Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Giáo án Tuần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.38 KB, 24 trang )

Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ hai, ngày 20 tháng 08 năm 2012
Đạo đức
Kính yêu Bác Hồ ( tiết 1)
I. Mục tiêu
- Biết công lao to lớn của Bác hồ đối với đất nước, dân tộc.
- Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- HS khá, giỏi biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bò
Các bài thơ,bài hát,truyện ,tranh ảnh về Bác Hồ ,về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi
Năm điều Bác Hồ dạy
Vở bài tập đạo đức 3
III. Các hoạt động dạy học
1.Khởi động:Học sinh hát tập thể bài hát“Ai yêu Bác HCM hơn thiếu niên nhi đồng“
2. Kiểm bài cũ :
3.Dạy bài mới :
Hoạt động của Thầy Hoạt động cuả trò
A. Ổn đònh: 1 phút
B. Giới thiệu : Các em vừa hát một bài hát về Bác HCM, vậy
Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên ,nhi đồng lại yêu quý Bác như
vậy? Bài đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về
điều đó
a. Các hoạt động :
• Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu:Học sinh biết được Bác Hồ là lãnh tụ vó đại có công
lao to lớn với đất nước, với dân tộc. Tình cảm giữa thiếu nhi với
Bác Hồ
Cách tiến hành:Chia lớp ra thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm
quan sát các bức ảnh trang 2 vở BT/ĐĐ3 tìm hiểu nội dung và
đặt tên phù hợp cho từng bức tranh
-Giáo viên thu kết quả thảo luận nhận xét ,bổ sung ý kiến của


các nhóm.Yêu cầu : Thảo luận cả lớp để tìm hiểu thêm về Bác
theo những câu hỏi gợi ý:
Bác sinh ngày ,tháng,năm nào?Quê Bác ở đâu ?Em còn biết
tên gọi nào của Bác .Bác có công lao to lớn như thế nào đối với
dân tộc ta?Tình cảm của Bác dành cho các cháu TN như thế nào
-Giáo viên kết luận
. Hoạt động 2:Kể chuyện các cháu vào đây với Bác
Mục tiêu:Học sinh biết được tình cảm giữa những TN với Bác
Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu với Bác
Cách tiến hành:KC:Các cháu vào đây với Bác(vở BT/ĐĐ3 trg
3).Y/C thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
Qua câu chuyện em thấy tình cảm của các cháu TN đối với Bác
Hồ như thế nào?Em thấy tình cảm của Bác đối với TN ra sao?
-Giáo viên kết luận :Bác rất yêu quý các cháu TN,Bác luôn dành
cho các cháu những tinh cảm tốt đẹp.Ngược lại các cháu TN
cũng luôn kính yêu Bác.
-Học sinh mở vở BT/ĐĐ tiến hành
quan sát tranh và thảo luận nhóm
-Đại diện các nhóm trình bày kết
quả thảo luận
-Các nhóm khác lắng gnhe ,bổ
sung sữa chữa cho nhóm bạn
-Học sinh chú ý lắng nghe,trả
lời,bổ sung
-Học sinh chú ý nghe
-Một học sinh đọc lại
-Học sinh trả lời,học sinh khác
chú ý lắng nghe,nhận xét bổ sung
1
• Hoạt động 3:Tìm hiểu về Năm điều Bác dạy TNNĐ

Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu và ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy
TN-NĐ
Cách tiến hành:
-Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc 1 điều Bác Hồ dạy.Giáo
viên ghi nhanh lên bảng
-Chia lớp ra 5 nhóm yêu cầu mỗi nhóm thảo luận tìm và ghi lại 1
số biểu hiện cụ thể của mỗi điều
-Giáo viên củng cố lại nội dung Năm điều Bác Hồ dạy TNNĐ
-Năm học sinh đọc
-Học sinh thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày
IV. Hoạt động tiếp nối :
-Về nhà ghi nhớ và thực hiện tốt Năm điều Bác dạy TN-NĐ,Sưu tầm các bài thơ,bài hát, tranh
ảnh , truyện Bác Hồ với TN . Sưu tầm các tấm gương Cháu Ngoan Bác Hồ
******************************************
Toán
ĐỌC,VIẾT,SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ
I. Mục tiêu:
Biết đọc viết so sánh các số có ba chữ số.
- Bài tập cần làm: BT1; BT2; BT3; BT4
II. Chuẩn bò : Bảng phụ có ghi nội dung của BT1
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy Hoạt động cuả trò
I . Khởi động :1 phút
I. Kiểm tra bài cũ :
III. Bài mới :
Hoạt động 1: Ôân tập về đọc viết so sánh số có 3 chữ số
• Mục tiêu :Học sinh nhớ lại và nắm được cách đọc viết
so sánh số có 3 chữ số
• Cách tiến hành:

-Giáo viên đưa số 160 yêu cầu học sinh xác đònh số này chữ số
nào thuộc hàng đơn vò,hàng chục,hàng trăm của số có 3 chữ số
-Giáo viên nhận xét:Mời 1 em đọc số
-Tương tư giáo viên đưa số 909.Yêu cầu học sinh xác đònh các
hàng của các chữ số
-Giáo viên lưu ý các đọc 909
-Cho học sinh đọc số
-Giáo viên đọc số cho học sinh viết bảng con 360,306
-Chuyển :Các em đã nhớ và nắm được cách đọc ,viết số có 3 chữ
số.Bây giờ chúng ta sang phần luyện tập
Hoạt động 2 : Luyện tập
• Mục tiêu : Ôân tập củng cố cách đọc,viết so sánh số có 3 chữ
số
• Cách tiến hành
Bài 1
-Giáo viên đưa bảng phu ïcó nội dung BT1.Hỏi bài này yêu cầu
chúng ta làm gì?
-Giáo viên giải thích :viết theo phần đọc số và viết số chỗ chấm
yêu cầu điền vào .Yêu cầu học sinh làm bài
-Hướng dẫn học sinh làm bài tiếp sức
-Học sinh quan sát trả lời
-Hs viết bảng con
-Viết theo mẫu
-Hs làm bài trong SGK(bút chì)
2
-Giáo viên nhận xét .Hỏi:
Khi nào chúng ta viết số ? Khi nào chúng ta viết chữ ?
Bài 2
-Trò chơi :Tìm số nhà
-Giáo viên đưa 2 mô hình dãy nhà lên bảng nói:Đây là 2 dãy nhà

còn 1 số nhà chưa có số.Nhiệm vụ của người chơi là tìm số nhà
đúng
-Giáo viên gợi ý cho học sinh qui luật tìm số nhà . Để tìm được số
nhà nhanh và đúng các em sẽ làm như thế nào ?
-So sánh số nhà đứng sau với số nhà đứng liền trước nó Vậy số
tiếp theo là bao nhiêu ?
-So sánh số nhà đứng trước với số nhà đứng liền sau nó Vậy số
tiếp theo là bao nhiêu ?
-Giáo viên : Em hãy nhận xét về dãy số trong 2 dãy nhà trên
-Gíao viên tuyên dương –gắn hoa Chuyển :Trò chơi này chính là
BT2 .Về nhà các em sẽ làm
Bài 3
-Em hãy nêu yêu cầu của bài
-Cả lớp tự làm bài vào vở
-Hướng dẫn sửa bài . Giáo viên đưa bảng phụ
-Hỏi:Vì sao em lại điền 303 < 330?Khi so sánh số ta phải lưu ý so
sánh từng hàng
-Tương tự với các bài còn lại
-Chuyển:Cũng từ cách so sánh số này nhưng chúng ta sẽ nâng
lên một bước là tìm số lớn nhất,bé nhất qua BT4
Bài 4
-Nhắc lại yêu cầu bài 4
-Yêu cầu HS làm bài
-Hướng dẫn sửa bài
-Hỏi:Tại sao em chọn số 762 là số lớn nhất?Số 267 là số bé nhất?
-Tổng kết thưởng hoa
i. Củng cố – dặn
dò : 5 phút
-GV nhận xét tiết học.
Dặn dò :

Về nhà làm bài 2,5 vào vở
-Hs quan sát và lắng nghe
-Hơn 1 đơn vò
-321
-Kém 1 đơn vò
-398
-Hai dãy thi đua
-Đại diện 2 dãy nhận xét
-1,2 học sinh đọc lại dãy số
-Điền dấu >,<,=
-Hs tự thể hiện
-Mỗi dãy cử 1 em sửa
-Vì 303,330 có cùng hàng trăm là
3 303 có 0 chục;330 có 3 chục nên
303<330
-1,2 hs đọc lại
-Dãy A đọc số lớn nhất,nhận xét
bảng Đ,S
-Dãy B đọc số bé nhất,nhận xét
bảng Đ,S
-Học sinh trả lời

Tự nhiên xã hội
HOẠT ĐỘNG THỞ VÀ CƠ QUAN HÔ HẤP
Mục tiêu:
- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp.
- Chỉ đúng vò trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ.
- HS khá, giỏi: Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục. Nếu bò ngừng thở từ 3 đến 4 phút người
ta có thể bò chết.
I. Chuẩn bò

-Gv: Sơ đồ câm H.2,3/SGK,bong bóng
-Hs:Phiếu bài tập,SGK
II. Các hoạt động dạy và học
1. Khởi động : Hát
3
2.Bài cũ: Gv kiểm tra và hướng dẫn hs nhận biết những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học
trong SGK(2 phút)
3. Dạy bài mới (27 phút)
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
I. Giới thiệu bài
-Hs nghe và vận động TD buổi sáng
-Nói:Khi thực hiện động tác TD các em só nhận xét gì về nhòp thở
của mình?
-Chuyển ý:Giới thiệu chủ đề và tên bài học
II. Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Thực hiện cách thở sâu
• Mục tiêu :Hs nhận biết được sự thay đổi của lồng
ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức
• Cách tiến hành :
Trò chơi: Ai nín thở lâu (3phút)
- Hướng dẫn luật chơi
-Nói: Các em cho biết cảm giá khi mình bit mũi nín thở?
-Chốt:Các em đều có cảm giác khó chòu khi nín thở lâu.Như
vậy,nếu ta bi ngừng thở lâu thì ta có thể bò chết.Vậy em nào cho
cô biết hoạt động thở có tác dụng gì đối với sự sống của con
người?
Thực hành:Thở sâu
-Mời mỗi dãy cử 1 bạn lên làm động tác thở sâu
-Hỏi:Em hãy nhận xét khi bạn hít sâu vào thì lồng ngực và bụng
của bạn như thế nào?

-Còn khi bạn thở ra hết sức thì sao?
-Khi ta hít vào thở ra bình thường thì lồng ngực như thế nào?
-Minh hoa ïhoạt động hô hấp bằng quả bong bóng:sau đó chốt và
chuyển ý sang hoạt động 2
Hoạt động 2:Làm việc với SGK(15phút)
*Mục tiêu :
-Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
-Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta thở ra
và hít vào
-Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con
người
*Cách thiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi (5phút)
-Cho hs đọc phần yêu cầu của kí hiệu kính lúp
-Nhắc lai yêu cầu và gợi ý cho hs nêu câu hỏi lẫn nhau
Bước 2:Luyện tập – thực hành
-GọiHS đọc yêu cầu của BT2,BT3 sách BT/TNXH3
-Hướng dẫn hs thực hiện bài làm trong vở BT
-Tổ chức cho hs tham gia chữa bài
-Yêu cầu lớp nhận xét
-Nêu câu hỏi chốt ý:
Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ?
Khi ta hít vào không khí sẽ đi qua những bộ phận nào?
Ngược lại, khi ta thở ra không khí sẽ đi qua những bộ phận nào?
-Cả lớp thực hiện
-Thở nhanh
-Cả lớp cùng tham gia
-Nêu theo cảm nhận của mình
-Giúp con người duy trì sự sống
-3 hs nhắc lại

-Quan sátvà nêu nhận xét
-Lồng ngực phồng to bụng thóp lại
-Bụng phình to lồng ngực trở lại
bình thường
-Phồng lên xẹp xuống đều đặn
-Hs đọc thầm
-Hs làm vệc theo nhóm đôi
-Hs mở sách BT
-Hs thực hiện
-Mũi, khí quản, phế quản, 2
láphổi
-Mũi, khí quản, phế quản, 2
láphổi
4
Vậy ta phải làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp? -2 láphổi, phế quản, khí quản, mũi
-Không nhét dò vật vào mũi miệng
4. Củng cố – dặn dò :
Yêu cầu hs đọc phần Bạn cần biết (trang 5.SGK)
Tổ chức trò chơi :”Ai đúng đường (Nếu còn thời gian)
* Dặn dò :
HTL:Phần Bóng đèn tỏa sáng.
Hoàn thành các BT còn lại trong vở BT.
MÔN THỂ DỤC
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH-TRÒ CHƠI “NHANH LÊN BẠN ƠI”
I. MỤC TIÊU:
- Biết những điểm cơ bản của chương trình và một số nội qui tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.
- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng,
dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết chơi và tham gia chơi được các trò chơi Nhanh lên bạn ơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:

- Đòa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: còi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp theo hàng dọc, phổ
biến nội dung yêu cầu giời học.
- GV cho HS giậm chân tại chỗ vỗ tay
2) Phần cơ bản:
- Phân công tổ nhóm tập luyện, chọn
cán sự bộ môn. GV cùng HS trong lớp
chọn cán sự bộ môn và chia tổ để tập
luyện, phân công khu tập .
- Nhắc lại nội qui tập luyện và phổ
biến nội dung yêu cầu môn học: Những
nội qui đã được rèn luyện ở lớp dưới
cần được tiếp tục củng cố và hoàn
thiện.
- Chỉnh đốn trang phục, vệ sinh tập
luyện
- Cho HS chơi trò chơi “Nhanh lên bạn
ơi” GV phổ biến luật chơi và yêu cầu
2 phút
2 phút
3 phút
7 phút
3 phút
7 phút
- HS tập hợp theo hàng dọc 3 hàng
x x x

x x x
x x x
x x x
- HS giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát cán sự điều
khiển.
- Tập bài thể dục lớp 2 (1 lần) mỗi động tác 2 x
8 nhòp.
5
của trò chơi.
- n lại một số động tác đội hình đội
ngũ đã học ở lớp 1, 2.
3) Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhòp 1-2, 1-2 và hát
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giời học.
7 phút
5 phút
- HS chơi theo đội hình vòng tròn.
- HS ôn tập hợp hàng ngang, hàng dọc, điểm số,
đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái,
dàn hàng, dồn hàng
********************************
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ ba, ngày 23 tháng 08 năm 2011
Tập đọc – kể chuyện
CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu
A. Tập đọc
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu
biết đọc phân biệt lời người dãn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (Trả lời được các câu hỏi trong sgk)

*GDKNS:-Tư duy sáng tạo, ra quyết đònh,giải quyết vấn đề.
B. Kể chuyện
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
ii. Chuẩn bò
-Tranh minh hoạ theo SGK
-Bảng viết sẵn câu ,đoạn văn cần hướng dẫn
III. Các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của Thầy Hoạt động cuả trò
I . Khởi động : 1 phút
II. Bài cũ:
-Giới thiệu mở đầu : Các chủ điểm của sách TV3/ T1
III. Bài mới:
• Giới thiệu bài :
-Giáo viên treo tranh vẽ và giới thiệu
Hoạt động 1 : Luyện đọc
-Đọc mẫu toàn bài chú ý giọng đọc của từng nhân vật
-Hướng dẫn học sinh đọc kết hợp giải nghóa từ
Đọc từng câu:
+ Giáo viên lưu ý học sinh đoạn nào có 2 câu nói liền nhau
của cùng một nhân vật thì các em sẽ đọc luôn 2 câu
+ Giáo viên theo dõi học sinh đọc và chú ý những từ ngữ
các em phát âm sai để chỉnh sưả ngay
Đọc từng đoạn
+ Giáo viên nhắc nhở học sinh nghỉ hơi và đọc với giọng
thích hợp
+ Giáo viên giúp học sinh chia đoạn(3 đoạn theo SGK)
+ Đọc nối tiếp từng đoạn theo nhóm đôi
+ Giáo viên cho cả lớp đồng thanh
Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài
-Học sinh quan sát

-Học sinh lắng nghe
-Học sinh đọc nối tiếp từng câu hoặc
2 câu trong mỗi đoạn(đọc 2 lượt)
-Học sinh chú giải

-2 học sinh cạnh nhau thành 1 nhóm
-Học sinh đọc
6
-Dẫn ý:Các em vừa được luyện đọc rất tốt bài“Cậu bé
thông minh”Bây giờ cô và các em sẽ tìm hiểu nội dung câu
chuyện
-Giáo viên:Nhà Vua đã nghó ra kế gì để tìm người tài(Lệnh
cho mỗi làng nộp 1 con nhà trống biết đẻ trứng)
-Giáo viên nhận xét
-Hỏi:Trước tình thế đó dân làng ra sao?
-Giáo viên nhận xét
-Giảng thêm về uy quyền của nhàvua thời xưa và chuyển ý
sang đoạn 2
-Giáo viên:Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của
ngài là vô lí?
-Biết là đã tìm ra người tài nhưng nhà vua đã công nhận
ngay cậu bé là tài giỏi chưa?
-Vậy thì vua làm gì ?
-Chuyển:Việc thi tài lần 2 cậu bé xử lí ra sao?Mời các em
tìm hiểu nội dung đoạn 3
-Giáo viên đọc câu 4:Trong cuộc thi tài lần sau cậu bé yêu
cầu điều gì?
-Giáo viên đưa ra câu trả lời
a. Một con chim làm 3 mân cỗ
b.Một cây kim thành con dao

c. Một con dao thành cây kim
-Yêu cầu học sinh trả lời lại nguyên câu
-Giáo viên:Với tài trí thông minh của mình 1 lần nữacậu bé
làm cho Nhà Vua phải thán phục.Qua câu chuyện này nói
lên điều gì?
Hoạt động 4: Kể chuyện
-Yêu cầu học sinh kể nhẩm : 2 phút
-Học sinh lên kể lại từng bức tranh
VI. Củng cố – dặn dò :
-Qua câu chuyện em thích nhân vật nào?Vì sao?
-Nhận xét tiết học
Dặn dò:
- Đọc lại bài.Chuẩn bò :Hai bàn tay em
-Học sinh đọc thầm đoạn 1
-Học sinh trả lời
-Lớp nhận xét
-Câu 2 :Vì sao dân chúng lo sợ khi
nghe lệnh của vua?
-Học sinh đọc thầm đoạn 2
-Học sinh tường thuật nhóm đôi
-Đại diện 3 nhóm lên trả lời
-Nhận xét
-Chưa
-Thử tài cậu bé lần nữa
-1 học sinh đọc đoạn 3
-Học sinh giơ bảng chọn câu trả lời
-2 học sinh trả lời
-Học sinh trả lời
-Học sinh kể nhẩm
-3 học sinh nêu

-Học sinh kể các học sinh theo
dõi,nhận xét
-3-4 em trả lời
Toán
CỘNG TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ (KHÔNG NHỚ)
I. Mục tiêu:
Biết cách tính cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ) và giải toán có lời văn về nhiều hơn, ít hơn.
Bài tập cần làm : 1,2,3,4.HS khá giỏi làm các bài còn lại.
II. Chuẩn bò : 2 miếng bìa ghi số 315, 40, 355 và các dấu +, -, =
III. Các hoạt động dạy học
1.Khởi động:Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học toán
2.Kiểm tra bài cũ: Đọc viết so sánh các số có 3 chữ số
-Kiểm tra việc làm toán nhà của hs. Một hs đọc bài 2, 1 hs đọc bài 5
-Gv chấm một số vở.Nhận xét
7
3.Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
-Giới thiệu bài : 1phút
Hoạt động 1: Ôn tập về cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
• Mục tiêu : Củng cố nâng cao kỹ năng thực hiện phép tính
cộng trừ các số có 3 chữ số (không nhớ)
• Cách tiến hành :
BÀI 1 / 4
-Cho hs mở SGK đọc yêu cầu BT1 / 4
-Yêu cầu hs tự làm
-Yêu cầu hs nhẩm trước lớp các phép tính trong BT1
-Hướng dẫn sữa bài
BÀI 2 / 4
-Gọi 1 hs đọc yêu cầu của đề bài
-Yêu cầu hs tự làm bài

-Gọi hs nhận xét bài làm trên bảng của bạn (Nhận xét cả về đặt
tính và kết quả phép tính).4 hs vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách
tính của mình. Gv nhận xét
-Chuyển :Các em đã nhớ và nắm được cách cộng trừ các số có 3
chữ số(không nhớ).Bây giờ chúng ta sẽ ôn tập giải bài toán về
nhiều hơn ,ít hơn
Hoạt động2 :Ôn tập giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn
BÀI 3 / 4:
-Gọi 1 hs đọc đề bài
-Hỏi :
+ Khối lớp 1 có bao nhiêu hs?
+Số hs của khối lớp 2 như thế nào?
+Số hs của khối lớp 2 như thế nào so với số học sinh của khối lớp
1?
+Bài toán thuộc dạng gì?
+Vậy muốn tìm số hs của khối lớp 2 ta phải làm như thế nào?
-Yêu cầu học sinh làm bài
-Chữa bài cho điểm học sinh
BÀI 4 /4
-Tiến hành tương tự bài 3 /4 nhưng đây là ôn lại cách giải toán
nhiều hơn.
-Đọc yêu cầu bài : Tính nhẩm
-Làm vào SGK bằng bút chì
-9 hs nối tiếp nhau nhẩm từng phép
tính
-Đổi chéo vở tự kiểm tra bài nhau
-Đặt tính rồi tính
-4 hs lên bảng làm bài.Cả lớp làm
vào nháp
-Hs1 : 352+461

352+461=768
+245 hs
+ít hơn số hs của khối lớp 1 là 32
em
+“ít hơn”
+Làm tính trừ lấy 245-32
-1 hs lên bảng làm bài.Các hs khác
làm bài vào vở
-Nhận xét bài bạn
Củng cố – Dặn
-GV hưởng dẫnø BT5/SGK
-Dặn dò : Làm BT5 vào vở ,Chuẩn bò : Luyện tập
……………………………………………………………………………………………………………….
MÔN : THỦ CÔNG
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI ( Tiết 1 )
I- MỤC TIÊU
- Biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói.
- Gấp được tau thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay: Gấp được tàu thuỷ hai ống khói. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Tàu thuỷ cân đối.
8
- SDNLTK&HQ:Tàu thuỷ chạy trên sông biển,cần xăng,dầu.Khi tàu chạy khối của nhiên liệu chạy
tàu được thải qua hai ống khối. Cần sử dụng tàu thuỷ tiết kiệm xăng,dầu.
II- CHUẨN BỊ
*GV Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp sẵn với giấy khổ lớn. Đồ dùng dạy thủ công.
*HS đồ dùng học môn thủ công.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
1. ỔN ĐỊNH LỚP
2. KIỂM TRA : GV kiểm tra đồ dùng học thủ công của hs.
3. BÀI MỚI

a. Giới thiệu bài.
- Hôm nay các em sẽ học gấp một chiếc tàu thủy có hai
ống khói.
b. Quan sát và nhận xét:
- GV đưa ra mẫu chiếc tàu và cho hs quan sát nhận xét.
Về đặc điểm ,hình dáng của tàu thuỷ.
- GV liên hệ thực tế tác dụng của tàu thuỷ.
*Hướng dẫn mẫu:
- Hướng dẫn hs cắt tờ giấy hình vuông
- Gấp hình vuông ở bước 1 thành 4 hình bằng nhau để lấy
điểm o và hai đường dấu gấp giữa hình vuông ( H2 )
- Gấp 4 đỉnh của hình vuông vào sau cho 4 đỉnh tiếp giáp
nhau ở điểm o và các cạnh nằm đúng đường dấu gấp giữa
( H3 )
- Lật hình 3 ra mặt sau và tiếp tục gấp lần lượt gấp 4 đỉnh
vào được (H4)
- Lật (H4) tiếp tục gấp như hình 3 ta được (H5)
- Lật (H5) ra mặt sau ta được (H6)
- GV hướng dẫn dùng ngón tay đưa vào khe giữa các hình
vuông để được hình 7,8
- Yêu cầu cả lớp thực hiện thao tác
- GV quan sát giúp đỡ hs.
- Yêu cầu hs trưng bày kết quả và nhận xét
4. CỦNG CỐ , DẶN DÒ
- Nhận xét thái độ , kết quả học tập của hs
- Dặn hs về nhà xem lại bài và chuẩn bò cho bài sau.
- Trình bày đồ dùng theo yêu cầu
của GV.
- Lắng nghe
- quan sát và nêu đặc điểm hình

dáng tác dụng của tàu thuỷ.
- Lắng nghe
- Thực hành theo hướng dẫn của
GV.
-Trình bày sản phẩm trước bàn ngồi
và tự nhận xét bài của mình.
- Lắng nghe.
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ tư, ngày 24tháng 08 năm 2011
Tập đọc
HAI BÀN TAY EM

I. Mục tiêu :
- Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi sau các khổ thơ, giữa các dòng thơ.
- Hiểu ND: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc
2-3 khổ thơ trong bài.)
- HS khá, giỏi: thuộc cả bài thơ.
9
II. Chuẩn bò
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng phụ viết những khổ thơ cần thơ hướng dẫn học sinh luyện đọc và học thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy học
a.Khởi động : Hát
b.Kiểm tra bài cũ:Cậu bé thông minh
-Gv treo tranh : Gọi hs đọc câu hỏi của câu bé minh hoạ cho từng tranh
-Nhận xét tuyên dương
c.Dạy bài mới:
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài và tìm hiểu chung toàn bài
-Cho hs mở SGK yêu cầu các em đọc thầm và cho biết vì sao
bài thơ lại có tên “Hai bàn tay em”

-Gv nhấn Bài thơ có tên là “Hai bàn tay em”vì cả 5 khổ thơ
trong bài đều nói về hai bàn tay của em.Các em hãy nghe cô đọc
1 lượt bài thơ để tìm hiểu xem các khổ thơ nói gì về hai bàn tay.
Hoạt động 2: Luyện đọc
- Đọc mẫu (cả bài)
-Hs mỗi em đọc 1 câu (Khổ 1)
- Treo H.1 .Hỏi:
• Khổ thơ nói về cái gì?
• Hai bàn tay được tả đẹp như thế nào ?
• Tác giả tả hai bàn tay bằng cách nào?
-Nhấn ý : 2 bàn tay được tả đẹp như hoa,như hao hồng,như
hoa hồng nụ -thứ hoa được con người coi là bà chúa muôn
hoa;tức là loài hoa đẹp nhất.
-Gọi HS đọc khổ 1
-Gọi HS luyện đọc 4 khổ thơ tiếp
-Yêu cầu hs đọc tiếp sức
-Gọi hs đọc chú giải : siêng năng,giăng giăng
-Hỏi: Bàn tay siêng năng là bàn tay như thế nào? Gv
giảng:Bàn tay siêng năng là bàn tay chăm làm việc,cụ thể trong
khổ thơ này là bàn tay chăm luyện viết chữ
-Khi học sinh đọc gv kết hợp nhắc hs ngắt nghỉ hơi đúng,tự
nhiên và thể hiện tình cảm qua giọng đọc
-Cả lớp đọc thầm cả bài (giọng vừa phải)
Hoạt động 3:Hướng dẩn tìm hiểu bài
-Hỏi: nếu khổ thơ 1 ta gọi là giới thiệu vẻ đẹp 2 bàn tay(gv
treo ảnh)thì 4 khổ thơ còn lại ta có thể gọi là gì?(Bàn tay thân
thiết với em bé)
-Em hãy cho biết sự thân thiết của 2 bàn tay với em bé nói
trong từng khổ thơ
- Chốt:

Khổ 2: Em và 2 bàn tay khi em ngủ
Khổ 3: Em bé và 2 bàn tay khi em thức dậy
Khổ 4: em bé và 2 bàn tay khi em học
Khổ 5: Em bé và 2 bàn tay khi em rảng rang (chơi)
Hoạt động 4:Luyện đọc thuộc lòng
-Cho cả lớp đọc thầm.Hs đọc khổ thơ nào gv chỉ vào hình ảnh
thể hiện nội dung khổ thơ đó
-Hs đọc thầm
-TLCH
-8 hs đọc
-Nhiều em đọc
-Hoạt động nhóm, mỗi em đọc
1 khổ thơ
-2 hs đọc
-Cả lớp đọc
-Trả lời
10
-Mỗi tổ đọc 1 khổ thơ. Khi đọc lần 2 GV rút bớt hình ảnh và
viết thay vào đó chữ đầu tiên của khổ thơ.Đến khi bảng còn 5
chữ: Hai-Đêm-Tay-Giờ-Có.
c. Củng cố – Dặn dò :
-GV nhận xét tiết học.
Dặn dò : Học thuộc lòng cả bài thơ .Chuẩn bò đơn xin vào Đội

Chính tả (Tập chép)
CÂỤ BÉ THÔNG MINH
PHÂN BIỆT AN / ANG.BẢNG CHỮ
I. Mục tiêu :
- Chép chính xác và trình bày đúng qui đònh bài chính tả; không mắc quá năm lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2b; điền đúng 10 chữ và tên của 10 chữ đó vào ô trống trong bảng bài tập 3.

II. Chuẩn bò :
Bảng lớp viết sẵn đoạn văn HS cần chép nd BT 2a,2b.Bảng phụ kẻ bảng chữ và tên chữ ở
BT3.Vở BT
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ:GV nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả,việc
chuẩn bò đồ dùng cho giờ học(vở,bút,bảng) nhằm củng cố nề nếp học tập cho các em.
3.Dạy bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn hs tập chép
-Đọc đoạn chép trên bảng : Đoạn chép này từ bài nào?
Tên bài ở vò trí nào?Đoạn chép có bao nhiêu câu?Cuối
mỗi câu có dấu gì? Chữ đầu câu viết như thế nào?
-Hướng dẫn HS viết bảng con hoặc giấy nháp:chim sẻ,
kim khâu,sắc, xẻ thòt, mâmcỗ
3. Viết chính tả: theo dõi uốn nắn
4. Chấm chữa bài:
-Đọc từng câu cho cả lớp soát lỗi,kết hợp chỉ dẫn các
chữ dễ viết sai chính tả
-Gv chấm từng 5,7 bài.Nhận xét tuyên dương
5. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
-BT 2b / 6 (Điền vào chỗ trống an / ang)
Yêu cầu hs xác đònh nghóa của từ để điền cho chính xác
Hướng dẫn sữa bài
BT 3 / 6:
Gv treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng chữ-nêu yêu cầu của
BT:Viết vào vở những chữ và tên chữ còn thiếu
Sửa bài
-Hướng dẫn hs thuộc thứ tự của 10 chữ và tên chữ tại lớp

Gv xoá những chữ đã viết ở cột chữ, yêu cầu hs viết lại
Xoá cột tên chữ,yêu cầu hs nhìn viết lại
Xoá hết bảng gọi 1 vài hs đọc thuộc lòng 10 tên chữ
-2,3 hs nhìn bảng đọc lại đoạn chép
-Cậu bé thông minh
-Giữa trang vở
-3 câu (HS đọc 3 câu)
-Cuối câu 1,3 có dấu chấm.Cuối câu 2 có
dấu hai chấm
-Viết hoa
- Viết bảng con
-Nhìn bảng hoặc sách chép
- Tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở
- Nêu yêu cầu của bài
- Điền vào vở BT
- Đọc bài làm cả lớp nhận xét
-1 hs làm mẫu ă-á
-1 hs làm bài trên bảng.Các hs khác làm
vào vở
- Nhìn vở đọc 10 chữ và tên chữ
- Lên bảng viết
11
-Chia lớp thành hai dãy mỗi dãy cử 10 bạn thi tiếp sức
viết đúng thứ tự tên 10 chữ đầu trong bảng chữ.Dãy nào
viết nhanh đúng dãy đó thắng(mỗi chữ đúng được 1 đ)
-Nhận xét – thưởng hoa
- Lên bảng viết
4. Củng cố –dặn dò
-Nhận xét tiết học. Lưu ý học sinh những thiếu sót
-Về nhà sửa lỗi sai (nếu có) mỗi chữ sai viết lại đúng 1 dòng

-Chuẩn bò : Chính tả Nghe – Viết. Chơi chuyền, Phân biệt ao / oao, an / ang
………………………………………………………………………………………………………………….
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
-Biết cộng, trừ các số có ba chữ số (không nhớ).
-Biết giải bài toán về “tìm X” giải bài toán có lời văn (có một phép trừ)
-Bài tập cần làm:1,2,3.
II.Đồ dùng dạy – học :
Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như BT4
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập
2. Kiểm tra bài cũ:KT các bài tập đã giao về nhà của tiết 2,NX chữa bài và cho
điểm hs
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài
trên bảng
b. Hướng dẫn luyện tập :
• Bài 1 :
• -Yêu cầu hs tự làm bài
-Sửa bài hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính :
Đặt tính như thế nào?
Thực hiện tính từ đâu đến đâu?
• Bài 2 :
-Yêu cầu hs nêu được cách tìm số bò trừ hoặc cách tìm số
hạng trong một tổng rồi tìm x.Yêu cầu học sinh tự làm bài
-Hỏi:Tại sao bài a. để tìm x em lại thực hiện phép cộng?
(415 + 322 )
Tại sao bài b :Tìm x em lại thực hiện phép trừ ?(355 –

204)
-Hướng dẫn hs sửa bài
• Bài 3 :
-Gọi 1 hs đọc đề bài
-Hỏi:+ Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả bao nhiêu
học sinh?Trong đó khối lớp Một có bao nhiêu học sinh ?
Vậy muốn tìm số học sinh khối lớp Hai ta phải làm gì?
-Hs nghe giới thiệu
-3 hs lên bảng làm bài (mỗi hs thực hiện 2
con tính).Hs cả lớp làm bài vào vở để
kiểm tra bài làm của nhau rồi sữa bài
-Đặt tính sao cho hàng đơn vò thẳng hàng
đơn vò ,hàng chục thẳng hàng chục,hàng
trăm thẳng hàng trăm
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái
-2 hs lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở bài
tập
-Vì x là số bò trừ .Trong phép trừ x –322
=415, muốn tìm số bò trừ ta lấy hiệu cộn với
số trừ
-Vì x là số hạng.Trong phép cộng 204 +x
=355, muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy
tổng trừ cho số hạng đã biết
-Hs đọc
-1 hs lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở
12
-Yêu cầu hs làm bài
-Hướng dẫn học sinh sửa bài
4. Củng cố –Dặn dò :
- Tổ chức cho hs thi ghép hình giữa các tổ .Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhấ

là tổ đó thắng cuộc .Tuyên dương tổ thắng cuộc
- Hỏi thêm :Trong hình “con cá” có bao nhiêu hình tam giác ? NX tiết học
- Dặn dò : Làm bài 2, 3 trang 4 SGK
……………………………………………………………………………………………………………………………
Tự nhiên xã hội
NÊN THỞ NHƯ THẾ NÀO?
I. Mục tiêu:
-Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp
cơ thể khoẻ mạnh.
- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khoẻ.
- HS khá, giỏi: Biết được khi hít vào, khí ô-xi có trong không khí sẽ thấm vào máu ở phổi để
đi nuôi cơ thể; khi thở ra, khí các-bo-níc có trong máu được thải ra ngoài qua phổi.
*GDKNS:Quan sát tổng hợp thông tin khi thở bằng mũi,vệ sinh mũi.
II.Chuẩn bò
-Gv: Các hình minh hoạ trang 6,7(SGK);bảng câu hỏi kiểm tra cuối tiết học
-Hs :chuẩn bò 1 thẻ đỏ và 1 thẻ xanh bằng giấy màu HCN ( 5x 7cm)
III.Các hoạt động dạy và học
1. Khởi động : Hát
2. Bài cu õ:Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
-Gọi hs lên bảng và nêu câu hỏi : Cơ quan hô hấp có nhiệm vụ gì?Hoạt động thở gồm mấy cử
động?Kể ra?Chỉ hình và nêu rõ tên các bộ phận cơ quan hô hấp,đường đi của không khí khi hít vào
thở ra.Gv nhận xét và cho điểm
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
a.Giới thiệu bài: Gv giới thiệu chủ đề và tên bài học
b.Phát triển các hoạt động:
Hoạt động 1:Liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi
-Gv treo bảng phụ ghi các câu hỏi sau
Quan sát phía trong mũi em thấy có những gì?
Khi bò sổ mũi em thấy trong mũi có gì chảy ra?

Hằng ngày ,sau khi dùng khăn sạch lau 2 lỗ mũi em thấy có
gì trên khăn?
Tại sao ta nên thở bằng mũi và không nên thở bằng miệng
-Gv yêu cầu 2 hs ngồi cạnh thảo luận với nhau
-Gọi đại diện hs trả lời từng câu
-Gv kết luận :
Trong mũi có lông mũi giúp cản bớt bụi làm không khí vào
phổi sạch hơn;các mạch máu nhỏ li ti giúp sưởi ấm không
hkí,các chất nhầy giúp cản bụi,diệt vi khuẩn và làm không khí
vào phổi
Chúng ta nên thở bằng mũi vì như thế là hợp vệ sinh và có
- Hs theo dõi
-2 hs đọc to các câu hỏi trước lớp
-Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi
-Hs lắng nghe
13
lợi cho sức khoẻ;không nên thở bằng miệng vì thở như thế các
chất bụi,bẩn vẫn dễ vào được bên trong cơ quan hô hấp có hại
cho sức khoẻ
Hoạt động 2 :Lợi ích của việc hít thở không khí trong lành và
tác hại của việc thở không khí có nhiều khói bụi
-Gv yêu cầu hs suy nghó trả lời 2 câu hỏi sau :
Em cảm thấy thế nào khi được hít thở không khí trong lành
ở công viên vườn hoa ?
 Em cảm thấy thế nào khi đi ngoài đường có nhiều bụi khói
hoặc ở trong bếp khi đun bằng :củi, rơm, than?
-Gv giảng:Bầu không khí trong các công viên,vườn hoa… thường
rất trong lành,nhiều ôxi .Khi được hít thở bằng bầu không khí
đó,cơ thể chúng ta được cung cấp đầy đủ khí ôxi cho máu đi
nuôi cơ thể nên ta cản thấy khoan khoái dễ chòu. Còn không khí

ngoài đường có nhiều xe cộ qua lại,trong bếp khi đun nấu cá
nhiều khí CO
2
và các khí độc h khác làm ô nhiễm nên khi hít
thở sẽ bò ngột ngạt khó chòu và có hại cho sức khoẻ.
-Yêu cầu hs đọc nội dung :“Bạn cần biết” trang 7 SGK
-Khoan khoái dễ chòu
-Ngột ngạt khó chòu
-Hs lắng nghe
-2 hs đọc bài
4. Củng cố – dặn dò :
-Gv củng cố bài và nhắc HS giữ gìn vệ sinh mũi.
-Dặn dò: Học thuộc nội dung “ Bạn cần biết” trang 6,7 (SGK)
…………………………………………………………………………………………………………………
Mó thuật
TẬP MƠ TẢ CÁC HÌNH ẢNH,CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH
I. Mục tiêu:
- HS tiếp xúc, làm quen với tranh vẽ của thiếu nhi, của hoạ só.
- Hiểu nội dung cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc trong tranh đề tài môi trường.
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
+ HS khá, giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trong tranh mà em yêu thích.
+ HS chưa đạt chuẩn: Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sưu tầm một số tranh về bảo vệ môi trường.
- Tranh của một số họa só vẽ cùng đề tài.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
I. Ổn đònh: 1 phút
II. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: GV giới thiệu tranh về đề tài môi

trường, GV giới thiệu một số tranh của thiếu nhi và gợi ý.
Tranh về đề tài môi trường.
2) Hoạt động 1: Xem tranh
- GV yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Tranh về hoạt động gì?
+ Những hình ảnh chính và phụ?
+ Hình dáng động tác của hình ảnh chính như thế
nào?
+ Màu sắc nào có nhiều ở trong tranh?
- GV nhấn mạnh: Xem tranh, tìm hiểu tranh là tiếp
- Hát
- Học sinh
quan sát tranh
- Học sinh
quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
14
xúc với cái đẹp để yêu thích cái đẹp. Xem tranh
cần có nhận xét của riêng mình.
3) Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét chung về tiết học.
- Khen ngợi, động viên những học sinh có ý kiến
nhận xét hay.
III. Củng cố dặn dò:
Chuẩn bò cho bài học sau tìm đồ vật có trang trí đường
diềm
Bút chì màu.
Bút chì và tẩy.
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ năm, ngày 25 tháng 08 năm 2011
Luyện từ và câu
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT. SO SÁNH

I/ Mục tiêu
- Xác đònh được những từ ngữ chỉ sự vật (BT1).
- Tìm được những từ chỉ sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ (BT2).
- Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lí do vì sao thích hình ảnh đó (BT3).
II/ Đồ dùng dạy học
- HS : Vở bài tập , sgk
- Nội dung bài dạy
III/ Các hoạt động dạy và học
A Khởi động : 1’
B Dạy bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
-Giới thiệu :Ở lớp 2 các em đã học về những từ chỉ sự vật Bây
giờ chúng ta cùng nhau ôn về những từ đó
-Phát triển các hoạt động
Họat động 1: Ôn tập
-Hỏi :Từ chỉ sự vật là từ chỉ gì ? Cho vd về 2 từ chỉ người ,2 từ
chỉ con vật ,2 từ chỉ đồ vật ,2 từ chỉ cây cối
-Yêu cầu cả lớp cùng mở vở BT và gọi hs đọc yêu cầu bài 1/3
-Gắn phiếu ghi BT1
 Đề bài yêu cầu ta làm gì?
 Gạch dưới yêu cầu của đề bài .Gv gạch trên phiếu
 Cho cả lớp làm bài
 Gọi 1 hs lên sữa bài
 Nhận xét
-Chốt :Ta đã biết những từ chỉ sự vật là gì .Bây giờ chúng ta sẽ
bắt đầu làm quen với hình ảnh so sánh từ những sự vật đó qua
hoạt động 2
Hoạt động 2 : So Sánh
-Gọi hs đọc yêu cầu bài 2.
-Nói: Ở BT1 chỉ yêu cầu ta tìm từ chỉ sự vật nhưng ở BT2 là tìm

các sự vật được so sánh với nhau (Gv vừa nêu vừa gạch dưới đề
bài)
-Nêu
-Một hs đọc
-Trả lời
-Gạch dưới trong vở BT
-Thực hành
-Trình bày trên bảng lớp
-2 hs đọc
15
Gọi 1 em đọc câu a
-Hỏi :Trong 2 câu này từ nào là từ chỉ sự vật ?
-Yêu cầu cả lớp cùng diển tả hành động theo 2 câu thơ
-Hỏi: Sự vật nào được so sánh với sự vật nào?
Yêu cầu hs đọc câu b:
-Gọi 1 hs lên bảng .Gv gợi ý cho hs trả lời:Mặt biển sáng trong
như cái gì ?Vậy hình ảnh nào được so sánh với nhau
 Câu c,d yêu cầu cả lớp tự làm
-Gọi 2 hs lên bảng làm
-Sửa bài
-Đưa tranh cánh diều hỏi :Tranh này vẽ hình gì? Nhìn tranh em
thấy cánh diều giống với những gì?
-Gọi hs lên bảng vẽ dấu á
-Gv xác đònh bài làm của hs (cánh diều cong cong vòng xuống
giống dấu á)
-Hỏi: Câu d bạn xác đònh dấu hỏi giống gì?
-Vẽ dấu”?” lên bảng, yêu cầu hs quan sát với tai của bạn mình
ngồi bên cạnh xem có giống không?
-Chốt :Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát hiện ra sự
giống nhau giữa các sự vật trong thế giới xung quanh ta.Chính vì

thế ,các em cần rèn luyện biết cách so sánh hay
-Đọc
-Trả lời
-Làm theo gv
-Trả lời
Tấm thảm…
Mặt biển với tấm thảm
-Làm cá nhân
-Tự nêu theo nhận xét của mình
-Lên bảng vẽ
-Vành tai nhỏ
-Hs quan sát
a. Củng cố –Dặn dò :QSát và đưa ra nhận xét của mình về các sự vật được so sánh
- Dặn dò :Về tìm 1 số sự vật có hình dánh gần giống để hôm sau cả lớp cùng thảo luận xem các em
tập quan sát sự vật xung quanh như thế nào?
******************************
Tập viết
ÔN CHỮ HOA: A
I.Mục tiêu
- Viết đúng chữ A hoa (1 dòng), V, D (1 dòng); viết đúng tên riêng Vừ A Dính (1 dòng) và câu
ứng dụng: Anh em….đỡ đần (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng
hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ở tất cả các bài tậïp viết HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (Tập viết trên lớp) trong trang
vở tập viết lớp 3.
II. Chuẩn bò :Mẫu chữ viết hoa A.Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li
III. Các hoạt động dạy học
1. Khởi động : Hát
2. Kiểm tra bài cũ : Gv nêu yêu cầu của tiết tập viết ở lớp 3:
ND tiếp tục rèn luyện cách viết các chữ viết hoa.Để học tốt tiết TV các em cần chuẩn bò bảng
con ,phấn ,khăn lau,bút chì ,bút mực ,đồ chuốt ,vở TV…Tập viết đòi hỏi các đức tính cẩn thận ,kiên

nhẫn.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
-Giới thiệu:Hôm nay các em sẽ luyện viết chữ hoa A ,ôn lại cách
viết chữ V,D ,tập viết ứng dụng tên riêng Vừ A Dính và câu ca
dao nói về tình cảm gia đình :“Anh em như thể chân tay,rách lành
đủm đọc dở hay đỡ đần”
-Ghi tên bài lên bảng : “Ôn chữ hoa A”
Hoạt động 1 : Luyện viết trên bảng con
-Luyện viết chữ hoa :
16
• Treo mẫu chữ A hoa trên bảng cho hs quan sát và
nhận xét sơ bộ :Chữ A được viết mấy nét? Gồm những nét nào?
• Nói và viết mẫu lên bảng
• Trong bài tập viết hôm nay các em sẽ luyện viết củng
cố thêm chữ hoa V và chữ hoa D.Hãy theo dõi cô viết trên bảng
và nhớ lại cách viết
• Lần lượt viết từng chữ hoa cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở
bảng lớp ,kết hợp lưu ý về cách viết
• Yêu cầu hs viết bảng con từng chữ hoa A(2 lần); chữ
V, D (1 lần). Sau mỗi lần viết GV nhận xét để HS rút kinh
nghiệm
-Luyện viết từ ứng dụng Vừ A Dính :
• Hs đọc tên riêng
• GV :Từ Vừ A Dính là tên riêng 1 thiếu niên người dân tộc
Hmômg đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống TDP để
bảo vệ CM.
• Viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ trên dòng kẻ li ở bảng lớp
(Lưu ý về cách viết liền mạch ở chữ Dính
• Yêu cầu hs viết tên riêng Vừ A Dính trên bảng con 1,2 lần

nhận xét uốn nắn về cách viết
-Luyện viết câu ứng dụng :
• Hs đọc câu ứng dụng trong vở:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
-Nói: Câu ca dao nói về tình cảm anh em trong gia đình em
trong gia đình. Anh em thân thiết gắn bó với nhau như chân với
tay ,lúc nào phải biết yêu thương đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau
• Câu ca dao có những chữ nào viết hoa ?Viết sao?
• Yêu cầu hs viết bảng con :Anh –Rách
• Nhận xét và uốn nắn
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs viết vào vở tập viết
-Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ trong vở tập viết 3:
• 1 dòng chữ A ,1 dòng chữ V,D
• 2 dòng tên riêng :Vừ A Dính
• 2 lần (4 dòng ) câu ca dao :Anh em…đỡ đần
-Yêu HS tập viết vào vở
-Nhận xét, uốn nắn, nhắc nhở hs ngồi đúng tư thế, lưu ý về độ cao
và khoảng cách giữa các chữ, trình bày câu ca dao theo đúng mẫu
Hoạt động 3:Chấm, chữa bài
-Chấm khoảng 5 đến 7 bài . Nêu nhận xét trên bảng
-Quan sát và trả lời
-Quan sát
-Quan sát
-Viết bảng con
-Vài hs đọc
-V , A , D , h
-Viết bảng con
-A , R vì đó là chữ đầu dòng
-Viết bảng con

4. Củng cố – Dặn dò :
-Nhận xét –tuyên dương.Mỗi tổ chọn 1 bạn thi viết chữ A ,V ,D
-Dặn dò:HTL câu ca dao.Luyện viết theo kiểu chữ nghiêng ở nhà.Luyện viết theo kiểu chữ
nghiêng ở nhà Vừ A Dính trang 3 và bài trang 4.Chuẩn bò : Ôn chữ hoa Ă , Â
****************************
Toán
CỘNG CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (CÓ NHỚ 1 LẦN)
17
I.Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng
trăm).
- Tính được độ dài đường gấp khúc.
Bài tập cần làm: 1,2,3,4,5.
II. Chuẩn bò :Phấn màu – Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
1.Khởi động : Hát
2.Kiểm tra bài cũ : Luyện tập
-Kiểm tra bài tập đã giao về nhà của tiết 3 (SGK)
-Nhận xét sửa bài và cho điểm hs
3.Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu giờ học;ghi tên bài trên
bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép cộng các số có
3 chữ số (có nhớ 1 lần)
a. Phép cộng : 435 + 127
-Viết lên bảng phép tính 435 + 127 = ? và yc hs đặt tính
theo cột hàng dọc.Yc hs suy nghó và tự thực hiện phép
tính trên
-Gv hướng dẫn hs tính từng bước như phần bài học của

SGK.
b. Phép cộng :256 + 162
-Gv viết lên bảng phép tính 256 + 162
-Tiến hành các bước tương tự như phép cộng của bài a
-Vậy 256 + 162 =?
Lưu ý : Phép cộng 435 + 127 = 562 là phép cộng có nhớ
1 lần từ hàng đơn vò sang hàng chục .Còn phép cộng 256
+162 là có nhớ từ hàng chục sang hàng trăm
• Hoạt động 2 :Luyện tập thực hành
Bài 1 : SGK /5
- Nêu yc của bài toán và yêu cầu mỗi tổ làm một bài (5
tổ)
-Yêu cầu từng tổ cử đại diện lên bảng làm và nêu rõ
cách thực hiện phép tính của mình.Hs cả lớp theo dõi để
nhận xét bài của bạn
-Hỏi : Qua 5 bài toán của đại diện 5 tổ các em có nhận
xét gì?
-Hướng dẫn hs sửa bài
Bài 2 : SGK /5
-Bài 2 có 5 bài mỗi tổ làm 1 bài và cử đại diện từng tổ
lên bảng thực hiện bài toán của tổ mình và nhận xét
-Hướng dẫn hs làm bài tương tự như BT1
Bài 3 : SGK /5
-Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
-Cần chú ý điều gì khi đặt tính?
-Hs lắng nghe
-1hs lên bảng đặt tính.Hs cả lớp thực hiện
đặt tính vào tập (nháp) toán lớp
435 + 127 = 562 (tính dọc)
-5 cộng 7 bằng 12 ,viết 2 nhớ 1

-3 cộng 2 bằng 5 ,thêm 1bằng 6 ,viết 6
-4 cộng 1 bằng 5 ,viết 5
-435 + 127 = 562
- 1 hs lên bảng đặt tính .Cả lớp thực hiện
đặt tính vào toán lớp. 5 em lên bảng làm
bài.
-5 hs lên bảng làm bài.Cả lớp làm bài vào
bảng con
-Hs nhận xét
-Tính từ phải sang trái;tính từng cột.Các bài
tính đều có nhớ 1 lần.Hàng đơn vò lớn hơn
10 ta phải nhớ sang hàng chục.
18
-Thực hiện tính như thế nào?
-Yêu cầu hs làm bài
-Gọi hs nhận xét bài của bạn (nhận xét về cả đặt tính và
kết quả)
-Hướng dẫn hs sửa bài
Bài 4 : SGK /5
-Gọi hs đọc đề bài
-Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm như thế nào?
-Đường gấp khúc ABC gồm những đoạn thẳng nào tạo
thành?
-Hãy nêu độ dài của mỗi đoạn
-Yêu cầu hs tính độ dài đường gấp khúc ABC
-Hướng dẫn hs sữa bài
Bài 5 : SGK /5
-Yêu cầu hs tự nhẩm và ghi kết quả vào chỗ chấm
-Hướng dẫn hs sữa bài
Hỏi : có 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng đổi được mấy tờ

giấy bạc loại 100 đồng?
-Đặt tính và tính
-4 hs lên bảng làm bài .Cả lớp làm bài vào
tập toán lớp
-Tính tổng độ dài các đoạn thẳng đường
gấp khúc đó
-2 đoạn thẳng tạo thành đó là đoạn AB và
đoạn thẳng BC
-AB bài 126 cm;BC dài 137 cm
-1hs lên bảng làm bài.Cả lớp làm vào tập
toán lớp
Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABC là :
126 + 137 = 263 ( cm)
Đáp số : 263 cm
-Hs làm bài
500 đồng = 200 đồng + 300 đồng
500 đồng = 400 đồng + 100 đồng
500 đồng = 0 đồng + 500 đồng
-Đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng vì :
100 + 100 + 100 + 100 + 100 = 500
-Có 2 tờ giấy 200 đồng và1 tờ 100 đồng
-Có 3 tờ giấy 100 đồng và 1tờ 200 đồng
4. Củng cố – Dặn dò : NX tuyên dương.Toán nhà bài 3 /6; bài 2,3 /6 vở BTT. Chuẩn bò: Luyện
tập
****************************************
MÔN: THỂ DỤC
ÔN MỘT SỐ KỸ NĂNG ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
IV. MỤC TIÊU:
- Biết những điểm cơ bản của chương trình và một số nội qui tập luyện trong giờ học thể dục lớp 3.

- Biết cách tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng nghỉ, đứng nghiêm, biết cách dàn hàng,
dồn hàng, cách chào báo cáo, xin phép khi ra vào lớp.
- Bước đầu biết chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
V. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN:
- Đòa điểm: Trên sân trường
- Phương tiện: còi.
VI. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY TG HOẠT ĐỘNG HỌC
1) Phần mở đầu:
19
- GV tập trung lớp theo hàng dọc, phổ
biến nội dung yêu cầu giời học.
- GV cho HS giậm chân tại chỗ vỗ tay
- Chạy nhẹ theo một hàng dọc trên đòa
hình tự nhiên ở sân trường.
- Cho HS chơi trò chơi “Làm theo hiệu
lệnh”
2) Phần cơ bản:
- n tập hợp hàng dọc, quay phải, quay
trái, đứng nghiêm, đứng nghỉ, dồn
hàng, dóng hàng, cách chào báo cáo,
xin phép khi ra vào lớp.
- GV cho các nhóm báo cáo nhận xét
tuyen dương tổ, nhóm tạp đẹp đúng yêu
cầu.
- GV cho HS chơi trò chơi “Kết bạn”
GV nêu yêu cầu chơi và phổ biến luật
chơi
3) Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhòp 1-2, 1-2 và hát

- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giời học.
2 phút
2 phút
2 phút
3 phút
15phút
8 phút
5 phút
- HS tập hợp theo hàng dọc 3 hàng
x x x
x x x
x x x
x x x
- HS giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát cán sự điều
khiển.
- Tập bài thể dục lớp 2 (1 lần) mỗi động tác 2 x
8 nhòp.
- HS ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, trái. Đứng
nghiêm, nghỉ, dồn hàng, dóng hàng, cách chào
báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- HS chia tổ tập luyện và thi tập giữa các tổ
- HS chơi theo đội hình vòng tròn.
Ngày soạn: 20/08/2011 Thứ sáu, ngày 26 tháng 08 năm 2011
Chính tả
NGHE - VIẾT CHƠI CHUYỀN. PHÂN BIỆT AO /OAO; AN/ANG
I. Mục tiêu :
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ; bài viết không mắc quá 5 lỗi chính
tả.
- Điền đúng các vần ao/oao vào chỗ trống BT2

- Lầm đúng bài tập 3b
II. Chuẩn bò :Bảng phụ viết nd bài chính tả.2 băng giấy viết nd 2 bài tập trong vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học
1. Khởi động : Hát
20
2. Kiểm tra bài cũ :Mời 2 HS lên bảng, đọc từng tiếng: rèn luyện, siêng năng, làn gió,
đàng hoàng cho 2 em viết lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con. GV nhận xét kết quả bài chính tả tiết
trước.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài: nghe viết Chơi chuyền
b. Hoạt động 1 : Hướng dẫn chính tả
-Đọc bài chính tả trong SGK/10
-Mời 1 HS khá đọc lại -Đọc, cả lớp đọc thầm.
-Hỏi: Khổ thơ 1 nói điều gì? -TL:Khổ thơ 1 nói các bạn đang chơi chuyền,
miệng nói “Chuyền chuyền một…”, mắt sáng ngời
nhìn theo hòn cuội, tay mềm mại giơ que chuyền.
-Hỏi: Khổ thơ 2 nói điều gì? Tóm nd: Qua các
động tác chơi chuyền sẽ giúp ta tinh mắt, nhanh
nhẹn hơn.
-TL: Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh
nhẹn,có sức dẻo dai để mai lớn lên làm tốt công
việc trong dây chuyền nhà máy.
-Hỏi: +Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? Chữ đầu mỗi
dòng thơ viết như thế nào?Những câu thơ nào
trong bài đặt trong dấu ngoặc kép?
-TL: …3 chữ ; …viết hoa; … “Chuyền chuyền một…
Hai hai đôi”
-Nói: Các em sẽ luyện viết một vài chữ khó trong
bài

-Viết bảng, gọi HS phân tích, yc HS viết vào vở
nháp lần lượt các từ: hòn cuội, que chuyền , sáng
ngời.
TL: hòn= h + on + \, Cuội=c + uôi + .
Chú Cuội phân biệt với cặm cụi……
c. Hoạt động 2 : Viết chính tả
-Nhắc nhở HS tư thế ngồi,bút .Đọc thong thả từng
dòng thơ, mỗi dòng 2 lần
-Sửa tư thế ; Viết vào vở
d. Hoạt động 3 : Chấm chữa bài chính tả
-Treo bảng viết sẵn bài chính tả,yc HS tự kiểm
tra và ghi lỗi.Chấm 5-7 bài, nêu nhận xét
-Kiểm tra
e. Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS làm bài tập ct
-BT1: Dán băng giấy, mời 3 HS lên bảng điền, cả
lớp làm vào vở bt .Gọi HS nêu nhận xét, sửa từ
sai
-ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao,ngao ngán
-Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 làm bài 2a,
nhóm 2 làm bài 2b .Gọi 2 HS của 2 dãy lên bảng
sửa bài
ngang-hạn-đàn
4. Củng cố – dặn dò: Nhắc lại những lỗi hs mắc phải . Chuẩn bò bài : Ai có lỗi
………………………………………………………………………………………………………
Tập làm văn
NÓI VỀ ĐỘI TNTP HCM_ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu
-Trình bày được một số thông tin về tổ chức Đội thiêu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (BT1)
- Điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. (BT2)
*GDKNS:Giao tiếp,tìm kiếm,xử lí thông tin.

II. Chuẩn bò
-Gv :Danh sách 7 đội viên_Các thẻ ghi ngày tháng năm_Bảng phụ(Viết nội dungBT2 và
trình tự mẫu đơn) .Huy hiệu Đội - Khăn quàng đỏ
III.Các hoạt động
1. Khởi động : Hát
21
2. Kiểm tra bài : Kiểm tra sự chuẩn bò của các hs
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động cuả HS
a. Giới thiệu bài :
b. Các hoạt động :
Hoạt động 1: Tìm hiểu về Đội TNTP.HCM
-Gv :Yêu cầu đọc đề và gợi sự chú ý .Yêu cầu đọc phần gợi ý
-Gv nói :Tiết TĐ trước (thầy) cô đã giao việc chuẩn bò tài liệu
Lược sử về Đội .Bây giờ (thầy) cô kiểm tra
-Mời 1 em đọc lại gợi ý thứ 1 :Bạn nào trả lời câu hỏi này?
Gv nhận xét , chốt ý kiến đúng và giảng thêm :
15-5-1941 :Đội được mang tên là Đội Nhi đồng cứu quốc
-Gv gọi hs đọc gợi ý 2 :Cho hs họp nhóm thảo luận chọn 5
đội viên đầu tiên .Gv nhận xét và chốt lại :Lúc đầu Đội chỉ có
5 đội viên :Nông Văn Dền –Nông Văn Thàn –Lý Văn Tònh
-Lý Thò Mì - Lý Thò Xậu .Người đội trưởng anh hùng là Nông
Văn Dền (bí danh Kim Đồng)
-Gọi đọc gợi ý thứ 3
-Gv nêu cách chơi :
Trả lời câu hỏi thông qua trò chơi “Đi nhanh_Ai đúng”(Gv
gắn thẻ và yêu cầu hs đọc lại)
-Gv chốt lại:
15-5-1941:Đội tên là Đội Nhi đồng cứu nước
15-5-1951:Đội đổi tên là Đội Thiếu nhi Tháng tám

Tháng 2-1956:Đội có tên là Đội Thiếu niên Tiền phong
30-1-1970 và cho đến nay Đội được mang tên Bác Hồ. Đó
là Đội TNTP.HCM
-Ngoài các câu hỏi gợi ý trên các em có biết:
Các bạn đội viên thường đeo gì trên cổ áo?
Bài hát của Đội là bài gì? Do ai sáng tác?
Huy hiệu của đội có hình gì ?
Kể tên các phong trào hoạt động Đội mà em biết
Sau khi tìm hiểu về Đội em có suy nghó gì ?
Để được vào đội em phải làm gì ?
-Chuyển ý:Để biết thêm những thông tin khác về Đội các em
có thể tìm đọc qua tủ sách thư viện .Muốn mượn sách của thư
viện các em cần phải có thẻ đọc sách .Bây giờ cô hướng dẫn
các em làm đơn xin cấp thẻ đọc sách
Hoạt động 2 :Hướng dẫn hs diền vào giấy tờ in sẵn
-Hướng dẫn hs tìm hiểu hình thức của mẫu đơn
-Gv vừa chỉ vào bảng phụ vừa nói
Quốc hiệu : Cộng hoà……….
Tiêu ngữ :Độc lập……….
-Lưu ý :Bất kì hoá đơn nào phần này bắt buộc phải có
-Gv chỉ tiếp dòng dưới hỏi : Yêu cầu các em làm gì ?
-Đòa điểm thì các em ghi tên Quận nơi mình viết đơn
-Hs lắng nghe
-Hs mở sách tiếng việt
-1 hs đọc bài tập 1
-Hs lấy tài liệu
-Hs đọc câu a và trả lời “Đội thành lập
ngày 15-5-1941
-3 hs trả lời lại câu a
-Hs đọc câu b

-Mỗi nhóm nhận 1 danh sách
-Các nhóm trưởng trình bày
-Hs nhận xét
-4 hs nhắc lại tên những đội viên đầu
tiên của đội
-Hs đọc câu c
-Hs tham gia
-Hs trả lời
-Khăn quàng đỏ
-Đội ca do Phong Nhã sáng tác
-Búp măng màu xanh trên nền cờ
-Công tác Trần Quốc Toản-Kế hoạch
nhỏ-Thiếu nhi là việc tốt
-Hs nêu :Tự hào về đội mong đứng
vào hàng ngũ của Đội…
-Học tập tốt vâng lời cha mẹ thầy cô.
Tích cực tham gia các phong trào
-Hs mở vở bài tập TV /5
-Hs đọc lại 2 dòng đầu
-Đòa điểm ,ngày tháng năm ,viết đơn
22
-Yêu cầu hs đọc dòng kế .Hỏi: Đây là phần nào của tờ đơn?
-Gv chỉ vào dòng và giới thiệu: Đây là đòa chỉ gửi đơn .
-Yêu cầu hs đọc tiếp. Hỏi: Ở lớp 2 em đã học,đây gọi là phần
gì?
-Gv giới thiệu tiếp: Đây là phần nguyện vọng. Ở chỗ chấm
chấm các em ghi năm làm đơn
-Gv chỉ “Được cấp thẻ… thư viện”: Đây là gì ?
-Phần cuối tờ đơn còn có những gì?
-Gv yêu cầu hs nhắc lại hình thức mẫu đơn gồm các phần nào?

-Thực hành : Yêu cầu hs điền vào đơn
Gv lưu ý : Phần nguyện vọng và lời hứa không cần phải viết
theo mẫu.Các phần còn lại thì phải viết theo mẫu
-Hs đọc
-Phần tự thuật
-Lời hứa
-Lời cảm ơn,tên và chữ kí của người
làm đơn
-Hs thực hiện .Gọi 4 hs đọc và nhận
xét
4. Củng cố – dặn dò : NX tiết học.CB : Đọc bài tập đọc“Đơn xin vào Đội”để tập viết đơn
xin vào Đội TNTP.HCM
**************************************
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Biết thực hiện phép cộng các số có ba chữ số (có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang
hàng trăm)
-Bài tập cần làm:1.2.3.
II. Đồ dùng dạy – học : Bốn mảnh bìa bằng nhau hình tam giác vuông cân như BT4
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
3. Khởi động: Kiểm tra dụng cụ học tập
4. Kiểm tra bài cũ:KT các bài tập đã giao về nhà của tiết 2,NX chữa bài và cho
điểm hs
3. Dạy bài mới :
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
a. Giới thiệu bài:Nêu mục tiêu bài học và ghi tên
bài trên bảng
b. Hướng dẫn luyện tập :
• Bài 1 : Vở BT trang 5 ( 6 bài)

-Yêu cầu hs tự làm bài
-Sửa bài hỏi thêm về cách đặt tính và thực hiện tính :
Đặt tính như thế nào?
Thực hiện tính từ đâu đến đâu?
• Bài 2 : Vở BT trang 5
-Yêu cầu hs nêu được cách tìm số bò trừ hoặc cách tìm
số hạng trong một tổng rồi tìm x.Yêu cầu học sinh tự
làm bài
-Hỏi:Tại sao bài a. để tìm x em lại thực hiện phép
cộng? (415 + 322 )
Tại sao bài b :Tìm x em lại thực hiện phép trừ ?(355
– 204)
-Hs nghe giới thiệu
-3 hs lên bảng làm bài (mỗi hs thực hiện 2 con
tính).Hs cả lớp làm bài vào vở BT để kiểm tra
bài làm của nhau rồi sữa bài
-Đặt tính sao cho hàng đơn vò thẳng hàng đơn
vò ,hàng chục thẳng hàng chục,hàng trăm
thẳng hàng trăm
-Thực hiện phép tính từ phải sang trái
-2 hs lên bảng ,cả lớp làm bài vào vở bài tập
-Vì x là số bò trừ .Trong phép trừ x –322 =415,
muốn tìm số bò trừ ta lấy hiệu cộn với số trừ
-Vì x là số hạng.Trong phép cộng 204 +x =355,
muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ cho
số hạng đã biết
23
-Hướng dẫn hs sửa bài
• Bài 3 : Vở BT trang 5
-Gọi 1 hs đọc đề bài

-Hỏi:+ Khối lớp Một và khối lớp Hai có tất cả bao
nhiêu học sinh?Trong đó khối lớp Một có bao nhiêu
học sinh ?Vậy muốn tìm số học sinh khối lớp Hai ta
phải làm gì?
-Yêu cầu hs làm bài
-Hướng dẫn học sinh sửa bài
-Hs đọc
-1 hs lên bảng làm bài,cả lớp làm vào vở BT
4. Củng cố –Dặn dò :
- Tổ chức cho hs thi ghép hình giữa các tổ .Trong thời gian 3 phút, tổ nào có nhiều bạn ghép đúng nhấ
là tổ đó thắng cuộc .Tuyên dương tổ thắng cuộc
- Hỏi thêm :Trong hình “con cá” có bao nhiêu hình tam giác ? NX tiết học
- Dặn dò : Làm bài 2, 3 trang 4 SGK
**********************************
Duyệt của Tổ trưởng chuyên môn
Ngày…………tháng……… năm 2011
Duyệt của BGH
Ngày…………tháng……… năm 2011
24

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×