Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao, mở rộng hiệu quả kinh tế đối ngoại.doc.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.56 KB, 12 trang )

A/ Phần mở đầu
Thế giới đang ở đầu thế kỉ 21 với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá xẩy ra khắp
mọi nơi trên thê giới.Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.Chúng ta đã
gia nhập tổ chức ASEAN và đang phấn đấu gia nhập WTO trong những năm
tới.Chính vì vậy kinh tế đối ngoại đã và đang được chú trọng phát triển ở nước
ta, vậy thực trạng của kinh tế đối ngoại của nước ta như thế nào và giải pháp để
nâng cao hiệu quả của nó là một vấn đề còn khá nan giải.Do vậy nghiên cứu đề
tài này có ý nghĩa rất quan trọng,nó giúp chúng ta nhìn nhận một cách đứng đắn
về kinh tế đối ngoại.Tại sao sản phẩm của chúng ta lại kém cạnh tranh trên thị
trường quốc tế ,mặc dù chất lượng, mẫu mã của chúng ta không hề thua kém
.Thậm chí ngay tại thị trường trong nứơc hàng hoá của chúng ta vẫn bị lấn át …
Tất cả những vấn đề đó sẽ được phân tích trong bài tiểu luận này ,nhưng quan
trọng là chúng ta sẽ đưa ra được những giải pháp để khắc phục hiện tượng đó
vẫn với mục tiêu phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN.
Về phương pháp luận ,khi nghiên cứu về vấn đề này chúng ta thường sử dụng
phương pháp luận của kinh tế chính trị học , đó là những phương pháp nghiên cứu hiện
tượng và quá trình kinh tế.Nó đưa ra quan điểm chung đối với nhận thức thực tiễn
khách quan trên cơ sở lí thuyết đứng đắn .Chẳng hạn về kinh tế đối ngoại chúng ta sử
dụng những quan điểm : quan điểm chủ quan,quan điểm thực trạng kinh nghiệm, quan
điểm thích ứng và quan điểm biện chứng duy vật.
Đây là một tiểu luận kinh tế chính trị nên chúng ta sẽ nhìn nhận mọi vấn đề dưới
góc độ của môn học này .Và đây cũng là lần đầu tiên em làm tiểu luận môn học này vì
vậy chắc chắn không thể tránh khỏi những sai lầm .Em kính mong thầy góp ý để tiểu
luận của em đạt kết quả tốt.Em xin chân thành cảm ơn!



1
B/ Giải quyết vấn đề
I/ Cơ sở khoa học của kinh tế đối ngoại
1/Khái niệm, hình thức, vai trò của kinh tế đối ngoại


a-khái niệm:
Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể
các quan hệ quốc tế,khoa học kĩ thuật,công nghệ của một quốc gia nhất định với các
quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới
nhiều hình thức,hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và
phân công lao động quốc tế.
b- Các hình thức :
Kinh tế đối ngoại gồm nhiều hình thức như: hợp tác sản xuất ( nhận gia công, xây
dựng xí nghiệp chung, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kĩ thuật cao ); hợp tác khoa
học - công nghệ ( trong đó có hình thức đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước
ngoài ); ngoại thương; hợp tác tín dụng quốc tế; các hoạt đọng dịch vụ như du lịch quốc
tế, giao thông vận tải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ thu, đổi và chuyển ngoại tệ…
đầu tư quốc tế , v.v…
Trong các hình thức kinh tế đối ngoại, ngoại thương, đầu tư quốc tế và dịch vụ thu
ngoại tệ là nhũng hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất cần được coi trọng.
b.1/ Ngoại thưong
Ngoại thưong hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa các quốc gia thông qua xuất nhập khẩu. Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại thì
ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn : góp phần làm tăng sức mạnh
tổng hợp, tăng tích luỹ của mỗi nước nhờ sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh giữa các
quốc gia trong trao đổi quốc tế; là động lực của phát triển kinh tế; nâng cao trình độ
công nghệ và ngành nghề trong nước. Tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống của
người lao động và nhất là các ngành nghề suất khẩu. Ngoại thương bao gồm: xuất khẩu
và nhập khẩu hàng hoá, thuê nước ngoài gia công tái xuất khẩu, trong đó xúât khẩu là
hướng ưu tiên và là trọng tâm của kinh tế đối ngoại nước ta vào giai đoạn hiện nay.
b-2/Hợp tác trong lĩnh vực sản suất
Hợp tác trong lĩnh vực sản suất bao gồm gia công , xây dựng xí nghiệp chung chuyên
môn hoá cao và hợp tác sản xuất quốc tế …
b-3/Hợp tác khoa học kĩ thuật
2

Hợp tác khoa học - kĩ thuật được thực hiện dưới nhiều hình thức( trao đổi những tài
liệu- kĩ thuật và thiết kế, mua bán giấy phép, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công
nghệ, phối hợp nghiên cứu khoa học kĩ thuật, hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công
nhân…Nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu vì vậy việc hợp tác khoa học với nước
ngoài là vô cùng quan trọng, đây là một điều kiện để chúng ta rút ngắn khoảng cách với
các nước phát triển và hiện đại hoá nền sản xuất trong nước.
b-4/Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế ( mà trứơc đây Lênin gọi là xuất khẩu tư bản ) là một hình thức cơ bản
của quan hệ kinh tế đối ngoại, nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên cùng góp vốn
để xây dựng và phát triển một dự án đầu tư quốc tế nhằm sinh lợi. Đầu tư quốc tế có hai
hình thức : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Đầu tư trực tiếp( Lênin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động ) là hình thức đầu tư mà
quyền sở hữu là quyền sử dụng quản lý vốn của người đầu tư thống nhất với nhau, tức
là người có vốn đầu tư trực tiếp tham gia vào việc tổ chức, quản lý và điều hành dự án
đầu tư , chịu trách nhiệm về kết quả, rủi ro trong kinh doanh và thu lợi nhuận.
Đầu tư gián tiếp ( Lênin gọi là xuất khẩu tư bản cho vay )là loại hình đầu tư mà quyền
sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn đầu tư , tức là người có vốn không trực tiếp tham gia
vào việc tổ chức, điều hành dự án mà thu lợi dưới hình thức lợi tức cho vay (nếu là vốn
cho vay) hoặc lợi tức cổ phần ( nếu là vốn cổ phần ) hoặc có thể không thu lợi trực tiếp(
nếu cho vay ưu đãi ).
b-5/Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ , du lịch quốc tế
Các hình thức dịch vụ thu ngoại tệ là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại
nước ta hiện nay, nó đang được Nhà nước ta chú trọng phát triển cả về chiều rộng cũng
như chiều sâu. Các hình thức này gồm có : du lịch quốc tế , vận tải quốc tế, xuất khẩu
lao động ra nước ngoài và tại chỗ, ngoài ra chúng ta còn có những hoạt động dịch vụ
thu ngoại tệ khác như dịch vụ thu bảo hiểm, thông tin bưu điện, dịch vụ kiều hối , dịch
vụ ăn uống, tư vấn , môi giới…
c-Vai trò của kinh tế đối ngoại
Trong giai đoạn hiện nay kinh tế đối ngoại có vai trò to lớn thể hiện ở :Nó góp phần
nối liền sản xuất và trao đổi trong nứơc với sản xuất và trao đổi quốc tế ,nối liền thị

trường thế giới và khu vực.Trong những năm gần đây, kinh tế đối ngoại đã nối liền lưu
thông hàng hoá của nước ta với những nước trong khu vực như Thái Lan, Xinhgapo…
và các nước khác trên thế giới như Mỹ, liên minh châu Âu EU .Ngoài ra ,kinh tế đối
ngoại còn giúp chúng ta có quan hệ với những tổ chức kinh tế quốc tế như
OPEC,FOB…Điều này đã giúp cho chúng ta có được những cơ hội phát triển lớn dựa
vào khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm của các nước phát triển từ đó hiện đại
hoá nền kinh tế trong nước.
3
Thứ hai, kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp(FDI) và vốn viện trợ
chính thức từ các chính phủ và các tổ chức tiền tệ quốc tế(ODA) ;thu hút khoa học kĩ
thuật,công nghệ ;khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng quản lý nền kinh
tế hiện đại vào nước ta.Trong những năm gần đây quan hệ giữa Việt Nam và các nước
tư bản phát triển, đặc biệt là Mỹ đã có những chuyển biến tích cực.Chúng ta đã kí với
Mỹ hiệp định thương mại tự do,giúp việc buôn bán giữa 2 bên thêm thuận lợi,dựa trên
tiêu chí bình đẳng 2 bên cùng có lợi. Đây là cơ hội lớn cho những ngành sản xuất đang
tìm kiếm thị trường,vì Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới.
Thứ ba,kinh tế đối ngoại góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công
nghiệp tiên tiến hiện đại .
Tiếp theo kinh tế đối ngoại cũng góp phần tăng trương kinh tế ,tạo ra nhiều công ăn
việc làm ,giảm tỷ lệ thất nghiệp,tăng thu nhập , ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
theo mục tiêu dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng văn minh
2/Những cơ sở khách quan của việc hình thành kinh tế đối ngoại
Đầu tiên phải đề cập đến sự xuất hiện của phân công lao động quốc tế : phân công lao
động quốc tế xuất hiện như là hệ quả tất yếu của phân công lao động xã hội vượt ra khỏi
khuôn khổ của mỗi quốc gia. Nó diễn ra giữa các ngành, giữa các người sản xuất của
các quốc gia khác nhau và thể hiện như một hình thức đặc biệt của sự phân công lao
động theo lãnh thổ trên phạm vi thế giới.
Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản suất và cung cấp một hoặc
một số loại sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia nhất định dựa trên những cơ sở lợi

thế của quốc gia đóvề các điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học, công nghệ và xã hội để
đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế. Phân công lao động
quốc tế còn xuất hiện những xu hướng mới trong vài thập niên gần đây :
Phân công lao động quốc tế diễn ra trên phạm vi ngày càng rộng lớn, bao quát nhiều
lĩnh vực và với tốc độ nhanh . Dưới tác động như vũ bão của khoa học công nghệ hiện
đại , phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu. Bởi vậy trong sản suất kinh
doanh các quốc gia thường chú ý phát triển loại sản phẩm “vô hình”, các sản phẩm có
hàm lượng khoa học và công nghệ cao so với loại sản phẩm có hàm lượng nguyên liệu
và lao động giản đơn nhiều như trước đây. Sự phát triển cao của phân công lao động
quốc tế làm xuất hiện ngày càng nhiều và nhanh các hình thức mới về hợp tác kinh tế
,khoa học công nghệ, chứ không đơn giản chỉ có hình thức ngoại thương như những thế
kỉ trước . Phân công lao động quốc tế làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu ngành và cơ cấu
lao động trên phạm vi quốc tế. Ngày nay trong cơ cấu ngành đã xuất hiện những ngành
mới ( ngành công nghệ cao , ngành dịch vụ…) những ngành có nhiều tiềm năng, đầy
triển vọng và có hiệu quả trong tương lai. Ngoài cách chia cơ cấu ngành kinh tế thành
4
các ngành công-nông nghiệp và dịch vụ, người ta con chia ngành sản suất thành bốn
loại như sau : ngành có hàm lượng khoa học công nghệ cao; ngành có hàm lượng vốn
lớn ; ngành có hàm lượng lao động sống và có hàm lượng nguyên vật liệu nhiều. Các
nước giàu thường tập trung vào hai ngành đầu ,còn các nước đang phát triển thì thường
tạp trung vào 2 ngành sau. Phân công lao động quốc tế thường được biểu hiện qua các
tổ chức kinh tế quốc tế và các công ty xuyên quốc gia, khiến cho vai trò của chúng ngày
càng quan trọng trên trường quốc tế trong lĩnh vực phân phối tư bản và lợi nhuận theo
nguyên tắc có lợi cho các nước đang phát triển
Mặt khác từ những thập kỉ 70 của thế kỉ XX lại đây, toàn cầu hoá, khu vực hoá trở
thành xu thế tất yếu của thơì đại dẫn đén mở cửa và hội nhập của mỗi quốc gia vào
cộng đồng quốc tế, trong đó có xu hướng phát triển của thị trường quốc tế . Xu thế này
có liên quan đến sự phân công lao động quốc tế và việc vận dụng lợi thế so sánh giữa
các quốc gia trong thương mại giữa các nước với nhau. Cùng với sự phát triển như vũ
bão của khoa học kĩ thuật thưong mại trong các ngành phát triển rất mạnh. Sự giao dịch

trong nội bộ công ty xuyên quốc gia với các công ty ở nước ngoài chiếm 40%. Thêm
vào đó khối lượng thương mại trong nội bộ các tập đoàn kinh tế khu vực không ngừng
mở rộng, thương mại công nghệ phát triển nhanh chóng, thậm chí vượt xa cả tốc độ
tăng của hàng hoá ( cứ 10 năm tăng lên 4 lần ). Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho
nền kinh tế Việt Nam. Nếu chúng ta bắt kịp được khoa học công nghệ của thế giới
chúng ta sẽ có cơ hội hiện đại hoá đất nước nhanh chóng nếu không chúng ta sẽ bị tụt
hậu. Chúng ta phải tìm cách thu hút thiết bị kĩ thuật của nước ngoài để phát triển sản
xuất, mở rộng kinh tế đối ngoại. Đó là những cơ sở khách quan để chúng ta xây dựng
kinh tế đối ngoại.
3/Mục tiêu , phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả
kinh tế đối ngoại
a-Mục tiêu
Đối với nước ta việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong thời gian trước mắt việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thực
hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - nhiệm vụ trọng tâm
trong thời kì quá độ. Mục tiêu phải được quán triệt đối với mọi ngành, mọi cấp, mọi
lĩnh vực trong hoạt động kinh tế đối ngoại
b-Phương hướng cơ bản
Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ:” Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, do vậy
phương hướng cơ bản nhằm phát triển kinh tế đối ngoại là:
- Đa dạng hoá , đa phương hoá quan hệ kinh tế với các quốc gia, mọi tổ chức kinh tế
không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập , chủ quyền,
5

×