Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện thủy nguyên, hải phóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.23 KB, 35 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi
trọng xây dựng nông thôn. Nhưng với Nghị quyết số 26-NĐ/TW và Bộ tiêu chí do Thủ
tướng Chính phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được đề cập một
cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến
lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông
nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông
thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết


số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu: "Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các
hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn
dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường".
Để tìm hiểu phần nào về tình hình xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay,
chúng tôi đã tìm hiểu về chương trình này tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng và thực
hiện đề tài “Tìm hiểu về chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Thủy Nguyên,
Hải Phóng” trên cơ sở dự trên văn bản chính sách Quyết định số 528/QĐ-UBND 30 /
3/2011 của UBND huyện Thủy Nguyên về việc thực hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2011-2020. Với đề tài này chúng tôi

hi vọng sẽ làm rõ được về quá trình xây dựng nông thôn mới, những kết quả đã và chưa
đạt được của chính sách này trên địa bàn huyện Thủy Nguyên cũng như đưa ra một số
kiến nghị để hoàn thiện chính sách hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới
- Phân tích tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thủy
Nguyên
- Kết quả thực hiện chính sách
- Đánh giá tồn tại, hạn chế, bất cập của chính sách và đề xuất hoàn thiện chính
sách
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về các chính sách do chính phủ, các bộ, các

cấp tỉnh, cấp huyện Thủy Nguyên ban hành về xây dựng nông thôn mới và các hoạt động,
tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách
nông thôn mới ở huyện Thủy Nguyên
+ Phạm vi về không gian: Tìm hiểu, nghiên cứu trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
+ Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu: 2010 đến nay
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Thu thập tài liệu thứ cấp từ các nghiên cứu về
chương trình xây dựng nông thôn mới từ internet, sách báo, tạp chí… để tìm hiểu về tình
hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới huyện Thủy Nguyên
- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh kế hoạch thực hiện của huyện

với kết quả thực tế đạt được để từ đó đánh giá quá trình thực hiện chương trình kể đạt
được bao nhiêu so với chỉ tiêu đặt ra, so với bộ tiêu chí nông thôn mới do bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến chính sách
a. Khái niệm chính sách
- Chính sách là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực
nào đó của nền kinh tế, trong đó bao gồm các mục tiêu và phương pháp để đạt được mục
tiêu
- Chính sách là tập hợp các nguyên tắc do chính phủ ban hành. Các nguyên tắc này
có ảnh hưởng hoặc quy định đến các quyết định của chính phủ

- Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của
nền KTXH do chính phủ thực hiện. Nó bao gồm mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được
và phương pháp để đạt được mục tiêu đó
b. Khái niệm chính sách nông nghiệp
- Là tổng thể các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động, can thiệp
của Chính phủ vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo nhiều mục tiêu nhất định trong
một thời hạn nhất định
- Là tập hợp các chủ trương và hoạt động của Chính phủ nhằm thay đổi môi
trường cho nông nghiệp phát triển bằng cách:
+ Tác động vào việc cung cấp đầu vào như đất đai, cơ sở hạ tầng…
+ Tác động vào giá đầu vào hoặc đầu ra
+ Thay đổi về tổ chức

+ Khuyến khích chuyển giao công nghệ
c. Mục tiêu của chính sách nông nghiệp
- Đảm bảo cho nông nghiệp phát triển toàn diện
- Đảm bảo cho nông thôn phát triển toàn diện: xoá được đói, giảm được nghèo,
nông thôn phát triển bền vững;
- Đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, giữ vững độc lập chủ quyền quốc
gia, an ninh chính trị, quốc phòng.
d. Đặc điểm của chính sách nông nghiệp
- Chính sách NN tác động không chỉ đến nông dân mà tất cả các tấng lớp trong xã
hội
- Phạm vi tác động của CSNN rộng
- Quá trình hoạch định CSNN phải tính đến tác động của cả yếu tố kinh tế xã hội

và yếu tố tự nhiên
- Quá trình tiếp thu và thực hiện chính sách NN của người dân không đồng đều
giữa các địa phương.
e. Cấu trúc chính sách nông nghiệp
- Đánh giá thực trạng tình hình: mô tả thực trạng và các vấn đề bức xúc cần can
thiệp
- Mục tiêu của chính sách: nêu rõ những việc chính cần giải quyết các vấn đề bức
xúc
- Các giải pháp can thiệp: các hành động can thiệp để đạt các mục tiêu trên
- Tổ chức thực hiện các giải pháp: vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp,
các ngành
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách

g. Phân loại chính sách nông nghiệp
- Theo tính chất:
+ Chính sách mục tiêu
+ Chính sách hỗ trợ
- Theo thời gian
+ Chính sách dài hạn
+ Chính sách ngắn hạn
- Theo nội dung
+ Chính sách tổ chức
+ Chính sách giá
+ Chính sách thị trường
+ Chính sách nghiên cứu và phát triển

- Theo đối tượng tác động
+ Người sản xuất
+ Người tiêu dùng
+ Nhà kinh doanh
- Theo phạm vi tác động
+ Biên giới quốc gia
+ Vùng
+ Địa phương
2.1.2. Chính sách xây dựng nông thôn mới
a. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã.

b. Nông thôn mới là gì?
NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau:
(1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được
nâng cao
(2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại,
môi trường sinh thái được bảo vệ
(3) Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy
(4) An ninh tốt, quản lý dân chủ
(5) Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
c. Vì sao phải xây dựng nông thôn mới
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất
nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của

Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy
nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp
phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và
đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch,
kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước… còn yếu kém,
môi trường ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn
thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát
sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp
và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM là một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thầnh cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

d. Chương trình nông thôn mới
Theo quyết định 800/QĐ năm 2012 phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do thủ tướng Chính phủ ban hành thì
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể
về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:
(1). Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
(2). Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
(3). Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
(4). Giảm nghèo và an sinh xã hội.
(5). Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
(6). Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
(7). Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

(8). Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn.
(9). Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
(10). Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
trên địa bàn.
(11). Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
e. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách
- Nhân tố bên ngoài
+ Cơ chế, chính sách của Đảng và nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn
mới
+ Vốn ngân sách nhà nước
- Nhân tố bên trong
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng

+ Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới
+ Cơ chế quản lý của Hội đồng Ban chỉ đạo các cấp huyện, xã
+ Vốn huy động từ cộng đồng dân cư
2.1.3. Thực trạng nông thôn huyện Thủy Nguyên trước khi triển khai xây dựng nông
thôn mới
a. Đặc điểm tự nhiên
Huyện Thủy Nguyên nằm ở phía Bắc thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố
trên 10 km, huyện có diện tích tự nhiên là 24.279,9 ha, trong đó đất nông nghiệp là 10.573,62
ha, dân số trên 30 vạn người. Số người trong độ tuổi lao động khu vực nông nghiệp nông thôn
của huyện là 73.495 người chiếm 48,9% số người trong độ tuổi lao đông trong các ngành
nghề. Thủy Nguyên có 35 xã và 2 thị trấn, ngành nghề chính của nhân dân trong huyện là sản
xuất nông nghiệp, ngoài ra ở một số xã còn có các nghề phụ như sản xuất vật liệu xây dựng,

vận tải, cơ khí, mây tre đan, nuôi trồng và khai thác thủy sản.
Trong 5 năm trở lại đây huyện Thủy Nguyên có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất
thu hồi để xây dựng các dự án tương đối lớn là một thách thức không nhỏ đối với huyện về
chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn và bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân
khu vực nông thôn.
b. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2010 là 2.857,4 tỷ đồng,
trong đó: Nông nghiệp - thuỷ sản là 713,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25%; công nghiệp xây
dựng là 1.264,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44,3%; dịch vụ là 789,1 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
30,7%.
- Đối với sản xuất nông nghiệp:
+ Tổng diện tích gieo cấy năm 2010 là 14.321 ha, sản lượng bình quân đạt 57,95

tạ/ha (vụ xuân 7.149 ha, năng suất 60 tạ/ha; vụ mùa 7.172 ha, năng suất 55,9 tạ/ha), giá
trị sản lượng 252,4 tỷ đồng.
+ Chăn nuôi: Giữ vững đàn lợn, trâu bò, đàn gia cầm tăng lên trên 1.000.000 con,
sản lượng thịt hơi đạt 22.366 tấn, giá trị sản xuất chăn nuôi toàn huyện năm 2010: 222,3
tỷ đồng.
+ Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Tổng sản lượng 25.060 tấn (nuôi trồng thủy
sản 2004 ha, sản lượng 6.660 tấn; đánh bắt 18.400 tấn), giá trị sản lượng thủy sản đạt
228,7 tỷ đồng.
+ Lâm nghiệp, dịch vụ nông nghiệp: Giá trị năm 2010 đạt 10,3 tỷ đồng (dịch vụ
nông nghiệp 8,8 tỷ, lâm nghiệp 1,5 tỷ).
- Trình độ văn hóa và kỹ năng sản xuất của lao động nông thôn.
+ Với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, các địa phương đã tập trung đầu

tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong
sản xuất nông nghiệp sang các ngành nghề khác đồng thời đào tạo, tập huấn kiến thức về
kỹ thuật, tổ chức sản xuất, thị trường cho nông dân, cán bộ HTX, chủ trang trại, gia trại
nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trong ngành sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu
cầu trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
+ Theo số liệu điều tra tháng 9/2010 của Cục thống kê Hải Phòng thì thu nhập bình
quân đầu người khu vực nông thôn huyện Thủy Nguyên năm 2010 đạt 15,6 triệu
đồng/người/năm (thu nhập bình quân khu vực nông thôn 2010 của Hải Phòng là 15,36 triệu
đồng/người/năm) bằng 1,016 lần so với bình quân chung khu vực nông thôn Hải Phòng.
+ Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn là 6,48%.
- Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước
được đầu tư nâng cấp, cải tạo theo hướng CNH-HĐH, hầu hết các xã có đường ô tô đến

trung tâm xã đạt chuẩn, 16/35 xã có hệ thống công trình thủy lợi đạt chuẩn theo tiêu chí,
tỷ lệ dân sử dụng nước sạch đạt 92%, 35/35 xã được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ
dân sử dụng điện đạt 99,6%, 35/35 xã có trụ sở đạt chuẩn, 35/35 trạm Y tế đạt chuẩn,
6/35 xã có đủ 3 trường đạt chuẩn quốc gia, 3/35 xã có cơ sở VCVH đạt chuẩn, 8/35 xã có
chợ nông thôn đạt chuẩn, 12/35 xã có điểm Bưu điện và Internet đến thôn, 10/35 xã có
nhà ở dân cư đạt chuần theo nội dung yêu cầu của tiêu chí, ….
- Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo của cả hệ thống chính trị cơ sở: Đội ngũ công
chức, viên chức cấp xã cơ bản đạt chuẩn theo quy định, hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở
đều đạt từ khá trở lên, đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tình hình an ninh, trật tự, quốc phòng: An ninh chính trị được đảm bảo, trật tự an
toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng địa phương được ổn định đã tạo ra thế trận quốc
phòng nhân dân – an ninh nhân dân được vững chắc.

2.2. Hệ thống văn bản chính sách về chương trình xây dựng nông thôn mới
Loại văn
bản
Số/Ký hiệu
Ngày ban
hành
Trích yếu văn bản
Quyết
định
491/QĐ-TTg 16/04/2009
Về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới

Quyết
định
1738/QĐ-TTg 20/09/2010
Thành lập Thường trực Ban chỉ đạo Trung
ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Quyết
định
2501/QĐ-BNN-
TCCB
17/09/2010
Thành lập Văn phòng điều phối Chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2020
Quyết
định
800/QĐ-TTg 04/06/2010
Về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020
Thông tư
07/2010/TT-
BNNPTNT
08/02/2010

Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông
nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới
Quyết
định
193/QĐ-TTg 02/02/2010
Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch nông
thôn mới
Thông tư
174/2009/TT-
BTC
08/09/2009

Hướng dẫn cơ chế huy động và quản lý các
nguồn vốn tại 11 xã thực hiện Đề án “Chương
trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”
Công văn
6867/BKH-
KTNN
08/09/2009
Hướng dẫn cơ chế đặc thù quản lý đầu tư và
xây dựng tại các xã thí điểm xây dựng nông
thôn mới
Thông tư 54/2009/TT- 21/08/2009 Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về

BNNPTNT nông thôn mới
Công văn
4238/BNN-
KTHT
21/12/2010
Hướng dẫn báo cáo và xây dựng kế hoạch sơ
kết 2 năm thực hiện thí điểm mô hình nông
thôn mới ở 11 xã
Quyết
định
3367/QĐ-BNN-
KTHT

15/12/2010
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết
liên tịch về phát huy vai trò xung kích, tình
nguyện của thanh niên tham gia phát triển nông
nghiệp, xây dựng nông thôn mới
Công văn
3846/BNN-
KTHT
22/11/2010
Hướng dẫn lập kế hoạch phấn đấu đạt tiêu
chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số
491/QĐ-TTg

Quyết
định
3054/QĐ-BNN-
KTHT
12/11/2010
Phê duyệt danh sách cán bộ của Văn phòng
điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Quyết
định
2561/QĐ-BNN-
KTHT

23/09/2010
Giao nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020
Quyết
định
437/QĐ-
BCĐXDNTM
20/09/2010
Về việc ban hành quy chế hoạt động của Ban
chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu

quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020
Công văn
435/KH-
BCĐXDNTM
20/09/2010
Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020
Quyết định
5114/QĐ-
UBND

03/11/2010
Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
huyện Thủy Nguyêngiai đoạn 2010-2020.
Quyết định
2048/QĐ-
UBND
29/11/2010
Phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn2010-2020
Kế hoạch
2048/QĐ-

UBND
29/11/2010
Ban hành chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2010-2020
Công văn
1599 /BNN-
KTHT
23/03/2011
Hướng dẫn phân bổ nguồn vốn Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2011
Quyết

định
528/QĐ-
UBND
30 /3/2011
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Thủy Nguyên giai đoạn
2011-2020
Kế hoạch 32/KH-UBND 30 /3/2011
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2011
trên địa bàn huyện Thủy Nguyên
Quyết

định
497/QĐ-BNN-
KTHT
17/03/2011
Về việc ban hành Quy chế hoạt động của Văn
phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020
Quyết
định
3498/QĐ-
BNN-KTHT

28/02/2011
Thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện
Nghị quyết liên tịch về phát huy vai trò xung
kích tình nguyện của thanh niên tham gia phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2010-2015
Quyết
định
315/QĐ-
BGTVT
23/02/2011
Về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô

kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020
Chương
trình phối
hợp
218/CTPH-
BNN-NCT
14/07/2011
Giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
với Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc thực
hiện "Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015"
Thông
báo
149/TB-VPCP 29/06/2011
Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại cuộc họp
Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Công văn
30/KH-
BCĐTW-
VPĐP

20/05/2011
Kế hoạch tuyên truyền Chương trình Mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010-2020

ng văn
28/BCĐTW-
VPĐP
19/05/2011
Về việc kiểm tra tình hình triển khai Chương
trình MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông

báo
27/TB-
BCĐTW-
VPĐP
18/05/2011
Về việc giới thiệu chức danh và chữ ký của
Lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020
Quyết
định
1003/QĐ-

BNN-KTHT
18/05/2011
Về việc phê duyệt Chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới thuộc
Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2011-2020
Thông tư
liên tịch
26/2011/TTLT-
BNNPTNT-
BKHĐT-BTC
13/04/2011 Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết

định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010-2020
Công văn
51/BCĐTW-
VPĐP
10/08/2011
Kiểm tra tình hình triển khai Chương trình
MTQG về xây dựng NTM của Vĩnh Phúc
Công văn
46/BCĐTW-

VPĐP
26/07/2011
Thay đổi lịch họp của Văn phòng điều phối
Chương trình MTQG về xây dựng NTM
Công văn 1227/TTg-KTN 22/07/2011
V/v: tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Quyết
định
27/QĐ-TTg 05/01/2012
Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ
phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn

2011-2015
Thông tư
17 /2011/TT-
BVHTTDL
02/12/2011
Quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục
xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông
thôn mới”
Quyết
định
6288/QĐ-BCT30/11/2011
Ban hành kế hoạch thực hiện tiêu chí số 4 (điện

nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn)
thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 của
Bộ Công thương
Công văn
89/BCĐTW-
VPĐP
08/11/2011
Đề nghị báo cáo thực hiện năm 2011 Chương
trình MTQG về xây dựng nông thôn mới
Thông tư
liên tịch

13/2011/TTLT-
BXDBNNPTN
T-BNNPTNT-
BTN&MT
28/10/2011
Quy định việc lập,thẩm định và phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Quyết
định
1620/QĐ-TTg 20/09/2011
Ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong
trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn

mới"
Công văn
72/BCĐTW-
VPĐP
16/09/2011
Báo cáo kết quả triển khai công tác lập quy
hoạch xây dựng nông thôn mới
Thông
báo
217/TB-VPCP 16/09/2011
Ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại
buổi làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn về tình hình thực hiện kế hoạch năm
2011 và kế hoạch năm 2012; tiến độ triển khai
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới.
Thông
báo
243/TB-VPCP 10/07/2012
Ý kiến kết luận của Phó Thủ tuớng Vũ Văn
Ninh tại cuộc họp Thuờng trực Ban Chỉ đạo
Trung ưong Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010-2012
Quyết

định
695/QĐ-TTg 12/06/2012
Sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
Công văn
59/CT-
BCĐTWXDN
TM
31/05/2012
Chương trình công tác năm 2012 của Ban Chỉ
đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng

NTM 2010-2020
Thông
báo
169/TB-VPCP 09/05/2012
Ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn
Ninh tại Hội nghị trực tuyến về Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới
Thông
báo
32/TB-
BCĐTW-
VPĐP

09/05/2012
Thông báo kế hoạch phân bổ ngân sách Trung
ương của Chương trình MTQG về xây dựng
nông thôn mới năm 2012
2.3. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách
2.3.1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách
Thực hiện cuộc vận động toàn xã hội về xây dựng nông thôn mới huyện đã tổ
chức các hoạt động phổ biến, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước các thông tin về nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới;
các mục tiêu cần đạt được về xây dựng nông thôn mới; mức độ và hình thức đóng góp
của người dân, cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; kinh phí, các nội dung hạng
mục được Nhà nước hỗ trợ, để cán bộ và người dân hiểu rõ nội dung xây dựng nông

thôn mới và chủ động tự giác tham gia đóng góp, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ chung tay
của các doanh nghiệp trong thu hút vốn đầu tư để xây dựng nông thôn mới. Xây dựng
nông thôn mới là cuộc vận động lớn với sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở và
đặc biệt là sự tham gia của toàn dân trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân huyện kết hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Phát triển
nông thôn thành phố Hải Phòng triển khai tuyên truyền, tập huấn Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 cho Ban Chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới huyện và cán bộ chủ chốt của 35 xã trên địa bàn huyện và tổ chức tập huấn xây
dựng nông thôn mới cho các Tổ công tác của xã vói trên 300 đại biểu tham gia.
UBND huyện đã phối hợp với Ban tuyên giáo Huyện uỷ, Trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện tổ chức tập huấn chuyên đề cho đội ngũ Báo cáo viên và đội ngũ cộng tác
viên dư luận xã hội toàn huyện với trên 200 đại biểu, đây là đội ngũ tuyên truyền cốt cán

phục vụ cho xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.
UBND huyện đã xây dựng chuyên mục “Nông thôn mới” trên Đài phát thanh
huyện và Đài truyền thanh xã, phát vào thứ 4 hàng tuần; năm 2011 đã xây dựng được 35
tin bài, phát được 105 lượt tin bài trên Đài phát thanh huyện và hàng trăm tin bài trên đài
truyền thanh xã. Hàng tháng phát từ 01-02 tin thời sự trên Đài PT-TH Hải Phòng.(năm
2011)
2.3.2. Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nông thôn mới.
- Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm
Trưởng ban, Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế là Phó Trưởng ban, Trưởng Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn là Ủy viên Thường trực, lãnh đạo các phòng, ban ngành,

các tổ chức đoàn thể có liên quan là thành viên Ban chỉ đạo.
- Đối với các xã: Xây dựng kế hoạch và tổ chức triền khai thực hiện chương trình
nông thôn mới trên địa bàn trong quí II/2011.
+ Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã do Bí thư Đảng
ủy là Trưởng ban, Chủ tịch Ủy ban nhân dân là phó Ban, ủy viên là trưởng các ngành,
đoàn thể và Bí thư chi bộ.
+ Thành lập, kiện toàn Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã (Ban quản lý xã)
do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Trưởng ban; thành viên là một số công chức xã, các
ban, ngành, đoàn thể chính trị và trưởng thôn. Thành viên Ban quản lý xã hoạt động theo
chế độ kiêm nhiệm.
+ Bầu Ban phát triển thôn, Trưởng ban là Bí thư hoặc Phó bí thư chi bộ, Trưởng thôn
và các thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do

cộng đồng dân cư bầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định.
+ Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy bân nhân dân tổ chức học tập và quán triệt các
Nghị quyết, Chương trình xây dựng NTM đến chi ủy, chi bộ và nhân dân để cán bộ, đảng
viên và mỗi người dân đều hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng về xây dựng nông thôn mới,
tổ chức thực hiện với phương châm “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
2.3.3. Phân cấp trong triển khai thực hiện
(1). Trưởng Ban chỉ đạo: Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trần Lan
- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên Ban chỉ đạo.
- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo để giải quyết những nội dung
của chương trình, đề án và triển khai thực hiện có hiệu quả
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của

Ban chỉ đạo
(2). Phó trưởng Ban chỉ đạo: Phó Chủ tịch UBND huyện Phạm Văn Thao
- Phó Trưởng ban thay mặt Trưởng ban chủ trì và điều phối hoạt động chung của
Ban chỉ đạo khi Trưởng ban đi vắng hoặc được Trưởng ban uỷ quyền
- Chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo theo sự uỷ quyền của Trưởng ban chỉ đạo.
(3). Uỷ viên Thường trực Ban chỉ đạo: Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn.
- Giúp Trưởng ban, PhóTrưởng ban trực tiếp điều phối các hoạt động chung của
Ban chỉ đạo trong quátrình triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch về xây dựng nông
thôn mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kiểm tra, báo cáo Trưởng ban, Phó Trưởng ban về sự phối hợp giữa các phòng,
ban ngành, Uỷ ban nhân dân các xã và các cơ quan đơn vị, tổ chức có liên quan trong

việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
huyện; đề xuất báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện bổ sung chương trình, kế hoạch và các
giải pháp để thực hiện theo tiến độ đề ra
- Chỉ đạo thực hiện cácnội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định
của UBND huyện.
- Trực tiếp phụ trách xã: Phù Ninh, Lập Lễ, Phả Lễ.
(4). Các Uỷ viên Ban chỉ đạo
- Trưởng phòng Công thương:
+ Chủ trì hướng dẫn cácxã lập quy hoạch nông thôn mới, thẩm định trình UBND
huyện phê duyệt và chỉ đạothực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo
Quyết định của UBNDhuyện
+ Trực tiếp phụ tráchcác xã: Chính Mỹ, Kênh Giang.

- Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch:
+ Trực tiếp hướng dẫn các xã xây dựng các cơ chế, chính sách huy động vốn và
xử lý nguồn vốn; đồng thời có giải pháp chung cho toàn huyện trên cơ sở các chính sách
của Nhà nước và khả năng cân đối ngân sách huyện; tham mưu cho UBND huyện kinh
phí hỗ trợ cho những xã khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới; và
chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của
UBNDhuyện
+ Trực tiếp phụ trách các xã: Minh Tân, An Lư.
- Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
+ Hướng dẫn các xã rà soát, bổ sung và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trình UBND huyện phê duyệt; và chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực
ngành quản lý theo Quyết định của UBND huyện

+ Trực tiếp phụ trách các xã: Lại Xuân, Kỳ Sơn.
- Trưởng phòng Nội vụ
+ Hướng dẫn các xã thực hiện nâng cấp, cải tạo, hoàn thiện trụ sở xã và các
công trình phụ trợ; Đề án đào tạo đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
và chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của
UBND huyện
+ Trực tiếp phụ trách các xã: Gia Minh, Hợp Thành.
- Trưởng phòng LĐ-TB&XH
+ Hướng dẫn các xã xâydựng Đề án đào tạo nghề, giải quyết vịêc làm cho lao
động nông thôn; và chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo
Quyết định của UBND huyện
+ Trực tiếp phụ trách các xã: Ngũ Lão, Thủy Triều.

- Trưởng phòng Y tế:
+ Hướng dẫn các xã xây dựng Đề án nâng cấp, hoàn thiện các công trình
Trạm y tế xã; và chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết
định của UBND huyện
+ Trực tiếp phụ trách các xã: Tam Hưng, Phục Lễ.
- Trưởng phòng Giáo dục & Đào tạo.
+ Hướng dẫn các xã xây dựng nội dung Đề án xây dựng hệ thống các trường đạt
chuẩn quốc gia; hướng nghiệp cho các học sinh đến độ tuổi lao động chọn ngành nghề
đào tạo phù hợp và chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo
Quyết định của UBND huyện
+ Trực tiếp phụ trách,chỉ đạo các xã: Gia Đức, Lưu Kỳ.
- Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin

+ Hướng dẫn các xây dựngnội dung Đề án xây dựng, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật
chất văn hoá; xây dựng các tiêu chí làng, khu dân cư văn hoá theo quy định của ngành; và
chỉ đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của UBND
huyện.
+ Trực tiếp phụ trách các xã: Tân Dương, Hoa Động.
- Chỉ huy trưởng Quân sự huyện
+ Hướng dẫn các xã xây dựng nội dung Đề án về lĩnh vực quốc phòng và chỉ đạo
thực hiện các nội dungthuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của UBND huyện
+ Trực tiếp phụ trách xã: An Sơn, Lưu Kiếm.
- Trưởng Công an huyện
+ Hướng dẫn các xã xâydựng nội dung Đề án về lĩnh vực an ninh, trật tự và chỉ
đạo thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của UBND

huyện.
+ Trực tiếp phụ trách xã: Thủy Sơn, Dương Quan.
- Trưởng Đài phát thanh huyện
+ Hướng dẫn các xã xâydựng nội dung về công tác tuyên truyền, thông tin, truyền
thông và chỉ đạo thựchiện các nội dung thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định
của UBND huyện.
+ Trực tiếp phụ trách xã Đông Sơn, Mỹ Đồng.
- Giám đốc Kho bạc Nhà nước
+ Hướng dẫn, giám sát các xã thực hiện các cơ chế, chính sách huy động vốn và
xử lý nguồn vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới và chỉ đạothực hiện các nội dung
thuộc lĩnh vực ngành quản lý theo Quyết định của UBND huyện.
+ Trực tiếp phụ trách xã: Kiền Bái.

- Chánh Văn phòng UBND huyện:
+ Đôn đốc, phối hợp vàgiúp Ban Chỉ đạo thực hiện các nội dung theo Quyết định
của UBND huyện.
+ Trực tiếp phụ trách xãHoàng Động, Lâm Động.
- Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phạm Quang Thanh
+ Đôn đốc, phối hợp và giúp Ban chỉ đạo thực hiện các nội dung theo Quyết định
của UBND huyện
+ Trực tiếp phụ tráchxã: Quảng Thanh, Thiên Hương.
(5). Các Ban của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể
- Căn cứ vào Chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chỉ đạo
của cấp trên, đề nghịcác Ban xây dựng đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
tích cực thamgia vào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân

đoànkết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, bổ sung theo các nội dung mới
phùhợp với Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Đề nghị phị trách cácxã:
+ Mặt trận Tổ quốc ` : Xã Trung Hà
+ Hội nông dân : Xã Cao Nhân
+ Hội phụ nữ : Xã Thuỷ Đường
+ Đoàn thanh niên : Xã Liên Khê
+ Hội Cựu chiến binh : Xã Hoà Bình.
2.3.4. Huy động nguồn lực
Giao Phòng Tài chính – Kế hoạch hướng dẫn các xã thực hiện huy động và quản
lý vốn; đồng thời có giải pháp chung toàn huyện trên cơ sở các chính sách của nhà nước
và khả năng cân đối ngân sách huyện, có cơ chế hỗ trợ những xã khó khăn thực hiện.

Vốn, nguồn vốn thực hiện chương trình: Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-
TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, bao gồm:
- Vốn ngân sách (trung ương và thành phố) khoảng 40%. Trong đó:
+ Vốn từ các chương trình mục tiêu Quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có
mục tiêu đang triển khai, tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn
khoảng 23%.
+ Vốn trực tiếp của chương trình khoảng 17% theo cơ chế hỗ trợ:
++ Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương và ngân sách thành phố cho: Công tác
qui hoạch; Đường giao thông đến trung tâm xã.
++ Hỗ trợ một phần lớn từ ngân sách trung ương, thành phố và huyện: Xây dựng
trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa

xã; kinh phí đào tạo kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ hợp tác xã.
++ Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương, thành phố và huyện để xây dựng
công trình cấp nước sinh hoạt, hệ thông thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông
thôn, xóm; đường nội đồng, kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà
văn hóa thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công
nghiệp và thủy sản.
- Vốn tín dụng (tín dụng đầu tư và thương mại) khoảng 30% cho các ngành nghề
sản xuất và dịch vụ; chợ nông thôn.
- Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác khoảng 20%
cho các công trình cấp nước sinh hoạt, hệ thông thoát nước thải khu dân cư; đường giao
thông thôn, xóm; đường nội đồng, kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ;
nhà văn hóa thôn; công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ

công nghiệp và thủy sản.
- Huy động vốn đóng góp của cộng đồng dân cư khoảng 10% cho các công trình
cấp nước sinh hoạt, hệ thông thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm;
đường nội đồng, kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn;
công trình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp và thủy
sản.
- Vốn huy động sự hỗ trợ của các Tổ chức quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ
(nếu có).
Cơ chế huy động vốn và đầu tư: Thực hiện theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2048/QĐ – UBND ngày
29/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
2.3.5. Nội dung triển khai chính sách

(1) Lựa chọn xã điểm và tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới
- Các xã trên địa bàn huyện đồng loạt triển khai thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới; đồng thời xây dựng 02 xã điểm: Phù Ninh, Minh Tân theo chỉ đạo của
thành phố để rút kinh nghiệm chỉ đạo chung cho các xã khác trong huyện.
- Hoàn thành qui hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới của xã là những nội
dung quan trọng đầu tiên để có cơ sở tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
(2). Qui hoạch và thực hiện qui hoạch
- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển
các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

(3). Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
- Nội dung 1: Nâng cấp, hoàn thiện đường giao thông nông thôn. Đến năm 2015:
100% tuyến đường liên xã, đường trục xã đạt tiêu chuẩn đường loại A, 100% đường
trong các thôn xóm được bê tông hóa; 75% đường trục chính ra đồng được cứng hóa.
Đến năm 2020: 100% đường trục chính ra đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận
tiện.
- Nội dung 2: Cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi. Đến năm 2015:
75% hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; 100% hệ thống kênh
mương nội đồng được kiên cố hóa; 100% trạm bơm điện được cải tạo, nâng cấp phục vụ
sản xuất nông nghiệp.
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình điện theo yêu cầu của ngành
điện. Đến năm 2015: 100% số xã được đảm bảo cung cấp điện sinh hoạt và sản xuất theo

tiêu chí nông thôn mới.
- Nội dung 4: Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các công trình phục vụ việc chuẩn
hóa về giáo dục trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có 51% số xã đạt chuẩn; năm 2020 có
100% số xã đạt chuẩn.
- Nội dung 5: Nâng cấp, xây dựng và hoàn thiện các công trình phụ trợ và hệ
thống các công trình phục vụ nhu cầu văn hóa, thể thao trên địa bàn xã. Đến năm 2015 có
100% số xã có nhà văn hóa xã, đến năm 2020 100% số xã có nhà văn hóa thôn đạt chuẩn.
- Nội dung 6: Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống các công trình Trạm Y tế xã. Đến
năm 2012 có 100% số xã có trạm y tế xã đạt chuần quốc gia.
- Nội dung 7: Nâng cấp, xây dựng và hoàn thiện trụ sở UBND xã, các công trình
phụ trợ. Đến năm 2015 có 100% số xã có trụ sở UBND xã đạt chuẩn.
- Nội dung 8: Xây dựng, nâng cấp chợ nông thôn cấp xã đạt tiêu chuẩn Bộ Xây

dựng. Căn cứ tình hình thực tế về vị trí địa lý và nhu cầu cung ứng, tiêu thụ hàng hóa
dịch vụ của từng địa phương để xây dựng chợ nông thôn cho phù hợp, có thể xây dựng
chợ đầu mối để điều tiết và cung cấp hàng hóa cho các xã và vùng phụ cận, hình thành
chợ trung tâm (Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Thiên Hương, Thủy Triều, Phả Lễ) đáp ứng nhu
cầu của nhân dân. Đến năm 2015 có 50% số xã đạt chuẩn, đến năm 2020 có 88% số xã
đạt chuẩn. Phấn đấu đến năm 2022 có 100% số xã đạt chuẩn.
(4). Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập
- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo
hướng phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao.
- Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư chuyển giao khoa học
kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông - ngư nghiệp.
- Nội dung 3: Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu

hoạch trong sản xuất nông-ngư nghiệp.
- Nội dung 4: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giải quyết việc làm và
chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
- Nội dung 5: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo thế mạnh của
từng địa phương.
(5). Giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo.
Đến năm 2015 có 70% số xã đạt tỉ lệ hộ nghèo dưới 3%, đến năm 2020 có 100% số xã
đạt tỉ lệ hộ nghèo dưới 3%.
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
(6). Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn có hiệu quả.
- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã.

- Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn.
- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy các loại hình kinh tế nông
thôn phát triển.
(7). Phát triển Giáo dục - Đào tạo ở nông thôn.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
(8). Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông thôn.
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu
cầu Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
(9). Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông ở nông thôn.
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa, đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.

- Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ
tiêu chí Quốc gia nông thôn mới.
(10). Cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn và Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt
Nam 2007-2011.
- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn
xã, thôn theo qui hoạch, bao gồm: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước
trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo
nghĩa trang; nâng cấp, cải tạo các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở
các công trình công cộng,
(11). Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị-xã hội trên

địa bàn.
- Nội dung 1: Đào tạo đội ngũ cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
- Nội dung 2: Có chính sách thu hút, khuyến khích cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ
tiêu chuẩn về công tác tại xã nhằm nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã.
- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các tổ chức
trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
(12). Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
- Nội dung 1: Triển khai thực hiện quy định xây dựng thôn, xóm an toàn về an
ninh trật tự, có quy chế xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; phòng,
chống tội phạm và tệ nạn xã hội; bài trừ các hủ tục lạc hậu.
- Nội dung 2: Điều chỉnh, hoàn thiện và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính

sách tạo điều kiện cho lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an
ninh, trật tự xã hội trên địa bàn và Pháp lệnh công an xã.
2.4. Kết quả thực hiện chính sách
2.4.1. Lựa chọn xã điểm
Xã Minh Tân và xã Phù Ninh huyện Thủy Nguyên được Thành phố chọn làm
điểm mô hình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2013. Để đạt được các mục tiêu
đề ra, phấn đấu hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới đảm bảo kế hoạch và
thời gian theo quy định, huyện Thủy Nguyên đã tập trung chỉ đạo 2 xã triển khai thực
hiện tốt các bước theo quy trình.
Trên cơ sở kết quả đánh giá các tiêu chí theo quy định của bộ tiêu chí quốc gia về
chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Phù Ninh đạt 8/19 tiêu chí, xã Minh Tân đạt
5/19 tiêu chí. Như vậy, cả hai địa phương trên xuất phát điểm trong thực hiện chương

trình xây dựng nông thôn mới đạt rất thấp. Đến nay, 2 xã đã hoàn thành việc lập đề án
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2013 xác định các tiêu chí nhiệm vụ cụ thể để
thực hiện theo từng thời gian.
2.4.2. Kết quả về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX NN hàng hóa,
công nghiệp, CN, tiểu thủ CN và dịch vụ: 02/35 xã có quy hoạch tổng thể, 33/35 xã chưa
có quy hoạch tổng thể.
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường: 35/35 xã chưa có
quy hoạch chi tiết.
- Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có:
35/35 xã chưa có quy hoạch chi tiết.
- Hiện nay, 33 xã đang triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể. Trong đó:

+ 22 xã đã tổ chức hội nghị thông qua quy hoạch tổng thể trong tháng 11, 12/2011.
+ 11 xã đang hoàn thiện dự thảo quy hoạch nhưng các xã này nằm trong quy hoạch
Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Khu công nghiệp VSIP phải chờ phê duyệt quy hoạch chi
tiết của Chính phủ thì mới được phê duyệt.
2.4.3. Kết quả về điều tra, đánh giá các xã đạt so với 19 tiêu chí về nông thôn mới, cụ
thể như sau:
- Có 02 xã đạt 12 tiêu chí: Thủy Sơn, Phục Lễ (tỷ lệ 5,7%).
- Có 02 xã đạt 11 tiêu chí: Quảng Thanh, Phả Lễ (tỷ lệ 5,7%).
- Có 02 xã đạt 10 tiêu chí: Lâm Động,Thủy Đường (tỷ lệ 5,7%).
- Có 05 xã đạt 9 tiêu chí: Mỹ Đồng, Thiên Hương, Hoa Động, An Lư, Đông Sơn
(tỷ lệ 14,3%).
- Có 03 xã đạt 8 tiêu chí: Phù Ninh, Tân Dương, Lưu Kiếm (tỷ lệ 8,6%).

- Có 09 xã đạt 7 tiêu chí: Kiền Bái, Dương Quan, Trung Hà, Thủy Triều, Tam
Hưng, Lưu Kỳ, Liên Khê, Kênh Giang, Hòa Bình (tỷ lệ 25,7%).
- Có 05 xã đạt 6 tiêu chí: An Sơn, Kỳ Sơn, Hợp Thành, Lập Lễ, Ngũ Lão (tỷ lệ 14,3%).
- Có 04 xã đạt 5 tiêu chí: Lại Xuân, Hoàng Động, Gia Minh, Minh Tân (tỷ lệ 11,4%).
- Có 01 xã đạt 4 tiêu chí: Gia Đức (tỷ lệ 2,8%).
- Có 02 xã đạt 3 tiêu chí: Cao Nhân, Chính Mỹ (tỷ lệ 5,7%).
* Kết quả khảo sát hiện trạng và đánh giá các xã theo tiêu chí nông thôn mới, cụ
thể như sau:
- Tiêu chí 1: Có 0 xã, chiếm tỷ lệ 0% - Tiêu chí 11: Có 0 xã, chiếm tỷ lệ 0%
- Tiêu chí 2: Có 0 xã, chiếm tỷ lệ 0% - Tiêu chí 12: Có 1 xã, chiếm tỷ lệ 2,8%
- Tiêu chí 3: Có 16 xã, chiếm tỷ lệ 45,7% - Tiêu chí 13: Có 32 xã, chiếm tỷ lệ 91%
- Tiêu chí 4: Có 25 xã, chiếm tỷ lệ 71% - Tiêu chí 14: Có 18 xã, chiếm tỷ lệ 51,4%

- Tiêu chí 5: Có 6 xã, chiếm tỷ lệ 17% - Tiêu chí 15: Có 24 xã, chiếm tỷ lệ 48,6%
- Tiêu chí 6: Có 3 xã, chiếm tỷ lệ 8,5% - Tiêu chí 16: Có 23 xã, chiếm tỷ lệ 65,7%
- Tiêu chí 7: Có 8 xã, chiếm tỷ lệ 22,9% - Tiêu chí 17: Có 5 xã, chiếm tỷ lệ 14%
- Tiêu chí 8: Có 12 xã, chiếm tỷ lệ 34% - Tiêu chí 18: Có 29 xã, chiếm tỷ lệ 83%
- Tiêu chí 9: Có 10 xã, chiếm tỷ lệ 28% - Tiêu chí 19: Có 33 xã, chiếm tỷ lệ 94%
- Tiêu chí 10: Có 1 xã, chiếm tỷ lệ 2,8%
2.4.4. Hạ tầng kinh tế - xã hội.
* Giao thông: Tổng chiều dài các tuyến đường là 1.625,53km, trong đó:
- Đường trục xã, liên xã đã trải nhựa hoặc bê tông: 196,48/276,76km = 71%.
- Đường trục thôn, xóm đã cứng hóa hoặc bê tông: 254,12/395,43km = 64,3%.
- Đường ngõ, xóm đã cứng hóa hoặc bê tông: 249,92/509,71km = 49%.
- Đường trục chính nội đồng đã cứng hóa: 68,775/443,63km = 15,5%.

- Đánh giá: Hệ thống đường giao thông còn yếu, xuống cấp chưa đảm bảo theo yêu
cầu của tiêu chí. Để đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện và đáp ứng yêu cầu hiện nay cần có
sự đầu tư lớn của thành phố, huyện và huy động đóng góp của công đồng dân cư.
* Thủy lợi: Tổng số hệ thống công trình thủy lợi là 772,38 km.
- Hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh:
447,53/772,38 = 59,9%
- Hệ thống kênh mương đã nạo vét hoặc cứng hóa: 191,62/291,54km = 65%.
- Đánh giá: Hệ thống các công trình thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu theo nội
dung tiêu chí.
* Điện: Hệ thống lưới điện hạ thế đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu của ngành
điện: 451,54/555,31km = 81%.
- Số hộ sử dụng điện toàn huyện đạt 99,6%.

- Các tổ chức kinh doanh bán lẻ điện đến từng hộ theo đúng quy định của Nghị
định 21 của Chính phủ và Thông tư 05 của Bộ Công thương.
- Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
* Trường học: Tổng số trường học các cấp: 106 trường, trong đó:
- Số Nhà trẻ, trường Mầm non đạt chuẩn: 14/35 trường = 40%.
- Số trường Tiểu học đạt chuẩn: 25/36 trường = 69,4%
- Số trường Trung học đạt chuẩn: 15/35 trường = 42,8%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
* Cơ sở vật chất văn hóa.
- Số Nhà văn hoá xã đạt yêu cầu của tiêu chí: 20/35 = 57%.
- Số Nhà văn hóa thôn đạt yêu cầu: 161/335 = 46%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.

* Chợ: Số chợ đạt yêu cầu theo nội dung tiêu chí: 23/30 = 76,7%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
* Bưu điện: Bưu điện văn hoá xã: 35/35 đạt 100%.
- Số thôn có dịch vụ Internet đến thôn: 198/335 thôn = 59%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
* Nhà ở dân cư nông thôn.
- Số hộ có nhà đạt yêu cầu theo tiêu chí: 55.107/77.076 hộ = 71,5%.
- Số nhà tạm, dột nát: Không.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
2.4.5. Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập
- Cơ cấu kinh tế nông thôn: Nông nghiệp: 22,8%; Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng và dịch vụ: 77,2%.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2010: 15,6 triệu
đồng/người/năm bằng 1,016 lần so với bình quân chung khu vực nông thôn Hải Phòng.
2.4.6. Giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
- Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn là 6,48%.
- Tỉ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp: 48,9% .
- Hộ gia đình vẫn là đơn vị SX phổ biến.
+ Toàn huyện có 56.000 hộ nông nghiệp chiếm 72,72% tổng số hộ.
+ Có 117 trang trại.
+ Có 36/40 HTX hoạt động có hiệu quả và làm ăn có lãi chiếm 90% số HTX.
- Tỉ lệ lao động nông thôn thiếu việc làm chiếm 20% so với tống số lao động, có
25,2% số lao động được đào tạo nghề.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.

2.4.7. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn có hiệu quả.
- Hội Nông dân huyện Thủy Nguyên luôn được đánh giá là một điểm sáng trong
thực hiện các phong trào thi đua, nhất là phong trào “nông dân thi đua lao động sản xuất
kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng” và
"nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới". Nhiều mô hình mới, cách làm hay được
Hội Nông dân huyện Thủy Nguyên nhân rộng, chuyển giao, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất cho nông dân địa phương như: Hội viên tham quan mô hình trồng cây cảnh, kết
hợp sản xuất chậu cảnh, ghế cảnh đạt hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn huyện; Hội tổ
chức cho các hộ nông dân, cán bộ Hội thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài
huyện tổ chức các mô hình trình diễn với các cuộc hội thảo đầu bờ về sản xuất cây, con
mới giá trị kinh tế cao. Vì thế, chất lượng và hiệu quả cũng như tính thiết thực của phong
trào ngày càng cao, nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, đa dạng hóa sản phẩm với số vốn

đầu tư hàng tỷ đồng. Phong trào có tác động tích cực giúp các hộ nông dân năng động,
sáng tạo, thích ứng với cơ chế mới, bố trí cơ cấu sản xuất, nuôi trồng cây, con phù hợp,
sử dụng vốn, lao động hiệu quả.
- Mô hình thí điểm "Cánh đồng mẫu lớn" tại thôn Mỹ Giang, xã Kênh Giang,
huyện Thủy Nguyên. Cánh đồng mẫu lớn" được xây dựng theo tiêu chí: Liền vùng -cùng
trà - cùng giống và cơ giới hóa đồng bộ. Lợi nhuận từ việc sản xuất lúa trong vùng "Cánh
đồng mẫu lớn" cao hơn hẳn sản xuất lúa đại trà là 8.920.000đ/ha (tương đương
321.000đ/sào).
- Làng nghề đúc đồng xã Mỹ Đồng Thủy Nguyên: Không chỉ nổi tiếng khắp cả
nước với nghề đúc truyền thống, Mỹ Đồng còn là điểm sáng của huyện Thủy Nguyên
trong xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH. Công ty TNHH cơ khí đúc hợp
kinh Thịnh Hưng (xã Mỹ Đồng, Thủy Nguyên) mỗi năm doanh thu hơn 10 tỷ đồng, tạo

việc làm cho hơn 100 lao động với thu nhập 2 triệu/ đồng. Sản phẩm của làng nghề Mỹ
Đồng có mặt ở khắp các thị trường trong nước, nước ngoài. Các sản phẩm trang trí hoa
văn, bếp nướng, nắp ga, cột đèn bằng gang đúc được chủ công trình xây dựng ưa dùng,
xuất khẩu ngày một nhiều sang các nước… Nhiều mặt hàng đúc, cơ khí đạt chất lượng
cao cung cấp cho ngành đóng tàu, lắp ráp xe máy, cơ khí chính xác như chân vịt tàu thủy,
bạc biên, tăng bua, vỏ mô-tơ điện, máy bơm, chân máy khâu, khung xe máy. Nhưng năm
gần đây, sản lượng ngành đúc đạt hơn 20 nghìn tấn/ năm, giá trị sản xuất đạt khoảng 500
tỷ đồng, thu hút gần 3000 lao động địa phương và các nơi. Thu nhập của người lao động
2,5-3 triệu đồng/ người/ tháng.
2.4.8. Phát triển giáo dục- đào tạo
Phổ cập giáo dục bậc trung học cấp huyện: Đạt 100%; Số học sinh tốt nghiệp THCS
được tiếp tục học trung học (PT, BT, học nghề): Đạt 90,6%.

- Đội ngũ giáo viên.
+ Giáo viên Mầm non đạt chuẩn: Đạt 95%.
+ Giáo viên Tiểu học đạt chuẩn: Đạt 100%.
+ Giáo viên THCS đạt chuẩn: Đạt 100%.
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo (được cấp chứng chỉ học nghề từ 3 tháng trở lên): Đạt 25,2%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
2.4.9. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng dân cư nông thôn
Trạm Y tế xã đạt chuẩn QG giai đoạn 1: 35/35 = 100%; Mạng lưới Y tế dự phòng,
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trạm Y tế tuyến xã được đảm bảo. Số lượng y, bác sỹ
xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Tỉ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT
trên toàn huyện đạt bình quân là 58%.
- Đánh giá: Đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.

2.4.10. Xây dựng đời sống văn hóa
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh
luôn được phổ biến sâu rộng dưới nhiều hình thức. Các di tích lịch sử, văn hóa được
trùng tu, tôn tạo từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể
thao quần chúng, các lễ hội truyền thống được bảo tồn, duy trì và phát triển đáp ứng nhu
cầu văn hóa của quần chúng nhân dân.
Đến năm 2010, trên toàn huyện 100% (99/99) số Làng xây dựng được hương ước
làng văn hóa, trong đó có 80% số Làng được công nhận làng văn hóa cấp huyện trở lên,
có 229/335 số thôn đạt thôn văn hóa chiếm 67,6% tổng số thôn. Số gia đình được công
nhận gia đình văn hóa chiếm trên 85%.
- Đánh giá: Chưa đạt so với yêu cầu của nội dung tiêu chí.
2.4.11. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

×