Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề thi HSG cấp trường lớp (09-10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.77 KB, 7 trang )

Đề thi HSG cấp Huyện 2008 - 2009
SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN
PHÒNG GD – ĐT SƠN HOÀ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2008 -2009
(Thời gian thi 180 phút không kể thời gian phát đề )
( Thang điểm 20 điểm )
ĐỀ:
I. LÍ THUYẾT : ( 6
đ
)
1. Hãy nêu rõ các thành phần biệt lập đã học và cho ví dụ minh hoạ từng thành
phần cụ thể. ( 3
đ
)
2. Hãy chép lại bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Và nêu ngắn
gọn sự cảm nhận của bản thân qua bài thơ đó. ( 3
đ
)
II. LÀM VĂN : ( 14
đ
) Tự chọn và làm một trong hai đề sau:
Đề 1: Nêu suy nghó của mình về thân phận Thuý Kiều qua đoạn trích “ Mã
Giám Sinh mua Kiều” trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Đề 2 : Lòng biết ơn thầy, cô giáo.
Hết
Trường THCS Sơn Nguyên 1
Đề thi HSG cấp Huyện 2008 - 2009
SỞ GD – ĐT PHÚ YÊN
PHÒNG GD – ĐT SƠN HOÀ
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN


NĂM HỌC 2008 -2009
(Thời gian thi 180 phút không kể thời gian phát đề )
( Thang điểm 20 điểm )
ĐÁP ÁN:
I.LÍ THUYẾT: ( 6
đ
)
1. Các thành phần biệt lập đã học là: (3
đ
)
* Nội dung đáp án:
a. Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của
người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Ví dụ minh hoạ: Sáng nay, chắc chắn anh ấy sẽ đến.
b. Thành phần cảm thán: là thành phần dùng để bộc lộ tâm lí của người nói
trong câu.
Ví dụ minh hoạ: Trời ơi, sao tôi khổ thế này?
c. Thành phần gọi – đáp: là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì
quan hệ giao tiếp.
Ví dụ minh hoạ: Thưa thầy, em vào lớp ạ!
d. Thành phần phụ chú: là thành phần dùng để bổ sung một số chi tiết cho
nội dung chính của câu.
Ví dụ minh hoạ: Nó không hiểu tôi, tôi nghó vậy, nên tôi thấy hơi
buồn.
* Cách ghi điểm:
- Viết đầy đủ các thành phần biệt lập 1,5
đ
.
- Cho ví dụ đầy đủ và đúng 1,5
đ

.
- Nếu chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối số câu
với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp.
Trường THCS Sơn Nguyên 2
Đề thi HSG cấp Huyện 2008 - 2009
2. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:
* Nội dung đáp án:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lôïc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao …
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhòp phách tiền đất Huế.
11 – 1980
* Gợi ý một số ý chính về sự cảm nhận của bản thân qua bài thơ là:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, vẻ đẹp và sức sống của mùa
xuân đất nước hoà cùng cái “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải qua
tình yêu thiết tha về mùa xuân bất diệt của tạo hoá và của nước nhà, mà trong
đó nó thể hiện rõ nhất cái mong muốn cao đôï nhất, mãnh liệt nhất của chính
tận đáy lòng tác giả là sự dâng hiến của bản thân, dù chỉ là “ Một nốt trầm
…” của cuộc đời thôi hay “ Dù là khi tóc bạc”, bạc cả mái đầu và sắp sửa bạc
cả thời gian của một đời người.
- Cảm nhận được cái ý đònh mà nhà thơ không chỉ cho người đọc, người nghe
cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân mà còn cho ta thấy rõ ràng nhất cái tình
yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và nhất là ước nguyện dâng hiến chính
cuộc đời của nhà thơ, trong lúc nhà thơ đang sắp lìa xa cuộc sống này. Điều đó
làm cho ta không thể nào không kính trọng nhà thơ, và cũng không thể nào
Trường THCS Sơn Nguyên 3
Đề thi HSG cấp Huyện 2008 - 2009
không trân trọng chính cuộc đời của mình, chính cuộc sống này. Và tự mình sẽ
đưa ra câu hỏi cho chính bản thân mình trong cuộc sống.
* Cách ghi điểm:
- Viết đúng bài thơ, ghi 1,5
đ
.
- Nêu sự cảm nhận của bản thân có ý tương đối đầy đủ và có ý như gợi ý trên,

hoặc có ý hay hơn thì ghi 1,5
đ
.
- Nếu viết bài thơ chưa đầy đủ và nêu cảm nhận chưa đủ ý, chưa rõ ràng, chưa
hay thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối với thang điểm để ghi điểm cho
phù hợp.
II.LÀM VĂN : ( 14
đ
) Học sinh tự chọn và làm một trong hai đề:
Đề 1: Nêu suy nghó của mình về thân phận Thuý Kiều qua đoạn trích “ Mã Giám Sinh
mua Kiều” trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
* Nội dung đáp án:
- Đây là một đề bài yêu cầu nghò luận về tác phẩm văn học. Người viết phải viết hoàn
chỉnh thành một bài văn nghò luận về thân phận của nhân vật Thuý Kiều thông qua sự
hiểu biết khi đã được đọc, học đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” trong “ Truyện
Kiều” của Nguyễn Du.
- Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi nghò luận trong bài viết là:
(1) Mở bài:
- Dẫn dắt được vấn đề cần nghò luận vào phần mở bài: Đó chính là thân phận của
Thuý Kiều được đề cập trong đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều” trong “ Truyện
Kiều” của Nguyễn Du.
- Có thể nêu sơ lược qua thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời
xưa, mà trong đó Thuý Kiều là một trong những nạn nhân của cái xã hội đen tối ấy.
(2) Thân bài: Có thể nghò luận theo một số ý sau:
o Thuý Kiều vì lòng hiếu thảo đành phải chấp nhận lỗi hẹn “lời thềø
nguyện ước” với Kim Trọng, quyết chí bán mình để chuộc cha. Đây
chính là dấu ngoặc cuộc đời mười lăm năm đen tối của thân phận Thuý
Kiều, mà đã được điềm báo trước trong những cuộc gặp giỡ với nàng
Đạm Tiên.
o Thuý Kiều đã trở thành một món đồ vật để cho xã hội phong kiến thời

xưa mua bán, trao đổi nhau trong những cuộc mua vui của xã hội do đồng
tiền ngự trò. Một xã hội vì tiền, đê tiện và không một chút rung động, sót
Trường THCS Sơn Nguyên 4
Đề thi HSG cấp Huyện 2008 - 2009
thương đã chà đạp lên nhân phẩm của những con người lương thiện, nhất
là người phụ nữ mà Thuý Kiều là một trong những con người đã bò như
thế.
o Thân phận Thuý Kiều không thể do chính bản thân mình quyết đònh,
hoặc chí ít thì cũng do bố mẹ quyết đònh theo lễ giáo phong kiến thời
xưa, mà lại do xã hội hiện tại muốn quyết đònh như thế nào thì phải như
thế ấy.
o Thuý Kiều đành phải ê chề, đau khổ, câm lặng để cho xã hội biến nàng
thành một món hàng mà mặc sức trao đổi và mua bán. Đây chính là cái
xã hội do đồng tiền ngự trò trên nhân phẩm của con người.
o Thân phận Thuý Kiều từ đây phải chìm nổi qua mười lăm năm đau khổ
do xã hội không thương tiết chà đạp lên dáng ngà mình ngọc của nàng.
Đó là sự lên án cái xã hội đen tối thời xưa của tác giả.
o Thuý Kiều là người phụ nữ “tài, sắc” vẹn toàn. Đáng lí ra nàng phải có
được một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc, nhưng không, thân phận thấp
hèn và yếu đuối của kẻ cô thế đã đưa đẩy cuộc đời nàng sang một ngã rẽ
khác của cuộc đời. Nàng đành phải bỏ dỡ giữa chừng tất cả những mộng
mơ, ao ước, những hẹn hò, tuổi trẻ để trở thành một thứ đồ chơi của
những kẻ vì tiền và lắm tiền.
o Và từ đây cho đến hết mười lăm năm sau, thân xác có bò xã hội chà đạp
như thế nào đi chăng nữa thì nhân phẩm của Thuý Kiều vẫn không hề bò
lấy mất đi. Ở đây, tác giả đã thể hiện rõ nét nhất giá trò nhân đạo của
mình trong tác phẩm.
o Và v.v.v.
(3) Kết bài:
- Tóm lược lại những nội dung đã nghò luận.

- Nêu lên bài học hoặc hướng đi mới cho người phụ nữ, cho một xã hội tốt đẹp hơn,
công bằng hơn, văn minh hơn.
* Cách ghi điểm:
- Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, bài
viết hay, hoặc có nhiều ý hay khác, câu cú rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không có
lỗi chính tả. Bài viết thành một văn bản hoàn chỉnh, độ dài bài viết phù hợp và
tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Ghi điểm tối đa (14
đ
)
- Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu,đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, hoặc
có một số ý khác, nhưng chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp,
có một số lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài
viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo
từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 10
đ
đến 13
đ
)
Trường THCS Sơn Nguyên 5

×