Kế hoạch marketing cho KFC Việt Nam 6 tháng cuối năm 2010
GIỚI THIỆU
1. Khái quát về KFC.
KFC là cụm từ viết tắt của KENTUCKY FRIED CHICHKEN – Thịt gà
rán Kentucky, sản phẩm của Tập đoàn Yum Restaurant Internation (Hoa Kỳ).
Đây là món ăn nhanh và đang trở nên thông dụng với người dân nhiều nước
trên thế giới.
2. Phạm vi nghiên cứu :
Hoạt động kinh doanh của KFC trên thị trường Việt Nam.
NỘI DUNG
II. HIỆN TRẠNG
A. PHÂN TÍCH NGÀNH.
1. Xác định phạm vi ngành và lĩnh vực kinh doanh của công ty.
* Ngành kinh doanh : Thực phẩm.
* Lĩnh vực kinh doanh : Đồ ăn nhanh.
2. Lịch sử ngành.
a. Lợi thế về công nghệ: Với mức sống ngày càng được nâng cao của con
người ngày nay, ngành thực phẩm đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp khoa
học kỹ thuật tiên tiến nhất vào quá trình sản xuất nhằm hạn chế những biến đổi
xấu của thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các phương pháp
khoa học tiên tiến đang được áp dụng hiện nay mang lại hiệu quả thấy rõ cho
ngành chế biến thực phẩm, chẳng hạn:
- Các thiết bị cô đặc chân không đựơc áp dụng khi sản phẩm cần qua cô đặc,
cho phép giảm nhiệt độ sôi , rút ngắn thời gian thực hiện quá trình.
- Phương pháp sấy khô làm bay hơi nước ở nhiệt độ dưới 0
o
C đã khiến thực
phẩm biến đổi rất ít so với các phương pháp thông thường.
- Phương pháp thẩm thấu ngược được áp dùng để tách nước trong các thực
phẩm lỏng ở nhiệt độ thường được sử dụng để tạo ra sản phẩm cô đặc có chất
lượng cao.
- Đặc biệt là sự phát triển ngành vi sinh vật có tác động rất lớn đến ngành thực
phẩm : phương pháp lên men …
b. Xu hướng phát triển: Nhu cầu thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của con
người từ xưa tới nay. Với mức sống ngày càng cao, con người ngày nay không chỉ
đòi hỏi có cái ăn mà phải là ăn ngon, lạ, sạch, bổ dưỡng…Vì vậy ngành thực
phẩm luôn có xu hướng phát triển đi lên ngày càng cao để theo kịp với nhu cầu
của ngưởi tiêu dùng.
3. Phân tích xu hướng tiêu dùng của khách hàng với ngành.
Ngành thực phẩm được coi là ngành có tiềm năng ở Viêt Nam, có mức tăng
trưởng cao và thu nhập người dân ngày càng tăng lên. Điều đó có nghĩa là một
tầng lớp trung lưu đáng kể sẽ xuất hiện, họ có thể tăng chi tiêu cho các mặt hàng có
chất lượng cao và xa xỉ phẩm.
Cùng với sự phát triển các trung tâm kinh tế, nhu cầu các bữa ăn nhanh, chất
lượng ngày càng cao, phù hợp nhịp sống hối hả nơi đô thị.
Cùng với sự hội nhập quốc tế, các món ăn Âu Mỹ ngày càng được ưu chuộng
tại Việt Nam.
4. Đặc thù ngành.
a. Phân phối : Rất nhiều hình thức phong phú đa dạng. Các quán ăn nhỏ,
các chợ truyền thống …Cao cấp hơn là trong các siêu thị, cửa hàng, đại lý, hội
chợ thương mại…
Mô hình phân phối đơn giản :
NHÀ SẢN XUẤT NGƯỜI TIÊU DÙNG
b. Các điều luật điều chỉnh hoạt động của ngành :
• Luật an toàn vệ sinh thực phẩm : nhằm đảm bảo sức khỏe quyền lợi
cho người tiêu dùng.
• Luật đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh, quảng cáo… Đòi
hỏi ngảnh chế biến thực phẩm phải có những biện pháp, hoạt động cụ thể đuợc
luật pháp công nhận
c . Các hoạt động truyền thông xúc tiến điển hình trong ngành: các chương
trình quảng cáo khuyến mại giảm giá : Thực hiện các chiến lược quảng cáo rộng
rãi tới người tiêu dùng
d. Các đặc thù địa lí hoạt động của ngành : Tập trung ở các thành phố lớn
và các khu vực đông dân cư, thuận tiện về giao thông vì thực phẩm có thời gian
lưu giữ ngắn.
B . PHÂN TÍCH HIỆN TRANG CÔNG TY.
1. Lịch sử phát triển của công ty trong những năm qua.
Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders.
Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ
cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang
Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những
chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn
gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó
là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”.
Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng về thức ăn lên
cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một
thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị
và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm
nay.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và
thành lập Doanh nghiệp nhuợng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders
đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán chuỗi cửa
hàng của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư với giá 2 triệu usd,
trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển
một cách nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm
1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và
được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ
thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về
nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant.Vào tháng 5 năm 2002 công ty
tuyên bố thay đổi tên thành Yum. Công ty này sở hữu A&W, All – American Food
Restaurants, hệ thống các nhà hàng KFC, Long Jonh Silvers, Pizza Hut và Taco
Bell Ngày nay tập đoàn Yum!Brands là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa
hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua.
Tại Việt Nam, KFC tham gia thị trường từ năm 1997, đến nay đã có gẩn 80 cửa
hàng trên cả nước.
2. Vị thế công ty trong ngành.
Là một trong những tập đoàn dẫn đầu về sản xuất đồ ăn nhanh. Theo bảng
xếp hạng top 100 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2009 của tạp chí uy tín hàng đầu
thế giới InterBrands, KFC hiện đứng thứ 61 với giá trị thương hiệu ước tính đạt 5.7
tỉ USD và mức tăng trưởng so với năm 2008 là 3%. Hiện nay KFC là thương hiệu
có nhiều cửa hàng nhất trong số các thương hiệu thức ăn nhanh tại Việt Nam. Dự
kiến đến hết năm 2010 KFC sẽ có khoảng 100 cửa hàng trên toàn quốc. là đối thủ
quan tâm của những thương hiệu lớn mạnh khác như BBQ, Lotteria …
3. Danh tiếng, hình ảnh của công ty :
KFC đựợc biết đến là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất và nổi
tiếng nhất thế giới với 15000 của hàng trên toàn thế giới. Mỗi ngày có khoảng 12
triệu khách hàng đựơc phục vụ bởi hệ thống cửa hàng của KFC trên 109 quốc gia.
KFC đã trở nên rất quen thuộc với mọi người với hình ảnh ông gà rán với chiếc tạp
dề đỏ và chiếc nơ hình con bướm trên nền đỏ trắng bắt mắt. Tại Việt Nam, KFC
ngày càng trở nên thân quen đối với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ.
4.Năng lực phát triển của công ty.
* Điểm mạnh : Sản phẩm uy tín, chất lượng, chiến lược kinh doanh phù hợp. Sự
thành công của hệ thống nhà hàng này là tất cả đểu có một định dạng chung, đồ ăn
mới lạ, hương vị riêng, có sự thay đổi khẩu vị cho từng quốc gia , các món ăn kèm
cơm khá phổ biến, đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp, các cửa hàng được trang trí
hiện đại, sang trọng nhưng vẫn tạo cảm giác ấm cúng và thoải mái. Đặc biệt là luôn
đặt các cửa hàng tại những địa điểm đông dân cư, sầm uất.
* Điểm yếu : Cũng chưa khắc phục được tình trạng hàm lượng Cholesterol, chất
béo … cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng như : gây ra tình trạng béo
phì, nếu sử dụng thường xuyên không hợp lý cũng có thể là tác nhân gây ung
thư…
C. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN PHẨM.
1. Sản phẩm : Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và
Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong
cách quê hương.
a. Lịch sử phát triển
Món gà rán KFC xuất phát từ món ăn gà rán Sander chế biến cho khách hàng
dừng chân tại trạm xăng ông đang làm việc ở Corbin . Sau đó ông lại tạo ra một
món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Khi
nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng khắt khe ông đã phát triển chuỗi
của hàng, sản phẩm gà rán được cải tiến với công thức pha chế bí mật của 11 loại
hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản vẫn được áp dụng tới hôm nay.
Bên cạnh đó, khi xâm nhập vào thị trườngViệt Nam, KFC cũng thay đổi khầu vị ,
kích thước mẫu mã phù hợp với ẩm thực thị hiếu người Việt Nam.
b. Giai đọan trong chu ký sống của sản phẩm : KFC đang ở giai đoạn tăng
trưởng .
Mặc dù vào Việt Nam từ cuối năm 1997 nhưng KFC Việt Nam vẫn đang ở
giai đoạn tăng trưởng. Các nhà đầu từ châu Á cho rằng đây là thời điểm chín muồi
để thị trường thức ăn nhanh nói chung và KFC nói riêng bùng nổ. Với mức tăng
trưởng kinh tế cao, mức sống cao hơn, con người bận rộn hơn.
c. Chỉ tiêu chất lượng.
- Hàm lượng chất béo không quá cao KFC sử dụng dầu đậu nành thay vì dầu
động vật ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
- Hàm lượng dinh dưỡng cao : Mỗi miếng gà chứa 180 kcalo và 4g chất
béo.Tuy nhiên 440mg sodium vẫn vượt cao hơn 1\4 mức cho phép sử dụng hàng
ngày với người trung niên.
d. Phân lớp sản phẩm : Hàng tiêu dùng - thực phẩm
Hàng hóa đòi hỏi hình thức bán đặc biệt : Tự phục vụ (nhưng ở Việt Nam do
nhiều yếu tố mà hình thức này còn nhiều hạn chế ).
e. Cấu trúc tính giá : tính giá theo suất ăn, theo từng món ăn.
f.. Các cấp độ Marketing của sản phẩm.
- Lợi ích căn bản: phục vụ nhu cầu các bữa ăn cho người tiêu dùng.
- Cấp độ hiện thực của sản phẩm: Thức ăn nhanh như gà rán.
-Các dịch vụ đi kèm: Nước uống, humberger, kem….
f. Hình ảnh và danh tiếng của sản phẩm : gà rán KFC với sự khác biệt đặc trưng
bởi 11 loại gia vị đặc biệt cho món gà rán . Sản phẩm chất lượng ngon, hợp khẩu
vị. Tất cả những điều đó đã tạo nên một hình ảnh KFC rất riêng, uy tín nổi tiếng
trên toàn thế giới.
g. Điểm mạnh của sản phẩm.
- Thương hiệu : Nổi tiếng được nhiều người biết đến
- Chất lượng : +Sản phẩm ngon, với hương đặc trưng hợp khẩu vị người Việt
Nam.
+ Sử dụng dầu chiên đậu nành, tạo ra ít axit béo no.
+ Sản phẩm chế biến từ gà sạch uy tín.
h. Điểm yếu : Hàm lượng Sodium vẫn vượt quá mức cho phép, hàm lượng chất
béo cao sử dụng thường xuyên hàng ngày sẽ không tốt cho sức khỏe.
2. Phân tích việc bán ra sản phẩm.
a. Các đặc điểm khác biệt của sản phầm và doanh nghiệp.
* Khác biệt hữu hình:
+Hương vị: được đặc trưng bởi 11 loại gia vị được đặc chế riêng
cho món gà rán.
+Nhãn hiệu: -Mầu sắc: Sử dụng hai mầu đỏ trắng kết hợp tao nên
sự nổi bật đặc trưng dễ dàng nhận biết
-Biểu tượng: Hình ảnh ông già đeo tạp dề đỏ.
-Slogan: “It’s finger licking good” –
Vị ngon trên từng ngón tay
* Khác biệt vô hình:
KFC đã xây dựng hình ảnh trong tâm trí khách là một thương hiệu đồ
ăn nhanh nổi tiếng,chất lượng cao,uy tín,chuyên nghiệp.
b.Quan điểm khách hàng:
- Tích cực: nhanh chóng tiện lợi,đầy đủ dinh dưỡng,hợp khẩu vị
-Tiêu cực: đồ ăn xa xỉ,nhiều chất béo,dùng nhiều không có lợi cho sức
khoẻ,đi ngược lại với truyền thống bữa ăn sum họp của gia đình.
D. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG
1.Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu.
Phân đoạn thị trường theo vị trí địa lý:
Chủ yếu tập trung vào những Thành phố lớn, tập trung đông dân như Hà
Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…Trong đó KFC đã lựa chọn cho mình 2 thị
trường điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Năm 1998 thì KFC đã có mặt tại
thành phố Hồ Chí Minh nhưng phải mãi đến tận năm 2006 thì KFC mới phát triển
hệ thống các của hàng của mình ra Hà Nội.KFC đã không phát triển một cách ồ ạt
hệ thống các của hàng mà với mục đích phát triển lâu dài trên thị trường Việt Nam
thì KFC tiến hành sự mở rộng một cách vững chắc.
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học:
Trong phần này sẽ đề cập đến 3 khía cạnh là lứa tuổi, thu nhập và nghề
nghiệp:
+ Lứa tuổi: KFC chủ yếu nhắm vào giới trẻ từ 16 đến 30 tuổi, gia đình có trẻ
em.Do nhiều nguyên nhân mà KFC đã chọn thị trường là giới trẻ với độ tuổi dưới
30.Với việc xác định thị trường thì KFC chủ yếu đánh vào xu hướng năng
động,khả năng tiếp cận văn hóa nhanh của các bạn trẻ Việt Nam.Ngoài ra KFC
cũng đặc biệt quan tâm đến trẻ em,có thể nói họ tác động vào nhận thức của các
em ngay từ khi các em còn nhỏ.
+ Thu nhập: Việt Nam là nước có thu nhập đầu người thấp vì vậy đây cũng
là một khó khăn của KFC khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam.Những người có
thu nhập khá, ổn định chính là đoạn thị trường mà KFC chú trọng.Với những
người có thu nhập khá thì việc sử dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những
người có thu nhập thấp cũng có thể trở thành khách hàng của KFC nhưng mức độ
sử dụng sản phẩm có thể không thường xuyên.
+ Nghề nghiệp: Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minh thì KFC có thể tiếp xúc một thị trường lớn là:Học sinh, sinh viên, bạn trẻ làm
việc ở khu vực trung tâm Thành phố.Vì số lượng các trường đại học,cao đẳng,dạy
nghề…ở đây là rất nhiều.Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của KFC.
Phân đoạn thị trường theo tâm lý:
Việt Nam là một nước phát triển nhanh trong thời gian qua.Việc phát triển
theo nền kinh tế thị trường đã kéo theo những phong cách sống mới,những xu
hướng mới đặc biệt những xu hướng,phong cách sống này được các bạn trẻ tiếp
thu rất nhanh.Điều đó giúp cho KFC có cơ sở tin vào sự thành công của mình khi
đặt chân vào thị trường Việt Nam.
Phân đoạn thị trường theo hành vi:
Tiến hành một cuộc điều tra bỏ túi về nguyên nhân phát triển quá nhanh của
Lotteria và KFC, câu trả lời từ hầu hết các thực khách trong độ tuổi từ 16 - 30 là:
tiện lợi, ngon, giá cả phải chăng, trong đó khâu phục vụ được coi là chuẩn
nhất.Chính vì vậy mà KFC đã thể hiện một phong cách chuyên nghiệp không chỉ
trong đội ngũ nhân viên,hệ thống các của hàng tương đối dày đặc mà còn là điều
hành một loạt các của hàng với sự tiện lợi nhất cho khách hàng sử dụng sản phẩm
KFC.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thời gian vừa qua sự bùng nổ về nhu cầu đã tạo nên một làn sóng phát triển
mạnh mẽ ở các lĩnh vực dịch vụ. Đặc biệt là ở mảng thức ăn nhanh, người tiêu
dùng ngày càng tìm đến những nhãn hiệu toàn cầu quen thuộc hơn là đến những
quán ăn thông thường khác.
Hiện nay, KFC ngày càng phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Điển
hình tại Malaysia, cửa hàng KFC đầu tiên đã được mở tại Jalan Tuanku Abdul
Rahman. Nếu như năm 1998 mới chỉ có 225 cửa hàng KFC thì ngày nay món gà
mang hương vị tuyệt vời này đồng nghĩa với tên KFC và được người dân Malaixia
đặc biệt yêu thích.
Còn tại Việt Nam, KFC đã dành ra bảy năm để xây dựng thị trường (chịu lỗ tới bảy
năm) và bắt đầu có lãi từ năm 2006, bây giờ bắt đầu là thời điểm gặt hái kết quả.
Thị trường Việt Nam-một thị trường mới cho đến tháng 2 năm 2008 có tới 44 nhà
hàng. Đến cuối năm 2009 KFC có hơn 70 cửa hàng.KFC có mặt tại TP Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Vũng Tàu, Biên Hoà, So với hơn 34.000 nhà
hàng nằm trong chuỗi KFC trên toàn thế giới. Trong giai đoạn đầu, KFC chấp nhận
đầu tư để phát triển thương hiệu, xây dựng hệ thống nhà hàng, thực hiện các
chương trình tiếp thị để gây dựng khách hàng cho mình trong tương lai. Năm
ngoái, hoạt động kinh doanh của chuỗi cửa hàng KFC khá thành công với doanh số
bán hàng tăng khoảng 80%. Theo đánh giá của tập đoàn Yum Restaurant
International, Việt Nam là thị trường mới và đang có nhiều cơ hội để phát triển
mạnh. Hiện nay, KFC đã trở thành thương hiệu thức ăn nhanh được biết đến nhiều
ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Số lượng khách
hàng làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này càng nhiều.
KFC với mục tiêu thị trường nhằm vào giới trẻ thì thị trường Việt Nam được
đánh giá là một thị trường triển vọng. Một nửa dân số Việt Nam có độ tuổi dưới
30, nghĩa là giới trẻ sẽ dễ chấp nhận sản phẩm thức ăn nhanh của KFC hơn người
lớn tuổi. Tuy nhiên, trong giới trẻ, KFC Việt Nam đặc biệt hướng sự quan tâm vào
trẻ em thông qua chương trình tiếp thị dành riêng cho nhóm khách hàng nhiều triển
vọng này. Mục tiêu của KFC là muốn thương hiệu của KFC trở thành bạn đồng
hành của khách hàng tiềm năng ngay từ khi còn nhỏ. Với mục tiêu xây dựng lòng
tin nơi khách hàng thông qua chất lượng, uy tín và an toàn vệ sinh thực phẩm, KFC
Việt Nam chỉ chọn những nhà cung cấp nguyên liệu uy tín và đảm bảo chất lượng.
Tất cả nguyên liệu sử dụng đều phải có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức
năng. Việc lựa chọn thị trường mục tiêu của KFC là hoàn toàn chính xác. Trong
khi fast food ở nước ngoài được coi là sản phẩm của ngành công nghiệp, nhiều
công ty không cần đến mặt bằng quá lớn để kinh doanh, khách hàng chủ yếu mua
về. Song ở Việt Nam, người dân chưa quen với cách kinh doanh này, do đó fast
food Việt Nam vẫn mang tính chất nhà hàng nhưng được phục vụ nhanh.Do vậy
tính chất phổ biến của KFC còn có những hạn chế (do thu nhập người Việt Nam
còn thấp,sự cạnh tranh từ các sản phẩm truyền thống,thói quen tiêu dùng…),việc
xây dựng một hệ thống cửa hàng với sự định vị khác biệt với các cửa hàng truyền
thống (trong đó lấy mầu đỏ làm chủ đạo) thì KFC đã tạo ra một trào lưu mới trong
cách tiêu dùng của người dân Việt Nam.Trong khi thói quen tiết kiệm vẫn là quan
điểm của những người có độ tuổi trên 30 thì với giới trẻ (độ tuổi<30) thì KFC đã
nhận được những phản hồi tích cực.Sự tiếp nhận tương đối dễ dàng dần dần đã trở
thành trào lưu mới,xu hướng mới,một xu hướng tây hóa phù hợp với sự năng động
của giới trẻ.KFC cũng tạo ra một không gian mới mẻ nơi mà có thể trò chuyện,bàn
bạc công việc…Chính vì vậy mà sản phẩm KFC ngày càng được nhiều người biết
đến,đây là điều kiện để KFC phát triển hệ thống cửa hàng của mình thêm nữa cụ
thể là: dự kiến trong năm 2010 sẽ nâng số nhà hàng KFC lên 100. Còn vào năm
2014, số nhà hàng của KFC có thể lên tới 160 – 170 nhà hàng. Với việc phát triển
tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...
3. Cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của khách hàng mục
tiêu.
Khách hàng mục tiêu mà KFC hướng tới là những người trẻ tuổi, vì vậy hình
thức tiếp cận các phương tiện truyền thông của họ rất phong phú, trong đó chủ yếu
là qua internet, truyền hình, báo chí, các họat động PR.
E. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.
1. Đối thủ cạnh tranh cấp 1 :GÀ RÁN BBQ.
• Sản phẩm chính của BBQ Chicken là các món ăn được chế biến từ gà như :
gà chiên, gà rán, gà nướng, cơm gà…
• BBQ Chicken là một trong 8 thương hiệu nổi tiếng của Genesis Global
Franchise Group (Hàn Quốc). BBQ Chicken đã có mặt tại 37 quốc gia với
3500 cửa hàng trên khắp thế giới.
• Quy mô : BBQ Chicken đã có 25 cửa hàng tại Hà Nội và 10 cửa hàng tại
thành phố Hồ Chí Minh.
• Điểm mạnh của BBQ Chicken.
- Chất lượng sản phẩm : được chế biến từ 100 % gà tươi với hơn 30 gia vị
khác nhau, thực đơn đa dạng hấp dẫn với nhiều sự lựa chọn.Ngoài ra còn
phục vụ các đồ uống tươi đa dạng.
- Tiềm lực tài chính mạnh.
- Tốc độ phát triển nhanh.
• Điểm yếu của BBQ Chicken.
-Giá cao
-Qui mô: chỉ tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
• Các hoạt động Marketing của BBQ Chicken.
* Định vị sản phẩm : VH Hàn Quốc và chất lượng sản phẩm
- Đến với BBQ Việt Nam, cảm nhận đầu tiên của thực khách là
phong cách trẻ trung, hiện đại và nét văn hóa đặc sắc của xứ sở Kim Chi.
- Không chỉ mang tới hương vị phù hợp với người Châu Á, BBQ
tự hào luôn đặt sức khỏe người tiêu dung lên hàng đầu với sản phẩm
được chế biến từ 100 % gà tươi.
* Chính sách giá : Phù hợp với người có thù nhập khá trở lên.
* Các hoạt động phân phối :
-Ngoài hệ thống của hàng trải rộng trên 2 thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, thì tất cả các của hàng đều có dịch vụ giao hàng tận
nơi miễn phí.
-Lực lượng bán hàng : Lực lượng bán hàng có tính chuyên nghiệp
cao với đồng phục và thái độ phục vụ khách hàng tân tình chu đáo, lịch
thiệp.Lực lượng bán hàng đều là những ngưởi trẻ tuổi, năng động và nhiệt
tình với công việc.
* Quảng cáo và truyền thông.
Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài.
Phiếu ăn giảm giá được in trên các tờ báo.
BBQ còn có các hình thức tổ chức sinh nhật, họp lớp tại các nhà hàng nếu có
nhu cầu của khách hàng.
2. Đối thủ cạnh tranh cấp 2 :Phở 24 h
Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập
đoàn thực phẩm lớn nhất cả nước. Ngoài Phở 24 ra, Nam An Group còn sở hữu và
điều hành nhiều thương hiệu khác, như là An Viên, Maxim’s Nam An, Thanh
Niên, Tân Nam, An, Viva Saigon, Goody, Goddy-Plus, Bamizon, Ibox Café, ...
• Sản phẩm cạnh tranh : món phở truyền thống của người Việt Nam với 24
loại gia vị, nguyên liệu đặc trưng.
• Quy mô : ở Việt Nam thì Phở 24 đã có khoảng gần 100 cửa hàng, và 15 cửa
hàng ở nước ngoài . Mạng lưới tập trung trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trải
rộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
• Điểm mạnh :
- sản phẩm : phở là món ăn nổi tiếng và đã quá quen thuộc của ngưởi
dân việt nam vì thế nó được người việt Nam chấp nhận dễ dàng.
- Phân phối : hệ thống của hàng trải rộng trên khắp đất nước và cũng tập
trung ở các thành phố lớn.
Điểm yếu :