MỤC LỤC
3.1. Đặc điểm ở Việt Nam 10
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do nghiên cứu đề tài
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2020; muốn vậy trước hết nông nghiệp và nông thôn phải phát triển lên
một trình độ mới bằng việc đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được
trên một đơn vị diện tích, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; phát triển công
nghiệp, dịch vụ, các làng nghề ở nông thôn, tạo nhiều việc làm mới.
Để đáp ứng những mục tiêu đó Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đầu tư rất
nhiều tiền của, công sức để xây dựng hệ thống các công trình thuỷ lợi nhằm phục vụ
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên hiện nay, những công trình
thuỷ lợi này mới chỉ khai thác khoảng 50-60% công suất thiết kế. Để nâng cao hiệu
quả khai thác các công trình, vấn đè quan trọng và cấp thiết đặt ra là phải tổ chức
quản lý và sử dụng công tác thuỷ nông. Mặt khác, công tác thuỷ lợi phục vụ sản
xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp và kinh tế nông thôn đang đứng trước những thời
cơ và thách thức mới. Đó là việc đảm bảo nước để ổn định khoảng 4 triệu ha đất có
điều kiện sản xuất lúa, giữ vững an ninh lương thực với sản lượng lương thực có hạt
khoảng 40 triệu tấn vào năm 2010; có các giải pháp thuỷ lợi hiệu quả phục vụ cho 3
triệu ha cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, khoảng 1,2 triệu ha cây công
nghiệp hàng năm; cung cấp nước cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, các
làng nghề nông thôn, cung cấp nước sạch cho cư dân nông thôn; xây dựng các hệ
thống cung cấp nước để làm muối chất lượng cao và nuôi trồng thuỷ, hải sản với qui
mô lớn; xử lý nước thải từ các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, từ các làng nghề,
từ các cơ sở sản xuất công nghiệp dịch vụ ở nông thôn. Trong những thập niên vừa
qua, thuỷ lợi là yếu tố chiếm hơn một nửa chi tiêu nông nghiệp và đóng góp chủ
yếu vào tăng trưởng nhanh chóng của xuất khẩu và việc làm trong nông nghiệp.
Với các lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách tổ
chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi”. Từ thực tiễn ở Việt Nam và các
nước trong khu vực về tổ chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi. Bài viết đã
2
đưa ra định hướng và một số kiến nghị trong việc đổi mới công tác quản lý và sử
dụng công trình thuỷ nông ở nước ta.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Qua nghiên cứu tình hình tổ chức quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi
trong những năm gần đây từ đó thấy được tác động của việc tổ chức quản lý và sử
dụng công tình thuỷ lợi đến phát triển nông nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về bản chất, đặc điểm của việc tổ chức quản lý và
sử dụng công trình thuỷ lợi trong nông nghiệp.
Đánh giá tác động của quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi với phát triển
nông nghiệp ở nước ta.
Kiến nghị một số định hướng chính sách.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Về thời gian
Chính sách thuỷ lợi là chính sách trong dài hạn, ảnh hưởng và tác động của
nó trong thời gian dài. Số liệu thu thập chủ yếu từ năm 2001- 2006.
Thời gian nghiên cứu 4 tuần.
1.3.2 Về không gian
Nghiên cứu tình hình tổ chức quản lý và sử dụng công trình thuỷ lơị ở Việt
Nam qua một số năm gần đây.
1.3.3 Chủ đề
Nghiên cứu sự tác động của việc tổ chức và sử dụng hợp lý công trình thuỷ
lợi tới phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.
Đành giá tầm quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia tổ chức quản lý
công trình thuỷ lợi.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
3
Số liệu sử dụng chủ yếu trong chủ đề nghiên cứu là tài liệu thứ cấp hầu hết
các tài liệu được thu thập qua sách, báo, internet.
Chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ về chíên lược phát triển thuỷ lợi.
Các lý luận từ sách giáo khoa, sách chuyên khảo.
Các thông tin trên báo và tạp trí liên quan, internet…
Các nghiên cứu trước.
1.4.2 Phương pháp phân tích
1.4.2.1 Phương pháp phân tích kinh tế
Dùng để đánh giá hiện tượng trong mối quan hệ tổng hoà với mối quan hệ khác.
1.4.2.2 Phương pháp so sánh
So sánh mức độ tham gia của cộng đồng vào các tuyến kênh để thấy được
vai trò của sự tham đó trong quản lý công trình thuỷ lợi.
So sánh mức đầu tư cho thuỷ lợi giữa các năm, thấy được sự thay đổi về
mức đầu tư cho thuỷ lợi làm thay đổi kinh tế nông nghiệp theo chiều hướng nào?
1.4.2.3 Phương pháp phân tích thống kê
Dựa trên các số liệu đã được phân tổ chia tách trong bảng và xem những
thông số đó nói lên điều gì?
1.4.2.4 Phương pháp phân tích chính sách
Dựa trên những mô hình chính sách phân tích thặng dư người sản xuất và
tiêu dùng.
4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Chính sách
Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt
hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.
Chính sách là tập hợp các quyết sách của Nhà nước nhằm điều khiển nền
kinh tế nhằm hướng tới những mục tiêu nhất định, từng bước tháo gỡ những khó
khăn trong thực tiễn, bảo đảm sự vận hành của nền kinh tế thông qua các quy định
trong các văn bản chính sách của Chính phủ.
2.1.2 Công trình thủy lợi
“Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt
lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng
sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn
nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại”
2.1.3 Hệ thống công trình thủy lợi
Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan
trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. (Pháp
lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi).
2.1.4 Thủy lợi phí
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển thủy lợi phục vụ cho sự nghiệp
phát triển kinh tế, xã hội, trong từng giai đoạn Nhà nước đã ban hành chính sách
Thủy lợi phí :
Trong đó “Thủy lợi phí là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng
nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để
góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thủy
lợi”.
2.1.5 Quản lý công trình thủy lợi
Quản lý: “ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định”.
Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều hành,
hướng dẫn, kiểm tra các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng
phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà
quản lý với chi phí hợp lý. Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của
các bộ phận nhằm đạt tới một mục tiêu nhất định.
Quản lý công trình thủy lợi là quá trình bảo đảm duy trì các hoạt động của
công trình thủy lợi để công trình phát huy tác dụng, hiệu quả và bền vững. Quản lý
là quá trình điều hành hệ thống theo một cơ chế quản lý phù hợp, bao gồm công tác
kế hoạch hóa, điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài
sản cố định.
Một hệ thống thủy lợi sau khi được xây dựng xong, được đưa vào khai thác
và sử dụng cần thiết lập một bộ máy quản lý để khai thác tốt nhất hiệu ích của hệ
thống công trình, phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển
dân sinh, kinh tế, xã hội.
5
2.1.6 Hệ thống văn bản pháp lý về tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nước của
Đảng và Chính phủ.
a. Các văn bản đã ban hành
Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý rất quan trọng cho quản lý tài
nguyên nước, quản lý thủy lợi là: Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ 1/1/1999;
Nghị định chính phủ quy định về việc thi hành Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ
15/1/2000: Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có hiệu lực từ
1/7/2001; Pháp lệnh đê điều có hiệu lực từ 1/1/2001; Các quyết định của Thủ tướng
chính phủ thành lập Hội Đồng về Tài nguyên nước 15/6/2000, ban hành Quy chế tổ
chức và hoạt động của Hội Đồng Quốc gia Tài nguyên nước (28/6/2001).
Một số quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT như thành lập
Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Cửu Long; Ban quản ly quy hoạch lưu vực
sông Đồng Nai, vận hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban quản lý quy hoạch
lưu vực sông, Nghị định về giá nước và thủy lợi phí.
b. Các văn bản đang được xây dựng
Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh khai thác-bảo vệ công trình thủy
lợi; Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực Tài nguyên nước; Quy định về thủ
tục cấp phép về khai thác sử dụng tài nguyên nước (nước mặt, nước ngầm) và xả
nước thải vào nguồn nước
c. Tổ chức quản lý nguồn nước
Công tác quản lý nước trước đây do Viện Quy hoạch và Quản lý nước-Bộ
Thủy lợi và các sở Thủy lợi đảm nhiệm, từ năm 1995-2003 do Cục quản lý nước và
công trình thủy lợi (nay là Cục Thủy lợi)-Bộ Nông nghiệp và PTNT đảm nhiệm.
Đồng thời còn có Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước, Ủy ban sông Mê kông
Việt Nam (từ 1978), Ban quản lý quy hoạch lưu vực sông Hồng tham gia vào hoạt
động quản lý tài nguyên nước.
Hiện nay, công tác quản lý Nhà nước về Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý các lưu vực sông, quản lý khai
thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch. Quản lý xây
dựng, khai thác sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước
nông thôn. Quản lý xây dựng, bảo vệ đê diều, công trình phòng chống lũ bão và
công tác phòng chống lũ lụt, bảo, úng, hạn hán, sạt lở vên sông, biển. Thường trực
Ban quản lý quy hoạch các lưu vực sông.
d. Tổ chức chỉ đạo phòng chống lụt bão
Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão được thành lập từ ngay sau khi miền Bắc
được giải phóng, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão Trung ương do một Ủy viên TW Đảng – Bộ trưởng làm Trưởng ban,
thứ trưởng một số Bộ, Ngành khác làm Phó ban. Ở các Bộ, Ngành có BCH PCLB
riêng chị sự điều hành của TW, ở các địa phương có BCH PCLB tỉnh và huyện.
e. Hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi
Hiện có 129 doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi gồm 109 Công ty
khai thác công trình thủy lợi, 20 xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi. Có 3 công
ty khai thác công trình thủy lợi do Bộ NN&PTNT quản lý: Bắc – Hưng –Hải, Nam-
6
Hà và Dầu Tiếng. Ngoài ra còn có các Hợp tác xã, Hội, Ban, Tổ làm dịch vụ nước.
Ở các hệ thống thủy lợi nhỏ, độc lập có 1000 tổ chức hợp tác dùng nước quản lý.
2.2 Đặc điểm của các công trình thủy lợi và chính sách tổ chức quản lý, sử
dụng công trình thủy lợi
2.2.1 Đặc điểm của các công trình thủy lợi
Các hệ thống thủy lợi đều phục vụ đa mục tiêu, trong đó có tưới, tiêu, cấp
nước sinh hoạt, thủy sản, sản xuất công nghiệp, phát điện, giao thông, du lịch,
chống lũ, ngăn mặn, cải tạo đất đai, môi trường, sinh thái.
Vốn đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thường rất lớn, bình quân phải đầu
tư thấp nhất 30-50 triệu đồng, cao nhất 100-200 triệu đồng.
Công trình thuỷ lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng
bộ, khép kín từ đầu mối ( phần do Nhà nước đầu tư ) đến tận ruộng (phần do dân tự
xây dựng).
Mỗi công trình, hệ thống công trình thủy lợi chỉ phục vụ cho một vùng nhất
định theo thiết kế, không thể di chuyển từ vùng đang thừa nước đến vùng thiếu
nước theo yêu cầu thời vụ; đều phải có một tổ chức của nhà nước, tập thể hay cá
nhân trực tiếp quản lý, vận hành theo yêu cầu của các hộ sử dụng nước.
Hệ thống công trình thuỷ lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi
qua các khu dân cư, nên ngoài tác động của thiên nhiên, còn chịu tác động trực tiếp
của con người (người dân).
Hiệu qủa của công trình thủy lợi hết sức lớn và đa dạng, có loại có thể xác
định được bằng tiền hoặc bằng khối lượng vật chất cụ thể, nhưng có loại không thể
xác định được.
2.2.2 Đặc điểm của tổ chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi
Với tính đặc thù của công tác thuỷ lợi mà nó có nhiều đặc điểm khác biệt so
với các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác như sản phẩm của các công rình thuỷ lợi
cung cấp một loại sản phâmả manh tính độc quyền tự nhiên; đơn vị đo sản phẩm là
diện tích tưới tiêu nên số lượng và chất lượng sản phẩm rất khó xác định, hao phí
lao động sống, lao động vật hoá để hình thành giá trị và chất lượng sản phẩm rất
khác nhau theo vùng, theo khu vực và điều kiện tự nhiên. Sự trao đổi sản phẩm dịch
vụ trên thị trường lại bị giới hạn bởi tính hệ thống, sản phẩm không thể vận chuyển
đi xa để bán hay tích trữ. Giá cả của sản phẩm dịch vụ tưới tiêu không được quyết
định bởi cung cầu cảu thị trường, không căn cứ vào hao phí lao động sống và lao
động vật hoá. Quan hệ giữa người mua và người bán bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố
mang tính chính trị - xã hội. Quan hệ cung cầu và giá cả ở đây không phản ánh
đúng được bản chất và vận động của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị
trường, người nông dân (người mua) không có quyền lựa chọn sản phẩm, người bán
cũng không có quyền lựa chọn người mua.
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tổ chức quản lý và sử dụng công trình
thủy lợi
Chính sách của chính phủ và nguồn ngân sách: Đây là một nhân tố vô cùng
quan trọng, chính sách thủy lợi là một chính sách dài hạn, việc ra chính sách phù
hợp với thực tế đặt ra kết hợp với nguồn lực hiện có phục vụ cho chính sách đó sẽ
làm phát huy được hiệu quả sử dụng và tính bền vững của các công trình thủy lợi.
7
Ngược lại chính sách không phù hợp không những không mang lại hiệu quả không
mong đợi mà còn ảnh hưởng không tốt đến vùng được ban hành chính sách dẫn tới
mất lòng tin của nhân dân vào việc ra chính sách của Nhà nước làm lãng phí trong
sử dụng ngân sách, bên cạnh đó còn gây ra lãng phí và thất thoát nguồn vốn của
Chính phủ trong khi nguồn vốn của Chính phủ còn rất hạn chế. Đây chính là việc
Nhà nước soạn thảo các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý và sử dụng công trình
thủy lợi đưa vào ứng dụng trong thực tế.
Nguồn ngân sách có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức quản lý và sử dụng
công trình thủy lợi vì đây chính là nguồn vốn chi chính cho công tác xây dựng các
công trình mới, đội ngũ làm công tác quản lý công trình thủy lợi trong khi số tiền
thu tư hoạt động của các công trình thủy lợi chưa đáp ứng một nửa chi phi phải chi
cho công tác quản lý, duy tu công trình thủy lợi.
Thiết chế cộng đồng: Công trình thủy lợi của nước ta hiện nay có thể do
UBND xã quản lý, có thể do HTX quản lý, có thể do cán bộ thủy nông của huyện
tham gia quản lý một phần, có thể nhóm hộ dùng nước quản lý. Sự quản lý này tùy
theo thiết chế của từng địa phương, từng cộng đồng. Trong khi trình độ quản lý của
các địa phương lại khác nhau mà hiện nay chủ yếu trình độ quản lý còn rất yếu
không muốn nói là kém, lại còn mang nặng tư tưởng bao cấp. Nên làm cho hiệu quả
trong sử dụng không cao, một số công trình thì đang bị xuống cấp nghiêm trọng và
một số thì không thể sử dụng được vì không hợp lý trong khấu thiết kế và xây dựng
không phù hợp với thực tế.
Sự tham gia của người dân: Trong phương diện này quan hệ cung cầu và giá
cả ở đây không phản ánh đúng được bản chất và vận động của các quan hệ kinh tế
trong nền kinh tế thị trường, người nông dân (người mua) không có quyền lựa chọn
sản phẩm, người bán cũng không có quyền lựa chọn người mua. Mà chính sách đây
chính lại là chính sách công nhằm phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng. Nên sự tham
gia của người dân là một điều tất yếu, cả hai bên có hợp tác thì bên chính sách có cơ
sở là cái dân cần thì chính sách đó mới có tính khả thi và đạt được hiệu quả khi đưa
vào thực tế.
Điều kiện tự nhiên: Các công trình thủy lợi chủ yếu được xây dựng ở ngoài
trời, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chính
sách chính sách tổ chức quản lý và sử dụng công trình thủy lợi như mưa bão, hạn
hán. Thiên tai làm hư hại đến chất lượng công trình dẫn tới giảm tuổi thọ công trình,
làm mất tác dụng của công trình thủy lợi.
8
2.5 Tác động của chính sách
Sơ đồ thể hiện sự tác động của chính sách
Chính sách tổ chức, quản lý và khai thác công trình thủy lợi có tác động rộng
đến nhiều đối tượng.
Trước hết nó có tác động rõ rệt và trực tiếp đến nền nông nghiệp bởi nước là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật
nuôi.
Tác động đến nền kinh tế, chính sách đưa ra nhằm mục đích làm tăng sản
lượng nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, nó có tác động đến cả nền kinh tế nói chung.
Tác động đến an sinh xã hội: chính sách đưa ra gián tiếp làm tăng thu nhập cho
người nông dân từ đó góp phần ổn định xã hội.
Tác động đến người sản xuất: người sản xuất ở đây chính là Nhà nước, người
tổ chức quản lý và thực hiện các công trình thủy lợi, chính sách đưa ra thành công
hay thất bại ảnh hưởng trực tiếp người sản xuất.
Tác động đến người tiêu dùng: người tiêu dùng ở đây chính là người sử dụng các
công trình thủy lợi, chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các công trình, trong đó người nông
dân là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất.
An sinh
xã hội
Người
tiêu dùng
Nền kinh tế
Người
sản xuất
Nông
nghiệp
Chính sách tổ
chức quản lý và
sử dụng công
trình thủy lợi.
9
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.1. Đặc điểm ở Việt Nam
Nhà nước luôn coi công tác thủy lợi là vấn đề quốc sách hàng đầu để giữ
vững tình hình kinh tế xã hội, luôn dành một khoản ngân sách lớn để phát triển
công tác này. Đồng thời huy động nguồn vốn và sức lao động với phương châm
“Nhà nước và nhân dân cùng làm”.
Trước năm 1955 chỉ có 13 hệ thống công trình ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tổng
năng lực tưới khoảng 30 vạn ha, tiêu úng 8 vạn ha và một số kênh rạch ở Nam Bộ.
Đến những năm 90 của thế kỷ 20, nước ta đã có một hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật về thủy lợi khá mạnh, có năng lực hạn chế được tác hại của hạn hán và úng
lụt đối với sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Đến nay, ngành Thủy lợi Việt Nam đã có hệ thống các công trình thủy lợi
với năng lực thiết kế tưới cho 3 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 700 nghìn
ha. Hình thành 75 hệ thống thủy nông lớn và vừa. Đã xây dựng 750 hồ chứa nước
lớn và vừa, trên 10.000 hồ chứa nhỏ. Diện tích trồng lúa được tưới chiếm 80% tổng
diện tích lúa trong cả nước. Đây là một tỷ lệ cao về đất nông nghiệp được tưới so
với các nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, các công trình mới đảm bảo tưới, tiêu có tần suất tưới thiết kế
mới đạt 75%. Những năm mưa ít, những vùng tưới trực tiếp bằng dòng chảy cơ bản,
vùng cuối kênh còn bị hạn. Chất lượng tưới tiêu trên một số vùng còn hạn chế nên
sản lượng lúa còn bấp bênh, nhất là vụ mùa ở miền Bắc và khu 4 cũ.
Nhiều công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi được xây dựng đưa vào khai
thác đã lâu, yêu cầu nguồn kinh phí lớn để kiên cố, nâng cấp sửa chữa.
Khả năng dự báo còn hạn chế, việc quản lý, điều hành các công trình thuỷ lợi
đối phó kịp với biến động gay gắt của thời tiết là việc làm rất khó khăn, phức tạp.
Trong thực hiện khoán đến hộ nông dân, tổ chức và hoạt động của các tổ
chức hợp tác dùng nước còn lỏng lẻo, việc lấy nước, tháo nước trong hệ thống điều
hành khó khăn hơn.
Từ các lý do trên ta thấy, để phát triển công tác thủy lợi, thì đòi hỏi phải thực
hiện chính sách của Nhà nước một cách đúng đắn và phù hợp với công tác này.
3.2. Thực tiễn chính sách
3.2.1 Thực trạng hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi
Hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước Theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ
công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 và các quy định
hiện hành khác, bộ máy quản lý Nhà nước đối về thuỷ lợi từ Trung ương đến địa
phương được tổ chức theo bộ máy hành chính nhà nước 4 cấp.
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công trình thuỷ lợi được mô tả ở sơ đồ sau:
10
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước
về quản lý khai thác công trình thủy lợi
Tuy vậy, bộ máy quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi
thiếu thống nhất, chức năng nhiệm vụ không nhất quán nên việc chỉ đạo điều hành
từ Trung ương xuống địa phương không thông suốt và thường gặp nhiều khó khăn.
Cơ quản lý Nhà nước về quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh hiện
có 6 hình thức chủ yếu.
Bảng 2.1. Hình thức tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quản lý khai
thác công trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh
11
(Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh tế-Viện
KHTL thực hiện năm 2006).
Cấp huyện, cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quản
lý khai thác công trình thuỷ lợi còn bất cập hơn.
Bảng 2.2: Phòng thực hiện QLNN về thuỷ lợi cấp huyện
(Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh tế-Viện
KHTL thực hiện năm 2006).
Theo điều tra chỉ có 282/528 huyện (53,3 %) thực hiện đúng hướng dẫn của
Nghị định 172 là có thành lập Phòng Kinh tế và giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
quản lý khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện. Còn lại 246 huyện (46,7
% ) không thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 172. Vấn đề cần bàn ở đây,
phải chăng là “Trên bảo dưới không nghe“ hay là “dưới không nghe vì trên bảo
chưa phù hợp”.
Còn lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất. Giao
nhiệm vụ cho các Chi cục vừa làm cả chức năng quản lý Nhà nước lại thực hiện cả
chức năng vận hành quản lý công trình nên bộ máy quản lý Nhà nước phình ra quá
lớn.
12
Bảng 2.3: Số lượng cán bộ làm quản lý nhà nước về quản lý khai thác công
trình thuỷ lợi ở cấp tỉnh
(Số liệu điều khảo sát của đề tài NCKH cấp Bộ do Trung tâm NC kinh tế-Viện
KHTL thực hiện năm 2006)
(*) Ở vùng ĐBSCL, các tỉnh Long An, Cà Mau và Kiên Giang, Chi Cục Thuỷ lợi
vừa làm chức năng quản lý Nhà nước và chức chức năng quản lý công trình.
Phân cấp quản lý chưa rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong điều hành chỉ đạo
quản lý. Trình độ cán bộ quản lý còn thấp và phân bố không đồng đều giữa các
vùng miền. Phạm vi quản lý của các doanh nghiệp QLKTCT thuỷ lợi vẫn quá rộng
nên hiệu quả không cao Cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp QLKTCT thuỷ lợi.
Chưa khai thác hết lợi thế về công trình, cơ sở vật chất, máy móc thiêt bị và con
người để đa dạng hoá các hoạt động của doanh nghiệ. Trình độ cán bộ công nhân
viên tại các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn thấp, phân bố
không đồng đều giữa các vùng miền. Cơ chế quản lý vẫn mang nặng tính bao cấp,
không phát huy được tính năng động sáng tạo của người quản lý và người lao động.
3.2.2 Đối với đầu tư phát triển công trình thủy lợi
Các công trình đề xuất trong các dự án phải mang tính tổng hợp phục vụ đa
ngành, đa mục tiêu.
Tổng vốn đầu tư cho phát triển toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2001-2005
là 108932,94 tỷ đồng, trong đó chỉ riêng thủy lợi là 21511,16 tỷ đồng, chiếm
19,75% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó đầu tư cho Khoa học công nghệ là 0,44%,
đầu tư cho giáo dục đào tạo 0,34% Điều đó khẳng định vai trò quan trọng của
thủy lợi đối với sản xuất và phát triển nông nghiệp.
Tổng hợp vốn đầu tư từng thời kỳ (mặt bằng giá năm 2000) như sau:
Thời kỳ Giá trị đầu tư
(tỷ đồng)
Trung bình
(tỷ đồng/năm)
1955-1975 5.631 281
1976-1985 10.848 1.085
1986-2000 24.292 1.620
13
Đồ thị vốn đầu tư từng thời kỳ
Bảng 2.4: Nguồn vốn đầu tư thủy lợi giai đoạn 2001-2006 trên cả nước.
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng 3607,90 3570,25 3459,71 5500,10 5373,21 5649,25
(Nguồn: Bộ Kế hoạch-Đầu tư)
Có sự tăng lên này là do chủ trương của Chính phủ về việc phát hành trái
phiếu chính phủ để đầu tư phát triển một số công trình giao thông và thủy lợi.
14
Bảng 2.5: Hạng mục công trình thủy lợi lớn trên toàn quốc
STT Hạng mục công trình thủy lợi Số lượng
1 Hệ thống thủy lợi lớn 75
2 Hồ đập loại lớn và vừa 800
3 Hồ chứa nước (dung tích > 0,2 triệu m
3
) 1967
4 Hệ thống cống phục vụ tưới tiêu >5000
5 Trạm bơm lớn (công suất > 24,8x10
6
m
3
/h) 10000
6 Hệ thống đê sông 5700 km
7 Hệ thống đê biển 3000 km
8 Bờ bao chống lũ 23000 km
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
3.2.3 Về chính sách thủy lợi phí
Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 có quy
định mức thu thuỷ lợi phí mới bằng tiền. Thực hiện quy định của Nghị định này,
đến nay cả nước có khoảng 46 tỉnh đã ban hành mức thu thuỷ lợi phí mới.
Nhằm bù đắp một phần kinh phí để duy trì hệ thống thủy lợi, giảm nhẹ gánh
nặng bao cấp ngân sách nhà nước, Nhà nước đã có chủ trương thu thuỷ lợi phí từ
người hưởng lợi và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các đơn vị quản lý khai
thác công trình thủy lợi.
Nước từ công trình thủy lợi có giá trị và giá trị sử dụng, do vậy nó phải được
coi là một loại hàng hoá, do đó nước phải được tính đúng, tính đủ các khoản chi phí
hợp lý, đảm bảo cho các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi tồn tại và phát
triển.
Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng nước từ công trình thủy lợi, sử dụng công trình
thuỷ lợi làm dịch vụ đều phải có trách nhiệm đóng góp tài chính cho đơn vị được
Nhà nước giao quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi theo quy định.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ về thuỷ lợi phí đối với người dân sản xuất
lương thực, nông dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, các xã thuộc diện xoá
đói giảm nghèo. Tuỳ theo tình hình cụ thể từng nơi mà có tỷ lệ miễn giảm thích
hợp. Phần hỗ trợ được cấp thẳng cho doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi
thông qua chính sách tài chính.
Trường hợp gặp những năm thiên tai mất mùa sẽ có xử lý riêng theo quy định.
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách thủy lợi phí có nhiều bất cập, việc thu
chưa đủ chia vì vậy Nhà nước đã đưa ra Chính sách miễn thủy lợi phí.
Ảnh hưởng của miễn giảm thuỷ lợi phí tới cung của doanh nghiệp và ngành nông
nghiệp
Trong thời gian gần đây, một số địa phương đã miễn thuỷ lợi phí cho sản
xuất nông nghiệp. Bản chất kinh tế của vấn đề này là gì? Miễn thuỷ lợi phí sẽ có
những mặt tích cực gì trong kinh tế, xã hội cũng như môi trường. Để thấy được
điều đó chúng ta có thể dựa vào sự kết hợp phân tích đồ thị sau.
15
Khi thuỷ lợi phí được tính vào giá thành sản xuất của sản phẩm nông nghiệp,
lượng cung sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp nông nghiệp điển hình là q và
mức giá là P, đồng thời lượng cung của ngành nông nghiệp là Q, điểm cân bằng
cung cầu của ngành nông nghiệp là E. Khi có miễn giảm thuỷ lợi phí, chi phí đầu
vào của các doanh nghiệp nông nghiệp giảm; vì vậy, lượng cung của các doanh
nghiệp nông nghiệp tăng lên, cũng chính vì vậy mà cung của ngành nông nghiệp sẽ
chuyển từ S sang S
s
, làm cho lượng cung của ngành nông nghiệp tăng từ Q tới Q
s
.
Giá các sản phẩm nông nghiệp sẽ giảm từ P xuống P
s
Điểm cân bằng mới tại F thay
cho điểm E trước khi miễn giảm thuỷ lợi phí.
Những mặt tích cực, hạn chế của miễn thuỷ lợi phí
Tích cực: Thứ nhất, sản phẩm nông sản sẽ được cung nhiều hơn, xét dưới
góc độ an toàn lương thực sẽ được đảm bảo hơn. Thứ hai, phân phối lại thặng dư xã
hội, người nông dân được lợi do được trợ cấp đầu vào, người tiêu dùng sản phẩm
nông nghiệp cũng được lợi do sản phẩm nông nghiệp rẻ hơn. Thứ ba, tỉ lệ thất
nghiệp ở nông thôn sẽ được giảm bớt do số lượng đáng kể nông dân sẽ được thu hút
vào sản xuất lượng sản phẩm Q đến Q
s
.
Hạn chế: Thứ nhất, miễn thuỷ lợi phí sẽ làm cho điểm cân bằng của thị
trường nông sản không còn được xác lập tại điểm cân bằng E và Q
E
với giá P
E
, do
đường cung sản phẩm nông nghiệp chuyển sang bên phải, chính vì vậy phần mất
trắng của nền kinh tế sẽ được tạo ra. Thứ 2, một số lượng nông dân làm ăn không
hiệu quả (sản xuất lượng sản phẩm từ Q tới Q
s
) nếu không có miễn giảm thuỷ lợi
phí đã bị “phá sản sáng tạo” đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. Số lượng nông dân
này tồn tại trong nền kinh tế được là do giá tưới tiêu nước bằng không (0). Thứ 3, vì
hệ thống thuỷ nông vẫn phải hoạt động bình thường thậm chí còn cao hơn so với
khi không miễn giảm thuỷ lợi phí (do ý thức tiết kiệm nước kém khi không phải trả
tiền), như vậy toàn bộ chi phí của hệ thống thuỷ nông là do ngân sách nhà nước chi
trả. Mà như chúng ta đã phân tích, lượng ngân sách này không thể lấy đâu ra ngoài
thuế, thuế là nguồn thu ngân sách chính, nhưng thuế lại tạo ra sự mất trắng của nền
kinh tế, diện tích tam giác này tăng nhanh hơn thuế suất. Thứ 4, do thuỷ lợi phí
không phải trả tiền cho nên ý thức tiết kiệm trong quá trình khai thác, quản lý và sử
16
S
MC
S
s
P
ATC
D
1
q
q
s
P
1
P
3
MC
ATC
E
F
Q Q
s
DN điển hình trước khi
miễn thuỷ lợi phí
Cung, cầu thị trường sau
khi miễn thuỷ lợi phí
P
P
s
DN điển hình sau khi
miễn thuỷ lợi phí
Miễn thuỷ lợi phí ảnh hưởng tới chi phí và lượng cung của DN cũng như thị trường nông sản phẩm.
dụng nguồn nước bị giảm, gây lãng phí nước, cạn kiệt nguồn tài nguyên đồng thời
gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường đất. Thứ 5, ý thức bảo quản, duy tu hệ
thống thuỷ nông của người sử dụng cũng không được coi trọng, chính vì vậy hệ
thống thuỷ nông sẽ bị xuống cấp nhanh hơn.
3.3 Tác động của chính sách
3.3.1 Đối với sản xuất nông nghiệp
Đó là tiền đề phát huy hiệu quả của các biện pháp khác như khai hoang, phục
hoá, tăng diện tích, chuyển vụ, đưa các giống mới có năng suất cao và kỹ thuật thâm
canh vào sản xuất đại trà.
Các biện pháp tổ chức quản lý và khai thác thủy lợi đã góp phần cùng những
biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác, cùng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ chế
quản lý mới trong nông nghiệp đã góp phần đưa sản lượng lương thực nước ta tăng
qua các năm.
Chính sách đã tạo điều kiện phát triển thuỷ sản, thông qua việc tận dụng các hồ
chứa nước nhân tạo để nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ sinh hoạt, phục vụ công nghiệp,
góp phần cải tạo môi trường sinh thái, biến nhiều vùng hoang vu xưa kia thành
những vùng dân cư trù phú, điểm tham quan du lịch, nghỉ mát hấp dẫn. Nhiều vùng
trước đây ngập úng quanh năm, nhờ tiêu kiệt nước trở nên khô ráo, không những
tạo điều kiện cho sản xuất, sinh hoạt mà còn giảm nhiều bệnh tật.
3.3.2 Tác động tới nền kinh tế
Việc thực hiện chinh sách tổ chức, quản lý và khai thác công trình thủy lợi đã
đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nói chung. Chúng ta đã thấy chính sách này tác
động đến nền nông nghiệp làm cho sản lượng nông nghiệp tăng. Như vậy nó đã góp
phần đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế cho Nhà
nước. Trong điều kiện thiên nhiên biến động gay gắt như nước ta, các công trình
thuỷ lợi đặc biệt là các hồ chứa nước có tác dụng phòng, chống và điều tiết lũ cho
hạ du; các công trình trạm bơm, cống dưới đê chống lũ và công trình tiêu nước khác
tiêu nước cho cả xã hội, dân sinh.
Trong thực tiễn, mỗi nước có điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau có
cách xử lý đầu ra khác nhau. Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì chính sách thuỷ
lợi phí phải là một chính sách lớn có liên quan chặt chẽ đến đường lối, chiến lược
phát triển kinh tế, đặc biệt là đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn và vấn đề
nông dân.
3.3.3 Tác động đến người sản xuất và người tiêu dùng
Các thành viên của cộng đồng hưởng lợi liên hệ hợp tác với nhau thông qua sử
dụng sản phẩm của công trình thủy lợi – tài nguyên nước. Chính sách thủy lợi phí có
tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân địa phương.
Những địa phương nông nghiệp là sản xuất chủ yếu thì công tác thủy lợi đóng vai trò
quan trọng. Trong những năm gần đây, thủy lợi phí góp phần giảm gánh nặng đáng
kể cho Ngân sách địa phương, huy động được sự đóng góp của người dân, tạo điều
kiện thực hiện xã hội hóa công tác thủy lợi ở địa phương. Chính sách thủy lợi phí góp
phần nâng cao ý thức của người dân trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ
lợi, nâng cao ý thức tiết kiệm sử dụng nước tiết kiệm và hợp lý.
17
3.4 Phân tích và nhận xét
Việc đổi mới cơ chế quản lý các công trình thủy lợi cho phù hợp với cơ chế
thị trường là vấn đề hết sức cấp bách của các cấp, các ngành, là giải pháp quan
trọng nhất để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng công trình thủy lợi, nâng cao
chất lượng dịch vụ tưới tiêu cho người hưởng lợi, khai thác tốt nhất các tiềm năng
hiên có của công trình, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.Vì vậy cần có sự
tham gia của người dân vào công tác thuỷ lợi.
Khi đi sâu phân tích sự cần thiết của sự tham gia của cộng đồng vào quản lý,
sử dụng công trình thuỷ lợi cần làm tốt một số vấn đề sau:
Công trình thuỷ lợi phát huy tác dụng cho một hoặc một số cộng đồng,. Cộng
đồng đây được hiểu là cộng đồng dân cư nông thôn, cộng đồng làng xã. Đó là tập
hợp cư dân nông thôn gồm nhiều dòng tộc, sống chung trên một dải đất, có chung
phong tục tập quán và truyền thống văn hoá. Cộng đồng hưởng lợi công trình thuỷ
lợi là tập hợp các cư dân nnông thôn nằm trong vùng phục vụ của công trình, sử
dụng chung công trình thuỷ lợi đó.
Các thành viên của cộng đồng liên hệ, hợp tác với nhau thông qua sử dụng
tài nguyên nước của công trình thuỷ lợi. Số lượng, chất lượng nước, phương thức
thời điểm cung cấp nước quy định bản chất của sự hợp tác giữa các thành viên trong
cộng đồng.
Cộng đồng hưởng lợi công trình thuỷ lợi đôi khi rộng hơn cộng đồng làng
xã. Cộng đồng hưởng lợi công trình thuỷ lợi là phạm vi phục vụ công trình thuỷ lợi.
Do đó cộng đồng hưởng lợi có thể bao gồm nhiều làng nhiều xã. Sự hợp tác trong
cộng đồng đòi hỏi sự phối hợp giữa các cộng đồng lại với nhau.
Cộng đồng hưởng lợi còn có thể chia thành cộng đồng cuối nguồn và cộng
đồng đầu nguồn. Nếu sự phối hợp giứa các cộng đồng không tốt thì làm cho cộng
đồng cuối nguồn luôn luôn bị thiệt (tưới tiêu ít mà chi phí lại cao). Do đó các hoạt
động của cộng đồng hưởng lợi công trình thuỷ lợi phải có sự phối hợp tốt giữa các
cộng đồng đầu nguồn và cuối nguồn nước. Xác định chi phí, phân bổ, sử dụng hợp
lý nguồn nước tránh để mâu thuẫn giữa các cộng đồng.
Sự cần tiết phải có sự tham gia của cộng đồng trong việc tổ chức quản lý và
sử dụng công trình thuỷ lợi.
Người dân chính là cộng đồng sử dụng nước. Khi huy động người dân tham
gia vào công tác quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi tức là chuyển vị thế từ
khách thể sang chủ thể của công trình, khi đó bảo đảm cho mọi người dân đều được
hưởng lợi từ công trình. Khi đó tưới tiêu sẽ chủ động, điều hoà nguồn nước giữa các
vùng. Việc phân phối nguồn nước tốt giữa các hộ dùng nước sẽ đoàn kết các hộ lại.
tránh mâu thuẫn giữa các hộ, đảm bảo công bằng giữa các hộ dùng nước.
Khi chuyển công trình thuỷ lợi cho người dân thì gắn trách nhiệm cho cộng
đồng tham gia, phâm rõ được trách nhiệm quản lý công trình. Người dân tự mình
quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi, do công trình thuỷ lợi gắn liền với quyên lợi
cảu người dân nên họ sẽ tham gia quản lý tốt hơn.
Công trình thuỷ lợi là một tài sản công nên khi nhà nước chuyển giao sự
quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi cho người dân thì sẽ giảm đi gánh nặng tài
chính cho nhà nước. Việc quản lý hiệu quả hơn do lâu nay đều do các cơ quan Nhà
nước quản lý, việc thêm vai trò của người dân tham gia sẽ làm cho việc bảo dưỡng
18
công trình tốt hơn. Đồng thời tăng tính tự lập cho cộng đồng dân cư, không trông
chờ ỉ lại vào Nhà nước.
=> Mô hình đưa ra nhằm quản lý và sử dụng công trình thuỷ lợi đạt hiệu quả theo
cơ chế thị trường:
19
20
Mô hình sự tham gia của dân
21
IV. KẾT LUẬN
Thủy lợi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Riêng đối với nông
nghiệp, nông thôn, nông dân thì thủy lợi có ý nghĩa quyết định đối với năng suất, sản
lượng, giá thành của các sản phẩm nông nghiệp. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta
quan tâm tập trung chủ yếu cho xây dựng nâng cấp hệ thống cấp thoát nước, đê điều,
đập… trong đó chính sách tổ chức và thực hiện các công trình thủy lợi luôn được coi
trọng. Thủy lợi tuy không mang lại hiệu quả trực tiếp như ngành nông nghiệp hoặc các
ngành khác, nhưng lại có tác động rất lớn đối với ngành nông nghiệp và các ngành
khác. Tuy nhiên, hiện nay, các công trình thủy lợi đang bị xuống cấp nghiêm trọng do
việc quản lý và sử dụng còn nhiều bất cập. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn thì việc tập trung đầu tư cứng hóa kênh mương phục vụ
sản xuất nông nghiệp càng có vai trò đặc biệc quan trọng. Hiện nay, chúng ta đang hội
nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, mở ra cho nông nghiệp nhiều cơ hội, cũng như
nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, việc đổi mới mô hình tổ chức quản lý và sử dụng
công trình thủy lợi càng trở nên cấp thiết và chính sách của Chính Phủ đưa ra trong
lĩnh vực này là hết sức cần thiết.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Niên giám thống kê 2006 – Nhà xuất bản thống kê, 2006.
2. Giáo trình Chính sách nông nghiệp, 2005, GS-TS. Phạm Vân Đình, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà nội.
3. Giáo trình Phương Pháp phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp,
Tạp chí kinh tế và dự báo, 1993.
4. Nguyễn Văn Song, 2007, Cơ sở kinh tế của chính sách miễn thuế nông
nghiệp và miễn thuỷ lợi phí, những mặt tích cực và hạn chế, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế, Số 3 (346 ). - tr. 38-42
5. Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008, 63 năm – những chặng đường
thủy lợi Việt Nam,
6. Trang thông tin điện tử Nghệ An, 2007, Làm tốt công tác thuỷ lợi phí để
phát triển sản xuất, bảo vệ công trình,
7. Hội đập lớn Việt Nam, 2007, Nghị định của Chính phủ: Quy định chi tiết
thi hành một số điều của pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi,
www.vncold.vn
8. Hội đập lớn Việt Nam, 2007, Vấn đề Thuỷ lợi phí : Quá trình thực hiên ở
nước ta, kinh nghiệm một số nước khác và kiến nghị giải pháp,
www.vncold.vn.
9. Hội đập lớn Việt Nam, 2007, Hiện trạng tổ chức quản lý và giải pháp nâng
cao hiệu quả các hệ thống thủy lợi, www.vncold.vn
10. Hội đập lớn Việt Nam, 2007, Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình
thuỷ lợi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (ngày 4/4/2001), www.vncold.vn
23