Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG cấp trường lớp 11 năm học 2012-2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (557.26 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT NGFHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3
==========
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
NĂM HỌC 2012 -2013
MÔN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: ( 5 điểm )
Đầu thế kỉ XX, sự kiện lịch sử nào “ có ảnh hưởng nhất định đến phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á” ?. Trình bày nguyên nhân,
diễn biến, kết quả, tính chất của sự kiện lịch sử đó.
Câu 2: ( 5 điểm )
Trình bày nguyên nhân, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918).
Câu 3 : ( 5 điểm )
Nêu những tiền đề của Cách mạng Nga năm 1917. Vì sao năm 1917 ở nước Nga
đã diễn ra hai cuộc cách mạng ( cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10) ? Ảnh
hưởng của Cách mạng tháng 10 Nga đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới.
Câu 4 : ( 5 điểm )
Vì sao chủ nghĩa Phát xít thắng thế ở Đức?. Trình bày những chính sách lớn của
nước Đức trong những năm 1933 – 1939.
……………………………….Hết……………………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
Họ tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:……………
1
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG
MÔN LỊCH SỬ- LỚP 11 NĂM HỌC : 2012 – 2013
- HS trả lời cách khác nhưng chính xác về kiến thức vẫn cho đủ điểm
- Việc chiết điểm các ý cần căn cứ vào mức độ trả lời của Học Sinh
- Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo , lập luạn tư duy logic


- Tổng điểm toàn bài làm tròn đến 01 chữ số thập phân ( VD: 10.25 = 10.3; 10.75=10.8 )
Câu Nội dung Điểm
Câu 1 * Sự kiện: CM Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc 0.5
* Nguyên nhân :
- Giai cấp TS Trung Quốc ra đời cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh đầu thế
kỉ XX, họ bị TB nước ngoài và triều đình Phong kiến Mán Thanh kìm
hãm, chèn ép. Tháng 8/ 1905 họ thành lập tổ chức Trung Quốc đồng
minh hội do Tôn Trung Sơn đứng đầu…
0.5
- Ngày 9/5/1911 chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “quốc hữu hóa
đường sắt” gây nên sự căm phẫn trong nhân dân-> Châm ngòi cho CM
Tân Hợi
0.5
*Diễn biến:
- CM bùng nổ ngày 10/10/1911 quân khởi nghĩa thắng lợi ở Vũ Xương
sau đó lan ra các tỉnh Miền nam và miền trung Trung Quốc.
0.5
- Ngày 29/12/1911 CM đạt đến đỉnh cao. Chính phủ lâm thời tuyên bố
thành lập Trung Hoa dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống.
0.5
- Tháng 2/1912 Tôn Trung Sơn thương lượng với Viên Thế Khải, ngày
6/3/1912 Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống. CM chấm dứt
0.5
* Kết quả:
- Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, chấm dứt sự tồn tại của chế độ
quân chủ chuyên chế lâu đời ở Trung Quốc…
0.5
- Mở đường cho chủ nghĩa TB phát triển 0.5
- CM Tân Hợi có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở một số nước Châu á

0.5
* Tính chất:
- CM Tân Hợi là cuộc CM DCTS không triệt để… 0.5
Câu 2 * Nguyên nhân sâu xa của Chiến tranh Thế giới thứ nhất.
- Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX sự phát triển không đều giữa các nước
TB về kinh tế, chính trị làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước
đế quốc
0.5
- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn đến cấc cuộc chiến tranh Đế
quốc…
0.5
- Đầu thế kỉ XX ở Châu âu hình thành hai khối quân sự đối lập nhau 0.5
- Cả hai khối quân sự đều tích cực chạy đua vũ trang, cướp đoạt lãnh 0.5
2
thổ và thuộc địa của nhau nhằm dành quyền bá chủ thế giới
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Ngày 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị một người Séc Bi ám sát nhân
cơ hội đó giới quân Phiệt Đức, Áo gây chiến tranh.
1.0
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới 1 đã gây nhiều thảm họa cho nhân loại hết sức
nặng nề 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Kinh tế các
nước Châu Âu bị kiệt quệ
1.0
- Trong quá trình chiến tranh thắng lợi của CM T10 Nga và việc thành
lập nhà nước Xô Viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính
trị thế giới, ảnh hưởng đến phong trào CM thế giới
1.0
Câu 3 * Tiền đề và của CM Nga
- Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu

là Nga Hoàng: Ni-Cô-Lai II. Sự tồ tại của chế độ với những tàn tích
phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga gặp nhiều khó
khăn mà còn kìm hãm sự phát triễn của chủ nghĩa tư bản
0.5
- Năm 1914 Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc gây nên những
hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế: Lạc hậu , kiệt quệ, nạn
đói xẩy ra liên tiếp ở nhiều nơi, Quân đội liên tiếp thua trận
0.5
- Mọi nỗi khổ đè nặng lên lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông
dân , công nhân và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong
trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả
nước, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt
0.5
- Chính phủ Nga hoàng ngày càng tỏ ra bất lực, không còn khả năng
tiếp tục thống trị như cũ được nữa, nước Nga đã tiến sát tới một cuộc
cách mạng
0.5
• Vì sao năm 1917 nước Nga tiến hành hai cuộc cách mạng
- Sau cách mạng tháng hai đã lật đổ được chính phủ Nga Hoàng, dẫn
đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại : Chính phủ lâm thời
tư sản và xô viết … Hai chính phủ này đối lập nhau về quyền lợi
không thể cùng tồn tại
0.5
- Lúc này các mâu thuẫn trong lòng nước Nga vẫn chưa được giải
quyết hết đoa là mâu thuẫn : tư sản và vô sản, mâu thuẫn giữa đế quốc
Nga với các đế quốc khác, chính phủ tư sản vãn theo đuổi chiến tranh
và đàn áp nhân dân
0.5
- Từ thực tế đó một cuộc cách mạng thứ hai nổ ra nhằm lật đổ chính
quyền của giai cấp tư sản là điều không thể tránh khỏi

0.5
* Ảnh hưởng của CMT10 đối với phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới0.5
- CM T10 là tấm gương sáng, là nguồn cổ vũ, động viên đối với phong
0.5
3
trào CM thế giới.
- CMT10 mở ra con đường mới cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới : con đường cách mạng vô sản, ( Quốc tế cộng sản thành
lập, các đảng cộng sản lần lượt ra đời
0.5
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu cho phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức
trên thế giới
0.5
Câu 4 * CN phát xít thắng thế ở Đức vì:
- Gai cấp TS cầm quyền không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa TS 0.5
- Đảng quốc xã do Hít Le đứng đầu ra sức tuyên truyền, kích động chủ
nghĩa phục thù, chống cộng…
0.5
- Do truyền thống quân Phiệt của nước Đức… 0.5
- Đảng xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người Cộng sản 0.5
- Gánh nặng của hòa ước Véc Xai đối với nước Đức 0.5
* Những chính sách lớn của nước Đức trong những ăm 1933 - 1939
+ Chính trị:
- Hít Le thiết lập nền chuyên chính độc tài công khai,khủng bố các
đảng phái chính trị, trước hết là Đảng Cộng sản Đức…
0.5
- Năm 1934 sau khi tổng thống Hin-den-bua qua đời, Hit-le tuyên bố
huỷ bỏ hiến pháp, tự xưng là quốc trưởng suốt đời

0.5
+ Kinh tế:
- Xây dựng nền kinh tế tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân
sự. 7-1935 Hít – le thành lập tổng hội đồng kinh tế để điều hành các
hoạt động kinh tế
0.5
- Các ngành công nghiệp được phục hồi và hoạt động hết sức khẩn
trương đặc biệt là công nghiệp quân sự
0.5
+ Đối ngoại:
- Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tháng 10 năm 1933
Đức rút khỏi Hội Quốc Liên. Năm 1935 ban hành lệnh tổng động
viên , triển khai các hoạt động quân sự Châu Âu…
0.5
Hết
4

×