TÌNH HÌNH LẠM PHÁT QUA CÁC NĂM 20102015
Tình hình lạm phát năm 2010
Biểu đồ CPI năm 2010
Chỉ số giá năm 2010 so với năm 2009 tăng 9,19%.
Tổng cục thống kê công bố CPI tháng 12 năm 2010 tăng 1,98% so với tháng trước, đẩy lạm phát năm 2010
của cả nước lên 11,75% so với tháng 12/2009.
Chỉ số giá tháng 12 của nhóm hàng tăng cao nhất là lương thực (tăng 4,67% so với tháng trước), tiếp đến là
thực phẩm (tăng 3,28%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (tăng 2,53% so với tháng trước). Duy nhất ngành
bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,02% so với tháng trước.
Ngành may mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 1,81%), thiết bị và đồ dùng gia đình (tăng 0,86%), thuốc và dịch vụ
y tế (0,41%), giao thông (tăng 0,45%), nếu tháng trước ngành giáo dục tăng mạnh thì tháng này tăng 0,07%
so với tháng 11.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ tăng lần lượt 5,43% và 2,86% so với tháng trước. Nếu so sánh với tháng
12/2009, chỉ số giá vàng tăng 30%, đô la Mỹ tăng 9,68%.
Tình hình lạm phát năm 2011
Biểu đồ CPI năm 2011
•
CPI trong tháng cuối năm tăng 0,53%. Con số này đưa chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng cao hơn
18,13% so với cùng kỳ 2010. Tuy nhiên, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% so
với 2010.
•
•
Lương thực là phân nhóm có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong tháng 12 khi tăng 1,4%.
Tăng giá mạnh nhất trong tháng là các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép (0,86%) chủ yếu do nhu
cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông. Các mặt hàng khác như nhà ở - vật liệu xây dựng (tăng
0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) và hàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối
mạnh theo quy luật tiêu dùng cuối năm.
•
Nhóm hàng còn lại, mức tăng giá trong tháng đều dưới 0,5% do chưa chịu tác động của đợt tăng giá
điện mới đây. Riêng nhóm bưu chính - viễn thông giảm giá gần 0,1%.
Tình hình lạm phát năm 2012
Biểu đồ CPI năm 2012
Chỉ số giá tiêu dùng theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với
tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Kết quả này đồng nghĩa với chỉ số
lạm phát cả năm 2012 đã được kiềm chế ở mức 6,81%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu phấn đấu kiềm chế ở mức 8% cho cả năm.
Các nhóm hàng hoá và dịch vụ có chỉ số giá tháng 12/2012 so với tháng trước tăng cao hơn mức chung là: may mặc, mũ nón, giày
dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,59%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 0,34%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,32%;
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,28%.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 (tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011) xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với
mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011
Chỉ số giá tiêu dùng tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (tăng 0,1% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2), nhưng tăng cao
nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%
Tình hình lạm phát năm 2013
Biểu đồ CPI năm 2013
•
•
CPI cả nước năm 2013 chỉ tăng 6,04%.
TCTK phân tích CPI năm nay tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV,
CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%
•
Điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng tới 18,97% so với tháng 12 năm trước,
đóng góp vào chỉ số chung cả nước gần 1,1%. Các địa phương cũng tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí làm làm
CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả nước tăng khoảng gần 0,7%. Giá xăng dầu dù được
điều chỉnh tăng và giảm nhưng tựu chung lại vẫn tăng và cả năm thực tế đã tăng giá 2,18%, góp tăng CPI chung cả
nước 0,08%. Giá điện năm qua thực tế đã được điều chỉnh tăng 10%, đẩy CPI chung tăng khoảng 0,25%. Bên cạnh
đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%...
Tình hình lạm phát năm 2014
Biểu đồ CPI năm 2014
So với mặt bằng giá năm 2013 thì lạm phát năm 2014 tăng 4,09%.
Riêng đợt giảm giá rất sâu 2.050 đồng lít trong ngày 22-12 vừa qua chưa phản ánh vào CPI tháng này.
Chỉ số giá vàng vẫn tiếp tục giảm ở mức 0,05% trong khi chỉ số giá đô la Mỹ tiếp tục tăng 0,35% so với tháng
trước.
Nhóm hàng giảm giá mạnh nhất trong tháng 12 là giao thông với mức giảm kỷ lục 3,09%. Trong thời điểm lấy số
liệu tính CPI (ngày 15 hàng tháng), giá xăng dầu có 2 đợt điều chỉnh giảm trong các ngày 22-11 và 6-12 với mức
giảm tổng cộng 1.460 đồng/lít xăng.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,4% cũng góp phần kéo giảm CPI tháng 12. Các nhóm hàng còn lại trong
rổ tính CPI đều tăng nhẹ trong tháng cuối năm.
Tình hình lạm phát năm 2015
Biểu đồ CPI năm 2015
Mức lạm phát ở Việt Nam trong năm 2015 đã xuống thấp ở mức kỷ lục, tức là 0,63%.
Giá lương thực của Việt Nam luôn ở mức thấp hơn các nước khác. Tính đến tháng 11/2015, Việt Nam mới xuất khẩu
được 6,08 triệu tấn gạo; tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 7,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, kéo theo chỉ số giá nhóm hàng Nhà ở và vật liệu xây dựng; nhóm
Giao thông năm 2015 lần lượt giảm 1,62% và 11,92% so với năm trước; trong đó riêng giá xăng dầu giảm 24,77% so
với năm trước đã góp phần làm giảm CPI chung 0,9%.
Năm 2015 giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với mức độ thấp chỉ tác động đến CPI khoảng 0,07%; giá dịch vụ giáo dục
tác động đến CPI khoảng 0,12% và giá điện điều chỉnh tăng 7,5% cũng tác động đến CPI khoảng 0,19%.
Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2010 - 2015
Tình hình lạm phát quý I năm 2016
Lạm phát có xu hướng tăng trở lại trong ba tháng đầu năm. Lạm phát toàn phần đã vượt mức 1% trong tháng
2 và đạt 1,69% cuối quý. Mức tăng này phần lớn đến từ đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế và giáo dục đầu tháng
3.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, điều chỉnh giá thuốc và dịch vụ y tế khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
tăng 1,27 điểm phần trăm trong tháng 3. Nhóm dịch vụ giáo dục đóng góp 0,66 điểm phần trăm do học phí
tăng
Các mặt hàng còn lại đều trong chu kỳ giảm giá sau Tết, lạm phát cơ bản tiếp tục xu thế giảm từ tháng
11.2015 và đứng ở mức 1,64% cuối quý I/2016.
Giải pháp cho tình hình lạm phát giai đoạn 2010 - 2015
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của
các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh
để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá.
Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe