụ thể để
xây dựng thành công xã nông thôn mới. Tiêu biểu là Nghị quyết số
13/2011/NQ-HĐND ngày 20/07/2011 của Hôi đồng nhân dân tỉnh Thái
Bình trong kỳ họp thứ 2 – khóa XV về việc “Phê duyệt một số cơ chế, chính
sách hỗ trợ đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2011-
2015”. Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 16/08/2011 của UBND tỉnh
Thái Bình về việc “Ban hành quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và
quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới tỉnh
Thái Bình, giai đoạn 2011-2015”. Quyết định này quy định một số cơ chế,
chính sách hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng và
xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
trên địa bàn tỉnh; cơ chế quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng nông thôn mới.
2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới ở Thái Bình
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới đến năm 2020 của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Thái Bình, với mục tiêu
xây dựng nông thôn có kết cấu hạ tầng hiện đại theo quy hoạch; cơ cấu
kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với phát
triển công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
8
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; giữ gìn môi trường sinh thái; an ninh trật tự
được đảm bảo; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao,
Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Thái Bình đã triển khai hàng
loạt các chương trình, chính sách để thực hiện mục tiêu này:
2.3.1 Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, UBND tỉnh
Thái Bình đã họp tiểu ban tuyên truyền chương trình nông thôn mới để lập
kế hoạch tuyên truyền, phân công nhiệm vụ cho từng cấp từng ngành. Các
cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị xã hội nâng cao tinh thần trách
nhiệm, tích cực triển khai công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân các địa phương trong tỉnh.
Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thái Bình mở chuyên mục truyên
truyền về xây dựng nông thôn mới. Hệ thống đài truyền thanh huyện, xã
tăng thời lượng tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước
về xây dựng nông thôn mới.Các huyện ủy xây dựng kế hoạch tuyên truyền
gửi cho các tổ chức Đảng cơ sở. Ban tuyên giáo huyện ủy tập trung phối
hợp với các phòng ban trong huyện hướng dẫn chỉ đạo việc tuyên truyền
sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân bằng hình thức
như qua hệ thồng truyền thanh huyện, xã, qua các buổi sinh hoạt tổ chức,
đoàn thể ở xã, thôn. Chỉ đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội xây dựng
chương trình hành động, tổ chức các hoạt động trong đó lồng ghép để
tuyên truyền và vận động, các hội viên, đoàn viên về chủ trương của đảng,
nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực hiện mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới.
Kế hoạch tuyên truyền vận động tập trung vào các chủ trương, quan
điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, những nhiệm vụ giải pháp của
tỉnh, của địa phương, cơ sở trong xây dựng nông thôn mới; đặc điểm,
nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; Các cơ chế trong xây dựng nông thôn
9
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
mới; Những nội dung, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các
ngành liên quan đến các nội dung xây dựng nông thôn mới. Tiến độ thực
hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, nhân tố mới, những mô hình,
cách làm hay, sáng tạo trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng nông
thôn mới. Để chương trình được thực hiện tốt và có hiệu quả thì mỗi người
dân và mỗi đoàn viên, thanh niên tỉnh Thái Bình phải là lực lượng đi đầu
trong thi đua thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới với các nội
dung:
2.3.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
Theo thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC
“Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04
tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, xây dựng nông
thôn mới gồm các bước và nội dung cụ thể sau:
2.3.2.1 Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện, gồm:
- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh, thành
phố (gọi chung là Ban Chỉ đạo tỉnh); Văn phòng Điều phối Chương trình xây
dựng NTM.
- Cấp huyện, thị xã: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM
của huyện, thị xã (gọi chung là Ban Chỉ đạo huyện).
- Cấp xã: Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết
định việc thành lập hoặc không thành lập Ban chỉ đạo xây dựng NTM ở cấp
xã; Ban quản lý xây dựng NTM xã (gọi tắt là Ban quản lý xã)
- Cấp thôn, bản, ấp: Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người
có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực
tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận.
2.3.2.2 Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM
(được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
10
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
- Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây
dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong
suốt quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM.
- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
ở khu dân cư” gắn với xây dựng NTM theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
2.3.2.3 Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí
quốc gia NTM
Nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện đề
án NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM. Yêu cầu:
- Thành lập tổ khảo sát đánh giá: Thành phần gồm đại diện lãnh đạo UBND
xã, cán bộ chuyên môn, đại diện một số thôn trong xã; mỗi thôn thành lập
nhóm khảo sát (khoảng 5-6 người) để hỗ trợ cho tổ khảo sát xã thực hiện
nhiệm vụ khảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn đó.
- Tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh giá thực trạng nông
thôn, lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ khảo sát đánh giá.
- Tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát phối hợp với các nhóm ở các
thôn, bản tiến hành đo đạc, ước tính hoặc tính toán từng nội dung các tiêu
chí.
- Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã so với yêu cầu của Bộ
tiêu chí quốc gia NTM như: Số tiêu chí đạt, mức đạt; những tiêu chí chưa
đạt, mức đạt cụ thể từng chỉ tiêu của tiêu chí
2.3.2.4 Xây dựng quy hoạch NTM của xã
- Nội dung:
Quy hoạch sử dụng đất bố trí dân cư và hạ tầng công cộng theo chuẩn NTM.
11
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp (bao gồm: Trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp), đất cho sản xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ
tầng phục vụ sản xuất kèm theo.
- Yêu cầu:
Quy hoạch hạ tầng (giao thông, thủy lợi, điện); quy hoạch sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp - dịch vụ của xã phải phù hợp với quy hoạch của vùng
(huyện hoặc liên xã).
Trên cơ sở các bản đồ thực trạng đã có (trong trường hợp không có bản đồ
địa hình thì sử dụng bản đồ địa chính), căn cứ vào yêu cầu các quy chuẩn
mới về hạ tầng (do các Bộ liên quan ban hành), yêu cầu mới về phát triển
dân cư, phát triển công nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hóa và hạ tầng
phục vụ sản xuất… khi quy hoạch, phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
- Nhiệm vụ: Xây dựng quy hoạch chung (tổng thể) và quy hoạch chi tiết cho:
(i) Khu dân cư và hạ tầng công cộng khu dân cư; (ii) Quy hoạch chi tiết khu
sản xuất nông nghiệp kèm hạ tầng cho khu này; (iii) Quy hoạch chi tiết sản
xuất công nghiệp - dịch vụ và hạ tầng kèm theo.
- Quản lý quy hoạch: Đất quy hoạch các công trình hạ tầng (khu dân cư và khu
sản xuất) sau khi được phê duyệt phải cắm mốc chỉ giới để quản lý nhằm
tránh xâm hại.
2.3.2.5 Lập, phê duyệt đề án xây dựng NTM của xã
- Đề án xây dựng NTM của xã. Đề án thể hiện được: Kết quả khảo sát đánh giá
thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia NTM, quy
hoạch NTM của xã. Mục tiêu đề án là đạt được các tiêu chí quốc gia của xã
NTM. Danh mục các công trình, dự án nhằm đạt được từng tiêu chí quốc
gia xã NTM, thứ tự ưu tiên thực hiện. Tổng dự toán ngân sách thực hiện đề
án. Kế hoạch tổng thể và lộ trình thực hiện đề án. Các giải pháp thực hiện
đề án như giải pháp về vốn, về nguồn nhân lực, về kỹ thuật, về bảo vệ môi
trường…
12
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
- Đề án xây dựng NTM của xã được người dân, cộng đồng và các đối tượng
có liên quan khác tham gia, đóng góp ý kiến.
- Sau khi hoàn chỉnh, trình đề án xây dựng NTM của xã lên UBND huyện
thẩm định và phê duyệt, sau đó công bố công khai cho nhân dân trong xã
biết để thực hiện.
2.3.2.6 Tổ chức thực hiện đề án
a. UBND tỉnh:
- Cụ thể hoá, hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện đặc điểm của địa phương
và chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan thường trực
chương trình. Cơ quan thường trực chương trình chủ trì phối hợp các Sở,
ngành của tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Chương trình và có
nhiệm vụ:
Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tỉnh, hướng dẫn các
huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện Chương
trình xây dựng NTM từng năm trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh;
Tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện các dự án thuộc Chương trình về xây
dựng NTM của các huyện gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để thực
hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn;
Trên cơ sở hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương; chủ trì phối hợp các
đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh ban hành hướng dẫn phù
hợp với điều kiện ở địa phương;
Thực hiện một số nội dung của dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cán bộ xây dựng nông thôn mới khi được UBND tỉnh giao.
Giúp Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh tổ chức kiểm tra,
theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của tỉnh và Ban Chỉ đạo
trung ương;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh phân công.
b. UBND các huyện, thị xã: Lãnh đạo Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện hoàn
thành các nhiệm vụ theo quy định.
13
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
c. UBND các xã: Lãnh đạo Ban quản lý xã, Ban phát triển thôn hoàn thành các
nhiệm vụ quy định.
2.3.2.7 Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình
a. Kiểm tra, giám sát, đánh giá:
- Ban Chỉ đạo tỉnh:
Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ, hiệu quả
Chương trình trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo Ban Chỉ đạo các huyện xây dựng
các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm, từng giai đoạn và kết thúc
Chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quả Chương trình trên
địa bàn toàn tỉnh.
Chỉ đạo các đơn vị, Ban Chỉ đạo các huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra
thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, các đơn vị liên quan tạo điều kiện để
Hội đồng Nhân dân các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoàn
thể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực
hiện Chương trình.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành
liên quan đề xuất kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả
thực hiện Chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Chương
trình; Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm toán thực
hiện Chương trình hàng năm trình Chính phủ quyết định.
b. Báo cáo kết quả thực hiện:
- Ban Chỉ đạo tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện thu thập báo cáo ở các cấp địa
phương để tổng hợp báo cáo gửi Ban Chỉ đạo trung ương. Ban Chỉ đạo
chương trình ở mỗi cấp địa phương phải có cán bộ chuyên trách về công
tác báo cáo tổng hợp. Riêng số liệu giải ngân vốn, trước khi gửi báo cáo,
yêu cầu các chủ đầu tư phải đối chiếu số liệu có xác nhận của Kho bạc Nhà
nước (KBNN) tại nơi mở tài khoản. Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực
hiện theo quy định.
14
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo
trung ương theo kỳ 6 tháng và cả năm.
2.3.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện
2.3.3.1 Trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương:
- Các Bộ, ngành được phân công thực hiện các nội dung của chương trình
chịu trách nhiệm về việc xây dựng cơ chế, chính sách; hướng dẫn xây dựng
các đề án, dự án để thực hiện các nội dung theo yêu cầu của Bộ tiêu chí
quốc gia về nông thôn mới, đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện
ở cơ sở.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực Chương
trình, có nhiệm vụ: Giúp Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo thực hiện Chương
trình; chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch 5
năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí
thực hiện Chương trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để tổng
hợp báo cáo Chính phủ. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện
Chương trình của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương và
Chính phủ.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành
có liên quan cân đối và phân bổ nguồn lực cho Chương trình thuộc nguồn
vốn ngân sách Trung ương; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng
cơ chế, chính sách, quản lý thực hiện Chương trình.
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn xác định vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ
cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình
theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời chịu trách nhiệm
hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các Đề án, dự án của Chương
15
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
trình; giám sát chỉ tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí Chương trình; cơ chế
lồng ghép các nguồn vốn.
- Bộ Xây dựng hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương hoàn thành quy hoạch ở
các xã theo tiêu chí nông thôn mới.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách
tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiện chương trình;
- Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tuyên truyền phục vụ
yêu cầu của chương trình.
2.3.3.2 Trách nhiệm của địa phương
- Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo,
quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng
NTM trên phạm vi địa bàn.
- Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM
đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo tỉnh thực
hiện Chương trình trên địa bàn.
- Ban Chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực
hiện các nội dung của Chương trình NTM trên phạm vi địa bàn huyện:
Hướng dẫn, hỗ trợ xã rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn; tổng hợp
chung báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh;
Hướng dẫn, hỗ trợ xã xây dựng đề án xây dựng NTM; giúp UBND huyện tổ
chức thẩm định và phê duyệt đề án theo đề nghị của UBND xã.
Giúp UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật
(KTKT) các công trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ trên 03 (ba) tỷ
đồng trong tổng giá trị của công trình;
Tổng hợp kế hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng
NTM trên địa bàn hàng năm và 5 năm báo cáo Ban Chỉ đạo tỉnh;
16
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ
quan thường trực điều phối, giúp Ban Chỉ đạo huyện thực hiện Chương
trình xây dựng NTM trên địa bàn.
- Ban quản lý xã:
Là chủ đầu tư các dự án, nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.
UBND tỉnh và UBND huyện có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ
chuyên môn giúp các Ban quản lý xã thực hiện nhiệm vụ được giao.
Tổ chức xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch tổng thể và kế hoạch đầu tư
hàng năm xây dựng NTM của xã, lấy ý kiến các cộng đồng dân cư trong
toàn xã và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện, giám sát các
hoạt động thực thi các dự án đầu tư trên địa bàn xã.
Quản lý và triển khai thực hiện các dự án, nội dung bao gồm việc thực hiện
các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa
dự án vào khai thác, sử dụng.
Được ký các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộng
đồng hoặc cá nhân cung cấp các hàng hóa, xây lắp và dịch vụ để thực hiện
các công trình, dự án đầu tư.
- Ban phát triển thôn:
Tổ chức họp dân: để tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ
trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của
người dân, cộng đồng thôn trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các
cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ
chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về phát triển
nông thôn.
Tổ chức lấy ý kiến của người dân trong thôn tham gia góp ý vào bản quy
hoạch, bản đề án xây dựng NTM chung của xã theo yêu cầu của Ban quản lý
xã.
17
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên
địa bàn thôn (đường giao thông, đường điện liên xóm, liên gia; xây dựng
trường mầm non, nhà văn hóa thôn).
Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua giữa các xóm, các
hộ tập trung cải tạo ao, vườn, chỉnh trang cổng ngõ, tường rào để có cảnh
quan đẹp. Tổ chức hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải
tạo hệ thống tiêu, thoát nước; cải tạo, khôi phục các ao hồ sinh thái; trồng
cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải.
Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây
dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi
đua do xã phát động.
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh
tế tăng thu nhập, giảm nghèo.
Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn.
Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình
sau khi nghiệm thu bàn giao.
Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương
ước, nội quy phát triển thôn.
- Ngoài ra, Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chuyên mục về
xây dựng NTM trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương
trong suốt quá trình thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Thực hiện
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư” gắn với xây dựng NTM theo hướng dẫn của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam…
2.3.3.3 Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể:
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành
viên tích cực tham gia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc
vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bổ
18
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
sung theo các nội dung mới phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới.
2.4 Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
2.4.1 Nhân lực
Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc kết hợp phát huy vai
trò chủ thể của người dân.
2.4.2 Vốn
Các địa phương thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để
triển khai thực hiện chương trình:
a. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc
gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ
có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai
trong những năm tiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình
quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế
hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh
nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương
trình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện,
xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu
tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênh mương; phát triển đường
giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng
nghề…
- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình, bao gồm cả trái phiếu
Chính phủ (nếu có)
19
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
b. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức
triển khai Chương trình. Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tăng tỷ lệ vốn
thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân
sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới;
c. Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng
thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được
ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật;
d. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho
từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thông qua;
e. Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;
f. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng:
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh,
thành phố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường
giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng
làng nghề ở nông thôn và theo danh mục quy định tại Nghị định số
106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ;
- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP
ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
nông nghiệp, nông thôn.
g. Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2.5 Nội dung triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới
- Thành lập hệ thống quản lý các cấp.
- Thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
xây dựng chuyên mục về xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện
20
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
thông tin đại chúng, thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn để làm cơ sở cho việc xây dựng
nội dung, kế hoạch thực hiện đề án nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia
nông thôn mới.
- Triển khai xây dựng quy hoạch nông thôn mới: Thực hiện quy hoạch xây
dựng nông thôn mới trên tất cả các huyện, xã trên địa bàn tỉnh. Phê duyệt
quy hoạch chung các cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế như hệ thống
đường giao thông, điện sáng… Lập quy hoạch chi tiết cho từng vùng gồm
khu trung tâm xã, các hệ thống thủy lợi nội đồng… Lập kế hoạch đầu tư
thực hiện đề án.
- Thực hiện đề án của tỉnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở
chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, hướng
dẫn, triển khai tổ chức thực hiện và xây dựng đề án, các chính sách phát
triển nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
- Thực hiện dồn điền đổi thửa chỉnh trang đồng ruộng.
- Thực hiện phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, gồm: Phát
triên sản xuất nông nghiệp, các cụm công nghiệp, làng nghề, thực hiện cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình trọng điểm, ưu tiên xây dựng các
công trình phục vụ phát triển sản xuất, xây dựng nâng cấp trường đạt tiêu
chuẩn quốc gia. Tiếp tục đầu tư nâng cấp để giữ vững chuẩn quốc gia về y
tế cơ sở, nâng cấp xây dựng trụ sở, hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ở nông
thôn. Tập trung xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi để tạo bước
đột phá về sản xuất nông nghiệp và các công trình phúc lợi chung.
2.6 Kết quả bước đầu đạt được
Dù không phải địa phương nằm trong danh sách 11 xã điểm về mô
hình nông thôn mới, song ngay khi có Quyết định số 491/QÐ-TTg ngày 16-
4-2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới, Thái Bình chủ động bắt tay vào thí điểm mô hình này trên tám xã
21
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
(Thanh Tân, huyện Kiến Xương, Vũ Phúc, TP Thái Bình; Thụy Trình, Thái
Thụy; An Ninh, Tiền Hải; Nguyên Xá, Vũ Thư; Trọng Quan, Ðông Hưng;
Hồng Minh, Hưng Hà và Quỳnh Minh, Quỳnh Phụ). Sau ba năm triển khai
thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, thời gian không phải là
dài đối với một chủ trương lớn, nhưng tỉnh Thái Bình đã thu được những
kết quả khá vững chắc, trở thành một trong những điểm sáng của cả nước
về xây dựng nông thôn mới.
Tại các xã điểm của tỉnh, ngay từ quí II- 2010 đã tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng KT-XH, cơ sở hạ tầng, đời sống hộ nông dân… phối hợp
chặt chẽ với đơn vị tư vấn tiến hành qui hoạch, xây dựng đề án, đồ án nông
thôn mới của địa phương. Công tác qui hoạch, tập trung vào một số nội
dung cơ bản là: Qui vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa; qui hoạch khu
trung tâm xã và các điểm dân cư; qui hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế
- xã hội; qui hoạch giao thông và thủy lợi nội đồng. Tiếp theo công tác qui
hoạch là công việc tổ chức vận động hộ gia đình, dòng họ thực hiện "dồn
điền đổi thửa", theo qui vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Năm 2007,
Thái Bình đã tiến hành "dồn điền đổi thửa", kết quả đạt được từ 6-7 mảnh
ruộng/hộ xuống còn 2,5 đến 3 mảnh/hộ. Yêu cầu sản xuất nông nghiệp
hàng hóa của giai đoạn mới, thì kết quả dồn đổi ruộng đất năm 2007 là
chưa đạt. Song dù sao cũng để lại bài học kinh nghiệm quí về tổ chức, vận
động, một khi "ý Đảng lòng dân" đã hòa quyện làm một thì khó đến mấy
cũng thành công. Lần "dồn điền đổi thửa" này có sự kết hợp chặt chẽ và
nêu cao vai trò 4 thành phần cơ bản: Hộ, nhóm hộ, dòng họ, thôn làng được
phát huy cao độ, nên từ các xã điểm đã lan tỏa nhanh chóng ra toàn tỉnh.
Đến nay không chỉ các xã điểm của tỉnh, của huyện mà có hàng chục xã đã
hoàn thành "dồn đổi" theo qui hoạch vùng sản xuất, đạt từ 1,15 đến 1,8
mảnh ruộng/hộ.
22
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
Sau thành công qui hoạch và "dồn điền đổi thửa", xã Thanh Tân (Kiến
Xương) đã có nhiều vùng sản xuất hàng hóa lớn. Trong đó có vùng trồng
đậu tương rộng hơn 100 ha. Xã Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ), có vùng trồng ớt
xuất khẩu 52 ha. Xã Hồng Minh (Hưng Hà) với tổng diện tích đất canh tác
533,6 ha, được đưa vào qui hoạch 4 vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó có
vùng sản xuất 2 vụ lúa chất lượng cao và một vụ đông 175 ha… Tại các
vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của nông dân cao hơn hẳn so với các
năm trước. Trong đó có các vùng trồng ớt xuất khẩu; vùng trồng khoai tây
thu nhập cao gấp 2-3 lần trước.
Từ kết quả qui hoạch vùng sản xuất và công tác "dồn điền đổi thửa"
hợp với lòng dân còn mang lại nhiều hiệu quả mang tính xã hội. Nhân dân
8 xã vùng xây dựng nông thôn mới đã tự nguyện đóng góp 1,209 triệu
m
2
ruộng đất để chỉnh trang lại thôn làng, ruộng đồng. Trong đó có xã
Trọng Quan, bình quân mỗi khẩu góp 48m
2
đất; xã Hồng Minh
15m
2
đất/khẩu. Học tập cách phát động các xã làm điểm "xây dựng nông
thôn mới", xã Đông Mỹ (Thành phố Thái Bình) có một hộ nông dân hiến cho
xã 372 m
2
đất để xây dựng công trình xã hội của xã. Không chỉ có hiến đất,
nhiều xã còn vận động hộ nông dân đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ
tầng. Xã Nguyên Xá các hộ nông dân đóng góp với xã được 1,05 tỷ đồng; xã
Thanh Tân nông dân đóng góp 2,5 tỷ đồng. Xã Quỳnh Minh, Trọng Quan,
nông dân tự nguyện đóng góp 40-48% tổng số kinh phí xây dựng hạ tầng
cơ sở cho "nông thôn mới" …
Có hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi, có vùng sản xuất hàng hóa
thu hoạch đại trà đã đẩy phong trào cơ giới hóa của các xã làm điểm và
không phải làm điểm phát triển nhanh chóng. Đến nay ngoài kinh phí hỗ
trợ của tỉnh (mang tính kích cầu) xã Nguyên Xá đã mua thêm 2 máy gặt
đập liên hợp, 3 máy cày. Hàng chục hộ nông dân của Nguyên Xá có máy
nông nghiệp đã tự giác tham gia vào các tổ dịch vụ do HTX DVNN điều
23
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
hành. Xã Thanh Tân, nông dân đã mua thêm 3 máy gặt đập liên hợp, 3 máy
làm đất cỡ trung và 72 máy làm đất cỡ nhỏ, 4 công cụ gieo sạ lúa. Vì vậy
Thanh Tân chủ động làm đất 100% bằng cơ giới và 30% thu hoạch lúa
bằng máy gặt đập liên hợp. Vụ xuân 2011, từ kết quả cơ giới ở các xã điểm
đã phát triển rộng khắp nên tiền công gặt rẻ hơn các vụ trước 40-60 ngàn
đồng/sào; công làm đất gieo cấy vụ mùa cũng hạ so với trước 20 ngàn
đồng/sào (trong khi giá xăng dầu, giá công lao động xã hội khá cao).
Đồng thời, để thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, các cấp,
các ngành đã lồng ghép các chương trình và huy động mọi nguồn lực để
xây dựng nông thôn mới. Có lẽ chưa bao giờ tại Thái Bình chỉ trong thời
gian ngắn các nguồn vốn được huy động để xây dựng các công trình hạ
tầng lớn như thời gian vừa qua. Từ năm 2009 đến nay, tổng nguồn vốn huy
động cho 8 xã điểm đạt 559,452 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn nhân dân
đóng góp 91 tỷ đồng. Từ các nguồn vốn trên, các xã tập trung xây dựng các
công trình giao thông, thủy lợi để tạo bước đột phá về sản xuất nông
nghiệp và các công trình phúc lợi chung như: Công trình văn hoá, giáo dục,
y tế, cấp nước sạch Cụ thể: Xây dựng hoàn thành 7 trường Trung học cơ
sở, tiểu học và 5 trường mầm non; xây mới 1 nhà văn hoá xã, 11 nhà văn
hoá thôn; 1 trạm y tế xã…; đào đắp 498.804 m
3
bờ vùng, bờ thửa; cứng hóa
45 km kênh mương; xây mới và cải tạo, nâng cấp 8 trạm bơm
Năm 2010, Thái Bình đã hoàn thành công tác điều tra đánh giá thực
trạng nông thôn ở toàn bộ 267 xã, trong đó có 7 xã đạt từ 11 - 12 tiêu chí;
88 xã đạt từ 7 đến 10 tiêu chí; 52 xã đạt từ 5 đến 6 tiêu chí; 120 xã đạt dưới
5 tiêu chí. Đến nay, tất cả các xã đã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy
hoạch chung, trong đó 57 xã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu trung tâm
xã; 188 xã hoàn thành chi tiết giao thông, thủy lợi nội đồng; 134 xã đã cơ
bản hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng,
bình quân 1,6 thửa/hộ; các hộ nông dân tự nguyện góp khoảng 1.500 ha
24
Tiểu luận chính sách nông nghiệp Nhóm
23
đất để xây dựng kênh mương, bờ vùng, bờ thửa, đường giao thông nội
đồng. Các xã còn lại phấn đấu hoàn thành dồn điền, đổi thửa đất nông
nghiệp trong năm 2012.
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với
phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới đang trở thành
phong trào thi đua sôi nổi, đem lại hiệu quả thiết thực ở nhiều cơ sở; đã
xuất hiện một số tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến trong xây dựng nông
thôn mới được rút kinh nghiệm, tuyên truyền, nhân ra diện rộng.
2.7 Một số khó khăn và tồn tại chính
Phong trào xây dụng nông thôn mới ở Thái Bình đã đạt được rất
nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên, trong triển khai xây dựng nông thôn
mới còn một số khó khăn, tồn tại:
- Mục tiêu của Chương trình đề ra chưa rõ ràng: Các mục tiêu đề ra đến năm
2015 và 2020 là quá cao nên không có tính khả thi. Về Bộ tiêu chí quốc gia,
qua 2 năm thí điểm cho thấy, nhiều vấn đề khái niệm, phạm vi, nội dung,
phương pháp thu thập tính toán của từng tiêu chí còn những cứng nhắc,
chưa phù hợp với thực tiễn gây khó khăn trong quá trình thực hiện tại cơ
sơ, cũng như gây khó khăn cho công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện ở các xã thí điểm.
- Bất cập về vốn: Chương trình xây dựng nông thôn mới cần nguồn vốn rất
lớn, trong khi nguồn lực của Nhà nước và các doanh nghiệp, nhân dân có
hạn nên tiến độ triển khai các dự án rất chậm. Các hợp tác xã, chủ trang
trại và hộ gia đình rất khó tiếp cận được nguồn vốn theo Nghị định
41/2010-NĐ/CP ngày 12/04/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nông nghiêp, nông thôn. Ít có doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì nhiều nguyên nhân, trong đó
đáng chú ý là: thiếu đất, thiếu vốn
25