TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA DU LỊCH
Bài tập cá nhân:
TÍNH PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH Ở AUSTRIA
KHI ÁP DỤNG TẠI LÀNG CHĂM PHŨM SOÀI – AN GIANG
GVBM: TS. Võ Sáng Xuân Lan
THS. Nguyễn Thị Thao
SVTH: Lê Ngọc Thạch – D115203
LỚP: K17LH3
Tp. Hồ Chí Minh – 11.2014
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
2
Nhận xét
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
3
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 4
2. MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH Ở AUSTRIA 5
Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng) 5
Tiêu chuẩn sinh thái 5
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch 6
3. LÀNG CHĂM PHŨM SOÀI – AN GIANG, VIỆT NAM 6
3.1. Thông tin chung 6
3.2. Tỷ lệ áp dụng mô hình 7
3.3. Phương án giải quyết 12
4. KẾT LUẬN 13
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
1. MỞ ĐẦU
Du lịch bản thân nó là một ngành công nghiệp dịch vụ mang đến nhiều lợi ích cho
cộng đồng và xã hội, cho quốc gia và nền kinh tế. Tuy nhiên, những tác động và ảnh
hưởng tiêu cực từ Du lịch đến con người, văn hoá – xã hội, môi trường, … ngày càng
tăng, đe doạ đ ến sự phát triển và lợi ích của cộng đồng địa phương – nơi cung cấp và góp
phần tạo ra sản phẩm du lịch.
Giai đoạn 1975 – 1980, những cảnh báo đầu tiên về suy thoái sinh thái do hoạt
động du lịch gây ra được Krippendorf và Jungk đưa ra. Đây cũng là khoảng thời gian
xuất hiện khái niệm “hard tourism” và “soft tourism” – du lịch rắn và du lịch mềm,
những nhìn nhận đầu tiên của thế giới về Du lịch bền vững.
Năm 1996, khái niệm “sustainable tourism” – du lịch bền vững – xuất hiện, ủng
hộ việc phát triển du lịch ít ảnh hưởng xấu tới môi trường. Du lịch bền vững phát triển
dựa trên nền của khái niệm “soft tourism” của Krippendorf và Jungk. Theo đó, Du lịch
bền vững có thể hiểu một cách chung nhất, chính là hoạt động du lịch vừa thoã mãn được
du khách, vừa thoã mãn nhu cầu của điểm đến mà vẫn bảo đảm những khả năng đáp ứng
nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai.
1
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã chú ý và
thực hiện kế hoạch phát triển bền vững trong mọi hoạt động phát triển, trong đó, du lịch
bền vững đang là một trong những mục tiêu phát triển hàng đầu.
Austria là một trong những nước thành công trong việc quy hoạch và xây dựng mô
hình du lịch bền vững. Qua đó, mô hình Làng du lịch ở Austria đã đạt được các mục tiêu
chung nhất trong phát triển du lịch bền vững, đó là:
• Đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ
• Duy trì bản sắc văn hoá
1
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế (WTTC), 1996.
2
Hens, L. 1998. Tourism and Environment. M. Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
5
• Duy trì các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ
đảm bảo sự sống
.2
Do cảm thấy mô hình này có thể áp dụng tại các địa phương ở Việt Nam, đặc biệt
là tại Làng Chăm Phũm Soài – An Giang. Bài tiểu luận sẽ phân tích và so sánh để đưa ra
kết quả cụ thể về tính phù hợp của việc áp dụng mô hình “Làng du lịch ở Austria” vào
làng Chăm Phũm Soài – An Giang, Việt Nam.
2. MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH Ở AUSTRIA
Tại Austria, du lịch là ngành kinh tế quan trọng nhất, góp đến 9% vào GDP, tạo
hơn 30% số việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân trong nước. Ngoài các ưu đãi
về văn hoá như thủ đô Vienna, các hầm rượu, thành phố Salzburg – nơi sinh của Mozart,
viện bảo tàng Ars Electronica Center,… thì Austria cũng được thiên nhiên ban tặng nhiều
nét đẹp tự nhiên như: núi Alpen, hồ Bodensee, hồ Neusiedler See,… để thuận lợi phát
triển du lịch.
Mô hình Làng du lịch tại đây tạo nên sự ổn định và bền vững trong nền du lịch,
dựa trên những điều kiện tự nhiên và văn hoá đã có sẵn.
Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng)
• Điển hình cho 1 vùng, có chùa, đền hay nhà thờ.
• Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng.
• Kiến trúc : nhà kiểu mới hay cổ phải hài hòa, cân bằng.
Tiêu chuẩn sinh thái
• Nông/lâm nghiệp : cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa
sử dụng hóa chất nông nghiệp.
• Chất lượng không khí và tiếng ồn : cách xa đường ô tô ít nhất 3km,
đặc biệt là đường cao tốc.
• Giao thông : đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng.
2
Hens, L. 1998. Tourism and Environment. M. Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
6
• Hàng hóa và chất thải : tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì
không cần thiết, bán các SP địa phương.
• Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng : xây dựng hòa hợp với môi
trường, phù hợp với cả người địa phương và trẻ em.
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch
• Dân số cực đại của làng ≤ 1500 người.
• Nhà nghỉ : ≤ 25% nhà địa phương.
• Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1).
• Tránh xây khách sạn lớn.
• Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát
triển du lịch.
• Cơ sở hạ tầng cho khách DL : có 1 văn phòng thông tin du lịch,
không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp
phẩm chỉ dành cho du khách; dễ tiếp cận với các tiện nghi môi
trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo).
3. LÀNG CHĂM PHŨM SOÀI – AN GIANG, VIỆT NAM
3.1. Thông tin chung
Phũm Soài là một trong những ấp có cộng đồng người Chăm sinh sống đông nhất
tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Nơi đây chính là làng Chăm cổ và
rất đậm nét đặc trưng văn hoá Chăm ở vùng châu thổ Cửu Long.
Dân số Phũm Soài chỉ khoảng 1.600, hợp thành khoảng 300 hộ gia đình. Trong
đó, hơn phân nửa số hộ gia đình làm nghề dệt thổ cẩm, và 100% người dân theo tôn giáo
Islam (Hồi giáo).
Để đến được đây, du khách chỉ cần đi thuyền từ bờ bên này của sông Hậu – thành
phố Châu Đ ốc, sang bờ bên kia là đã đến làng Chăm Phũm Soài. Ấn tượng mạ nh với du
khách chính là hình ảnh những ngôi nhà sàn gỗ theo lối kiến trúc cổ của người Chăm
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
7
vùng Nam Bộ tuyệt đ ẹ p, người dân hiền lành và hiếu khách, những thánh đường Hồi giáo
trang nghiêm, và đặc biệt là những sản phẩm thổ cẩm thủ công truyền thống rất riêng.
Bên cạnh đó, các sản phẩm ẩm thực nơi đây cũng rất hấp dẫn và đặc trưng.
Phũm Soài với các đặc điểm nổi bật:
• Nằm gần Châu Đốc – một trong những địa điểm phát triển du lịch
tín ngưỡn lớn nhất ở Việt Nam.
• Nét văn hoá Chăm Nam Bộ cổ, đặc biệt và khác biệt.
• Làng nghề truyền thống đặc sắc.
• Địa phương còn khó khăn trong kinh tế và cơ sở hạ tầng.
• Địa phương đã có phát triể n du lịch, nhưng chưa có chính sách phát
triển du lịch bền vững.
thích hợp để được chọn và áp dụng mô hình Làng du lịch để:
• Phát triển kinh tế địa phương dựa trên việc phát triển du lịch bền
vững.
• Duy trì, bảo tồn nét đặc sắc văn hoá Chăm Nam Bộ khác biệt.
• Bảo tồn nét tự nhiên trong kiến trúc – không gian và quan hệ xã hội.
• Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh, kết hợp với những sản
phẩm du lịch đã có, hình thành nên sự khác biệt và đa dạng trong du
lịch của An Giang so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông
Cửu Long (Mekong Delta).
3.2. Tỷ lệ áp dụng mô hình
Xét lần lượt các tiêu chuẩn chọn lựa làng du lịch của Austria khi áp dụ ng tại Phũm
Soài:
a. Điển hình cho một vùng.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
8
Như đã khái quát bên trên, Phũm Soài là cộng đồng ngư ời Chăm Nam Bộ điển
hình và giàu nét truyề n thống nhấ t khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Với nền văn hoá
riêng được gìn giữ nguyên vẹn qua nhiều thế hệ , Phũm Soài hoàn toàn phù hợp để được
bảo vệ và gìn giữ, trở thành một điểm đến du lịch bền vững.
b. Có chùa, đền hay nhà thờ.
Phũm Soài có rất nhiều chùa Chăm (Thánh đường Hồi giáo). Và đây cũng là nơi
người dân cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. Ngoài ra, thánh đ ường lớn Mubarak là nơi người
dân đến cầu nguyện vào ngày thứ sáu trong tuần và các dịp lễ lớn.
c. Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng
Những ngôi nhà cao quá 3 tầng sẽ ảnh hưởng đến đất, mạch nước ngầm và cảnh
quan thiên nhiên tạ i đây. Cho nên, việc giới hạn độ cao khi xây dựng tại Phũm Soài là
cần thiết.
d. Kiến trúc: nhà kiểu mới hay cổ phải hài hòa, cân bằng
Làng Chăm Phũm Soài nổi bậc không chỉ bởi con người và văn hoá, mà còn ấn
tượng với du khách bởi những ngôi nhà mang đậm kiến trúc dân tộc còn tồn tại và được
sử dụng đến ngày nay. Do đó, tiêu chuẩn về nhà ở cũng rất quan trọng. Tiêu chuẩn giới
hạn độ cao và lối kiến trúc rất phù hợp với nơi đây.
e. Nông/lâm nghiệp: Cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hóa
chất nông nghiệp.
Tiêu chuẩn này phù hợp khi áp dụng tại đây. Với nền kinh tế nông nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp, Phũm Soài vẫn chưa có cái nhìn đúng đắn về việc hạn chế tối đa việc sử
dụng hoá chất nông nghiệp. Điều này ảnh hưởng xấu đến cảnh quan và môi trường tại
điểm đến.
f. Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt là
đường cao tốc.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
9
Phũm Soài là một vùng quê yên bình, không khí trong lành, con người hiền hoà.
Du lịch sẽ giúp nơi đây phát triển không chỉ về kinh tế mà còn về mọi mặt. Tuy nhiên, du
lịch bền vững không cho phép văn hoá xã hội và cảnh quan thay đổi nhanh chóng bởi
những tác động không đáng có. Do đó, những tiêu chuẩn về chất lượng không khí và
tiếng ồn là rất cần thiết và phù hợp.
g. Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng.
Các phương tiện giao thông đi lại cũng nên là những phương tiện thân thiện nhất
với môi trường và mỹ quan của điểm đến. Tiêu chuẩn này phù hợp.
h. Hàng hóa và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần
thiết, bán các sản phẩm địa phương.
Du lịch và rác thải du lịch luôn đi cùng nhau. Cần có quy định về xử lý rác thải và
dọn dẹp vệ sinh, bảo tồn điểm đến, bảo vệ người dân và bảo đảm sự hài lòng của họ. Bên
cạnh đó, sử dụng và mua bán sản phẩm của chính địa phương chính là góp phần tạo công
ăn việc làm, tăng thu nhậ p cho người dân trong làng, khuyến khích duy trì và bảo tồn các
nét văn hoá, các làng nghề dân tộc.
i. Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hòa hợp với môi trường, phù hợp
với cả người địa phương và trẻ em.
Du lịch và phát triển cơ sở hạ tầ ng địa phương luôn phải được lồng ghép vào
nhau. Du lịch phát triển dựa trên cơ sở hạ tầng ban đầ u của điểm đến, sau đó tạo nguồn
lực phát triển thêm cơ sở hạ tầng, và cơ sở hạ tầng có trách nhiệm phát triển theo hướng
nuôi sống du lịch lâu dài dựa trên sự hài hoà với người dân và thế hệ tương lai. Do đó,
cần áp dụng tiêu chuẩn về chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng phù hợp.
j. Dân số cực đại của làng ≤ 1500 người.
Cần giới hạn dân số của điểm đến, tránh tình trạng nhập cư ồ ạt để hoạt động du
lịch mà phá vỡ cơ cấu dân số tự nhiên của làng dân tộc. Mặt khác, điều này cũng nhằm
khuyến khích người dân tham gia vào phát triển du lịch, mang đến lợi ích cho cả cộng
đồng địa phương lẫn nha cầu của khách du lịch.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
10
Tuy nhiên, dân số tự nhiên của làn Chăm Phũm Soài đã là 1600 người. Do đó, giới hạn
về dân số là phụ hợp, nhưng ≤ 1500 người là chưa hợp lý trong trường hợp này.
k. Nhà nghỉ: ≤ 25% nhà địa phương.
Việc giới hạn số nhà nghỉ không nằm ngoài mục đích giới hạn lượng khách lưu
trú, tránh tình trạng vượt quá sức tải tự nhiên mà ảnh hưởng xấu đến cộng đồng địa
phương và điểm đến. Để tính được sức tải của một điểm đến, cần rất nhiều số liệu và thời
gian, trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi không thể xác định chính xác được sức tải của
Phũm Soài. Nên con số “≤ 25% nhà địa phương” trong trường hợp này chưa thể kết luận
là phù hợp hay không.
Tuy nhiên, do đây là làng dân tộc nên địa phương không nên xây dựng nhà nghỉ.
Khách tham quan có thể chọn loại hình home-stay nếu muốn lưu trú lại đây để tìm hiểu
sâu hơn về văn hoá bả n địa. Cá nhân tôi không khuyến khích xây dựng nhà nghỉ tại làng
Chăm Phũm Soài, tránh việc mất mỹ quan tự nhiên và những tác động không tốt khác do
nhà nghỉ gây ra.
l. Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1).
Tiêu chuẩn này giống tiêu chuẩn trên về vấn đề sức tải. Và nếu khách du lịch quá
đông, tình trạng overcrowded xảy ra. Điều này ảnh hưở ng trực tiếp đến người dân địa
phương. Bên cạnh đó, khách du lịch quá đông sẽ làm mất đi tính tự nhiên trong vấn đề
sinh hoạt của người dân tại điểm đến. Khách du lịch xuất hiện khắp mọi nơ i, làng Chăm
lúc đó trở thành làng khách du lịch.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, số liệu “≤ 25% nhà địa phương” hay “Số giường
nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1)” là tuỳ thuộc vào sức tải của từng điểm đến. Bản
thân tôi cho rằn, tỷ lệ 1:1 là quá cao.
m. Tránh xây khách sạn lớn.
Hoàn toàn phù hợp.
n. Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
11
Tiêu chuẩn này phù hợp vì nó khuyến khích người dân tham gia vào các quyết
định phát triển du lịch để bảo vệ quyền lợi của họ, đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng
như giải quyết dễ dàng các xung đột có thể nảy sinh.
o. Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có 1 văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc
rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách;
dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo).
Cần cung cấp đầy đủ thông tin cho du khách nhằm đảm bảo sự tôn trọng của
khách đến môi trường tự nhiên, văn hoá – xã hội của điể m đến, nhằm thoã mãn quyền lợi
của địa phương và nhu cầu của du khách. Hạn chế tối đa các sản phẩm dịch vụ chuyên
biệt cho khách du lịch tại địa phương, tránh tình trạng phân biệt du khác – dân địa
phương, nên phát triển hệ thống đường mòn, đường đi dạo để gắn kết và thoã mãn nhu
cầu du khách.
Dựa vào những phân tích các tiêu chuẩn của sản phẩm Làng du lịch ở Austria và
các đặc điểm tại Phũm Soài, có thể hình thành nên bảng so sánh sự khả thi sau:
Stt
Làng du lịch ở Austria
Làng Chăm Phũm Soài
Tiêu chuẩn chọn lựa
a
Điển hình cho một vùng
Phù hợp
b
Có chùa, đền hay nhà thờ
Phù hợp
c
Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng
Phù hợp
d
Kiến trúc : nhà kiểu mớ i hay cổ phải hài hòa, cân
bằng.
Phù hợp
Tiêu chuẩn sinh thái
e
Nông/lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì,
hạn chế tối đa sử dụng hóa chất nông nghiệp.
Phù hợp
f
Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô
ít nhất 3km, đặc biệt là đường cao tốc.
Phù hợp
g
Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phươ ng
Phù hợp
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
12
tiện công cộng.
h
Hàng hóa và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác,
tránh bao bì không cần thiết, bán các sản phẩm địa
phương.
Phù hợp
i
Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hòa
hợp với môi trường, phù hợp với cả người địa phương
và trẻ em.
Phù hợp
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch
j
Dân số cực đại của làng ≤ 1500 người.
Chưa phù hợp
k
Nhà nghỉ: ≤ 25% nhà địa phương.
Không phù hợp
l
Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1).
Không phù hợp
m
Tránh xây khách sạn lớn.
Phù hợp
n
Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các
quyết định phát triển du lịch.
Phù hợp
o
Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có 1 văn phòng thông
tin du lịch, không có hoặc rất ít cơ sở dịch vụ như làm
đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách; dễ
tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường
mòn, đường đi dạo).
Phù hợp
Mức độ phù hợp
12,5/15 = 83,33%
3.3. Phương án giải quyết
Các tiêu chuẩn về dân số cực đại, số nhà nghỉ và số giường cực đại của mô hình
Làng du lịch tại Austria là phù hợp với tiêu chí của du lịch bền vững và phù hợp với địa
phương. Tuy nhiên, như đã phân tích bên trên, so với thực tế của Làng Chăm Phũm Soài
thì các con số trong bộ tiêu chuẩn chưa hợp lý.
Cách giải quyết hợp lý nhất chính là nghiêm túc tính toán sức tải của điểm đến
Phũm Soài, dựa trên tất cả các yế u tố, nhằm đưa ra con số chính xác và hợp lý nhất để
điểm đến du lịch Phũm Soài có thể phát triển thực sự bền vững.
Phát triển Du lịch bền vững Lê Ngọc Thạch – D115203
13
Bên cạnh đó, nên tránh xây dựng thêm các cơ sở lưu trú, các điểm vui chơi giải trí
chỉ phục vụ riêng biệt cho du lịch, làm ảnh hưở ng đến đời sống và văn hoá của người bản
xứ. Khách du lịch có thể lưu trú và giải trí tại khu vực Châu Đốc, thay vì phải xây mới
khách sạn/nhà nghỉ trong làng Chăm.
4. KẾT LUẬN
Với mức độ phù hợp là 83,33% so với mô hình gốc của Austria và các giải pháp
được đưa ra trong vấn đề sức tải, làng Chăm Phũm Soài hoàn toàn có thể áp dụng được
mô hình này để xây dựng và phát triển du lịch một cách bền vững.
Du lịch bền vững luôn là thách thức cho nhà nước và các doanh nghiệp du lịch, và
là một yêu cầu mới đối với cộng đồng nơi muốn phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự bền
vững trong lâu dài về môi trường, về tài nguyên du lịch, về quyền lợi của cộ ng đồng địa
phương và nhu cầu của khách du lịch chính là mục tiêu cuối cùng trong phát triển du lịch
bền vững.
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hoè – Vũ Văn Hiếu (2001). Du lịch bền vữ ng. NXB Đại họ c Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
2. Huỳnh Văn Đà, MB (2010). Bài giảng: Phát triển du lịch bền vững. Đại học Cần
Thơ, Cần Thơ.
3. Du lịch Nông nghiệp Sinh thái vùng nông thôn (2013). Làng dệt thổ cẩm Châu
Phong.
Xem ngày 22/11/2014.