Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.63 KB, 13 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 1
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (2012 - 2013):
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ MG 5 TUỔI HỌC
TỐT BỘ MƠN LÀM QUEN VĂN HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong những năm gần đây, sở GD - ĐT đã chỉ đạo thực hiện mục tiêu giáo
dục MN. Riêng tôi đã học qua lớp bồi dưỡng chuyên môn hè 2012 với những
chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục” đồng thời chú trọng đến việc
chuẩn đánh giá trẻ MG 5 tuổi.
Hướng tích cực của việc đổi mới đó là sự tiến bộ và phát triển hiệu qủa
chăm sóc giáo dục được cao hơn.
Để đạt được mục tiêu đó, yêu cầu mỗi Giáo viên phải có phương pháp chủ
đạo “Lấy học sinh làm trung tâm”, song song với việc ấy cũng rất cần sự
phát triển đồng đều đối với trẻ trong lớp học và yêu cầu cần đạt được ở mỗi
cháu của từng hoạt động mà nhất là hoạt động làm quen văn học.Đối với trẻ
MG 5 tuổi nói riêng và MG nói chung, cần được chăm sóc và giáo dục trong
sáng trong việc tiếp cận và tiếp nhận những tinh hoa “nghệ thuật” với những
hình ảnh, hình tượng… đặc trưng cho từng thể loại hướng trẻ đến “cái thiện”,
“cái đẹp” và những ấn tượng trong sáng nuôi mầm cho thế hệ tương lai.
Với một giáo viên MG đứng lớp 5 tuổi. Tôi được nhìn thấy việc học tập,
sinh hoạt, vui chơi, tiếp thu của các cháu có hạn; đồng thời ở các cháu cũng
có thể tự học, tự sinh hoạt, tự điều khiển một số hoạt động dưới sự gợi mở
khéo léo của người lớn.
Xuất phát từ những kiến thức đã được bồi dưỡng và đứng lớp thực tế tôi
nhận thấy “Văn học” đến với trẻ là cái nôi nuôi dưỡng tinh thần,ø là vốn đầu
tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Từ sự nhìn nhận về văn học đến với trẻ
của riêng mình. Tôi cố gắng tìm ra một số biện pháp giáo dục trẻ MG 5 tuổi
học tốt bộ môn: “Làm quen văn học” phục vụ cho việc giảng dạy của mình.
Hôm nay, tôi xin được phép trình bày những kinh nghiệm đó trong đề tài :
“Một số biện pháp giúp trẻ MG 5 tuổi học tốt bộ môn làm quen văn học”.


Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 2
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI :
Trong phần này tôi chỉ nghiên cứu liên quan đến những nội dung sau :
- Đưa ra một số nội dung mà trẻ thường vấp phải và hạn chế của trẻ trong
“Làm quen chữ viết”; Biện pháp khắc phục những hạn chế đó.
- Đưa ra một số nội dung cần thực hiện trong bộ môn LQVH.
- Biện pháp giúp Trẻ say sưa, hứng thú trong sinh hoạt.
- Đưa ra một số chi tiết cụ thể để Trẻ hiểu và cảm nhận nội dung phù hợp
với nhận thức của Cháu.
- Áp dụng vận dụng kinh nghiệm để thực hiện giảng dạy và đánh giá trẻ
MG 5 tuổi sát hơn về văn học nói riêng và các hoạt động của trẻ nói chung
trong 5 lónh vực phát triển của trẻ.
III. NỘI DUNG:
A. Một số hạn chế của trẻ và biện pháp của giáo viên trong bộ
môn “Làm quen chữ viết”
Tiếng mẹ đẻ ai mà không khỏi học, đường học vấn ai mà không qua.
Cái thû bắt đầu tập phát âm: o, ô, ơ; a, b… tập làm quen với các thanh,
rồi bập bẹ phát âm và đánh vần thành từng tiếng đơn giản:
Bờ - a (Ba)
Mờ - e – me – nặng (Mẹ)
Như vậy:Lớp MG lớn (Lớp 5 tuổi) phải chăng là lớp học nền tản của
quá trình học tập, rèn luyện, vui chơi, là một lớp học có vò trí quan trọng
trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinhø.
Để dạy và học ở MG lớn có kết quả cao, trước tiên yêu cầu giáo viên phải
có phương pháp dạy học phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Tuổi của các
cháu thường dễ quên, trí nhớ của các cháu còn hạn hẹp. Các cháu cần được
nhắc đi, nhắc lại; học đi, học lại nhiều lần và biết vận dụng mọi nơi, mọi lúc
mới đi vào trí nhớ. Nhất là đối với những cháu tiếp thu chậm, rất cần sự quan
tâm dìu dắt của giáo viên, gia đình và cần được học tập, vui chơi, sinh hoạt
cùng bạn bè.

Từ những đặc điểm tâm lí của trẻû,ø yêu cầu của giáo viên mầm non và
nhiều năm dạy MG lớn tôi cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy để các
cháu khắc sâu trí nhớ và giúp các cháu học tập có hệ thống để đi đến kết
quả cuối cùng là giảm tỉ lệ học sinh chậm tiến.

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 3
Nhiệm vụ của giáo viên phải:
1- Cung cấp cho trẻ tất cả các âm trong ghi âm của 29 chữ cái Tiếng Việt
một cách tương đối có hệ thống.
2- Dạy cho trẻ biết chính xác cấu trúc các chữ cái và phát âm rõ ràng
chuẩn xác âm Tiếng Việt.
3- Dạy cho trẻ ý thức phát âm đúng và phân biệt đặc điểm giống nhau và
khác nhau giữa các âm có cấu trúc hoàn toàn giống nhau nhưng chỗ khác
nhau ở một điểm nhỏ.
Ví dụ: Giữa chữ o và ô
+ Giống nhau: Đều cấu tạo bởi nét cong tròn khép kín
+ Khác nhau: Chữ o không có gì trên đầu, chữ ô thì có mũ trên đầu.
Nói chung về cơ bản các cháu phải phát âm và ghi nhớ trình tự cấu trúc
chữ cái.
Nét gì trước, nét gì sau và vận dụng viết được các âm, hiểu được các từ
ứng dụng để giới thiệu chữ cái mới. Phải hiểu nghóa từ, câu trong Tiếng Việt.
Chính vì nhiệm vụ, yêu cầu của việc giảng dạy bộ môn: “Làm quen chữ
viết” ởÛ MG 5 tuổi và đặc điểm tâm lí của trẻ trong quá trình giảng dạy tôi
mong làm sao cháu nhớ được âm và phát âm được tất cả các âm. Hơn thế nữa
là ghép được tất cả các tiếng, từ tương đối đơn giản một cách chắc chắn.
Cho nên ngoài phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của chương trình, theo
trình tự giảng dạy của bộ môn. Tôi chú trọng việc học ngoài giờ của học sinh
với những hình thức hoạt động chung và riêng của các cháu.
Trong năm học vừa qua (2012 – 2013). Ở lớp MG lớn 3 - An Thiện tôi dạy
với tổng số học sinh là 30 cháu. Được phân công thành 3 tổ. Mỗi tổ 2 nhóm,

mỗi nhóm phân thành 2 đến 3 đôi bạn học tập (Cháu khá dìu dắt bạn chậm
hơn). Khi nhận lớp tôi thấy đa số cháu chậm chạp. Ở thời kì đầu đa số cháu
mới được làm quen với các nguyên âm chưa có ý thức nhìn nhận kó để phân
biệt cấu trúc các chữ cái.
Từ đó tôi hệ thống các âm thành từng nhóm. Tôi dùng đất nặn để nặn
thành những nét kết hợp nên con chữ hoặc dùng hột hạt xếp tạo nên các nét
kết hợp nên các con chữ; cắt các nét gép lại tạo thành các con chữ… và giao
cho các nhóm trưởng đầu giờ học “Làm quen chữ viết” hoặc “Trò chơi với
chữ cái”. Các nhóm học tập, vui chơi dìu dắt các bạn chậm hơn trong tổ
mình. Ngoài thời gian học ở nhóm, tôi còn nhờ Phụ huynh tận tình giúp đỡ
thêm cho con em mình cùng với sự kiểm tra khuyến khích của giáo viên. Tôi
thường nhấn mạnh cho các cháu thấy rõ cấu trúc mặt chữ và nhắc nhỡ học
sinh học ở trường, ở nhà. Kiểm tra các nét cấu tạo nên con chữ sau các giờ
tập tô cũng như trò chơi với chữ mà nhất là kiểm tra nhắc nhỡ các cháu chậm
nhớ.

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 4
Qua phần phát âm của cô cần cho các cháu luyện đọc nhiều bài đồng dao,
ca dao ở sau tiết trò chơi với các chữ cái kể cả mọi lúc, mọi nơi để trẻ phát
âm một cách chuẩn xác.
Cho học sinh học thuộc các âm, nắm chắc cấu trúc chữ cái AL- PHABET
(Anh – pha - bê) từ a đến y.
Song hành với việc rèn luyện các âm, rèn tô tôi còn chú trọng với việc cho
trẻ lónh hội kiến thức văn học lứa tuổi một cách có hệ thống thông qua nội
dung dưới đây:
B.Một số nội dung và biện pháp cần thực hiện nhằm nâng cao trong bộ
môn LQVH.
Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với Trẻ. Trẻ rất cần món
ăn tinh thần đó, nó là nhu cầu thưởng thức đối với Trẻ ở mọi độ tuổi. Ở
trường MN việc cho Trẻ làm quen văn học là một trong các hoạt động học

tập cùng với các hoạt động khác như: Vui chơi, vệ sinh, lao động .Hoạt
động học tập được tổ chức một cách có hệ thống nhằm phát triển toàn diện
cho Trẻ nhưng ở mỗiã độ tuổi đều có sự cảm nhận và thưởng thức văn học
khác nhau. Mỗi độ tuổi đều có một đặc thù riêng về tâm sinh lí của lứa tuổi.
Như vậy, Ở các lớp Mẫu giáo nói chung và lớp MG 5 tuổi nói riêng phải
chăng là 1 lớp học nền tản của quá trình học tập, rèn luyện, vui chơi, nhìn
nhận và cảm thụ ; là các lớp có một vò trí quan trọng trong việc giảng dạy và
học tập của Giáo viên và Học sinh
Để dạy và học tốt bộ môn LQVH ở MG 5 tuổi có kết qủa cao, trước tiên
yêu cầu Giáo viên phải có phương pháp dạy phù hợp với khả năng tiếp thu
của Trẻ.
Tuổi các Cháu thường bộc phát, trí nhớ của các Cháu cònù hạn hẹp. Điều
rất cần ở Cháu là được thường xuyên nhắc nhỡ, học đi học lại nhiều lần và
được vận dụng ở mọi nơi, mọi lúc đồng thời được cảm nhận trực quan mới đi
vào trí nhớ. Nên rất cần sự quan tâm dìu dắt cụ thể của Giáo viên, Gia đình
và cần được học tập, sinh hoạt cùng bạn bè.
Từ những đặc điểm tâm lí của Trẻ và yêu cầu của GDMN trong bộ môn
LQVH nhằm giúp trẻ học tốt bộ môn “Làm quen văn học”. Mà riêng tôi là
giáo viên đứng lớp MG lớn. Tôi cố gắng tìm ra phương pháp để dạy các cháu
khắc sâu và giảng dạy một cách có hệ thống để giúp trẻ học tốt theo yêu cầu
mới nhằm “Nâng cao làm quen văn học” cho các Cháu ở độ tuổi MG lớn.
Xuyên suốt trong quá trình truyền đạt văn học cho Trẻ MG nói chung và
trẻ 5 tuổi nói riêng là việc giúp cho các Cháu ở các độ tuổi cảm thụ và lónh
hội kiến thức qua những lời thơ, câu chuyện, đàm thoại. . . giữa Cô và Trẻ
qua những nội dung cần truyền đạt ở Giáo viên nhằm gây hứng thú và tích
cực tham gia của Trẻ vào các hoạt động chung, hoạt động góc, . . . nhằm

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 5
khắc sâu trí nhớ, làm giàu trí tưởng tượng cho Trẻ, nuôi dưỡng ước mơ tốt
đẹp cho Trẻ thông qua các câu chuyện cổ tích giúp các Cháu biết được

truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta góp phần giáo dục đạo đức cho các Cháu.
Giáo viên cần nắm được phương pháp giảng dạy cụ thể của từng tiết dạy
và bộ môn làm quen văn học để nhằm gây hứng thú và tích cực tham gia vào
hoạt động của Trẻ. Nhưng mỗi Cô đều có 1 cách truyền đạt để Trẻ cảm nhận
và lónh hội khác nhau.
Trong truyện kể, đọc truyện, đọc thơ. . . yêu cầu ở mỗi Giáo viên cần phải
khai thác và cung cấp cho được ba nội dung cơ bản trong yêu cầu để cảm
nhận và lónh hội đó là:
1. Nêu cho được ý nghóa.
2. Giải thích từ khó.
3. Tập cho Trẻ biểu diễn tốt.
Đó là ba vấn đề cần đạt khi trẻ được thưởng thức và cảm nhận với hoạt
động làm quen văn học.
Ví dụ:
-Trong câu chuyện : “Cóc kiện Trời”, yêu cầu Giáo viên phải nêu lên
được: Chuyện kể về sự quyết tâm, kiên trì trong cuộc đấu tranh mưu trí, gan
dạ của Cóc và các bạn nhằm chống lại việc Trời làm hạn. Thắng lợi của Cóc
và các bạn Cóc đã chứng tỏ rằng nếu biết đoàn kết lại và có sự quyết tâm,
mưu trí và sự thông minh dũng cảm thì dù một lực lượng nhỏ bé cũng có thể
thắng được một lực lượng lớn mạnh hơn.
Qua hình tượng con Cóc, cô có thể lồng ghép, tích hợp một cách hài hoà
cho học sinh thấy đó là một con vật có công với loài người, là con vật có
ích(Nó bắt sâu bọ và giúp con người dự đoán tiết).
- Câu chuyện: “Bó đũa”yêu cầu giáo viên phải nêu được chuyện kể về sự
đoàn kết- Đoàn kết là sức mạnh để chiến thắng; chia rẽ sẽ bò thất bại.Truyện
còn khuyên anh em, người thân cần phải biết thương yêu, đùm bọc; biết chia
xẻ và gắn bó là nổi mong đợi của cha mẹ đối với con mình.
- Câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” : Chuyện về một thanh gươm thần giết
giặc ngoại xâm, nói lên nguyện vọng của nhân dân đồng tâm giết giặc. Do
đó , quân xâm lược đã bò quét sạch.

Truyện còn nhằm giải thích sự tích Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội. Đó là một
di tích lòch sử của dân tộc ta
Để Trẻ lónh hội tri thức tốt tôi không thể bỏ qua việc giải thích từ khó, bởi
vì tôi luôn nghó “Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ” nên việc cung cấp
từ khó, từ mới cho Trẻ rất cần thiết - tuỳ theo ở mỗi bài mà cung cấp cho trẻ
- Đối với Trẻ lớn hơn thì yêu cầu cháu phải hiểu rõ nghóa từ.

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 6
Tuỳ theo mỗi nghóa từ Cô giáo cung cấp bằng nhiều hình thức để Trẻ dễ
cảm nhận. Đặc biệt, trong những chuyện cổ tích luôn có yếu tố thần linh,
mượn yếu tố đó Cô liên hệ giải thích cho được nhằm giáo dục đạo đức cho
Cháu để làm giàu trí tưởng tượng và nuôi dưỡng ước mơ của Cháu nhằm hình
thành nhân cách ban đầu cho Trẻ.
Mỗi câu chuyện, bài thơ. . . đều có ý nghóa về nhận thức, giáo dục thẩm mó
cho Trẻ.
Qua mỗi bài thơ câu chuyện, Trẻ đều được biết thêm về thế giới xung
quanh, về tự nhiên, xã hội từng bước tích luỹ kinh nghiệm sống cho Trẻ.
Ví dụ:
Qua bài thơ :
-

Bó hoa tặng Cô”, Trẻ được làm quen với các loài hoa, phân biệt màu sắc
của từng loại, hình dáng của mỗi loại hoa. Hơn thế nữa Trẻ hiểu được ý
nghóa về sự trân trọng của học sinh đối với Cô giáo.
- “Cô giáo của em”, Trẻ hiểu được công lao của Cô và mẹ đều đáng trân
trọng và kính yêu . . . .Nhiều câu chuyện bài thơ miêu tả cuộc sống giúp Trẻ
biết về mối quan hệ vốn có của nó. Đó là quan hệ gia đình, quan hệ ngoài xã
hội. Sự miêu tả đó bao giờ cũng chứa đựng một bài học về cách sống, cách
làm và Trẻ tìm thấy ở đây những điều hay, lẽ phải và đối nhân xử thế. Điều
quan trọng ở đây vẫn là vấn đề làm thế nào để Trẻ cảm nhận và lónh hội ?

Đó là vấn đề đặt ra hàng đầu. Tôi chú trọng đến hệ thống câu hỏi đàm
thoại hợp lí logic để giúp Trẻ nhớ được trình tự câu chuyên, bài thơ. Muốn
vậy, khi đặt câu hỏi đàm thoại cho Trẻ: Tình tiết nào xảy ra trước thì hỏi
trước, tình tiết nào xảy ra sau thì hỏi sau. Đồng thời tiến hành song song giữa
cung cấp kiến thức và hình thức tổ chức sinh hoạt sinh động lôi cuốn Trẻ say
sưa hứng thú và đồ dùng trực quan phải đảm bảo tính thẩm mó, tính sư phạm
thì mới có kết quả mó mãn. Chính vì thế mà tôi thường tạo điều kiện tốt để
Cháu thực hiện năng khiếu biểu diễn cá nhân, tập thể nhằm phát huy khả
năng của Cháu đồng thời tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ đạo
của mình trong sinh hoạt; Giúp Cháu lónh hội ở mọi nơi, mọi lúc nhằm nâng
cao dần chất lượng làm quen văn học.
Bên cạnh đó, tôi còn chú trọng đến việc dự giờ, thao giảng, dạy chuyên
đề…của bản thân và các bạn đồng nghiệp rút kinh nghiệm thêm cho bản thân
mình; đầu tư dạy chuyên đề do trường phân công và đầu tư nhiều vào các tiết
dạy thơ, truyện trên lớp tạo điều kiện sinh hoạt, trò chuyện và gần gũi với
trẻ nhằm khai thác và cung cấp kiến thức trọn vẹn cho cháu.
Ví dụ : cho Cháu sinh hoạt ở các góc học tập, cho Cháu đóng kòch, đóng
vai và các trò chơi. . . lôi cuốn Trẻ vào các trò chơi nghệ thuật thưởng thức
ngoài giờ như : Đọc truyện Trẻ nghe, đọc thơ, kể chuyện, đồng dao, ca

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 7
dao. . . . Tôi luôn nắm bắt nguyên tắc trong việc khai thác, cung cấp văn học
cho Trẻ một cách có hệ thống.
Nghóa là nắm bắt được nguyên tắc chung của từng thể loại văn học để
truyền đạt cho các Cháu.
Ví dụ :
1. Đối với việc đọc truyện cho Cháu nghe (ngoài việc đọc diễn cảm) yêu
cầu Giáo viên phải tuyệt đối trung thành với tác phẩm.
2. Đối với việc kể chuyện cho Cháu nghe Cô giáo cần linh động và sáng
tạo hơn. có thể Cô lượt bỏ bớt những tình tiết phụ, tóm tắt hoặc thêm chi tiết

mới ở một mức độ nào đó để sinh động thêm cốt truyện.
3. Đối với thơ, đồng dao, ca dao Giáo viên phải tuyệt đối ngắt nhòp đúng
nhòp điệu, âm điệu của thơ và đặc biệt phải dùng tiếng phổ thông.
Ngoài ra tôi tổ chức hoạt động chung tạo điều kiện cho Trẻ được sinh hoạt
vui chơi, sự gợi mở của Giáo viên thông qua các trò chơi để cùng thảo luận
với Trẻ thông qua cốt truyện, bài thơ. Tổ åchức hệ thống các câu hỏi đàm
thoại từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời thông qua các trò
chơi Cháu thi đua trả lời, biểu diễn minh họa trực tiếp nhằm gây tính chủ
động, tích cực và sáng tạo ở Trẻ.
Xuất phát từ những nội dung trên, các Cháu được học đi, học lại nhiều lần,
được biểu diễn nhiều, được Cô giáo giúp đỡ, được nhìn nhận thực tế từ bạn
của mình thực hiện. Cháu đễ dàng khắc sâu trí nhớ và phát triển ngôn ngữ
một cách tự nhiên hơn.
Tiếp thu văn học nói chung ở Trẻ MG trực tiếp là sự nhìn nhận của mỗi
Giáo viên, tìm tòi học hỏi , vận dụng trong kể chuyện, đọc thơ. . . nói chung
là một hoạt động hấp dẫn đối với học sinh MG nói chung và lớp 5 tuổi nói
riêng. Các Cháu rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ, rất nhớ những nội dung
câu chuyện, bài thơ. . .và nhiều Cháu còn hành động theo những gương tốt
trong chuyện, thơ nữa. Cho nên, việc vận dụng để giáo dục Trẻ với hình thức
nêu gương là một phương thức rất hiệu quả.
Để giảng dạy một cách thiết thực trong truyền đạt theo phương thức mới
trong nâng cao chất lượng làm quen văn học đến với Trẻ cả ba độ tuổi MG
cần đạt yêu cầu chung sau:
1> Yêu cầu giáo viên chú ý đến lời thoại trong chuyện:
Cô giáo nên cho cả lớp cùng thực hiện trải nghiệm, đặc biệt chú ý đến ngữ
điệu của từng nhân vật nhằm phát triển ngôn ngữ cho Trẻ
Ví dụ: Trong câu chuyện “Món quà của cô giáo”:
Cháu được biết các nhân vật chính trong truyện:
(Cô giáo Hưu Sao, Mèo Khoang, Gấu Xù, Cún Đốm)
Cháu được đóng kòch


Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 8
* Cô hướng dẫn cung cấp cho Trẻ cụ thể qua từng lời đối thoại của từng
nhân vật.
- Lời thoại giữa Cô giáo Hưu Sao và Gấu Xù; Cô giáo Hưu Sao với Cún
Đốm và Mèo Khoang.
Trước và sau khi nhận quà từ cô giáo Hưu Sao. Các bạn ấy dũng cảm, biết
nhận lỗi của mình. Yêu cầu trẻ thể hiện sắc thái đúng với từng nhân vật mà
cháu được đóng vai phải thể hiện rõ ràng, chuẩn xác đó là:
+ Sự dòu dàng và triều mến của cô giáo Hưu Sao.
+ Tính trung thực và biết nhận lỗi về mình của 2 bạn: “Gấu Xù và Cún
Đốm”
Cuối cùng bạn nào cũng được nhận quà từ cô giáo.
2> Cho Trẻ làm quen với truyện, thơ về nội dung đồng thời minh hoạ nội
dung bằng chữ viết thường nhằm tăng cường môi trường chữ viết để Cháu
trải nghiệm. Ngoài ra, tăng cường chữ viết theo từng chủ điểm ở lớp để Cháu
làm quen với nét chữ truyền thống tạo tiền đề cho Cháu dễ dàng học đọc,
học viết sau này.
Ví dụ:
Mỗi chủ điểm cần được trang trí kết hợp chữ viết.
Chữ viết được trang trí ở các góc hoạt động . . .(hợp lí).
Tôi hy vọng rằng những yếu tố này sẽ góp phần không ít về sáng tạo trong
các hoạt động chung của Cô và Trẻ – Sẽ là các hoạt động hợp lí, bổ ích và
hấp dẫn, đáp ứng được nhiệt tình ham hiểu biết và lòng mong mỏi tha thiết
của các Cháu thân yêu – đem lại niềm vui cho các bậc Phụ huynh.
Vì vậy để dạy và học ở bộ môn làm quen văn học tốt, trước tiên yêu cầu
Giáo viên phải có phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng tiếp thu của
học sinh làm cho các Cháu ham thích và hứng thú trong hoạt động, biểu diễn.
Bởi thế nên tôi đã cố gắng tìm ra phương pháp giảng dạy ở lớp học.
Ngoài việc lên lớp trong các hoạt động tôi còn chú trọng đến các hoạt

động ngoài giờ vận dụng ở mọi nơi, mọi lúc giúp đỡ Cháu bằng nhiều hình
thức nhằm hướng đến tính tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự
nhiên tạo điều kiện cho Cháu biểu diễn tốt hết khả năng của mình và tập
trung chú ý.
Sự phối hợp chặc chẽ ở giữa hoạt động ngoài giờ và tiết học qua lại sẽ dễ
dàng giúp Trẻ mạnh dạn, tự tin và có nhiều cố gắng phấn đấu hơn nhằm
nâng cao được việc làm quen văn học cho các Cháu.
Qua đó các cháu được Giáo viên chỉ vẽ, được nhìn thấy, cảm nhận thực tế
từ bạn mình học tập rèn luyện, thực hiện và biểu diễn ; được Cô giáo và bạn
bè cùng sinh hoạt, Cháu được học đi học lại nhiều lần ở tiết học ở sinh hoạt

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 9
với mọi hình thức, các Cháu lónh hội kiến thức sâu hơn giúp Cháu hình thành
thói quen tốt đem lại cho Trẻ ý thức lành mạnh.
c. Phương pháp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy :
Đây là phần rất mới về kiến thức mới, để vận dụng đúng cho trẻ MG 5
tuổi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng làm quen văn học; đòi hỏi Giáo
viên phải chuẩn bò chu đáo, nắm bát được tâm lí độ tuổi phối kết hợp cùng
với Ban giám hiệu, Phụ huynh đồng thời tạo khí thế cho Trẻ nhiệt tình, linh
hoạt trong mọi hoạt động trong tiết dạy cũng như ngoài giờ đều yêu cầu đúng
về tính vừa sức của Cháu
1. Về mặt lí thyết :
Vẫn dạy theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục - Đào tạo về cấu
trúc bài học và nội dung vẫn yêu cầu cung cấp kiến thức của từng bộ môn
không đổi cần bổ sung thêm về hình thức tổ chức mới để lôi cuốn Trẻ say sưa
vào hoạt động sinh hoạt, học tập, vui chơi và thể hiện tốt trong biểu diễn
(Trẻ là chủ đạo, Cô chỉ là cố vấn ).
2. Hình thức tổ chức tiết học :
- Thay đổi đội hình đội ngũ trong hoạt động.
- Lồng ghép, tích hợp các bộ môn một cách hài hoà vào hoạt động chung

theo từng chủ điểm Trẻ đang sinh hoạt.
- Vận dụng các hình thức trò chơi vào tiết học theo nguyên tắc động, tónh
xen kẻ để gây hứng thú cho Trẻ:
Yêu cầu trò chơi từng bước nâng cao dần kiến thức theo trình tự nội dung
đề tài để đàm thoại và yêu cầu thực hành ở Trẻ (thông qua trò chơi Trẻ nắm
được yêu cầu của đề tài và phát huy tính sáng tạo ở Trẻ).
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ:
Từ kết quả học tập ở giữa học kì I năm học 2012 – 2013 lớp tôi trên dưới
10 cháu còn hạn chế trên lónh vực văn học tôi rất lo ngại.
Cùng với các cháu khá tôi yêu cầu các cháu sinh hoạt vui chơi theo nhóm
nhiệt tình, nghiêm túc kết hợp với sự giảng dạy nhiệt tình của mình.
Nắm được điểm yếu, sở thích của học sinh, bằng biện pháp khắc sâu cho
các cháu nhớ mặt chữ, phát âm và biểu diễn. Cho đến hôm nay gần giữa học
kì II. Số học sinh phát âm chưa rõ và nắm bắt các cấu trúc các mặt chữ chưa
chắc chắn đó có phần tiến bộ hẳn lên.
Tôi đã liên hệ kòp thời với Phụ huynh và cố gắng dìu dắt các cháu.Với
phương pháp giảng dạy trên cùng với sự quan tâm giúp đỡ các cháu còn yếu
của giáo viên tôi nghó rằng: Lớp MG lớn (Lớp 5 tuổi) là nền móng là lớp

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 10
chuẩn bò bước vào bậc học Tiểu Học Phổ Thông là niềm mong đợi ở các bậc
Phụ huynh.
Nếu học sinh lên lớp 1 mà chưa nắm bắt được các kó năng cần đạt ở
chương trình MG thì bao nổi buồn đọng lại.
Chính vì thế việc tìm ra biện pháp giúp trẻ trong giảng dạy ở MG lớn
là:Ngoài việc học tập, vui chơi ở trên lớp còn phải biết vận dụng ở mọi nơi,
mọi lúc trong quá trình hoạt động và vui chơi với phương thức: “Học mà chơi;
chơi để mà học”. Phân chia cụ thể từng nhóm học, nhóm chơi mà cô phân
công cháu khá sẽ giúp đỡ cho bạn chậm hơn mình trong quá trình vui chơi,
học tập từng đôi bạn học tập sẽ giúp cho việc dạy và học tập ở giáo viên và

học sinh đạt kết quả cao. Giúp giáo viên mó mãn yêu cầu nhiệm vụ của việc
giảng dạy và cũng giúp cho Phụ huynh thấy được khả năng tiếp thu của con
em mình qua vui chơi, học tập cũng như nói năng, ứng xử trẻ biết vận dụng
một cách linh hoạt. Hơn nữa phân công từng nhóm, từng đôi bạn học tập sẽ
phát huy tính chăm chỉ, sáng tạo của học sinh. Rất phù hợp với phương pháp
mới “Lấy học sinh làm trung tâm” đồng thời phát huy được tinh thần tập thể
biết thi đua dìu dắt nhau cùng tiến bộ của các cháu
Dùng biện pháp khắc sâu kó năng diễn đạt, lời thoại của từng nhân vật
trong chuyện, thơ…
Qua đầu tư chuyên đề “Làm quen văn học” với tiết thơ – Đề tài: “Đi
bừa”do Trường phân công để học hỏi và rút kinh nghiệm cho mình và bạn
đồng nghiệp. Tôi nhận thấy rằng trẻ rất có khả năng tiếp thu, lónh hội kiến
thức một cách trọn vẹn thông qua các trò chơi, đồ dùng trực quan sinh động
thu hút sự khám phá, tìm tòi và ham hiểu biết của trẻ, cháu được vui chơi,
thảo luận, trò chuyện thi đua biểu diễn thông qua hướng dẫn của cô. Các
cháu thể hiện năng khiếu của mình qua chuyên đề. Hầu hết các cháu say sưa
và hứng thú trong các hoạt động.
Tôi cảm thấy đây là kết quả mà mình đã tổ chức thực hiện nhân rộng ở
lónh vực văn học cho các độ tuổi nói chung và MG 5 tuổi nói riêng đạt được
một cách khả quan. Là một giáo viên đứng lớp MG lớn tôi tự tin hơn trong
việc phối hợp cùng nhau thực hiện giúp các cháu lónh hội kiến thức văn học.
Tôi nghó rằng các lớp MG là nền móng của quá trình học tập và rèn luyện
… là niềm mong đợi ở các bậc Phụ huynh. Việc tìm ra biện pháp giúp trẻ MG
5 tuổi học tốt bộ môn “Làm quen văn học” là rất cần thiết.
Ngoài việc vui chơi ở trên lớp còn phải biết vận dụng ở mọi nơi, mọi lúc
trong quá trình học tập, sinh hoạt với phương châm: “Học để mà chơi, chơi để
mà học”. Phối hợp thông tin 2 chiều kòp thời sẽ giúp các cháu dễ dàng cảm
nhận và lónh hội kiến thức tốt hơn. Chắn chắn rằng cháu sẽ biểu diễn thành
công; cháu sẽ học hỏi được trong đối nhân xử thế để giúp cháu từng bước


Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 11
trong quá trình học tập, rèn luyện, vui chơi cùng bạn bè; điều này sẽ giúp cho
việc giảng dạy và học tập của cô và trò thu gặt được nhiều kết quả mó mãn,
giúp Phu huynh an tâm và tin tưởng hơn. Hơn thế nữa, sự phối hợp đó giúp
cháu phát huy tính sáng tạo, sự chăm chỉ của mình một cách phù hợp với yêu
cầu mới trong “Làm quen văn học” đồng thời phát huy tính tích cực và tinh
thần trách nhiệm với tập thể biết thi đua dìu dắt cùng nhau tiến bộ
Song hành với việc hướng dẫn giảng dạy “Làm quen văn học” là việc áp
dụng “chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi” để đánh giá trẻ MG 5 tuổi trong 5 lónh vực
phát triển của trẻ trong đó có lónh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ kiến thức đã được bồi dưỡng chuyên môn hè năm 2012 về việc đánh
giá trẻ và khả năng nhìn nhận về việc đánh giá trẻ của riêng mình.Tôi nhận
thấy rằng: Đánh giá trẻ không chỉ đơn thuần nhìn nhận sự tiếp thu của trẻ
trong tiết dạy mà cần phải được chú trọng đến khả năng của từng trẻ đồng
thời dựa vào “chuẩn đánh giá trẻ 5 tuổi” để làm cơ sở đánh giá trẻ một cách
có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu mà trẻ cần đạt được; tránh hiện tượng
cung cấp lệch kiến thức cho từng cá nhân trẻ. nh hưởng đến quá trình phát
triển tâm lí của trẻ. Chính vì thế tôi đã lên kế hoạch tuyên truyền “chuẩn
đánh giá trẻ 5 tuổi” cùng chia xẻ, tham luận với các bậc Phụ huynh trong kì
họp Phụ huynh lần II nhằm phát huy tính tích cực trong việc đánh giá trẻ 5
tuổi một cách chuẩn xác và linh hoạt hơn. Đó cũng là một trong những nhu
cầu hết sức cần thiết để cung cấp kiến thức cũng như yêu cầu trẻ lónh hội
kiến thức cần đạt đến với riêng từng trẻ, chung tập thể lớp. Nhằm khích lệ
tính chăm chỉ hoạt động cũng như tích cực tham gia các hoạt động của cháu
một cách sôi nổi hơn.
Tôi tin chắc cháu sẽ có khả năng phát âm tốt, mạnh dạn và tự tin hơn
nhiều khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên ở Tiểu Hc. Lớp mới đang đón
chào cháu theo sự tiến triển của độ tuổi./.

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 12

V. MỘT VÀI KIẾN NGHỊ:
1) Những vấn đề nêu ra ở trên chỉ áp dụng đúng khi Giáo viên nhiệt tình
biết phối hợp chặc chẽ.
2) Giáo viên phải có phương pháp chủ đạo: “Lấy Học sinh làm trung tâm”.
3)Giáo viên có kế hoạch tuyên truyền bằng văn bản chọn lọc súc tích từ
văn bản gốc trong công văn hướng dẫn đánh giá trẻ MG 5 tuổi liệt kê và
cùng thảo luận phối kết hợp với phụ huynh.
4) Học sinh được trang bò kiến thức và vận dụng ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ đúc kết qua thực tiễn của tôi, chắc
chắn rằng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất đònh.
Rất mong các bạn đồng nghiệp và cán bộ chuyên trách nhiệt tình góp ý để
những vấn đề tôi nêu ở trên được bổ sung và hoàn thiện hơn.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1)Đổi mới các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ MG theo hướng
thích hợp chủ đề (Nhà xuất bản giáo dục)
2) Tài liệu biên cho giáo viên MN
Núi thành, ngày 18 tháng 3 năm 2013
Người thực hiện:

NGUYỄN THỊ THÚY LAM
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM CHỌN SKKN

Một số biện pháp giúp trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học tốt bộ môn Làm quen Văn học 13
VII. MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1: Đặt vấn đề 1
Phần 2: Giới hạn đề tài 2
Phần 3: Nội dung nghiên cứu 2
A. Một số hạn chế của trẻ và biện pháp của giáo viên 2
Trong bộ môn “LQCV”

B. Một số nội dung và biện pháp cần thực hiện nhằm 4
Nâng cao trong bộ môn “LQVH”
C. Phương pháp vận dụng vào thực tiễn giảng dạy 9
Phần 4: Một số kết quả 9
Phần 5: Một vài kiến nghò 12
Phần 6: Tài liệu tham khảo 12
Phần 7: Mục lục 13

×